Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SKKN rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.07 KB, 25 trang )

“Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3”
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt
nền móng cho sự phát triển tồn diện con người, đặt nền tảng
cho giáo dục phổ thơng. Vì vậy phương pháp dạy học ở bậc tiểu
học có tầm quan trọng đặc biệt, hình thành cho học sinh
phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo
ngay từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông.
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu
học đang diễn ra một cách sôi động, được nghiên cứu ứng dụng
rộng rãi cả về lí luận cũng như về mặt thực tiễn. Việc dạy học
theo hướng “tích cực hóa người học” hay hướng “lấy học sinh
làm trung tâm”, tăng cường phương pháp dạy học tổ chức cho
học sinh hoạt động để các em chiếm lĩnh kiến thức bằng hoạt
động học của chính mình là định hướng cơ bản trong đổi mới
phương pháp dạy học của Tiểu học.
Trong các môn học ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học có vị
trí hết sức quan trọng. Nó cung cấp vốn ngơn ngữ, xây dựng
nền tảng kiến thức ban đầu, cịn là công cụ giúp cho học sinh
học các môn khác. Đặc biệt là phân môn Tập làm văn là phân
môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở các phân mơn: Tập
đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Với mục
tiêu rèn học sinh bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kỹ
năng viết “đoạn văn” là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân
mônTập làm văn lớp 3.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm chúng tôi thấy dạy học
sinh sử dụng từ ngữ, biện pháp so sánh, nhân hoá để viết đoạn
văn là kiểu bài rất khó. Hầu hết các giáo viên điều cho rằng:
“đây là một kỹ năng khó đạt nhất trong các kỹ năng của phân
môn Tập làm văn”. Bởi vậy hiệu quả giờ dạy học sinh viết đoạn


văn sinh động, giàu hình ảnh cịn rất hạn chế. Một phần người
dạy cịn chưa tìm ra quy trình và phương pháp dạy thích hợp.
Hơn nữa việc vận dụng từ ngữ miêu tả và biện pháp tu từ vào
viết đoạn văn còn khá mới lạ và khó đối với học sinh lớp 3. Vì
các em ở lớp 2 mới chỉ viết đoạn văn dưới dạng trả lời câu hỏi
hoặc nói những điều em biết về một đối tượng nào đó mà chưa
đề cập sâu tới việc sử dụng từ ngữ miêu tả cũng như biện pháp
tu từ. Với đối tượng này thì vốn từ ngữ, kỹ năng diễn đạt còn
1


hạn chế. Học sinh chưa hiểu sâu về nghĩa các từ ngữ và bản
chất của câu nên khi viết một đoạn văn các em thường bộc lộ
các yếu điểm về diễn đạt như: từ lặp lại nhiều, câu không rõ
nghĩa, các câu trong đoạn văn còn lộn xộn, viết đoạn văn mang
tính chất trả lời câu hỏi. Học sinh thường dập khn theo sự
hướng dẫn của giáo viên.
Vì những lý do trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3” để góp
phần nâng dần chất lượng học tập làm văn nói riêng và học
Tiếng Việt nói chung trong nhà trường Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện
pháp góp phần vào đổi mới cách dạy học sinh vận dụng kĩ năng
sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ để viết đoạn văn trong phân
môn Tập làm văn lớp 3. Từ cách đổi mới phương pháp dạy của
thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng
tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, ý sao
cho lơ-gic, cách dùng từ chính xác, hay và biện pháp tu từ so
sánh, nhân hoá khi viết.

3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung dạy viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 trong
sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
Hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh
giỏi lớp 3.

2


NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 3

I. Cơ sở lí luận
1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3
Hoạt động nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học
thường mang tính trực quan, cụ thể, cảm tính. Ở mỗi lứa tuổi
học sinh lại có đặc điểm và khả năng nhận thức nhất định. Nếu
như các em học sinh ở lứa tuổi lớp 4-5 đã biết dựa trên các dấu
hiệu bản chất, những dấu hiệu chung của sự vật, hiện tượng để
khái quát thành khái niệm, quy luật thì ở lứa tuổi lớp 3 tri giác
của các em cịn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và
mang tính chủ động. Do vậy, quá trình tri giác thường gắn với
hành động và hoạt động thực tiễn. Muốn tri giác được đặc điểm
sự vật, các em phải làm cái gì đó với sự vật. Ngồi ra những gì
phù hợp với nhu cầu hay những gì GV chỉ dẫn thì quá trình tri
giác của các em mới dễ dàng hơn.
Trong quá trình tri giác, tính xúc cảm của các em được thể
hiện rất rõ. Những tranh ảnh rực rỡ màu sắc được các em tri
giác tốt hơn và cũng gây được sự chú ý hơn. Vì vậy, việc tổ

chức cho HS lớp 3 làm quen với việc sử dụng từ ngữ, biện pháp
tu từ để luyện viết đoạn văn đặc biệt là đoạn văn miêu tả là
hoàn toàn phù hợp.
Để đạt được điều đó, bài tập phải phong phú về nội dung,
đa dạng về kiểu loại và hình thức thể hiện, đủ số lượng để học
sinh luyện tập nhiều lần. Chuyên đề này bên cạnh việc sử dụng
những bài tập trong sách giáo khoa còn tăng cường sử dụng bài
tập trong sách tham khảo cũng như bài tập tự xây dựng để rèn
kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 dựa theo đặc điểm
nhận thức của các em.
2. Đặc điểm trí nhớ, tưởng tượng của học sinh lớp 3
Để học sinh viết được đoạn văn thì yêu cầu quan sát đối
với các em là rất quan trọng. Khả năng quan sát có liên quan
nhiều đến trí nhớ và tưởng tượng của học sinh ở lứa tuổi này.
Đối với HS giai đoạn đầu bậc tiểu học, do quá trình ức chế
của não bộ nên sự tập trung chú ý còn yếu, thiếu bền vững, dễ
bị phân tán; ghi nhớ trực quan- hình tượng phát triển hơn trí
nhớ từ ngữ - logíc. HS lớp 3 hầu như có khuynh hướng ghi nhớ
máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Chính đặc điểm này
có ảnh hưởng nhiều đến q trình học tập của HS.
3


HS lớp 3 học viết đoạn văn chủ yếu là học cách quan sát,
nội dung diễn đạt từ các đoạn văn mẫu. Trên cơ sở lặp lại nhiều
lần, các em thông hiểu mẫu để bước đầu vận dụng vào viết
đoạn văn ngắn.
Mặt khác, các em học sinh lớp 3 đã bắt đầu hình thành
khả năng tưởng tượng tái tạo, biết so sánh các sự vật, phân
biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa hai sự vật, biết ví von

sự vật này với sự vật khác. Do vậy, học cách viết đoạn văn sẽ
giúp trí tưởng tượng của trẻ phát triển hơn. Điều này sẽ giúp
cho việc học sinh tập viết câu văn, đoạn văn thêm sinh động,
giàu hình ảnh.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Những yêu cầu về kĩ năng viết đoạn văn ở lớp 3
Ở lớp 3, học sinh phải viết được một đoạn văn (5 - 7 câu),
nhiều nhất là 10 câu tả ngắn về người thân trong gia đình,
trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ.
Yêu cầu kĩ năng làm văn ở lớp 3 chỉ ở mức đơn giản nhằm
chuẩn bị để lên lớp 4 -5. Ở lớp 4 - 5 các em sẽ được trang bị và
rèn kĩ năng viết văn một cách đầy đủ, hệ thống và bài bản. Do
đó, rèn kĩ năng viết đoạn văn ở lớp 3 nhằm chuẩn bị các kĩ
năng bộ phận và ở mức độ đơn giản, làm tiền đề cho lớp 4-5.
Việc dạy cho học sinh viết đoạn văn chính là q trình giáo
viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người,
vật và cuộc sống xung quang. Điều đó địi hỏi giáo viên có cách
tổ chức câu, ý sao cho lơgic, cách sử dụng từ chính xác và hay
khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 3 khó
nhận thức được việc sắp xếp ý theo trật tự đúng. Vốn sống của
các em còn hạn chế do đó khi diễn đạt học sinh cịn gặp nhiều
khó khăn. Sự sắp xếp câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc
lập về nội dung chưa có sự liên kết và lơgic,… đơi khi các em
cịn viết câu khơng rõ ý, từ lặp lại nhiều…
2. Khảo sát các dạng bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn ở
lớp 3
Lớp 3 là giai đoạn đầu của bậc tiểu học. Nội dung dạy học
viết đoạn văn giai đoạn này tập trung vào việc hình thành
những kĩ năng sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh và nhân
hoá để luyện viết đoạn văn thông qua các bài tập.

2.1. Bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý
Kĩ năng quan sát, tìm ý nhằm mục đích luyện tập cho HS
khả năng quan sát, cách quan sát đối tượng để tìm các chi tiết
4


cần thiết cho việc nói, viết một đoạn văn về một đối tượng nào
đó.
STT

1

2
3

Yêu cầu và nội dung từng bài tập
Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh
đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh,
tranh ảnh cắt từ báo chí,..). Nói
những điều em biết về cảnh đẹp ấy
theo gợi ý dưới đây:
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì?
Cảnh đó ở nơi nào?
b) Màu sắc của tranh (ảnh) đó như
thế nào?
c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì
đẹp?
Quan sát bức tranh dưới đây và cho
biết những người trí thức trong các
bức tranh ấy là ai? Họ đang làm gì?

Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả
lại quan cảnh và hoạt động của
những người tham gia lễ hội.

Trang

Tr.102,SGKTV3,
tập 1

Tr.30,SGK TV3,
tập 2
Tr.64, SGK TV3,
tập 2

2.2. Bài tập rèn kĩ năng diễn đạt (kể ngắn thành đoạn văn)
STT

Yêu cầu và nội dung từng bài tập

Trang

1

Kể về gia đình em với một người bạn Tr.28, SGK TV3,
em mới quen
tập 1

2

Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể Tr.52, SGK TV3,

lại buổi đầu em đi học.
tập 1

3

Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể Tr.68, SGK TV3,
về một người hàng xóm mà em q tập 1
mến.
Gợi ý:
a) Người đó tên là gì, bao nhiêu
tuổi?
b) Người đó làm nghề gì?
c) Tình cảm của gia đình em đối
với người hàng xóm như thế
nào?
5


d) Tình cảm của người hàng xóm
đối với gia đình em như thế
nào?
4

Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7
Tr,74, SGK TV3,
câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc
tập 1
người thân của em đối với em.
Hãy nói về quê hương em hoặc nơi
em đang ở theo gợi ý sau:


5

a) Quê em ở đâu?
b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở q Tr.92, SGKTV3,
tập 1
hương?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d) Tình cảm của em với quê hương
như thế nào?
Kể những điều em biết về nông thôn
(hoặc thành thị)

6

Gợi ý:
a) Nhờ đâu em biết (em biết khi đi
chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể, Tr.138,
SGKTV3,tập 1
…)?
b) Cảnh vật, con người ở nơng
thơn (hoặc thành thị) có gì đáng
u?
c) Em thích nhất điều gì?
Hãy kể về một người lao động trí óc
mà em biết.

7

8


Gợi ý:
Tr. 38, SGKTV3,
a) Người đó là ai? Làm nghề gì?
tập 2
b) Người đó hàng ngày làm những
việc gì?
c) Người đó làm việc như thế nào?
Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ Tr.48, SGKTV3,
tập 2
thuật mà em được xem.
Gợi ý:
a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật
gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc,…?
b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở
đâu? Khi nào?
c) Em cùng xem với những ai?
6


d) Buổi biểu diễn có những tiết
mục nào?
e) Em thích tiết mục nào nhất?
Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.
Kể về một ngày hội mà em biết.

9

Gợi ý:
a) Đó là hội gì?

b) Hội được tổ chức khi nào, ở
đâu?
c) Mọi người đi xem hội như thế
Tr.72, SGKTV3,
nào?
d) Hội được bắt đầu bằng những tập 2
hoạt động gì?
e) Hội có những trị vui gì (chơi cờ,
đấu vật, kéo co, đua thuyền,
ném còn, ca hát, nhảy múa,…).
g) Cảm tưởng của em về ngày hội
đó như thế nào?

3. Đánh giá hệ thống các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn
văn ở SGKTV3.
Hệ thống các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn ở SGK TV3
chưa phong phú, đa dạng. Hình thức các bài tập chủ yếu là học
sinh tự phải viết một đoạn văn dựa theo gợi ý do vậy không
phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh, các em thường lệ
thuộc vào các đoạn văn mẫu vì vốn từ ngữ của các em cịn ít,
khơng biết cách diễn đạt.
4. Thực tiễn dạy học rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS
giỏi lớp 3
Hiện nay, các trường tiểu học rất chú trọng việc bồi dưỡng
học sinh giỏi. Tuy nhiên, các em phải học rất nhiều môn, phân
môn nên giáo viên dạy bồi dưỡng HS giỏi có rất ít thời gian
dành riêng cho việc bồi dưỡng mơn Tiếng Việt. Do đó, để bồi
dưỡng HS giỏi mơn Tiếng Việt nói chung và rèn kĩ năng viết
đoạn văn cho HS nói riêng địi hỏi GV phải suy nghĩ, tìm tịi, lựa
chọn phương pháp dạy học phù hợp, nội dung bồi dưỡng có hệ

thống. Đây là một việc làm khó, tốn nhiều thời gian và công
sức.
Từ thực tiễn dạy và học rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS
giỏi lớp 3 nói trên, chúng tôi đã nghiên cứu, trao đổi và thống

7


nhất một số biện pháp rèn kĩ năng cho học sinh giỏi viết đoạn
văn ngắn sinh động, giàu hình ảnh.
Chương II: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 3
I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Căn cứ để xây dựng chương trình bồi dưỡng
Muốn hình thành một kĩ năng nào đó cho học sinh phải
thơng qua hoạt động luyện tập có ý thức, luyện tập thường
xuyên. Vậy, muốn học sinh có kĩ năng viết được đoạn văn ngắn
sinh động, giàu hình ảnh thì phải có một hệ thống bài tập rèn
cho các em về cách sử dụng từ ngữ chính xác và hay vào đặt
câu; cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hố để viết
những câu văn sinh động, giàu hình ảnh và cách liên kết các
câu văn thành đoạn văn. Hệ thống chương trình đó phải được
xây dựng và đưa vào thực tiễn bồi dưỡng theo mức độ từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để kích thích hứng thú học
tập của các em.
2. Chương trình bồi dưỡng rèn kĩ năng viết đoạn văn cho
HS giỏi lớp 3
Chương trình bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở rèn các
kĩ năng đơn lẻ theo mảng sau đó tổng hợp các kĩ năng để rèn kĩ
năng căn bản là viết được đoạn văn ngắn để kể, tả về một đối

tượng cụ thể. Chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng để
rèn các kĩ năng sau:
2.1. Rèn kĩ năng dùng từ ngữ chính xác và hay để viết được câu
văn kể, tả về đối tượng sinh động, giàu hình ảnh.
2.2. Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để viết
những câu văn sinh động, giàu hình ảnh.
2.3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo trình tự đúng.
II. XÂY DỰNG NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THEO CHƯƠNG
TRÌNH
Sau khi đã xây dựng được chương trình bồi dưỡng thì GV
tiến hành xây dựng nội dung bồi dưỡng dựa trên chương trình
đó. GV có thể lựa chọn các bài tập về cách dùng từ ngữ, biện
pháp tu từ trong phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu hoặc sử
dụng các bài tập nâng cao trong các tài liệu tham khảo, cũng có
thể là các bài tập do giáo viên tự thiết kế. Phân loại bài tập về
cách dùng từ ngữ, biện pháp tu từ theo đối tượng kể, tả mà đề
bài yêu cầu. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến
rèn kĩ năng viết đoạn văn theo hai đối tượng: người và cảnh
8


thông qua một hệ thống bài tập mà chúng tôi sưu tầm hoặc tự
thiết kế.
1. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ ngữ chính xác, hay để viết
câu văn
1.1. Loại bài tập mở rộng vốn từ
1.1.1. Dạng bài tập mở rộng vốn từ ngữ kể, tả về người
Loại bài tập này nhằm giúp học sinh phát triển, mở rộng,
hệ thống hóa vốn từ ngữ nói về đặc điểm hình dáng, tính tình,
hoạt động của con người để học sinh có được vốn từ ngữ cần

thiết khi viết đoạn văn kể, tả người.
a. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về ngoại hình của người
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ nói về các đặc điểm bên ngồi của
con người
a. Tuổi tác
b. Tầm vóc
c. Dáng điệu d.
Cách ăn mặc
Gợi ý:
a. Tuổi tác: khoảng 20 tuổi, xấp xỉ 20 tuổi, độ chừng 20
tuổi, áng chừng 20 tuổi, chưa đầy 20 tuổi, trạc hai mươi tuổi,
trẻ trung, tre trẻ, trẻ măng, non trẻ, non choẹt, búng ra sữa,
già nua, già cả, già dặn, già khọm, già khụ, già cóc đế đại
vương, già yếu, …
b. Tầm vóc:
- béo: béo tốt, béo phệ, béo ú, beo béo, bệ vệ, to lớn, to,
mập mạp, trịn như hột mít, trịn quay, bụ bẫm, mập ú, trịn
trĩnh, múp míp, phốp pháp, tốt tướng, đẫy đà, đậm người,
phương phi, lực lưỡng, cường tráng, …
- gầy: gầy nhẳng, gầy gầy, gầy gò, gầy yếu, gầy nhom,
gầy guộc, mảnh mai, thanh mảnh, mảnh khảnh, mảnh dẻ, ốm
yếu, yếu đuối, xương xương, …
- cao to: cao cao, cao lớn, cao ráo, cao nhòng, cao nghều,
cao lênh khênh, cao lêu nghêu, cao dong dỏng, cao gần một
mét, tầm thước, cân đối, khỏe mạnh, thân hình vạm vỡ, …
- thấp: thâm thấp, thấp bé, nhỏ nhắn, nhỏ xíu, nhỏ bé, be
bé, bé nhỏ, bé hạt tiêu, tí hon, khơng cao lắm, chiều cao khiêm
tốn, …
c. Dáng điệu:
- nhanh nhẹn, nhanh nhảu, hoạt bát, tháo vát, láu táu, …

- chậm rãi, chậm chạp, từ tốn, khoan thai, thướt tha,
chững chạc, đường hoàng, nghiêm nghị, hùng dũng, oai phong,

9


duyên dáng, yểu điệu, uyển chuyển, uể oải, mệt mỏi, nặng
nhọc, điệu đà, lúng túng, bẽn lẽn, …
d. Cách ăn mặc (trang phục): chỉnh tề, tươm tất, gọn
gàng, kín đáo, sạch sẽ, giản dị, đơn sơ, đơn điệu, trang nhã,
cầu kì, thời trang, sành điệu, …
Bài tập 2: Chỉ ra các bộ phận của con người và các từ ngữ
thường dùng để nói về các bộ phận đó khi kể, tả về ngoại hình
của người.
Gợi ý:
1. Các bộ phận được miêu tả: khn măt, đơi mắt, nước
da, mái tóc, mũi, má, miệng, tay
2. Các từ ngữ thường dùng khi miêu tả chi tiết ngoại hình
của người:
- Khn mặt: trái xoan, bầu bĩnh, trịn trịa, trịn trĩnh, đầy
đặn, sáng sủa, khơi ngơ, tuấn tú, thanh tú, ưa nhìn, chữ điền,
vng vức, mặt hồng hào, lưỡi cày, xinh xắn, hiền hậu, phúc
hậu, thánh thiện, dễ thương, thơ ngây, khả ái, xinh đẹp, khắc
khổ, hốc hác, phờ phạc, xương xương, mặt tròn xoay, mặt đen
xì, …
- Đơi mắt: to trịn, đen lay láy, sáng quắc, đôi mắt lanh
lợi, đôi mắt thông minh, mắt tinh ranh, mắt lá răm, mắt bồ
câu, mắt một mí, mắt lươn, mắt híp, mắt nâu, mắt long lanh,
sâu hoắm, láo liên, đượm buồn, mắt biết nói, mắt thơ ngây,
mắt gian dảo, mắt ti hí, mắt ốc nhồi, mắt lác, mắt rắn ráo, mắt

phượng, mắt thao láo, mắt trâu, mắt cú vọ, mắt sắc như dao
cau, mắt nheo nheo, mắt hiền như lá lúa, mắt long lanh như
sương mai, mắt dịu dàng, …
- Nước da: trắng, trắng trẻo, trắng hồng, trắng nõn, trắng
mịn, trắng như trứng gà bóc, trắng bệch, nõn nà, hồng hào,
xanh xao, xanh mét, vàng vọt, nhợt nhạt, tai tái, tím ngắt, da
bánh mật, da ngăm đen, da rám nắng, da nhăn nheo, da đen
sạm, da đen bóng, da đen như cột nhà cháy, mềm mại như da
em bé, mịn màng, sần sùi, đồi mồi, chai sạm, …
- Mái tóc: hớt cao, búi cao, cột cao, dài, đi gà, thắt bím,
óng ả, đen mượt, đen nhánh, bạc phơ, bạc trắng, tóc hoa râm,
tóc muối tiêu, lốm đốm bạc, tóc pha sương, đỏ như râu tơm,
cháy nắng, hung vàng, mượt mà, thẳng, quăn, xoăn tít, gọn
gàng, cắt cua, xõa ngang lưng, ….
- Mũi: cao, thẳng, dọc dừa, mũi hếch, mũi tẹt, mũi củ
hành, mũi khoằm, mũi nhọn, mũi gãy, mũi quặp (mũi nhòm
mồm), mũi nhỏ, mũi to, mũi thấp, mũi không cao lắm, …
10


- Má: bầu bĩnh, ửng hồng, má phúng phính, bầu bầu, má
bánh đúc, má hóp, má xương xương, má lúm đồng tiền, má
rám, …
- Miệng:
+ miệng nhỏ, nhỏ xíu, be bé xinh xinh, chúm chím, lúc
nào cũng nở nụ cười thật tươi, miệng móm, miệng rộng, miệng
cá trê, …
+ mơi: môi trái tim, môi mọng, môi hồng, môi dày, môi
mỏng, môi thâm, môi trề, môi sứt,…
+ răng: trắng đều như hạt bắp, trắng như ngà, trắng

bóng, trắng tinh, trắng ởn, trắng nhởn, trắng muốt, vàng ố,
đều tăm tắp, đen nhánh, răng khểnh, răng xỉn, răng bàn cuốc,
răng vẩu, …
- Tay: tay thuôn dài, tay búp măng, tay dùi đục, tay bụ
bẫm, tay tròn lẳn, tay chắc nịch, tay nải chuối, bàn tay xinh
xắn, bàn tay nhỏ nhắn, thon thon, xinh xinh, gân guốc, gầy
guộc, xương xương, xương xẩu, ram ráp, chai sạm, tay nghệ sĩ,
tay ngắn chùn chùn, tay trắng hồng, …
b. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả tính tình của con
người
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ thường dùng để chỉ đặc điểm về tính
tình của một con người.
M: hiền hậu, ngoan,…
Gợi ý:
- Hiền lành, hiền dịu, hiền hoà (hiền như bụt, hiền như cục
bột, lành như đất),..
- Ơn hồ, lễ phép, nhu mì, trầm tính, chững chạc, nóng
nảy, hấp tấp, tinh nghịch, nghịch ngợm,...
- Thẳng thắn, thẳng thật, thẳng như ruột ngựa, trung thực,
bạo dạn, dối trá, gian xảo,...
- Siêng năng, chăm chỉ, cần cù (chịu thương chịu khó, bán
mặt cho đất bán lưng cho trời), lười biếng, lười nhác,...
- Đoan trang, nghiêm nghị, thận trọng,...
- Vui vẻ, hóm hỉnh, hồn nhiên, vơ tư, khoan dung, vị tha,...
Bài tập 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “dịu
dàng”
a. Rộng lượng, tha thứ cho người có lỗi.
b. Siêng năng, chăm chỉ.
c. Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói)
Gợi ý:

c. Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói)
11


c. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về hoạt động của con
người
Bài tập 1: Tìm từ ngữ thường dùng để nói về giọng nói của
một con người.
M: thì thầm, oang oang,…
Gợi ý:
- Niềm nở, ngọt ngào, nhỏ nhẹ, du dương, trong trẻo,
ngân nga, ấm áp,...
- Thì thầm, thì thào, rủ rỉ, êm êm, khe khẽ, bập bẹ, ngọng
líu ngọng lơ, nũng nịu, tíu tít, oang oang, lanh lảnh, rộn rã, vồn
vã, khàn khàn,...
- Hài hước, pha trò, bơng đùa, dễ thương, dễ mến, ngọt
như mía lùi, như rót mật vào tai,...
- Nói như sáo, nói như khướu, nói như loa phóng thanh,...
- Gắt gỏng, xì xào, rì rầm, ấp úng, luyên thuyên, huyênh
hoang, lia lịa,...
- Im như thóc, im như tượng,...
Bài tập 2: Tìm từ ngữ miêu tả ánh mắt (cái nhìn) của một
người.
M: Trìu mến, âu yếm,…
Gợi ý:
- Trìu mến, mơ màng, lờ đờ, đăm đăm, đăm chiêu, chăm
chăm, chăm chú, nhìn khơng chớp mắt, láo liên, tinh nhanh,
ngơ ngác, hằn học, lim dim, nhìn xa trơng rộng, nhìn thấu tâm
can, ánh nhìn như có lửa,...
1.1.2. Dạng bài tập mở rộng vốn từ ngữ nói về cảnh vật

Bài tập mở rộng vốn từ ngữ miêu tả cảnh vật nhằm giúp
học sinh phát triển, mở rộng, hệ thống được vốn từ ngữ miêu tả
đặc điểm của cảnh vật về màu sắc, ánh sáng, âm thanh. Từ đó,
học sinh hiểu và phân biệt được các sắc thái khác nhau của từ
ngữ miêu tả đặc điểm của cảnh vật. Có vốn từ ngữ cần thiết khi
viết đoạn văn nói về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
a. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ ngữ miêu tả màu sắc của cảnh
vật
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ thường dùng để miêu tả màu sắc
của các sự vật dưới đây:
1. Bầu trời
4. Mặt trăng
7. Cây cối
2. Mặt trời
5. Ánh nắng
8. Biển
3. Mây
6. Đồng lúa
9. Dịng sơng
12


Gợi ý:
1. bầu trời: xanh như ngọc, màu xanh trứng sáo ngọt
ngọt, xanh thăm thẳm, trong veo, xanh ngắt, xám xịt, đen kịt,
tối đen như mực, vàng thẳm, đỏ ửng, …
2. mây: xám xịt, trắng xốp, trắng như bông, trắng nhạt,…
3. mặt trời: lòng đỏ trứng gà, đỏ quạch, vàng ệch, đỏ ối,
đỏ như lửa, đỏ rực, đỏ chói,…
4. mặt trăng: bàng bạc, ánh sáng vàng dịu, đẫm màu sữa,

óng ánh, vàng thẳm, màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng
lên, bát ngát, trong vắt, mờ ảo, mờ tỏ, …
5. cây cối: xanh biếc, xanh non, xanh um, xanh rờn, xanh
thẫm, …
6. đồng lúa: xanh non mơn mởn, màu vàng tươi, xanh
rờn, vàng xuộm, vàng hoe, …
7. dịng sơng: xanh màu ngọc bích (buổi trưa), đỏ ngầu,
xanh da trời, màu hồng (sáng sớm), ánh vàng nhạt (buổi
chiều), hồng nhạt (chiều tà), tím thẫm (buổi tối),…
8. biển: xanh thẳm, xám xịt, đục ngầu, …
9. ánh nắng: vàng óng, vàng rực rỡ, vàng hoe, …
Bài tập 2: Tìm các từ ngữ miêu tả màu sắc của cảnh vật trong
đoạn văn dưới đây:
Khu vườn nhà em không rộng lắm nhưng đối với em đó là
cả một thế giới hoa với nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau. Hoa
mào gà đỏ đậm xen lẫn màu trắng bạc ánh lên trong nắng mai.
Những bông hoa nhài trắng tinh khiết đang tỏa hương thơm
ngào ngạt. Hoa viơlét mảnh mai, dịu dàng khốc lên mình chiếc
áo màu tím nhạt. Hoa thược dược đỏ thắm đang căng mình
uống những giọt sương mai. Những đóa hoa hồng đỏ rực đẹp
lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng, cánh hoa mịn màng như
nhung. Một vài nụ hoa e lệ, khép mình như cịn đang ngủ mơ
trong làn gió xn nhè nhẹ. Mấy chú bướm vàng, bướm nâu
đang rung rung đôi cánh sợ làm thức giấc nàng công chúa trong
thế giới hoa diệu kì. Nhưng nổi bật nhất là màu vàng tươi của
những bơng cúc đại đóa đẹp mê hồn. Chúng như làm dịu đi vẻ
rực rỡ của hoa hồng, hoa thược dược… Mặt trời đang chiếu
những tia nắng vàng ấm áp xuống khu vườn, rọi vào những giọt
sương mỏng manh còn đọng lại trên những cánh hoa làm cho
em có cảm giác mình đang bồng bềnh trong một khơng gian

lung linh, huyền ảo.
(Phạm Thị Huệ)
Gợi ý:
4150900

13


- đỏ đậm, trắng bạc, trắng tinh khiết, tím nhạt, đỏ thắm,
đỏ rực, vàng nâu, vàng tươi, vàng ấm áp.
b. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả ánh sáng của
cảnh vật
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm về ánh sáng của
cảnh vật.
M: long lanh,…
Gợi ý:
- lóng lánh, sóng sánh, óng ánh, lấp lánh, lập lịe, sáng
lịa, sáng lóa, sáng lống, sáng chói, nhấp nhánh, chói chang,
vàng óng, vàng chói lọi, úng đỏ, bàng bạc, xám xịt, lờ mờ,
trắng nhợt, mờ đen, nhập nhoạng, sáng mờ, mờ mờ, tối sẫm,
xám đục, mù mịt, mù mờ, mù thẳm, …
Bài tập 2: Chỉ ra các từ ngữ miêu tả ánh sáng có trong đoạn
văn sau:
Cành cây rủ bên bờ hồ không đủ làm giảm đi sự mênh
mông của ánh chiều trên hồ. Ánh mặt trời đã trở nên yếu ớt
trong màu đỏ của ráng chiều. Trên mặt hồ, ánh sáng mặt trời
phản chiếu thành một chiếc cột vàng. Trời chiều Hồ Tây làm
cho làng xóm, cây xanh ở quanh hồ lẫn vào trong mờ ảo. Chiều
Hồ Tây đang mờ dần. Thành phố bắt đầu lên đèn.
Gợi ý:

màu đỏ của ráng chiều, vàng, mờ ảo, mờ dần
c. Kiểu bài tập mở rộng vốn ngôn ngữ miêu tả âm thanh của
cảnh vật
Bài tập 1: Chỉ ra từ ngữ mô tả tiếng mưa rơi trong câu văn
dưới đây và tìm thêm các từ ngữ thường dùng để diễn tả tiếng
mưa mà em biết.
“Tiếng mưa sàn sạt như cát bay, chớp mắt đã thấy trắng
xóa”
(Tơ Hồi)
Gợi ý:
1. Từ ngữ mơ tả tiếng mưa: sàn sạt
2. Các từ ngữ thường dùng để tả tiếng mưa: lộp độp, lộp
bộp, lốp bốp, đồm độp, ồ ồ, xối xả, ồng ộc, rào rào, ào ào, lẹt
đẹt, đèn đẹt, lách tách, róc rách, rả rích, sầm sập, ầm ầm,
bùng bùng, lăn tăn, …
Bài tập 2: Tìm các từ ngữ mơ tả tiếng gió thổi mà em biết
14


M: ào ào,…
Gợi ý:
Vi vu, ù ù, rì rào, lao xao, hiu hiu, xào xạc, vù vù, ầm ầm,
vi vút,…
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ chỉ âm thanh của sự vật có trong
đoạn văn sau:
Rừng núi cịn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu khơng
khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong
những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành
phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác
khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên

núi cũng thức dậy gáy le te. Trên mấy cành cây cao cạnh nhà,
ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào
đều đều. Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng
trên các bếp. Ngồi bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng
nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
(Hoàng Hữu Bội)
Gợi ý:
Phành phạch, lanh lảnh, râm ran, le te, ra rả
1.2. Loại bài tập lựa chọn các từ ngữ dùng để kể, tả theo
đối tượng trong câu, đoạn văn.
Kiểu bài tập này rèn cho học sinh kĩ năng lựa chọn và thay
thế từ ngữ kể, tả đặc điểm của các đối tượng trong câu, đoạn
văn khi thấy chưa phù hợp, chưa thoả đáng để dùng từ ngữ kể,
tả đúng và đạt hiệu quả biểu hiện, biểu cảm cao.
Việc lựa chọn, thay thế từ ngữ kể, tả phải đảm bảo đúng
về âm thanh, về nghĩa, về quan hệ với các từ ngữ khác trong
câu, phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản.
1.2.1. Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn từ ngữ để kể, tả về người.
Bài tập 1: Em hãy lựa chọn những từ ngữ trong ngoặc
điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau:
(Trịn xoe, nhỏ xinh, nhanh nhẹn, hai bơng hoa, trắng, trắng
muốt, đều, đều tăm tắp, thon thả, cân đối)
a. Mỗi lần nghe bé bi bơ hát, nhìn đơi tay … giơ lên như … em
càng thấy bé đáng yêu làm sao.
b. Em tơi có đơi mắt … như hai hạt nhãn đen láy.
c. Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn
còn khá …
d. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng …, … , trơng rất
dun.
e. Cơ Hoa có dáng người …, khơng mập cũng không gầy.

15


Gợi ý:
a. nhỏ xinh, hai bơng hoa
b. trịn xoe
c. nhanh nhẹn
d. trắng (trắng muốt), đều (đều tăm tắp)
e. thon thả/ cân đối
Bài tập 2: Em hãy điền thêm các từ ngữ thích hợp vào chỗ
trống để hồn thành đoạn văn miêu tả cơ giáo dưới đây.
“Cơ giáo em có vóc người (1)…, nước da (2) …, mái tóc (3)
… Điểm đặc biệt nhất trên gương mặt (4) … của cô là đôi mắt.
Đôi mắt cô (5)…
Gợi ý:
1.
thon thả, cân đối, thanh mảnh, nhỏ nhắn,…
2.
hồng hào, trắng hồng, bánh mật duyên dáng,..
3.
dài, đen nhánh, được buộc gọn sau gáy, đen
nhánh như gỗ mun chấm nhẹ bờ vai thon thả, cắt ngắn
gọn gàng, …
4.
thanh tú, khả ái, trái xoan, …
5.
hiền như lá lúa, long lanh như sương mai, đen
láy dịu dàng lúc nào cũng nhìn em trìu mến, …
Bài tập 3: Tìm từ ngữ thích hợp thay thế cho các từ ngữ in
nghiêng để các câu văn dưới đây sinh động, giàu hình

ảnh.
a. Mặt nó già, đen và răn làm cho hai con mắt nó trắng và
khoằm như mắt vọ.
b. Bé cơ đôi mắt đen và nước da rất trắng.
c. Cái dáng gầy, cao và những bước đi vội đầy lo toan ấy
chỉ là của mẹ thôi.
Gợi ý:
a. già cấc, đen thui, răn reo, trắng dã, khoằm khoặm
b. đen tròn (đen láy), trắng hồng
c. gầy gầy, cao cao, vội vã
1.2.2. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ ngữ để nói về cảnh vật.
Bài tập 1: Chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn
điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả
cảnh vật dưới đây.
(vàng tươi, vàng xuộm, trắng xốp, trắng bốp, xanh
ngắt, xanh biếc, lấp lánh, óng ánh, vời vợi, bát ngát,
xanh)
a.
Những đám mây … nhởn nhơ bay tựa những đoàn
thuyền khoan thai lướt trên mặt biển.
b. Ánh nắng … chảy ngợp khu vườn nhỏ thân yêu.
16


c. Trưa mùa thu, bầu trời … cao …
d. Buổi sáng, nắng lên, mặt biển … như dát bạc.
e. Nhìn từ xa, công viên trải … một màu … của cây cối.
Gợi ý:
a. trắng xốp
b. vàng tươi

c. xanh ngắt, vời vợi
d. lấp lánh
e. bát ngát, xanh
Bài tập 2: Lựa chọn các từ chỉ màu xanh với các sắc thái
khác nhau trong ngoặc đơn thay thế cho từ in nghiêng để
câu văn miêu tả sinh động, cụ thể.
(xanh thẳm, xanh biêng biếc, xanh um, xanh ngắt)
b. Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh bất tận.
c. Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh.
d. Màu trời xanh như được nhuộm bởi từng chiếc lá cọ.
e. Xa xa, đàn hải âu chao liệng giữa bầu trời xanh.
Gợi ý:
a. Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh um bất tận.
b. Mùa thu, con sông quê tôi nước xanh biêng biếc.
c. Màu trời xanh ngắt như được nhuộm bởi từng chiếc lá
cọ.
d. Xa xa, đàn hải âu chao liệng giữa bầu trời xanh
thẳm.
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ thay thế cho các từ ngữ in
nghiêng để đoạn văn sinh động hơn
“Trời nắng lắm. Tiếng tu hú gần xa kêu. Hoa ngô xơ xác
như cỏ may. Lá ngô héo, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và
chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về”.
Gợi ý:
- chang chang, ran ran, quắt lại
Bài tập 4:
Em hãy viết các câu văn miêu tả với các sắc thái
khác nhau của màu xanh: xanh rờn, xanh biếc, xanh ngắt,
xanh lơ, xanh rì, xanh um, xanh xao,…
Gợi ý:

a. Trước mặt tôi là cánh đồng lúa xanh rờn.
b. Hàng cây xanh biếc chạy dọc hai bên bờ sông.
c. Mùa thu, bầu trời xanh ngắt và cao vời vợi.
d. Tường vôi quét màu xanh lơ.
e. Ven chân tường, cỏ mọc xanh rì.
f. Cây cối mọc xanh um.
17


g. Khuôn mặt cô ấy trông xanh xao, hốc hác.
1.3. Kiểu bài tập phát hiện và sữa chữa lỗi về sử dụng từ
ngữ dùng để kể, tả theo đối tượng.
1.3.1. Dạng bài tập phát hiện, sửa chữa lỗi sử dụng từ ngữ kể,
tả người
Bài tập 1: Câu văn sau có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em hãy tìm
và chữa lại.
“Trong giờ học, chúng tôi như bị thu hút bởi chất giọng
trong veo, ngọt ngào của cô Mai”.
Bài tập 2: Tìm từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại.
a. Ba đã chết trong một lần làm nhiệm vụ tuần tra biên
giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong
cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.
b. Kết thúc năm học, lớp chúng tôi đã mua cho nhà trường
một chiếc máy vi tính làm kỉ niệm.
c. Ngày mùng 8 tháng 3, tôi hăm hở mang hết số tiền tiết
kiệm mua cho mẹ bó hoa.
Bài tập 3. Câu văn dưới đây có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em
hãy tìm và chữa lại cho đúng: “Cơ giáo em có khn mặt ưa
nhìn với làn da thơ ráp”.
Bài tập 4: Tìm từ dùng sai trong các cây văn dưới đây và chữa

lại.
a. Mai không chỉ xinh đẹp và cũng rất thông minh.
b. Mỗi sớm mai, khi những tia nắng đầu tiên còn lấp lánh
trên cây lá, em vẫn thấy ngoại cặm cụi ngồi vườn.
c. Năm nay ơng em đã ngồi bảy mươi tuổi rồi nên trơng
ơng vẫn cịn rất trẻ trung.
Bài tập 5. Tìm từ dùng sai trong câu văn dưới đây và chữa lại.
“Trơng thầy có vẻ nghiêm khắc nhưng khi tiếp xúc thì mới
biết thầy là người cực kì dễ tính và rất thương bọn học sinh”.
Bài tập 6. Chỉ ra lỗi sai trong câu văn dưới đây và chữa lại.
“Em Bi của tôi bụ bẫm, dễ thương như búp bê nên mỗi khi
đi xa về tôi rất thích bế em Bi của tơi”.
Bài tập 7: Tìm lỗi sai trong đoạn văn dưới đây và chữa lại
Chú Nam là bộ đội xuất ngũ. Chú Nam tuy tuổi mới ba
mươi nhưng chú Nam đã có hàng chục tuổi nghề. Dáng người
chú Nam cao lớn, trông chú Nam càng khỏe mạnh trong bộ đồ
xanh công nhân xây dựng. Nước da chú Nam nâu bóng, tay
chân săn chắc. Gương mặt của chú Nam sáng sủa với đơi mắt
đen ln nhìn thẳng và đôi môi thường nở nụ cười thân thiện.
[24.Tr.171]
18


1.3.2. Dạng bài tập phát hiện, sửa chữa lỗi sử dụng ngơn ngữ
miêu tả cảnh vật
Bài tập 1: Tìm từ dùng sai trong câu văn dưới đây và chữa lại
Trăng mới đầu còn thấp lè tè ngang ngọn tre giờ đã bay
bổng, cánh diều theo gió lượn theo trăng âm u tiếng sáo.
Bài tập 2. Chỉ ra lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại.
a. Tiếng mưa rơi tí tách trên tàu lá chuối.

b. Mặt trăng trịn vành vạnh từ từ vút lên sau lũy tre.
c. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ vi vu đưa lại thoang
thoảng những hương thơm ngát.
d. Nhờ sự cần mẫn chăm sóc của bà con nơng dân, bãi
ngơ q em ngày một xanh thắm.
Bài tập 3. Câu văn sau có chỗ chưa hợp lí. Em hãy tìm và chữa
lại cho đúng.
“Thuyền theo gió cứ từ từ mà vun vút đi ra giữa khoảng
mênh mông”.
Bài tập 4. Chỉ ra lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại.
a. Ai cũng bồi hồi xúc động khi nghe một hồi trống du
dương báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
b. Bao trùm cả cơng viên là khơng khí oi ả, dễ chịu của
buổi sáng trong lành.
Bài tập 5: Câu văn sau có chỗ dùng từ chưa hợp lí. Em hãy tìm
và chữa lại.
“Gió thổi càng lúc càng mạnh làm cho cây cối hai bên
đường rung rinh”.
Bài tập 6: Tìm từ dùng sai trong các câu văn dưới đây và chữa
lại.
a. Cứ mỗi chiều về, hồng hơn bng xuống, em lại được
chiêm ngưỡng vẻ đẹp lắm của trời đất.
b. Cơn mưa đầu mùa đã mang lại cho mọi người một niềm
vui khoan khoái cực kì.
Bài tập 7: Chỉ ra lỗi sai trong câu văn dưới đây và chữa lại cho
đúng.
“Nhìn từ xa, cơng viên trải bao la, bát ngát một màu xanh
của cây cối”.
Bài tập 8: Tìm lỗi sai trong các câu văn dưới đây và chữa lại.
a. Trường học là nơi chúng em lớn lên và trưởng thành.

b. Mỗi lần về thăm quê, đứng ngắm cánh đồng lúa rộng
mênh mông, bát ngát lòng em lại thấy nao nao.
c. Trong các lùm cây xanh ven đường, những bóng đèn
điện tỏa xuống thứ ánh sáng lấp lánh, nhấp nháy như những vì
sao đêm.
19


2. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân
hoá để viết những câu văn sinh động, giàu hình ảnh.
2.1. Dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh,
nhân hoá để viết câu, đoạn văn tả người
Bài tập 1: Hãy lựa chọn một trong số các hình ảnh bên dưới để
thay thế vào chỗ có dấu ba chấm ở trong ngoặc vng để câu
văn có hình ảnh so sánh.
Trơng anh nhơm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tơi
tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào
đó bước lên.
A. một nông dân
B. một công nhân
C. một gã thợ cày
Gợi ý:
C. một gã thợ cày
Bài tập 2: Em hãy lựa chọn các từ ngữ trong ngoặc điền vào
chỗ trống để câu văn được diễn đạt bằng cách so sánh.
(thon thon, đen láy, bạc trắng, trắng đều, trầm ấm,
trịn to).
a. Những ngón tay ... như những búp măng.
b. Bé mai có đơi mắt ... như hạt nhãn sáng long lanh.
c. Mái tóc của bà ... như cước.

d. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng ... như hạt bắp.
e. Giọng nói của bà ... như giọng bà tiên trong chuyện cổ
tích
Gợi ý:
a. thon thon
b. đen láy
c. bạc trắng
d. trắng đều
e. trầm ấm
Bài tập 3: Tìm từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành các câu
văn có hình ảnh so sánh.
a. Cơ mặc chiếc áo dài trắng và nụ cười tươi tắn trên môi
khiến cô … như một nàng tiên.
b. Trên vầng trán mẹ … như những giọt sương mai đọng
trên lá.
c. Mỗi khi bé cười, …. như cánh hồng hé nở.
Gợi ý:
a. xinh đẹp
b. lấm tấm những giọt mồ hôi
c.
đôi vành mơi
Bài tập 4: Tìm các hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ
trống để có đoạn văn hồn chỉnh.
20


Bé Hưng xinh xắn quá! Bé bụ bẫm và trắng trẻo như ….
Má bé hồng hào phinh phính cùng cái mũi tẹt nho nhỏ trơng rất
đáng u. Đơi mắt trịn xoe, đen láy như …. Nhưng điểm đặc
biệt nhất ở bé là đơi tai nhỏ xíu như …, chẳng hợp với khn

mặt to trịn của bé chút nào.(Bài làm của HS)
Gợi ý:
búp bê, như hai hạt nhãn sáng long lanh, tai chuột
Bài tập 5: Em hãy điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để các
câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh.
a. Hai con mắt nó trắng dã và khoằm khoặm như ….
b. Hai má bé ửng đỏ như ….
c. Khơng biết có phải do tiếp xúc với lửa than nhiều hay
không mà mặt bác thợ rèn đen như …
Gợi ý:
a. mắt vọ
b. trái chín
c. bồ hóng
Bài tập 6: Điền thêm vế câu vào trước mỗi ý sau đây để tạo
thành các câu văn có hình ảnh so sánh.
a. … như sương mai.
b. … như dòng suối.
c. … như chim non bay về tổ.
Gợi ý:
a. Đôi mắt cô
b. Mái tóc dài xanh mướt
c. Bé chập chững mấy bước rồi xà vào lòng mẹ
Bài tập 7: Lựa chọn các từ ngữ sau thay thế vào các từ ngữ in
nghiêng để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh:
cánh hồng hé nở, những chiếc măng non, giọng bà tiên trong
chuyện cổ tích.
a. Những ngón tay thon như chiếc bút.
b. Giọng bà trầm ấm như tiếng chuông chùa.
c. Mỗi khi bé cười đôi môi như bông hoa xinh tươi.
Gợi ý:

a. những chiếc măng non
b. giọng bà tiên trong chuyện cổ tích
c. cánh hồng hé nở
Bài tập 8: Lựa chọn từ ngữ trong ngoặc và thêm từ so sánh
thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để câu văn có hình ảnh so
sánh.
a. Hai cánh tay gân guốc nổi cuồn cuộn
(như hai cái bơi chèo/ như hai cành củi khô)
b. Ông cụ có mái tóc dày, bạc trắng thật đẹp
( như cước/ như vôi bột)
21


c. Giọng nói của ơng sang sảng và vang vọng khắp nơi
(như âm thanh của núi rừng/ như tiếng suối chảy róc
rách)
Gợi ý:
a. Hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo.
b. Ơng cụ có mái tóc dày, bạc trắng như cước.
d. Giọng nói của ơng sang sảng và vang vọng như âm
thanh của núi rừng.
Bài tập 9: Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thích hợp thay
thế cho từ ngữ in nghiêng để các câu văn dưới đây được diễn
đạt theo lối so sánh.
a. Cơ có dáng đi uyển chuyển và mềm mại biết bao.
Tải bản FULL (FILE WORD 54 trang):
b. Cô giáo em rất hiền.
c. Các bác sĩ rất tốt bụng. bit.ly/3jmWiwV
Dự phịng: fb.com/TaiHo123doc.net
Gợi ý:

a. Cơ có dáng đi uyển chuyển và mềm mại như đám mây
trôi bồng bềnh giữa bầu trời.
b. Cô giáo em như người mẹ hiền dạy dỗ em mọi điều
c. Các bác sĩ như người mẹ ân cần chăm sóc bệnh nhân.
Bài tập 10: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thích hợp thay thế cho
từ ngữ, hình ảnh in nghiêng để đoạn văn dưới đây sinh động,
giàu hình ảnh.
Cơ Mai có mái tóc dài, óng mượt ơm lấy khn mặt trái
xoan đầy đặn lúc nào cũng được trang điểm một cách hài hồ.
Đơi mắt cơ đen trịn rất đẹp ln ánh lên cái nhìn trìu mến.
Chiếc mũi tuy khơng cao nhưng lại rất phù hợp với khuôn mặt
của cô. Mỗi khi cô cười để lại hai hàm răng trắng đều tăm tắp.
Giọng cô giảng bài trong trẻo vô cùng khiến chúng tôi như bị
hút vào từng lời của cô.
(Bài làm của HS)
Gợi ý:
Cơ Mai có mái tóc dài, óng mượt ơm lấy khuôn mặt trái
xoan đầy đặn lúc nào cũng được trang điểm một cách hài hồ.
Đơi mắt cơ đen trịn như hạt nhãn ln ánh lên cái nhìn trìu
mến. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất phù hợp với khuôn
mặt của cô. Mỗi khi cô cười để lộ hai hàm răng trắng đều như
hạt bắp. Giọng cô giảng bài trong trẻo như tiếng suối reo khiến
chúng tôi luôn bị cuốn hút vào từng lời của cô.
Bài tập 11: Em hãy viết các câu văn miêu tả người có các hình
ảnh được so sánh sau: sao trời, người mẹ hiền, quả gấc chín.
Bài tập 12: Viết hai câu văn miêu tả một người trong đó có sử
dụng biện pháp so sánh.
22



Bài tập 13: Cho các hình ảnh sau. Sử dụng biện pháp so sánh
đặt câu miêu tả có các hình ảnh đó.
a. Giọng nói
b. Ngón tay
c. Nước da
Bài tập 14: Sử dụng biện pháp so sánh đặt câu có các hình
ảnh sau: cái miệng, đơi mắt, ánh mắt.
Bài tập 15: Viết 2 câu văn miêu tả hoạt động của em bé đang
tập nói, tập đi. Trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.
Bài tập 16: Sử dụng hiện pháp so sánh viết hai câu văn miêu
tả hoạt động của một con người lao động mà em biết.
Bài tập 17: Sử dụng biện pháp so sánh diễn đạt lại các câu sau
cho sinh động, giàu hình ảnh.
a. Bé có gương mặt bầu bĩnh, đôi má hồng hồng rất đáng
yêu.
b. Mỗi khi bé cười đôi vành môi hé mở để lộ mấy cái răng
sữa thật ngộ nghĩnh.
c. Bác sỹ Hải ân cần chăm sóc các bệnh nhân.
Bài tập 18: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt các
câu trong đoạn văn sau cho sinh động, giàu hình ảnh hơn.
Ơng nội tơi năm nay đã ngồi 60 tuổi rồi nhưng trơng ơng
vẫn cịn trẻ trung. Trơng ơng đẹp và thanh thốt lắm. Mái tóc
và chịm râu đều bạc trắng nhưng da mặt ông vẫn hồng hào và
đặc biệt là đôi mắt ông sáng quắc. Đôi mắt ấy vừa nghiêm nghị
lại vừa trìu mến, bao dung.(Bài làm của HS)
Bài tập 19: Viết đoạn văn miêu tả một người có sử dụng các từ
ngữ, hình ảnh sau: mái tóc đen nhánh như gỗ mun, khuôn mặt
rạng ngời, nụ hoa hé nở.
Bài tập 20: Tìm từ ngữ, hình ảnh so sánh gợi tả dáng dấp của
một người. Viết đoạn văn miêu tả sử dụng các từ ngữ và hình

ảnh đó.
2.2. Dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh,
nhân hoá để viết câu, đoạn văn miêu tả cảnh vật
a) Biện pháp so sánh
Bài tập 1: Em hãy lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh dưới đây điền
vào chỗ trống để các câu văn được diễn đạt bằng cách so sánh:
một chiếc bể lớn, một tấm chăn hoa, vành nón, những trận
mưa vàng, những ngọn lửa xanh
a. Từ trên cao nhìn xuống, hồ sen như ...nổi bật giữa
khung cảnh đồng quê yên ả.
Tải bản FULL (FILE WORD 54 trang): bit.ly/3jmWiwV
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
23


b. Bầu trời như ...vừa được thau rửa sạch sẽ: xanh trong
cao vời vợi.
c. Trên cây cao, lá trút xuống như ... trong cổ tích.
d. Trăng trịn như ...
e. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ...
Bài tập 2: Lựa chọn các hình ảnh thích hợp điền vào chỗ trống
để có đoạn văn hồn chỉnh: chiếc khăn voan vắt hờ hững trên
sườn đồi, một ngày hội của màu xanh, một thứ lụa xanh màu
ngọc thạch, những hạt mưa bay, cái quạt.
Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt
sương mỏng như .... Rừng hôm nay như ..., màu xanh với
nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây
bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để
chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút
xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và

xanh rờn như ... với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như ... .
Những chiếc lá ngoã non to như ....lọc ánh sáng xanh mờ mờ.
Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc
của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da,
cây đa, cây chùm bao.
(Ngơ Qn Miện)
Bài tập 3: Em hãy tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ
trống để các câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh.
a. Những hạt sương đêm còn đọng lại trên lá cỏ non ...
như những hạt ngọc.
b. Sông ... như một người mẹ với đàn con.
c. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao ... như những con
đom đóm nhỏ.
d. Mặt trời ... như những quả cầu lửa nhô lên từ đằng tây.
Bài tập 4: Tìm từ ngữ, hình ảnh so sánh thích hợp điền vào
chỗ trống trong đoạn văn dưới đây.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.
Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhơ khuất
khúc như .... Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như ..., ngăn khơi
với lộng, nối mặt biển với mây trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa
thớt, hịn này với hịn kia biệt lập, xa trơng như ....bày chon
von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ
Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng,
lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như ..., lúc uốn quanh chân đảo
như ...
(Thi Sảnh)

24



Bài tập 5: Điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để câu
văn miêu tả có hình ảnh so sánh.
a. Mỗi khi cơn gió thoảng qua, những cánh hoa rơi như ...
b. Những cánh buồm trắng nhấp nhô trên sóng như ...
c. Vạn vật đang im lìm như ...
d. Trên cánh hoa, những hạt sương mai li ti như ...
e. Những làn khói bếp bay lên hồ vào sương mai như ...
Bài tập 6: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để các câu văn
dưới đây được diễn đạt bằng cách so sánh.
a. ... như một tấm thảm xanh rờn.
b. ... như những ánh nến trong xanh.
c. ... như thác đổ.
d. ... là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao.
e. ... như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sơng.
Bài tập 7: Lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh so sánh trong ngoặc
thay thế cho các từ ngữ, hình ảnh in nghiêng để các câu văn
sau sinh động hơn.
(như những cây nến khổng lồ, như một dải lụa trắng dài
vô tận, như một thác nước chảy nghe tận đằng xa)
a. Một dải mây mềm mại rất đẹp ôm ấp, quấn ngang các
chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.
b. Gió trước cịn hiu hiu mát mẻ sau bỗng ào ào kéo đến
rất mạnh.
c. Những thân cây trám vỏ trắng vươn lên trời cao vút.
Bài tập 8: Em hãy lựa chọn các từ ngữ sau: buông nhẹ, mấp
mô uốn lượn, lững thững thay thế cho các từ ngữ in nghiêng để
câu văn sinh động hơn.
a. Mặt đường gồ ghề như sóng nước mặt hồ lúc gió nhẹ.
b. Màn sương trắng phủ trên mặt hồ như che trở cho giấc
ngủ yên lành của dịng sơng.

c. Nước chảy xi dịng.
Bài tập 9: Tìm các từ ngữ, hình ảnh so sánh thay thế cho các
từ ngữ in nghiêng để các câu văn dưới đây có hình ảnh so sánh
đẹp.
a. Màu xanh của nước biển đậm lắm.
b. Cài hồ cạnh nhà em hình dáng trơng thật trịn.
c. Ánh trăng vừa đẹp vừa dịu dàng chứ khơng gay gắt tí
nào.
Bài tập 10: Em hãy thay các từ in nghiêng dưới đây bằng các
từ ngữ, hình ảnh thích hợp để câu văn được diễn đạt bằng cách
so sánh.
a. Lá cây lay động lấp lánh trông thật đẹp.
4150900

25


×