Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN tại trường Đại học Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.39 KB, 53 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Lý luận dạy học hiện đại đã đa ra quan điểm dạy học thứ ba: quan điểm
lấy vai trò của phơng tiện dạy học (PTDH) là trung tâm của quá trình dạy học,
bên cạnh quan điểm lấy ngời học hoặc ngời thầy làm trung tâm. Điều đó cho
thấy vai trò của PTDH ngày càng đợc nâng cao và mức độ sử dụng các phơng
tiện hiện đại ngày càng thờng xuyên hơn. PTDH trải qua từng giai đoạn phát
triển đã làm thay đổi quá trình dạy học(QTDH), đem lại nhiều lợi ích to lớn
cho ngời học và ngời dạy. Với sự đa dạng hoá, hiện đại hoá nh hiện nay, có
nhiều loại PTDH để giáo viên lựa chọn, sử dụng nhằm trợ giúp cho ngời học
tiếp cận tri thức khoa học một cách dễ dàng và hứng thú.
Trong dạy học nói chung việc sử dụng PTDH là rất cần thiết. Đặc biệt
càng có nhiều ý nghĩa hơn đối với dạy học kỹ thuật. Từ mục tiêu, chơng trình
dạy học kỹ thuật cho thấy đối tợng nghiên cứu của ngành học là rất rộng, đa
dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với các khoa
học khác. Một đặc thù quan trọng nữa của dạy học kỹ thuật là có khá nhiều
môn học có nhiều thời gian học tại các phòng thí nghiệm, xởng thực hành.
Vai trò to lớn của PTDH không thể phủ nhận đợc. Tuy nhiên việc sử
dụng PTDH không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích nh mong muốn. Việc sử
dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng PTDH đều có khả năng đem lại kết
quả xấu cho ngời dạy và ngời học. Vấn đề sử dụng hợp lý các PTDH đã đợc
đề ra, trong đó có nhiều ý kiến đóng góp khác nhau của các chuyên gia trong
và ngoài ngành giáo dục. Là một cá nhân hoạt động trong ngành giáo dục đây
thực sự là vấn đề tôi rất quan tâm. Đặc biệt là trong điều kiện hoạt động nghề
nghiệp hiện nay. Với mong muốn đóng góp một số ý kiến về vấn đề sử dụng
PTDH trong dạy học bộ môn, đồng thời khảo nghiệm quá trình dạy học của
bản thân, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN tại trờng Đại học Hùng Vơng
làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mc ớch v nhim v nghiờn cu.
2.1 Mc ớch


Trờn c s lý lun v nghiờn cu thc tin, xut mt s bin phỏp
nhm nõng cao hiu qu s dng phng tin dy hc trong ging dy K
thut cụng nghip ti trng i hc Hựng Vng.
2.2 Nhim v
1
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN ở
trường Đại học Hùng Vương
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong
giảng dạy KTCN ở trường ĐH Hùng Vương. Tiến hành thực nghiệm một số
biện pháp nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Việc sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy Kỹ thuật công
nghiệp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy Kỹ thuật công
nghiệp tại trường đại học Hùng Vương.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó phân tích khái
quát, tổng hợp phục vụ cho cơ sở lý luận đặt ra của đề tài.
4.2 Phương pháp điều tra thực tế.
Phỏng vấn, điều ta bằng phiếu khảo sát.
4.3 Phương pháp thực nghiệm.
Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nhằm kiểm chứng tính khả thi
và hiệu quả của các biện pháp đó.
4.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tổ chức trao đổi, lấy ý kiến của các chuyên gia, những người có kinh
nghiệm trong vấn đề sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
4.1 Ý nghĩa khoa học.
Trong quá trình giảng dạy nếu áp dụng một số biện pháp nêu trong đề
tài, hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học sẽ tốt hơn, từ đó tạo động cơ,
hứng thú học tập cho sinh viên, nâng cao chất lượng dạy và học.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
2
- Đề tài đánh giá thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong giảng
dạy Kỹ thuật công nghiệp tại trường đại học Hùng Vương.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương
tiện dạy học trong giảng dạy Kỹ thuật công nghiệp tại trường đại học Hùng
Vương.
6. Bố cục của đề tài.
6.1 Đề tài gồm có 3 chương, đề cương như sau:
Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vai trò của phương tiện dạy học.
1.2 Các loại phương tiện dạy học
1.3 Vấn đề sử dụng hợp lý phương tiện dạy học
Chương 2 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HÙNG VƯƠNG
2.1 Thực trạng phương tiện dạy học hiện có sử dụng trong giảng dạy kỹ
thuật công nghiệp
2.2 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học
Chương 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÔNG
NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
3.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học
trong giảng dạy kỹ thuật công nghiệp tại trường Đại học Hùng Vương
3.2 Thực nghiệm sư phạm.

6.2 Nội dung :
CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vai trò của phương tiện dạy học.
1.1.1 Khái niệm phương tiện dạy học.
- Phương tiện:
Theo từ điển Tiếng Việt: phương tiện là cái được dùng để đạt mục đích.
[9]
3
Phương tiện theo tiếng La-tin là “medium” có nghĩa là ở giữa, trung
gian liên kết giữa người gửi và người nhận. Phương tiện vừa có tính hàm
chứa, tính vị trí, vừa có chức năng chuyển giao, liên kết trong quan hệ giữa
người gửi và người nhận.
Phương tiện là một cấu trúc chứa đựng và thể hiện các tín hiệu nhằm
chuyển giao nội dung nhất định giữa người gửi và người nhận bằng hệ thống
các tín hiệu thông qua các giác quan cảm nhận của con người.
- Quá trình dạy học: quá trình dạy học là quá trình mà dưới sự lãnh đạo,
tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động
tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ
dạy học.[3]
Các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học gồm:
• Mục tiêu dạy học:
• Nội dung dạy học :
• Phương pháp dạy học : tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò
trong quá trình dạy học.
• Phương tiện dạy học:
• Hình thức tổ chức dạy học:
• Công cụ kiểm tra đánh giá kết quả dạy học:
- Phương tiện dạy học:
Mặc dù mang tính đặc thù xong quá trình dạy học cũng là một quá trình
lao động của người giáo viên, vì vậy giống như bất kỳ quá trình lao động

nào, QTDH cũng phải sử dụng những phương tiện lao động cần thiết. Phương
tiện lao động sư phạm rất đa dạng, trong đó PTDH được coi là một bộ phận
của phương tiện lao động sư phạm, được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Có thể nêu ra một số định nghĩa như sau:
+ PTDH là phần vật chất khách quan gồm toàn bộ những trang thiết bị,
máy móc, tài liệu…phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.[8]
+ PTDH bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được
dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.[7]
+ PTDH bao gồm các phương tiện mang tin, phương tiện kĩ thuật và
phương tiện tương tác được sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy học để
4
chuyển tải nội dung, tương tác với phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu
xác định.[6]
+ PTDH là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên (GV) sử dụng
với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học
sinh (HS), nó còn là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội kiến thức
và rèn luyện kỹ năng.[5]
+ PTDH là một cấu trúc chứa đựng và thể hiện các tín hiệu hàm chứa đầy
đủ những ý định của GV và nó có thể được sử dụng hoặc chọn lựa nhằm
truyền tải, truyền đạt nội dung đến HS và nhằm liên kết giữa học sinh, giáo
viên và nội dung theo mục tiêu và phương pháp cũng như hoạch định ban đầu
của giáo viên.[4]
Như vậy có thể nhận thấy các dấu hiệu thường sử dụng trong các định
nghĩa về PTDH:
+ Là đối tượng vật chất.
+ Được GV và HS sử dụng trong QTDH.
+ Gắn liền với phương pháp dạy học và đảm bảo hiệu quả dạy học.
Qua tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về PTDH và sự lĩnh hội của cá
nhân khi tiến hành các hoạt động dạy học, trong nghiên cứu của mình tôi sử

dụng khái niệm sau: PTDH là những đối tượng vật chất phù hợp, được giáo
viên sử dụng để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ
năng, kỹ xảo của người học nhằm nâng cao hiệu quả của QTDH.
1.1.2 Vai trò của phương tiện dạy học.
Trong các sơ đồ mô tả các thành phần của quá trình dạy học, PTDH
thường được coi là yếu tố thể hiện sự tương tác giữa phương pháp dạy học
của GV với nội dung dạy học và với HS. Trong sơ đồ 1.1 QTDH có các yếu
tố bên trong là hoạt động thống nhất của xác định mục tiêu, nội dung, phương
pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và công cụ đánh giá kiểm tra.
Các yếu tố bên ngoài là điều kiện về con người,văn hoá, xã hội. [4][6]
5
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố của quá trình dạy học
Nếu xét trên phương diện nhận thức thì PTDH vừa là “trực quan sinh
động” vừa là “phương tiện” để nhận thức và có thể là “đối tượng” chứa đựng
nội dung cần nhận thức. Như vậy vai trò của PTDH không chỉ dừng lại ở mức
độ “cầu nối trung gian”, được giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận
thức của học sinh, mà nó còn là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội
kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
Xuất phát từ luận điểm của Lê-nin về con đường nhận thức: “từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn,
đó là con đường nhận thức hiện thực khách quan” . Khi nghiên cứu vai trò
của PTDH, các nhà nghiên cứu còn dựa trên vai trò của các giác quan trong
quá trình nhận thức và đưa ra kết quả ở bảng 1.1 và 1.2 sau:[6]
6
Bảng 1.1 Tỷ lệ kiến thức thu nhận được thông qua hoạt động của các giác
quan của con người
TT
Hoạt động của các
giác quan
Kiến thức thu

nhận được(%)
1 Nếm 1
2 Sờ 1,5
3 Ngửi 3,5
4 Nghe 11
5 Nhìn 83
Bảng 1.2 Tỷ lệ kiến thức nhớ được khi sử dụng các giác quan trong học tập
TT Hoạt động học
Lượng thông tin
ghi nhớ được (%)
1 Nghe 20
2 Nhìn 30
3 Nghe và nhìn 50
4 Tự trình bày 80
5 Tự trình bày và làm 90
Có thể đúc rút một cách dễ hiểu như sau: tôi nghe – tôi quên, tôi nhìn –
tôi nhớ, tôi làm – tôi hiểu. Thấy rằng, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao
cần phải thông qua quá trình kết hợp nghe – nhìn – thực hành. Muốn vậy cần
phải có phương tiện để tác động và hỗ trợ, giúp cho quá trình nhận thức của
HS được thuận lợi. Học sinh có thể tri giác trực tiếp các đối tượng nghiên cứu
thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều giác quan.
Trên cơ sở phân tích trên, cho thấy PTDH có vai trò to lớn đối với quá
trình dạy học. Không chỉ là một yếu tố, có tác động tới tất cả các yếu tố khác
của QTDH, mà bản thân PTDH còn hàm chứa một lượng thông tin nhất định
và đem lại nhiều lợi ích ở nhiều phương diện khác nhau. Cụ thể:
- PTDH giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn, ghi nhớ bài tốt
hơn.
- PTDH giúp cụ thể hoá những đối tượng, vấn đề, quá trình mang tính
trừu tượng; đơn giản hoá và có khả năng thể hiện được những thiết bị máy
móc, quá trình phức tạp; giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng

cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được ngay tại
lớp học.
7
- PTDH tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài
của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp.
- PTDH giúp học sinh phát triển năng lực nhậ thức, đặc biệt là khả năng
quan sát, tư duy, giúp học sinh tăng cường hứng thú học tập.
- PTDH làm sinh động nội dung và phương pháp DH, tiết kiệm thời gian
giảng giải mà vẫn đảm bảo tốt sự lĩnh hội của học sinh.
1.1.3 Ý nghĩa của phương tiện dạy học trong dạy học kỹ thuật.
Từ mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học kỹ thuật cho thấy đối
tượng nghiên cứu của ngành học là rất rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau: cơ khí, động lực, kỹ thuật điện, điện tử, thông tin ; tập trung ở
một số vấn đề cơ bản sau:
- Vật phẩm kỹ thuật: bao gồm các kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của các loại máy móc, thiết bị, việc sử dụng chúng trong sản xuất và đời
sống. Do đó sự lĩnh hội kiến thức phải xuất phát từ bản thân các vật phẩm kỹ
thuật.
- Diễn biến của các quá trình kỹ thuật và công nghệ: bao gồm các quá
trình biến đổi năng lượng, các quá trình biến đổi, gia công vật liệu. Đây là các
quá trình diễn ra bên trong các cơ cấu máy móc, thiết bị cụ thể hoặc các quá
trình cơ, lý, hoá xảy ra với vật liệu và năng lượng, khó có thể quan sát trực
tiếp được. Do đó cần thiết phải được mô tả bằng sơ đồ mang tính quy trình
hoặc mô phỏng sinh động thông qua nhiều phương tiện khác nhau.
- Thao tác kỹ thuật: quá trình này chỉ có thể lĩnh hội được khi HS quan
sát thao tác mẫu của GV thông qua việc thực hiện ngay trên vật thật.
Tuy vậy, do hạn chế của điều kiện dạy học (thời gian, không gian, cơ
sở vật chất ) nên HS không có điều kiện được quan sát, nghiên cứu trực tiếp
trên các đối tượng thực mà chủ yếu được nghiên cứu trên các mô hình, sơ đồ,
hình vẽ minh hoạ. Với sự hiện đại hoá của PTDH cho phép làm sinh động

hơn các sơ đồ, mô hình, hình vẽ, tác động trực tiếp lên nhiều giác quan của
HS tạo hình ảnh tương đối trọn vẹn về đối tượng nghiên cứu. Do đó những
PTDH được sử dụng để trực quan trong QTDH kết hợp với các phương tiện
hỗ trợ khác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho dạy học kỹ thuật. Đặc biệt với sự ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho phép HS có thể quan sát, tương
tác được với nhiều đối tượng nghiên cứu mà trong điều kiện lớp học hoặc
thực tế không thể quan sát được (đối tượng quá to, quá bé, quá xa, quá trình
8
diễn biến, biến đổi quá nhanh hoặc không thể quan sát được bằng mắt
thường ).
Một đặc thù quan trọng nữa của dạy học kỹ thuật là có khá nhiều môn
học có nhiều thời gian học tại phòng thực hành, thí nghiệm. Trong dạy học
thực hành PTDH không chỉ là phương tiện mà còn là nội dung học tập. Tuy
nhiên, với điều kiện hiện nay thì hầu như cơ sở vật chất trang bị cho các
phòng thực hành còn thiếu thốn và được xây dựng từ rất lâu, từ nhiều nguồn
thiết bị cũ kĩ, khá lạc hậu. Vì vậy việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Dó đó
việc áp dụng các phương tiện hỗ trợ hiện đại sẽ giúp giáo viên cập nhật thông
tin mới tới HS. Ví dụ như sử dụng hình ảnh, băng video mô tả một loại máy
móc mới, so sánh với các loại máy móc đã cũ của phòng thực hành, trên cơ sở
đó phát triển các thao tác tương ứng.
Qua phân tích trên thấy rằng không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho dạy
học nói chung mà PTDH còn có ý nghĩa đặc biệt trong dạy học kỹ thuật.
1.2 Các loại phương tiện dạy học.
1.2.1 Vấn đề phân loại phương tiện dạy học.
Các chuyên gia giáo dục đưa ra nhiều cách khác nhau về phân loại
PTDH và bản thân mỗi GV khi dạy học cũng đặt ra cho mình hệ thống phân
loại PTDH một cách rõ ràng, cụ thể để tiện sử dụng. Một số điểm được đưa ra
làm cơ sở cho việc phân loại PTDH như sau:
- Cơ sở khoa học về con đường nhận thức của HS trong quá trình học
tập.

- Chức năng của các loại hình PTDH.
- Quá trình phát triển của PTDH.
Từ đó hình thành nhiều cách phân lọại khác nhau.
- Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện.
Phương tiện dạy học có thể được phân làm hai phần: phần cứng và phần
mềm.[8]
+ Phần cứng bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên
lý thiết kế về cơ, điện, điện tử… theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng.
Các phương tiện này có thể là: các máy chiếu (phim, ảnh, xinê), radio, ti vi,
máy dạy học, máy tính điện tử, máy phát thanh và truyền hình… Phần cứng là
kết quả tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ.
9
Khi sử dụng phần cứng, người giáo viên đó cơ giới hóa và điện tử hóa quá
trình dạy học, mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt.
+ Phần mềm là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư
phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để xây dựng nên cho học sinh một khối
lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho học sinh. Phần mềm bao
gồm: chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa…
* Dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các phương tiện dạy học
thành hai loại: phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để
hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học.[8]
- Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học bao gồm những máy móc, thiết bị
và dụng cụ được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đó có thể là:
+ Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu
phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện
tử, máy quay phim…
+ Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ
tay tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học…)
+ Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm,

đĩa ghi âm, các chương trỡnh phỏt thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị,
ảnh, phim dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình…)
+ Các vật mẫu, mô hình, tranh lắp ghép, phương tiện và vật liệu thí
nghiệm, máy luyện tập, các phương tiện sản xuất…
- Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học là những phương
tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và
liên tục.
Phương tiện hỗ trợ bao gồm các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố
định, bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng…
Phương tiện điều khiển bao gồm các loại sổ sách, tài liệu ghi chép về tiến
trình học tập, về thành tích học tập của học sinh.
* Dựa vào cấu tạo của phương tiện có thể phân các loại phương tiện dạy
học thành hai loại: các phương tiện dạy học truyền thống và các phương tiện
nghe nhìn hiện đại.[6]
10
- Phương tiện dạy học truyền thống: bảng viết, vật mẫu, mô hình, tranh vẽ,
biểu bảng, bản đồ, đồ thị, băng ghi âm
- Phương tiện nghe nhìn hiện đại: máy chiếu, ti vi, máy dạy học, máy tính
điện tử, máy phát thanh và truyền hình, phim dạy học.
1.2.2 Hệ thống phương tiện dạy học kỹ thuật.
1.2.2.1 Các phương tiện được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu hoặc
thay thế đối tượng nghiên cứu.
 Phương tiện nghe:
Phương tiện nghe là loại phương tiện tác động trực tiếp vào thính giác
dưới dạng âm thanh, thông qua kỹ năng nghe và giải mã người nghe hiểu
được thông tin.
Trong thực tế thì hầu hết thời gian học tập trên lớp của HS là nghe và
kết hợp với nhìn. Vì vậy việc sử dụng phương tiện nghe và kỹ năng nghe là
rất quan trọng.
Hiện nay phương tiện nghe độc lập rất hạn chế, chủ yếu là các loại

băng, đĩa âm thanh và được sử dụng trong một số điều kiện nhất định (phạm
vi sử dụng không rộng rãi). Do đó trong dạy học kỹ thuật phương tiện nghe
thường được tích hợp lại với phương tiện nhìn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
 Phương tiện nhìn:
Phương tiện nhìn là loại phương tiện tác động trực tiếp vào thị giác
dưới dạng hình ảnh, thông qua giải mã người nhìn hiểu được thông tin. Cụ
thể:
- Hình vẽ: hình vẽ là loại ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở những ký
hiệu theo các quy ước thống nhất để biểu diễn đối tượng cần mô tả, là loại
phương tiện được sử dụng rộng rãi trong dạy học kỹ thuật theo nhiều hình
thức khác nhau:
+ Hình vẽ dùng để minh hoạ nội dung dạy học: GV mô tả bằng lời và
minh hoạ trên các hình vẽ tương ứng. Yêu cầu quan trọng nhất là sự phù hợp
giữa lời giảng của GV với sự thể hiện của hình vẽ.
+ Hình vẽ dùng như một nguồn kiến thức để thực hiện phương pháp
đàm thoại: GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi
của GV, thông qua đó lĩnh hội nội dung cần nghiên cứu.
+ Hình vẽ dùng như một nguồn kiến thức để tổ chức các hoạt động học
tập tự lực cho HS: sử dụng “hình vẽ câm”, yêu cầu HS tự quan sát, nghiên
11
cứu hình và trả lời các câu hỏi của GV, thông qua đó hiểu được nội dung cần
nghiên cứu.
Hình vẽ có thể được vẽ trên bảng, in ra giấy hoặc trình bày dưới dạng
tranh giáo khoa, trong đó hình vẽ trên bảng là linh động nhất. GV có thể vẽ
một cách tổng quát hoặc theo từng chi tiết, theo từng giai đoạn diễn biến của
lời giảng.
Hình vẽ có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng và tiện lợi mà vẫn đem lại
hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, lại có nhược điểm chung là không thể hiện được
trạng thái động của đối tượng, không thay đổi được kích thước, khó diễn tả
được mô hình ba chiều của vật phẩm kỹ thuật.

- Tranh ảnh dạy học: tranh ảnh dạy học được sử dụng như đối với hình
vẽ, bao gồm các tranh ảnh về máy móc, các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị…Tuỳ
theo nội dung của từng tranh, ảnh, GV có thể treo khi giảng bài hoặc treo cố
định ở một vị trí thích hợp trong lớp học. Kích thước cảu tranh dạy học
thường không lớn quá khổ A
o
do đó không nên đưa vào tranh quá nhiều chi
tiết vụn vặt hoặc thứ yếu hoặc quá màu mè không cần thiết làm phân tán chú
ý của HS. Yêu cầu quan trọng nhất đối với tranh, ảnh dạy học đó là cách thức
sử dụng và kỹ năng khai thác của GV trong QTDH.
- Mô hình:
+ Mô hình là một thể hiện bằng thực thể hay bằng khái niệm một số thuộc
tính và quan hệ đặc trưng của một đối tượng nào đó (nguyên hình) nhằm mục
đích nhận thức: dùng làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình hoặc làm
đối tượng nghiên cứu (thực nghiệm hoặc suy diễn) về nguyên hình.
+ Mô hình vật chất là những cái thay thế cho nguyên hình với những tính
chất đặc trưng: là vật thay thế, đại diện cho đối tượng gốc, phản ánh dấu hiệu
bản chất, quan hệ có tính phổ biến của đối tượng mà nó thay thế, do đó mang
tính khái quát, trực quan về đối tượng. Mô hình là một phương tiện nhận thức
trực quan độc đáo.
- Vật thật: đặc trưng nhất của loại phương tiện này là tính xác thực và
nguyên bản. Đó là các loại máy móc, bộ phận, chi tiết thật có thể làm việc
được trong thực tế. Khi sử dụng vật thật, HS có thể nghiên cứu trực tiếp trên
đối tượng thực, hình thành hiểu biết một cách chân thực nhất về đối tượng cần
nghiên cứu. Việc sử dụng vật thật làm PTDH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: kích thước của vật thật, giá thành của vật thật, sự cần thiết phải sử dụng
12
vật thật hay không, mức độ nguy hiểm khi dùng vật thật…Do đó vật thật chủ
yếu được sử dụng khi không thể sử dụng các loại PTDH khác (trong thực
hành, thí nghiệm) hoặc việc sử dụng là rất dễ dàng (vật thật không nguy hại,

giá cả hợp lý và dễ kiếm).
- Các loại tài liệu học tập được sản xuất bằng kỹ thuật in ấn.
+ Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo: đây là loại phương tiện sử
dụng chữ viết để truyền đạt lượng thông tin bất kỳ, từ mô tả cấu tạo bên
ngoài, các cấu trúc và hiện tượng phức tạp bên trong của các quá trình, có thể
truyền đạt lượng thông tin rất lớn và không thể thiếu trong QTDH. Các loại
sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo được xem là phương tiện phục
vụ cho việc nắm lý thuyết trên lớp và tự nghiên cứu của HS. Tuy nhiên, loại
phương tiện này lại ít thể hiện được tính “trực quan sinh động” của đối tượng
cần nghiên cứu, mặc dù có tích hợp trong đó các loại hình vẽ mô tả. Do đó
trong QTDH nếu chỉ sử dụng loại phương tiện này thì hiệu quả dạy học sẽ
không cao.
+ Các loại phiếu dạy học: thông thường các loại phiếu dạy học thường
được sử dụng khi GV cần tìm hiểu năng lực cá nhân: mức độ tiếp thu bài
giảng, mức độ áp dụng kiến thức, mức độ tự học, tự nghiên cứu Đó có thể là
một bảng chỉ dẫn để HS thực hiện theo, cuối cùng đạt mục đích nào đó, hoặc
là một bài trắc nghiệm khách quan, một yêu cầu, nhiệm vụ nào đó mà HS phải
thực hiện hay đơn giản là ghi các kiến thức tổng hợp cần ghi nhớ.
 Phương tiện nghe nhìn:
Mỗi loại hình PTDH đều có thế mạnh và hạn chế riêng. Để bổ sung cho
nhau nhằm phát triển tối đa năng lực nhận thức của người học thông qua việc
sử dụng kết hợp nhiều giác quan, người ta tích hợp phương tiện nghe và nhìn
thành một loại hình gọi là phương tiện nghe nhìn.
+ Phim dạy học: so với các loại PTDH nghe hoặc nhìn thì phim dạy
học có nhiều khả năng thể hiện hơn. Đặc biệt là có sự kết hợp giữa âm thanh
và hình ảnh một cách sống động, chân thực. Phim dạy học có khả năng ghi lại
các đối tượng thực, các quá trình thực mà trên thực tế chúng ta không thể
quan sát được. Do đó khi sử dụng có thể phát triển năng lực nhận thức của HS
một cách toàn diện.
13

+ Truyền hình dạy học:
Cựng với sự phát triển của ngành truyền hình người ta đó sử dụng rộng
rãi truyền hình trong dạy học. Truyền hình được sử dụng như một phương
tiện có hiệu quả cao và có được những ưu điểm:
+ Có tất cả các ưu điểm của phim dạy học
+ Làm băng ghi hình rẻ và dễ dàng hơn làm phim nhựa rất nhiều
+ Dễ dàng bổ sung những tư liệu mới vào băng ghi hình
+ Sử dụng truyền hình trong dạy học đơn giản, không cần phòng tối, có thể
điều khiển từ xa và thay đổi hình và tốc độ chuyển hình theo ý muốn của giáo
viên.
Truyền hình dạy học được sử dụng theo hai cách: truyền hình dạy học
không có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên và truyền hình dạy học tại lớp
và có sự hướng dẫn của giáo viên
 Truyền hình dạy học không có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên
Đó là các buổi phát hình của trung tâm truyền hình của thành phố, khu
vực hay của trung tâm phát hình của trường phát đi. Nội dung của các buổi
phát hình có thể là truyền thực tiếp hoặc phát lại những giờ dạy của các giáo
viên dạy giỏi, các chuyên gia hay các thợ lành nghề.
Các buổi truyền hình rất thuận lợi cho việc tiến hành các bài giảng
thuyết trình. Học sinh nghiên cứu trước các tài liệu. Trong buổi truyền hình
người ta tổng kết và giới thiệu cho học sinh một cách trực quan các đối tượng
và quá trình mà học sinh không thể tìm hiểu ngay tại lớp. Các trung tâm
truyền hình có thể sử dụng kho lưu trữ quốc gia để cung cấp cho học sinh
những tư liệu mà nhà trường không thể có được.
Hiện nay với truyền hfnh và các phương tiện của công nghệ thông tin
người ta đó giải quyết nhiều vấn đề về dạy học từ xa, hội thảo từ xa giữa các
nhà khoa học ở các lục địa khác nhau mà không cần phải tập trung tại một địa
điểm.
 Truyền hình dạy học có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên
Sự phát triển của kỹ thuật video đó giúp cho giáo viên có một phương

tiện nghe nhìn có hiệu quả sử dụng cao trong dạy học trên lớp. Khác với các
14
buổi truyền hình, ở đây giáo viên có thể chủ động hơn trong việc cung cấp các
thông tin cần thiết cho bài giảng tại những thời điểm thích hợp xen kẽ với bài
giảng của giáo viên và sự thảo luận của học sinh.
Trên băng hình cú thể cho học sinh quan sát đối tượng cả về bề ngoài
lẫn về cấu tạo bên trong và quá trình hoạt động của đối tượng. Trong giờ dạy
thực hành băng ghi hình giúp cho gíao viên hướng dẫn cho học sinh từng thao
tác đơn giản, phân tích hoạt động của người thợ và máy móc để học sinh nắm
vững kỹ năng, kỹ xảo làm việc Đối với những quá trình xảy ra quá nhanh thì
nhờ kỹ thuật video giáo viên có thể cho tạm dừng để quan sát một giai đoạn
cụ thể nào đó. Đặc biệt, trong các thí nghiệm vật lý thì video có thể thay thế
cho việc chụp ảnh hoạt nghiệm và dựng làm nguồn cung cấp số liệu từ các thí
nghiệm.
Băng ghi hình cũng được sử dụng trong việc theo dõi, đánh giá học
sinh và phát hiện những sai sót mà họ mắc phải trong quá trình thực hành,
thảo luận
+ Các loại phần mềm dạy học:
Các phần mềm ứng dụng chuyên dùng cho việc dạy học được gọi là
phần mềm dạy học. Đây là phương tiện chứa đựng chương trình để thiết kế
bài dạy và ra lệnh cho máy tính thực hiện các yêu cầu về nội dung và phương
pháp dạy học theo mục tiêu đã định. Tuỳ theo từng nội dung dạy học cụ thể
mà có thể xây dựng các phần mềm dạy học tương ứng, với các chức năng sau:
trình diễn các nội dung mới, ôn tập các nội dung đã học, rèn luyện củng cố kỹ
năng, kiểm tra kiến thức của HS.
2.2.2.2 Các phương tiện hỗ trợ.
- Các loại bảng:
Bảng dạy học là một phương tiện hỗ trợ cho GV để truyền thụ tri thức
cho HS. Tuy có nhiều phương tiện hiện đại khác song bảng dạy học vẫn được
sử dụng ở hầu hết các lớp học, các phòng thực hành, thí nghiệm. Bảng dạy

học tạo điều kiện thuận lợi (mà các phương tiện khác không có được) cho
giáo viên trình bày nội dung bài giảng, hình vẽ biểu diễn và nêu trọng tâm,
tóm tắt vấn đề cần truyền đạt cũng như nhấn mạnh các vấn đề cần ghi nhớ.
Hiện nay, bảng dạy học cũng được nghiên cứu phát triển để phục vụ
nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dạy và người học.
15
- Các loại máy chiếu: máy chiếu là loại PTDH được sử dụng ngày càng
nhiều trong dạy học, dùng để trình diễn từng phần của nội dung dạy học lên
màn chiếu. Tuỳ vào cấu tạo của từng loại máy chiếu mà có khả năng trình
chiếu khác nhau.
+ Máy chiếu bản trong (Overhead Projector): được dùng để phóng to và
chiếu văn bản, hình ảnh tĩnh có trên phim nhựa trong suốt lên màn hình để
phục vụ việc trình bày. Loại máy chiếu này có hạn chế rất lớn là không trình
diễn được hình ảnh động, khó tác động trực tiếp vào đối tượng được trình
chiếu và không chiếu được tài liệu in ấn.
+ Máy chiếu phản xạ (Opaque Projector): dùng để thu nhận, phóng to và
chiếu các tài liệu in ấn và những mẫu vật nhỏ lên màn hình để phục vụ việc
trình bày. Loại máy chiếu này có hạn chế tương tự như máy chiếu bản trong,
chỉ khác là chiếu tài liệu in ấn (máy chiếu bản trong chiếu phim nhựa trong
suốt).
+ Máy chiếu đa phương tiện (Multimedia Projector): dùng để phóng to và
trình diễn trên màn hình các nội dung từ các nguồn tín hiệu điện khác nhau
hoặc từ các thiết bị điện tử. So với các loại máy chiếu khác thì đây là loại có
nhiều tính năng ưu thế hơn cả. Ngoài tính năng nổi trội là kết nối được với
nhiều loại phương tiện khác thông qua tín hiệu điện mà các loại máy chiếu
khác không có, máy chiếu đa phương tiện còn có thể chiếu các tài liệu in ấn
và vật thể thông qua camera được đặt trên máy. Như vậy máy chiếu đa
phương tiện là một tích hợp hoàn hảo, đặc biệt khi kết hợp với máy tính điện
tử đã tạo nên khả năng trình diễn lý tưởng.
- Các thiết bị âm thanh: thiết bị âm thanh được sử dụng trong dạy học

chủ yếu là mic, thiết bị khuếch đại âm thanh và loa. Đây là loại phương tiện
được sử dụng để hỗ trợ cho GV trong quá trình giảng bài khi mà lời nói của
GV không đủ lớn để tới được tất cả HS hoặc để trình diễn âm thanh trong các
hình ảnh động, các phim video bao gồm cả hình ảnh và âm thanh.
- Máy tính: máy tính là một thiết bị mở đường cho việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học. Và với ứng dụng này thì máy tính trở thành
công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học thông qua một số khả năng sau:
+ Khả năng biểu diễn thông tin: máy tính có thể cung cấp thông tin dưới
dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh.
16
+ Khả năng giải quyết một khối thống nhất các quá trình thông tin, giao
lưu, điều khiển trong dạy học.
+ Khả năng mô hình hoá các đối tượng: máy tính có khả năng mô phỏng
nhiều vấn đề, hiện tượng không thể truyền tải được bởi các mô hình thông
thường.
+ Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: máy tính có khả năng lưu trữ
một lượng thông tin cực lớn, cho phép lập những ngân hàng dữ liệu. Các máy
tính có thể kết nối với nhau tạo thành mạng cục bộ hay liên kết toàn cầu cho
phép truy cập thông tin ở khắp mọi nơi.
- Đa phương tiện trong dạy học: đó là sự kết hợp đồng bộ, sử dụng hợp
lý nhiều phương tiện trong một thời điểm dạy học theo quan điểm hệ thống.
Có nghĩa là kết hợp nhiều loại phương tiện với nhau một cách hợp lý, trọn
vẹn và mang tính hệ thống, đồng bộ. Về mặt giao tiếp người dùng đa phương
tiện không nhận thông tin một cách bị động mà thông qua đa phương tiện có
thể điều khiển, điều chỉnh, khai thác và lựa chọn thông tin theo mục đích day
học.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy tính điện tử và các phương tiện hiện
đại khác, vai trò của đa phương tiện trong dạy học các môn kỹ thuật và dạy
nghề ngày càng tỏ ra ưu thế, mở ra hướng mới trong việc thiết kế và thực
hiện các bài giảng, đặc biệt là các nội dung mang tính trừu tượng.

1.3 Vấn đề sử dụng hợp lý phương tiện dạy học.
1.3.1 Yêu cầu đối với phương tiện dạy học.
Mỗi loại PTDH sẽ có những yêu cầu riêng, song để đánh giá chất lượng
của một PTDH, người ta thường sử dụng một số tiêu chí sau: tính khoa học sư
phạm, tính khoa học kỹ thuật, tính thẩm mỹ, tính kinh tế, tính nhân trắc học.
[5]
- Tính khoa học sư phạm:
+ PTDH phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa
và phương pháp dạy học, thúc đẩykhả năng tiếp thu của HS.
17
+ PTDH có tác dụng thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến.
+ Nội dung và cấu tạo của PTDH phải đảm bảo các đặc trưng của việc
dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm.
+ Các PTDH hợp thành bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ mang tính hệ
thống về nội dung, bố cục và hình thức sử dụng.
- Tính khoa học kỹ thuật:
+ PTDH phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất của đối tượng.
+ Chất lượng vật liệu dùng chế tạo phải đảm bảo tuổi thọ cao, an toàn
tin cậy cho việc sử dụng và bảo quản.
+ PTDH phải thể hiện được các thành tựu mới nhất của khoa học
chuyên ngành hay trình độ công nghệ của nghề.
- Tính thẩm mỹ:
PTDH có kết cấu cân xứng, màu sắc hài hoà, rõ nét để kích thích sự chú ý
và hứng thú học tập của HS.
- Tính kinh tế:
PTDH có khả năng thực hiện được nhiều chức năng trong dạy học với chi
phí hợp lý.
- Tính nhân trắc học:
+ PTDH phải đủ lớn hoặc đủ số lượng để mọi HS trong lớp học có thể

quan sát được.
+ PTDH phải đảm bảo tất cả các yêu cầu an toàn và khi sử dụng không
gây độc hại hay nguy hiểm gì cho người sử dụng.
+ Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng Việt kèm theo.
3.2.2 Điều kiện đảm bảo sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học.
1.3.2.1 Một số yêu cầu về môi trường sư phạm.
Môi trường sư phạm nhà trường bao gồm môi trường vật chất và tinh
thần. Ở đây chỉ đề cập tới môi trường vật chất hay cơ sở vật chất phục vụ cho
việc dạy học, cụ thể là lớp học.
- Phòng học thông thường:
+ Phòng học phải đủ diện tích cho GV và HS tiến hành hoạt động dạy
và học một cách thuận lợi nhất. Đảm bảo cho GV có thể tiếp xúc với từng HS
18
ngay trong giờ học khi cần thiết. HS ở mọi vị trí có thể quan sát được GV và
sự trình diễn của các PTDH.
+ Ánh sáng trong phòng phả được đảm bảo có sự kết hợp hài hoà giữa
ánh sáng tự nhiên với ánh sáng nhân tạo. Có phương tiện để che tối và điều
khiển ánh sáng trong phòng ở mức độ nhất định khi việc sử dụng PTDH có
yêu cầu.
+ Màu sắc trong phòng phải hài hoà, đáp ứng được yêu cầu về tâm,
sinh lý của người học và có thể dùng làm nền cho các bộ phận trình chiếu.
- Phòng học đa phương tiện: Đây là loại phòng học trong đó đã có sự
chuẩn bị sẵn nhiều loại PTDH phù hợp, đặc biệt là các loại phương tiện hiện
đại. Việc xây dựng phòng học đa phương tiện giúp cho GV không phải mang
các PTDH cồng kềnh, nặng nhọc khi lên lớp (máy chiếu, màn chiếu, máy
tính, thiết bị âm thanh…) và thuận tiện, linh hoạt khi sử dụng. Loại phòng học
này có thể xây dựng bằng cách cố định các PTDH trong một phòng học thông
thường hoặc di chuyển phòng chứa PTDH đến các phòng học thông thường
khi cần thiết.
1.3.2.2 Yêu cầu đối với việc sử dụng phương tiện dạy học.

Việc lựa chọn và đánh giá PTDH cần phải căn cứ vào các yêu cầu đối với
PTDH như đã nêu ở mục trên và quan trọng còn phải phù hợp với điều kiện
dạy học cụ thể, đó là mục tiêu bài dạy và các nhiệm vụ học tập; là đặc điểm
nội dung bài học, thời gian, trình độ HS, không gian lớp học và phương pháp
dạy học.
Mỗi loại PTDH có những đặc điểm riêng và yêu cầu cụ thể khi sửdụng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn, sử dụng PTDH đầu tiên phải tuân theo một số
nguyên tắc sau[3]:
- Đảm bảo an toàn và độ tin cậy:
+ Đảm bảo an toàn điện khi sử dụng.
+ An toàn cho thị giác và thính giác.
+ Phải đảm bảo việc sử dụng PTDH sẽ chắc chắn đem lại hiệu quả tốt hơn.
- Nguyên tắc vừa sức:
+ Sử dụng PTDH đúng lúc (đúng thời điểm và trình tự quan sát):
Sử dụng phương tiện có ý nghĩa giúp cho quá trình nhận thức của người
học trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn, người học lĩnh hội được tri thức nhanh
hơn và ghi nhớ lâu hơn. Trong quá trình dạy học, một trong những nguyên
19
nhân làm giảm hiệu quả của quá trình nhận thức làlàm phân tán sự chú ý của
người học, làm cho người học không tập trung vào nội dung kiến thức đang
nghiên cứu. Vì vậy, khi sử dụng PTDH tuyệt đối không được để nó ảnh
hưởng không tốt đến sự tập trung chý ý của người học, mà ngược lại phải thu
hút được sự chú ý. Muốn vậy, PTDH phảI được xuất hiện đúng vào lúc mà
nội dung, phương pháp bài giảng cần đến nó. Cần đưa PTDH vào theo đúng
trình tự bài giảng đã định sẵn, tránh việc trưng bày hàng loạt trên bàn, trên giá
trong một giờ học khi chưa cần sử dụng tới.
Một vấn đề quan trọng nữa là cần phân biệt thời điểm sử dụng tong loại
PTDH. Cần nghiên cứu kỹ nội dung, xác định phương pháp tốt nhất và PTDH
phù hợp nhất với tong phần nội dung và phù hợp với diễn biến tâm lý của HS
trong từng tiết học.

+ Sử dụng PTDH đúng chỗ:
Sử dụng PTDH đúng chỗ nghĩa là phải để PTDH ở một vị trí vừa tiện cho
sự trình bày của GV vừa đảm bảo cho mọi HS ở mọi vị trí lớp đều có thể
quan sát rõ ràng được. Vị trí trình bày PTDH phảI đảm bảo các yêu cầu chung
và riêng của nó về điều kiện ánh sáng, âm thanh, thông gió hay các yêu cầu
khác.
+ Sử dụng PTDH đúng cường độ:
Để thực hiện nguyên tắc này cần phải có sự kết hợp hợp lý giữa nội dung,
phương pháp và PTDH sao cho phù hợp với trình độ và tâm lý lứa tuổi của
HS.
Mỗi loại PTDH có mức độ sử dụng trên lớp khác nhau, nếu kéo dài việc
trình diễn PTDH một cách không cần thiết hoặc ding lặp đI lặp lại một loại
PTDH trong một buổi dạy sẽ gây nên sự nhàm chán ở HS.
Việc áp dụng các loại PTDH hiện đại cũng phải tính dến trình độ lứa tuổi
của HS, không để tình trạng học quá tải, đặc biệt là lứa tuổi nhỏ. Đồng thời
phải tính đến sự ảnh hưởng của phương tiện nghe nhìn hiện đại tới thính giác
và thị giác. Đối với lứa tuổi sinh viên, tâm sinh lý và trình độ có khả năng đáp
ứng lâu dài với việc sử dụng PTDH nói chung và PTDH hiện đại nói riêng.
Tuy nhiên cũng cần xác định cường độ hợp lý. Nếu một môn học mà luôn
được trình diễn hoàn toàn thông qua máy tính cùng các thiết bị hiện đại cũng
dễ gây nên sự nhàm chán. Vì vậy cần có sự lựa chọn, kết hợp nhiều PTDH
trong quá trình dạy học và tính toán hợp lý cường độ sử dụng của mỗi loại.
20
- Đảm bảo tính hiệu quả:
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trên, thì việc sử dụng PTDH cũng phải
trính đến hiệu quả sử dụng. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò của PTDH
song nếu không xác định đúng đắn sẽ đem lại kết quả không tốt trong QTDH.
Do đó khi sử dụng PTDH phải nghiên cứu kỹ, sử dụng một cách hợp lý nhằm
đạt kết quả như mong muốn.
Điều quan trọng của việc sử dụng hợp lý là đảm bảo tính hệ thống, đồng

bộ khi sử dụng kết hợp nhiều loại PTDH, không để các PTDH mâu thuẫn, loại
trừ lẫn nhau, mà chỉ khắc phục những hạn chế của nhau. Đồng thời phải đảm
bảo sự tương tác trong dạy học. PTDH dù hiện đại đến đâu cũng không thể
thay thế được vai trò của GV, trước hết là phương pháp dạy học và kỹ thuật
dạy học của GV. Việc sử dụng PTDH không thể theo một chiều mà phải tính
đến sự “tương tác” với HS, nghĩa là làm cho HS không thụ động tiếp nhận
PTDH mà có thể tác động trở lại PTDH để hoàn thiện quá trình nhận thức của
mình.
Chương 2 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
2.1 Thực trạng phương tiện dạy học hiện có sử dụng trong giảng dạy kỹ
thuật công nghiệp.
Để đi vào phân tích tình hình sử dụng phương tiện dạy học trong dạy
học các môn KTCN, đề tài điểm qua một số nét đặc thù liên quan đến việc
giảng dạy KTCN như sau:
21
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng PTDH trong giảng dạy
các học phần KTCN, tuy nhiên trong chương trình có một số học phần có nội
dung mang tính chất tương đối như nhau (> 60% nội dung) giữa các học phần
KTCN và một số học phần khác (điện kỹ thuật, điện tử học, cơ khí ), và giáo
viên KTCN cũng được phân công giảng dạy các học phần đó, do vậy đề tài có
sự mở rộng đối tượng nghiên cứu để tăng tính khách quan.
- Các học phần KTCN được giảng dạy đều thuộc ngành phụ: CĐ Lý-
KTCN; ĐH Kỹ thuật nông nghiệp-KTCN-KTGĐ.
- Số lượng giáo viên có thể tham gia giảng dạy các học phần KTCN
không nhiều. Theo thống kê của chúng tôi, hiện tại có 07 giáo viên KTCN, 01
Kỹ thuật viên(quản lý thiết bị thực hành) và 04 giáo viên ngành vật lý đã
giảng dạy các học phần có nội dung tương tự KTCN.
- Về mặt quản lý các giảng viên, cán bộ không thuộc một bộ môn riêng,

trong đó 03 giảng viên làm việc tại các phòng chức năng, còn lại thuộc Bộ
môn Lý-KTCN.
2.1.1 Tình hình trang bị phương tiện dạy học trong giảng dạy kỹ thuật
công nghiệp.
Để tìm hiểu thực trạng PTDH hiện có có thể sử dụng trong giảng dạy
KTCN, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế phòng thực hành và lấy ý kiến
của cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phòng thực hành, quản lý Bộ môn và
thu được các kết quả sau:
- Các PTDH được trang bị (có thể sử dụng) để giảng dạy các học phần
KTCN
Bảng 2.1 Thống kê các loại PTDH hiện có dùng trong giảng dạy KTCN
STT Tên thiết bị SL Tình
trạng
STT Tên thiết bị SL Tình
trạng
1 Máy mài 02 cũ 33 Kìm điện 05 cũ
2 Êtô 03 Hỏng 34 Mô hình mạch
điều khiển
ĐCĐB 3 pha
01 cũ
3 Đồng lá 04 cũ 45 Mô hình sơ đồ
trải dây quấn
02 cũ
22
động cơ điện.
4 Đe tròn các
loại
03 cũ 36 Đồng hồ vạn
năng
01 cũ

5 Đe vuông 01 cũ 37 Máy ổn áp 01 cũ
6 Đe chữ B 01 cũ 38 Mô hình sơ đồ
dàn trải tủ lạnh
01 cũ
7 Dây điện 60 cũ 39 Mỏ hàn 01 cũ
8 Vít 01 cũ 40 Máy quấn dây 01 cũ
9 Đục các loại 10 cũ 41 Màn hình màu 01 cũ
10 Dụng cụ uốn
kim loại
01 cũ 42 Mô hình sơ đồ ti
vi đen trắng
01 cũ
11 Cưa 01 cũ 43 Đầu băng 01 Hỏng
12 Khoan 01 cũ 44 Đồng hồ đo 05 cũ
13 Tán đinh 01 cũ 45 Máy hiện súng 02 cũ
14 Mộng vuông 02 cũ 46 Máy phát hàm 01 Mới
15 Búa 01 cũ 47 Linh kiện điện tử Mới
16 Kìm điện 01 cũ 48 Bo mạch 05 Mới
17 Compa vạch
dấu
01 cũ 49 Dây nối Mới
18 Dưỡng vạch
dấu
01 cũ 50 Hộp đựng linh
kiện
05 Mới
19 Chìa vặn 10-
12-19-22
01 cũ 51 Mô hình Cơ
cấu(CC) truyền

động bánh răng
các loại
10 cũ
20 Mỏ lết 250 01 cũ 52 Panh 05 Mới
21 Ke các loại 01 cũ 53 Mô hình CC cơ
kỹ thuật các loại.
10 cũ
22 Calip các loại 01 cũ 54 Máy chiếu
Projector
01 cũ
23 Thước cặp 01 cũ 55 Vật thể định
dạng vẽ kỹ thuật
05 cũ
24 Thước lá 01 cũ 56 Bảng dạy học Mới
25 Thước kiểm tra
phẳng
02 cũ 57 Sách, giáo trình,
tài liệu tham
khảo.
40 Cũ và
mới
26 Bàn ren 01 cũ 58 Máy biến áp loại
nhỏ.

27 Mũi khoan 04 cũ 59 Bảng mô hình Cũ,một
23
mạch điện tử. số
hỏng
28 Dao doa 02 cũ 60
29 Ta rô 02 cũ 61

30 Mài đá 01 cũ 62
31 Dao tiện 01 cũ 63
32 Dao các loại 01 cũ 64
Khi tiến hành xin ý kiến cán bộ, giảng viên về tình trạng trang bị PTDH
thu được những đánh giá như bảng 2.2:(mẫu phiếu xem phụ lục 1)
Bảng 2.2 Đánh giá về tình hình trang bị PTDH cho giảng dạy KTCN
Tình hình trang bị
PTDH
Kết quả
Dạy lý thuyết Dạy thực hành
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Đầy đủ - - - -
Tương đối đầy đủ 07 63,6 03 27,3
Thiếu nhiều 04 36,4 08 72,7
Không đáng kể - - - -
Như vậy xét về dạy lý thuyết có thể nói được trang bị tương đối đầy
đủ, nhưng xét về dạy thực hành thì còn thiếu nhiều. Có 63,6% cán bộ, giảng
viên được hỏi cho rằng PTDH trang bị cho dạy lý thuyết là tương đối đầy đủ
và có 72,7% cho rằng PTDH thực hành thiếu nhiều. Theo thống kê của chúng
tôi có hơn 60 đầu mục các PTDH có thể dùng trong giảng dạy KTCN, bao
gồm trong giảng dạy cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, phương pháp dạy
học tuy nhiên số lượng/đầu mục lại không nhiều,rất nhiều đầu mục có 01
chiếc. Chính vì vậy sử dụng làm PTDH lý thuyết thì đáp ứng được, nhưng

không thể sử dụng để dạy thực hành. Thực tế cho thấy, hàng năm khi gặp các
học phần thực hành nhà trường phải gửi sinh viên đi học tập nhờ ở các cơ sở
24
khác. Đây thực sự là vấn đề nan giải, song lại có những nguyên nhân khách
quan mà khó giải quyết ngay được. Do đó trong đề tài nghiên cứu khoa học,
chúng tôi đi sâu vào mảng dạy lý thuyết và các kết quả chủ yếu dựa trên
nghiên cứu vấn đề dạy lý thuyết.
Việc tìm hiểu mức độ đáp ứng của PTDH cũng chủ yếu dựa trên việc
giảng dạy các học phần lý thuyết và thu được kết quả ở bảng 2.3:
Bảng 2.3 Đánh giá về mức độ đáp ứng của phương tiện dạy học
Mức độ đáp ứng
Loại hình PTDH
Tốt Khá
Không đáng
kể
Không đáp
ứng được
SL TL SL TL SL TL SL TL
Tranh, ảnh - - - - 09 81,8 03 27,2
Giáo trình, bài giảng,
sách tham khảo
- - 08 72,7 - - - -
Mô hình - - 04 36,3 08 72,7 - -
Vật thật - - 05 45,5 06 54,5 - -
Máy chiếu - - 08 72,7 04 36,6 - -
Máy tính - - 09 81,8 03 27,2 - -
Truyền thanh, truyền
hình dạy học
- - - - 03 27,2 09 81,8
Các loại bảng viết 10 90,9 01 9,1 - - - -

Căn cứ vào số liệu trên và thực tế khảo sát tình trạng cũ hay mới, còn
sử dụng được hay không và những khó khăn khi sử dụng, có thể thấy các loại
bảng viết, giáo trình, bài giảng, máy chiếu, máy tính là những phương tiện
đáp ứng cao nhất so với nhu cầu sử dụng, song cũng chưa đạt mức độ cao
nhất. Có 90 % giảng viên được hỏi cho rằng bảng viết đáp ứng tốt. Còn giáo
trình, bài giảng, máy chiếu, máy tính đạt mức khá là 70 - 80 %. Các loại khác
ở mức không đáng kể. Thực tế cho thấy tất cả các phòng học của trường đều
25

×