Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nồng nàn son bóng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.51 KB, 5 trang )

Nồng nàn son bóng



Trong tiết trời nồng ấm của mùa xuân, vạn vật đều trở nên tươi đẹp và
phái đẹp lại càng nồng nàn quyến rũ hơn với gương mặt rạng rỡ trong những bộ
váy áo dạo phố... Nếu trời xuân hoe nắng, cảm thấy màu son của mình quá chói,
bạn gái có thể làm nó dịu đi bằng cách thoa một chút son bóng lên môi...

Son bóng là thứ mỹ phẩm nên có trong ví trang điểm của mọi phụ nữ vì nó rất
dễ dùng ngay cả với những người không quen make-up. Nó phù hợp với những người
có thói quen trang điểm cầu kỳ lẫn những người chỉ biết "đưa vài nét cơ bản".

Với các cô gái tuổi teen chưa mấy khi sử dụng mỹ phẩm thì son bóng là thứ mỹ
phẩm duy nhất nên có để giúp cho đôi môi thiếu nữ vốn đã hồng lại càng trở nên căng
mọng hơn.

Bạn đừng sợ những type son bóng có màu sẫm như tím, nâu đậm, đỏ thẫm bởi
vì khi thoa lên môi, màu son sẽ nhẹ đi rất nhiều. Tuy nhiên, dễ dùng nhất vẫn là loại
son bóng không màu hoặc màu nhạt như phớt hồng, phớt cam.

Son bóng rất phù hợp với những đôi môi mỏng bởi nó giúp môi trông đầy đặn,
gợi cảm hơn. Những người môi dày nếu dùng son bóng thì chỉ nên thoa rất ít thôi và
nên chọn màu da hay không màu.

Để tránh tình trạng đôi môi trông bóng nhẫy như bôi mỡ, bạn chỉ nên lấy một
lượng son bóng vừa phải thoa ở phần giữa môi rồi tán nhẹ ra hai bên. Ở tuổi trung
niên, bạn chỉ nên chấm một chút ở giữa.

Tuy nhiên, các thiếu nữ tuổi teen lại có thể thoa son bóng cho cả đôi môi nhưng
với điều kiện không tô son hoặc chỉ tô một chút son tông màu nhạt .



Khác với son thường, bạn không nên tản đều son bóng bằng cách bậm môi vì
như thế sẽ làm giảm đi độ bóng mượt. Bạn nên dùng cọ hoặc ngón tay thoa son đều.

Trên thị trường có nhiều loại son bóng có sẵn cọ giúp bạn thao tác nhanh và dễ
dàng.

Tuy nhiên, loại cọ nhúng trong ống son này sẽ dễ bị nhiễm khuẩn từ môi bạn và
làm son nhanh hỏng.

Với dạng type, bạn phải bóp một ít son ra ngón tay hay đầu cọ để tán, nhưng bù
lại son sẽ bảo quản được lâu hơn.

Son bóng rất dễ trôi, vì vậy bạn nên cho nó vào túi xách để thường xuyên thoa
lại. Và đôi môi thoa mỹ phẩm này cũng dễ bắt bụi, vì vậy dù là đi chơi xuân, bạn cần
nhớ đeo khẩu trang khi ra đường và nên dùng giấy mịn lau sạch lớp son trước khi ăn
uống, tiệc tùng.




Chống nứt môi mùa lạnh
Môi nứt nẻ đặc biệt hay gặp trong thời tiết lạnh ẩm. Nguyên nhân gây ra tình
trạng như bạn kể là do môi trường, thời tiết làm cho da ở môi bị tổn thương. Môi
thường bị khô và những vùng da xung quanh môi xuất hiện vết đỏ. Có một số điều cần
làm và cần tránh để bảo vệ đôi môi của bạn. Không liếm môi: sự liếm môi nhiều lần
mục đích làm bớt khô thật sự không có ích lợi, liếm môi nghĩa là cho môi tiếp xúc
nhiều lần với nước sẽ làm mất lớp ẩm trên môi, gây cho chúng càng khô hơn. Dùng
dầu bôi làm ẩm: trên thị trường có nhiều loại dầu dùng riêng cho môi. Bạn chỉ cần bôi
lên môi một lớp bảo vệ bằng dầu sẽ giữ được độ ẩm làm mềm môi, chống nứt nẻ do bị

khô. Dùng son môi: ngày nay son môi khá phổ biến với bạn gái. Chúng làm đẹp và tạo
hấp dẫn cho đôi môi của bạn, chúng không những chống được khô môi gây nứt nẻ mà
còn chống lại tác dụng độc hại của ánh nắng mặt trời nếu bạn chọn những loại son có
chất lượng tốt. Tránh ánh nắng mặt trời: vì vùng môi không chứa chất melanin (hắc tố)
nên dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời (gây bỏng môi). Khi ra nắng nóng bạn nên
bôi son hay dầu dưỡng môi để bảo vệ trước. Kiểm tra kem đánh răng: một số sản phẩm
vệ sinh răng miệng có thể gây dị ứng cho môi gây đỏ, rộp da môi. Bạn cần lưu ý đến
kem đánh răng đang dùng và cả nước xúc miệng. Lưu ý đến những thứ đi qua đôi môi:
đôi khi một số thức ăn cũng gây khô, nứt môi. Bạn cần lưu ý tránh những loại như:
tiêu, rượu, ớt…


×