Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kỹ năng quản lý cảm xúc và thảo luận nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.83 KB, 13 trang )

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
I. Khái niệm và ý nghĩa của làm việc nhóm
1. Khái niệm
Nhóm là tập hợp nhiềungười cùng có chung mục tiêu, thường xuyên tương tác với
nhau, mỗi thành viên có vai trị nhiệm vụ rõ ràng và có các quy tắc chung chi phối lẫn
nhau.
2. Ý nghĩa của làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công việc. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá
nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ.
Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau.
Làm việc theo nhóm có thể giảm được một số nhân sự, khâu trung gian nên linh
hoạt hơn. Vì linh hoạt nên tổ chức dễ thay đổi để đối phó với thay đổi của mơi trường,
nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ.
Nhóm có thể tạo ra mơi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm của các
cá nhân bổ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra tồn diện và phù hợp hơn.
Nhóm làm việc có đủ khả năng hồn thành một dự án hồn chỉnh trong khi mỗi cá
nhân chỉ có thể hồn thành một phần việc. Nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của
mỗi cá nhân trong công tác chuyên môn và cả ngồi chun mơn. Các thành viên tự rút ra
những gí tốt nhất để học hỏi lẫn nhau, cải thiện thái độ và ứng xử của mình.
II. Các yếu tố cản trở hiệu quả làm việc nhóm
1. Yếu tố tâm lý của các thành viên trong nhóm
- Sự thỏa mãn: Những thành viên có sự thỏa mãn thường có biểu hiện:
+ Tự ý thức cao về bản thân;
+ Cho rằng những ý kiến mình đưa ra là đúng;
+ Khơng để ý đến những ý kiến của người khác.
- Sự từ chối: Biểu hiện của những người này là:
+ Ngại đưa ra ý kiến;
+ Ngại giao tiếp;
+ Tự ti mặc cảm về bản thân.
- Sự do dự với những biểu hiện cụ thể:


+ Dễ bị chi phối vì ngoại cảnh;
+ Hồi nghi về ý kiến của chính mình và của những người khác;
+ Quá thận trọng trước những ý kiến khác;
+ Thiếu dứt khoát trong sự lựa chọn và quyết định, thường phải có sự tác động
mạnh.
- Sự thay đổi: Là những người có biểu hiện sau:

1


+ Quyết đốn với quan điểm đã được nhóm đồng thuận;
+ Nhận ra thiếu sót trong quan điểm của mình và chấp nhận thay đổi;
+ Thích tiếp cận cái mới.
Trong 4 yếu tố trên, ba trạng thái đầu nếu không nhanh chóng chuyển sang trạng
thái thứ tư chắc chắn hoạt động nhóm sẽ khơng đạt được hiệu quả như mong muốn.
2. Xác định mục tiêu nhóm
Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà nhóm hướng tới để thực hiện cơng việc. Nhóm
làm việc mà khơng có mục tiêu rõ ràng sẽ dẫn đến sự mơ hồ, cảm tính trong giải quyết
vấn đề. Theo đó khó có sự đồng thuận của nhóm, hiệu quả làm việc nhóm hoặc khơng
đạt, hoặc đạt được nhưng khơng cao. Mục tiêu của nhóm cần được xây dựng theo 5 tiêu
chí; Rõ ràng, cụ thể; Có định lượng;Thực tế; Có khả năng thực thi; Có hạn định về thời gian.
3. Quy chế làm việc nhóm khơng chặt chẽ, sự phối hợp giữa các thành viên lỏng lẻo
Điều này cũng sẽ là rào cản ảnh hưởng xấu đến kết quả làm việc của nhóm. Khi quy
chế làm việc nhóm khơng chặt chẽ sẽ dễ xuất hiện tình trạng lộn xộn trong q trình làm
việc. Khơng đảm bảo quy chuẩn theo những nguyên tắc bắt buộc của quá trình làm việc
nhóm, dễ biến buổi làm việc nhóm trở thành hình thức, qua qt, tầm phào. Bên cạnh đó
việc phối hợp giữa các thành viên lỏng lẻo sẽ khiến kết quả làm việc của nhóm khơng đạt
được kết quả là quyết định và sự thống nhất của tập thể. Trong thực tế nhiều khi kết quả
cuối cùng rất có thể là do sự chi phối của một hoặc một vài cá nhân có tầm ảnh hưởng
lớn trong nhóm.

III. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Nhóm làm việc hiệu quả là nhóm hội tụ một số đặc điểm cơ bản như các thành viên
hiểu rõ lý do tồn tại của nhóm; các nguyên tắc và quy chế được thảo luận, đồng thuận;
thơng tin trong nhóm thơng đạt; các thành viên hỗ trợ nhau; có những quy tắc kiểm tra,
đánh giá, khen thưởng rõ ràng. Để có những đặc điểm trên nhóm phải giữ giá trị căn bản
của nhóm, lấy đó làm định hướng hoạt động của mình chứ khơng phải là thi hành theo
chỉ thị cấp trên. Các nhiệm vụ của cá nhân và nhóm được nêu rõ bằng các mục tiêu
(SMART). Nhóm phải phối hợp lẫn nhau, sáng tạo. Tuy nhiên những đặc điểm trên
khơng phải là có ngay mà phải hình thành xây dựng dần dần trong các giai đoạn phát
triển của nhóm.
1. Đối với các cá nhân
Đối với mỗi cá nhân phải hình thành một số kỹ năng cơ bản sau:
Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong
nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây
dựng) ý kiến giữa các thành viên. Thực hiện kỹ năng lắng nghe trong nhóm làm việc gắn
liền với sự quan tâm tới vấn đề nhóm cần giải quyết. Lắng nghe khơng chỉ tiếp nhận ý
kiến mà cịn thanh lọc, phân tích và lựa chọn ý kiến. Cần thể hiện thái độ khi lắng nghe
bằng cử chỉ, ánh mắt và tư thế. Khi người trình bày ý kiến cảm nhận được cử tọa đang

2


chú ý sẽ cảm thấy tự tin và phấn khích hơn; Cần thể hiện thái độ lắng nghe với sự quan
tâm thực sự.
Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ
tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.
Nguyên tắc chất vấn phải trên tinh thần tôn trọng đối tác, giàu thiện chí; khơng chất vấn
q dài; khơng chất vấn bằng thái độ gay gắt; mội dung chất vấn cần rõ ràng, không mơ
hồ.
Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng

thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Khả năng thuyết phục rất quan trọng trong trường hợp cónhững ý kiến khác nhau khi
giải quyết vấn đề của nhóm. Sức thuyết phục khơngchỉ ở ngơn ngữ, cử chỉ, hành vi mà
cịn cả ở sự chân thành, thân thiện.
Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tơn trọng ý kiến của những người khác
thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Thực chất
tôn trọng người khác cũng tức là tơn trọng chính mình. Tơn trọng cũng là một hình thức
khích lệ tinh thần, hỗ trợ cho lịng nhiệt tâm đối với cơng việc.
Trợ giúp: Các thành viên trong nhóm phải biết giúp đỡ nhau và biết cách tiếp nhận
sự giúp đỡ; Sự trợ giúp làm tăng cường khả năng của các cá nhân, tạo mối liên kết giữa
các thành viên trong nhóm.
Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và trình bày, chia sẻ những suy nghĩ của mình
cho nhau. Việc tham khảo ý kiến của người khác và sẵn sàng nhận sự sẻ chia của các
thành viên khác trong nhóm là điều tối cần thiết.Sẻ chia khiến mỗi thành viên trong nhóm
có cơ hội tự hồn thiện chính mình. Sẻ chia là yếu tố dễ dẫn đến sự gắn kết mọi người
với nhau;
Phối hợp: Đây là kỹ năng rất quan trọng trong quá trình làm việc nhóm. Thiếu khả
năng phối hợp nhóm sẽ rời rạc, mục tiêu làm việc nhóm sẽ khơng thể thực hiện. Mỗi
thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Sự phối hợp địi
hỏi phải biết rõ cơng việc của mình và mối quan hệ tương tác giữa mình với các thành
viên trong nhóm. Phối hợp cần đồng bộ và nhất quán.
2. Đối với tổ chức nhóm
- Trước hết cần xây dựng nguyên tắc làm việc của nhóm với những nộidung sau:
Cần chia sẻ thông tin và nguồn lực;Thống nhất về phương thức thực hiện;Tơn trọng
và khích lệ nhau;Cộng tác chứ khơng cạnh tranh;
- Các kỹ năng chung trong tổ chức nhóm:
Thiết kế nhóm làm việc
+ Xác định mục tiêu, quyền hạn và thời gian tồn tại nhóm. Khi nhóm đang hình
thành, nó cần những mục tiêu để tập trung vào nỗ lực của mình. Như trên đã nêu, các
mục tiêu cần cụ thể, có tính khả thi, có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với tầm nhìn và giá


3


trị của tổ chức. Cần có hạn định rõ ràng về thời gian đểnhóm xây dựng kế hoạch hợp lý
đảm bảo việc thực hiện theo mục tiêu và kết quả cơng việc đã đề ra;
+ Xác định vai trị và trách nhiệm. Đây là bước tiếp theo cần được tiến hành để đảm
bảo cho mỗi thành viên trong nhóm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và
phối hợp hiệu quả vì mục tiêu chung của nhóm; Cần có sự cam kết của các thành viên về
việc thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu tuân thủ quy chế trong q trình làm việc.
+ Xác định tiêu chí đánh giá. Các thành viên trong nhóm cần phải biết và thống nhất
các tiêu chí đánh giá cơng việc trên cả phương diện năng lực, phẩm chất và hiệu quả công
việc. Điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng đối với từng thành viên.
Đồng thời có tác dụng khích lệ, động viên, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho khả
năng cống hiến của mỗi thành viên;
+ Chọn thành viên cho nhóm. Đây được coi là khâu quan trọng nhất trong việc thiết
kế nhóm làm việc. Sự thành bại của nhóm chính là ở bước lựa chọn các thành viên có
phù hợp với nhiệm vụ của nhóm hay khơng. Nhìn chung, những người có các phẩm chất
sau đây phù hợp với hoạt động nhóm:Thẳng thắn, trung thực;Mạnh dạn đưa ra đề xuất;
Chịu trách nhiệm về hành động của mình;Có trình độ và năng lực chun mơn phù hợp..
Tùy theo mục tiêu và u cơng việc của nhóm để hạn định số thành viên trong
nhóm. Thơng thường đối với nhóm nhỏ tối đa là 10 thành viên gắn với những nhiệm vụ
phức tạp và đòi hỏi kỹ năng cụ thể. Các nhóm lớn hơn khoảng trên 20 thành viên phù hợp
với những nhiệm vụ đơn giản. Khó khăn đối với nhóm lớn là sự phối hợp, sự đồng thuận
của tất cả các thành viên.
Kỹ năng giải quyết xung đột
Xung đột là vấn đề thường xảy ra trong các nhóm làm việc. Lý do của xung đột
xuất phát từ sự khác biệt về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nền tảng văn hóa, hay bất
đồng về quan điểm, quyền lợi, trách nhiệm.
Xung đột có thể tạo động lực, nhưng cũng có thể là nhân tố phá hoại hoạt động

nhóm. Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động nhóm diễn ra thuận chiều,cần nhanh
chóng và tích cực giải quyết xung đột. Cách giải quyết xung đột tốt nhất là tất cả các
thành viên đều “gặp nhau ở điểm giữa”. Chia sẻ và thơng cảm với nhau vì một mục tiêu
chung. Khơng tìm cách xốy sâu vào điểm khác biệt. Trong thực tế có nhiều cách giải
quyết xung đột:
+ Bằng biện pháp áp đảo: Thể hiện sự cứng rắn, cương quyết của số đơng hoặc số
có uy tín trong nhóm, áp đặt các thành viên còn lại theo quan điểm, hướng giải quyết của
mình. Biện pháp này có thể khiến các thành viên bị áp đảo không thoải mái, ấm ức, thậm
chí dẫn đến thù địch; hoặc tạo sự thay đổi; thậm chí tiến bộ vượt bậc.
+ Bằng biện pháp né tránh: Ngại va chạm, sẵn sàng đồng ý giải pháp dung hịa cho
các bên mà khơng ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nào, không quan tâm đến chất lượng,
hiệu quả của vấn đề được đưa ra giải quyết. Thực chất biện pháp này các bên tham gia
đều không hài lòng nhưng đành chấp nhận.

4


+ Biện pháp nhường nhịn: Đây là biện pháp mà quyết định cuối cùng được đưa ra
nhằm xoa dịu sự căng thẳng, giải quyết căn bản mối quan hệ hơn là đáp ứng yêu cầu
công việc ở mức cao nhất. Biện pháp này thường được thực hiện khi một bên chấp nhận
hi sinh, thiệt thịi phần mình. Thực tế có những trường hợp bên “thua” nhận thấy giải
pháp của mình là tối ưu, tuy nhiên vì sợ mất quan hệ nên họ đành nhường nhịn. Dẫn tới
tình trạng hoạt động nhóm khó đạt được kết quả tốt nhất.
+ Biện pháp hợp tác “cộng hòa”: Xung đột nảy sinh khi các bên không đồng quan
điểm, nhưng trong trường hợp các bên đều cùng một mục tiêu chung là đạt được hiệu quả
cơng việc cao nhất, nỗ lực phân tích, đánh giá và đồng thuận với những giải pháp cho kết
quả tốt nhất. Đây là biện pháp lý tưởng mà mọi xung đột diễn ra trong nhóm đều mong
muốn đạt được. Thắng lợi cuối cùng thuộc về tập thể nhóm làm việc.
Giải quyết xung đột là một vấn đề khá phức tạp. Đòi hỏi trước hết là khả năng điều
hành hoạt động nhóm của người nhóm trưởng. Tiếp đó là sự hưởng ứng tích cực của

chính các thành viên trong nhóm vì một mục tiêu chung. Để quản lý xung đột cần tiến
hành các bước sau:
. Xác định xung đột: Vấn đề gây xung đột là gì? Thuộc loại xung đột nào?Những ai
tham gia vào xung đột đang diễn ra;
. Tiên liệu về xung đột: Xung đột đơn giản hay phức tạp? Nguy cơ về gia tăng xung đột;
. Tìm biện pháp giải quyết xung đột: Trưng cầu những ý kiến khác nhau để giải
quyết xung đột. Huy động sự tham gia của mọi người vì một mục tiêu chung? Tránh đề
cập quan điểm cá nhân. Tránh định kiến hoặc áp đặt với các nhóm xung đột;
. Nếu có thể huy động nhóm nhỏ có quan điểm dung hịa các bên xung đột để làm
dịu xung đột. Tiếp đó tìm điểm tương hợp giữa các bên và động viên, khích lệ các bên
cùng tập trung giải quyết nhiệm vụ của nhóm.
Kỹ năng tổ chức cuộc họp nhóm.
Chuẩn bị cho cuộc họp:
Xác định nội dung và mục tiêu cần đạt được củacuộc họp bao gồm:Cuộc họp nhằm
giải quyết vấn đề gì? Khi nào cuộc họp kết thúc?Các thành viên sẽ đóng góp ý kiến như
thế nào?Các mâu thuẫn, xung đột sẽ được giải quyết như thế nào?Mong đợi những gì từ
mỗi thành viên?
Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành cuộc họp như: địa điểm, thời gian,
các phương tiện, công cụ cần thiết phục vụ cho cuộc họp (nếu cần); chuẩn bị kế hoạch
triển khai cuộc họp (có thể thơng tin trước bản kế hoạch và nội dung tiến hành cuộc họp
cho các thành viên trong nhóm trước khi cuộc họp diễn ra để họ có thời gian suy nghĩ).
- Triển khai cuộc họp: Để tạo khơng khí hợp tác trong cuộc họp, tốt nhất nên có
bước giới thiệu các thành viên của cuộc họp với nhau. Tiếp đó cần thống nhất cách thức
làm việc: yêu cầu mà cuộc họp cần đạt được; lần lượt triển khai từng nội dung đã được
xây dựng trong bảng kế hoạch.

5


Thảo luận và ra quyết định trong nhóm: Đây là bước quan trọng nhất quyết định kết

quả của cuộc họp. Những nội dung cần được giải quyết sẽ được đưa ra để mọi người
đóng góp ý kiến. Điều quan trọng là phải huy động được sự tham gia của tất cả các thành
viên với một tinh thần tích cực, hợp tác. Tránh tình trạng ý kiến chỉ tập trung vào một số
thành viên, cịn những thành viên khác khơng quan tâm. Việc tranh luận, những quan
điểm trái nhau, thậm chí xung đột nhau có thể diễn ra, địi hỏi người điều hành cuộc họp
phải rất linh hoạt. Cần tôn trọng những ý kiến chất vấn cũng như đóng góp của các thành
viên. Làm rõ và diễn giải cẩn thận những ý kiến then chốt. Đề nghị mọi người đưa ra
những quan điểm của mình để bảo vệ những ý tưởng mới.
Cần kiểm soát kế hoạch đã xây dựng và tập trung vào chủ đề cuộc họp, tránh lệch
hướng, lan man, nhưng cũng không cứng nhắc dễ dập tắt những ý tưởng sáng tạo. Sau
mỗi nội dung được triển khai cần có sơ kết. Đảm bảo rằng các thành viên đều nắm được
diễn biến của cuộc họp cũng như mục tiêu cuộc họp và mục tiêu của từng vấn đề.
- Công đoạn ra quyết định thường diễn ra một số tình trạng sau:
+ Quyết định được đưa ra rất nhanh chóng vì mọi thành viên tỏ ra thờ ơ, khơng
quan tâm. Tình trạng này thường dẫn đến nguy cơ bỏ qua nhiều ý kiến có giá trị, hoặc
khơng ai chịu đào sâu suy nghĩ, các quyết định thường hời hợt, thiếu chất lượng.
+ Ra quyết định kiểu áp đặt: Những quyết định cuối cùng thường bị chi phối bởi các
lãnh đạo cấp trên, người bảo trợ nhóm hoặc người trưởng nhóm, khơng thơng qua thảo
luận, hoặc thảo luận chỉ mang tính hình thứcvì vậy thường mang tính chủ quan có thể dẫn
đến cảm tính, sai lệch, thậm chí gây hậu quả đối với kiểu quyết định áp đặt.
+ Ra quyết định theo nguyên tắc đa số: Trong thực tế, ra quyết định căn cứ vào sự
đồng ý hoặc biểu quyết của số đơng khơng hồn tồn cho ý nghĩa tích cực. Bộ phận thiểu
số cịn lại trong nhóm cảm thấy bị yếu thế sẽ rơi vào tình trạng mâu thuẫn, xung đột với
nhóm mạnh.
+ Ra quyết định trên tình thần hợp tác: Đây là hình thức ra quyết định lý tưởng nhất,
theo đó tất cả các thành viên trong nhóm đều hướng tới mục tiêu chung và thể hiện tinh
thần trách nhiệm. Mỗi người đều phát huy thế mạnh của mình đồng thời có khả năng
kiểm sốt bản thân để phối hợp hiệu quả với các thành viên còn lại. Những quyết định
xuất phát từ sự đồng thuận cao bao giờ cũng là đích đến của những nhóm làm việc hiệu quả.
- Kết thúc cuộc họp ghi biên bản với những nội dung cốt yếu:Thời gian, địa điểm,

thành phần tham dự,nội dung thảo luận, ra quyết định, trách nhiệm của các cá nhân ....
Câu hỏi học tập
1. Phân tích các biện pháp để làm việc nhóm hiệu quả.

KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC VÀ ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
I. Những vấn đề chung về cảm xúc

6


1.Khái niệm về cảm xúc
Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính
mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân.
Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là
một nhân cách.
Cảm xúc có nhiều loại: Cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ...
Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: u và ghét, ưa thích và khơng ưa
thích, xúc động và dửng dưng...
Quản lý cảm xúc (EI) là khả năng hiểu và quản lý những cảm xúc của bạn và của cả
những người xung quanh. Những người có một mức độ trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu
rõ cảm giác của người khác, từ đó cảm xúc của họ cũng có thể tác động đến người khác.
2. Phân loại cảm xúc
- Theo thời gian và mức độ mãnh liệt
+ Tâm trạng là một trong những dạng phổ biến nhất của các trạng thái cảm xúc con người.
Tâm trạng có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Cường độ yếu.
Thời gian kéo dài đáng kể.
Không rõ ràng, khơng có ý thức.
Mang tính chất phân tán đặc biệt.
Nguyên nhân gây nên tâm trạng:

Do các quá trình và các trạng thái khác nhau của cơ thể.
Do các đặc điểm của mơi trường bên ngồi nơi người đó sống và làm việc.
Do các đặc điểm tác động lẫn nhau giữa người với người.
Do những ý nghĩ và biểu tượng đương màu sắc cảm xúc của cá nhân.
+ Xúc động: Khi các rung động cảm xúc xảy ra với cường độ lớn và biểu hiện đột
ngột thì gọi là xúc động.
Xúc động có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Rung động cảm xúc biểu hiện bên ngoài mãnh liệt.
Rung động cảm xúc xảy ra trong thời gian ngắn với những đặc điểm riêng.
Rung động cảm xúc mang tính chất khơng có ý thức ở mức đáng kể.
Rung động cảm xúc thể hiện tính chất lan tỏa rất rõ ràng.

7


- Theo tính tích cực và tiêu cực
+ Cảm xúc hay thái độ tiêu cực là những cảm xúc, thái độ thụ động, tránh đấu tranh,
gồm:Chán; Ghét, hận; Tức giận, kích động, quá khích; Sợ hãi, nhút nhát
+ Cảm xúc hay thái độ tích cực là những cảm xúc, thái độ khẳng định, dấn thân,
gồm:Thích; Yêu; Hưng phấn, phấn khích; Tự tin.
3. Vai trò và chức năng của các loại cảm xúc
- Cảm xúc giúp con người thích ứng với hoàn cảnh.Khi vui, buồn, giận dữ… đã tạo
ra những biến đổi cả về tâm sinh lý làm phá vỡ trạng thái cân bằng vốn có, tạo cảm giác
thoải mái hay khó chịu cho bản thân. Cảm xúc giúp cho con lấy lại trạng thái quân bình
về mặt tâm lý. Khi buồn, chúng ta khóc nỗi buồn sẽ vơi đi, lịng thấy nhẹ nhõm hơn. Khi
vui, chúng ta cười, nói nhiều và sau đó trạng thái cân bằng được tái lập… Cảm xúc đã
giúp ta thích ứng với hồn cảnh sống.
- Cảm xúc gắn liền với nhu cầu và việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể.Trạng thái
thiếu hụt sẽ dẫn đến những đòi hỏi cần phải thoả mãn để tồn tại và phát triển làm xuất
hiện nhu cầu. Nhu cầu được thoả mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tích cực (dương tính), ngược

lại nhu cầu khơng được thoả mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu cực (âm tính).
- Cảm xúc có thể kích thích hay kìm hãm hành động.Khơng gì có thể mạnh bằng sức
mạnh của tình u thương và lịng căm thù. Cảm xúc có thể củng cố, làm tăng thêm sức
mạnh, tính kiên trì, khắc phục mọi khó khăn để đạt được mục đích của chủ thể nhưng
cảm xúc cũng có thể kìm hãm, ức chế hành động của chủ thể. Khi vui, chúng ta làm việc
hiệu quả hơn, khi giận dữ, căm thù chúng ta có thể làm những việc mà mình khơng kiểm
sốt được, khi u thương người khác chúng ta có thể làm mọi việc thậm chí sẵn sàng hy
sinh cả bản thân mình… Vậy, kích thích hành động, hay ức chế, kìm hãm hoạt động là
tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất và hồn ảnh nảy sinh cảm xúc.
- Cảm xúc có mối quan hệ mật thiết với tư duy.Cảm xúc, tư duy và hành vi là ba yếu
tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi chúng ta tư duy tích cực thì sẽ có cảm xúc tích
cực và hành vi của chúng ta cũng thể hiện tích cực và ngược lại. Cơ chế tự nhủ với bản
thân (self-talk) theo hướng tích cực hay tiêu cực cũng sẽ tạo ra cảm xúc tương ứng. Đời
thay đổi khi chúng ta thay đổi, và thay đổi đó phải bắt đầu từ tư duy. Tư duy thay đổi thì
cảm xúc cũng thay đổi và cảm xúc cũng tác động ngược lại tư duy.
- Cảm xúc đóng vai trị quan trọng trong hoạt động giao tiếp.Cảm xúc biểu lộ qua
hành vi khi giao tiếp với người khác. Cảm xúc tích cực sẽ phá tan bầu khơng khí căng
thẳng, ngược lại, cảm xúc tiêu cực trong giao tiếp sẽ làm nảy sinh phản ứng phòng vệ
giữa các cá nhân khi giao tiếp. Cảm xúc sẽ truyền đạt thái độ, tâm thế, tính hợp tác và
quan điểm của cá nhân khi giao tiếp. Giao tiếp biết thể hiện cảm xúc phù hợp sẽ mang lại
hiệu quả.
4.Tác hại của việc thiếu kiểm soát cảm xúc

8


- Tác hại đối với sức khỏe bản thân
Không làm chủ được cảm xúc bản thân có thể gây tổn thương cho gan. Khi nóng
giận, tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần
kinh trung ương khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ lên rất cao, từ đó axit béo, độc

tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng tăng lên.
Khiến não nhanh chóng “già” đi: Khi tức giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ
lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây, điều này khiến cho lượng huyết dịch
trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, cực kì gây hại cho não.
Tác hại của việc không làm chủ được cảm xúc bản thân còn dẫn đến việc tổn
thương phổi: khi tức giận, bạn sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hốn đổi
khí trong một tần suất q cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian
thu co giảm xuống liên tục, do đó, phổi sẽ khơng có thời gian điều hịa, nghỉ ngơi mà
phải làm việc liên tục. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra nhưng tổn thương cho
lá phổi.
Hệ thống miễn dịch bị tổn thương: khi tức giận cơ thể bạn cũng sẽ tiết ra chất “
cortisol do cholesterol”, nếu không kiềm chế được cơn tức giân, cơ thể sẽ liên tục tạo ra
chất này và tích tụ trong một thời gian dài, gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của
bạn, khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tậ sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn.
Thiếu oxy cho cơ tim: Lượng huyết dịch về tim khi tức giận sẽ chuyển rất nhiều lên
não và phần mặt của bạn, do đó, lượng huyết dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm
đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim, làm cho tim co bóp khơng
cịn nhịp nhàng như bình thường nữa.
- Tác hại đối với các mối quan hệ xung quanh
Trong cuộc sống, cảm xúc cũng có những giá trị nhất định, cảm xúc tích cực giúp
xoa dịu sự sợ hãi, ngờ vực, là động lực phát triển, đẩy lùi những khó khăn, tạo dựng niềm
tin trong cuộc sống. Nhưng không làm chủ được cảm xúc bản thân cũng là tác nhân gây
ra khơng ít trở ngại. Khi con người mất kiểm soát rơi vào những trạng thái giận dữ, giận
hờn, ghanh ghét, đố kỵ, thù hận, kiêu ngạo, ích kỷ, tham vọng, lo âu, sợ hãi, u mê, ngu
muội… thì người ta rất dễ mất bình tĩnh và có những hành động sai, cho dù họ có hiểu
biết đầy đủ pháp luật thì cũng khơng thể tránh khỏi những hành động nguy hiểm nêu trên.
Khi tức giận, chúng ta thường có xu hướng nảy sinh những lời nói và hành động
một cách khơng suy nghĩ, từ đó gây ra những tổn thương cho các mối quan hệ xung
quanh, đặc biệt là đối với những người có sở thích “ giận cá chém thớt và bơi ớt lên dao”.
Nhiều khi, lời nói và hành động chỉ là một phút bốc đồng nhưng lại gây ra hậu quả

nghiêm trọng trong tình huống “ sự đã rồi”, bạn sẽ khó lịng nhận được sự cảm thơng từ
người khác.
Nói cách khác, khi mất bình tĩnh, mất kiểm sốt, khơng làm chủ được cảm xúc bản
thân…người ta có thể rơi vào trạng thái ma quỷ. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta

9


hay sa lầy vào các sự việc và luôn bảo vệ quan điểm của mình mà khơng biết chúng ta
đang rơi vào trạng thái nguy hiểm, để cho cảm xúc xấu lấn át, điều khiển, dẫn tới những
hành động nguy hiểm.
II. Kỹ năng quản lý cảm xúc
1. Nhận thức cảm xúc của bản thân
Kỹ năng nhận thức bản thân là tìm lại chính mình, lắng nghe, thấu hiểu về chính
mình và từ đó có thể cảm nhận được cảm xúc của nhiều người khác nữa. Mỗi cá nhân
đều có những tố chất khác nhau, nhu cầu và mong muốn khác nhau và cách thể hiện cảm
xúc cũng khác nhau. Thông qua tất cả sự khéo léo, thông minh, tế nhị – đặc biệt là nếu
chúng ta muốn thành công trong giao tiếp, giải quyết vấn đề, thì kỹ năng nhận thức cảm
xúc bản thân lại càng trở lên quan trọng, có thể nói nó chính là kỹ năng cơ bản cần có để
phát triển nhiều kỹ năng khác.
Kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân là khả năng cảm nhận cảm xúc của chính bạn,
hiểu được những gì người khác nói với bạn và cách mà cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến
những người xung quanh. Nó bao gồm cảm giác, ý nghĩ của bạn, cũng như khi bạn hiểu
được cảm xúc của người khác như thế nào, nó cho phép bạn kiểm sốt được mối quan hệ
của mình hiệu quả hơn, hịa hợp hơn.
Có khả năng nhận thức tốt sẽ dần cảm thấy được cảm xúc của chính mình và vì thế
sẽ khơng cho cảm xúc lấn át lý trí và phát sinh những phản ứng tiêu cực.Biết được điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ nhận ra lĩnh vực nào có thể làm tốt hoặc cịn yếu kém
cần phải khắc phục. Rõ ràng, khả năng tự nhận thức quan trọng nhất, nó giúp cho việc tự
học, tự lập, tự thân vận động của chính bạn.

2.Cảm thơng và hiểu rõ cảm xúc của người khác
Cảm thơng có nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được
cảm xúc của người đó. Đó khơng có nghĩa là cảm thấy thương hại họ, nói những lời đãi
bôi giả dối, mà là nhận biết và hiểu được cảm nhận của họ, những gì họ đã phải trải qua,
cả niềm vui và đau khổ…
Cảm thông được biểu lộ bằng sự quan tâm, chăm sóc đến người khác. Trong khi
thờ ơ hình thành từ thói “cho mình là trung tâm”, lối suy nghĩ thờ ơ này có xu hướng
chuyển thành hành động ích kỹ..Trong khi đó, phát huy tính cảm thông, giảm bớt sự quan
tâm đến bản thân mà quan tâm hơn đến người khác sẽ làm tăng tính cách ấm áp của con
người hơn, tâm hồn rộng mở hơn. Và trên hết, phát huy tính cảm thơng sẽ giảm thiểu
stress cho bạn, làm tăng mức độ hạnh phúc cho chính mình. Người học được cách cảm
thơng, quan tâm đến người khác và cảm giác của mình, có thể chia sẽ niềm vui với những
gì người khác có được.
3.Tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Khả năng kiểm soát những cảm xúc và sự bộc phát, tránh được những phản ứng hồ
đồ. Người có khả năng tự điều chỉnh này khơng cho phép mình trở nên q giận dữ, đố
kỵ và họ khơng được bốc đồng hay có những quyết định thiếu cẩn thận. Họ nghĩ trước

10


khi họ hành động. Đặc điểm của khả năng tự điều chỉnh là có sự suy tính, thoải mái với
những thay đổi, trung thực và có khả năng để nói lời từ chối nhã nhặn.
4. Các biện pháp để quản lý cảm xúc
4.1.Quản lý cảm xúc bằng cách thay đổi suy nghĩ
Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách
thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hố cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra
cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do
phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy
chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận

của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực.“Ta khơng thể thay đổi được
chiều gió nhưng ta có thể thay đổi được hướng buồm” - Adam Khoo&Stuart Tan ("Làm
chủ tư duy thay đổi vận mệnh"). Nhiều bác sỹ trị liệu thừa nhận rằng có mối tương quan
trực tiếp giữa những gì ta nghĩ với những gì ta cảm nhận. Có sợi dây kết nối ở đây. Suy
nghĩ ảnh hưởng đến cảm xúc. Đôi khi lối tư duy sai lệch, thái quá hoặc không phù hợp là
nguyên nhân gây nên cảm xúc hoặc khiến cảm xúc kéo dài hơn mức cần thiết. Nếu ta
nghĩ một chuyện gì đó thật khủng khiếp, rằng tình hình sẽ khơng bao giờ chuyển biến
theo chiều hướng tốt hơn, thì cảm xúc của ta sẽ rất mãnh liệt. Đó là lí do vì sao sau khi
lắng nghe cảm xúc, việc xem xét suy nghĩ của mình là rất quan trọng.
4.2.Quản lý cảm xúc bằng cách thay đổi hồn cảnh
Cuộc sống khơng bao giờ sn sẻ, thuận buồm xi gió, trong cơng việc cũng vậy.
Sẽ có những thời điểm bạn gặp những thử thách trong công việc và bạn phải thay đổi
mình theo hướng tốt lên để phù hợp với hồn cảnh hiện tại. Ví dụ cơng việc u cầu địi
hỏi cao hơn, định hướng của cơng ty thay đổi, sếp mới đến thay thế sếp cũ…tất cả những
điều này bạn đều phải học cách thích nghi theo.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ chịu rất nhiều áp lực từ cơng việc và đời sống. Vì thế,
mỗi người cần rèn luyện kỹ năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc của mình.
4.3.Quản lý cảm xúc bằng cơng cụ NEO
Thiết lập một neo bằng cách kết hợp một kích hoạt duy nhất đến một trạng thái nhất
định. Khi ở trong trạng thái đó, kích hoạt một neo duy nhất để kết hợp neo và trạng thái
với nhau.Sau khi lặp đi lặp lại q trình đó rất nhiều lần, trạng thái sẽ tạo được điều kiện
để neo. Sau đó, khi bạn kích hoạt neo sau này, nó sẽ mang lại cho bạn trạng thái đó.
Các bước cụ thể :
1. Cho mình vào một trạng thái hạnh phúc. Hãy suy nghĩ và tưởng tượng về trải
nghiệm hạnh phúc trong quá khứ khi bạn được hạnh phúc, tái dựng các cảm giác và hình
ảnh hạnh phúc. Hình dung bản thân và những người thân yêu của bạn mỉm cười, cười …
2. Ở đỉnh cao trào của hạnh phúc - khoảng thời gian có cảm giác mãnh liệt nhất,
thiết lập một neo độc đáo. VD, giật tay và hơ « YES ». Có thể lặp lại « dấu hiệu » vài
lần nữa với điều kiện là bạn vẫn còn trong trạng thái cao điểm.


11


3. Thay đổi đến một trạng thái trung lập - Phá vỡ trạng thái của bạn bằng cách đứng
lên, di chuyển xung quanh, lắc mình ra khỏi nó. Sau đó lặp lại quá trình một lần nữa. Sau
khi lặp đi lặp lại rất nhiều, trạng thái sẽ được neo cố định vào bạn.
4. Kiểm tra: Tạo « dấu hiệu » để cảm xúc được gọi về.
Hiệu quả của một neo cảm xúc mà bạn thiết lập phụ thuộc vào những điều sau đây:
Cường độ của trạng thái : Cường độ càng cao càng tốt hơn.
Thời gian của neo - Thời điểm kích neo là rất quan trọng. Để có hiệu quả nhất, chỉ
kích hoạt neo tại thời điểm cao trào.
Tính độc đáo - Hãy chắc chắn rằng « dấu hiệu » kích neo của bạn là duy nhất. Là
cái bạn khơng thường làm, nhìn thấy hoặc nghe hàng ngày.
Số lần lặp lại - Hãy chắc chắn rằng bạn đã làm lặp đi lặp lại đủ để làm cho nó thành
phản xạ.
III. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
1. Các yếu tố, tình huống tạo nên sự căng thẳng
Sự căng thẳng là cách phản ứng của cơ thể với các đòi hỏi khẩn cấp hoặc các mối
đe dọa bất kỳ. Khi bạn cảm thấy nguy hiểm - cho dù đó là thật hay tưởng tượng - cơ chế
bảo vệ của cơ thể sẽ kích hoạt một q trình tự động và nhanh chóng được gọi là phản
ứng "chiến đấu hoặc trốn chạy" hay "chống lại căng thẳng".
Chúng ta thường cho rằng những tác nhân gây căng thẳng thường tiêu cực, chẳng
hạn như lịch làm việc dày đặc hoặc mối quan hệ khơng rõ ràng... Tuy nhiên, bất cứ điều
gì đặt ra yêu cầu cao đối với bạn đều có thể gây căng thẳng. Điều này bao gồm cả các sự
kiện tích cực như kết hôn, mua nhà, đi học đại học, hay thậm chí như nhận khuyến mại.
Tất nhiên, khơng phải tất cả các nguyên nhân gây căng thẳng là do các yếu tố bên
ngoài (Những thay đổi lớn trong cuộc sống ;Việc làm hoặc trường học; Mối quan hệ trở
ngại; Vấn đề về tài chính; Quá bận rộn; Con cái và gia đình).
Căng thẳng cũng có thể là nội tại như khi bạn lo lắng quá nhiều về một thứ gì đó có
thể hoặc khơng thể xảy ra, hoặc có những suy nghĩ vô lý, bi quan về cuộc sống.

2. Biểu hiện về cảm xúc, cơ thể và hành vi khi căng thẳng
- Cảm xúc: Sợ, Lo lắng, Tức giận, Ấm ức,Khó chịu, Trầm cảm/cảm thấy buồn
bã,Phủ nhận cảm xúc, Muốn khóc, chạytrốn, hung hăng hơn...
- Những dấu hiệu sinh lí của cơ thể: Đau đầu, tức ngực, khó thở, Thở nhanh,
chóngmặt, hay mệt mỏi, đau người, mất ngủ, ănkhơng ngon, hồi hộp, viêm loét dạ dày.
- Những dấu hiệu hành vi: Nổi khùng, Có những lời nói xúc phạm người khác, ngại
tiếp xúc với người khác, nói nhiều, uốngrượu, hút thuốc lá, phản ứng chậm chạp,phá
phách, gây sự, đi lang thang, tự gây thương tích…
3. Ảnh hưởng của căng thẳng

12


-Cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực do bản năng, cảm tính chi
phối.
-Sự tức giận tác động tiêu cực cho sức khoẻ và mối quan hệ của con người.Mất ngủ
thường xuyên do stress gây ra là nguyên nhân khiến não trở nên kém linh hoạt, minh
mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Stress là một trong những nguyên
nhân chính khiến đầu óc dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy
cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ. Tác hại cuối
cùng, cũng chính là tác hại dai dẳng nhất của stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
tinh thần. Nếu khơng có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả
năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm sốt, phán đốn…của người bệnh, đồng thời dễ
làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên.
4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
- Làm giảm áp lực cuộc sống, tăng nội lực (quản lý thời gian, quản lý sự thay đổi,
kỹ năng lập kế hoạch, suy nghĩ tích cực, tập trung vào những gì mình kiểm soát được…)
- Một số yếu tố hỗ trợ (thể dục, thể thao, làm những việc mình u thích, chế độ ăn,
uống, ngủ, nghỉ ngơi…)
- Biết cách phịng tránh để ít rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc chuẩn bị tâm thế sẵn

sàng đón nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống.
Câu hỏi học tập
1. Các yếu tố, tình huống tạo nên sự căng thẳng
2. Trình bày các biện pháp để quản lý cảm xúc của bản thân

13



×