Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN mầm non tổ chức các trò chơi, hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh cho trẻ 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.71 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.........
TRƯỜNG MẦM NON ................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC GIỮ GÌN VỆ SINH CHO
TRẺ 5 TUỔI

Giáo viên: ........................

Năm: 2021
0


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.2. Thực trạng của vấn đề
1.2.1. Thuận lợi
1.2.2. Khó khăn
II. TỞ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI, HOẠT ĐỢNG TRẢI NGHIỆM NHẰM NÂNG
CAO NHẬN THỨC GIỮ GÌN VỆ SINH CHO TRẺ 5 TUỔI
2.1. Các biện pháp giải quyết
2.2. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2. Những đóng góp của đề tài
3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ đề tài


3.4. Ý kiến đề xuất

1


Danh mục viết tắt
Chữ viết tắt
GD
MN
SKKN
BGH

Dịch
Giáo dục
Mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm
Ban giám hiệu

2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong công tác chăm sóc giáo dục tồn diện cho trẻ mẫu giáo. Mục tiêu giữ gìn
sức khoẻ và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan
trọng. Trẻ muốn giữ gìn được sức khoẻ nhất thiết phải giữ cơ thể sạch sẽ. Chính vì
vậy năm học 2020 – 2021, sở giáo dục đào tạo Nghệ An, phịng giáo dục thị xã Thái
Hồ đã đẩy mạnh chuyên đề giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo trong tất cả các trường
MN thuộc sở và Thị xã quản lý. Sở và phòng GD đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về
công tác giáo dục vệ sinh cho cán bộ giáo viên MN toàn Thị Xã.

Là một giáo viên MN tôi cũng được tham gia các lớp tập huấn này. Sau những
buổi tập huấn tôi càng nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân
đối với trẻ MN. Tuy nhiên, theo chuyên đề vệ sinh cá nhân mới của năm học 2020 2021 này lại có nhiều thay đổi trong các thao tác vệ sinh của trẻ. Số lượng thao tác
trong vệ sinh tay và mặt của trẻ nhiều hơn, phức tạp hơn so với các năm trước. Là một
giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé, các cháu chưa từng phải vệ
sinh cá nhân tay mặt cho bản thân. Tơi phân vân mãi khơng biết mình phải làm gì để
có thể giúp các cháu nhớ hết các thao tác vệ sinh mà chuyên đề đã đưa ra một cách
nhanh nhóng nhất?
Giờ hoạt động vệ sinh lần nào cũng kéo dài hơn so với quy định làm ảnh hưởng
đến các hoạt động khác mà các cháu mãi vẫn không nhớ hết được lần lượt các thao tác
vệ sinh. Thế nhưng đây lại là một hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức
khoẻ, phịng tránh bệnh tật cho trẻ. Vì vậy bắt buộc trẻ cần phải thực hiện thường
xuyên và đều đặn. Nhưng làm thế nào để trẻ có thể nhớ hết các thao tác vệ sinh và
thực hiện được một cách thuần thục để không làm mất thời gian cho các hoạt động
khác ở trường và quan trọng hơn trẻ biết để có thể thực hiện vệ sinh đúng thao tác ở
mọi lúc, mọi nơi, ở trường, ở nhà và ra ngồi xã hội? Đó là điều làm tôi trăn trở trong
nhiều ngày dài.

3


Vì vậy ngày từ đầu năm học tơi quyết định chọn đề tai “Tổ chức các trò chơi,
hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh cho trẻ 5 t̉i”
làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn sức khỏe cho các
cháu 5 tuổi.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp Lớn 2 trường mầm non Hoa Hồng.

3. PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu năng lực nhận thức giữ gìn vệ sinh cho lứa tuổi mầm mon tại trường
Hoa Hồng.
3.2. Thời gian nghiên cứu và thực hiện:
Từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 30 tháng 12 năm 2020.

4


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề tài
Để có thể giúp trẻ nhớ hết các thao tác vệ sinh tay và mặt trước hết cô cần nắm
được các thao tác vệ sinh của từng hoạt động rời phân nhóm các thao tác theo từng
bước “ ở đây tôi chỉ để cập đến các thao tác vệ sinh tay và mặt”.
Cụ thể với thao tác vệ sinh tay bao gồm lần lượt các bước: Xắn cao tay áo, đưa
2 tay hứng dưới vòi nước từ cổ tay xuống sao cho ướt hết cả 2 tay. Lấy xà phòng xoa
khắp bàn tay và cổ tay. Đưa tay phải cầm cổ tay trái và xoay trịn rời ngước lại tay trái
xoay tròn cổ tay phải. Tay phải lau mu tay trái rồi đổi tay trái lau mu tay phải. Sau đó
tay nọ cầm từng ngón của tay kia và xoay trịn cho 10 ngón. Rời lờng 2 tay bàn tay
vào nhau giữa các ngón để lau kẽ tay trái và đổi lau kẽ tay phải. Rôi xà 2 tay vào nhau
để rửa lịng bàn tay. Sau đó 5 ngón tay trái chụm lại xoay vào lịng tay phải rời đổi lại
chụm 5 ngón tay phải xoay vào lịng tay trai. Rời xả tay dưới vịi nước cho sạch xà
phịng và lau tay với khăn khô.
Thao tác vệ sinh mặt “ Trong chuyên đề trẻ mẫu giáo bé không phải vệ sinh mặt
theo đúng các bước này mµ sẽ được các cô giáo giúp đỡ thực hiện. Nhưng lớp tôi chủ
nhiệm có 5 cháu 4 tuổi học ghép nên tơi cũng phải rèn và hướng dẫn các cháu thao tác
vệ sinh mặt” bao gồm lần lượt các thao tác nhỏ sau: Rửa tay sach sẽ, lấy đúng khăn
của mình, trải khăn lên tay phải. Ngón tay cái lau mắt phải, ngón tay trỏ lau mắt trái.

Xích khăn lên lấy phần khăn sạch lau từ trán bên trái qua má xuống cằm,rời xích khăn
lên lau từ trán bên phải qua má xuống cằm. Xích khăn lên phần sạch lau sống mũi kéo
xuống vuốt lỗ mũi. Xích khăn lau miệng. Vị khăn dưới vòi nước cho sạch. Trải khăn
lên 2 bàn tay. Tay phải lau cổ phía bên trái, tay trái lau cổ phía bên phải. Trở khăn tay
trái lau vành tai và lỗ tai trái. Tay phải lau vành tai và lỗ tai phải. Hai tay cầm múi
khăn lau 2 lỗ mũi. Sau đó bỏ khăn vào chậu

5


1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Mới nghe cũng có vẻ dài và phức tạp, người lớn nếu nghe qua chắc cũng khó
nhớ nói gì các trẻ mẫu giáo bé khả năng nhận thức tư duy còn thấp làm sao trong 1
sớm, 1 chiều mà nhớ hết được. Tuy nhiên được sự giúp đỡ động viên của BGH,
chuyên môn và đồng nghiệp tôi đã hạ quyết tâm phải giúp các cháu nhớ và thực hiện
thành thạo các thao tác vệ sinh tay mặt. Trong quá trình giúp trẻ nhớ và thực hành các
thao tác vệ sinh tay mặt tôi đã gặp nhiều thuận lợi và cũng khơng ít những khó khăn
1.2.1. Thuận lợi
- Các cháu được học: trường bán trú, các cháu đi học cả ngày.
- Được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Ban giám hiệu trường và phòng Giáo
dục, phụ huynh học sinh giúp đỡ về cơ sở vật chất.
- Các cháu phần lớn ở cùng lứa tuổi. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đờ
dùng, dụng cụ phục vụ cho vệ sinh.
1.2.2. Khó khăn:
- Một số cháu chưa hề được đến trường, lớp và một số cháu còn quá nhỏ do
sinh vào những tháng cuối năm. Khả năng nhận thức tư duy còn hạn chế
- Nhiều cháu chưa từng tự vệ sinh cá nhân tay mặt cho mình
- Các thao tác vệ sinh mới có nhiều thay đổi và nhiều thao tác và phức tạp hơn
các năm trước
- Đa số phụ huynh đều làm nghề nơng, và một số phụ huynh lo kinh tế gia

đình, chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ.
- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ
sống trong mơi trường thiếu lành mạnh từ gia đình.
- Về nhà các cháu vẫn được bố mẹ vệ sinh tay mặt cho và nếu có cho trẻ làm
thì cũng làm chưa đúng các thao tác mà trẻ được học ở lớp
* Với những thuận lợi và khó khăn trên, tơi đã nghiên cứu tìm những biện
pháp giải quyết như sau:

6


CHƯƠNG II. TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC GIỮ GÌN VỆ SINH CHO TRẺ 5 T̉I
2.1. Tở chức các trò chơi trải nghiệm cho trẻ 5 tuổi
2.1.1. Trời nắng, trời mưa
Luật chơi: Khi có hiệu lệnh "trời mưa", mỗi trẻ phải trốn vào một nơi trú mưa.
Trẻ nào khơng tìm được nơi trú phải ra ngồi một lần chơi.
Cách chơi:
Cơ giáo chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân. Sao cho vòng này cách vòng kia từ 30
- 40cm để làm nơi trú mưa. Số vịng ít hơn số trẻ chơi từ 3 - 4 vịng.
Trẻ đóng vai học trị đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô giáo. Khi nghe
hiệu lệnh của cơ nói: "Trời mưa" thì tự mỗi trẻ phải tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi
bị ướt (có nghĩa là chạy vào vịng trịn). Trẻ nào chạy chậm khơng tìm được nơi để
nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngồi một lần chơi.
Trị chơi tiếp tục, cơ giáo ra lệnh "trời nắng" thì các trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh
"trời mưa" lại được hơ lên thì trẻ phải tìm đường trú mưa.
2.1.2. Cáo và thỏ
Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chạy chậm sẽ
bị cáo bắt và nếu vào nhầm hang thì phải ra ngồi một lần chơi.
Cách chơi: Cô giáo chọn một trẻ làm cáo ngời ở góc lớp, những trẻ cịn lại làm

thỏ và ch̀ng thỏ, cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ làm ch̀ng. Hai trẻ làm ch̀ng xếp
thành vịng trịn. Sau đó, cơ giáo hãy u cầu các con thỏ phải nhớ đúng ch̀ng của
mình. Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ
và đọc bài thơ:
''Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
7


Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.''
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo ra vẻ "gừm, gừm.." đuổi bắt thỏ. Khi
nghe nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về ch̀ng của mình. Những con thỏ nào
bị cáo bắt phải ra ngồi 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.

2.1.3. Ai nhanh hơn
Chuẩn bị:
Chướng ngại vật (khối gỗ, con ki, túi cát...)
-

Bụt bật sâu

-


Hầm chui

-

Thang leo

-

Vòng thể dục
8


Cách chơi:
-

Cơ chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).

-

Cô cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cơ thì trẻ
đứng đầu sẽ ngời xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, đến bục bước lên
và bật sâu xuống. Sau đó trẻ chạy đến hầm, bị chui qua hầm chạy đến thang
leo, trèo lên xuống thang, chạy lấy vịng rời chạy về xếp cuối hàng.

Yêu cầu:
Trẻ trước chạy đến bục bật sâu thì trẻ sau bắt đầu ngời xổm đi dích dắc qua các
chướng ngại vật, khơng chờ hiệu lệnh của cô.
Trẻ chơi liên tục trong thời gian khoảng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của
trẻ.

Chú ý: Cô giáo ln có mặt gần bên thang leo để giúp đỡ cũng như đảm bảo an
toàn cho trẻ.
2.1.4. Chi chi chành chành
Đặc điểm trò chơi: Luyện tập sự nhanh nhẹn, phản xạ cho trẻ, khơng địi hỏi
phải có sân chơi.
Cách chơi: Cho một trẻ đứng xòe bàn tay ra, các trẻ cịn lại giơ một ngón tay
trỏ ra đặt vào lịng bàn tay đó rời đọc nhanh:
"Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập."
Đến chữ "ập" thì trẻ nắm tay lại, cịn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh,
trẻ nào rút khơng kịp bị nắm trúng thì xịe ra, đọc câu đờng dao cho các bạn khác
chơi.

9


2.2. Các biện pháp vệ sinh cá nhân nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh cho
trẻ 5 tuổi
* Hệ thống các thao tác cho hoạt động vệ sinh tay mặt quá nhiều so với trẻ, tôi tóm
lượt ngắn gọn các thao tác rửa tay thành 6 bước cơ bản như sau:
Các bước cho thao tác vệ sinh tay
Bước 1 - Xắn cao tay áo, hứng dưới vòi nước chảy sao cho ướt từ cổ tay xuống hết
lòng bàn tay và xoa xà phòng khắp 2 bàn tay
Bước 2 - Rửa cổ tay và mu tay: Đưa tay phải xoay cổ tay trái rồi tay trái xoay cổ tay
phải. Tiếp tục dùng tay nọ lau cọ mu tay kia
Bước 3 - Xoay trịn rửa từng ngón tay. Và kẽ 2 bàn tay

Bước 4 - Xoa 2 tay vào nhau rửa lịng bàn tay
Bước 5 - Chụm đầu các ngón tay trái xoay vào lòng tay phải và ngược lại để rửa các
đầu ngón tay
Bước 6 - Rửa sạch xà phịng dưới vịi nước sạch và lau tay khơ ráo
Các bước cho thao tác vệ sinh mặt
Bước 1 - Lấy khăn rải khăn lên tay. Lấy ngón cái lau mắt phải rời lấy ngón trỏ lau mắt
trái
Bước 2 - Xích khăn lên phần khăn sạch lau từ trán qua má xuống cằm ( bên trái và
bên phải)
10


Bước 3 - Xích khăn lên lau từ sống mũi xuống và vuốt phần ngồi của lỗ mũi cho
sạch, xích khăn lên tiếp và lau miệng
Bước 4 - Cho khăn dưới vịi nước sạch và vị khăn cho sạch rời vắt cho ráo
Bước 5 - Rải khăn lên 2 tay, tay trái lau cổ bên trái, tay phải lau cổ phía bên phải
Bước 6 - Trở khăn sang bên phần khăn sạch tay lau 2 vành tai và lỗ tai. Tay trái lai tai
bên trái, tay phải lau tay bên phải
Bươc 7 - Cầm 2 mũi khăn ngoáy 2 lỗ mũi lau lỗ mũi và bỏ khăn vào chậu
Biện pháp này cũng đã giúp các cháu có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên nhiều cháu
vẫn chưa nhớ hết được lần lượt bước 1, bước 2, bước 3... phải làm như thế nào? Gờm
những thao tác gì? Biện pháp chưa thực sự hiểu quả đối với nhiều cháu. Tôi tiếp tục
suy nghĩ và đưa ra giải pháp sáng tác các thao tác vệ sinh tay mặt mới thành bài thơ
cho các cháu học thuộc. Và khí vệ sinh các cháu đọc thơ theo từng bước để nhớ được
các thao tác trong các bước vệ sinh tay và mặt
* Nghiên cứu sáng tác bài thơ giúp trẻ học
Sau nhiều ngày suy nghĩ, chỉnh sửa tôi đã viết ra được 2 bài thơ cho thao tác vệ
sinh tay mặt như sau
Tập rửa tay
Một làm ướt 2 tay

Xoa xà phòng lên nhé!
Hai cổ tay xoay kỹ
Rời tiếp đến mu tay
Ba các ngón xoay trịn
Và kẽ tay lau sạch
Bốn hai tay xà mạnh
Sao cho sạch trong lịng
Năm chụm đầu các ngón
Xoay vào lịng tay kia
Sau xả sạch xà phòng
11


Và lau tay khô ráo!
Tập rửa mặt
Một tay chẳng làm được
Bé phải lau hai tay
Bắt đầu từ mắt này
Ngón cái lau mắt phải
ồi mắt trái lau nhanh
Từ trán lau xuống má
Đi thẳng xuống cằm ln
Xích khăn lên cho sạch
Lau sống mũi xuống đi
Sau đó đến cái gì?
Cái miệng xinh của bé
Vó khăn sao cho sach
Vắt cho ráo bé ơi
Tay rái lau cổ trái
Tay phải cổ phải thôi

Trở khăn sang bên trái
Hai cái khăn lau liền
Hai mũi khăn cầm chặt
Lau lỗ mũi bé xinh
Bỏ khăn ngay vào chậu
Bé đã lau xong rồi
Với giải pháp này các cháu thực sự rất tiến bộ. Phần lớn các cháu khi vệ sinh đã
biết kết hợp với bài thơ và nhớ được lần lượt các thao tác và từng bước vệ sinh tay và
mặt. Tuy nhiên vẫn còn 1 số cháu do sinh cuối năm khả năng tiếp thu và ghi nhớ của
các cháu đó còn chậm mà khi về nhà trẻ lại được bố mẹ về sinh cho hoặc có cho tự vệ
sinh cũng vệ sinh theo cách khác không theo các bước và thao tác trẻ được học. Vì
12


vậy mà tạo ra mẫu thuẫn giữa cách vệ sinh ở lớp và ở nhà nên sự tiếp thu của trẻ bị
phân tán. Hiệu quả chưa đạt được như cưng ý. Để khắc phục khó khăn này tơi đã phối
hợp cùng phụ huynh trong công tác giáo dục vệ sinh cho trẻ.
* Thông nhất với PH về các thao tác vệ sinh tay mặt để Phụ huynh hướng dẫn ở
nhà đồng nhất với cô
- Tôi lợi dụng buổi họp Phụ huynh đầu năm trình bày với phụ huynh những chưong
trình mà các cháu được học trên trường trong đó có việc các cháu được học cách tự vệ
sinh cá nhân
- Tuyên truyền với phụ huynh về ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh và biết vệ sinh bằng
xà phịng nhằm phịng tránh bệnh tật
- Trình bày với Phụ huynh các bước và các thao tác vệ sinh tay mặt theo chuyên đề
mới và kêu gọi phụ huynh phối kết hợp với cô cho trẻ vệ sinh ở trường cũng như ở
nhà đúng tuần tự các bước và các thao tác đồng nhất
- Hàng ngày nhắc nhở phụ huynh những trẻ chưa thực hiện được kết hợp cùng cô để
kèm và hướng dẫn trẻ trong việc vệ sinh tay mặt ở nhà
- Khích lệ và khen ngợi những trẻ tiến bộ bằng cách khen ngợi biểu dương trẻ trước

lớp và với phụ huynh
2.3. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một năm học áp dụng nội dung yêu cầu và các biện pháp rèn luyện các
thao tác vệ sinh tay cho lớp MG bé Phú Thuận, nhìn chung cuối năm học các cháu đã
hình thành những thói quen vệ sinh và các thao tác vệ sinh một cách khả quan.
Đa số các cháu đã thành thạo những kỹ năng rửa tay ở cả 2 lứa tuổi MG bé và
MG nhỡ như:
- Trẻ nhớ tuàn tự các thao tác vệ sinh tay mặt. Nhớ và thuộc các bài thơ về về
sinh để áp dụng trong các thao tác vệ sinh.
- Tự rửa tay đúng lần lượt các thao tác thành thạo với dụng cụ vệ sinh và xà
phòng.

13


- Biết vệ sinh tay mặt những lúc cần như lúc ngủ dậy, trước và sau bữa ăn, sau
khi đi vệ sinh, khi tay mặt bẩn...
- Trẻ biết tự giác vệ sinh đúng thao tác khi ở trường cũng như ở nhà.
* Kết quả học kỳ I:
75% thực hiện tốt
10% trẻ thực hiện khá
10% trẻ thực hiện ở mức trung bình
5% trẻ yếu kém chưa thực hiện được.
* Kết quả học kỳ II:
100% thực hiện tốt
Bên cạnh đó tơi đã trao đổi với những đồng nghiệp lớp bên cạnh cùng thực
hiện và kết quả rất khả quan. Đặc biệt là với lớp MG 5 tuổi Phú thuận. Chỉ sau 2 tuần
thực hiện hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh tay mặt mặt theo bài thơ thì 96% trẻ đã
thực hiện thành thạo thao tác vệ sinh tay mặt cho bản thân. Và sau 3 tuần thực hiện
100% trẻ đã thực hiện tốt.


14


CHƯƠNG III. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của SKKN
Giúp trẻ giữ gìn vệ cơ thể sạch sẽ chính là việc giúp trẻ ln có thể lực khoẻ
mạnh, phịng chống lại các loại bệnh tật. Trẻ khoẻ mạnh, ít ốm đau là niềm hạnh phúc
của mỗi gia đình xã hội. Tuy nhiên muốn trẻ ln giũ gìn cơ thể sạch sẽ cần phải phải
giúp cho trẻ ý thức thức được tầm quan trọng của việc giũ gìn cơ thể sạch sẽ. Rèn
luyện cho trẻ ý thức tự giác trong hoạt động vệ sinh. Muốn trẻ có thể tự giác vệ sinh
được nhất thiết trẻ phải biết thực hiện tác thao tác vệ sinh như thế nào. Muốn vậy
những người chăm sóc giáo dục trẻ ( Phụ huynh và giáo viên) cần phải tập luyện cho
trẻ những thao tác vệ sinh 1 cách thành thạo. Nhiệm vụ hướng dẫn trẻ thực hiện các
thao tác vệ sinh không phải là nhiệm vụ riêng của giáo viên hay của phụ huynh mà
đây là trách nhiệm chung của những người chăm sóc giáo dục trẻ. Do vậy việc tìm ra
biện pháp giúp hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh nhanh nhất là 1 việc làm
thiết thực.
Mặt khác chuyên đề vệ sinh cá nhân cho trẻ là chuyên đề đã được sở Giáo dục
Nghệ An thúc đẩy và là 1 trong những chuyên đề chính mà tất cả các phịng Giáo dục,
các trường MN, các lớp Mẫu giáo cần thực hiện tốt. Biện pháp quy các thao tác vệ
sinh cá nhân thành những bài thơ là 1 biện pháp hiệu quả giúp các giáo viên hướng
dẫn trẻ 1 cách nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó khi trẻ có thể thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh cá nhân
thành thạo trẻ sẽ hình thành thói quen vệ sinh và có những hành vi văn minh cho bản
thân và cho xã hội.
3.2. Những nhận định chung
Kết quả của việc hướng dẫn trẻ thực hiện các tao tác vệ sinh cá nhân như
mong muốn là nỗ lực của cả cơ, cả trị và của cả các bậc phụ huynh trong suốt năm
học 2010 - 2011. Do vậy việc phối hợp giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh trong

công tác hướng dẫn là vô cùng trọng.

15


Từ những kết quả đã đạt được chúng ta có thể áp dụng các bài thơ vệ sinh để
hướng dẫn trẻ vào những năm học sau. Có thể áp dụng cho các lớp Mẫu giáo, các
trường MN.
3.3. Bài học kinh nghiệm
- Việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan
trọng. Song công việc thật khơng đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu
khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu khơng đờng đều vì vậy
qua quá trình thực hiện tơi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo
viên cần phải:
- Trau dồi kiến thức vệ sinh cần thiết.
- Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì
tìm tịi học hỏi, ln có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục
trẻ.
- Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện
pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích
thích trẻ thực hiện đúng, và hạn chế những lần thực hiện thao tác vệ sinh sai.
- Cơ giáo phải hết lịng u thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai
của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được
đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.
- Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương
sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay
từ khi mới chào đời.
- Tuyên truyền với phụ huynh về công tác rèn luyện các thao tác vệ sinh cho
trẻ. Do đó muốn chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất
phương pháp giáo dục của 2 cơ giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ

giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3.4. Những ý kiến đề xuất

16


Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ những thao tác vệ sinh cá
nhân tay mặt, bản thân tôi đã rút ra sau một năm học và đã thực hiện tốt. Hy vọng có
thể giúp các chị em đờng nghiệp hồn thành tốt trong cơng tác hướng dẫn rèn luyện
trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân.
Mong các chị em đồng nghiệp, BGH nhà trường, phịng GD thị xã...các cấp,
nghành có liên quan có những ý kiến đóng góp để đề tài hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn

17



×