Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đóng góp của nhân dân hà tĩnh trong việc xây dựng và bảo vệ đường trường sơn thời kỳ kháng chiến chống mỹ (1959 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ XUÂN

ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN HÀ TĨNH TRONG VIỆC
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1959 - 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ XUÂN

ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN HÀ TĨNH TRONG VIỆC
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1959 - 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN VŨ TÀI

NGHỆ AN - 2016




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều các cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Vũ
Tài - người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý và động viên tơi trong suốt q trình
nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các
thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Vinh,
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Ban liên lạc hội truyền thống Trường Sơn tỉnh
Hà Tĩnh, thư viện tỉnh Hà Tĩnh, Khu di tích ngã ba Đồng Lộc, Chi cục văn thư
lưu trữ Hà Tĩnh,… đã cung cấp các nguồn tư liệu quý báu và tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Sở Nội vụ Hà Tĩnh, sở Giáo dục và Đào tạo Hà
Tĩnh đã cho tôi cơ hội được đào tạo sau đại học.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và
trường THPT Cẩm Bình - Hà Tĩnh đã ln tạo điều kiện, động viên, giúp tơi
hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Q trình thực hiện luận văn tuy đã cố gắng hết sức, song không thể tránh
khỏi những thiếu sót do chưa có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ. Rất mong
được sự góp ý chân thành từ các thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Đặng Thị Xuân


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 0
MỞ ÐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .......................................... 6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 7
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 8
6. Bố cục Luận văn ..................................................................................................... 8
NỘI DUNG ........................................................................................................... 9
Chương 1. HÀ TĨNH TRONG THỜI KỲ ĐẦU MỞ ĐƯỜNG
TRƯỜNG SƠN (1959 - 1964) ............................................................................. 9
1.1. Bối cảnh ra đời và chủ trương xây dựng đường Trường Sơn .......................... 9
1.1.1 Bối cảnh ra đời ....................................................................................... 9
1.1.2. Chủ trương thành lập .......................................................................... 11
1.2. Nhân dân Hà Tĩnh góp phần mở đường Trường Sơn ..................................... 14
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 30
Chương 2 NHÂN DÂN HÀ TĨNH CHIẾN ĐẤU, XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (1965 - 1972) ......................................... 32
2.1. Mở đường Trường Sơn thông tuyến ở Hà Tĩnh .............................................. 32
2.2. Xây dựng và bảo vệ Sở chỉ huy tiền phương .................................................. 46
2.3. Bảo vệ đường Trường Sơn qua trọng điểm Ngã ba Đồng Lộc ...................... 51
2.4. Tham gia chiến đấu, phục vụ các chiến trường. .............................................. 65
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 78
Chương 3. NHÂN DÂN HÀ TĨNH KHẮC PHỤC, SỬA CHỮA
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN, DỒN SỨC CHI VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1973 - 1975) ............................................. 80
3.1. Hà Tĩnh góp phần khắc phục, sửa chữa và xây dựng đường Trường Sơn ........... 80
3.2. Nhân dân Hà Tĩnh dốc lực chi viện cho tuyến vận tải Trường Sơn góp
phần giành thắng lợi trong các chiến dịch giải phóng Miền Nam ........................ 87

Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 101
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 106
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 110


1
MỞ ÐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, tuyến chiến lược
Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã trở
thành con đường của ý chí quyết thắng, của lịng dũng cảm, của khí phách anh
hùng ghi những chiến công vẻ vang nối tiếp truyền thống Chi Lăng, Bạch Đằng,
Đống Đa, Điện Biên Phủ… vào lịch sử. “Năm tháng sẽ qua đi, nhưng đường
Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như
một con đường huyền thoại, một kì tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước vĩ đại trong thế kỉ XX. Những cống hiến lớn lao hy sinh cao cả của bộ đội
Trường Sơn đã thể hiện sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc. Tổ quốc Việt Nam đời đời ghi
công những người lính Trường Sơn”[31; 5]. Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh
là biểu tượng cho sức mạnh và trí tuệ của nhân nhân Việt Nam, nơi hội tụ những
tinh hoa nhất về bài học chiến tranh nhân dân, về tình đồn kết quốc tế cao cả, về
tình yêu đất nước và sự hy sinh của con người. Đó là những giá trị vô giá của
lịch sử và truyền thống. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới và phát triển thực
lực của đất nước, khép lại quá khứ hướng tới tương lai, hơn lúc nào hết, những
giá trị bản sắc văn hố cần được giữ gìn và phát huy trong đó có giá trị di sản
Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.
1.2. Nằm trên dải đất hẹp của Miền Trung, Hà Tĩnh có vị trí chiến lược
quan trọng. Dù ở thời kỳ nào trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc, mảnh đất này cũng là nơi ghi đậm dấu ấn lịch sử.Thời kỳ kháng

chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã vượt
qua mọi khó khăn gian khổ, hy sinh lập nên những chiến công oanh liệt trên mặt
trận chiến đấu, bảo đảm giao thông vận tải, chi viện tiền tuyến. Tuyến vận tải
chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là một minh chứng cho thời kỳ


2
lịch sử sôi động, hào hùng của quê hương. Nhân dân Hà Tĩnh đã nối liền mạch
máu giao thông từ Bắc vào Nam, sang chiến trường Lào, góp phần tích cực vào
sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
1.3. Trong lễ kỉ niệm 55 ngày mở đường Hồ Chí Minh và ngày truyền
thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/2014), tỉnh Hà Tĩnh đã được trao quyết định xếp
hạng di tích quốc gia đặc biệt cho đường Trường Sơn. Di tích Ngã ba Đồng Lộc
và Di tích chỉ huy Sở Tiền phương chiến dịch 559 tại xã Hương Đô (Hương
Khê) nằm trong hệ thống di tích quốc gia đặc biệt này. Di tích lịch sử đường
Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh được xếp hạng quốc gia đặc biệt trở thành
niềm tự hào của người dân Hà Tĩnh nói riêng và nhân dân cả nước nói chung,
góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ mai sau.
Trong chương trình học lịch sử, mặc dù đường Trường Sơn có sức nóng, độ lan
toả như thế nhưng hầu như chưa được đặt một vị trí xứng đáng. Học sinh chỉ
được biết hình ảnh con đường này qua một nội dung nhỏ làm nghĩa vụ hậu
phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trên dải đất hình chữ S này, kẻ thù
đã biết bao lần muốn âm mưu chia cắt, chính con đường này đã gắn chặt hai
miền Nam - Bắc ruột thịt và mối tình hữu ái với nước bạn Lào, Campuchia trên
bán đảo Đông Dương. Hôm nay đây, tuyến đường Trường Sơn rộng mở, thênh
thang bắt kịp xu thế phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập, trở
thành mạch máu giao thông quan trọng. Vì vậy, hơn ai hết mỗi người Việt Nam
cần phải được biết nhiều hơn, được trải nghiệm nhiều hơn trên chính con đường
một thời máu lửa:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
1.4. Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Hà Tĩnh nhiều nắng gió, có truyền
thống đấu tranh bất khuất, nơi túi lửa của chiến tranh, nơi đường Trường Sơn đi
qua, nối hai đầu đất nước, bản thân tác giả là con gái của một người lính Trường
Sơn ln cảm thấy xúc động, tự hào sâu sắc. Lựa chọn đề tài viết về những chiến


3
công thầm lặng của những con người Hà Tĩnh bé nhỏ mà kiên cường trên con
đường Trường Sơn, tác giả mong muốn được nói lên tiếng nói của những người
trẻ - một thế hệ của thời bình, khi đất nước đã lặng im tiếng súng, khơng qua
khói lửa của chiến tranh, để được tri ân những đóng góp lớn lao của nhân dân Hà
Tĩnh đã góp phần làm nên con đường đầy kì tích này trong thế kỉ XX.
Từ những lý do trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Đóng góp của
nhân dân Hà Tĩnh trong việc xây dựng và bảo vệ đường Trường Sơn thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ (1959-1975)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học thạc
sỹ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về đề tài đường Trường Sơn khơng cịn là mảng đề tài mới
nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Trải qua nhiều chặng đường của lịch sử, sức nóng
của đề tài cách mạng này vẫn ln lan toả, có sức thu hút mạnh mẽ, sâu rộng.
Từ trước đến nay, nghiên cứu về giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954-1975), đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu như: Lịch sử
kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Viện lịch sử quân sự Việt Nam,
Nxb Sự thật, 1990 - 1991); Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng
lợi và bài học kinh nghiệm; Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tập II (19541975); Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và hai mươi mốt năm xây
dựng đất nước sau chiến tranh (Viện sử học, 1995); Lịch sử Đảng bộ Quân khu
4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), (Đảng ủy Quân khu 4,
Nxb Qn đội nhân dân, 2009)… Các cơng trình nghiên cứu này đã cho chúng ta
cái nhìn tổng quát về những sự kiện, những biến cố đã xảy ra trong giai đoạn hết

sức khó khăn của cách mạng Việt Nam, giai đoạn mà đất nước ta phải đối đầu
với kẻ thù xâm lược lớn mạnh nhất: Đế quốc Mỹ, trong đó có đề cập đến việc
thành lập và hoạt động của đường Trường Sơn.
Đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu cụ thể về đường Trường Sơn. Chính
vai trị hết sức quan trọng của tuyến đường này trong kháng chiến chống Mỹ nên
ngày càng có nhiều tác phẩm, những bài viết, những hội thảo đưa Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh trở thành một huyền thoại.


4
Trước hết là những nhà lãnh đạo Đảng, các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước, các văn nghệ sĩ đầu tư khai thác. Tác phẩm Xẻ dọc Trường Sơn được NXB
giao thông vận tải Hà Nội xuất bản năm 1985 hay Những năm tháng sôi động
trên đường Trường Sơn NXB Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1995 của thiếu
tướng Võ Bẩm. Tác giả đã đưa chúng ta trở lại những năm tháng đầu tiên khai
tuyến vận tải quân sự chiến lược ở Trường Sơn và khơng khí sơi nổi trong việc
chuẩn bị chiến trường, đón thời cơ lớn, tiến lên phục vụ các chiến dịch tiến cơng
giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - người trực tiếp chỉ đạo, gắn bó với tuyến
đường Trường Sơn đã công bố tập hồi ức: Đường xuyên Trường Sơn xuất bản
năm 1999. Với tập hồi ức này, tác giả đã thể hiện chặng đường hơn 10 năm hoạt
động trong đạn bom khốc liệt, nhưng rất đỗi hào hùng của tuyến chi viện chiến
lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, cũng là quãng thời gian tác giả phụ
trách tuyến chi viện này. Tập hồi ức được thể hiện qua sự chắt lọc những mảng
lớn kí ức, nhật kí cơng tác của bản thân và đóng góp của một số đồng đội đã
từng chiến đấu, công tác ở Trường Sơn.
Đại tá Phan Hữu Đại là một cán bộ chiến đấu suốt 10 năm trên Đường
Trường Sơn, đã giữ nhiều cương vị chủ chốt ở cấp Trung đoàn, binh trạm, sư
đoàn, trực tiếp chỉ huy xây dựng lực lượng và chiến đấu hiệp đồng binh chủng
trên nhiều địa bàn ác liệt. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về đề tài
Trường Sơn như: Trường Sơn ngày ấy, NXB Quân đội nhân dân, Hà nội 1994;

Lịch sử đoàn 559 - bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (đồng chủ biên),
NXB Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội, 1999; Đường Hồ Chí Minh trong
chiến tranh (cộng tác với Hồng Kim Đáng), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005; Vị tư lệnh chiến trường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2009; Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - người
anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2010… Những tác phẩm của ông là cái nhìn chân thực và một tình cảm mãnh
liệt sâu sắc với những năm tháng hào hùng trên con đường gian khổ Trường Sơn.


5
Bên cạnh đó những vấn đề ơng đề cập trong những cuốn sách này khơng những
góp phần làm phong phú kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam mà còn đem lại
những kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng quân đội, bảo vệ tổ quốc.
Tác phẩm Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại của Đồn Thị Lợi
năm 2004 do NXB Quân đội nhân dân ấn hành đã làm nổi bật hình ảnh con
đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết
chiến, quyết thắng, lòng quả cảm, ý chí tự lực, tự cường và tài thao lược về quân
sự của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
Năm 2008, tác giả Đặng Phong đã cho ra đời tác phẩm Năm đường mịn
Hồ Chí Minh. Tác phẩm là một cơng trình q giá vì đây là lần đầu tiên tư liệu
trong và ngoài nước được tập hợp trong một cuốn sách để miêu tả và giải thích
tầm quan trọng và quan hệ của 5 đường mịn Hồ Chí Minh: Trên bộ, trong lịng
đất, trên biển, vận chuyển quá cảnh và con đường chuyển ngân trong việc chi
viện cho cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam cũng như trong việc giữ liên lạc
giữa Miền Bắc và Miền Nam.
Tháng 4 năm 1995, 20 năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc,
NXB Raudom House đã cho ra mắt bạn đọc Mỹ cuốn sách “Nhìn lại quá khứ:
tấn thảm kịch và những bài học Việt Nam” của cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ

Robert S McNamara đã từng tham gia trong chính phủ của tổng thống Kenơdi và
tổng thống Giơnxơn.
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được công bố đề cập tới
lịch sử địa phương Hà Tĩnh nói chung. Đáng chú ý là những cơng trình nghiên
cứu như: Hà Tĩnh lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), (Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, 1994), đã trình bày khá chi tiết cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của nhân dân Hà Tĩnh. Lịch sử Đảng bộ quân sự Tỉnh Hà
Tĩnh (1945-2005) (Đảng ủy quân sự Tỉnh Hà Tĩnh biên soạn, Nxb Quân đội
nhân dân, 2011) đã trình bày về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh nói chung…


6
Nhìn chung, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đường Trường Sơn
huyền thoại đã được công bố dưới các góc độ khác nhau, nhưng chưa có cơng
trình chun sâu nào đề cập tới vai trò của nhân dân Hà Tĩnh đối với sự phát
triển của con đường này. Trên cơ sở kế thừa các cơng trình đã cơng bố cả về tư
liệu lẫn cách tiếp cận, chúng tôi muốn làm rõ “Đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh
trong việc xây dựng và bảo vệ đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
1959-1975”, qua đó vinh danh vai trị to lớn của nhân dân Hà Tĩnh đã góp phần
chia lửa trên con đường kỳ tích này để đi đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong việc xây dựng và bảo vệ tuyến
đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung phản ánh trong phạm vi thời gian của
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt là từ khi Tuyến đường Trường Sơn được
xây dựng và phát triển từ 1959 - 1975.
Phạm vi khơng gian: Đề tài tập trung phản ánh những đóng góp của nhân

dân Hà Tĩnh trên tuyến đường Trường Sơn: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn.
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung làm rõ những đóng góp của nhân dân Hà
Tĩnh trong việc mở đường, chiến đấu bảo vệ và xây dựng đường Trường Sơn.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nhân dân Hà Tĩnh đã góp sức mình trong công cuộc mở đường Trường
Sơn chi viện cho Miền Nam
- Nhân dân Hà Tĩnh đã chiến đấu quyết liệt, xây dựng, bảo vệ đường
Trường Sơn trên địa bàn Hà Tĩnh, cả nước, Tây Trường Sơn.
- Nhân dân Hà Tĩnh dốc lực chi viện cho Miền Nam, chiến trường Lào.


7
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hồn thành đề tài “Đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong việc xây
dựng và bảo vệ đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1959-1975)”,
tôi tập trung đi sâu khai thác nguồn tài liệu sau đây:
Tài liệu lưu trữ bao gồm các công văn, chỉ thị, các báo cáo của Đảng bộ,
chính quyền, lưu trữ ở văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh, Ban nghiên cứu lịch sử, Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh,
Thư viện tỉnh Hà Tĩnh..
Tài liệu tham khảo bao gồm các cơng trình chuyên khảo về cuộc kháng chiến
của nhân dân Việt Nam, về hậu phương trong chiến tranh cách mạng, các lực lượng
tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Các công trình về Di tích lịch sử địa phương,
lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, cũng như lịch sử của địa phương trong tỉnh. Các cơng
trình nghiên cứu, báo cáo của các học giả trong và ngồi nước. Các bài nói, bài viết,
đánh giá của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, nguyên lãnh đạo nhà nước. Các tạp chí
nghiên cứu: tạp chí lịch sử quân đội, tạp chí lịch sử, Tạp chí nghiên cứu Trung
ương… Các tư liệu từ một số trang Web có độ tin cậy cao.

Tài liệu điền giã: chúng tơi gặp gỡ một số đồng chí đã từng tham gia trực
tiếp trên chiến trường Trường Sơn để hỏi chuyện, phỏng vấn nhằm nâng cao tính
chân thực và sinh động của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Sưu tầm tài liệu
Để có nguồn tư liệu phục vụ cho luận văn chúng tơi tiến hành sưu tầm, tích
luỹ, sao chép, nghiên cứu tư liệu ở thư viện quốc gia Hà Nội, thư viện đại học
Vinh, thư viện Hà Tĩnh, Hội truyền thống Trường Sơn Hà Tĩnh, Khu di tích Ngã
ba Đồng Lộc, tra cứu tài liệu số trên internet…
4.2.2. Xử lý tài liệu
Để tái tạo bức tranh lịch sử chân thực về những đóng góp to lớn của nhân
dân Hà Tĩnh trong việc mở đường, chiến đấu, bảo vệ đường Trường Sơn, chúng
tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu. Bên cạnh đó chúng tơi sử dụng


8
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, mô tả, đối chiếu
các tư liệu khác nhau. Mục đích là xử lý tư liệu, xác minh sự kiện một cách khoa
học, chính xác, đánh giá đúng những đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong cuộc
chiến đấu bảo vệ tuyến đường chi viện chiến lược Trường Sơn.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn bước đầu đã khơi phục bức tranh tồn cảnh về những đóng góp
cơ bản, quan trọng của nhân dân Hà Tĩnh trong việc bảo vệ, xây dựng tuyến
đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trên cơ sở phân
tích những hoạt động của nhân dân Hà Tĩnh trong q trình góp phần mở đường,
đến thời kỳ chiến đấu quyết liệt, đồng thời dốc lực chi viện cho chiến trường
Miền Nam, Lào, góp phần vào thắng lợi của các chiến dịch giải phóng Miền
Nam thống nhất đất nước từ đó đánh giá được đặc điểm về những đóng góp to
lớn của nhân dân Hà Tĩnh trong cuộc chiến bảo vệ tuyến đường huyết mạch
Trường Sơn.

Luận văn tập hợp nguồn tư liệu phong phú về những đóng góp của nhân dân
Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt trong việc xây dựng
và bảo vệ đường Trường Sơn, góp phần vào việc nghiên cứu và biện soạn lịch sử
Hà Tĩnh nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung thời chiến tranh cách mạng.
Luận văn phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo
dục thêm truyền thống yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lịng tự hào
của nhân dân Hà Tĩnh, ý chí tự cường cho thế hệ trẻ.
6. Bố cục Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hà Tĩnh trong thời kỳ đầu mở đường Trường Sơn (1959-1964)
Chương 2: Nhân dân Hà Tĩnh chiến đấu, xây dựng và bảo vệ đường
Trường Sơn (1965-1972)
Chương 3: Nhân dân Hà Tĩnh khắc phục, sửa chữa đường Trường Sơn,
dồn sức chi viện, đáp ứng yêu cầu giải phóng Miền Nam
(1973-1975)


9
NỘI DUNG
Chương 1
HÀ TĨNH TRONG THỜI KỲ ĐẦU
MỞ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (1959-1964)
1.1. Bối cảnh ra đời và chủ trương xây dựng đường Trường Sơn
1.1.1 Bối cảnh ra đời
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa
bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia được kí kết. Các nước tham gia hội nghị long
trọng tuyên bố tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
ba nước Đông Dương. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954) đã mở ra một thời kỳ mới của cách mạng

Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ không từ bỏ những tham vọng của mình ở Miền Nam
Việt Nam. Là một nước trực tiếp giúp Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược
Đông Dương (1945-1954) và là một thành viên của hội nghị Giơ-ne-vơ, nhưng
tổng thống Mỹ Ai-xen-hao tuyên bố “Mỹ không bị những hiệp định này ràng
buộc”. Từ đó, Mỹ ráo riết thực hiện việc hất cẳng Pháp, thống trị Miền Nam
nước ta bằng chủ nghĩa thực dân mới, chia cắt lâu dài nước Việt Nam, ngăn chặn
chủ nghĩa cộng sản, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á và trên thế
giới, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện âm mưu đó, trước khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ
đã đưa Ngơ Đình Diệm về Sài Gịn làm thủ tướng thay Bửu Lộc, đưa Cơlin sang
làm đại sứ ở Sài Gòn và xây dựng kế hoạch Miền Nam Việt Nam, được gọi là kế
hoạch Côlin. Đây là kế hoạch xâm lược đầu tiên của đế quốc Mỹ đối với Miền
Nam Việt Nam, được thực hiện qua chính quyền và qn đội tay sai, một hình
thức thực dân trá hình, giấu mặt vơ cùng nguy hiểm của đế quốc Mỹ. Với sự
giúp đỡ và chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Ngơ Đình Diệm ra sức phá hoại hiệp
định Giơ-ne-vơ, từ chối hiệp thương với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa


10
về việc tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời
hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ngày 23/10/1955, Mỹ và
chính quyền Sài Gòn tiến hành cuộc “trưng cầu dân ý’’ để phế truất Bảo Đại,
đưa Ngơ Đình Diệm lên làm tổng thống, đồng thời xây dựng Miền Nam thành
một “quốc gia mạnh’’ để chống phá cách mạng, chống phá cộng sản. Để tạo chỗ
dựa, Diệm đã cho thành lập các tổ chức: Đảng cần lao nhân vị, thanh niên cộng
hòa, phụ nữ liên đới từ trung ương đến địa phương nhằm tập hợp bọn phản động
trong giai cấp địa chủ, tư sản, Thiên chúa giáo và những phần tử có hận thù với
cách mạng, ngày 26/10/1956, cho công bố Hiến Pháp Việt Nam cộng hịa. Đó là
những việc làm hồn toàn bất hợp pháp, đi ngược lại với tinh thần Hiệp định
Giơ-ne-vơ. Ngồi ra, chúng cịn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét để

bình định, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới ở Miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài
đất nước ta, đặt nhân dân Việt Nam dưới sự thống trị của chúng. Chúng đã thử
nghiệm một loạt chiến lược chiến tranh, sử dụng mọi loại vũ khí và phương tiện
chiến tranh hiện đại nhất, trừ vũ khí hạt nhân, nhằm giành phần thắng, với mưu
đồ thiết lập một “vương quốc’’ thứ hai của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Chúng tiến
hành đánh phá, tàn sát các cơ sở cách mạng của ta “để triệt phá cách mạng, tàn
sát những người yêu nước, khủng bố những người kháng chiến cũ mà chúng gọi
là cộng sản hoặc phần tử thân cộng sản”[1; 36-37]. Tháng 3-1959, đế quốc Mỹ
và chính quyền Sài Gịn tun bố đặt Miền Nam trong tình trạng chiến tranh.
Tháng 5-1959, chúng đưa ra đạo luật 10/59, thiết lập ba tòa án quân sự đặc biệt,
biến Miền Nam thành nơi tràn ngập nhà tù, trại giam, trại tập trung, công khai
chém giết đồng bào ta, không chỉ nhằm tiêu diệt cộng sản, tiêu diệt lực lượng
cách mạng mà cịn gây khơng khí sợ sệt, nghi kị, chia rẽ trong dân chúng, làm tê
liệt ý chí chống lại chính quyền Sài Gịn. Những chính sách khủng bố tàn bạo
của Mỹ và chính quyền Sài Gịn đã “chứng tỏ sự thất bại của chiến lược
Aixenhao, thất bại của chính sách thực dân mới điển hình của Mỹ thực thi ở
Miền Nam, làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền Sài Gịn với nhân dân


11
Miền Nam ngày càng gay gắt”[10; 32]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân ta
đã đấu tranh bền bỉ, kiên cường với nhiều hình thức nhằm địi đế quốc Mỹ phải
thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện tuyển cử thống nhất đất nước. Nhân dân
Miền Nam khơng cịn con đường nào khác là đứng lên làm cách mạng để cứu
nước, cứu mình. Quân và dân Miền Nam kiên quyết “đánh đổ đế quốc Mỹ và
bọn tay sai, giải phóng Miền Nam khỏi ách thực dân và độc tài, giành độc lập, tự
do, dân chủ, hịa bình, trung lập và cải thiện đời sống. Chừng nào những nguyện
vọng thiêng liêng ấy chưa đạt được thì nhân dân Miền Nam chưa buông tay súng
và cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục”[11; 73].
Trong thời kỳ này, bối cảnh quốc tế cũng rất phức tạp, không thuận lợi cho

cách mạng Việt Nam. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều chưa ủng hộ Việt Nam
đấu tranh cách mạng, nhất là đấu tranh vũ trang ở Miền Nam để thống nhất đất
nước. “Chủ trương của Liên Xô là giữ nguyên trạng Việt Nam; tập trung xây
dựng Miền Bắc vững mạnh để động viên đấu tranh chính trị, giải quyết vấn đề
Miền Nam thông qua con đường thương lượng hịa bình” [10;35]. Vấn đề đặt ra
cho cách mạng Việt Nam lúc này là phải giải quyết được mối quan hệ dân tộc và
thời đại, giữa Việt Nam và thế giới, giữa lợi ích dân tộc Việt Nam và lợi ích phe
Xã hội chủ nghĩa, đưa cách mạng Việt Nam tiến lên, nhưng vẫn đáp ứng nguyện
vọng hòa bình của nhân dân thế giới. Do đó phải tìm được phương pháp đấu
tranh thích hợp để vừa đẩy mạnh phong trào cách mạng Miền Nam, hạn chế tổn
thất, vừa bảo vệ được Miền Bắc, bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hịa
bình thế giới.
1.1.2. Chủ trương thành lập
Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận rõ bản chất xâm
lược của đế quốc Mỹ và luôn theo dõi sát âm mưu, hành động của chúng. Giữa
tháng 7-1954, trong diễn văn bế mạc hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 6 (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Mỹ khơng những là kẻ thù
chính của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp


12
của nhân dân Việt - Miên - Lào. Người chủ trương: “tập trung lực lượng chống
đế quốc Mỹ”. Từ đây bắt đầu một thời kỳ mới của lịch sử dân tộc: thời kỳ chống
Mỹ, cứu nước. Tháng 3-1955, tại hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương
khóa II, Đảng đã xác định Miền Bắc có vai trị quyết định nhất đối với sự nghiệp
giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà. Tại hội nghị này, chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân
dân ta. Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt”[28; 67]. Tiếp đó
tháng 5-1955, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng khẳng
định Miền Bắc là chỗ đứng của ta, bất kể trong tình huống nào, Miền Bắc cũng

phải được củng cố. Vì vậy phải ra sức xây dựng Miền Bắc, đồng thời giữ vững
và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân Miền Nam. Tháng 1-1959, hội nghị
lần thứ 15 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã xác định cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn này có hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau: Miền Bắc tiến
hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, đồng thời phải làm nhiệm
vụ chi viện sức người, sức của cho cách mạng Miền Nam, Miền Nam tiếp tục
cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược nhằm giải phóng hồn tồn Miền
Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trong cả nước. Hội nghị cũng đã đề ra nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn này là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ
vững hịa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây
dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh,
tích cực góp phần bảo vệ hịa bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới. Để thực hiện
được nhiệm vụ nói trên, Đảng ta chỉ rõ: con đường phát triển cơ bản của cách
mạng Việt Nam ở Miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
bằng sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là
chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc
và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.
Có thể nói hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã
đánh dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa lớn lao trong sự phát triển của tình hình


13
cách mạng, “chuyển hướng chiến lược” từ đấu tranh chính trị đơn thuần sang
đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để
chống lại bạo lực phản cách mạng tàn bạo của kẻ địch. Nghị quyết đã đáp ứng
nguyện vọng thiết tha của đông đảo quần chúng nhân dân, phản ánh đúng nhu
cầu lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng Miền Nam thời
kỳ này, động viên tinh thần cách mạng của nhân dân ta, tăng cường hơn nữa sự
nhất trí trong Đảng về đường lối cách mạng Miền Nam, thổi bùng lên cơn bão

táp cách mạng, tạo nên sự chuyển biến, nhảy vọt của phong trào cách mạng
1959-1960. Thấu suốt tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác Lênin và vận dụng quy luật phát triển tất yếu của cách mạng, Đảng chỉ rõ: yêu
cầu bức thiết của cách mạng Miền Nam lúc này là cần có sự hỗ trợ, chi viện của
Miền Bắc về cả sức người và sức của. Sự chi viện kịp thời, có hiệu quả của hậu
phương lớn Miền Bắc là một nhiệm vụ cấp thiết, một điều kiện quan trọng cho
thắng lợi cuối cùng. Bởi lẽ, tính quyết định của nhân tố hậu phương để giành
thắng lợi trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ là ở chỗ “hậu phương được xây
dựng phát triển và huy động được tới mức cao nhất, nhiều nhất sức người, sức
của của toàn dân cho kháng chiến theo yêu cầu càng đánh càng mạnh để đi tới
thắng lợi hoàn toàn”[53; 296]. Một hậu phương vững mạnh “có tiềm lực kinh tế
và quốc phịng hùng hậu, có một nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lương thực,
súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến”[13; 28] đó sẽ là “chỗ dựa
của các lực lượng vũ trang vững mạnh”[12; 54] và là yếu tố cơ bản để giành
thắng lợi. Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước,
Miền Bắc phải đẩy mạnh chi viện cho Miền Nam. Hậu phương Miền Bắc và hậu
phương tại chỗ Miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ chỉ có thể phát huy đầy
đủ vai trị, tác dụng và sức mạnh khi nó được nối liền bằng hệ thống giao thông
thông suốt. V.I.Lênin đã khẳng định: Muốn tiến hành chiến tranh một cách thật
sự, phải có hậu phương được tổ chức vững chắc. Một quân đội giỏi nhất, những
người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu
diệt, nếu họ không được trang bị vũ trang, không được tiếp tế lương thực và


14
huấn luyện đầy đủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về quân sự, quân nhu và
lương thực rất quan trọng. Có binh hùng, tướng giỏi, nhưng thiếu quân nhu,
lương thực, không thể thắng trận được. Nếu việc cung cấp lương thực, quần áo,
thuốc men, súng ống, đạn dược cho quân đội ngoài mặt trận… vận tải lương thực
lại là việc rất nhiêu khê, nếu mặt trận ở xa, và đường lối giao thông không được
tiện lợi”[28; 261-262]. Để thực hiện nhiệm vụ chi viện cho cách mạng Miền

Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, “Miền Bắc phải có sự chuẩn bị về
lực lượng chi viện một cách lâu dài và toàn diện, đồng thời phải mở đường để
thực hiện vận chuyển đó, những đường này cũng phải có tính chất lâu dài để bảo
đảm cho sự chi viện được liên tục”[41;2].
Có thể nói, sự sáng tạo, tài tình của Đảng trong việc xác định đường lối
cách mạng của hai miền Nam - Bắc là tiến hành đồng thời hai chiến lược cách
mạng và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng đó nhằm giải quyết mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc. Việc xác định đúng vị trí, vai trị của
hậu phương và lãnh đạo xây dựng hậu phương vững chắc là một vấn đề quan
trọng hàng đầu của Đảng. Song để chuyển tiềm lực, sức mạnh của hậu phương ra
tiền tuyến thì vấn đề mấu chốt là phải có tuyến đường giao thơng vận tải thông
suốt từ hậu phương ra tiền tuyến. Xuất phát từ tình hình đó, việc xây dựng và
bảo vệ tuyến đường Trường Sơn nối liền giữa miền Bắc với chiến trường Miền
Nam là một tất yếu khách quan, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
1.2. Nhân dân Hà Tĩnh góp phần mở đường Trường Sơn
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập của dân tộc của
dân tộc ta, núi rừng Trường Sơn luôn giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan
trọng. Dựa vào thế núi rừng hiểm trở của Trường Sơn, dân tộc Việt nam cùng
một bộ phận nhân dân bộ tộc Lào và Campuchia đã xây dựng thành căn cứ
kháng chiến. Và cũng từ đó, nhiều lối mịn, con đường xuất hiện như những
mạch máu lưu thông, vận chuyển sức người, sức của vào các hướng chiến trường
của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân


15
Pháp (1945-1954), các con đường giao liên men theo dãy Trường Sơn đã được
hình thành, nối liền các khu căn cứ kháng chiến của ta trên cả ba miền Bắc Trung - Nam, nối liền các khu căn cứ kháng chiến ở vùng Trung - Hạ - Lào và
vùng Đông Bắc Campuchia, tạo thành thế trận liên hoàn của ba nước Đơng
Dương, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân

Việt Nam, Lào và Campuchia đến thắng lợi hoàn toàn.
Trước âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai muốn xóa bỏ hiệp định
Giơnevơ, hòng chia cắt lâu dài đất nước. Đảng chủ trương lấy sức mạnh quần
chúng kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang đánh đổ quyền thống trị của đế
quốc và phong kiến giành chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Việc xúc tiến
chuẩn bị, tập trung lực lượng và vật chất chi viện cho cách mạng Miền Nam
được Đảng quan tâm và chú trọng. Ngày 13/4/1959, Tổng quân ủy gửi cho quân
khu ủy 4 văn bản nêu rõ: “việc huy động lực lượng để vận chuyển tiếp tế cho
cách mạng Miền Nam là rất cần kíp. Vì vậy, việc làm đường khơng chỉ để tiếp tế
mà cịn sử dụng sau này nữa. Vậy quân khu cần nghiên cứu đặt vấn đề kế hoạch
làm con đường này ngay”[40; 1]. Trong thời gian này, ta đã có “đường dây
Thống nhất” của Trung ương đi qua Trị - Thiên vào đến khu 5, nhưng đường này
chỉ dựa vào cơ sở quần chúng, bí mật đi trong dân, chủ yếu chỉ đưa đón cán bộ,
chuyển cơng văn, tài liệu. Trước u cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày
5-5-1959, Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng
Nguyễn Văn Vịnh thừa lệnh Bộ chính trị trực tiếp giao cho Thượng tá Võ Bẩm,
ngun cục phó cục nơng trường, tổ chức “đồn cơng tác qn sự đặc biệt”, “làm
nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự vào Nam, tổ chức đưa đón bộ đội,
cán bộ, chuyển cơng văn, tài liệu từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc”[46; 9]. Để tạo
điều kiện cho tuyến đường Trường Sơn chi viện cho Miền Nam sớm đi vào hoạt
động, ngày 6/5/1959, Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì hội nghị liên tịch về
xây dựng đường giao thông trên địa bàn các tỉnh Quân khu IV. Đại diện cho một
số cơ quan như Bộ giao thơng vận tải, Bộ quốc phịng, Qn khu IV, Tỉnh ủy


16
Quảng Bình xác định quyết tâm thực hiện chỉ thị của Ban bí thư Trung ương
Đảng về cơng tác xây dựng Miền Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình thành khu vực hậu phương trực tiếp cho cách mạng Miền Nam và
Hạ Lào, khẩn trương tích cực mở đường giao thông trên địa các tỉnh Quân khu 4.

Thực hiện quyết định của hội nghị này, ngày 19/5/1959, thường trực tổng
quân ủy triệu tập Ban cán sự, chính thức giao nhiệm vụ cho “Đồn cơng tác đặc
biệt” mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam. Đồn có
nhiệm vụ mở đường, bảo đảm giao thơng liên lạc từ Miền Bắc vào Miền Nam,
“vận chuyển gấp một số hàng quân sự theo yêu cầu khẩn cấp của khu 5, gồm
7.000 súng bộ binh, tổ chức đảm bảo cho 500 cán bộ quân sự từ cấp trung tá trở
xuống, có trang bị vũ khí, là lực lượng “khung” bổ sung cho các chiến trường.
Phương châm hoạt động tuyệt đối bí mật và an tồn”, “bảo đảm u cầu tuyệt
đối giữ bí mật nên người truyền đạt và người nghe không được ghi văn bản”[4;
38]. Tuy nhiên trong những năm 1954-1964, do xu thế hịa hỗn đang tác động
bất lợi cho cách mạng Việt Nam, nên Đảng chưa thể công khai việc chi viện từ
Miền Bắc vào Miền Nam. Do vậy việc xây dựng tuyến đường Trường Sơn phải
tuyệt đối giữ bí mật. Đây là một thử thách địi hỏi “đoàn quân sự đặc biệt” phải
cố gắng vượt bậc. Bởi lẽ, đối với đoàn, tất cả đều là bước khởi đầu. Mọi công
việc từ tổ chức lực lượng, chuẩn bị vật chất, soi đường, mở tuyến giao liên vận
chuyển bí mật về Nam… đều cịn ở phía trước. Đặc biệt tồn bộ hoạt động của
đồn phải đảm bảo bí mật tuyệt đối cả khi chuẩn bị trên đất Bắc và khi thực hành
trên tuyến. Với ý đồ chiến lược: bí mật chủ động tiến cơng đánh thắng đối
phương ở Miền Nam không cho chúng kiếm cớ mở rộng chiến tranh ở Miền
Bắc. Chính vì vậy, bí mật trở thành vấn đề nguyên tắc, được thể hiện bằng khẩu
hiệu “đi khơng dấu, nấu khơng khói, nói khơng tiếng”. Để hồn thành nhiệm vụ,
đồn cơng tác tuyển chọn đội ngũ cán bộ hạt nhân, tập hợp từ những chiến sĩ,
cán bộ tập kết Miền Nam “biên chế bước đầu của đoàn 559 gồm 500 người,
được tổ chức thành một tiểu đoàn giao liên vận tải và các bộ phận xây dựng, bảo


17
quản kho, bao gói hàng, sửa chữa vũ khí, chế biến thực phẩm”[44; 16]. Sau đó
đồn đã xây dựng và phát triển thành đoàn 559. Đoàn 559 ra đời ngày 19 tháng 5
năm 1959, đúng ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên đồn vinh dự, tự hào

được mang tên Người, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Nhận rõ bước
phát triển mới của cách mạng Miền Nam, nơi đang ngày đêm trơng đợi người và
vũ khí từ Miền Bắc, Ban cán sự Đảng, các cán bộ, chiến sĩ đầu tiên của đoàn 559
gấp rút lao vào mặt trận mới, thầm lặng và vô cùng khẩn trương.
Đầu tháng 6-1959, Đồn tổ chức khảo sát, lấy Khe Hó (Quảng Bình) là
điểm khởi đầu cho tuyến đường lịch sử Trường Sơn. Khe Hó nằm giữa thung
lũng hẹp ở tây nam Vĩnh Lĩnh, dưới chân núi Động Nóc, kề thượng nguồn rào
Thanh. Ở đây dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Pa Cô, Vân Kiều, mức sống
thấp kém nhưng nặng nghĩa, nặng tình với cách mạng. Mặc dù vị trí khởi đầu
nằm gần khu phi quân sự, nhưng nếu ta giữ được bí mật sẽ tạo được yếu tố bất
ngờ, phát huy được hiệu quả. Căn cứ vào sơ đồ khảo sát, Đoàn 559 quyết định
mở tuyến hành lang bắt đầu từ Khe Hó, phát triển về hướng tây nam qua làng
Mít (Quảng Bình) vượt các đỉnh động Voi Mẹp vượt sông Bến Hải, qua Chăng
Hin, động Cà Lư, Cát Sứ, Rào Quán, vượt đường số 9, qua Đá Bàn vào Tà Riệt.
Điểm đặt trạm cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của liên khu 5. Với lộ
trình trên, tuyến giao liên vận tải quân sự buổi đầu phải vượt qua nhiều dãy núi
cao hiểm trở, vượt qua nhiều sông suối và cả hệ thống đồn bốt của địch, cũng
như phải đối diện với khí hậu vơ cùng khắc nghiệt của vùng rừng nhiệt đới gió
mùa. Do yêu cầu đảm bảo bí mật nên trong buổi đầu mở tuyến ta khơng chỉ chủ
trương tránh địch mà cịn tạm thời tránh dân (tránh địch - bí mật với dân). Khẩu
hiệu có tính chất mệnh lệnh lúc này là “ở khơng nhà, đi khơng dấu, nấu khơng
khói, nói khơng tiếng”. Cùng thời gian này, để phục vụ công tác vận tải và phối
hợp hoạt động với đoàn 559, Ty giao thơng Quảng Bình đã gấp rút mở tuyến
đường ơ tô từ bến Long Đại đến bến Quan dài 70 km. Đoạn tiếp theo từ bến
Quan vào Khe Hó dài 80 km đã được sư đoàn 325 khẩn trương khai thông. Sự


18
phối hợp chiến đấu giữa các đơn vị, ngành giao thơng và đồn 559 là một nhân
tố quan trọng bảo đảm cho việc ra quân giành thắng lợi. Ngày 13/8/1959, chuyến

hàng đầu tiên của tiểu đoàn 301 vượt qua dãy Trường Sơn hùng vĩ về đích an
tồn. “Sau tám ngày đêm, vượt qua bao sông sâu, suối dữ, đèo cao và cả hệ
thống đồn bốt chặn của kẻ thù, chuyến hàng đầu tiên (gồm 20 khẩu tiểu liên
Tuyn, 20 khẩu súng trường Mát, 10 thùng đạn tiểu liên và súng trường) đã được
tiểu đoàn 301 chuyển tới Tà Riệp an toàn”[17; 40]. Nhân đà thắng lợi, cán bộ,
chiến sĩ đoàn 301 đã tăng cường tốc độ vận chuyển. “Đến hết tháng 8-1959 đoàn
đã chuyển giao cho khu V và Trị - Thiên được 100 khẩu tiểu liên và súng trường,
hơn 50 khẩu trung liên cùng một số lượng lớn đạn con, quân dụng”[47; 34].
Như vậy, quyết định thành lập “đoàn công tác quân sự đặc biệt”, với
nhiệm vụ xoi đường, mở lối chính là sự khởi đầu cho việc hình thành, xây dựng
tuyến đường Trường Sơn - tuyến chi viện quan trọng của nhân dân Miền Bắc với
cách mạng Miền Nam, cách mạng Lào, cách mạng Campuchia. Quyết định đó
thể hiện sự sáng tạo, tầm nhìn chiến lược của Đảng, cũng đồng thời biểu hiện
tinh thần quyết tâm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta. Tuyến đường Trường Sơn ra đời là một tất yếu lịch sử, do
yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi, phù hợp với điều kiện và quy luật cách mạng nước
ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nằm trên dải đất chắn ngang giữa chiều dài của đất nước, Hà Tĩnh có vị trí
rất quan trọng về mặt chính trị và lịch sử. Mọi con đường xuyên dọc theo chiều
dài đất nước từ Bắc vào Nam đều phải qua địa phận Hà Tĩnh. Trong lịch sử đã
có một thời gian khá dài Hà Tĩnh từng là miền đất “phên dậu” ở Phương Nam
của tổ quốc. Đất đai Hà Tĩnh thoai thoải theo chiều dốc từ tây sang đơng. Dãy
Trường Sơn sừng sững phía tây làm chỗ dựa đồng thời cũng là đường phân giới
tự nhiên giữa Hà Tĩnh với các tỉnh KhămMuộn và Bôlikhămxây của nước Lào.
Phía Đơng là biển Đơng trải rộng mênh mơng. Phía bắc là tỉnh Nghệ An vốn từ
xưa đã cùng chung trong “xứ Nghệ”. Phía Nam dãy Hồnh Sơn từ Trường Sơn


19
đổ ra biển làm đường phân giới với tỉnh Quảng Bình. Đất đai Hà Tĩnh phân bố

khơng đều. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích trong tỉnh, hầu hết ở miền đất phía
tây và phía nam. Dãy Trường Sơn soải rộng ra thành từng lớp đồi trọc, lan xuống
tận các miền thượng Đức Thọ, tây nam Can Lộc và Thạch Hà, rồi nhập vào dãy
Hoành Sơn ở Kỳ Anh. Dãy Giăng Màn sừng sững như một bức thành trấn giữ
phía tây. Miền tây Hà Tĩnh có các vùng núi Vụ Quang (Hương Khê), Đại Hàm
(Hương Sơn) là miền đất gắn liền với lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm trong
tỉnh qua nhiều thời kỳ. Từ dãy Trường Sơn đồi núi nối tiếp chạy dài, vây thành
cụm, chắn ngang hoặc chia cắt miền đồng bằng, tạo thành những thung lũng hẹp,
xen kẽ nhau. Đây đó hiện ra một vài dãy núi nhỏ như Thiên Nhẫn (Hương Sơn),
Long Mã (Đức Thọ), Trà Sơn (Can Lộc), Hồng Lĩnh (Nghi Xuân), Nam Giới
(Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Cao Võng (Kỳ Anh) tạo nên những nét
chấm phá hùng vĩ cho phong cảnh toàn vùng.
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm giữa Quân khu IV, Quân khu tuyến đầu của
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của các chiến trường Miền
Nam - Lào - Campuchia, là nơi tập kết của các đơn vị trong chiến trường Miền
Nam ra và là đầu cầu đưa đón các lực lượng chiến đấu từ trong ra và ngoài vào.
Ở vào địa thế dài về chiều dọc, hẹp về bề ngang, là vị trí trung chuyển giao
thơng thủy bộ, đầu cầu nối liền hai miền đất nước, cho nên địa bàn Hà Tĩnh có
tầm chiến lược quan trọng đặc biệt. Vùng từ thị xã Hà Tĩnh trở ra cùng với
Nghệ An hình thành địa bàn có tính chất chiến lược của phía Bắc Quân khu IV,
từ thị xã trở vào cùng với Quảng Bình, Vĩnh Linh hình thành địa bàn có tính
chất chiến lược của Nam Qn khu IV. Có thể nói, giao thơng Hà Tĩnh được
trải rộng trên khắp địa bàn chiến lược đó, khơng những có ý nghĩa về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội mà khi có chiến tranh hệ thống giao thơng vận tải phản
ánh tính cơ động, khả năng vận tải cao trong mọi điều kiện, mọi tình huống và
hồn cảnh. Bởi vậy trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo kháng chiến, tỉnh ủy Hà
Tĩnh đã tập trung khai thác và phát huy hết khả năng của toàn bộ mạng lưới


20

giao thông vận tải ấy nhằm tạo nên sức mạnh tại chỗ, kết hợp với sức mạnh cả
nước vượt lên những khó khăn, thử thách, chiến đấu và chiến thắng địch trên
những tuyến đường chiến lược, đảm bảo chi viện kịp thời, thường xuyên cho
yêu cầu của chiến trường.
Bước vào thực hiện nhiệm vụ mới, quân dân Hà Tĩnh có những điều kiện
thuận lợi cơ bản là: suốt chín năm kháng chiến Hà Tĩnh là vùng tự do, tổ chức
Đảng, chính quyền, đồn thể quần chúng và các lực lượng vũ trang từ tỉnh đến
cơ sở đã được xây dựng và củng cố vững chắc. Hà Tĩnh là tỉnh thực hiện giảm tô
sớm nên đã tạo được tiền đề cơ bản cho cuộc cách mạng về ruộng đất và nhiệm
vụ khôi phục và phát triển kinh tế sau này. Mặc dù vậy, những khó khăn, thử
thách to lớn do hậu quả của chiến tranh để lại rất lớn. Hầu hết các cơng trình
giao thơng, các cơ sở kinh tế, văn hóa đều bị hư hỏng, cơng nghiệp, thủ cơng
nghiệp chưa được phát triển. Nền kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp tự cung, tự cấp là chính. Nguồn dự trữ về vật chất hầu như khơng
có, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Cùng với lũ lụt, hạn hán, mất mùa
đói kém… Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của trung ương, của liên khu IV,
nhân dân và các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã bắt tay ngay vào trận tuyến mới.
Mỗi ngày, có hàng vạn người làm việc trên các tuyến đường, các cánh đồng để
sửa chữa cầu cống, đê điều, khai hoang, phục hóa ruộng đất, đưa mọi hoạt động
sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trở lại bình thường. Tháng 3-1957, Ban chấp
hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ XII bàn nội dung tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phịng,
bảo vệ cơng cuộc xây dựng CNXH, sẵn sàng chi viện cho sự nghiệp chiến đấu
giải phóng Miền Nam. Để hồn thiện bố trí chiến lược mới, chủ động đối phó
với âm mưu, thủ đoạn của địch, ngày 3/6/1957 Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh số 17,
quyết định giải thể liên khu, thành lập các Quân khu. Hà Tĩnh vẫn nằm trong đội
hình quân khu IV. Bộ chính trị Trung ương Đảng ra quyết định giải thể Ban cán
sự Đảng, thành lập Đảng ủy Tỉnh đội. Ngày 16/6/1957, Bác Hồ vào thăm Hà



21
Tĩnh. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, một vinh dự lớn đối với Đảng bộ,
nhân dân và các lực lượng vũ trang trong tỉnh, làm dấy lên một phong trào thi
đua làm theo lời Bác. Nhằm động viên và huy động toàn dân làm nghĩa vụ bảo
vệ tổ quốc, chấm dứt chế độ tình nguyện, thực hiện nghĩa vụ quân sự, tháng 11958, Khu ủy Quân khu IV ra nghị quyết chủ trương lấy tân binh bổ sung lực
lượng thường trực thay thế một phần quân tình nguyện. Trong tháng 1-1958,
tồn tỉnh đã đăng kí được 1.622 quân nhân, 1.350 quân nhân dự bị. Tháng 21958, Quân khu ủy họp ra nghị quyết về nhiệm vụ phòng thủ sẵn sàng chiến đấu.
Hà Tĩnh được xác định là khu vực trung tâm trong kế hoạch phòng thủ của Qn
khu. Tranh thủ những điều kiện hịa bình của Miền Bắc, được sự quan tâm của
Trung ương Đảng, liên khu IV, sự cổ vũ, khích lệ của những thắng lợi bước đầu
trong thời kỳ cách mạng mới, Đảng bộ, chính quyền Hà Tĩnh đã lãnh đạo, động
viên các tầng lớp nhân dân từng bước hoàn thành cải cách ruộng đất, chống địch
phá hoại, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa và thực hiện kế hoạch 3 năm cải
tạo Xã hội chủ nghĩa... Những nỗ lực và quyết tâm của nhân dân Hà Tĩnh nhằm
mục đích đưa Hà Tĩnh trở thành tuyến đầu của hậu phương Miền Bắc, góp phần
quan trọng cho vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
Trong chiến tranh, việc xây dựng hậu phương rất quan trọng, là nơi chi viện
nhân lực, vật lực và là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, hơn bao giờ hết, Đảng ta đặc biệt chú ý vai trò của hậu phương, bởi
vì đây là cuộc chiến khơng cân sức, chúng ta phải đối đầu với kẻ thù nguy hiểm
có thực lực về kinh tế, quân sự, quốc phòng gấp ta nhiều lần; do đó, chúng ta
phải huy động sức mạnh của tồn dân tộc và phải có một hậu phương vững chắc.
Nhận thức rõ vị trí trung tâm nối hai đầu đất nước, nơi trung chuyển mạch
máu giao thông thông suốt của hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền
Nam, nhân dân Hà Tĩnh luôn sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ quan trọng trong bất cứ
hoàn cảnh lịch sử nào. Từ những ngày đầu bí mật xoi đường, mở lối, những
chuyến hàng đầu tiên đã được đưa vào khu V với phương thức vận chuyển thô



×