Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Đánh giá công tác thu gom rác thải sinh hoạt của công ty môi trường đô thị thành phố hải dương, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 37 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MƠI TRƯỜNG
----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM RÁC THẢI SINH
HOẠT CỦA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG

Người thực hiện

: ĐINH THỊ GIANG

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS.NGUYỄN XUÂN THÀNH


Địa điểm thực tập

: CT MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HẢI DƯƠNG


Hà Nội 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết qủa nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và của riêng tôi chưa hề được sử dụng trong bất cứ tài liệu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Đinh Thị Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến
nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q Thầy Cơ, gia
đình và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đã tận tâm
hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, chú, bác công tác tại Công ty
TNHH Môi trường đô thị Hải Dương đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới mọi người trong gia đình và các
bạn bè đã ln quan tâm, lo lắng, động viên và tạo điều kiện cho em trong
suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng với kiến thức và kinh nghiệm bản
thân cịn có hạn, khóa luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn học để
kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

2016
Sinh viên

Đinh Thị Giang
ii

năm


MỤC LỤC
Theo Nguyễn Xuân Thành khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt
là một tập hợp khơng đồng nhất. Tính khơng đồng nhất biểu hiện ngay ở sự khơng
kiểm sốt được các ngun liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt. Sự không
đồng nhất này tạo nên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải

sinh hoạt.........................................................................................................................4

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần rác thải sinh hoạt của một số tỉnh, thành phố.................4
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự, 2010).......................................4
Thành phần hóa học: Trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành
phần hóa học của chúng chủ yếu là C,H,O,N,S và các chất tro........................4
Bảng 1.2: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị....................................5
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự, 2010).......................................5
Bảng 1.3: Số liệu trung bình về chất dư trơ và nhiệt năng của các hợp phần
trong CTR đô thị...............................................................................................9
Bảng 3.1: Tình hình dân số năm 2013- 2015..................................................31
Bảng 3.2: Dân số của thành phố Hải Dương năm 2015.................................32
Bảng 3.3: Số lượng thùng rác 2013 - 2015......................................................38
Bảng 3.4: Khối lượng rác thu gom (vận chuyển) 2012 – 2015.......................39
Bảng 3.5: Khối lượng và số chuyến rác vận chuyển trong năm 2015.............40
Bảng 3.6: Mức thu phí VSMT trên địa bàn thành phố Hải Dương.................42
Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá một số chỉ tiêu của các hộ được thu gom RTSH. .44
Bảng 3.8: Khối lượng rác thải hộ gia đình thành phố Hải Dương năm 2015 48
Bảng 3.9: Dự báo dân số, khối lượng rác thải hộ gia đình thành phố Hải
Dương giai đoạn 2015-2020............................................................................49
Bảng 3.10: Dự báo khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn thành phố Hải
Dương tới năm 2020........................................................................................50

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam......................5
iv



Hình 1.2: Sơ đồ cơng nghệ xử lý rác thải của Mỹ - Canada...........................14
Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB
Đức..................................................................................................................16
Hình 1.4 : Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Trung Quốc......................17
Hình 1.5: Sơ đồ quy trình kỹ thuật cơng nghệ xử lý rác thải Seraphin...........20
Hình 1.6 : Các cơng nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy rác thải
rắn ở Việt Nam................................................................................................21
Hình 1.7: Sơ đồ cơng nghệ Dano System........................................................23
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương..............29
Hình 3.2: Biểu đồ tình hình dân thành phố Hải Dương (2013-2015).............31
Hình 3.3: Cơng ty TNHH một thành viên Mơi trường đơ thị Hải Dương......33
Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức hành chính của Cơng ty TNHH Một thành viên....34
Mơi trường đơ thị Hải Dương........................................................................34
Hình 3.5: Xe ép rác của Cơng ty Mơi trường..................................................36
Hình 3.6: Xe gom chở rác của Cơng ty mơi trường........................................36
Hình 3.7: Thùng để rác....................................................................................37
Hình 3.8: Quá trình thu gom, vận chuyển rác thải từ nơi phát sinh tới...........38
nhà máy xử lý..................................................................................................38
Hình 3.10: Lao cơng thu gom rác trên lịng, lề đường ...................................45
Hình 3.11: Điểm thu gom rác thải...................................................................47

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội


CBCN

Cán bộ công nhân

CHLB

Cộng hòa liên bang

CP

Cổ phần

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KL

Khối lượng

KLN

Kim loại nặng

MTV

RTSH

Một thành viên
Rác thải sinh hoạt

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VSCC

Vệ sinh công cộng

VSMT

Vệ sinh môi trường

VSV

Vi sinh vật

vi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu
của toàn nhân loại và là một trong những vấn đề thời sự ở nước ta hiện nay.
Sự phát triển kinh tế xã hội cùng với tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng kéo
theo sự phát triển mạnh mẽ của các nghành công nghiệp, dịch vụ, du lịch…
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân đã làm nảy sinh ra nhiều
vấn đề mới, gây khó khăn trong cơng tác bảo vệ mơi trường và ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ
các hoạt động sống của con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn cả về
thành phần và tính chất. Vì vậy mà “Xử lý rác thải” đang là cụm từ nhận được
nhiều sự quan tâm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tỉnh Hải Dương đã đẩy nhanh sự
tăng trưởng kinh tế, giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng
như dịch vụ, mở cửa cho đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia
vào nền thương mại khu vực và quốc tế tạo ra được nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế - xã hội. Nhưng cũng chính vì vậy, mơi trường thành phố Hải Dương
đã bị tác động đáng kể do ô nhiễm nguồn nước , ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm
do rác thải sinh hoạt. Đứng trước tình hình đó trong những năm vừa qua, các
cấp, các ngành trong thành phố nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung đã nỗ
lực rất nhiều trong việc hạn chế ô nhiễm và cải thiện mơi trường. Song vẫn
cịn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết mà một trong số đó phải kể đến việc thu
gom, vận chuyển rác thải .
Với mục đích đánh giá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Hải Dương, em chọn đề tài: “Đánh giá công tác thu
gom rác thải sinh hoạtcủa Công ty môi trường đô thị thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương”


1


2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
 Mục đích
- Đánh giá thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt của công ty môi trường đô
thị thành phố Hải Dương;
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom rác thải trên
địa bàn thành phố Hải Dương.
 Yêu cầu
- Tìm hiểu về khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt theo ngày của thành
phố Hải Dương
- Tìm hiểu được quy trình thu gom rác thải.
- Sử dụng phiếu điều tra đối với các nhóm đối tượng.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom rác thải trên
địa bàn thành phố Hải Dương.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm chung về rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) là những chất thải có liên quan
đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư,
các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại...RTSH có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực
phẩm dư thừa, gỗ, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả…(Nguyễn

Xuân Thành và các cộng sự, 2010).
Hoạt động quản lý CTR: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người (Nghị
định số 59/2007/NĐ-CP).
Phân loại rác tại nguồn: là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi
là từ nguồn. Đó là biện pháp tạo thuận lợi cho các công tác xử lý rác về sau.
Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ
tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
Vận chuyển rác thải: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm
thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Xử lý chất thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP).
1.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt

3


Theo Nguyễn Xuân Thành khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác
thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất. Tính khơng đồng nhất biểu
hiện ngay ở sự khơng kiểm sốt được các ngun liệu ban đầu dùng cho
thương mại và sinh hoạt. Sự không đồng nhất này tạo nên một số đặc tính rất
khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt.
- Thành phần cơ học: Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm:

+ Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, cuộng, lá rau, lá cây, xác
động vật chết, vỏ hoa quả…
+ Các chất khó bị phân hủy sinh học: Gỗ, cành cây, cao su, túi nylon.
+ Các chất hoàn tồn khơng bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh
sành, gạch, ngói, vơi, vữa khơ, đá, sỏi, cát, vỏ ốc hến.
Bảng 1.1 Thành phần rác thải sinh hoạt của một số tỉnh, thành phố
Thành phần %
Hà Nội Hải Phòng TP HCM
Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật
50,27
50,07
62,24
Giấy
2,72
2,82
0,59
Giẻ rách, củi, gỗ
6,27
2,72
4,25
Nhựa, nylon, cao su
0,71
2,02
0,46
Vỏ ốc, xương
1,06
3,69
0,50
Thủy tinh
0,31

0,72
0,02
Rác xây dựng
7,42
0,45
10,04
Kim loại
1,02
0,14
0,27
Tạp chất khó phân hủy
30,21
23,9
15,27
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự, 2010)
Thành phần hóa học: Trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt,
thành phần hóa học của chúng chủ yếu là C,H,O,N,S và các chất tro.

4


Bảng 1.2: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị
Cấu tử hữu cơ
Thực phẩm
Giấy
Carton
Chất dẻo
Vải
Cao su
Da

Gỗ

C
48
43,5
44
60
55
78
60
49,5

Thành phần %
H
O
N
S
Tro
6,4
37,6
2,6
0,4
5
6
44
0,3
0,2
6
5,9
44,6

0,3
0,2
5
7,2
22,8
10
6,6
31,2
1,6
0,15
10
2,0
10
8
11,6
10
0,4
10
6
42,7
0,2
0,1
1,5
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự, 2010)

1.1.3. Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn nói chung (rác thải) phát sinh từ các nguồn chủ yếu: các
hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư...), các trung tâm thương
mại (chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng dầu, gara...), cơ quan (trường học,
bệnh viện, các cơ quan hành chính...), các cơng trường xây dựng, dịch vụ

cơng cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển...).
Nhà dân, khu dân cư

Cơ quan, trường học

Chợ, bến xe, nhà ga

Rác thải

Giao thơng, xây dựng
Chính quyền địa phương

Nơi vui chơi,
giải trí

Bệnh viện, cơ sở
y tế
Khu cơng nghiệp,
nhà máy, xí
nghiệp

Hình 1.1: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
(Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng, TP Huế, 08/2005)

5


1.1.4. Phân loại
Theo Trần Quang Ninh có các cách phân loại rác thải:


 Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư,
các trung tâm dịch vụ, công viên.
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong q trình sản xuất cơng nghiệp và
thủ cơng nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu
là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí).
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tơng vỡ, vơi
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.


Phân loại theo mức độ nguy hại

- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm
ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và
sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ơ nhiễm
mơi trường đất, nước và khơng khí.
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có các tính chất nguy hại.
Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đơ thị…



Phân loại theo thành phần

- Chất thải vơ cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu
xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng
thải bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa,

chất thải từ lị giết mổ, chăn ni cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các
loại thuốc bảo vệ thực vật.

6




Phân loại theo trạng thái chất thải: Phân loại theo các trạng thái rắn,

lỏng, khí.
- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở
chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu
xây dựng…).
- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ
nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh cơng nghiệp…

- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các
máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản
xuất vật liệu…
1.1.5. Tính chất, đặc điểm rác thải sinh hoạt
a) Tính chất vật lý
Những tính chất quan trọng của chất thải bao gồm: Trọng lượng riêng, độ ẩm,
khả năng giữ ẩm…
- Trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng (hay mật độ) của CTR là trọng lượng
của vật liệu trong một đơn vị thể tích (T/m 3, kg/m3, Ib/ft3, Ib/yd3). Dữ liệu
trọng lượng riêng được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rắn
phải quản lý. Trọng lượng riêng của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, mùa trong
năm và thời gian dài chứa trong container.
- Độ ẩm: Độ ẩm CTR thường được biểu hiện bằng 2 cách:

+ Phương pháp trọng lượng ướt: độ ẩm của mẫu được biểu hiện bằng % của
trọng lượng ướt vật liệu.
Độ ẩm theo phương pháp trọng lượng ướt được biểu diễn dưới dạng toán học
như sau:
M = 100*[(a-b)/a)]

7


Trong đó:
M: độ ẩm (%)
a: trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)
b: trọng lượng riêng của mẫu sau khi sấy khô ở 1050C (kg)
+ Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm của mẫu được biểu hiện bằng % của
trọng lượng khô vật liệu.
- Khả năng giữ nước tại thực địa: Khả năng giữ nước tại thực địa của CTR là
toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng
kéo xuống của trọng lực. Khả năng giữ nước trong CTR là một tiêu chuẩn
quan trọng trong tính tốn xác định lượng nước rị rỉ từ bãi rác.
b) Tính chất hóa học
Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của RTSH gồm: chất hữu cơ, chất tro, hàm
lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
- Chất hữu cơ: Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu đã phân tích
xác định độ ẩm đem đốt ở 9500C trong 1 giờ, để nguội trong bình hút ẩm 1
giờ rồi đem cân để xác định lượng tro còn lại sau khi đốt. Thông thường chất
hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60%, giá trị trung bình 35%. Chất hữu cơ
được tính theo cơng thức sau:
Chất hữu cơ(%) = [(c-d)/c]x100
Trong đó:
c: Trọng lượng mẫu ban đầu

d: Trọng lượng mẫu chất rắn sau khi đốt ở 9500C.
- Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 9500C, tức là chất hữu cơ dư hay
chất vô cơ.
Chất vô cơ(%) = 100 – chất hữu cơ(%)
- Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các
chất vô cơ khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950 0C, hàm lượng
này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ
khác trong tro gồm thủy tinh, kim loại… Đối với chất thải rắn đô thị, các chất
vô cơ này chiếm khoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%.
8


- Nhiệt trị: là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị nhiệt được
xác định theo công thức Dulông:
Btu/lb = 145C + 610(H2 – 1/8O2) + 40S + 10N
(1 Btu/lb = 2.234 J/g)
Trong đó:
C: % trọng lượng của Cacbon
H2: % trọng lượng của Hidro
O2: % trọng lượng của Oxy

S: % trọng lượng của sunfua
N: % trọng lượng của Nitơ

Bảng 1.3: Số liệu trung bình về chất dư trơ và nhiệt năng của các hợp
phần trong CTR đơ thị.
Chất dư trơ+ (%)
Dao động
Trung
bình

thực
2–8
5,0

Thành phần
Chất thải
phẩm
Giấy
Bìa cứng
Nhựa dẻo

4–8
3 –6
6 – 20

6,0
5,0
10,0

Nhiệt trị (Btu/lb)
Dao động
Trung bình
1,500 – 3,000

2,000

5,000 – 8,000
6,000 – 7,500
12,000 –
16,000

6,500 – 8000
9,000 – 12,000
6,500 – 8,500
1,000 – 8,000
7,500 – 8,500
50 – 100
100 - 500

7,200
7,000
14,000

Hàng dệt
2–4
2,5
7,50
Cao su
8 – 20
10,0
10,000
Da
8 – 20
10,0
7,500
Rác thải vườn
2–6
4,5
2,800
Gỗ
0,6 – 2

1,5
8,000
Thủy tinh
96 – 99*
98,0
60
Vỏ đồ hộp
96 – 99*
98,0
300
Nhôm
90 – 99*
96,0
Kim loại khác
94 – 99*
98,0
100 – 500
300
Bụi, tro
60 – 80
70,0
1,000 – 5,000
3,000
Rác sinh hoạt
4,000 – 5,0008
4,500
(Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)
Chú thích:
+


Sau khi cháy hồn tồn

*

Dựa kết quả phân tích

9


c) Tính chất sinh học
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ trong CTRSH là hầu
như tất cả các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí,
chất rắn vơ cơ, hữu cơ khác. Sự phát sinh mùi và cơn trùng có liên quan đến
quá trình phân hủy của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong chất thải sinh hoạt.
-Khả năng phân hủy sinh học các hợp phần hữu cơ trong chất thải
Thành phần CTR dễ bay hơi, được xác định bằng cách đốt ở 550 0C,
thường sử dụng như một thước đo sự phân hủy sinh học của phần hữu cơ
trong RTSH. Việc sử dụng CTR bay hơi để mô tả khả năng phân hủy sinh học
của phần hữu cơ trong CTR thì khơng đúng vì một vài thành phần tạo thành
chất hữu cơ của RTSH có khả năng dễ bay hơi cao nhưng khả năng phân hủy
lại thấp (như giấy in, báo, cành cây…). Thay vào đó, hàm lượng lignin của
CTR có thể được ứng dụng để ước lượng phần chất thải dễ phân hủy sinh học.
- Sự phát sinh mùi hôi: Mùi hôi sinh ra khi chất thải được chứa trong
khoảng thời gian dài ở trong nhà, trạm trung chuyển và ở bãi đỗ. Mùi hôi phát
sinh đáng kể ở các thùng chứa bên trong nhà vào mùa khô (khí hậu nóng ẩm).
Sự hình thành mùi hơi là do sự phân hủy kỵ khí của các thành phần hữu cơ dễ
phân hủy tìm thấy trong CTR.
- Sự sinh sản các cơn trùng
Vào thời gian hè ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Sự sinh sản của ruồi
trong rác thải là vấn đề đáng quan tâm. Ruồi có thể phát triển nhanh trong

khoảng thời gian ngắn, sau khi trứng ruồi được kí vào. Ngồi ra cịn có chuột,
muỗi…

10


1.1.6. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt
Trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, vấn đề phân loại rác tại
nguồn được nghiên cứu và trở thành thói quen của người dân. Người dân ở
các nước này hầu hết đều có ý thức về quản lý rác thải.
- Tại Nhật Bản: Việc phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện rất tốt.
Các hộ gia đình chia rác thành 3 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khơng cháy
được có thể tái chế và rác khó tái chế. Các thùng rác có màu sắc khác nhau,
trên đó có vẽ hình các loại rác được phép bỏ vào, gia đình nào khơng chịu
phân loại thì cơng ty vệ sinh sẽ gửi giấy báo phạt tiền tới nhà ngay hôm sau.
Với các loại rác thải cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt… thì phải đăng ký
trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Cơng ty VSMT đến chở đi.
- Singapore: Là quốc đảo sạch bậc nhất thế giới. Để bảo vệ môi trường,
người dân Singapore đã thực hiện tối đa 3R để kéo dài thời gian sử dụng bãi
rác Semakau. Một mục tiêu trong kế hoạch Xanh của chính phủ Singapore
năm 2012 là “Khơng cần bãi rác” sẽ đạt được nếu tất cả mọi người cùng
chung sức.
- Tại Đức: Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc từ năm 1991.
Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim
loại hay carton được gom vào thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng cịn có
thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học (thức ăn, cây
cỏ), thùng đen cho thủy tinh (có thể thay đổi màu sắc thùng tùy khu vực).
1.2. Cơ sở khoa học và quy trình cơng nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
1.2.1. Cơ sở khoa học xử lý rác thải
Nguyên lý cơ bản của các q trình phân hủy chuyển hóa phế

thải, chất thải rắn hữu cơ là nhờ sự hoạt động của VSV mà các chất khó tan
(Xenluloza, lignin, hemixenluloza và các chất cao phân tử khác) được chuyển
hóa thành chất dễ tan.

11


a)

Trong điều kiện hiếu khí
Q trình phân giải các hợp chất hưu cơ trong điều kiện hiếu khí có thể

tóm tắt như sau:
Chất hữu cơ + O2

VSV

CO2 + H2O + Sinh khối vi sinh vật (các chất dinh dưỡng)

Theo Eckenfekler W.W và Connon D.J thì quá trình phân hủy các hợp chất
hữu cơ trong điều kiện hiếu khí được thực hiện bởi các phản ứng sau:
- Ơxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2

Enzym

CO2 + H2O + ΔH

- Tổng hợp để xây dựng tế bào:
CxHyOz + O2


Enzym

Sinh khối vi khuẩn + CO2 + H2O + C5H7NO2 – ΔH

- Ơxy hóa chất liệu tế bào (Tự ơxy hóa):
Tế bào vi khuẩn
C5H7NO2

Enzym

CO2 + H2O ± ΔH

Trong đó, ΔH là năng lượng thải ra hoặc hấp thụ vào.
Điều kiện để thực hiện được quá trình sử lý sinh học:
-Đảm bảo cung cấp liên tục ôxy.
-Đảm bảo đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho q trình sinh
hóa xảy ra trong q trình lên men.
-Đảm bảo nồng độ chất hữu cơ cho phép quá trình lên men.
-Đảm bảo nồng độ cho phép của các chất độc hại.
-pH thích hợp.
b) Trong điều kiện yếm khí
Trong điều kiện yếm khí VSV phân giải các hợp chất hữu cơ qua hai
giai đoạn:
-Giai đoạn thủy phân: các chất hữu cơ sẽ bị thủy phân dưới tác động của
các enzym VSV. Sản phẩm cuối cùng của quá trình là các chất khí chủ yếu là
12


CO2 và CH4. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tạo khí.

Chất hữu cơ
-

Enzym

CH4 + CO2 + Sinh khối vi sinh vật

Giai đoạn lên men yếm khí:

Theo Eckenfekler quá trình lên men yếm khí chất thải được chia làm ba giai
đoạn:
+ Giai đoạn lên men axit: Ở giai đoạn này những hidratcacbon (đường, tinh
bột, chất xơ) dễ bị phân hủy và tạo thành các axit hữu cơ (axit acetic, axit
butyric, axit propionic) nên pH giảm xuống dưới 5 có kèm mùi hôi thối.
+ Giai đoạn chấm dứt lên men axit: Các chất hữu cơ tiếp tục được phân giải
tạo thành các chất khí khác nhau như: CO2, N2, CH4, H2... pH của môi trường
dần dần tăng lên. Mùi thải ra rất khó chịu do thành phần của H 2S, indol, sctol
và mecaptan.
+ Giai đoạn lên men kiềm hay giai đoạn lên men Metan: Các sản phẩm
trung gian chủ yếu là xenluloza, axit béo, các hợp chất chứa nitơ tiếp tục bị
phân hủy và tạo ra nhiều khí CO2, CH4, pH môi trường tiếp tục tăng lên và
chuyển sang dạng kiềm.
1.2.2. Công nghệ xử lý rác thải trên thế giới
Theo Trần Quang Ninh, tổng luận về công nghệ xử lý chất thải
rắn của một số nước và ở Việt Nam

13





Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ - Canada
Tiếp nhận
rác
Loại bỏ tạp chất vô

Lên men từ 8 – 10 tuần
Nghiền hữu cơ
Bổ sung VSV
Bùn

Đánh luống

Sàng xử lý chất hữu cơ

Chơn lấp chất trơ

Đóng bao phân bón
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ - Canada
Các vùng của Mỹ và Canada có khí hậu ôn đới nên thường áp dụng
phương pháp xử lý rác thải ủ đống tĩnh có đảo trộn như sau: Rác thải được
tiếp nhận và tiến hành phân loại. Rác thải hữu cơ được nghiền và bổ sung
VSV, trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời để lên men tự nhiên cho đến khi
được phân hủy hoàn toàn (thường từ 8 – 10 tuần lễ), sau đó sàng lọc và đóng
bao.
- Ưu điểm: Thu hồi được sản phẩm làm phân bón; Tận dụng được nguồn bùn
là phế thải của thành phố hoặc bùn ao; Cung cấp được nguyên liệu tái chế cho
các ngành cơng nghiệp; Kinh phí đầu tư và duy trì thấp.
14



- Nhược điểm: Hiệu quả phân hủy hữu cơ không cao; Chất lượng phân bón
được thu hồi khơng cao vì có lẫn các KLN trong bùn thải hoặc bùn ao; Khơng
phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam vì phát sinh nước rỉ rác, khơng
đảm bảo được VSMT, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm; Diện
tích đất sử dụng quá lớn.

 Công nghệ xử lý rác thải làm phân bón của Đức
Cơng nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi với thu hồi khí sinh
học và phân bón hữu cơ vi sinh. Cụ thể như sau: Rác thải ở các gia đình đã
được phân loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được tiếp nhận
và tiến hành phân loại tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới
dạng các thùng chịu áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong q trình
lên men phân giải hữu cơ.
- Ưu điểm: Xử lý triệt để, đảm bảo VSMT; Thu hồi sản phẩm là khí đốt có
giá trị cao, phục vụ cho các ngành cơng nghiệp ở khu lân cận nhà máy; Thu
hồi phân bón có tác dụng cải tạo đất; Cung cấp nguyên liệu tái chế cho các
ngành cơng nghiệp.
- Nhược điểm: Địi hỏi kinh phí đầu tư lớn và kinh phí duy trì cao; Chất
lượng phân bón thu hồi khơng cao.

15


Tiếp nhận RTSH

Phân loại

Rác vô cơ


Rác hữu cơ lên men
(thu khí 64%)

Tái chế
Hút khí
Chơn lấp chất
trơ

Phân hữu cơ vi
sinh

Lọc

Nạp khí
Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức



Công nghệ xử lý rác thải làm phân bón của Trung Quốc
Ở những thành phố lớn thường áp cơng nghệ trong các thiết bị kín. Rác

được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín (hầm ủ) sau 10 – 12 ngày, hàm lượng
các khí H2S, CH4, SO2... giảm được đưa ra ngồi ủ chín.Sau đó mới tiến hành
phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ.
Ưu điểm: Rác được ủ từ 10 – 12 ngày đã giảm mùi H 2S, sau đó mới đưa
ra ngồi xử lý, góp phần giảm nhẹ mức độ độc hại đối với người lao động;
Thu hồi được nước rác, không gây ảnh hưởng tới tầng nước ngầm; Thu hồi
được sản phẩm tái chế; Rác vô cơ khi đưa đi chôn lấp không gây mùi và ảnh
hưởng tới tầng nước ngầm vì đã được oxy hóa trong hầm ủ; Thu hồi được sản
phẩm làm phân bón.


16


Nhược điểm: Chất lượng phân bón khơng cao, chưa xử lý triệt để các vi khuẩn
gây bệnh; Thao tác vận hành phức tạp; Diện tích hầm ủ rất lớn khơng được
phân loại; Kinh phí đầu tư ban đầu lớn.

Tiếp nhận rác thải

Sàng phân loại theo kích thước
(bằng băng tải sàng quay)

Rác vơ cơ

Phân loại trọng lượng bằng
khơng khí có thu kim loại

Phân loại sản
phẩm để tái chế

Phải trộn các nguyên tố khác
N, P, K và các nguyên tố khác

Chôn lấp chất trơ

Ủ phân bón (nhiệt độ từ 30 –
400C) trong thời gian 5 – 10
ngày
Đóng gói tiêu thụ

sản phẩm

Hình 1.4 : Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Trung Quốc
1.2.3. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
- Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 – 82% lượng CTR thu
gom được ( trong đó, khoảng 50% được chơn lấp hợp vệ sinh và 50% là chôn
lấp không hợp vệ sinh). Thống kê trên tồn quốc có 91 bãi chơn lấp chất thải
tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành, nhưng chỉ có 17 bãi được coi là
17


×