Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TÌNH HÌNH CÔNG GIÁO VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ 1991 ĐẾN 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.5 KB, 24 trang )

TÌNH HÌNH CÔNG GIÁO VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI
VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ 1991 ĐẾN 2001
1.1. Tình hình Công giáo ở tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, vùng đất chuyển tiếp giữa
cực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Có địa giới hành chính
tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố.
Phía Đông nam giáp thành phố Hồ Chí Minh (cách 30km) đồng thời nằm
trên cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước;
phía Tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Đông giáp tỉnh Bình
Thuận; phía Đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
Địa bàn tỉnh, kể từ sau ngày giải phóng, qua nhiều lần chia tách, hiện nay
Đồng Nai có một thành phố và tám huyện (Tân Phú; Định Quán; Xuân Lộc; Thống
Nhất; Vĩnh Cửu; Long Khánh; Long Thành; Nhơn Trạch) và thành phố Biên Hoà -
Trung tâm kinh tế - chính trị văn hoá xã hội của tỉnh.
Đồng Nai được Trung ương xác định cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hợp thành tứ giác động lực trọng điểm kinh tế của
phía Nam.
Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.864,77km
2
chiếm 1,76% diện tích tự
nhiên của cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Dân số
của tỉnh có trên hai triệu người, mật độ dân số bình quân là 353 người/ km
2
, gấp
1,4 lần so với mật độ bình quân của cả nước, là tỉnh đông dân thứ 7 sau thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây, An Giang. Dân số
của tỉnh có nguồn gốc của 60 tỉnh - thành trong cả nước với cộng đồng dân cư của
gần 40 dân tộc anh em, trong đó dân tộc kinh chiếm 94%. Ngoài ra các dân tộc bản


địa được xác định bao gồm Ch'ro, Stiêng, Mạ.v.v. Bên cạnh đó Đồng Nai có rất
nhiều tôn giáo trong đó Công giáo và Phật giáo chiếm đa số.
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai
màu mỡ, khoáng sản phong phú như kim loại quý (vàng) kim loại màu, đá quý, kao
lin, vật liệu xây dựng, than bùn, nước khoáng .v.v. Về khí hậu thời tiết, là một tỉnh
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa do vậy khí hậu ôn hoà, ít ảnh hưởng của bão lũ
và thiên tai, thời tiết có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, rất thuận lợi cho canh tác nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Cụ thể là nhiệt độ bình quân hàng năm từ 25
0
C -
26
0
C, phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao (như cao su, tiêu, điều, cà
phê, mía đường v.v.) Tài nguyên rừng của Đồng Nai khá phong phú với diện tích
là153.353ha,bao gồm hai loại rừng chủ yếu đó là rừng trồng (gần 40.000 ha) và
rừng tự nhiên (110.678ha) đặc biệt rừng cấm Nam Cát Tiên được công nhận là
vườn quốc gia, khu sinh quyển của đất nước. Rừng ở Đồng Nai phân bố đều, ở
vùng đồng bằng Trung du chiếm 46,14%, miền núi chiếm trên 50%, tập trung ở các
huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Long Khánh, Xuân Lộc và Nhơn Trạch v.v...
Đồng Nai có hệ thống đường thuỷ, đường bộ thuận tiện, những quốc lộ quan
trọng đều chạy qua tỉnh với tổng chiều dài là 244,5km. Quốc lộ 1A nối liền từ miền
Trung qua Biên Hoà vào thành phố Hồ Chí Minh; quốc lộ 20 từ ngã ba Dầu Giây lên
Lâm Đồng, Tây Nguyên; quốc lộ 51 nối liền Biên Hoà với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đã
được nâng cấp, đưa vào hoạt động có hiệu quả). Hệ thống đường bộ trong tỉnh có
chiều dài 3.339 km trong đó có gần 700km đường nhựa. Đường tỉnh có 22 tuyến, dài
336 km. Đường huyện có 139 tuyến, có chiều dài là 688 km. Ngoài ra, hệ thống
đường phường, xã tạo nên một mạng lưới giao thông liên hoàn, 100% xã, phường đã
có đường ô tô đến trung tâm. Hệ thống đường sắt quốc gia đi ngang qua tỉnh dài
87,5km với 8 ga, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Hệ
thống đường hàng không. Trong thành phố Biên Hoà có sân bay Biên Hoà là sân bay

quân sự được xây dựng từ thời kỳ chiến tranh xâm lược của Mỹ, đạt tiêu chuẩn quốc
tế.
Hệ thống sông suối, do nằm trong vùng chuyển tiếp nên Đồng Nai có mật độ
sông suối dày. Toàn tỉnh có khoảng 40 sông, suối lớn nhỏ, trong đó đáng kể nhất là
sông Đồng Nai, La Ngà, Thị Vải, Đồng Tranh, Buông... Ngoài ra, Đồng Nai còn có
các hồ, đập chứa nước lớn như hồ Trị An, Gia Ui... Sông Đồng Nai bắt nguồn từ
cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) là con sông nội sinh lớn nhất ở Việt Nam, có
đường thuỷ quan trọng nối liền từ Đồng Nai đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thông
ra biển Đông rất thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cung cấp nước sinh hoạt.
Sông có nhiều bậc thềm với nhiều thác có thể xây dựng những công trình thuỷ
điện, công trình du lịch phục vụ cho quốc kế dân sinh như Thủy điện Trị An, khu
du lịch thác Giang Điền v.v... Ngoài ra sông Đồng Nai và những chi lưu của nó,
hiện nay được xây dựng những cảng sông quan trọng như cảng Long Bình Tân,
cảng Gò Dầu A, Gò Dầu B v.v... tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế - xã hội.
Trải qua suốt chiều dài lịch sử, Đồng Nai ngày nay mang những tên khác
nhau cụ thể là. Thời kỳ Nam Kỳ lục tỉnh mang tên tỉnh Biên Hoà, trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tỉnh Biên Hoà đã nhiều lần tách nhập cùng
tỉnh Bà Rịa, Thủ Dầu Một. Đến tháng 01 năm 1976 ba tỉnh bao gồm: Biên Hoà,
Long Khánh, Tân Phú sát nhập thành tỉnh Đồng Nai. Sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng 30/4/1975, thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng
với cả nước Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai bắt tay vào khắc phục những hậu quả
chiến tranh, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, khôi phục kinh tế - xã
hội, ổn định đời sống nhân dân. Kết quả bước đầu Đồng Nai đã gặt hái được những
thành tựu quan trọng, đã tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật CNXH, đời sống nhân dân
từng bước được nâng lên, chính trị xã hội đã có bước chuyển biến đáng kể. Tuy
nhiên giai đoạn 1981 - 1985, nền kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn, lạm phát
tăng, mức tăng trưởng kinh tế phát triển chậm, đời sống nhân dân có xu hướng
giảm sút, tình hình an ninh trật tự có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Năm 1986, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng. Phát huy sức mạnh

đại đoàn kết toàn dân, với quyết tâm phấn đấu nỗ lực cao và bền bỉ của toàn Đảng
bộ và quân dân Đồng Nai, với ý thức tự lực tự cường, phát huy truyền thống kiên
cường bất khuất của "miền Đông gian lao mà anh dũng". Tận dụng phát huy, khai
thác các điều kiện thuân lợi về tự nhiên - xã hội và tiềm năng ở địa phương. Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai đã đề ra Nghị quyết chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp -
công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, đặc
biệt là Đại hội Đảng bộ lần thứ V (1991),lần thứ VI (1996) Đồng Nai tiếp tục đẩy
mạnh CNH, HĐH với cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Như vậy
có thể nói rằng, đây là sự thay đổi về chất trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Đồng
Nai.
Đến năm 2001, sau 15 năm thực hiện đường lối phát triển kinh tế và 10 năm thực
hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.
Đồng Nai đã có bước phát triển toàn diện, đồng bộ về mọi mặt.
Về kinh tế: Trong 10 năm từ 1991 đến 2001, tỉnh Đồng Nai vẫn liên tục giữ
được tốc độ tăng trưởng cao, bình quân là 12,9%/ năm, trong đó thời kỳ 1996 -
2000 là 12% năm. Cụ thể là:
Trong công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao
(trên 23% năm). Đặc biệt là giai đoạn 1996 - 2000, trong điều kiện khó khăn chung
của cả nước, sự ảnh hưởng khách quan khủng hoảng kinh tế của khu vực và thế
giới, nhưng ngành công nghiệp và xây dựng vẫn đạt mức tăng trưởng trên 19%.
Trong nông nghiệp, phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển của ngành
nông nghiệp khá cao, tương ứng với tốc độ phát triển nông nghiệp chung của cả
nước, bình quân trên 4%/ năm.
Dịch vụ: Đặc biệt là thương mại và du lịch đã có bước chuyển biến tích cực,
nhịp độ tăng trưởng bình quân là trên 8% (cao gấp 2 lần mức bình quân chung cả
nước) do đó đã giải quyết được nhiều việc làm, tạo tiền đề cho công nghiệp và
nông nghiệp phát triển, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đến nay, cùng với
sự năng động sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đối

với cấp trên của Đảng bộ tỉnh. Kinh tế Đồng Nai đã có sự phát triển nhanh và ổn
định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh từng bước được cải
thiện và nâng cao.
Về mặt chính trị - xã hội: Giai đoạn từ 1991 đến 2001 Đồng Nai không chỉ
dành được những thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế mà còn đạt được nhiều
thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển,
Đảng bộ và chính quyền các cấp ở Đồng Nai luôn quán triệt và thực hiện phương
châm; phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội tạo ra sự phát triển
hài hòa giữa kinh tế và xã hội: Hệ thống chính trị ở cơ sở luôn được củng cố kiện
toàn, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Khắc phục được nhiều vấn đề bức xúc
trong đời sống nhân dân như giải quyết việc làm cho người lao động, xoá đói giảm
nghèo và thực hiện cứu tế xã hội cho các đối tượng chính sách, gia đình neo đơn,
đặc biệt là đã khắc phục một bước các tệ nạn xã hội (như ma tuý, trộm cắp...)
Những thành tựu to lớn đó thể hiện vai trò quan trọng của Đảng bộ tỉnh trong lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, văn
hoá thể thao có bước phát triển. Tính đến năm 2001 tỷ lệ trường kiên cố là 14,4%
và 85,6% bán kiên cố, không có phòng học tạm; 58,4% có thư viện đạt chuẩn. Năm
2000, có 99% trẻ em trong độ tuổi được vào học lớp 1, gần 82% được học trung
học cơ sở , 40% học phổ thông trung học, số sinh viên đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp tăng 2 lần so với năm 1995, đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá
chiếm 95%. Mạng lưới y tế xã, phường được củng cố, 100% xã có trạm y tế, 50%
số xã có bác sĩ; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,5%. Các phong trào văn hoá
văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm đúng mức.
Công tác xây dựng Đảng bộ: Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế - xã
hội, Đảng bộ tỉnh luôn xác định công tác xây dựng Đảng bộ là khâu then chốt,
quyết định quá trình phát triển mọi mặt của tỉnh, do vậy đã thường xuyên chú trọng
xây dựng và chỉnh đốn Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Năng lực tổ chức
lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và đội ngũ đảng viên được nâng lên một bước,
nguyên tắc tập trung dân chủ được quán triệt và thực hiện triệt để. Năm 2000 có

69,5% tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh. Đội ngũ đảng viên không ngừng
phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Đồng Nai còn tồn tại một số yếu kém đó là: Kinh tế tăng trưởng khá, nhưng chưa
thực sự vững chắc, sức cạnh tranh chưa cao, hiệu quả có mặt còn thấp. Cơ cấu kinh
tế trên địa bàn tỉnh chuyển dịch chậm thiếu đồng bộ, quá trình CNH, HĐH chưa
tương xứng với tiềm năng của tỉnh, đời sống của nhân dân vẫn còn khó khăn, đặc
biệt là vùng sâu, vùng xa, công tác vận động quần chúng còn yếu. Vai trò lãnh đạo
của các cấp uỷ Đảng nhất là cấp cơ sở ở một số địa phương chưa được phát huy.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch ra sức dùng mọi âm mưu thủ đoạn chống phá
trên tất cả các lĩnh vực. Chúng lợi dụng dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn
đặc biệt là vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động lôi kéo chống phá chính quyền
hòng làm suy yếu dẫn đến chia rẽ sự lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân
dân.
Để Đồng Nai ngày càng vững bước tiến lên, xứng đáng với vị trí chiến lược
của miền Đông Nam Bộ, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đồng Nai đã khai thác triệt để những lợi thế
vốn có của tỉnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Làm tốt công tác
vận động đồng bào các dân tộc, đồng bào tôn giáo nói chung và đặc biệt là đồng
bào Công giáo nói riêng.
1.1.2. Đặc điểm tình hình Công giáo của tỉnh
Xuất phát từ nguồn gốc ra đời và bản chất của tôn giáo, C.Mác và Ph.Ăng
ghen đã xem xét tôn giáo như là một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng, gắn liền
với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do con người trực tiếp sáng tạo
ra. Tôn giáo vừa là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã
hội. Với tư cách là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn phản ánh
tồn tại xã hội. Vì vậy muốn tìm hiểu đặc điểm của một tôn giáo cũng như hệ thống
tín ngưỡng của một quốc gia, một địa phương nào đó không thể không nghiên cứu
đặc điểm của mảnh đất hiện thực đã nảy sinh ra nó. Vậy theo quy ước chung của
quốc tế, cũng như pháp luật của Nhà nước ta quy định về tôn giáo, để được thừa

nhận là một tổ chức tôn giáo phải có đầy đủ 4 yếu tố đó là:
Có người sáng lập (giáo chủ)
Có giáo thuyết (giáo lý, giáo luật, giáo lễ...)
Có tổ chức giáo hội
Có tín đồ, có nơi thờ tự
Các đạo nào không đủ 4 yếu tố trên thì chưa được thừa nhận là một tổ chức
tôn giáo.
Đây cũng chính là cơ sở để chúng ta xem xét bất kỳ một tôn giáo nào. Do đó
việc nghiên cứu đặc điểm, tình hình Công giáo ở Đồng Nai cũng phải xuất phát từ
nguồn gốc xã hội, từ sự tồn tại về cơ cấu tổ chức cũng như các hoạt động của tôn
giáo.
Nguồn gốc ra đời và cơ cấu tổ chức của đạo Thiên Chúa giáo: Đồng Nai có
diện tích tự nhiên là 5.864,77km
2
, dân số 2,2 triệu người với 38 dân tộc anh em,
dân tộc ít người chiếm 6% dân số. Đồng bào là tín đồ tôn giáo có ở 17/38 dân tộc,
chiếm 52% dân số cả tỉnh. Trong đó giáo dân theo đạo Thiên Chúa giáo đông nhất
(718.255 người), chiếm 32,64% dân số của cả tỉnh và chiếm 12% tín đồ Thiên
Chúa giáo của cả nước. Đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo ở tỉnh Đồng Nai mang
đầy đủ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá của đạo Thiên Chúa giáo cả nước. Có
3 nguồn gốc chính hình thành đạo Công giáo ở Đồng Nai: Giáo dân di cư từ các
tỉnh miền Bắc vào năm 1954, chủ yếu ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình,
Hải Dương... Giáo dân từ các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Đông, miền Tây
Nam Bộ đến. Giáo dân là người Việt kiều từ Cămpuchia về nước trước và sau năm
1954. Có số ít giáo dân là người bản địa (người địa phương)... định cư tập trung
đông nhất là ở các huyện như Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc, thành phố Biên
Hoà. Trước giải phóng Mỹ, Ngụy bố trí đồng bào Công giáo sống theo các trục lộ
giao thông chính như quốc lộ 1A, quốc lộ 20 và quốc lộ 51 tạo thành một vành đai
chắn trong âm mưu phòng thủ chiến lược của địch. Đây là đặc điểm nổi bật về tình
hình Công giáo ở Đồng Nai.

Về cơ cấu tổ chức của đạo Thiên Chúa giáo ở Đồng Nai cũng tuân thủ theo
cơ cấu tổ chức chỉ đạo của Toà Thánh Vaticăng, nhưng chủ yếu vẫn là theo cơ cấu
tổ chức của giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam. Đứng đầu của tổ chức giáo phận
tỉnh Đồng Nai là Toà Giám mục Xuân Lộc (huyện Long Khánh). Đây là giáo phận
lớn nhất trong các giáo phận của đạo Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, dưới giáo phận
là 12 giáo hạt, giáo xứ, họ đạo, xóm và khu đạo. Đội ngũ chức sắc hiện có 02 Giám
mục, trong đó có một Giám mục phụ tá được phong vào tháng 5 năm 1992 và có
192 linh mục. Kể từ sau năm 1975 đến nay UBND tỉnh đã đồng ý cho phép thụ
phong 60 linh mục mới; hợp thức hoá 10 linh mục tự phong trái phép và phục hồi
mục vụ cho 33 linh mục học tập cải tạo trở về.
Đội ngũ chức việc: Hiện có 163 Ban hành giáo xứ với 652 thành viên, mỗi
Ban hành giáo xứ được tổ chức một trưởng ban, hai phó ban và một thư ký. Đây là
một tổ chức chuyên làm những công tác sự vụ trong các giáo xứ. Ngoài ra dưới họ
đạo còn có 212 thành viên. Đó là những con số mà cấp chính quyền địa phương
nắm và quản lý được, chưa kể con số Ban hành giáo tự giáo hội lập ra.
Dòng tu: Là những cộng đồng tín hữu, từ bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến
trọn đời cho việc đạo. Các tu sĩ phải giữ trọn đời những lời tâm niệm của mình:
"Thanh khiết thanh bần, vâng phục huynh đệ". Hệ thống dòng tu thường có ba cấp:
Bề trên dòng, tỉnh dòng tu và các tu viện. Hiện nay toàn tỉnh có 46 dòng tu với
1511 tu sĩ trong đó có 32 dòng tu nữ với 1313 nữ tu sĩ và 14 dòng tu nam với 198
nam tu sĩ.
Về cơ sở vật chất để đảm bảo cho hoạt động hành đạo gồm có 244 cơ sở,
trong đó có 163 nhà thờ xứ, 53 nhà thờ giáo họ và 28 nhà nguyện. Phần lớn những
cơ sở được xây dựng trước năm 1975 nay đã được chính quyền cho phép sửa chữa,
xây dựng lại, cụ thể là từ năm 1990 đến 1996, UBND tỉnh đã cho phép tu sửa và
làm mới 91 cơ sở.
Như vậy từ nguồn gốc ra đời cũng như cơ cấu tổ chức của giáo phận tỉnh
Đồng Nai, là cơ sở quan trọng cho những sinh hoạt và hoạt động của đạo Thiên
Chúa giáo trước kia và hiện nay.
Đồng bào là tín đồ Thiên Chúa giáo đều là những tín đồ ngoan đạo, kính

chúa, yêu nước, đặc biệt là coi trọng tôn kính các vị chức sắc. Những năm gần đây
giáo dân đã và đang phấn khởi trước chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,
nhiều người đã bắt đầu quan tâm tham gia vào các đoàn thể chính trị xã hội, đã xoá
dần mặc cảm giữa lương và giáo, thực hiện chính sách: "Lương giáo đoàn kết" của
Đảng.
Đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội: Dưới đường lối đổi mới do Đảng khởi
xướng lãnh đạo, nền kinh tế đất nước nói chung, cũng như của tỉnh và đặc biệt là
đồng bào giáo dân nói riêng ngày càng phát triển, ổn định, có nhiều vùng đời sống
của đồng bào được cải thiện rõ rệt. Một số vùng có ngành nghề truyền thống, tin
tưởng vào chính sách kinh tế của Nhà nước đã mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản
xuất kinh doanh. Một số ít nhờ vào tiền, hàng của người thân từ nước ngoài gửi

×