Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Bài tập và trắc nghiệm kinh tế học (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.46 KB, 34 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
A.TRẮC NGHIỆM
1. Nghiên cứu chi tiết các doanh nghiệp, hộ gia đình, các cá nhân, các thị trường ở đó họ
giao dịch với nhau được gọi là:
a)
b)
c)
d)

Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học chuẩn tắc

2. Nghiên cứu hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể được gọi là:
a)
b)
c)
d)

Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học chuẩn tắc

3. Những nhận định kinh tế đưa ra những ý kiến chủ quan của cá nhân là:
a)
b)
c)
d)



Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học chuẩn tắc

4. Những nhận định, dự báo các hiện tượng kinh tế đã và đang diễn ra mang tính khách
quan, khoa học là:
a)
b)
c)
d)

Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học chuẩn tắc

5. Trong các câu sau đây, câu nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc:
a)
b)
c)
d)

Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất
Chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ làm tăng lãi suất
Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư

6. Trong các câu sau đây, câu nào thuộc kinh tế học thực chứng:

a)
b)
c)
d)

Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư
Lãi suất hiện nay là quá thấp
Thuế là quá cao
Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư

7. Câu nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô:
Trang 1


a) Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao
b) Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
sản xuất
c) Chính sách tài chính, tiền tệ là cơng cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế
d) Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam vừa qua không quá mức 2 con số
8. Câu nào sau đây thuộc kinh tế học vĩ mô:
a)
b)
c)
d)

Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân nước ta các năm vừa qua gần khoảng 8%
Tỷ lệ lạm phát ở nước ta dưới 15% mỗi năm
Tất cả đều đúng


9. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6.88% so với năm 2008 là:
a)
b)
c)
d)

Kinh tế học vi mô thực chứng
Kinh tế học vi mô chuẩn tắc
Kinh tế học vĩ mô thực chứng
Kinh tế học vĩ mô chuẩn tắc

10. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2009 ước tính gần 23,2 nghìn tỷ
đồng, gấp gần 2 lần năm 2008.
a)
b)
c)
d)

Kinh tế học vi mô thực chứng
Kinh tế học vi mô chuẩn tắc
Kinh tế học vĩ mô thực chứng
Kinh tế học vĩ mô chuẩn tắc

11. Do sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng
hóa giảm mạnh làm kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ
USD.
a)
b)
c)
d)


Kinh tế học vi mô thực chứng
Kinh tế học vi mô chuẩn tắc
Kinh tế học vĩ mô thực chứng
Kinh tế học vĩ mô chuẩn tắc

12. Vấn đề cơ bản nhất mà kinh tế học phải giải quyết:
a)
b)
c)
d)

Sự khan hiếm
Tìm kiếm lợi nhuận
Giá cả cân bằng
Tất cả đều đúng

13. Vấn đề cơ bản của 1 hệ thống kinh tế đó là:
a)
b)
c)
d)

Sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai?
Tất cả đều đúng
Trang 2



14. Đường cong thể hiện các phối hợp tối đa giữa số lượng các loại sản phẩm mà nền
kinh tế đạt được trong điều kiện sử dụng tất cả các nguồn lực kinh tế được gọi là:
a)
b)
c)
d)

Đường đẳng lượng
Đường đẳng phí
Đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường ngân sách

15. Đường giới hạn khả năng sản xuất được xây dựng trên giả định:
a)
b)
c)
d)

Các nguồn lực của nền kinh tế có giới hạn
Có thất nghiệp
Có từ 2 sản phẩm trở lên được sản xuất
Tất cả đều đúng

16. Trong các hình sau, hình nào biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất:
a) P

c) P

Q


Q

b) P

d) P

Q

Q

Sử dụng hình bên dưới để trả lời các câu hỏi từ câu 17 đến câu 21
P
A

D
B

C
Q
17. Điểm A cho biết:
a) Nền kinh tế sản xuất có hiệu quả
b) Nền kinh tế sản xuất kém hiệu quả
c) Nền kinh tế không thể sản xuất được
Trang 3


d) Tất cả đều sai
18. Điểm C cho biết:
a)
b)

c)
d)

Nền kinh tế sản xuất có hiệu quả
Nền kinh tế sản xuất kém hiệu quả
Nền kinh tế không thể sản xuất được
Tất cả đều sai

19. Điểm D cho biết:
a)
b)
c)
d)

Nền kinh tế sản xuất có hiệu quả
Nền kinh tế sản xuất kém hiệu quả
Nền kinh tế không thể sản xuất được
Tất cả đều sai

20. Điểm nào cho biết nền kinh tế sử dụng hết tất cả các nguồn lực:
a)
b)
c)
d)

A-B
A-C
B-C
C-D


21. Đường giới hạn khả năng sản xuất không dùng để lý giải vấn đề về:
a)
b)
c)
d)

Chi phí cơ hội
Quy luật cung – cầu
Sự khan hiếm
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần

22. Đường giới hạn khả năng sản xuất có chữ viết tắt là:
a)
b)
c)
d)

PPF
DPF
FPP
EPF

23. Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do:
a)
b)
c)
d)

Thất nghiệp
Lạm phát

Thay đổi công nghệ sản xuất
Nhu cầu hàng hóa đó giảm

24. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần thể hiện:
a)
b)
c)
d)

Mức sản lượng ở dưới đường giới hạn khả năng sản xuất
Mức sản lượng ở trên đường giới hạn khả năng sản xuất
Số lượng sản phẩm này bị mất đi để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm khác
Chi phí sản xuất sản phẩm ngày càng tăng

25. Đường giới hạn khả năng sản xuất được vẽ dựa trên yếu tố không đổi nào:
a) Tổng lượng tiền
b) Tổng lượng sản phẩm
Trang 4


c) Tổng nguồn tài nguyên
d) Tất cả đều đúng
26. Trong hệ thống nền kinh tế nào sau đây, chính phủ sẽ giải quyết 3 vấn đề cơ bản của
kinh tế học:
a)
b)
c)
d)

Hệ thống kinh tế truyền thống

Hệ thống kinh tế chỉ huy
Hệ thống kinh tế thị trường
Hệ thống kinh tế hỗn hợp

27. Trong hệ thống nền kinh tế nào sau đây, 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học sẽ được giải
quyết dựa vào phong tục tập quán được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác:
a)
b)
c)
d)

Hệ thống kinh tế truyền thống
Hệ thống kinh tế chỉ huy
Hệ thống kinh tế thị trường
Hệ thống kinh tế hỗn hợp

28. Trong hệ thống nền kinh tế nào sau đây, 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học sẽ được giải
quyết dựa dựa vào quan hệ cung - cầu thị trường, thể hiện bằng hệ thống giá:
a)
b)
c)
d)

Hệ thống kinh tế truyền thống
Hệ thống kinh tế chỉ huy
Hệ thống kinh tế thị trường
Hệ thống kinh tế hỗn hợp

29. Trong hệ thống nền kinh tế nào sau đây, 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học sẽ được giải
quyết bằng cơ chế thị trường và có sự can thiệp của chính phủ bằng các chính sách kinh

tế:
a)
b)
c)
d)

Hệ thống kinh tế truyền thống
Hệ thống kinh tế chỉ huy
Hệ thống kinh tế thị trường
Hệ thống kinh tế hỗn hợp

30. Điểm khác biệt giữa mơ hình hệ thống kinh tế thị trường và hệ thống kinh tế hỗn hợp
đó là:
a)
b)
c)
d)

Nhà nước tham gia quản lý ngân sách
Nhà nước tham gia quản lý kinh tế
Nhà nước tham gia quản lý chính trị
Tất cả đều đúng

B. BÀI TẬP
Bài 1:
Gỉa định nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm: Phim (bộ) và lương thực (tấn). Có số
liệu được cho như sau:
Trang 5



Phối hợp
A
B
C
D
E

Phim (bộ)
0
9
17
24
30

Lương thực (tấn)
25
22
17
10
0

Yêu cầu:
1) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất PPF
2) Hãy xác định các phối hợp của phim và lương thực mà tại đó sản xuất có hiệu
quả, khơng hiệu quả và khơng thể đạt được.
3) Nếu nền kinh tế đang sản xuất ở 9 bộ phim và 22 tấn lương thực, bây giờ muốn
sản xuất thêm 8 bộ phim nữa thì phải giảm sản xuất bao nhiêu tấn lương thực.
4) Nếu nền kinh tế đang sản xuất ở 17 bộ phim và 17 tấn lương thực, bây giờ muốn
sản xuất thêm 5tấn lương thực nữa thì phải giảm sản xuất bao nhiêu bộ phim.
Bài 2:

Gỉa định nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm: quần áo (bộ) và giày dép (đơi). Có số
liệu được cho như sau:
Phối hợp
A
B
C
D
E

Quần áo (bộ)
0
13
22
27
28

Giày dép (đôi)
7
5
3
1
0

Yêu cầu:
1) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất PPF
2) Hãy xác định các phối hợp của quần áo và giày dép mà tại đó sản xuất có hiệu
quả, khơng hiệu quả và không thể đạt được.
3) Nếu nền kinh tế đang sản xuất ở 13 bộ quần áo và 5 đôi giày dép, bây giờ muốn
sản xuất thêm 9 bộ quần áo nữa thì phải giảm sản xuất bao nhiêu đôi giày dép.
4) Nếu nền kinh tế đang sản xuất ở 27 bộ quần áo và 1 đôi giày dép, bây giờ muốn

sản xuất thêm 2 đôi giày dép nữa thì phải giảm sản xuất bao nhiêu bộ quần áo.
5) Hãy tính và minh họa trên đường PPF chi phí cơ hội của việc sản xuất 3,5,7 đơi
giày dép.
6) Tại sao chi phí cơ hội lại thay đổi ?
Bài 3:
Trang 6


Gỉa định nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm: quần áo (bộ) và xe hơi (chiếc) Có số
liệu được cho như sau:
Phối hợp
A
B
C
D
E
F

Quần áo (bộ)
1000
900
750
550
300
0

Xe hơi (chiếc)
0
10
20

30
40
50

Yêu cầu:
1) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất PPF
2) Hãy xác định các phối hợp của quần áo và xe hơi mà tại đó sản xuất có hiệu quả,
khơng hiệu quả và không thể đạt được.
3) Nếu nền kinh tế đang sản xuất ở 550 bộ quần áo và 30 chiếc xe hơi, bây giờ muốn
sản xuất thêm 200 bộ quần áo nữa thì phải giảm sản xuất bao nhiêu chiếc xe hơi.
4) Nếu nền kinh tế đang sản xuất ở 550 bộ quần áo và 30 chiếc xe hơi, bây giờ muốn
sản xuất thêm 10 chiếc xe hơi nữa thì phải giảm sản xuất bao nhiêu bộ quần áo.
5) Hãy tính và minh họa trên đường PPF chi phí cơ hội của việc sản xuất
20,30,40.50 chiếc xe hơi.
6) Tại sao chi phí cơ hội lại thay đổi ?

CHƯƠNG 2
CUNG – CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Trang 7


A.TRẮC NGHIỆM
1. Trong các hình sau, hình nào biểu diễn đường cầu:
a) P

c) P

Q

Q


b) P

d) P

Q

Q

2. Trong các hình sau, hình nào biểu diễn đường cung:
a) P

c) P

Q
b) P

Q
d) P

Q

Q

3. Theo quy luật của cầu, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người tiêu dùng sẽ
mua số lượng hàng hóa (Q) như thế nào khi mà mức giá (P) của hàng hóa đó tăng lên:
a)
b)
c)
d)


Q tăng
Q giảm
Q khơng đổi
Tất cả đều sai

4. Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu là mối quan hệ:
a) Đồng biến
b) Nghịch biến
c) Vừa đồng biến vừa nghịch biến
Trang 8


d) Khơng có quan hệ
5. Theo quy luật của cung, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nhà sản xuất sẽ sản
xuất số lượng hàng hóa (Q) như thế nào khi mà mức giá (P) của hàng hóa đó tăng lên:
a)
b)
c)
d)

Q tăng
Q giảm
Q khơng đổi
Tất cả đều sai

6. Mối quan hệ giữa giá và lượng cung là mối quan hệ:
a)
b)
c)

d)

Đồng biến
Nghịch biến
Vừa đồng biến vừa nghịch biến
Khơng có quan hệ

7. Hàm tuyến tính có dạng Q = aP +b. Trong đó, a là hệ số góc, đối với đường cầu thì a
là một số ln:
a)
b)
c)
d)

a>0
a<0
a=0
Tất cả đều sai

8. Hàm tuyến tính có dạng Q = cP +d. Trong đó, c là hệ số góc, đối với đường cung thì c
là một số ln:
a)
b)
c)
d)

c>0
c<0
c=0
Tất cả đều sai


9. Trong hình vẽ sau đường D1 đang dịch chuyển sang đường D2 theo kiểu:
P

D1

D2
Q

a)
b)
c)
d)

Dịch chuyển lên trên
Dịch chuyển sang trái
Dịch chuyển xuống dưới
Dịch chuyển sang phải

10. Khi giá của mặt hàng X tăng lên, dẫn đến lượng cầu về mặt hàng Y tăng lên. Mối
quan hệ giữa X và Y là:
a) Mặt hàng thay thế
b) Mặt hàng bổ sung
c) Mặt hàng thiết yếu
Trang 9


d) Mặt hàng xa xỉ
11. Khi giá của mặt hàng X tăng lên, dẫn đến lượng cầu về mặt hàng Y giảm xuống. Mối
quan hệ giữa X và Y là:

a)
b)
c)
d)

Mặt hàng thay thế
Mặt hàng bổ sung
Mặt hàng thiết yếu
Mặt hàng xa xỉ

12. Khi cầu dịch chuyển sang phải, cung không đổi thì mức giá cân bằng và sản lượng
cân bằng:
a)
b)
c)
d)

Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng tăng
Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm
Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng
Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng giảm

13. Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu khơng đổi thì mức giá cân bằng và sản lượng
cân bằng:
a)
b)
c)
d)

Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng tăng

Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm
Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng
Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng giảm

14. Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang trái thì mức giá cân bằng và
sản lượng cân bằng:
a)
b)
c)
d)
e)

Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng tăng
Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm
Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng
Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng giảm
Chưa xác định được

15. Khi giá sản phẩm thay đổi, cịn các yếu tố sở thích, thu nhập,…khơng đổi thì đường
cầu sẽ có:
a)
b)
c)
d)

Sự dịch chuyển
Sự di chuyển dọc theo đường cầu
Vừa di chuyển vừa dịch chuyển
Khơng có gì xảy ra


16. Khi các yếu tố ngồi giá như sở thích, thu nhập,giá cả hàng hóa liên quan,….thì
đường cầu sẽ có:
a) Sự dịch chuyển
b) Sự di chuyển dọc theo đường cầu
Trang 10


c) Vừa di chuyển vừa dịch chuyển
d) Khơng có gì xảy ra
17. Độ co giãn của cầu theo giá là:
a)
b)
c)
d)

Tỷ lệ % tăng trong lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi 1%
Tỷ lệ % thay đổi trong lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi 1%
Tỷ lệ % giảm trong lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi 1%
Tỷ lệ % tăng trong lượng cầu khi giá sản phẩm tăng lên 1%

18. Trong hình vẽ sau, hãy xác định độ co giãn của cầu theo giá:
P
(D1)

Q

a)
b)
c)


|ED| < 1
|ED| >1
|ED| = 0

d)

|ED| =

19. Nếu độ co giãn của cầu theo giá |ED| = 1, thì ta nói:
a)
b)
c)
d)

Cầu co giãn nhiều
Cầu co giãn ít
Cầu khơng co giãn
Cầu co giãn đơn vị

20. Trong hình vẽ sau, độ co giãn của cung theo giá:
P

a) Cung khơng co giãn
S1

b) Cung co giãn hồn tồn

Q

c)


Cung co giãn nhiều

d)

Cung co giãn ít

21. Trong hình vẽ sau, hãy xác định độ co giãn của cầu theo giá tại điểm E:
P

a)|ED| < 1
b)|ED| >1
c)|ED| = 0

E

Q

d)|ED| =

22.Giả sử giá giảm 10%, lượng cầu tăng 30%. Vậy co giãn của cầu theo giá sẽ là:
a)
b)
c)
d)

3
1
1/3
0


23. Giả sử ED = - 1/3, nếu giá tăng 30% thì lượng cầu sẽ:
a) Giảm 10%
Trang 11


b) Tăng 10%
c) Giảm 90%
d) Tăng 90%
24. Giả sử Es = 1/4, nếu giá tăng 8% thì lượng cung sẽ:
a)
b)
c)
d)

Giảm 32%
Tăng 32%
Giảm 2%
Tăng 2%

25. Giả sử giá tăng 10%, lượng cung tăng 20%. Vậy độ co giãn của cung theo giá sẽ là:
a)
b)
c)
d)

2
½
-1/2
-2


26.Hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng tivi là -3. Điều này có nghĩa là:
a)
b)
c)
d)

Giá giảm 1% thì lượng cầu tăng 3%
Giá tăng 1% thì lượng cầu tăng 3%
Giá giảm 1% thì lượng cầu giảm 3 lần
Giá tăng 1% thì lượng cầu tăng 3 lần

27. Hãy sắp xếp các đường cầu sau theo thứ tự có độ co giãn từ nhỏ đến lớn ở điểm cắt
nhau:
P

B

C

a) A, B, C

A

b) B, A, C
c)

B, C, A

d)


C, B, A

Q
Dùng thông tin sau để trả lời câu hỏi từ câu 28 đến câu 31
Hàm số cung và cầu của sảm phẩm X có dạng: (S) QS = P - 5
(D) QD = 40 – 2P
28. Hệ số góc của đường cầu trong hàm số trên là:
a)
b)
c)
d)

5
-5
2
–2

29. Hệ số góc của đường cung trong hàm số trên là:
a) 1
b) -1
c) 2
Trang 12


d) - 2
30. Sản lượng cân bằng và giá cân bằng:
a)
b)
c)

d)

Q = 5 và P = 10
Q = 8 và P = 16
Q = 10 và P = 15
Q = 20 và P = 10

31. Muốn giá cân bằng P = 18 thì hàm cung mới có dạng:
a)
b)
c)
d)

P = QS + 14
P = QS + 13
P = QS – 14
Tất cả đều sai

32.Hàm cầu và hàm cung của một hàng hóa như sau: Q D = 50 – 2P và QS = 8P – 10. Giá
cả và sản lượng cân bằng sẽ là:
a)
b)
c)
d)

P = 6 và Q = 38
P = 5 và Q = 38
P = 4 và Q = 38
Tất cả đều sai


33.Độ co giãn của cầu theo giá được xác định theo công thức:
a)
b)
c)
d)

Dùng thông tin sau để trả lời câu hỏi từ câu 34 đến câu 37
Cho đường cầu và đường cung như sau:
P

(S)

35
30
(D)
40

50

Q

60
Trang 13


34. Điểm cân bằng thị trường:
a)
b)
c)
d)


P = 30, Q = 40
P = 30, Q = 50
P = 30, Q = 60
P = 35, Q = 40

35. Tại mức giá P = 35, lượng cung trên thị trường là:
a)
b)
c)
d)

Qs = 40
Qs = 50
Qs = 60
Không xác định

36. Tại mức giá P = 35, lượng cầu trên thị trường là:
a)
b)
c)
d)

QD = 40
QD = 50
QD = 60
Không xác định

37. Tại mức giá P = 35, trên thị trường đang xảy ra tình trạng:
a)

b)
c)
d)

Cân bằng
Dư thừa
Thiếu hụt
Không xác định
Dùng thông tin sau để trả lời câu hỏi từ câu 38 đến câu 41
Cho đường cầu và đường cung như sau:
P
(S)
50
40
(D)
40

100

150

Q

38. Điểm cân bằng thị trường:
a)
b)
c)
d)

P = 50, Q = 40

P = 50, Q = 100
P = 50, Q = 150
P = 40, Q = 40

39. Tại mức giá P = 40, lượng cung trên thị trường là:
a)
b)
c)
d)

Qs = 40
Qs = 100
Qs = 150
Không xác định

40. Tại mức giá P = 40, lượng cầu trên thị trường là:
a) QD = 40
Trang 14


b) QD = 100
c) QD = 150
d) Không xác định
41. Tại mức giá P = 40, trên thị trường đang xảy ra tình trạng:
a)
b)
c)
d)

Cân bằng

Dư thừa
Thiếu hụt
Khơng xác định
Dùng thơng tin sau để trả lời câu hỏi từ câu 42 đến câu 47
Xem xét thị trường có lượng cung – lượng cầu ở các mức giá khác nhau như sau:

P
QD (triệu)
60
22
80
20
100
18
120
16
42. Xác định hàm số cầu và hàm số cung:
a)
b)
c)
d)

Qs (triệu)
14
16
18
20

QD = -1/10P + 28; Qs = 1/10P + 8
QD = 1/10P - 28; Qs = -1/10P - 8

QD = -1/10P - 28; Qs = 1/10P - 8
Tất cả đều sai

43. Điểm cân bằng và giá cân bằng:
a)
b)
c)
d)

Q = 20; P = 80
Q = 18; P = 100
Q = 22; P = 60
Q = 10; P = 120

44. Độ co giãn của cầu theo giá tại P = 80:
a)
b)
c)
d)

ED = 0,4
ED = - 0,4
ED = 0,5
ED = - 0,5

45. Độ co giãn của cung theo giá tại P = 80:
a)
b)
c)
d)


Es = 0,5
Es = - 0,5
Es = 0,4
Es = - 0,4

46. Nếu chính phủ ấn định mức giá trần là 80 thì thị trường sẽ:
a)
b)
c)
d)

Thiếu hụt 4 triệu hàng hóa
Dư thừa 4 triệu hàng hóa
Thị trường cân bằng
Tất cả đều sai
Trang 15


47. Để mức giá P = 80 trở thành mức giá cân bằng phải tăng lượng cung ở mỗi mức giá
là:
a)
b)
c)
d)

4 triệu hàng hóa
5 triệu hàng hóa
6 triệu hàng hóa
7 triệu hàng hóa


48. Giá trần ln dẫn đến:
a)
b)
c)
d)

Sự thiếu hụt hàng hóa
Sự cân bằng hàng hóa
Sự dư thừa hàng hóa
Sự dư cung hàng hóa

49. Giá sàn ln dẫn đến:
a)
b)
c)
d)

Sự thiếu hụt hàng hóa
Sự cân bằng hàng hóa
Sự dư thừa hàng hóa
Sự dư cung hàng hóa

50. Ban đầu thị trường cân bằng tại Po; Qo. Sau đó chính phủ quy định…….thì đường
cung sẽ dịch chuyển sang trái
a)
b)
c)
d)


Giá trần
Giá sàn
Đánh thuế
Trợ cấp

B.BÀI TẬP
Bài 1:
Xem xét 1 thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung của mặt hàng X (mỗi
năm) ở các mức giá khác nhau như sau:
Giá (ngàn
đồng)
50
40
30
20

Lượng cầu
(triệu kg)
35
38
41
44

Lượng cung
(triệu kg)
45
38
31
24


1. Xác định hàm số cung. Hàm số cầu
2. Xác định mức giá và điểm cân bằng? Tổng số tiền mà người tiêu dùng chi tiêu?
3. Hãy tính độ co giãn của cung và độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng?
Trang 16


4. Nhà nước qui định mức giá sàn 42 ngàn đồng/kg. Hãy tính sản lượng bán ra trên
thị trường? tình hình hàng hóa trên thị trường như thế nào? Số lượng cụ thể?
5. Chính phủ đánh thuế 6 ngàn đồng/kg cho mặt hàng X. Tính giá cả và sản lượng
cân bằng trong trường hợp này
Bài 2:
Có tài liệu về hàm cầu và hàm cung của mặt hàng A tại thị trường Việt Nam như
sau:
(D) Q = 28 – 0.1P

;

ĐVT: P : ngàn đồng/kg

(S) Q = 0.1P + 8
Q: triệu kg

Yêu cầu:
1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng? tính tổng số tiền người tiêu dùng chi
tiêu?
2. Xác định độ co giãn của cung và độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng.
3. Chính phủ trợ cấp 6 ngàn đồng/kg cho mặt hàng A. Tính giá cả và sản lượng cân
bằng trong trường hợp này? Tính tổng số tiền người tiêu dùng được hưởng? tổng
số tiền trợ cấp chính phủ chi ra?
Bài 3:

Có tài liệu về hàm cầu và hàm cung của mặt hàng A tại thị trường Việt Nam như sau:
(D) Q = 30 – 0.2P
ĐVT: P : ngàn đồng/lít

;

(S) Q = 0.6P – 10
Q: triệu lít

Yêu cầu:
1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng? tính tổng số tiền người tiêu dùng chi
tiêu?
2. Xác định độ co giãn của cung và độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng.
3. Nhà nước qui định mức giá trần 40 ngàn đồng/lít. Hãy tính sản lượng bán ra trên
thị trường? tình hình hàng hóa trên thị trường như thế nào? Số lượng cụ thể?
4. Chính phủ đánh thuế 5 ngàn đồng/lít cho mặt hàng A. Tính giá cả và sản lượng
cân bằng trong trường hợp này? tổng số tiền thuế chính phủ thu được?
Bài 4:
Có tài liệu về hàm cầu và hàm cung của mặt hàng A tại thị trường Việt Nam như
sau:
Trang 17


(D) Q = 600 – 5P

;

ĐVT: P : ngàn đồng/kg

(S) Q = 7.5P - 150

Q: triệu kg

Yêu cầu:
1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng? tính tổng số tiền người tiêu dùng chi
tiêu?
2. Xác định độ co giãn của cung và độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng.
3. Nhà nước qui định mức giá sàn 70 ngàn đồng/kg. Hãy tính sản lượng bán ra trên
thị trường? tình hình hàng hóa trên thị trường như thế nào? Số lượng cụ thể?
4. Chính phủ trợ cấp 6 ngàn đồng/kg cho mặt hàng A. Tính giá cả và sản lượng cân
bằng trong trường hợp này? Tính tổng số tiền người tiêu dùng được hưởng? tổng
số tiền trợ cấp chính phủ chi ra?
Bài 5:
Có tài liệu phản ánh lượng cung, cầu về mặt hàng A tại thị trường Việt Nam như
sau:
(D) Q = - 0.5P + 30

;

ĐVT: P : ngàn đồng/lít

(S) Q = 0.3P – 10
Q: triệu lít

Yêu cầu:
1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng? tính tổng số tiền người tiêu dùng chi
tiêu? Thị trường trong giai đoạn này đã có sự can thiệp của chính phủ chưa?
2. Xác định độ co giãn của cung và độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng.
3. Nhà nước qui định mức giá trần 40 ngàn đồng/lít. Hãy tính sản lượng bán ra trên
thị trường? tình hình hàng hóa trên thị trường như thế nào? Số lượng cụ thể?
4. Chính phủ đánh thuế 5 ngàn đồng/lít cho mặt hàng A. Tính giá cả và sản lượng

cân bằng trong trường hợp này? Tính tổng số tiền nhà sản xuất được hưởng? tổng
số tiền người tiêu dùng chi tiêu? tổng số tiền thuế chính phủ thu được?
Bài 6:
Có tài liệu về hàm cầu và hàm cung của mặt hàng A tại thị trường Việt Nam như
sau:
(D) Q = 40 – 2P
ĐVT: P : ngàn đồng/kg

;

(S) Q = P - 5
Q: triệu kg

Yêu cầu:
Trang 18


1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng? tính tổng số tiền người tiêu dùng chi
tiêu?
2. Xác định độ co giãn của cung và độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng.
3. Nhà nước qui định mức giá trần 14 ngàn đồng/kg. Hãy tính sản lượng bán ra trên
thị trường? tình hình hàng hóa trên thị trường như thế nào? Số lượng cụ thể?
4. Chính phủ đánh thuế 6 ngàn đồng/kg cho mặt hàng A. Tính giá cả và sản lượng
cân bằng trong trường hợp này?
Bài 7:
Có tài liệu về hàm cầu và hàm cung của mặt hàng A tại thị trường Việt Nam như
sau:
(D) Q = 180 – 3P
ĐVT: P : ngàn đồng/kg


;

(S) Q = 30 + 2P
Q: triệu kg

Yêu cầu:
1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng? tính tổng số tiền người tiêu dùng chi
tiêu?
2. Xác định độ co giãn của cung và độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng.
3. Nhà nước qui định mức giá sàn 32 ngàn đồng/kg. Hãy tính sản lượng bán ra trên
thị trường? tình hình hàng hóa trên thị trường như thế nào? Số lượng cụ thể?
4. Chính phủ trợ cấp 6 ngàn đồng/kg cho mặt hàng A. Tính giá cả và sản lượng cân
bằng trong trường hợp này? Tính tổng số tiền người tiêu dùng được nhận? tổng số
tiền người tiêu dùng chi tiêu? tổng số tiền thuế chính phủ chi ra ?

Trang 19


CHƯƠNG 3
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. Hữu dụng biên đo lường:
a) Độc dốc của đường đẳng ích
b) Độ dốc của đường ngân sách
c) Tỷ lệ thay thế biên
d) Mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm
2. Thu nhập thực tế của người tiêu dùng sẽ tăng lên khi giá của hàng hóa mà người tiêu
dùng mua tăng lên:
a) Đúng
b) Sai

3. Lý thuyết hữu dụng khơng giải thích được cách ứng xử của người tiêu dùng vì hữu
dụng khơng thể đo lường được:
a) Đúng
Trang 20


b) Sai
4. Ràng buộc ngân sách chỉ ra rằng lượng chi tiêu vào hàng hóa dịch vụ khơng thể vượt
qua thu nhập:
a) Đúng
b) Sai
5. Số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho 1 bộ quần áo được gọi là mức hữu dụng
biên của bộ quần áo đó:
a) Đúng
b) Sai
6. Số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm cho 1 bộ quần áo bổ sung được gọi là
mức hữu dụng biên của bộ quần áo đó:
a) Đúng
b) Sai
7. Hữu dụng biên có xu hướng tăng lên khi mức tiêu dùng tăng thêm:
a) Đúng
b) Sai
8. Giả sử giá vé xem phim là 50ngđ và giá vé xem hài là 100ngđ. Sự đánh đổi giữa 2
hàng hóa này:
a) Một vé xem hài lấy một vé xem phim
b) Một vé xem hài lấy hai vé xem phim
c) Hai cái vé xem hài lấy một vé xem phim
d) Tất cả đều sai
9. Hữu dụng biên của 1 hàng hóa chỉ ra:
a) Tính hữu dụng của 1 hàng hóa là có giới hạn

b) Sự sẵn sàng thanh toán cho một đơn vị hàng hóa bổ sung
c) Hàng hóa đó là khan hiếm
d) Tất cả đều sai
10. Hữu dụng biên giảm dần có ý nghĩa:
a) Tính hữu dụng của 1 hàng hóa là có giới hạn
b) Sự sẵn sàng thanh tốn cho một đơn vị hàng hóa bổ sung giảm khi tiêu dùng
nhiều hàng hóa đó hơn
Trang 21


c) Độ dốc của đường ngân sách nhỏ hơn khi tiêu dùng nhiều hàng hóa đó hơn
d) Tất cả đều sai
11. Nếu bạn chi ra 50ngđ để mua 1 vé xem phim và 80ngđ cho 2 cái vé xem phim. Vậy
hữu dụng biên của cái máy thứ 2 là:
a) 30ngđ
b) 50ngđ
c) 80ngđ
d) 130ngđ
12. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, thì đường ngân sách của người tiêu dùng:
a) Dịch chuyển ra ngoài song song với đường ngân sách ban đầu
b) Dịch chuyển vào trong song song với đường ngân sách ban đầu
c) Quay và trở nên dốc hơn
d) Quay và trở nên thoải hơn
13. Khi giá của 1 hàng hóa ( biểu thị trên trục hồnh) giảm thì đường ngân sách:
a) Dịch chuyển ra ngoài song song với đường ngân sách ban đầu
b) Dịch chuyển vào trong song song với đường ngân sách ban đầu
c) Quay và trở nên dốc hơn
d) Quay và trở nên thoải hơn
14. Nếu cầu về một hàng hóa giảm khi thu nhập giảm thì đó là:
a) Hàng hóa thơng thường

b) Hàng hóa thứ cấp
c) Hàng hóa xa xỉ
d) Hàng hóa bổ sung
15. Nếu giá của hàng hóa này giảm và cầu về một hàng hóa khác tăng thì các hàng hóa
đó:
a) Thứ cấp
b) Bổ sung
c) Thay thế
d) Thơng thường
16. Nếu giá của hàng hóa này tăng và cầu về một hàng hóa khác tăng thì các hàng hóa
đó:
Trang 22


a) Thứ cấp
b) Bổ sung
c) Thay thế
d) Thông thường
17. Đối với hàng hóa bình thường khi thu nhập tăng:
a) Đường ngân sách dịch chuyển ra ngoài
b) Đường cầu dịch chuyển sang phải
c) Lượng cầu tăng
d) Chi tiền nhiều hơn cho hàng hóa đó
18. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào:
a) Giá của các hàng hóa
b) Thu nhập của người tiêu dùng
c) Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế
d) Tất cả đều đúng
19. Nguyên tắc tối đ hóa hữu dụng:
a) MU1 = MU2

b) MU1/Q1 = MU2/Q2
c) MU1/P1 = MU2/P2
d) P1 = P2
20. Nếu biết đường cầu của các cá nhân ta có thể tìm ra cầu thị trường bằng cách:
a) Cộng theo chiều dọc các đường cầu cá nhân lại
b) Cộng theo chiều ngang tất cả các đường cầu cá nhân lại
c) Lấy trung bình của các đường cầu cá nhân
d) Tất cả đều sai
21. Người tiêu dùng được cho là ở cân bằng trong sự lựa chọn của mình giữa hai hàng
hóa A và B khi:
a) Việc mua hàng hóa A đem lại sự thỏa mãn bằng việc mua hàng hóa B
b) Đơn vị mua cuối cùng của hàng hóa A đem lại phần tăng thêm trong sự thỏa mãn
bằng đơn vị mua cuối cùng của hàng hóa B.
Trang 23


c) Mỗi đồng chi vào hàng hóa A đem lại sự thỏa mãn ngang nhau như mỗi đồng chi
vào hàng hóa B
d) Đồng cuối cùng chi vào hàng hóa A đem lại sự thỏa mãn ngang nhau như đồng
cuối cùng chi vào hàng hóa B.
22. Nếu một hàng hóa được coi là thứ cấp thì:
a) Giá của nó tăng thì người tiêu dùng sẽ mua nó ít đi
b) Giá của nó giảm thì người tiêu dùng sẽ mua nó nhiều hơn
c) Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng người ta sẽ mua nó ít đi
d) Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng người ta sẽ mua nó nhiều hơn
23. Quy tắc phân bổ ngân sách tối ưu của người tiêu dùng là:
a) Hữu dụng biên thu được từ đơn vị cuối cùng của mỗi hàng hóa chia cho giá của
nó phải bằng nhau
b) Hữu dụng biên thu được từ mỗi hàng hóa nhân với giá của nó phải bằng nhau
c) Hữu dụng biên thu được từ mỗi hàng hóa phải bằng khơng

d) Hữu dụng biên thu được từ mỗi hàng hóa phải bằng vơ cùng
24. Trong đồ thị sau, tăng thu nhập sẽ làm dịch chuyển tiêu dùng từ:
Y

a)
b)
c)
d)

F
E’

Từ E đến F
Từ E đến G
Từ E đến E’
Từ G đến E

E
G
X
25. Đường cong bàng quang của người tiêu dùng bị ảnh hưởng của tất cả các yếu tố sau
trừ:
a) Tuổi tác
b) Thu nhập
c) Quy mơ gia đình
d) Những người tiêu dùng khác
26. Trong đồ thị sau, đường ngân sách chuyển từ AC đến BC biểu thị:
Y
A
a) Giá của hàng hóa X giảm

b) Giá của hàng hóa X tăng
B
c) Giá của hàng hóa Y tăng
d) Giá của hàng hóa Y giảm
Trang 24


C

X

27. Điều kiện cân bằng đối với người tiêu dùng:
a) Đường ngân sách tiếp xúc với đường đẳng ích
b) Chi tiêu vào các hàng hóa bằng nhau
c) Hữu dụng biên của mỗi hàng hóa bằng giá của nó
d) Hữu dụng biên của các hàng hóa bằng nhau
28. Mục đích của phân tích đường cong bàng quang:
a) Mỗi điểm trên đường ngân sách biểu thị một kết hợp hàng hóa khác nhau
b) Tất cả các điểm nằm trêm đường bàng quang biểu thị cùng một mức thỏa mãn
c) Tất cả các điểm nằm trên đường ngân sách biểu thị cùng một mức thỏa mãn
d) Độ cong của đường bàng quang biểu thị càng tiêu dùng nhiều hàng hóa X thì một
cá nhân sẵn sàng thay thế một số lượng càng nhiều hàng hóa X để đạt thêm một
lượng hàng hóa Y và vẫn có mức độ thỏa mãn như cũ
e) c và d đúng
29. Các đường đẳng ích thường lồi so với gốc tọa độ vì:
a) Quy luật hữu dụng biên giảm dần
b) Quy luật hữu suất giảm dần
c) Sự kham hiến nguồn lực của nền kinh tế
d) Tất cả đều sai
Dùng thông tin sau để trả lời các câu từ câu 30 đến câu 32

Giả sử một người tiêu dùng có I = 3.500 để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng là
Px = 500; Py = 200. Sở thích của người này được biểu thị qua hàm số sau:
TUx = -Q2x + 26Qx
TUy = -5/2Q2y + 58Qy
30. Hàm hữu dụng biên của người này:
a) MUx = -2Qx + 26 và MUy = 5Qy + 58
b) MUx = -2Qx + 26 và MUy = -5Qy + 58
c) MUx = 2Qx + 26 và MUy = -5Qy + 58
d) MUx = 2Qx + 26 và MUy = 5Qy + 58
31. Phương án tiêu dùng tối ưu:
a) Qx = 2; Qy = 10
b) Qx = 3; Qy = 10
c) Qx = 2; Qy = -10
d) Qx = 3; Qy = -10
32. Tổng hữu dụng của người tiêu dùng này:
a) TU = 69
b) TU = 330
c) TU = 369
d) TU = 399
Trang 25


×