Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
1
RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 9
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm văn chiếm một vò trí quan trọng trong môn Ngữõ văn
bậäc Trung học cơ sở. Nó được thể hiện rõ qua thời lượng: 188
tiết, trong đó tiết thực hành được bố trí khá nhiều, chưa kể phần
thực hành được xen kẽ trong các tiết tìm hiểu lí thuyết. Điều đó
cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến vấn đề rèn
luyện các kỹ năng cơ bản cho học sinh. Chính vì coi trọng vấn
đề thực hành nên Chương trình Ngữ văn nhấn mạnh: “Trọng tâm
của viêïc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho
học sinh có kó năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt khá thành
thạo theo các kiểu văn bản và có kó năng sơ giản về phân tích
tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá
văn học”.
Chương trình Tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành: xây
dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn
bản. Ngoài việc luyện kó năng nghe, đọc, nói, chương trình còn chú
trọng đến kó năng viết.
Để giúp học sinh rèn luyện các kó năng trên, sách giáo
khoa cung cấp nhiều dạng bài tập và trong chừng mực nào đó
có thêm phần Đọc thêm với mục đích cung cấp kiến thức bổ
trợ. Chương trình cũng chỉ rõ Điểm mới và điểm khó: Điểm mới
và khó thứ nhất là SGK chú trọng cả lí thuyết lẫn thực hành.
Điểm mới và khó thứ hai là phương pháp dạy thực hành. Tuy
SGK đã đưa nhiều câu hỏi và tình huống hoạt động song giáo
viên vẫn phải tự mình nghiên cứu kó, có thể bổ sung, điều chỉnh
câu hỏi phụ để đưa học sinh vào trạng thái hoạt động. Đây là
vấn đề gây nhiều trăn trở đối với những giáo viên đứng lớp
nhất là khi hướng dẫn học sinh luyện tập viết đoạn văn. Xét về
tần suất, dạng bài tập viết đoạn văn xuất hiện khá nhiều. Qua
thống kê sơ bộ sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, học sinh ít
nhất phải trải qua hơn hai mươi bài tập viết đoạn văn, chưa kể
đến bài kiểm tra 15 phút, 45 phút hay bài viết 1 tiết.
Dạng bài tập viết đoạn văn là dạng bài tập tương đối
khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Với giáo viên thường
chòu áp lực về thời gian, viết đoạn văn thường đòi hỏi thời gian
nhiều, công sức đầu tư lớn. Với học sinh, các em thường ngại
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
2
viết, nhất là những em học trung bình và yếu. Kó năng viết chưa
thành thạo, thuần thục. Khả năng diễn đạt về đoạn văn còn
mắc nhiều lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, mức độ liên kết. Niềm
đam mê chưa thật sự lớn.
Chính vì những lẽ trên tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề rèn kỹ năng
viết đoạn văn cho học sinh lớp 9 đưa vào bài viết này, coi đây là một
vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học.
Bài viết này tôi không có tham vọng trình bày cụ thể cách
viết tất cả các đoạn văn trong bài tập yêu cầu mà chỉ chọn một
số dạng đề cơ bản, một số bài tập có vấn đề mà học sinh còn bỡ
ngỡ, hay mắc lỗi.
Do trình độ của người viết, thời gian nghiên cứu có hạn nên
những vấn đề nêu ra trong bài viết này có thể chưa thật sâu sắc
và mới mẻ nhưng đây là nỗi trăn trở của giáo viên dạy môn Ngữ
văn trước thực trạng số học sinh thật sự yêu thích môn Ngữ văn
không nhiều.
Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của đồng chí, đồng nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sỡ lí luận chung về đoạn văn:
Trong việc xác đònh các đơn vò văn bản, phần lớn các nhà
nghiên cứu cho rằng có hai cấp độ : cấp độ cao nhất là văn bản,
còn ở dưới văn bản là cấp độ của những đơn vò nào thì cho đến nay
vẫn chưa có sự nhất trí.
Năm 1914, trong cuốn Tiếng Nga dưới ánh sáng khoa học của
A.M. Petskovkij đã nói đến sự tồn tại của một đơn vò ngữ pháp lớn
hơn câu nằm giữa hai chỗ lùi đầu dòng là đoạn văn. Sau đó, nhiều
nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này gọi đơn vò lớn hơn câu bằng
nhiều tên gọi khác nhau: chỉnh thể cú pháp phức hợp, thể thống
nhất trên câu, chỉnh thể trên câu, siêu câu, khổ văn xuôi, nhất thể
trên câu, đoạn văn,
Còn đối với cố vấn Phạm Văn Đồng : “ Sau từ là thì đến câu, nhiều
câu thành một đoạn, nhiều đoạn thành một bài, rồi một cuốn sách. Tất
cả đều phải dạy, phải học, phải tập, nhằm diễn tả thành công những
điều mình suy nghó.” Như vậy có rất nhiều cách hiểu về đoạn văn, tác
giả Nguyễn Quang Ninh trong giáo trình Ngữ pháp văn bản phục vụ
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
3
chương trình cải cách giáo dục đã đưa ra cách hiểu đoạn văn dựa vào hai
tiêu chí sau:
-Về hình thức: Đoạn văn bao giờ cũng có dấu hiệu tự nhiên dễ nhận
biết. Đó là dấu hiệu hình thức hoàn chỉnh ( không phụ thuộc vào nội
dung), có dấu hiệu mở đoạn ( lùi đầu dòng viết hoa) và dấu hiệu kết
thúcđoạn ( dấu ngắt câu, xuống dòng ).
- Về nội dung : Đoạn văn có thể hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh.
Tùy từng loại văn bản và phong cách tác giả, mức độ hoàn chỉnh của
đoạn văn có thể khác nhau. Khi đoạn văn chứa nội dung hoàn chỉnh,
đoạn văn thể hiện một ý. Khi đoạn văn chứa nội dung chưa hoàn chỉnh
thì có khi hai, ba đoạn văn đoạn văn mới thể hiện đầy đủ ý. Lúc này
đoạn văn không trùng với đoạn ý.
Cách hiểu trên đây có thể xem là cách hiểu tương đối hợp lí, phản
ánh được đặc điểm cơ bản đoạn văn. Đoạn văn chỉnh thể phải có cấu
trúc đầy đủ và nội dung tương đối hoàn chỉnh, là đoạn văn đoạn văn có
cấu trúc ba phần phần mở đoạn, phần triển khai, phần kết thể hiện trọn
vẹn một tiểu chủ đề. Đây cũng là đoạn văn thường dùng để luyện viết
đoạn văn ở nhà trường
-Khi nghiên cứu và viết đoạn văn, cần chú ý các nhân tố có ý nghóa
quyết đònh đối với đoạn văn. Đó là những nhân tố sau:
+ Câu chủ đề của đoạn văn.
+Các phương thức liên kết đoạn văn thông thường
+Phân loại đoạn văn
+ Cách tách đoạn văn.
Từ cơ sỡ lí luận mang tính khái quát rộng lớn đối với bậc học cao
như Đại học, Cao học ở trên, Kiến thức về đoạn văn cũng được các nhà
ngôn ngữ biên soạn vào chương trình phổ thông ngay từ bậc THCS. Ở
bậc học THCS, học sinh được tiếp nhận kiến thức về đoạn văn ngắn gọn
cụ thể đó là: Đoạn văn là đơn vò trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ
chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và
thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường cho nhiều
câu tạo thành.
Đoạn văn thường có câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được
dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì
đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang một nội dung khái quát, lời lẽ
ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn
văn.
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ
đề của đoạn bằng các phép diễn dòch, quy nạp, song hành,…
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
4
II. Đánh giá thực trạng
1.Cơ sở thực tiễn chung:
Để nhằm thực hiện được mục đích giáo dục, rèn luyện học
sinh không chỉ kó năng nghe, đọc, nói chương trình còn chú trọng
đến kó năng viết nói chung, kó năng viết đoạn văn nói riêng như
phần đầu tôi đã đặt vấn đề. Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo
dục và đào tạo, đã thể hiện rõ mục đích trong nội dung bộ sách
giáo khoa THCS như sau
Chương trình lớp 6: học sinh được học tiết 20 Lời văn đoạn văn tự
sự, tiết 139 Ngữ văn đòa phương : Đoạn văn miêu tả
Chương trình lớp 7: Học sinh được học Tiết 4 Liên kết trong văn
bản, tiết 100 Luyện tập viết đoạn văn chứng minh,
Chương trình lớp 8 : Học sinh học tiết 10. xây dựng đoạn văn trong
văn bản ,tiết 14 Liên kết các đoạn văn trong văn bản,tiết 28. Luyện viết
đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm ,tiết 100. Viết
đoạn văn trình bày luận điểm
Chương trình lớp 9: Học sinh được học tiết 60. Luyện tập viết
đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghò luận, tiết 109,110. Luyện
tập liên kết câu và liên kết đoạn văn. Thực tiễn chung cho thấy để
học sinh viết tốt các bài tập đoạn văn, Bộ, Sở đã thiết kế những
tiết học cụ thể như trên để trang bò cho học sinh kiến thức cơ bản
về đoạn văn. Nó không chỉ tập trung ở một lớp học mà được rãi
đều toàn cấp.
Cơ sở thực tiễn chung thứ 2, trong giảng dạy về đoạn văn trùc
đây ta thường gặp đó là: Giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn văn
phải đầy đủ bố cục ba phần, mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Từ đó có
những học sinh nhất là học sinh giỏi nắm chắc lí thuyết và chắc cả
kiến thức nên khi trình bày cũng thể cái chắc là viết hết câu mở
đoạn học sinh chấm xuống dòng, viết tiếp những câu thân đoạn, rồi
lại chấm xuống dòng viết câu kết đoạn.Như vậy nội dung đoạn rõ
ràng nhưng hình thức đoạn văn không còn được đảm bảo, nó trở
thành ba đoạn văn.Trong trøng hợp này, ngày nay ta sử dụng kiến
thức về câu chủ đề, liên kết đoạn văn để khắc phục ngay cho các
em.
Cơ sở thực tiễn chung thứ 3: Nếu theo khái niệm chung về đoạn
văn là “Đoạn văn là đơn vò trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ
viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng…” Thì
trong quá trình học sinh thực hành viết đoạn văn, đặc biệt viết đoạn
văn cảm nhận, phân tích thơ, hay đoạn văn có trích lời dẫn. Vấn đề
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
5
nảy sinh mà giáo viên cần phải đònh hướng, giải thích ngay cho học
sinh phân biệt chấm xuống dòng để trích lời dẫn chứ không phải hết
ý hay chuyển ý.
Ví dụ : 14. Viết một đoạn văn ngắn phân tích khổ thơ đầu hoặc cuối
của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận.
Mặt trời đã hiện ra sau một đêm lao động.Nó như đội biển
mà lên và đem lại màu mới, tươi sáng, rực rỡ cho biển cả, cho
con người lao động.
Câu hát căng buồm với gió khơi.
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Gió nổi lên, thuyền căng buồm để cùng gió nhanh chóng về bờ với
thành quả một đêm lao động mệt nhọc. Thuyền và mặt trời cùng chạy
đua, mặt trời lên càng cao,thuyền càng gần bến. Một viễn cảnh mở ra,
cá phơi đầy với muôn màu sắc huy hoàng. Đoạn thơ đã diễn tả niềm vui
cực độ và sự khẩn trương của đoàn thuyền để về bến sau một đêm lao
động vất vả, căng thẳng.
2.Cơ sở thực tiễn riêng (đòa bàn trường cụ thể)
Víi ®Ỉc thï lµ mét trêng vïng ven, sè häc sinh d©n téc Ýt ngêi
chiÕm 50%, c¸c em ®Ịu cã hoµn c¶nh khã kh¨n, bè, mĐ mï ch÷, cha
®ỵc sù quan t©m thÝch ®¸ng cđa gia ®×nh. NhiỊu em cßn cã t©m lý ®i häc
cïng b¹n "cho vui", cha x¸c ®Þnh ®óng ®éng c¬ häc tËp, cha nhËn thøc
®ỵc t¸c dơng lín lao cđa viƯc häc, chiÕm lÜnh tri thøc. HÇu nh ®èi víi
tÊt c¶ c¸c m«n häc c¸c em ®Ịu kh«ng häc bµi cò tríc khi lªn líp, cha
lµm bµi tËp, NÕu cã lµm chØ lµm ®èi phã, trong giê häc th× l¬ ®·ng, kh«ng
tËp trung.
Sè häc sinh cßn l¹i lµ ngêi Kinh nhng c¸c em còng chđ Ỹu lµ
con nhµ lµm n«ng, cc sèng cßn rÊt nhiỊu khã kh¨n. Tuy nhiªn bªn c¹nh
®ã trong líp vÉn cã mét, hai em cã n¨ng khiÕu bé m«n.
III. Biện pháp thực hiện :
Trong quá trình soạn bài ngoài việc xác đònh mục đích yêu cầu,
tiến đến tìm cách thiết kế khai thác nội dung bài dạy, bản thân tôi
luôn quan tâm chú trọng đến bước vận dụng kiến thức vào luyện tập
cho học sinh. Cũng như các bộ môn khác, phần luyện tập bao giờ
cũng theo quy trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nếu
các môn tự nhiên bắt đầu từ những bài toán tính nhỏ, đến các bài
giải, thì môn Ngữ văn là bắt đầu từ những bài tập mang tính nhận
diện, đặt câu, mới đến viết đoạn. Như trên đã nói, dạng bài tập viết
đoạn văn, theo tôi nghó đây là một dạng bài tập tương đối khó khăn
cho cả giáo viên và học sinh không chỉ về kiến thức còn là thời gian.
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
6
Qua thống kê sơ bộ chương trình Ngữ văn 9 học kì I, học sinh ít nhất
phải trải qua hai mươi bài tập viết đoạn văn chưa kể đến các đoạn
mà các em phải làm trong kiểm tra 1 tiết hoặc 15 phút cụ thể như
sau:
1. Viết đoạn mở bài, cho bài thuyết minh về một trong các đồ dùng
sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
2. Phát biểu cảm nghó của em sau khi học xong bài Đấu tranh cho
một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két.
3. Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả đối với
các ý sau:
+ Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng
ruộng, làng quê Việt Nam)
+ Con trâu trong việc làm ruộng
+ Con trâu trong một số lễ hội
+ Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
4. Viết đoạn văn nghò luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý
kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn
gián tiếp .
a. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vò anh hùng dân tộc, vì
các vò ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
b. Giản dò trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác
phong Hồ Chủ Tòch cũng rất giản dò trong lời nói và bài viết vì muốn cho
quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
c. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào
với tiếng nói của mình.
5.Viết đoạn văn ngắn trình bày những điều, em nhận thức
được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê- Chúa Trònh
cuối thế kỉ XVIII.
6. Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến
công thần tốc đại phá quân Thanh của Quang Trung từ tối 30 tết đến
ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789).
7. Viết đoạn văn phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu
thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm
hoa” với cảnh mùa xuân trong câu thơ : “Cỏ non xanh tận chân
trời- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp
thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
8. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn
kể về việc chò em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều tiết Thanh
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
7
minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả lại
cảnh ngày xuân.
9. Viết đoạn văn phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám
câu thơ cuối đọan trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
10. Hãy đóng vai nàng Kie àu viết đoạn văn kể lại việc
báo ân báo oán , trong đó bộc lộ trư ïc tie áp tâm tra ïng của Kiều
lúc gặp lại H oạn Thư.
11. Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể
xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc
điểm chung gì ? Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân
vật đó ?
12. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn
cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay… trăng treo”)
13. Viết đoạn văn phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Bài thơ về
tiểu đội xe không kính
14. Viết một đoạn văn ngắn phân tích khổ thơ đầu hoặc cuối của bài
thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận.
15. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghó của em về hình ảnh bếp lửa
trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
16. Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh
hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn
rất tốt.
17. Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo
giản dò mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động.
(Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghò luận )
18. Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong
truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
19. Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử
dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
20. Phát biểu cảm nghó của em về một trong hai nhân vật:
anh thanh niên, ông họa só, trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long.
Căn cứ vào yêu cầu kiến thức của hai mươi đề bài trên, ta
thấy dạng bài tập viết đoạn văn không chỉ bắt gặp ở tiết dạy
Tập làm văn hay Tiếng Việt mà nó là dạng bài tập, luyện tập
phù hợp cho cả ba phân môn .
Cũng căn cứ vào yêu cầu kiến thức của hai mươi đề bài cụ thể trên,
ta thấy thời lượng thực hiện các đề bài không chỉ ở trên lớp mà còn
phải cho học sinh tự làm bài ởû nhà. Dù ở nhà hay trên lớp, học sinh đều
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
8
phải làm để nắm chắc, vận dụng, rèn luyện kiến thức đã học. Phải viết
đúng, viết đủ, viết tốt đoạn văn.
Luyện viết đoạn văn cần dựa vào khung, sườn bám chắc vào luận
điểm. Cứ tập đi tập lại nhiều lần sẽ thành thạo và nhạy cảm trong viết
đoạn văn, kể cả đoạn độc lập hay đoạn văn trong bài văn.
Vậy để giúp học sinh viết tốt các đoạn văn trên, Bản thân
tôi đã tiến hành các bước hướng dẫn học sinh rèn cách viết đoạn
văn như sau:
1. Tôi căn cứ vào thời lượng để phân ra các đề bài nào sẽ tiến hành
giúp học sinh xây dựng ý,viết đoạn văn ngay trên lớp . Các đề nào chỉ
xây dựng ý trên lớp và viết thành đoạn khi ở nhà. Kết quả loại như sau.
Đối với các đề 1,3,4, 10,16,19 tôi sẽ giúp học sinh xây dựng ý và viết
thành đoạn văn hoàn chỉnh ngay trên lớp.
Các đề còn lại, đề 2, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 20 tôi sẽ
xây dựng ý cho học sinh trên lớp, và việc viết thành đoạn văn học sinh
phải tự hoàn thành ở nhà.
2. Các bước hướng dẫn cụ thể cho hai dạng đề ứng với hai đặc điểm
thời lượng như sau
* Yêu cầu chung:
a. Muốn viết được đoạn văn để luyện tập kiến thức sau khi học
văn bản, trước hết học sinh phải hiểu, nắm chắc kiến thức vừa học.
Chẳng hạn luyện viết được đoạn văn theo nội dung đọc hiểu văn bản
nghệ thuật. Để đọc hiểu một tác phẩm văn học thường đọc hiểu theo
một quy trình chung:
- Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm: tìm hiểu tác giả,
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt tác phẩm (Nếu là tác
phẩm tự sự), tìm hiểu nhan đề tác phẩm… từ đó bước đầu xác
đònh chủ đề tác phẩm.
- Đọc và tìm hiểu chi tiết: Đọc phân tích từng phần như phân
tích đoạn văn, đoạn thơ , phân tích nhân vật, phân tích hình tượng,
hình ảnh chi tiết, hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ… từ đó
đọc ra tư tưởng, thái độ tình cảm của tác giả trước vấn đề xã hội,
trước hiện thực cuộc sống được gửi gắm trong tác phẩm. Trên cơ
sở kiến thức về đọc hiểu tác phẩm, để kiểm tra, đánh giá và tự
kiểm tra đánh giá kỹ năng nói viết khi vận dụng kiến thức đọc
hiểu cụ thể của học sinh.
b. Khi rèn cách viết đoạn văn viết đoạn văn về nội dung
Tiếng Việt, tập làm văn, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chiếm
lónh kiến thức theo từng bước như tìm hiểu bản chất kiến thức thông
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
9
qua ví dụ cụ thể (Ví dụ tìm hiểu ở phần I hoặc II ở các bài Tiếng
Việt, Tập làm văn). Sau đó giáo viên tiến đến hình thành khái niệâm
kiến thức cho học sinh. Tiếp theo cho học sinh trải qua các bài tập
đơn giản mang tính nhận biết, hiểu một cách chắc chắn. Trên cơ sở
kiến thức đó giáo viên mới đi vào kiểm tra đánh giá học sinh kỹ
năng vận dụng kiến thức ở dạng bài tập rèn luyện kó năng viết đoạn
văn.
c.Đoạn văn phải đảm bảo nội dung và hình thức
Học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức vẫn chưa chắc viết tốt được
đoạn văn nếu khôngđược trang bò về hình thức của đoạn văn.
Vậy nên ngay từ bài luyện viết đoạn văn ở tiết đầu tiên tôi kết hợp
cho học sinh ôn lại những kiến thức liên quan về đoạn văn mà các em đã
được học ở lớp dưới như câu chủ đề, đoạn văn tự sự, đoạn văn chứng
minh, đoạn văn thuyết minh, hay là viết đoạn văn trình bày luận điểm,
nhằm ôn lại kiến thức về đoạn văn, thông qua đó tôi cho học sinh nắm
chắc lại kiến thức cơ bản khi tạo lập đoạn văn :
+ Về nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó
logic ngữ nghóa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.
+ Về hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó
thể hiện ở những điểm sau : Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết
hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
+ Cho học sinh nhắc lại các cách trình bày đoạn văn mà em đã biết
ở lớp 8 (Đoạn diễn dòch, đoạn quy nạp), sau đó giáo viên cung cấp thêm
một số cách khác nữa như đoạn so sánh, đoạn tương phản, đoạn nhân
quả, đoạn móc xích Từ đó học sinh hiểu đoạn văn khác với bài văn ở
điểm nào, tránh sự lan man thiếu trọng tâm.
* Yêu cầu cụ thể:
Trước hết với một vài kinh nghiệm chủ quan bản thân tôi xin trình
bày cách hướng dẫn học sinh viết những bài tập viết đoạn văn bắt buộc
phải hoàn thành trên lớp như đề 1,2,3,16,17,19,
Căn cứ vào đối tượng học sinh của một trường vùng ven có số học
sinh dân tộc ít người chiếm tỉ lệ 40%, nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy,
thì tôi không thể giao ngay bài tập cho học sinh được mà luôn phải có
bước hướng dẫn giúp học sinh
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh làm đề bài 1 ở trên (Viết đoạn mở bài
thuyết minh một trong các đồ dùng: Cái quạt, cái kéo, chiếc nón). Tôi
xây dựng hệ thống câu hỏi tìm ý cho đoạn văn.
Như chúng ta đã biết, mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý,
các ý có quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
10
văn bản . Mỗi đoạn văn trong văn bản có một vai trò chức năng
riêng và được sắp xếp theo một trình tự nhất đònh : Đoạn mở đầu văn
bản, các đoạn thân bài của văn bản, Đoạn kết thúc văn bản. Khi
tách ra vẫn có tính độc lập tương đối tương đối của nó. Dưa trên cơ
sở lí luận đó khi hướng dẫn học sinh làm đoạn mở bài, tôi đặt ra
những câu hỏi tạo cho học sinh vừa xác đònh nhiệm vụ riêng của
đoạn văn trong bài văn vừathấy được sự quan hệ chặt chẽ của nó với
các đoạn khác trong toàn bài.
- Em hãy cho biết vai trò của đoạn văn mở bài ?
- Mỗi đồ vật bao giờ cũng có nhiều đặc điểm, công dụng cần
thuyết minh, theo em trong đoạn mở bài ta có nên thuyết minh cụ thể
một trong những đặc điểm đó không ?
- Em sẽ làm như thế nào ?
Sau khi trả lời những câu hỏi gợi ý trên học sinh có dàn ý của đoạn
văn
Như sau:
Dàn ý của đoạn ( Đề 1)
- Giới thiệu chung về đối tượng
- Chọn và giới thiệu khái quát giá trò tinh thần, giá trò vật chất
của đồ vật trong đời sống con người.
+ vật dụng để che nắng che mưa
+ Nón làm vật kỉ niệm, ghi tâm tình lứa đôi, tâm linh
con người.
- Nếu giới thiệu chiếc nón em sẽ giới thiệu như thế nào?
(Học sinh diễn đạt cách làm bằng miệng, cả lớp chú ý nghe trả
lời câu hỏi)
Nón là biểu tượng gắn liền với dân tộc Việt Nam, gắn liền với
những người mẹ ra đồng hai sương một nắng, với những người chò một
đời buôn gánh bán bưng. Nón lá chứa đựng tâm tình của lứa đôi. Nón
vừa là vật chất trong đời sống vừa thuộc tâm linh con người. Như vậy
bạn đã giới thiệu chiếc nón nói riêng, đồ vật nói chung bằng cách nào?
(Giới thiệu chung – trên cơ sở giá trò vật chất, tinh thần của đồ vật
không thể thiếu trong đời sống con người)
Sau khi học sinh hiểu được nội dung cần viết rồi giáo viên yêu cầu
học sinh viết độc lập vào vở của mình (Cho ba bảng phụ nhỏ,chọn ba
học sinh thuộc ba đối tượng giỏi, khá, trung bình viết vào bảng phụ) hết
thời gian làm bài giáo viên cho treo các bảng phụ lên nhận xét so sánh
nội dung, hình thức của đoạn văn với yêu cầu của đề (Khi tiến hành như
thế giáo viên dùng lời lẽ bảo vệ ý đoạn văn của các học sinh trung bình
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
11
nhiều hơn tránh được sự mặc cảm cho các em, mặc khác tạo cho các em
sự tự tin. Lựa chọn tình huống để sửa sai khắc phục cho các em đó một
cách kòp thời nhẹ nhàng). Giáo viên ghi điểm khuyến khích các em. Thu
vở bất kì em nào về nhà chấm (Khoảng 2-3 em).
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh làm đề 3 ở trên, tôi chọn tình huống
một chẳng hạn (Con trâu ở làng quê Việt Nam … )
Cũng hình thức đặt câu hỏi xây dựng ý cho đoạn văn
Trước hết tôi hỏi học sinh
? Ba tình huống trên cùng chung một đối tượng
? Tại sao có thể nói hình ảnh con trâu gắn liền với làng quê và nông
dân Việt Nam? (Tạo nên sự hứng thú về đối tượng cho học sinh từ đó
học sinh xác đònh được vò trí vai trò của con trâu trong đời sống người
dân Việt Nam, những đặc điểm hình ảnh của con trâu nó sẽ ùa về trong
suy nghó các em)
Hình ảnh con trâu được xuất hiện trong những bài ca dao nào?
? Em hãy liệt kê thật nhanh những biểu hiện gắn bó của con trâu ở
làng quê Việt Nam cụ thể như là ở trên đồng ruộng? (Trâu gắn với công
việc cày, bừa, kéo…)
? Những biểu hiện của trâu bạn vừa liệt kê theo các em đủ
chưa? Nó được xem là gì của đoạn văn ? (đủ—đó là ý chính của
đoạn văn)
? Các ý chính đó muốn cụ thể rõ ràng cần phải có yếu tố nào?
(Miêu tả)
? Em ý đònh dùng yếu tố miêu tả vào đoạn văn như thế nào? (Khi
cày trâu những đường cày như thế nào? Khi kéo trâu cần cù kéo những
xe lúa chín vàng ra sao? Những lúc mùa vãn trâu thông thả gặm cỏ giữa
không khí cách đồng quê ra sao?)
Trên cơ sở các câu hỏi đó học sinh sẽ vừa có ý cho đoạn văn vừa
biết dùng yếu tố miêu tả đúng lúc giúp đoạn văn thuyết minh sinh động
cụ thể hơn về đối tượng.
Dàn ý đoạn
-Chiều chiều, ta thấy trâu chậm rãi gặm cỏ trên các bở ruộng hay
trâu đằm dưới sông, trên bờ các đứa trẻ chăn trâu đang đùa dỡn.
-Sáng tinh sương, trâu đã lững thững ra ruộng, đi trước người nông
dân vác cày. Trâu và người nông dân trên cánh đồng cầy ải.
Tương tự cách xây dựng tình huống thứ nhất, tôi yêu cầu học sinh
thảo luận nhóm hai bàn một thành 4 nhóm, cứ 2 nhóm một tình huống,
xây dựng ý cho tình huống 3 và 4 các nhóm thống nhất ý chung, sau đó
tiếp tục độc lập viết thành đoạn. Tôi gọi học sinh trình bày đoạn văn
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
12
của mình chỉ ra câu văn thuyết minh, yếu miêu tả, cho các học sinh khác
nhận xét chỉ ra những ưu điểm tồn tại của bạn cho hướng giải quyết bổ
sung. Giáo viên động viên khen ngợi các em kòp thời. Theo quy đònh với
học sinh ngay từ đầy năm, cuối giờ, tôi thu 2 đến 3 quyển vở bài tập về
nhà chấm, mục đích sửa sai cho học sinh kó nhiều mặt, nội dung, hình
thức, cách diễn đạt.
Ví dụ đề 4.
Quan sát đề 4 ở trên ta thấy đây là đoạn văn luyện tập kiến thức
tiếng Việt, cách hướng dẫn của tôi như sau:
Trước khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn này, ngoài việc hình thành
khái niệm về hai cách dẫn, tôi đặc biệt khắc sâu kiến thức cho học sinh
trong tình huống so sánh sự khác nhau của hai lời dẫn, về hình thức, nội
dung, vò trí của nó trong đoạn văn, trên bảng phụ
Phương diện
Cách dẫn trực tiếp Cách dẫn gián tiếp
Đối tượng
Lời nói,ý nghó của
một người, một nhân
vật.
Lời nói, ý nghó của một
người, một nhân vật
Nội dung
Nhắc lại nguyên vẹn Nhắc lại có điều
chỉnh, đảm bảo đúng ý
Hình thức
Đặt trong dấu ngoặc
kép, lời thoại đặt sau
dâu gạch ngang
Không đặt trong dấu
ngoặc kép. Có thể dùng
“rằng” hoặc “là” trước
lời dẫn.
Vò trí
Đứng trước, đứng
giữa, đứng sau lời
người dẫn
Bao giờ cũng đứng
sau lời người dẫn.
Trên cơ sở bảng phụ, tôi không đặt thêm câu hỏi xây dựng ý cho
đoạn nữa, mà chỉ gợi đến từng em học sinh yếu, kém cách đặt vấn đề để
trích dẫn lời dẫn hay nói cách khác là giúp các em viết lời người dẫn.
Đối với các em học sinh yếu, kém tôi không yêu cầu học sinh sáng tạo
ngay lời người dẫn mà trước hết gợi cho học sinh dựa vào phần chú thích
dưới ba lời dẫn (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trò tại Đại hội đại biểu
toàn quốclần thứ II của Đảng), (Phạm Văn Đồng, chủ tòch Hồ Chí Minh
tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại) hay (Đặng
Thai Mai, Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) để
học sinh làm lời người dẫn. Học sinh suy nghó làm bài, cũng như các
tiết khác, tôi cho học sinh trình bày đọan văn của mình khi đọc,
đọc cả dấu câu để cho học sinh khác dễ nhận xét. Học sinh đối
chiếu bảng so sánh nhận xét cái làm được của bạn. Sau đó tôi
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
13
đưa ra đoạn văn mẫu. Theo suy nghó của bản thân, tôi nghó rằng
đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo có những yêu cầu sau:
- Đoạn văn đúng , đủ, rõ ràng kiến thức cần vận dụng.
- Đoạn văn có đề tài gần gũi với học sinh (Nếu không bắt buộc)
- Cách viết đơn giản, chưa cần nhiều đến nghệ thuật, điêu luyện.
- Sau khi cho học sinh tham khảo giáo viên lưu ý cho học sinh,đây
chưa phải là đoạn văn hay nhất càng chưa phải đoạn văn mẫu mà chỉ là
đoạn văn đúng, đơn giản, cần từ đoạn văn đơn giản này ta cố gắng có
những đoạn văn hay hơn nữa.
Từ câu(a) có thể tạo ra:
Cách 1:
Trong “Báo cáo Chính trò tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
của Đảng” Chủ tòch Hồ Chí Minh nêu rõ : “Chúng ta phải…”
Cách 2 :
Trong “Báo cáo Chính trò tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng”, Chủ tòch Hồ Chí Minh Khẳng đònh rằng chúng ta phải…
Giáo viên đặt câu hỏi vừa cho học sinh phát hiện kiến thức vừa
củng cố bài qua đoạn văn mẫu
? Trong hai đoạn trên đoạn nào có cách dẫn trực tiếp, đoạn nào có
cách dẫn gián tiếp ? Dựa vào đâu em phân biệt được ? (câu hỏi này
dành cho học sinh dân tộc ít người ), tiếp tục thu bài để sửa lỗi cho học
sinh, tìm và khuyến khích những em có kó năng viết tốt.
Cũng như đề số 4, đề số 19 ở trên thuộc đề yêu cầu vận dụng kiến
thức Tiếng Việt, nên tôi cũng tiến hành gần như đề 4. Dựa trên
khái niêm của ba đơn vò kiến thức Đối thoại, độc thoại, độc thoại
nội tâm, học sinh so sánh phận biệt được mới sử dụng đầy đủ,
chính xác trong đoạn văn của mình. Vậy trên bảng phụ của tôi thể
hiện rõ điểm giống, khác nhau của các hình thức, tác dụng của các
lời thoại. Sơ đồ như sau:
Những hình thức quan trọng để
thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự
Đối thoại Độc Thoại
Độc thoại
nội tâm
Ví dụ
Nội dung Hướng tới
người tiếp
chuyện
Không hướng
tới người tiếp
chuyện
Không
hướng tới
tới người
tiếp chuyện
Hình thức Có dấu gạch Có dấu gạch Không có
Tác
dụng
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
14
đầu dòng. đầu dòng,
phát ra thành
lời.
dấu gạch
đầu dòng,
không phát
ra thành lời.
Bằng cách dặn dò học sinh chuẩn bò bài ở nhà từ tiết trước,
kiến thức cô đọng trên sơ đồ, học sinh hiểu bài ở lớp, nhìn chung
các em viết được đoạn văn theo yêu cầu. Biết là thế nhưng tôi
luôn kèm học sinh yếu, kém, học sinh dân tộc ít người bằng cách
gợi cho học sinh nảy sinh tình huống sự việc để kể trong đó có
những hình thức giao tiếp trên.
Như : - Đoạn văn em phải viết thuộc phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự phải có những gì ?
- Em và bạn em có trò chuyện với nhau bao giờ không?
- Trong câu chuyện với bạn có khi nào em buông ra một lời than mà
bạn không cần thắc mắc không?
- Có khi nào em trách thầm bạn không?
- Ghi lại nguyên văn lời nói, suy nghó của em và bạn có phải
là tự sự không?
Trong quá trình học sinh làm bài, tôi theo dõi cụ thể một em học
sinh dân tộc thiểu số viết, có thể phụ thêm cho học sinh cách diễn đạt
trên quan điểm tôn trọng ý văn của em. Lúc hết giờ làm bài, tôi sẽ cho
em học sinh đó trình bày bài của mình, yêu cầu các em khác nhận xét
những cố gắng của bạn, từ đó tôi có thể lợi dụng để khích lệ em đó,
đồng thời sửa lỗi cho em trong tâm trạng em tiếp thu được nhiều kinh
nghiệm viết văn nhất.
Bồi đắp thêm hứng thú, kó năng cho các em giáo viên quan tâm đến
đoạn văn mẫu, theo tinh thần đoạn văn mẫu mà tôi trình bày ở trên
(thiết thực gần gũi các em cả đề tài lẫn cách viết). Tôi đã tiếp tục sử
dụng đoạn văn mẫu sau:
“Sáng 4/11 vừa qua trong lúc đang làm nhiệm vụ cứu dân thoát lũ
lực lượng bộ đội chủ lực Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai nhận được tin
báo khẩn cấp: có một cụ già mắc kẹt trên ngọn cây ngay giữa dòng lũ
sông Ba hung hãn. Các anh nhanh chóng đến ngay hiện trường. Nhìn
thấy các anh cụ già cố sức kêu lớn :
- Các con ơi ! cẩn thận nước xiết lắm .
Một anh bộ đội tay cầm cuộn dây thừng đáp:
- Vâng cụ cứ bình tónh, cố gắng thêm một chút nữa thôi chúng con
sẽ đưa cụ vào bờ ngay. Rồi anh lại lầm bầm:
- Trời không biết sao năm nay , bão lụt liên miên thế.
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
15
Vì bơi giỏi, nhanh nhẹn nên anh được đơn vò trao nhiệm vụ đưa cụ
vào bờ. Vừa cầm tay vào được thân cây và ôm được cụ già vào lòng,
anh bỗng trào lên một tình thương đến lạ. Tội nghiệp, ông cụ chắc cũng
trạc tuổi bố mình rồi đấy nhỉ, thế mà cũng kiên cường thật, hai ngày hai
đêm giữ dòng lũ lớn”.
Nếu viết đoạn văn rèn khả năng vận dụng kiến thức Tiếng Việt,
Tập làm văn, đoạn văn hoàn thành ngay trên lớp đã khó, thì những đoạn
văn rèn khả năng vận dụng kiến thức văn học, hoàn thành ở nhà lại
càng khó khăn hơn. Sở dó tôi có suy nghó như vậy bởi xét về mặt khách
quan, tâm lí học sinh cấp hai ham chơi, thiếu tính tự giác học ở nhà. Đặc
biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số, thường rất nhanh quên thậm chí
những kiến thức vừa học đã quên ngay. Ít quan tâm đến kết quả kiểm
tra. Còn xét về mặt chủ quan, đoạn văn rèn kó năng, kiến thức tiếng
Việt, Tập làm văn gần như có khuôn mẫu. Còn đoạn văn có kiến thức
văn học nó lại gần như không khuôn mẫu, xét về mặt nội dung, nó
không chỉ có nội dung cụ thể trên bề mặt ngôn từ mà còn có giá trò nghệ
thuật bên trong ngôn từ, trong khi đó không phải học sinh nào cũng có
cảm nhận như nhau. Đòi hỏi giáo viên không những hướng dẫn cụ thể
mà phải nhìn nhận, đánh giá bài làm của học sinh một cách khách quan,
không thể áp đăït, cũng không thể để cho học sinh tùy tiện cảm nhận, lại
không quên phát huy năng khiếu cá nhân của các em, tránh trường hợp
các em viết đoạn phân tích, cảm nhận một khổ thơ, một đoạn truyện lại
viết cả tác phẩm. Hoặc chỉ gạch đầu dòng, hoặc chỉ đơn phương nội dung
đoạn thơ, đoạn truyện đó với tác phẩm chứa nó. Quan sát các đề
văn hoàn thành ở nhà trên, ta thấy chủ yếu thuộc về văn bản. Đây
cũng chính là một kiến thức quan trọng thường được gặp lại trong
bài kiểm tra một tiết và bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì. Tất cả
hai yếu tố lớn trên tạo nên cái khó trong việc tiến hành rèn kó năng
viết đoạn cho học sinh.
Nếu giáo viên chỉ hướng dẫn sơ qua cho học sinh về nhà viết,
hoặc cho học sinh viết trên lớp chưa hoàn thành thì hết giờ và yêu
cầu học sinh về nhà hoàn thành đoạn văn ở nhà, kết quả cho thấy
bài tập này không cao. Làm thế nào để học sinh về nhà có làm
bài, viết bài theo đúng yêu cầu của bài tập có sáng tạo, tránh được
sự sao chép văn mẫu?
Để tháo gỡ khó khăn trên, giúp học sinh có được sự hướng
dẫn, được thực hành và được uốn nắn, có lẽ giáo viên chúng ta
không thể bỏ qua được bước hướng dẫn về nhà, mà còn đầu tư
thích đáng cho bước hướng dẫn học bài ở nhà cho học sinh với
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
16
những hệ thống câu hỏi, phương thức thiết kế phù hợp, tạo thói
quen học bài ở nhà cho học sinh.
Xuất phát từ đặc điểm tình chung như trên cũng như xuất
phát từ đặc điểm riêng của một trường vùng ven có nhiều học
sinh dân tộc thiểu số, tôi đã thực hiện bước hướng dẫn học sinh
làm bài tập bằng cách như sau :
Các bước tiến trình hướng dẫn:
Ví dụ: Khi dạy bài : Đấu tranh cho một thể giới hòa bình của
nhà văn Cô – lôm – bi- a, G.G . Mác két . Sau khi các em tìm
hiểu chi tiết văn bản, nắm nội dung chính của văn bản, về nhà có
bài tập luyện tập viết đoạn văn ở đề 2 ở trên.( Phát biểu cảm nghó
của em sau khi học xong bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
của nhà văn G.G. Mác-két)
Bước thứ nhất : tôi gọi một học sinh đọc yêu cầu của đề lên cho
cả lớp nghe.
Bước 2 : Tôi đặt những câu hỏi phác vấn nhanh, cho học sinh trả lời
theo ý kiến chủ quan, theo những câu hỏi sau :
- Sau khi học xong văn bản, em hãy cho biết tại sao văn bản lại có
cái tên đó ?
- Ngoài văn bản này, em thấy nội dung của văn bản còn được phản
ánh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nào ?
- Những lập luận, chứng cứ trong văn bản, cùng những hình ảnh qua
thông tin đại chúng giúp cho em hình dung được cảnh tượng thế giới như
thế nào khi có chiến tranh ?
- Em muốn nói gì về vấn đề đó ? ( em có thể nói về tình cảm
căm ghét những kẻ hiếu chiến…, có thể nói về phong trào đấu
tranh cho hòa bình hiện nay trên thế giới, hoặc về hậu quả chiến
tranh ở Việt Nam, về sự đóng góp nhất đònh của em về phong trào
bảo vệ hòa bình )
Bước 3 : Tôi đánh các câu hỏi vào phiếu học tập, phát cho
học sinh, yêu cầu học sinh bấm ngay phiếu học tập đó vào vở của
mình, về nhà dựa trên các câu hỏi gợi ý của cô, trả lời câu hỏi
diễn đạt thành đoạn văn.
Bước 4 : Nếu giáo viên giao bài tập mà không kiểm tra là coi như
không có tác dụng gì . Biết vậy nên, Bản thân tôi bỏ ra thời gian soạn
câu hỏi, làm phiếu học tập cho học sinh đều đặn, chu đáo bao nhiêu thì
khâu kiểm tra bài làm của học sinh kó càng bấy nhiêu. Việc kiểm tra bài
làm ở nhà của học sinh cũng được tôi và học sinh thỏa thuận ngay từ đầu
năm, đó là tôi sẽ thu bất kì bài của học sinh nào trong giời dạy văn bản
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
17
tiếp theo để về nhà chấm, lấy điểm vào cột điểm miệng( những năm
học trước, tôi chấm hết lượt học sinh và làm cột điểm 15 phút, nhưng
năm học này 2009—2010, thực hiện thông tư 975, có sự thống nhất nội
dung kiểm tra 15 phút nên tôi đưa sang làm thêm cột điểm miệng ) hoặc
khi kiểm tra bài cũ, học sinh phải trình vở làm bài tập đó. Khi trình vở
phải còn có phiếu học tập bấm vào trang vở. Trên cơ sở đó tôi xem học
sinh đã sử dụng phần gợi ý đến đâu, sáng tạo thêm được ý nào, diễn đạt
có linh hoạt không hay bò gò bó máy móc. Nhận xét điểm ưu và hạn chế
cụ thể cho từng em, khích lệ ý sáng tạo, khả năng diễn đạt của những
em cố gắng.
Các bước hứớng dẫn học sinh làm bài ở nhà mà tôi trình bày ở đề 2
trên, cũng chính là những bước tiến trình cho các đề khác. Nhưng vì
nội dung kiến thức của đề này không giống với đề khác nên khi soạn
câu hỏi tôi cũng dựa vào chủ đề, thể loại văn bản để đặt câu hỏi gợi ý
mang tính tích hợp khác nhau.
Nếu đề 2 trên gắn với một văn bảm nghò luận xã hội thì tôi gợi ý
như trên. Còn khi dạy văn bản thơ trữ tình thì tôi lại gợi ý theo hướng
khác bỡi đối với những tác phẩm trữ tình học sinh không thể nắm được
nội mà không biết đến giá trò nghệ thuật.
Ví dụ đề 12 ở trên :Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận
của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay… trăng treo”)
Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn cho đề bài này sau bước
cho học sinh đọc đề bài tôi phải lưu ý cho học sinh mối quan hệ
giữa nội dung bao trùm văn bản và nội dung của đoạn thơ cuối,
mục đích giúp học sinh viết đoạn văn có nội dung logíc, không bò
tách biệt đơn phương với văn bản.
Hệ thống câu hỏi gợi ý như sau :
- Đoạn thơ cuối có thể coi là gì của bài thơ ?
- Hình ảnh thơ nào được lặp lại trong khổ cuối ?
-Một hình ảnh mới xuất hiện trong ca âu kết của bài thơ
đó là h ình ảnh nào
- Thể hiện sự xuất hiện của hình ảnh mới, tác giả sử dụng một
động từ rất hay đó là động từ nào ? Nhòp điệu câu thơ cuối có gì đặc
biệt ? Gợi lên cảm giác gì về thiên nhiên ?
-Như vậy tác giả hội tụ ba đường nét người lính – vầng trăng và
khẩu súng, giúp cho em một cảm nhận trọn ven về người lính buổi
đầu kháng chiến chống thực dân Pháp như thếå nào ?
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
18
Dạy văn bản không chỉ có thơ mà còn có truyện và nhiều thể
loại khác nữa. Tùy theo yêu câu của từng văn bản, từng thể loại cụ
thể mà tôi xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp.
Ví dụ đề 18: 18. Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật
ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
Tôi sẽ xây dựng những câu hỏi
– Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo gia ëc :Xúc cảm đột
ngột, đau đớn của ông Hai được thể hiện qua các bie än pháp
mie âu tả nào ? ( da mặt tê rân rân, cổ nghẹn, không thở được,
rặn è è, nuốt một cái gì vướng ơ û cổ.)
- Khi nghe dân làng nói xấu về cái làng của ông, ông xâu hổ, không
muốn nghe ông đã làm gì ? được miêu tả ra sao ? Sự nhẫn nhục cao độ
của ông Hai thể hiện ở cử chỉ nào ? ( ng nói lảng sang chuyện khác:
Hà nắng gớm, về nào… cúi gằm mặt xuống mà đi.)
- Khi ông lão nhìn lũ con, sự tủi thân của ông được thể hiện khác
các đoạn trên như thế nào? ( Được thể hiện qua đoạn độc thoại : Chúng
nó… tuổi… Và tiếng rít lên sau mấy câu độc thoại. Tiếp sau đó là một
cuộc độc thoại nội tâm rất dài về cái tin mà ông vẫn cho là ngờ vực, thể
hiện bút pháp miêu tả nội tâm tinh tế của tác giả.)
-Khi kể về cuộc trò chuyện với bà Hai, tác giả sử dụng mây câu đối
thoại ? Theo em đối thoại nhiều hay ít ? Nó có đủ để người đọc hiểu nỗi
lo của cả nhà về cái tin làng mình theo giặc không ?
( Chỉ vài câu đối thoại và sau đó là đoạn tả không khí của gian nhà,
ta thấy được nỗi lo âu của cả nhà về cái làng của mình như lắng sâu và
đè nặng lên toàn bộ gia đình ông Hai .)
* Cách làm phiếu học tập cho học sinh :
- Tôi soạn câu hỏi ngay trong phần hướng dẫn học bài ở nhà.
- Sau đó tôi cóp hệ thống câu hỏi đó vào trang giấy trắng, đưa
về cỡ chữ 11, cứ một mặt giấy tôi trình bày được 5 phiếu. Pho to
thành 15 bản, cắt ra được 70 phiếu cho đủ tổng số học sinh hai lớp
tôi trực tiếp giảng dạy.
Sau nhiều lần cung cấp câu hỏi gợi ý cho học sinh qua phiếu học
tập như thế, tôi cũng trao đổi với các học trung bình, học sinh yếu,
khi có phiếu học tập ghi câu hỏi gợi ý của cô cảm giác làm bài tập
viết đoạn văn của em như thế nào ? Vậy từ đây em rút ra kinh
nghiệm gì để viết đoạn văn đủ ý, hay ?. Như vậy tôi nghó rằng việc
làm phiếu học tập cho học sinh không chỉ giúp các em hoàn thành tốt
đoạn văn cụ thể mà còn tạo cho các em thói quen trước khi viết đoạn
văn, bài văn phải biết xây dựng ý, lập dàn ý cho đoạn, bài văn mà
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
19
xưa nay các em được trang bò lí thuyết mà không chòu thực hành bao
giờ đặt bút xuống là viết văn ngay.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi muốn trình bày rất mong
được sự ủng hộ, góp ý của đồng nghiệp và ban giám khảo.
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
20
C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Dạy học sinh làm đoạn văn quả không đơn giản chút nào. Công
việc này đòi hỏi sự đầu tư thích đáng của giáo viên, sự nỗ lực của học
sinh. Để có được đoạn văn đúng và hay cần sự khổ luyện và hợp tác từ
hai phía. Thành công sẽ không đến với những ai nôn nóng, hời hợt, qua
loa. Viết văn cũng như tập bơi. Muốn bơi giỏi, bơi xa cần phải có sức
khỏe và siêng năng luyện tập. Trong viết văn, sức khỏe ở đây chính là
tư liệu, vốn sống. Để bơi xa, vận động viên còn phải phân phối sức hợp
lý. Để viết văn hay, ngoài việc huy động tư liệu người viết cần phải sắp
xếp tư liệu đúng chỗ, hợp lý với yêu cầu của đề bài. Muốùn biết bơi phải
xuống nước, ngồi trên bờ mãi là kẻ không biết bơi. Làm văn cũng như
vậy, cần phải viết, phải rèn luyện nhiều hơn nữa. Qua việc nghiên cứu
trên tôi rút ra cho mình một số kinh nghiệm rèn cho học sinh có kó năng
viết tốt đoạn văn:
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đối với học sinh:
- Để cho học sinh có thói quen làm bài tập ở nhà ngay từ đầu năm
giáo viên phải yêu cầu học sinh:
- Có đầy đủ các loại vở, như soạn văn, vở làm bài tập Tiếng Việt,
một quyển viết đoạn văn riêng, giáo viên mới thuận lợi trong việc thu
vở soạn, vở bài tập, hay vở đoạn văn để chấm, không ảnh hưởng đến
việc chuẩn bò bài của học sinh.
- Luôn có ý thức tự giác trong việc thực hành viết đoạn văn. Trao
đổi, nhận xét đoạn văn của bạn, sửa văn mình.
- Sưu tầm các đoạn văn hay của bạn, trong sách báo… để làm tư liệu
cho mình.
2. Với giáo viên:
- Phải coi trọng vấn đề rèn kó năng viết đoạn văn cho
học sinh.
- Dành thời gian thích đáng trong việc hướng dẫn về nhà
cho học sinh.
- Đầu tư hệ thống câu hỏi thích hợp, giúp học sinh xây dựng khung,
sườn, tìm ý chính cho đoạn văn.
- Tăng cường khâu kiểm tra, kòp thời động viên, khích lệ các em cho
dù sự cố gắng của các em ở mức độ nhỏ.
- Không riêng gì học sinh mà ngay cả giáo viên cũng cần có ý thức
sưu tầm đoạn văn hay, độc dáo liên quan đến các đề bài. Đây sẽ là
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
21
nguồn tư liệu quý, là tài sản vô giá mà bất cứ giáo viên nào tâm huyết
với nghề cũng đều mơ ước.
- Điều cốt yếu là giáo viên đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đam mê,
nhiệt huyết của mình trong việc rèn luyện học sinh viết đoạn văn, nói
rộng hơn là rèn luyện tay nghề của giáo viên.
* Kết quả đạt được:
Qua việc vâïn dụng trên, tôi nhận thấy tất cả học sinh đều có ý
thức viết đoạn văn theo đề cương sơ lược, không còn có cảm giác ngại
làm bài tập viết đoạn văn (kể cả học sinh dân tộc thiểu số-tuy chưa thật
sự hay nhưng đó cũng là biến chuyển mới tín hiệu vui). Chất lượng đoạn
văn đã được nâng lên nhiều so với trước. Điều đó được thể hiện qua
việc kiểm tra vở, bài soạn đặc biệt là qua các bài kiể tra. Học sinh
không quá “sợ” thực hành viết đoạn văn mà các em đã có niềm tin hơn.
Một số học sinh khá giỏi bộc lộ niềm yêu thích rõ rệt. Các em có những
sáng tạo lí thú, độc đáo. Quan trọng hơn, mặt bằng chung được nâng lên.
Đó chính là niềm tin, niềm hi vọng giúp tôi tin tưởng hơn vào con đường
mình đã chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả: Sách giáo khoa, Sách giáo viên 9 Tập 1-2, NXB
Giáo dục, Hà Nội, 2005.
2. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên): Muốn viết được bài văn hay,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
3. Trương Dónh: Câu hỏi và bài tập Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2009.
4. Nhiều tác giả: Hướng dẫn học và làm bài – làm văn Ngữ văn 9
Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007.
Trần Thị Thuỳ Dương – THCS Lý Tự Trọng
22
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sỡ lí luận chung về đoạn văn:
II. Đánh giá thực trạng
1. Cơ sở thực tiễn chung:
2. Cơ sở thực tiễn riêng (đòa bàn trường cụ thể)
III. Biện pháp thực hiện :
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đối với học sinh:
2. Với giáo viên:
* Kết quả đạt được:
TÀI LIỆU THAM KHẢO