Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÂY GÁO A”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT LỚP 5
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÂY GÁO A”

TaiLieu.VN

Page 1


A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay Việt Nam là một đất nước đang phát triển đi lên về mọi mặt. Cùng với sự
phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường đòi hỏi làm nảy sinh nhiều loại hình,
phương thức giáo dục mới trong mơi trường phát triển mới.
Giảng dạy Âm nhạc trong trường phổ thông chính là dành cho trẻ quyền được
“Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, thể chất, tâm hồn và tinh thần” (Điều 29 – công
ước Quốc tế). Dạy học âm nhạc cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để
đưa vào ý thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích rèn luyện hoạt động
âm nhạc.
Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học đã khẳng định vị trí và vai trị
của âm nhạc trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với việc nâng cao nhận thức, phát triển
nhân cách con người. Nghệ thuật âm nhạc ngồi khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khối
và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống cịn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của
họ qua những cung bậc hết sức tinh tế.
Hiểu được vấn đề đó, là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, trong những
năm qua tôi không khỏi suy nghĩ làm sao để có phương pháp dạy tốt và đạt hiệu quả cao
để cung cấp cho các em những vốn hiểu biết về âm nhạc góp phần phát triển năng lực và
nhân cách học sinh. Đó chính là lí do đưa tơi đến với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số
biện pháp giảng dạy phân môn học hát lớp 5 ở trường Tiểu học Cây Gáo A”
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


I. Cơ sở lý luận và thực tế
1. Cơ sở lý luận:
* Mục tiêu của môn Âm nhạc trong trường tiểu học
Cung cấp những kiến thức Âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về học hát, phát triển khả
năng Âm nhạc, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, đem lại niềm vui,
tinh thần lạc quan, mạnh dạn và sự tự tin cho học sinh.

TaiLieu.VN

Page 2


* Những yêu cầu chung của hoạt động ca hát:
- Phải hình thành cho HS những kĩ năng cần thiết về ca hát để thể hiện bài hát với
sự truyền cảm.
- Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện kĩ năng ca hát ở mức
độ phổ thông qua từng kiểu bài, loại bài hát.
- Phát triển giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của giọng.
- Giúp HS học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động, sáng tạo.
* Trang bị cho học sinh một số kĩ năng cơ bản:
- Tư thế hát: Người thẳng, đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc
theo thân thoải mái, tồn bộ thân thể tựa đều vào hai chân (khi đứng). Hoặc khi ngồi thì
hai tay đặt lên đầu gối, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ qua chân kia.
- Hơi thở: Giáo viên cần biết cách điều khiển, chỉ huy để học sinh biết lấy hơi vào
đầu câu hát, không lấy hơi giữa các tiếng trong một câu hát. Tốt nhất là hơi thở luôn được
củng cố ngay trong lúc hát.
* Một số phương pháp dạy học có thể áp dụng:
+ Phương pháp trình bày tác phẩm.
+ Phương pháp thực hành, luyện tập.
+ Phương pháp dùng lời ( cịn gọi là thuyết trình, diễn giảng).

+ Phương pháp trực quan (Là việc sử dụng các phương tiện dạy học như nhạc
cụ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh….trong giờ lên lớp khiến cho những khái niệm trừu tượng
trở nên rõ ràng cụ thể..
+ Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
Trong các PPDH, khơng có PPDH nào là vạn năng, do đó giáo viên phải khéo léo
phối kết hợp các PPDH trong giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh trong học

TaiLieu.VN

Page 3


tập. Việc phối hợp các phương pháp trong giờ dạy để đạt hiệu quả, giáo viên cần lưu ý
một số điều sau:
- Phương pháp phải tương ứng với nội dung.
- Phải nắm vững nội dung của bài (Nếu cần có thể bổ sung vào SGK những tư liệu
cần thiết nhằm làm phong phú cho bài học – tránh lan man, quá tải, thiếu trọng tâm).
- Giáo viên phải biết luôn tự đặt ra câu hỏi và trả lời (Bài dùng phương pháp nào,
trực quan nên dùng cái gì, dùng chỗ nào, dùng trong bao lâu?…..)
2. Thực trạng công tác giảng dạy Âm nhạc trong trường.
Thời gian qua, theo chủ chương của Bộ giáo dục, phương pháp dạy học đang được
ngày một cải tiến nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đối với
bộ môn âm nhạc là một môn nghệ thuật, giáo viên chuyên nhạc chưa nhiều và ít có cơ hội
giao lưu học tập chun mơn nghiệp vụ do đó sự đồng đều và thống nhất chưa cao.
- Tâm lí nhiều người vẫn coi giảng dạy Âm nhạc là một môn học phụ nên họ chưa
thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho môn học này.
- Hơn nữa đối với bất cứ môn học nào cũng vậy nếu phương pháp dạy học của
người giáo viên không tốt sẽ không thể nào gây được hứng thú cho học sinh như vậy hiệu
quả tiết dạy sẽ không cao. Ngược lại, nếu người giáo viên âm nhạc đã trang bị cho mình
phương pháp dạy học tốt mà lại bỏ qua việc giáo dục học sinh thơng qua bài hát thì giáo

viên đã bỏ qua “một công cụ” giáo dục học sinh nhẹ nhàng mà hết sức hiệu quả. (Vì mỗi
bài hát trong chương trình âm nhạc Tiểu học đều có một ý nghĩa nhất định)
Các em chưa thực sự quan tâm tới môn Âm nhạc coi đó là mơn học phụ - các em
tập trung chủ yếu vào môn học như tốn, tiếng Việt v…v…
II. Nội dung, biện pháp thực hiện
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên cũng như từ thực tế giảng dạy của bản
thân và của đơn vị mình đang công tác tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
1. Phân loại đối tượng học sinh:

TaiLieu.VN

Page 4


Dạy học theo đối tượng học sinh là một nội dung quan trọng trong thực hiện phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong giảng dạy Âm
nhạc việc phân loại học sinh cũng rất quan trọng nhằm phát huy tính tích cực học tập của
học sinh. Vì thế, ngay từ đầu năm học, GV đã phải tìm hiểu thực lực của từng HS, phân
loại từng nhóm đối tượng và có kế hoạch giàng dạy, bồi dưỡng cho phù hợp bằng cách
quan sát qua giờ dạy trên lớp, tăng cường kiểm tra cá nhân để nắm bắt khả năng của từng
học sinh….
- Học sinh có năng khiếu: là những học sinh có khả năng ca hát và nhạy cảm tốt với
âm nhạc (Nhạc cảm,điệu thức..). Giáo viên cần tạo phương tiện tốt nhất có thể cho trẻ
học tập và rèn luyện để trẻ phát triển năng khiếu ngày một tốt hơn, góp phần phát triển
phong trào Văn – Thể - Mỹ của nhà trường.
- Học sinh khơng có năng khiếu: là những học sinh có khả năng ca hát và nhạy cảm
với âm nhạc ở mức độ không cao. Giáo viên cần lôi cuốn để hình thành cho hs một số kĩ
năng ca hát cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu chung của họat động ca hát.
2. Vận dụng linh hoạt các bước dạy - học hát
Muốn tiết học sinh động, hấp dẫn, lại mang tính nghệ thuật thì người giáo viên phải

lấy học sinh làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động xây dựng bài. Giáo viên
cần chuẩn bị tốt mọi phương tiện dạy học, đa dạng hóa khơng gian, hình thức các hoạt
động dạy - học như thực hành trong và ngồi lớp, tập biểu diễn. Và đặc biệt cần vận dụng
linh hoạt các bước dạy - học hát:
- Giới thiệu bài: Giáo viên có thể cung cấp cho các em một số nét về tác giả, nội
dung, xuất sứ của bài hát….thông qua tranh ảnh hoặc các phương tiện dạy học phù hợp.
- Cho học sinh nghe hát mẫu: Có thể giáo viên đàn, hát bài hát cho học sinh nghe
hoặc cho học sinh nghe bài hát qua băng, đĩa nhạc. Sau khi học sinh nghe xong bài hát
giáo viên có thể cho các em cảm nhận về giai điệu, nội dung hoặc ý nghĩa của bài hát mà
các em vừa được nghe.

TaiLieu.VN

Page 5


- Giáo viên phân bài hát thành những câu hát ngắn rồi hướng dẫn học sinh đọc lời
ca bài hát theo tiết tấu (với những bài hát đơn giản giáo viên chỉ nên gõ tiết tấu cho hs
đọc thầm lời ca theo tiết tấu rồi yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh như vậy sẽ phát huy tính
chủ động, tích cực của học sinh).
- Luyện thanh (Khởi động giọng): Giáo viên nên dùng khoảng thời gian ngắn chừng
2 phút để cho các em luyện thở, luyện âm như một hoạt động khởi động giọng và luyện
tai nghe để chuẩn bị vào bài.

* Để tránh sự nhàm chán, rập khuôn cũng như cho tiết học thêm sinh động, giáo
viên cũng có thể cho các em luyện thanh bằng nhiều mẫu luyện thanh đơn giản khác hoặc
giả tiếng các lồi vật như tiếng gà, tiếng chim, tiếng mèo……hoặc đơi khi có thể dùng lời
hát mẫu để khơi gợi sự tò mò của học sinh từ đó giới thiệu bài hát.
Dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích: Giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa
“hát mẫu – đàn” cho học sinh khi dạy từng câu. Với những câu hát dễ hoặc có giai điệu

giống các câu đã dạy, giáo viên có thể chỉ cần đàn cho các em nghe giai điệu rồi yêu cầu
các em nghe và nhận biết để các em hát – giáo viên nghe và sửa sai nếu có. Chú ý: Khi
dạy hát giáo viên cần chú ý hướng dẫn và nhắc nhở học sinh hát chính xác, rõ lời, gọn
tiếng, biết cách xử lí hơi, tổ chức âm thanh và tư thế hát…. sao cho hợp lí.
Sau khi dạy xong bài hát, giáo viên cho học sinh ôn tập bài hát nhiều lượt dưới
nhiều thể loại như: Đơn ca, song ca, tốp ca…. Hướng dẫn các em cách hát kết hợp với gõ
đệm
theo
các
kiểu:
Theo
nhịp,
theo
phách,
theo
tiết
tấu.
* Trong quá trình dạy hát, việc hướng dẫn hs hát kết hợp với vỗ tay theo các kiểu
rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho hs giữ nhịp khi hát tốt hơn cũng như giảm tình trạng học
sinh hát tập thể khơng đều theo kiểu “hát đuổi”. Vì vậy giáo viên cần cho HS nắm vững
và phân biệt từng kiểu gõ đệm. Ví dụ:

TaiLieu.VN

Page 6


+ Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp: Là vỗ tay vào đều những phách mạnh của bài hát.
+ Hát kết hợp vỗ tay theo phách: Mỗi nhịp được chia thành nhiều phách nhỏ đều
nhau về thời gian (ví dụ nhịp 2/4 một ô nhịp chia thành 2 phách, nhịp ¾ một ô nhịp chia

thành 3phách….), vỗ tay theo phách là vỗ tay đều vào tất cả các phách trong nhịp.

+ Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu: Ứng với mỗi tiếng hát là một tiếng vỗ tay.

*Khi hướng dẫn hs phân biệt các kiểu gõ đệm gv cần cho hs quan sát vào bản nhạc bài
hát nêu cụ thể để hs nắm bài tốt hơn cũng như bước đầu dạy các em cách nhìn một bản
nhạc.

TaiLieu.VN

Page 7


- Cuối cùng giáo viên cần cho các em được biểu diễn trước lớp với nhiều hình thức
khác nhau để các em được thể hiện giọng hát của mình. - Sau mỗi tiết dạy hát, giáo viên
cần khắc sâu cho học sinh thấy được nội dung, ý nghĩa giáo dục của mỗi bài hát để từ đó
giáo dục tình cảm đạo đức học sinh.
- Mặc dù thời gian để giành cho hoạt động này không nhiều nhưng đây lại là nội
dung không thể thiếu trong một tiết học âm nhạc vì: “Nếu Âm nhạc chỉ dừng lại ở góc để
giải trí thơi thì bạn đã làm mất đi một nửa giá trị rất lớn của Âm nhạc”.
- Hơn nữa, việc lồng ghép giáo dục tình cảm đạo đức qua mỗi bài hát bên cạnh tác
dụng giáo dục là hình thành tình cảm đạo đức, hướng các em học sinh tới những cái hay,
cái đẹp của cuộc sống thì nó cũng giúp cho học sinh thấy được vẻ đẹp thực sự của Âm
nhạc, các em sẽ hiểu, sẽ thích - có tình cảm với các bài hát từ đó các em diễn cảm bài hát
tốt hơn.
- Ở mỗi bài hát, nội dung bài hát là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục tình cảm
học sinh, tuy nhiên tùy vào điều kiện nhà trường, tùy từng giáo viên… mà giáo viên sẽ
lựa chọn một cách lồng ghép giáo dục tình cảm đạo đức, giáo dục về mơi trường, về tình
u q hương đất nước…. thơng qua một số hình thức: Xem phim, tranh ảnh, trị chơi…
Ví dụ:

Tên bài hát

Cơng cụ hỗ trợ

Hãy giữ cho em HS xem clip về chiến tranh
bầu trời xanh

Nội dung giáo dục
- Cảm nhận được nỗi
đau, sự mất mát do
chiến tranh từ đó giáo
dục các em tình cảm
u chuộng hịa bình

Màu xanh q Cho hs xem 1 số hình ảnh về mơi u q đất nước
hương
trường và hình ảnh các bạn hs thanh bình nơi có
của trường đang lao động – trồng những cánh đồng lúa,

TaiLieu.VN

Page 8


cây…. – bảo vệ môi trường.

Dàn đồng
mùa hạ

hàng cây xanh bên

đường, có đàn em thơ
cắp sách tới trường.

ca Trị chơi: “Đốn ý bạn bè”

- Tình cảm gắn bó với
thầy cơ, mái trường và
- Gv chuẩn bị 1 số câu hỏi :
các bạn bè trước khi
+ VD: Mai xa trường bạn sẽ nhớ
các em chia tay với
ai nhất? Thầy cô nào trong
mái trường mến yêu
trường để lại cho bạn nhiều ấn
tượng nhất?......
- Gọi 1 hs lên viết đáp án ra 1
mảnh giấy.
- Dưới lớp lần lượt đặt ra 3 câu
hỏi dưới dạng đúng sai để tìm ra
đáp án của bạn mình

3. Phát huy tính sáng tạo của học sinh trong giờ hát.
Đối với bất kì mơn học nào, việc phát huy được tính sáng tạo của học sinh là một
việc hết sức cần thiết. Với phân môn hát nhạc , việc phát huy tính sáng tạo của học sinh
cũng có thể thực hiện.
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh tập biểu diễn bài hát, giáo viên cần cho học
sinh thấy được rằng một bài hát, 1 câu hát có thể biểu diễn với nhiều cách, nhiều động tác
khác nhau tuy nhiên cũng cần đảm bảo sao cho động tác đó phù hợp với nội dung cũng
như giai điệu của bài hát. Từ đó bên cạnh việc yêu cầu học sinh tập biểu diễn bài hát với
những động tác như giáo viên đã hướng dẫn thì giáo viên cần khuyến khích học sinh

sáng tạo thêm động tác theo cách của mình đặc biệt với học sinh có năng khiếu

TaiLieu.VN

Page 9


- Giáo viên cũng có thể phân nhóm 4 đến 6 hs, cử hs có năng khiếu làm nhóm
trưởng của mỗi nhóm, trong nhóm các em có thể cùng nhau đưa ra ý tưởng động tác riêng
cho nhóm của mình rồi tập.Làm như vậy bên cạnh việc phát huy được tính sáng tạo của
học sinh thì cịn tạo cho học sinh tinh thần đồn kết, giúp đỡ nhau trong học tập bạn có
năng khiếu giúp đỡ những bạn khơng có năng khiếu tập luyện – tạo khơng khí hứng thú
hơn trong giờ học

4. Làm mới khơng gian phịng học và thay đổi khơng gian học tập
Thay đổi khơng gian phịng học cũng là một biện pháp hữu hiệu để tiết học đạt hiệu
quả hơn. Như đối với trường tôi đang dạy hiện nay có hai điểm:
- Điểm một: Do cơ sở vật chất nhà trường phòng học còn thiếu nên khơng thể bố
trí phịng học nhạc riêng, tơi đã thay đổi không gian học tập cho các em bằng cách cho
các em ra sân ở một số tiết ôn tập để học sinh được luyện tập với nhau theo nhóm. Tuy
nhiên giáo viên cần giao công việc cụ thể cho từng nhóm và quán triệt học sinh về ý thức
tự quản trước khi ra sân và thường xuyên đến từng nhóm để kiểm tra việc thực hiện của
các nhóm cũng như giúp đỡ các em khi cần thiết tránh làm ảnh hưởng tới các lóp khác.

TaiLieu.VN

Page 10


- Điểm 2: Do có phịng nhạc riêng nên trong phịng nhạc của mình tơi đã cố gắng

trang trí phịng nhạc sinh động, phù hợp với đặc trưng của bộ mơn và bố trí bàn ghế gọn
gàng để làm sao giáo viên có thể bao quát học sinh một các dể dàng và phịng học có
nhiều khơng gian thống tạo điều kiện cho học sinh lên biểu diễn tốt hơn. Bên cạnh đó
trong phịng nhạc cũng nên trưng bày một số hình ảnh hoạt động văn hóa, văn nghệ của
trường để góp phần thu hút học sinh u thích mơn Âm nhạc và từng bước tham gia vào
các hoạt động của trường.

TaiLieu.VN

Page 11


5. Định hướng cho học sinh có năng khiếu tham gia các mơ hình câu lạc bộ
Âm nhạc của trường.
Nhằm tạo ra một sân chơi giải trí có ích cũng như tạo điều kiện cho các em học
sinh có năng khiếu phát triển các khả năng của mình, hiện tại trường tôi đã thành lập một
số câu lạc bộ sinh hoạt vào các thứ 7 hàng tuần. Với Âm nhạc thì có Câu lạc bộ ca múa “
Những ngơi sao nhỏ”. Do vậy, trong quá trình dạy nhạc, đối với những học sinh có năng
khiếu tơi khuyến khích các em tham vào câu lạc bộ cũng như tạo điều kiện để học sinh
tham gia các phong trào văn nghệ của nhà trường, địa phương bằng cách phối hợp cùng
nhà trường, các ban ngành đồn thể tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày
lễ lớn, tham gia vào các hoạt động các cấp tổ chức…

TaiLieu.VN

Page 12


C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Là một giáo viên trẻ, tơi ln cố gắng tìm tịi và nâng cao các phương pháp dạy –

học nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác dạy học bộ môn âm nhạc của mình.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên. Bản thân tơi thấy các tiết học của mình hiệu quả hơn:
học sinh tỏ ra rất thích học rất say mê mơn học này. Khơng khí diễn ra sơi nổi, thoải mái
kích thích được lịng say mê âm nhạc của học sinh. Học sinh tiếp thu một cách dễ dàng
chủ động.
Kết quả nhận xét – đánh giá học sinh học năm học 2010 – 2011
Tổng số Hồn
HS dạy
thành tốt

Tỷ lệ

Hồn
thành

Tỷ lệ

513

20,1%

411/513

79,9% 0

103/513

Chưa
thành


hồn Tỷ lệ

0%

Kết quả nhận xét – đánh giá học sinh học học kì I năm học 2011 – 2012
Tổng số Hồn
HS dạy
thành tốt

TaiLieu.VN

Tỷ lệ

Hồn
thành

Tỷ lệ

Chưa hồn Tỷ lệ
thành

Page 13


633

154/633

24,3%


479/633

75,7%

0

0%

Với những cố gắng trên tôi đã thực hiện khá thành cơng và đã phát huy được trí lực
học sinh, chọn ra được những học sinh có năng khiếu thực sự làm nền tảng đòn bẩy, chất
lượng các hoạt động văn - thể - mĩ ở trường được nâng cao rõ rệt

Ngồi ra, trong việc tham gia các hoạt động phong trào, các hội thi năng khiếu các cấp học
sinh trường tơi cũng đạt được nhiều thành tích rất phấn khởi như:
+ Giải Nhất Hội thi Hoa phượng đỏ cấp Huyện nhiều năm liền.
+ Trong Hội thi Hội khỏe Phù Đổng đội Aerobic của trường đạt giải nhất cấp
huyện và tham gia thi cấp tỉnh đạt 1 Huy chương bạc và 1 Huy chương đồng.
Đặc biệt hơn, các em ca sĩ tí hon trong câu lạc bộ Âm nhạc của trường đã trở nên
rất điêu luyện trong các hoạt động biểu diễn văn nghệ, các em đã cùng tôi tham gia các
hoạt động biểu diễn phục vụ cho các hoạt động tình thương, các hoạt động chăm lo cho
các bạn học sinh nghèo của ngành và các phòng ban của huyện và tham gia phục vụ cho
các buổi tiệc, liên hoan trên địa bàn huyện để gây quỹ cho câu lạc bộ và tạo nguồn quỹ
giúp đỡ các bạn học sinh nghèo của trường.
D. ĐỀ XUẤT,KHIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để tiết học đạt hiệu quả cao người giáo viên cần có lịng u nghề, tận tâm với
nghề, khơng ngừng học hỏi và tìm ra những phương pháp giảng dạy hữu hiệu. Ngồi ra

TaiLieu.VN

Page 14



cũng cần có một số điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất như: Tranh ảnh phục vụ cho việc
dạy; các trang thiết bị như ti vi, đầu máy, …. phục vụ cho cơng việc dạy học; bố trí bàn
ghế ngồi học phải phù hợp để các em học tập thoải mái.
E. KẾT LUẬN
Việc nâng cao chất lượng dạy – học nói chung, mơn âm nhạc nói riêng là qui luật
tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Trong thời đại ngày nay, khi xã hội phát triển ngày
càng nhanh nhờ tác động của khoa học – kĩ thuật – cơng nghệ thì sự phát triển của giáo
dục ngày càng chiếm vị trí hết sức trọng yếu
Trên đây tơi chỉ nêu một số phương pháp giảng dạy bộ môn âm nhạc của mình
trong trường tiểu học mà bản thân tơi thực nghiệm. Với sự cố gắng của mình, tơi hy vọng
giáo dục âm nhạc sẽ được trở về đúng vị thế, vai trị của nó trong việc mở rộng tầm hiểu
biết, làm phong phú thế giới nội tâm, chắp cánh cho tâm hồn trẻ thơ bay về thế giới trong
lành và kì diệu của Chân – Thiện - Mỹ.

TaiLieu.VN

Page 15



×