Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài thảo luận Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói và nhân tố giá cả đến kết quả tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.99 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN

KINH TẾ DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và
bao gói và nhân tố giá cả đến kết quả tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp. Liên hệ thực tế doanh nghiệp Unilever với sản phẩm OMO.

Thực hiện

: Nhóm 1

Lớp HP

: 2059BMGM1021

Giảng viên

: Vũ Thị Yến

HÀ NỘI – 2020


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương I:

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG HÀNG


HÓA, BAO GÓI VÀ NHÂN TỐ GIÁ CẢ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TIÊU THỤ
HÀNG HĨA .......................................................................................................................... 2
1.1. Khái niệm tiêu thụ hàng hóa và tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong
doanh nghiệp ....................................................................................................................... 2
1.2. Ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói và nhân tố giá cả đến
kết quả tiêu thụ hàng hóa .................................................................................................. 3
Chương II:

THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG HÀNG

HÓA VÀ BAO GÓI VÀ NHÂN TỐ GIÁ CẢ ĐẾN KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA
CỦA UNILEVER VỚI SẢN PHẨM OMO ......................................................................... 6
2.1. Giới thiệu khái quát công ty Unilever ..................................................................... 6
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói .................. 6
2.3. Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố giá cả .............................................................. 9
2.4. Kết quả ..................................................................................................................... 10
2.5. Điểm mạnh, điểm yếu: ............................................................................................ 12
Chương III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC GIÁ
VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO OMO .................................................................. 14
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 15


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, nền kinh tế khơng ngừng phát
triển theo cơ chế thị trường. Mọi doanh nghiệp đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, thị
trường sẽ là cơ sở cho quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, chất
lượng ra làm sao, giá cả bao nhiêu, … Qua đó quyết định các hoạt động phân phối sản phẩm.
Việc đưa ra quyết định đúng đắn, hài lòng đối tượng hướng đến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp.
OMO là thương hiệu thuộc Công ty TNHH Unilever Việt Nam thuộc tập đoàn Unilever

của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy,
kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm... và chính thức xuất hiện trên thị trường trong nước từ
năm 1995. Hiện nay, bột giặt OMO đang dẫn đầu thị trường bột giặt tại Việt Nam và OMO
đang ngày càng định vị thương hiệu của mình một cách vững chắc trong lịng người tiêu dùng.
Từ thực tế đó, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chất lượng
hàng hóa và bao gói và nhân tố giá cả đến kết quả tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp”,
cụ thể ở đây là sự ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa, bao gói và nhân tố giá cả đến
kết quả tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Unilever với sản phẩm OMO tại thị trường Việt
Nam.

1


Chương I:

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA,

BAO GÓI VÀ NHÂN TỐ GIÁ CẢ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG
HÓA
1.1.

Khái niệm tiêu thụ hàng hóa và tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong doanh

nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng, chủ yếu của doanh nghiệp thương mại, là
khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa.
Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thơng qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ
đó hàng hóa được chuyển hành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và
chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu xã hội

1.1.2. Tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là một khâu vơ cùng quan trọng. Tiêu thụ hàng
hóa có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược mà doanh nghiệp
theo đuổi, thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động
góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các
hoạt động kinh doanh. Hoạt động tiêu thụ hàng hóa chi phối các khâu nghiệp vụ khác trong
doanh nghiệp.
Hoạt động tiêu thụ hàng hóa đóng vai trị thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất, doanh
nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, nhiên liệu… để sản
xuất ra sản phẩm. Khi hàng hóa được tiêu thụ, doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để tái
sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động
tiêu thụ hàng hóa.
Tiêu thụ hàng hóa góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao uy tín của
doanh nghiệp với khách hàng thơng qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương
thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt… Thực hiện tốt các khâu của quá
trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi
cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường.
2


Tiêu thụ hàng hóa là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh
giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm,
người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt
hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.
Đối với các nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ hàng hoá là điều kiện để ổn định và cải thiện
đời sống dân cư. Bởi vì thơng qua hoạt động tiêu thụ hàng hố thì hàng hố sẽ đến tay người
tiêu dùng đồng thời qua hoạt động tiêu thụ hàng hố thì hàng hố sẽ đi từ nơi có giá trị thấp
đến nơi có giá trị cao điều đó làm cho giá cả được “trung hồ”.
Tiêu thụ hàng hố là điều kiện thực hiện chu chuyển tiền tệ trong xã hội, ổn định và
củng cố giá trị đồng tiền, thúc đẩy vòng quay của q trình tái sản xuất, qua đó sản xuất sức

lao động góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
của các hoạt động kinh doanh.
1.2.

Ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói và nhân tố giá cả đến kết

quả tiêu thụ hàng hóa
1.2.1. Nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói
Chất lượng hàng hóa là tồn bộ những thuộc tính của hàng hóa nói lên bản chất cũng
như đặc điểm, tính cách của hàng hóa có giá trị riêng, được xác định bằng những thơng số có
thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kiện kĩ thuật hiện có, quyết định khả
năng thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người.
Mục đích của người tiêu dùng khi mua hàng là khả năng hàng hóa thỏa mãn nhu cầu
của họ và hướng tới sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì
yêu cầu về chất lượng của hàng hóa càng cao, đó là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp
cần phải đạt được. Vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc" cho doanh nghiệp, giá có
thể thay đổi nhưng chất lượng muốn thay đổi thì cần phải có thời gian. Xây dựng sản phẩm
có chất lượng tốt cũng là cách doanh nghiệp tạo dựng và thu hút khách hàng, giữ chữ tín tốt
nhất. Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng một
giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các doanh nghiệp
khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của doanh nghiệp nào có chất lượng cao
3


hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phẩm
hàng hóa của doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Điều
đó cho thấy doanh nghiệp khơng chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống mà
còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Vì
vậy doanh nghiệp cũng cần thường xuyên nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng để
đổi mới nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đó cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp

giữ được khách hàng của mình trong điều kiện xã hội ngày nay hàng giả hàng kém chất lượng
khiến nhiều người tiêu dùng khó có thể phân biệt được.
Chất lượng sản phẩm khơng những được thể hiện ở chất lượng bên trong của sản phẩm
mà nó cịn được thể hiện ở chất lượng mẫu mã bao bì của sản phẩm. Khi khách hàng tiếp cận
với hàng hóa, ấn tượng ban đầu chính là mẫu mã của sản phẩm tạo thiện cảm đối với sản
phẩm, có thể sản phẩm có hình ảnh ấn tượng, đẹp nhưng chất lượng in ấn, màu sắc bao bì
khơng tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn hình ảnh và thiện cảm của người tiêu dùng. Cùng với đó là
chất lượng bao bì tốt sẽ bảo vệ được chất lượng bên trong của sản phẩm.
Để đạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức
là được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả doanh nghiệp phải chú trọng tới
yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế cững chắc của sản phẩm
trên thị trường. Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho
khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
1.2.2. Nhân tố giá cả
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho
hàng hố đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài
sản nào đó. Giá cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị của hàng
hóa. Giá trị của hàng hóa càng tốt thì giá cả của hàng hóa càng cao.
Giá cả được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, giá cả xoay quanh trục giá trị của
hàng hóa. Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóa
- Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu do ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định
giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và thu lợi hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Tùy
4


theo từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt giá cao hay thấp để
có thể thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều hàng hóa, tăng doanh số
bán hàng cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng
giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để nhằm thu hút khách
hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.

Giá cả cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Song điều kiện hiện tại công cụ chủ yếu vẫn là chất lượng, Trong cạnh tranh nếu lạm
dụng vũ khí giá cả nhiều trường hợp “gậy ông sẽ đập lưng ông” khơng những khơng thúc đẩy
được tiêu thụ mà cịn bị thiệt hại. Vì khi doanh nghiệp hạ giá bán thì đối thủ cạnh tranh cũng
có thể hạ giá thấp (thậm chí thấp hơn) giá cả hàng hóa cùng loại hoặc thay thế dẫn tới không
thúc đẩy được tiêu thụ mà lợi nhuận cịn bị giảm xuống. Do đó, phải hết sức thận trọng trong
cạnh tranh qua giá. Sau nữa trong giá định bán cần phải nhận thức được rằng: giá cả là một
nhân tố thể hiện chất lượng. Người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hóa thơng qua giá cả
của nó khi đứng trước những hàng hóa cùng loại thay thế (tiền nào của ấy). Người tiêu dùng
sẽ chấp nhận và sẵn sàng mua nếu doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp với chất lượng sản
phẩm. Do đó, đặt giá thấp không phải lúc nào cũng thúc đẩy được tiêu thụ.

5


Chương II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG HÀNG
HÓA VÀ BAO GÓI VÀ NHÂN TỐ GIÁ CẢ ĐẾN KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA
CỦA UNILEVER VỚI SẢN PHẨM OMO
2.1.

Giới thiệu khái quát công ty Unilever
Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản

phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Unilever hiện đang hoạt động tại
hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
trên tồn thế giới thơng qua những sản phẩm và dịch vụ của mình.
Rất nhiều các nhãn hàng của tập đoàn Unilever như OMO, P/S, Clear, Pond's, Knorr,
Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Lipton, Sunlight, VISO, Rexona ... đã trở thành những cái tên quen
thuộc với các hộ gia đình Việt Nam.
Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300

triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh.
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường trong suốt
hơn 22 năm qua, Unilever Việt Nam đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngồi
thành cơng nhất tại thị trường Việt Nam.
Unilever và các nhãn hàng của họ đã triển khai rất nhiều chương trình xã hội, vì cộng
đồng như: "P/S Bảo vệ Nụ cười Việt Nam", "Rửa tay bằng Xà phịng vì một Việt Nam khỏe
mạnh", "OMO dành tặng sân chơi cho trẻ em", "VIM Nhà vệ sinh sạch khuẩn", "Tài chính vi
mơ cho Phụ nữ nghèo"... Những chương trình này thật sự đã trở thành những ví dụ điển hình
cho quan hệ hợp tác cơng - tư hiệu quả đã và đang góp phần đáng kể trong việc cải thiện cuộc
sống cho người dân Việt Nam.
2.2.

Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói

2.2.1. Chính sách thay đổi mẫu mã sản phẩm
Việc tạo bao bì là những hoạt động nhằm vẽ kiểu và sản xuất hộp đựng hay giấy gói
cho một sàn phẩm. Bao bì có thể gồm hai đến ba lớp chất liệu, với OMO mỗi sản phẩm được
đóng gói trong các loại bao bì khác nhau:


Nước giặt OMO được đựng trong các chai nhựa.



Bột giặt được đóng trong các gói nilon hay hộp giấy.
6


Ngồi ra đối với nước giặt, OMO cịn có các loại túi có thể đổ vào chai nhựa đã sử
dụng giúp giảm chi phí và bảo vệ mơi trường.

Phía ngồi bao bì có in nhãn hiệu và những chi tiết nằm trên hoặc cùng với bao bì để
mơ tả sản phẩm.
Bao gói sản phẩm có chức năng quan trọng, nếu để một sản phẩm riêng lẻ thì chúng ta
ít chú ý đến bao bì. Nhưng đặt sản phẩm đó trên một quầy hàng bán lẻ với hàng chục sản phẩm
cùng loại thì chẳng khác nào một cuộc thi hoa hậu. Mỗi sản phẩm phải chứng minh “nhan
sắc” của mình qua bao bì. Bao bì là phần dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm mang khả năng kích
thích người mua. “Bao bì như một người bán hàng im lặng”, vì thế mà OMO rất chú trọng đến
bao bì sản phẩm.


Chất liệu bao bì của OMO là nilon, chai nhựa giúp bảo quản sản phẩm trong suốt thười

hạn sử dụng và trong q trình vận chuyển. Ngồi ra, OMO cịn cho ra mắt loại bao bì hộp
giấy bảo vệ mơi trường. Một cải tiến mới đáng ghi nhận, mà có thể làm hài lịng các bà nội
trợ đó là: khơng cần cắt bao bì mà có thể dễ dàng xé bằng tay để sử dụng.


Bao bì của OMO rất sặc sỡ, nổi bật và bắt mắt. Màu sắc truyền thống của OMO là đỏ,

trắng, xanh dương. Nhãn hàng OMO tung ra thị trường mẫu bao bì áp dụng cho tất cả sản
phẩm thuộc dịng thơng dụng ở các loại trọng lượng. Tất cả được thiết kế theo phong cách mới
lạ, hài hòa, thân thiện, gần gũi và sống động hơn. Nhờ vậy mà sản phẩm có tính cạnh tranh
cao hơn, hấp dẫn hơn với người tiêu dùng.


Bao bì của OMO cịn thể hiện nhiều thông tin như: thành phần, hướng dẫn sử dụng,

nhà sản xuất, hạn sử dụng, … đó là những thơng tin quan trọng mà khách hàng ln muốn tìm
hiểu trước khi đưa ra quyết định mua.
OMO đã không ngần ngại khi đổ chi phí đầu tư vào bao bì. Dù sau chiến dịch này, họ

có thể mất lợi về giá bán, nhưng bù lại, doanh thu tăng mạnh hơn và người tiêu dùng nhớ đến
thương hiệu nhiều hơn.

7


2.2.2. So sánh chất lượng và bao gói với các thương hiệu khác
Thương hiệu khác

OMO
Màu sắc hài hịa, thơng điệp rõ ràng:

Bột giặt Lix của Việt Nam: Sản

Màu đỏ của sản phẩm cùng với màu xanh phẩm bao bì đơn giản không màu sắc
lam đặc trưng của sản phẩm bột giặt chuyên và không bắt mắt, logo không được
dùng và những vệt tượng trưng cho các vết chăm chút, sản phẩm sử dụng màu
bẩn cùng với thông điệp ngắn và rõ ràng ghi trắng là màu ít được chú ý nên chúng
trên bao bì sản phẩm.
Bao
gói

ta khơng thấy được thơng điệp sản

Slogan ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ: “OMO, phẩm mà sản phẩm muốn đem đến
đánh bay vết bẩn cứng đầu ngay trong một cho khách hàng.
lần giặt”

Bột giặt Net: Màu sắc lịe loẹt, cũ
kĩ trong việc đóng gói sản phẩm, có

q nhiều chữ trên sản phẩm và vì lí
do vận chuyển nên đơi khi bao gói bị
nhàu gây phản cảm cho người tiêu
dùng.

Được đánh giá là loại bột giặt có chất

Một số loại bột giặt hiện nay như

lượng tốt, mùi thơm dễ chịu, ít hại da tay, LIX, NET có giá thành rẻ hơn so với
mẫu mã đẹp, sản phẩm luôn được đổi mới và OMO nhưng chất lượng còn hạn chế,
cải tiến để làm sạch quần áo đến mức tối ưu. khả năng làm sạch quần áo còn thấp.
Mặc khác OMO MATIC còn kết hợp với các
nhãn hàng sản xuất máy giặt hàng đầu như:
Chất
lượng

Samsung, Toshiba, LG,… trong chiến dịch
giới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng
lâu dài. Ngoài ra sự kết hợp giữa OMO và
Comfort đã chinh phục người dùng.
Ngày càng có nhiều chủng loại: OMO tẩy
trắng, OMO hương ngàn hoa, OMO matic
dùng cho máy giặt, …
8


2.3.

Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố giá cả

Giá là thành phần không kém phần quan trọng trong “Chiến lược Marketing Mix” của

OMO bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Giá phải tương xứng với
giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh. Nhận biết 80% người tiêu dùng
Việt Nam sống ở vùng nơng thơn có thu nhập thấp, Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm
giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã dựa vào
các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại phải
nhập khẩu, điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn. Ngồi
ra, cơng ty cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các khu vực Bắc, Trung,
Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi. Unilever cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài
chính giúp các doanh nghiệp địa phương có thể nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao
kỹ thuật, tổ chức các chương trình huấn luyện sản xuất.
Từ khi gia nhập thị trường thì OMO áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường và thương
hiệu trong khoảng 5 năm đầu vẫn giữ nguyên giá, không thay đổi dù giá các sản phẩm cùng
loại đều tăng. Chính chiến lược này giúp OMO từng bước giành thị phần từ các đối thủ khác.
Có thể nhớ lại cuộc chiến về giá năm 2002 giữa OMO và đối thủ trực tiếp lúc bấy giờ là P&G,
hai hãng đã có những chiến lược “ăn miếng trả miếng” giảm giá rồi kích thích mua hàng. Cuộc
chiến này người được hưởng lợi nhiều nhất là khách hàng, thế nhưng sau này OMO đã chứng
minh chiến lược khôn ngoan và hãng đã khiến người dùng trở nên quen thuộc với các sản
phẩm của hãng. Sau đó, hãng đã tăng giá trở lại và người dùng mặc định với chất lượng của
hãng đi đôi với mức giá đề ra là hợp lý.
OMO đã nghiên cứu kỹ thị trường mục tiêu để đo lường nhận thực của thị trường về
giá trị sản phẩm. Theo đó, xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam là luôn gắn giá với chất
lượng sản phẩm. Giá cao đồng nghĩa với chất lượng cao. OMO đặt giá cao hơn giá của sản
phẩm cạnh tranh. OMO áp dụng cách định giá này vì sản phẩm OMO có những khác biệt với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranhnhư bao bì, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng cao hơn, nhiều tính
năng hơn, … Tuy nhiên khoảng cách chênh lệch giữa giá mà OMO tạo ra với các sản phẩm
khác cũng không quá để tránh ảnh hưởng tới những khách hàng nhạy cảm về giá.

9



Nhìn chung, OMO có mức giá tầm cao, cao hơn khoảng 30-40% so với nhiều hãng bột
giặt nội địa. OMO có giá khoảng 40.000-70.000 đồng/kg, 50.000-70.000 đồng/lít nước giặt,
trong khi đó nhiều hãng bột giặt khác như Lix, Aba, Net chỉ có giá từ 20.000-40.000 đồng/kg.
Đây cũng là thách thức không nhỏ của Unilever đối với việc giữ chân khách hàng và giữ vững
vị trí đứng đầu của OMO trong lĩnh vực bột giặt tại Việt Nam.
Những năm gần đây, OMO tung ra thị trường những dòng sản phẩm phân khúc bình
dân, các sản phẩm tích hợp nhiều tính năng với các mức giá khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng. Đồng thời cũng áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá nhằm
tăng sức cạnh tranh với nhiều hãng bột giặt khác đặc biệt với những nhãn hàng có mức giá
thấp.
2.4.

Kết quả
OMO ln là thương hiệu bột giặt đứng đầu về thị phần ở tất cả các thị trường tại Châu

Á, về cả mặt thị phần giá trị và thị phần sản lượng trong các năm qua.
Sau một thời gian OMO chiến lĩnh được phần lớn thị trường Việt, P&G đã nhảy vào
và cạnh tranh trực diện với OMO của Unilever bằng nhãn hiệu Tide. Mặc dù Tide đến sau
nhưng đã có tham vọng giành giật vị trí thứ nhất trên thị trường, và Tide cũng sử dụng đúng
như OMO đã làm, truyền thông quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện quảng cáo đại chúng
nhằm chinh phục khách hàng. Cuộc cạnh tranh càng lên cao khi hai bên liên tục chạy đua về
quảng cáo, tạo ra sức hút để có thể đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Sau đó, họ có
cuộc chạy đua về giá giữa nhãn hiệu bột giặt OMO của Unilever và nhãn hiệu Tide của P&G
với mục đích nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Và kết quả, bây giờ OMO đã bảo vệ được
thị phần của mình.

10



Theo khảo sát, nhãn hiệu OMO của Unilever vẫn đang dẫn đầu thị trường về sự trải
nghiệm của người tiêu dùng với sản phẩm với 83% phụ nữ được hỏi nói rằng họ đã từng sử
dụng OMO ít nhất một lần. Các nhãn hiệu khác đến từ Unilever như Surf, Viso cũng đang
đóng tốt vai trị của mình trong việc thu hút nhiều sự trải nghiệm của người tiêu dùng.
Bảng xếp hạng các trải nghiệm sản phẩm của người tiêu dùng
Daso

4%

Mỹ Hảo

4%

Net

4%

Attack

7%

Vì Dân

12%

Lix

14%


Aba

17%

Viso

17%

Surf

21%

Ariel

30%

Tide

33%

Omo

83%
0%

10%

20%

30%


40%

50%

60%

70%

80%

90%

11


Bảng xếp hạng sự lựa chọn sản phẩm sử dụng hiện tại của người tiêu dùng khác với
bảng xếp hạng các trải nhiệm sản phẩm của họ. Trong cả 2 bảng xếp hạng, OMO vẫn giữ vị
trị đầu bảng với 60% thị trường, theo sau là Ariel với 12% phụ nữ đang sử dụng. Đứng ở vị
trí thứ 3 với 7% là Aba từ Vietcos, đây là một nhãn hiệu bột giặt trong nước với đối tượng
khách hàng mục tiêu thuộc phân khúc cao như OMO và Ariel. Ở các vị trí tiếp theo trong bảng
xếp hạng là nhóm hàng phân khúc thấp với các nhãn hiệu theo thứ tự là Tide, Surf, Lix và
Viso.

Bảng xếp hạng sự lựa chọn sản phẩm sử dụng hiện tại của
người tiêu dùng
Pao

1%


Net

1%

Mỹ Hảo

1%

Vì Dân

1%

Attack

2%

Viso

2%

Lix

2%

Surf

4%

Tide


6%

Aba

7%

Ariel

12%

Omo

60%
0%

2.5.

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%


Điểm mạnh, điểm yếu:

2.5.1. Điểm mạnh:
Sản phẩm OMO là sản phẩm của một tập đoàn lớn đã đáp ứng được 3 yếu tố: độ an
toàn cho da tay, độ giặt tẩy trắng và hương thơm của sản phẩm nên thu hút được đa số người
tiêu dùng tại Việt Nam.


Được sự hỗ trợ của tổng doanh nghiệp Unilever toàn cầu nên nguồn tài chính rất vững

mạnh.

12




Sản phẩm có giá cả hợp lý mà chất lượng lại cao (khả năng hoà tan của bột giặt OMO

cực nhanh và có khả năng xốy bay các vết bẩn nhanh, trắng và sạch) , đúng với tiêu chí “ngon
- bổ - rẻ” của người Việt Nam nên chiếm lĩnh được thị hiếu của người tiêu dùng.


Sản phẩm OMO ln được đổi mới và cải tiến, phù hợp với việc giặt tay hay giặt máy

làm sạch quần áo đến mức tối ưu đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm trí người tiêu dùng.


Trên thị trường, OMO đã đưa ra rất nhiều mẫu bao bì mới thiết kế theo phong cách hài


hoà, mới lạ, thân thiện, gần gũi, sống động kiểu dáng tinh tế, đẹp mắt đáp ứng nhu cầu ngày
cao của con người.


Trong q trình sản xuất mẫu mã kiểu dáng sản phẩm, Unilever cố gắng tạo nhiều dấu

hiệu nổi bật giúp người tiêu dùng dễ nhận biết được hàng thật, hàng kém chất lượng. Vì thế,
sản phẩm OMO của cơng ty được người tin tưởng và lựa chọn


Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên vững mạnh, vừa có kiến thức tốt vừa có tinh thần

trách nhiệm cao.


Doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình nhân đạo như: “OMO – áo trắng ngời

sáng tương lai”, “Triệu tấm lòng vàng”, “Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, ... càng thu
hút được nhiều sự chú ý của mọi người dân trong xã hội.


Nắm bắt “thời đại cơng nghệ”, người tiêu dùng có thể đặt mua qua các app phổ biến

như lazada, shoppee, tiki, now,... và được ship đến tại nhà.
2.5.2. Điểm yếu:


Doanh nghiệp khơng chiếm được thị phần ở nơng thơn do giá cả của OMO vẫn nhỉnh


hơn so với các loại bột giặt thơng thường khác.


Hiện nay, OMO phải cạnh tranh với nhiều đối thủ đáng gờm như: Tide, Viso, Vì dân,...



Hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng khơng ít đến uy tín của doanh nghiệp.



Việc mua hàng qua mạng sẽ khiến khách hàng bị lộ thông tin cá nhân, dễ bị kẻ xấu

xâm phạm.


Vẫn cịn những cơng nghệ cao chưa được áp dụng tại do chi phí cao, vì vậy doanh

nghiệp phải nhập khẩu nhiều ở nước ngoài nên gây tốn kém chi phí và khơng tận dụng được
hết nguồn nhân lực dồi dào, tiềm năng tại Việt Nam.

13


Chương III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO OMO
Để thu hút được khách hàng tin dùng sản phẩm thì hãng OMO ln phải tìm hiểu thị
hiếu tiêu dùng, ln cố gắng đi theo quan điểm khách hàng, mọi công tác, hoạt động của mình
phải ln hướng vào khách hàng và thoả mãn nhu cầu tối đa của họ:
❖ Luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm nhằm tìm cách hạ chi

phí, giá thành, nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường:


Đảm bảo không thay đổi về khối lượng và chất lượng bên trong của bột giặt về thành

phần, độ an toàn, mùi thơm.


Đảm bảo tránh khỏi các tác nhân gây hư hỏng sản phẩm như: vi sinh vật, nước, hơi

nước, khơng khí, nhiệt độ, các loại côn trùng, tác dộng cơ học của mơi trường...
❖ Cần có thơng tin giới thiệu sản phẩm thu hút người tiêu dùng thông qua nhãn hiệu, hình
thức và kết cấu bao bì bột giặt:
❖ Nhãn hiệu bao bì được quy định chặt chẽ theo các quy định của nhà nước phải thể hiện
được đặc tính của OMO, nhà sản xuất, sự đảm bảo chất lượng OMO chứa đựng bên trong.
❖ Bao bì thiết kế phải thuận tiện, tiết kiệm cho sự bảo quản sản phẩm, phân phối, lưu kho
và quản lý tiêu dùng. Bao bì thiết kế phải tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật những thông tin sản
phẩm để dễ dàng phân biệt với các loại bột giặt khác.
❖ Doanh nghiệp nên làm quảng cáo phù hợp, gần gũi hơn với người Việt Nam: mang
tính dân tộc, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ và đặc biệt là tiết kiệm.
❖ OMO được cho là sản phẩm ít chương trình khuyến mãi, vậy nên doanh nghiệp nên
tăng cường các hoạt động khuyến mãi để kích thích tâm lý và gây sự thu hút hơn cho sản phẩm
của mình.
❖ Doanh nghiệp nên thay đổi bao bì sản phẩm tránh gây nhàm chán và tạo sự thu hút
hơn. Bắt kịp xu hướng sẽ tạo ra lợi thế tốt trong kinh doanh như ngày lễ tết, sự kiện đặc biệt,...
và đi kèm thông điệp ý nghĩa đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng.
❖ Môi trường đang là vấn đề nóng đối với người dân Việt Nam cũng như quốc tế, vậy
nên tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng nhưng thân thiện, không gây động hại tới thiên nhiên
sẽ giúp doanh nghiệp có thêm sự chú ý và lòng tin của khách hàng.
14



❖ Doanh nghiệp nên tận dụng các nguyên vật liệu có thể tìm tại Việt Nam để giảm chi
phí nhập khẩu và mở thêm cơ sở sản xuất, phân bố rộng rãi làm giảm chi phí vận chuyển. Khi
chi phí sản xuất giảm, giá cả sản phẩm cũng sẽ giảm giúp OMO có lợi thế cạnh tranh hơn và
đạt mức giá hợp lý có thể phát triển kinh doanh cả ở vùng nơng thơn.
❖ Thực hiện chăm sóc khách hàng chu đáo cả trước, trong và sau khi bán hàng.
KẾT LUẬN
Tóm lại, nhân tố chất lượng hàng hóa, bao gói và nhân tố giá cả cùng các nhân tố khác
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tiêu thụ sản phẩm. Người mua sẽ tự cân bằng giữa giá trị sản
phẩm đem lại và nhu cầu, thu nhập của bản thân. Từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có
thể thấy, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực cố gắng nghiên cứu và lắng nghe thị trường để có
thể khắc phục khuyết điểm sao cho tối ưu nhất so với các đối thủ cạnh tranh.
Vì thời gian thảo luận có hạn cộng thêm năng lực và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều
nên bài viết này khơng tránh khỏi những thiếu sót, nhóm 1 rất mong nhận được sự chỉ bảo tận
tình của cơ và sự góp ý chân thành của các bạn trong nhóm phản biện để bài viết này được
hồn thiện hơn.
Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn!

15


BẢNG ĐÁNH GIÁ CƠNG VIỆC NHĨM 2
STT

Họ tên
Hà Thị Vân Anh (NT)

01


Nhiệm vụ
Làm đề cương, phân công nhiệm vụ
Chương 1

02

Phạm Vân Anh

Chương 1

03

Trần Phương Anh

Làm powerpoint

04

Trần Thị Quỳnh Anh

05

Đào Thị Ngọc Ánh

06

Dương Thị Ánh

07


Vũ Thị Khánh Bằng (TK)

2.1, 2.2, 2.3, 2.4

Lời mở đầu, kết luận, cảm ơn, tổng hợp
word, in word. Viết biên bản họp

08

Lê Linh Chi

2.5 và chương 3

09

Tạ Linh Chi

Thuyết trình

10

Trần Thị Đơng

2.5 và chương 3

Cá nhân
đánh giá

Nhóm trưởng
đánh giá


Ghi chú




×