Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO KIẾN THỨC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG .”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HÒN ĐẤT
TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG

BÁO CÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO KIẾN THỨC
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6 Ở TRƯỜNG
THCS MỸ HƯNG .”

Người viết: Trần Phạm Thái
Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC: 2013 - 2014


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

PHẦN PHỤ LỤC:
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III. Biên soạn:
Nguyễn Hải Châu, Hoàng Long, Lê Anh Tuấn.
- Sách thiết kế bài giảng 6, 7, 8, 9. Biên soạn: Lê Anh Tuấn.
- Sách giáo viên 6, 7, 8, 9 của Bộ GD&ĐT.
- Chuẩn Kiến thức – Kĩ năng của Bộ GD&ĐT.
- Tài liệu tập huấn: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng trong chương trình giáo dục phổ thơng của Bộ GD&ĐT (tháng
7/2010).
- Xem các ứng dụng trên màn hình đàn Organ Casio.
II.



CÁC TỪ VIẾT TẮT THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG BÀI:
- TĐN: Tập đọc nhạc. HS: Học sinh.

GV: Giáo viên.

- KT-ĐG: Kiểm tra đánh giá. SGK: Sách giáo khoa.
- PP: Phương pháp. ĐDDH: Đồ dùng dạy học.
- ƯDCNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin.
- GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo. THCS: Trung học cơ sở.
- KT-KN: Kiến thức kĩ năng.

GD: Giáo dục.

- BDTX: Bồi dưỡng thường xuyên.
- TGĐĐHCM: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- CS/VC: Cơ sở vật chất.

Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 1


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

Đề tài:

Biện pháp dạy phân môn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt

hiệu quả
A.LỜI NĨI ĐẦU:
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT Kiên Giang đã có những chuyển
biến tích cực. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đến việc
ƯDCNTT trong giảng dạy là được nhắc đến nhiều nhất. Tuy nhiên, việc nói và
làm được trên thực tế vẫn cịn có những khoảng cách nhất định. Để thu hẹp
khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành, gần đây ngành giáo dục đã đưa ra
nhiều biện pháp như: Ban hành Tài liệu BDTX chu kì III cho GV THCS, Chuẩn
KT-KN, Tài liệu tập huấn cho giáo viên dạy học và KT-ĐG học sinh theo chuẩn
KT-KN, Dạy học có ƯDCNTT, Giảm tải nội dung chương trình, Lồng ghép giáo
dục TGĐĐHCM trong các bài học có liên quan, Giáo dục kĩ năng sống cho HS
… Tất cả đều đặt cho GV dạy lớp nhiều thách thức lớn. Nó khơng những địi hỏi
GV dạy lớp phải thay đổi nhiều hình thức giảng dạy sao cho đúng với phân phối
chương trình, đảm bảo nội dung bài học mà cịn phải truyền đạt cho HS vừa nắm
rõ kiến thức vừa phải biết vận dụng kiến thức đó với nhiều cấp độ.
Mặc dù ngành GD&ĐT có sự cải cách ở mức độ và khía cạnh nào đi
chăng nữa thì mục tiêu chung vẫn là: “Giáo dục HS trở thành công dân Việt
Nam có đủ đức, đủ tài, đủ sức để đương đầu với sự phát triển của Thế giới”.
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong muôn vàn những vấn đề cần giải quyết trong ngành Giáo dục thì
trách nhiệm của giáo viên đứng lớp đóng vai trị trực tiếp. Ở mức độ mơn học
mà mình phụ trách, nếu chúng ta biết tự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua
từng tiết dạy học cùng với việc dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, qua
nhiều năm sẽ thấy việc dạy học không cải tiến phương pháp sẽ khơng cịn hiệu
quả. Cùng một phương pháp dạy nhiều năm với cùng một lớp sẽ làm cho học
sinh cảm thấy nhàm chán. Muốn cho việc Dạy và Học đạt hiệu quả, đòi hỏi

Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 2



Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

người giáo viên phải có tư duy, đầu tư, học hỏi, sáng tạo mà còn phải tâm huyết
với nghề.
Giáo dục Âm nhạc ở các nước Phương Tây địi hỏi rất cao, HS trung học
là có thể nghe được nhạc giao hưởng. Ở Việt Nam, giáo dục âm nhạc phổ thông
chỉ giới hạn tới cấp THCS, việc cho HS cấp THCS nghe và hiểu được nhạc giao
hưởng là chuyện rất xa vời. HS hiện nay chỉ học được các kiến thức cơ bản,
nghe được những bài nhạc đơn giản. Phần lớn các em nghe nhạc với mục đích
giải trí là chính.
2/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Việc giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS hiện nay, HS các lớp đại
trà (không chuyên nhạc), ở mọi vùng miền khác nhau, trình độ âm nhạc cũng
khác nhau. Nhưng nếu cùng Dạy và Học chung một nội dung chương trình thì
cần phải có giới hạn mục tiêu giáo dục cho từng đối tượng. Mục tiêu tối thiểu
của môn học âm nhạc ở cấp THCS (Theo sách chuẩn KT-KN của Bộ năm 2009):
a/ Về kiến thức: HS có những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về
học hát, nhạc lí-tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.
b/ Về kĩ năng:
- Luyện tập một số kĩ năng ban đầu để hát đúng, hịa giọng, diễn cảm và
kết hợp với các hình thức gõ đệm khi hát.
- Bước đầu luyện tập đọc nhạc và chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Luyện nghe và cảm nhận âm nhạc.
Trong đó, mức độ cần đạt ở phân môn “Tập đọc nhạc” là mức độ đơn
giản. Ở đây, “Đơn giản” khơng có nghĩa là HS chỉ biết sơ lược về đọc nhạc,
theo cách hiểu của một số giáo viên. Một số giáo viên dạy Nhạc lí-tập đọc nhạc

cịn sơ sài, khơng quan tâm đến việc học sinh có đọc được nốt nhạc hay khơng.
HS đọc bài TĐN một cách lưu loát theo chữ viết nhưng nốt nhạc thì khơng biết
đó là nốt gì. Bằng chứng mới nhất là khi áp dụng các mẫu đề kiểm tra về “Nhạc
lí-Tập đọc nhạc” theo chuẩn KT-KN học sinh làm bài điểm rất thấp.
Phải chăng các đề kiểm tra trong các tài liệu tập huấn quá cao so với trình
độ của học sinh? Câu trả lời là: Khơng. Hiện nay, mục tiêu của GD Âm nhạc
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 3


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

cấp THCS đã có sự nâng chất. Cụ thể là phần Nhạc lí – Tâp đọc nhạc, HS phải
biết ứng dung nhiều hơn về lý thuyết âm nhạc. Việc đọc nhạc khơng thực hiện
máy móc và sơ sài như trước đây từng áp dụng cho HS ở vùng khó khăn, phân
mơn “Tập đọc nhạc” được nâng cao hơn, giống như là môn xướng âm của HS
lớp chuyên Nhạc.
Như vậy, việc cần phải đổi mới cách dạy “Nhạc lí-Tập đọc nhạc” cho phù
hợp với tiêu chuẩn của Bộ là cần thiết. Bên cạnh đó, GV cần phải có những
phương pháp dạy học mới, ứng dụng các CNTT trong tiết dạy,… Và đặc biệt là
làm thêm ĐDDH mới sao cho phù hợp với mọi đối tượng HS. Để cải thiện tình
hình thiếu tranh ảnh, bảng phụ các bài TĐN … Một số GV đã nghiên cứu và
làm thêm nhiều mơ hình mới ĐDDH cho phần Âm nhạc thường thức, nhưng về
phần Nhạc lí-Tập đọc nhạc thì rất ít được thấy giới thiệu. Làm thêm ĐDDH mới
và áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm mục đích cho HS dễ tiếp thu và nhớ
lâu là nhiệm vụ mà GV âm nhạc cần phải triển khai và thực hiện ngay trong thời
điểm hiện nay.

3/ PHẠM VI ĐỀ TÀI :
- Điểm mới trong đề tài này là thay đổi và nâng chất một số bước trong tiến
trình dạy học. Về cơ bản vẫn bám sát theo tài liệu tập huấn giáo viên (Dạy học,
kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục trung học –
tháng 7/2010 của Bộ GD&ĐT).
- Dùng tranh ảnh, ĐDDH mới cho các tiết dạy “Nhạc lí-Tập đọc nhạc”.
- Cho nhiều bài kiểm tra ngắn và thường xuyên để củng cố kiến thức cho
HS.
- Soạn thảo tổng thể “Nhạc lí cơ bản” cấp THCS cho HS các khối làm tài
liệu cho học sinh tham khảo thường xun.
- Chia nhóm học sinh tự tìm hiểu và đọc bài TĐN trước và trong giờ học.
- Dạy-Học theo phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, củng cố thường xuyên
kiến thức để cho em trong từng tiết dạy.
Trong PPCT môn Âm nhạc cấp THCS được chia ra làm 3 phân môn chính:
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 4


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

1. Học hát.
2. Nhạc lí-Tập đọc nhạc.
3. Âm nhạc thường thức.
Ở mỗi phân mơn đều có mục tiêu riêng nhưng chúng được bổ trợ và liên
kết lẫn nhau. Trong đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu và giới thiệu việc dạy phân
mơn “Nhạc lí-Tập đọc nhạc” cấp THCS sao cho đạt hiệu quả. Phạm vi nghiên
cứu trước tiên là trong tồn Huyện Hịn Đất và trực tiếp là đối tượng HS trường

THCS Mỹ Hưng. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2008-2009, áp dụng cụ thể
vào năm học 2010- 2011 đến nay.
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1/ Thực trạng ban đầu của vấn đề:
Qua phiếu điều tra thăm dò học sinh đã cho thấy: Đa số học sinh thích
học hát hơn là học các phần khác, các em cũng có những nhận định tích cực
trong phần học hát. Đối với phân mơn “Nhạc lí – TĐN” thì tỉ lệ này đạt kết quả
thấp hơn, các em cho rằng phần giới thiệu trong sách có phần hay, có phần
khơng hay. Đa số các em hay phàn nàn thiếu hình ảnh sinh động, phần nhạc
minh hoạ quá ít. Qua tiết dạy giáo viên có giới thiệu hết những gì có trong SGK
nhưng một số nội dung HS cũng chưa cảm nhận được hết (VD: Các quãng, nốt
nhạc, ký hiệu âm nhạc…).
Trên thực tế, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp chúng ta cũng nhìn rõ được
điểm chung của các giáo viên âm nhạc: Họ giảng dạy phần nhạc lí , tập đọc nhạc
luôn thực hiện theo các bước giống nhau và thường thiếu sinh động
Giáo viên âm nhạc chưa quan tâm đến việc học sinh thích gì trong bộ mơn
âm nhạc, chưa đáp ứng được nhu cầu, tính hiếu kì của các em thì từ đó việc giáo
dục các em chưa đạt được hiệu quả. Giáo viên âm nhạc cần phải đổi mới PPGD
sao cho thật sinh động trong tiết dạy tập đọc nhạc, ĐDDH cần phong phú hơn.
Giáo viên cần quan tâm uốn nắn cảm nhận, suy nghĩ của các em nhiều hơn …
Đây là việc làm hết sức cần thiết mà gần đây các giáo viên âm nhạc chưa đặc
biệt quan tâm tới.
2/ Thuận lợi :
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 5


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới


THCS Mỹ Hưng

- Sau thời gian tìm hiểu học sinh và đổi mới phương pháp giảng dạy, các em
học sinh khơng cịn xem tiết học là đơn điệu, nhàm chán nữa. Một số em tỏ ra
rất thích thú với tiết học nhạc lí – tập đọc nhạc.
- Đa số các em đã có suy nghĩ tích cực hơn. Các em giảm bớt việc chạy theo
trào lưu nhạc phản cảm, các em có cái nhìn đúng đắn hơn về nghệ thuật âm nhạc
có giá trị.
- Qua phiếu điều tra thăm dị đã giúp cho giáo viên có dịp tự soi rọi lại cơng
việc giảng dạy của mình. Từ đó, giáo viên kịp thời sửa chữa khuyết điểm của
mình.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ ĐDDH khi lên lớp sẽ luôn mang lại khơng khí sinh
động cho tiết học .
3/ Những hạn chế, khó khăn:
- Khi thực hiện đổi mới trong cách dạy phân mơn “nhạc lí – tập đọc nhạc”
ln đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều ĐDDH và cần có kiến thức âm nhạc
rộng rãi. Việc làm này chiếm khá nhiều thời gian của giáo viên. Ngoài ra, cơng
việc tìm và xử lý tư liệu ln gặp phức tạp, vì trình độ tin học của giáo viên âm
nhạc có phần hạn chế. Giáo viên phải biết sử dụng nhiều chương trình làm nhạc
(Lên các trang web, tìm nhạc, hình ảnh, cắt ráp nhạc, chỉnh sửa ảnh…). Phần in
ấn hình ảnh tư liệu cũng tốn nhiều kinh phí.
- Khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa cịn bị ảnh hưởng bởi các phong
trào khác trong nhà trường nên không được thường xuyên và phong phú.
- Địa bàn học sinh ở nơng thơn nên một số việc địi hỏi Cơng nghệ thơng tin
ln gặp khó khăn do học sinh chưa theo kịp.
C. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ :
1/ Giải pháp thực hiện:
1.1Giới thiệu về mơ hình ĐDDH mới:
- Đây là loại bảng phụ thiết kế dựa trên màn hình của các loại đàn Organ
Casio được trang bị trong các trường học.

- Đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học.
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 6


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

- Đáp ứng được nhu cầu của nhiều tiết dạy Nhạc lí – Tập đọc nhạc.
- Khơi gợi tính hiếu kì, thích khám phá của học sinh.
- Kích thước khoảng 60cm x 120cm. Màu sắc: Đen, xanh, vàng, đỏ.
- Có thiết kế hình động xoay trịn thích hợp cho việc dạy các loại Gam
trưởng và Gam thứ.
- Bảng phụ này được kết nối với đàn Organ và có hiển thị đèn led các vị
trí nốt nhạc trên thang âm khi bấm phím đàn.
- Treo xuyên suốt trong phòng học Âm nhạc để tiện sử dụng và dùng làm
bảng ghi nhớ cho HS.


1.2 Biện pháp sử dụng ĐDDH trong các nội dung dạy học:
*Biện pháp dạy Nhạc lí theo bảng phụ mới:
Trong phần nhạc lí cơ bản cấp THCS thường có những nội dung cần
quan tâm sau: Kí hiệu ghi cao độ - trường độ (ứng dụng nhiều trong dạy tập
đọc nhac), Cung và nửa cung, Dấu hóa, Quãng, Gam trưởng, Gam thứ,
Giọng cùng tên, giọng song song, Giọng thứ hịa thanh,… Thường các nội
dung này GV khó mơ tả về lí thuyết và các ví dụ minh họa, nhưng với việc
giảng dạy bằng bảng phụ mới sẽ cải thiện được rất nhiều về chất lượng tiết
dạy.

* Một số ví dụ:
a. Vị trí cao độ các nốt nhạc trên thang âm:
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 7


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

Cho HS tìm hiểu vị trí cao độ của nốt nhạc theo SGK sau đó minh
họa bằng cách đàn các nốt nhạc từ thấp đến cao, trên bảng phụ có hiển thị
các nốt nhạc bằng đèn led khi bấm phím đàn. HS vừa nghe được âm thanh
vừa có thể nhìn được vị trí nốt nhạc trên thang âm.
b. Cung và nửa cung – Dấu hóa:
Chia cao độ của thang âm từ Đô – Đố làm 12 phần ½ cung, khi đó ta
đặt vị trí các nốt nhạc cách nhau theo số cung đã qui định. HS nhìn vào
hình có thể hình dung ngay cao độ các nốt Mi-Pha và Si-Đơ cách nhau
1/2C, các vị trí cịn lại là 1C. Giữa các nốt có khoảng cách 1C ta cho các
nốt có dấu thăng (#) và nốt có dấu giáng (b) vào cùng một vị trí.

Như vậy, HS đã hình dung được khoảng cách cung và nửa cung của
các nốt nhạc liền bậc, bên cạnh đó cịn hiểu thêm tác dụng của dấu thăng
(#) và dấu (b).
c. Quãng:
Khuôn nhạc và nốt nhạc trên bảng phụ kết nối với đàn Organ, khi
bấm phiếm đàn các nốt nhạc hiển thị trực tiếp lên bảng. Vì vậy việc minh
họa cho quãng giai điệu và qng hịa âm là vơ cùng dễ dàng. Bên cạnh
đó, bảng phụ cịn thiết kế có các nốt nhạc bình màu xanh, nốt thăng màu

đỏ và nốt giáng màu vàng nên chúng ta có thể giới thiệu các quãng tăng
và giảm ở lớp 9.

Quãng 4 giai điệu

Quãng 4 hịa âm

Qng 4 hịa âm-giai

điệu
d. Gam trưởng - Cơng thức gam Trưởng:

Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 8


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

Cho học sinh xem bảng hình trịn, trên bảng hình trịn này có các
nốt nhạc được sắp xếp theo khoảng cách cung và nửa cung cơ bản, có tất
cả là 24 phần nửa cung. Một hình trịn khác (Bằng kích cỡ với đường trịn
trên) có kht lỗ theo 2 công thức Gam trưởng và Gam thứ. Hai hình trịn
này được thiết kế động, có thể xoay quanh 1 trục giữa.

Khi lấy đường tròn thứ 2 chồng lên đường trịn thứ nhất sẽ có hiển
thị như sau:





Nếu chúng ta tìm Gam Đơ trưởng thì chỉ việc xoay đường trịn phía
ngồi sao cho nốt Đơ là nốt đầu tiên theo công thức Trưởng, các gam khác

Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 9


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

xoay tương tự, trên đường tròn sẽ thể hiện đầy đủ các Gam trưởng nốt
nhạc có dấu thăng (#) và dấu giáng (b).
Chú ý: cho HS đọc Gam là phải đọc liền bậc mới thể hiện được dấu thăng (#)
và dấu giáng (b).
* Ví dụ: Gam Son trưởng
Đọc là: Son la si đô rê mi pha# son.
Không đọc là: Sol la si đô rê mi sonb son.
e. Gam thứ - Công thức gam Thứ:

Chúng ta thực
hiện giống như Gam trưởng.
f. Giọng cùng tên:
Gam trưởng và Gam thứ ln có dấu hóa khác nhác nhau. Chúng ta
chỉ việc xoay đường trịn 1800 sẽ có hình sau:


g. Giọng song song:

Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 10


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

Ngồi bảng đường trịn, chúng ta cũng cần kết hợp thêm khn
nhạc có thiết kế đèn led để minh họa thêm. Như vậy, chúng ta đã kết hợp
hài hịa được 2 phương pháp nghe – nhìn đạt hiệu quả.
VD: C // Am (Khơng có thăng, khơng giáng).

VD: F // Dm (Có một nốt Si Giáng màu vàng).

h. Giọng thứ hịa thanh (Giọng thứ có bậc VII tăng 1/2C):
Đối với giọng thứ hòa thanh chúng ta phải kết hợp giữa công thức

Gam thứ và khuông nhạc mới đạt hiệu quả.
i. Hợp âm:
Dùng hiệu ứng hiện thị 3 nốt nhạc chồng lên nhau sẽ dễ dàng minh
họa cho các em trong nội dung này. Gồm các hợp âm Chùm 3 như sau:
Trưởng, thứ, tăng, giảm …

j. Cách ghi nhớ công thức Gam trưởng, Gam thứ:
Trong công thức gam Trưởng và gam Thứ, HS thường không nhớ
số cung giữa 2 bậc liền kề. Trước tiên, GV phải cho các em nắm chắc số

cung giữa 2 âm liền kề trên thang âm mà các em được học vào tiết 13,
lớp 7.
Áp dụng:
- Khi làm bài tập tính Gam trưởng, “Gam nào” trưởng cũng nhẩm là
Đô trưởng và ghi số cung từ Đồ đến Đố, sau đó chúng ta kiểm lại 2 nốt
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 11


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

liền kề của Gam cần tính theo cơng thức và dùng các dấu hóa mà sửa lại
cho đúng.
- Khi làm bài tập tính Gam thứ, “Gam nào” thứ cũng nhẩm là La thứ
và ghi số cung từ La đến Lá, sau đó chúng ta kiểm lại 2 nốt liền kề của
gam cần tính theo cơng thức và dùng các dấu hóa mà sửa lại cho đúng.
Vấn đề này cũng không quá phức tạp nếu GV hướng dẫn HS biết vận
dụng từ bảng phụ trên.

*Biện pháp dạy Tập đọc nhạc theo bảng phụ mới:
Nếu là GV đứng lớp dạy môn Âm nhạc chắc hẳn ai cũng gặp vấn
đề khó khăn nhất là làm sao dạy cho học sinh đọc được nốt nhạc. Phần
lớn là học sinh hay học thuộc lịng bài TĐN nên vị trí nốt nhạc các em đọc
khơng rành. Các em đa số có hình thức đối phó rất cơ bản là ghi tên dưới
nốt nhạc, hầu như một số giáo viên hay phớt lờ điều này. Từ đó càng làm
cho các em lười học tập, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo …
Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc

từ đầu năm đến cuối năm học và trong từng lớp học ở các khối 6,7,8,9
như sau:
a. Chuẩn bị của GV và HS:
- HS phải chép bài TĐN trước khi đến lớp (Chép bài từ SGK gồm:
Nốt nhạc, lời nhạc, nhận xét, âm hình tiết tấu cơ bản …). Chép bài theo
trình tự sau:
+ Kẻ khn nhạc có chừa khoảng cách để ghi lời nhạc. Gần đây có
một số quyển “Tập chép nhạc” được bán trên thị trường nên cơng đoạn
này học sinh đỡ phải thực hiện.
+ Viết Khóa Sol, chia ô nhịp trước (tránh trường hợp chép dư nốt
hoặc thiếu nốt nhạc và xuống dịng giữa chừng thì không hay).
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 12


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

+ Chép nốt nhạc xong cả bài và sau đó mới chép lời nhạc dưới nốt
nhạc tương ứng (tránh trường hợp nốt và lời nhạc không khớp).
- Tuyệt đối không cho HS ghi tên dưới nốt nhạc.
- Bài TĐN khơng cần học thuộc lịng nhưng HS phải biết tự nhìn bài
đọc.
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ bài TĐN. Nếu nhà trường khơng có
bảng phụ GV phải tự trang bị. Bảng phụ bài TĐN cần được viết trên giấy
khổ lớn khoảng 60cm X 80cm trở lên, phải đảm bảo cho các em ở cuối
lớp đều nhìn rõ các nốt nhạc. GV có thể hướng dẫn cho các em HS của
từng lớp làm bảng phụ bài TĐN riêng cho lớp mình. Điều này có nhiều ưu

điểm là: Bảng phụ của các em đầu tư nên khi treo trong lớp được bảo
đảm an toàn, các em nhân những lúc rảnh rỗi có thể ơn bài và tập đọc bài
lẫn nhau.
- GV nghiên cứu bài giảng và tính năng của ĐDDH mới để khi áp
dụng vào bài sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
b. Tiến trình dạy học:
Các bước tiến hành dạy Tập đọc nhạc được giới thiệu nhiều từ sách
thiết kế bài giảng đến các tài liệu tập huấn. Gồm các bước cơ bản như sau:
- Giới thiệu bài TĐN.
- Tìm hiểu bài TĐN.
- Luyện tập cao độ.
- Luyện tập tiết tấu.
- Tập đọc từng câu.
- Tập đọc cả bài.
- Ghép lời ca.
- Củng cố kiểm tra.
Phương pháp dạy Tập đọc nhạc khi kết hợp với ĐDDH mới là thay đổi
trong phần Luyện tập cao độ. Vì bảng phụ có hiển thị vị trí nốt nhạc khi
bấm phím đàn nên HS vừa luyện cao độ vừa nhìn thấy nốt nhạc. Từ đó,
các em sẽ nhớ vị trí nốt nhạc một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, giai
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 13


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

điệu bài TĐN cũng từ từ hình thành trong đầu các em. Tiếp theo chúng ta

cho các em nhìn vào bài TĐN để đọc nhạc (lúc này có thể khơng cho các
em nhìn vào SGK mà chỉ nhìn bảng phụ bài TĐN). Trong khn nhạc của
ĐDDH này có các nốt nhạc từ Son 1 – Son 3 có cả nốt nhạc có dấu thăng
(#) và nốt nhạc có dấu giáng (b) nên có thể áp dụng cho tất các bài TĐN
cấp THCS.
Để tránh được việc luyện tập cao độ theo đàn nhiều sẽ làm mất đi tính
sáng tạo, GV có thể bớt nhỏ tiếng đàn lại, khi HS đọc không đúng mới
cho tiếng đàn to hơn. Phần này có vẽ mất nhiều thời gian, nhưng bù lại
các em ghép vào bài TĐN khá nhanh nên có thể chấp nhận được.
Dưới đây là hình ảnh của ĐDDH khi hiển thị đầy đủ các nốt nhạc.

Vì Bảng phụ có chức năng hiện nốt nhạc từ 1, 2, đến 3 dịng và có thể
hiện 1 lượt hoặc riêng lẻ. Tùy theo từng bài có nốt nhạc cao nhất và thấp nhất là
gì ta sẽ chọn 1 dịng nốt nhạc tương ứng. Chỉ khi dạy Nhạc lí mới sử dụng hiển
thị nhiều dịng 1 lượt để minh họa.
Ví dụ: Bài TĐN số 5 lớp 6, Vào rừng hoa hoặc bài Thật là hay. Nốt thấp
nhất là Đô và nốt cao nhất là Đố nên ta chọn dòng hiển thị nốt nhạc là dịng 2.

Các bài TĐN khác, chúng ta cũng có thể chọn dịng thích hợp để luyện
tập cao độ và nốt nhạc cho các em một cách nhanh chóng và dễ dàng.
1.3/ Nghiên cứu tài liệu chuẩn KT – KN để đổi mới kịp thời PPDH
sao cho phù hợp mục tiêu dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc hiện nay.
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 14


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng


Hiện nay, theo tiêu chuẩn của Bộ về mục tiêu dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc
đã được nâng cao so với trước đây nên giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn
cho các tiết Dạy – Học. Trong tài liệu đó có bổ sung những vấn đề mới,
những việc nên làm và nên tránh trong thủ thuật lên lớp. Ngồi ra cịn có
ma trận và đề kiểm tra mẫu cho HS.
1.4/Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc chép bài của HS:
Đa số các em hay lười chép bài TĐN, GV phải kiểm tra thường xuyên.
Trước tiết dạy bài TĐN phải dặn kĩ các em chép trước phần nào. Khi đến
lớp, các Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo đầu tiết dạy. Do thời gian khơng
nhiều nên GV có thể chọn tổ và kiểm tra lại, nhắc nhở và xử lí ngay các
học sinh khơng chép bài để dần dần sẽ tạo được thói quen chép bài của các
em.
1.5/Giáo viên cần nhớ những điều cần tránh khi dạy Nhạc lí-Tập
đọc nhạc (Theo tài liệu của Bộ GD&ĐT):
a. Về Nhạc lí:
- Dạy sai kiến thức.
- Dạy theo lí thuyết sng.
- Phân tích nội dung nhạc lí sâu, rộng khơng cần thiết.
- Yêu cầu HS làm bài tập không phù hợp với năng lực.
Giáo viên nên nhắc lại thường xuyên về Nhạc lí khi bắt gặp trong các
bài nhạc, tác dụng của các kí hiệu và ứng dụng vào các bài tập ngắn.
b. Về Tập đọc nhạc:
- GV phải đọc đúng cao độ và trường độ.
- Không dạy theo lối truyền khẩu.
- Đàn giai điệu nhiều, đọc mẫu cho HS.
- Xác định không đúng trọng tâm bài học.
- Dạy hát trước khi dạy đọc nốt nhạc.
- Căn cứ nhiều về lời ca.
- Học sinh ghi tên nốt vào bài TĐN.

- Bắt nhịp và đàn không cùng giọng.
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 15


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

- Yêu cầu HS học thuộc bài TĐN.
- Xác định sai mục tiêu dạy Tập đọc nhạc là để hát đúng lời ca. Khi ôn
tập TĐN chủ yếu là cho HS hát lời.
1.6/Phân nhóm đối tượng 2 học sinh Giỏi kèm Yếu khi đọc nhạc:
Việc làm này tuy không mới mẽ nhưng luôn đem lại hiệu quả cao.
Ví dụ: Giáo viên có thể phân cơng em đọc nhạc yếu chọn bạn đọc nốt
nhạc tốt để cùng học tập. Nhiệm vụ của em HS giỏi là làm sao cho em HS
yếu đọc được nốt nhạc. Giáo viên có phần thưởng cho 2 em khi hoàn
thành nhiệm vụ.
Trong giờ học Tập đọc nhạc, nếu HS không chuẩn bị tốt bài TĐN và
đọc thường bị vấp, giáo viên có thể dành khoảng 5 phút cho các em tự rà
soát đọc lại từng nốt nhạc. Tuy khơng khí lớp có hơi ồn ào nhưng rất hiệu
quả vì sau đó các em có thể đọc được lưu lốt hơn.
1.7/Thực hiện củng cố, kiểm tra kiến thức bằng các trò chơi ngắn:
Giáo viên nên có nhiều trị chơi ngắn bằng các đề đơn giản để củng cố
và kiểm tra kiến thức các em. Một số trị chơi cơ bản như:
- Chính tả chép nhạc: GV gọi vài em lên bảng, sau đó đọc tên nốt. HS
chép lại các nốt nhạc đó với điều kiện phải đúng, nhanh, đẹp. Hoặc ngược
lại, GV ghi nốt nhạc, HS đọc tên nốt gồm cao độ và trường độ.
- Cho khuôn nhạc theo số chỉ nhịp 2/4, 3/4, 4/4 thiếu hoặc dư trường

độ, HS thêm hoặc bớt nốt nhạc sau cho đúng.
- Nghe đoạn nhạc đoán bài TĐN: GV đàn một câu bất kì, HS nghe là
đốn tên bài.
- Tập nghe cao độ và trường độ. Vì đây là mơn khó nên khơng địi hỏi
cao đối với các em, trị chơi này chỉ mang tính giải trí là chính.
- Nghe tiết tấu đốn tên bài TĐN: GV gõ tiết tấu HS nghe và đốn tên
bài, HS khơng đốn được tên bài GV gợi ý thêm là đọc tên trường độ, nếu
HS chưa đốn được GV có thể kèm dấu cho trường độ, các em chắc chắn là
đoán được bài TĐN.
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 16


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

Ví dụ: Bài “Thật là hay”. Sau khi đọc tiết tấu HS khơng đốn được
thì cuối cùng GV có thể đọc: Đơn đớn đen, đơn đờn đen, đờn đờn đớn
đơn,trăng…Trò chơi này giúp cho lớp học trở nên rất sinh động.
- Sáng tác lời mới cho bài TĐN. Việc này phải kết hợp giữa thầy và trò
mới tạo được khơng khí sinh động cho tiết dạy, nhưng chỉ nên áp dụng cho
bài ngắn và dễ để tránh mất thời gian. Học sinh thường sáng tác lời bị
cưỡng âm, GV có nhiệm vụ sửa lại câu cho hợp lí cịn ý tưởng cứ giữ
ngun để tỏ ý tơn trọng các em. Đây là việc làm khơi gợi được tính sáng
tạo của các em các em sẽ say mê nghiên cứu thêm về bài TĐN mình vừa
mới học.
1.8/Cần chú ý đến chất lượng trước hơn số lượng:
- Vấn đề này thường gặp ở GV mới ra trường, do sợ không kịp thời

lượng tiết dạy nên hay dạy lướt qua. Chúng ta nên nhớ phương châm
“Chậm mà chắc”, “Mưa dầm thấm lâu”. Bước đầu ta cần có số học sinh
Giỏi nắm vững kiến thức, sau đó những HS này sẽ được giao nhiệm vụ
kèm lại các em yếu. Đối với khối 6, các tiết đầu GV cần làm việc với
cường độ cao. Khi các em đã nắm vững kiến thức thì các bài sau sẽ thống
hơn. Cịn nếu các bài đầu dạy sơ sài thì khi vào bài Tập đọc nhạc cả thầy và
trò đều phải làm việc vất vã.
- Đầu năm học phải ôn tập và kiểm tra lại kiến thức nhạc lí và việc đọc
nốt nhạc của các em.
1.9/Soạn nội dung nhạc lí cơ bản từ lớp 6 đến lớp 9 cho các em nắm:
Việc này rất ít được GV quan tâm, nhưng thật ra việc làm này là vơ
cùng hiệu quả. HS có được bản tổng thể về kiến thức nhạc lí, các em có
điều kiện xem lại mỗi khi cần thiết. Do phần Nhạc Lí khơng được dạy
thường xuyên nên các em hay quên, các kiến thức nhạc lí trong các năm
trước các em khơng lưu giữ nên không thể xem lại được. Trong bài viết
này, tơi đã biên soạn hết trọng tâm của Nhạc lí cơ bản cấp THCS, GV có
thể tham khảo, chỉnh sửa lấy làm tài liệu cho các em HS.
2/ Kết quả đạt được :
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 17


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

Từ khi áp dụng phương pháp dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc kết hợp với bảng
phụ mới đã thấy được hiệu quả tích cực.
- Học sinh đa số đọc được nốt nhạc mà không cần phải ghi tên như trước

kia.
- Các em khơng cịn sợ khi đến tiết học Nhạc lí-Tập đọc nhạc.
- Tiết dạy sinh động hẳn lên khơng cịn khơ khan, khơng cịn gị bó đối
với các em.
- Trình độ đọc nhạc của các em có tiến bộ rõ rệt. Các em nghe nhạc, cảm
nhạc tốt hơn.
- Phương pháp mới này luôn đạt hiệu quả với tất cả các đối tượng học
sinh.
- Giáo viên tự tin khi đứng lớp, giảm bớt một số vấn đề khó khăn trong
phần minh họa các kiến thức về Nhạc lí. Qua hình ảnh bảng phụ về nhạc lí,
các em khơng cịn thấy nhạc lí là khó hiểu, là q phức tạp mà sự phức tạp và
đa dạng trong âm nhạc là do con người sáng tạo thêm.
- Giáo viên thực hiện dễ dàng theo phương pháp giảng dạy mới.
- Tổng hợp được kiến thức Nhạc lí cho HS xem và ôn tập thường xuyên.
D. KẾT LUẬN:
1.Tóm lược giải pháp :
Trong công tác giảng dạy, giáo viên âm nhạc luôn thực hiện đúng theo mục
đích u cầu, nhiệm vụ của mơn học mình phụ trách. Tuy nhiên, để bộ mơn của
mình có ý nghĩa hơn nữa đối với thực tiễn thì giáo viên âm nhạc cũng cần phải
sáng tạo thêm các nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với mọi đối tượng học
sinh. Giáo viên cần cải thiện được tình trạng đơn điệu của tiết học bình thường,
sử dụng tư liệu giảng dạy phong phú cũng góp phần tạo nên khơng khí sơi nổi
trong các tiết dạy.
-Đổi mới phương pháp dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc kết hợp với bảng phụ mới
sẽ giúp cho cả GV và học sinh đạt được nhiều kết quả như: Học sinh cảm thấy
hứng thú trong học tập, việc đọc nhạc có tiến bộ và phát triển rõ rệt. Người GV
giảm bớt gánh nặng khi dạy học (nhờ có bảng phụ tiện cho việc minh họa).
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 18



Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

-Cải thiện được chất lượng tiết học, bớt khô khan căng thẳng.
-Đa số các em cảm thấy tự hào khi tự mình khám phá ra được giai điệu bài
hát. Các em tự tin hơn trong việc đọc nhạc.
-Củng cố kiến thức thường xuyên cho HS, các khái niệm được nhắc lại nhiều
lần các em sẽ nhớ lâu.
Thấy được hiệu quả của phương pháp này, nhiều giáo viên sẽ mạnh dạn áp
dụng cho đơn vị mình.
-Chỉ có cải tiến cách dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc mới đáp ứng được mục tiêu
GD Âm nhạc phổ thông như của Bộ GD&ĐT đã đề ra.
-Trong SKKN này chỉ giới thiệu cho việc giảng dạy áp dụng thêm ĐDDH mới
đạt hiệu quả mà khơng làm thay đổi hệ thống, trình tự của tiết dạy Nhạc lí-Tập
đọc nhạc theo chuẩn KT-KN.
2/ Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Khả năng ứng dụng và triển khai của SKKN này là khá rộng rãi. Nó có thể
phù hợp cho cả HS có trình độ khác nhau. ĐDDH hỗ trợ mang tính lâu dài và áp
dụng đa dạng, HS dễ tiếp cận. Việc triển khai cho GV tương đối dễ dàng không
mất nhiều thời gian. Hiện nay, tại đơn vị cũng đang áp dụng và tiếp tục hồn
thiện.
SKKN được áp dụng thành cơng ở đơn vị và đạt được hiệu quả rất cao.
SKKN có thể áp dụng cho tất cả giáo viên giảng dạy môn âm nhạc ở các trường
THCS. Các thầy (cô) giáo khi tham khảo SKKN này có thể hình dung được việc
đổi mới tiết dạy nhạc lí tập đọc nhạc cho học sinh một cách dễ hiểu. Từ đó, giáo
viên sẽ có những việc làm tích cực trong cơng tác giảng dạy, kết quả giảng dạy
có chuyển biến tốt hơn.

3/ Những bài học kinh nghiệm:
Trong tất cả các phương pháp giảng dạy bao giờ cũng có những ưu điểm
và hạn chế của nó. Tuy nhiên, bằng tính sáng tạo người GV có thể uyển chuyển
sao cho hợp lí để tránh được những hạn chế.
Muốn thành cơng tất nhiên người GV phải có lịng đam mê học hỏi và
sáng tạo. Chúng ta khơng thể thờ ơ trước những hạn chế mà chúng ta phải tìm
Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 19


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

cách giải quyết nó. Ví như, chúng ta cứ đổ lỗi cho việc thiếu CS/VC, học sinh
không có năng khiếu, các em học yếu là do thiếu động cơ học tập … mà giảng
dạy khơng tốt thì hoàn toàn sai. Chúng ta phải tự trang bị ĐDDH cho mình, sáng
tạo đổi mới trong tiết dạy sao cho sinh động, tìm hiểu mặt yếu kém của HS để từ
đó kích thích tinh thần học tập của các em. Lịng nhiệt tình của thầy trong các
tiết dạy là nguồn cảm hứng cho các trị trong học tập. Ngồi ra, việc học tập
nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức, học tập đồng nghiệp cũng là chìa khóa
để mở ra những sáng tạo mới trong dạy học. Là GV trong thời điểm hiện nay,
việc cập nhật mới thông tin là hết sức cần thiết. Làm sao để HS luôn thấy cái
mới trong GV cần phải được học hỏi. Chúng ta sẽ trở nên lạc hậu khi không biết
tự làm mới kiến thức cho bản thân mình.

Người viết

TRẦN PHẠM THÁI


Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 20


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN”bằng bảng phụ mới

THCS Mỹ Hưng

Nhận xét đánh giá của Hội đồng xét duyệt trường THCS Mỹ Hưng
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Xếp loại:..............................
Mỹ Lâm, ngày...tháng.....năm 2012
Chủ tịch hội đồng trường chấm SKKN:

Nhận xét đánh giá của Hội đồng xét duyệt Phòng giáo dục Huyện Hòn Đất
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Xếp loại:..............................
Hòn Đất, ngày...tháng.....năm 2012
Chủ tịch hội đồng chấm SKKN cấp huyện:

Người Viết: Trần Phạm Thái (năm học2011-2012)

Trang 21




×