Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

kinh nghiệm dạy phân môn “tập đọc nhạc” lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.56 KB, 7 trang )

1. Tên kinh nghiệm:
KINH NGHIỆM
DẠY PHÂN MÔN “TẬP ĐỌC NHẠC” LỚP 4
2. Mô tả ý tưởng:
a. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
- Là một giáo viên chuyên dạy môn Âm nhạc tôi nhận thấy rằng phân
môn “Tập đọc nhạc” là một phần còn nhiều vướng mắc. Đây là một phần được
coi là khó đối với các em học sinh Tiểu học vì các em còn nhỏ, trí nhớ chưa bền,
một số học sinh chưa có kĩ năng để tập đọc nhạc, nhận biết các nốt nhạc trên
khuông còn chậm, chưa chủ động đựơc khi đọc nhạc mà quen với phương pháp
học truyền khẩu, đa số các em học sinh là học sinh dân tộc (Chưa mạnh dạn
trong giao tiếp) nên các em còn nhiều hạn chế.
- Qua khảo sát chất lượng đầu năm học của học sinh qua giờ dạy cho thấy
số học sinh chưa đạt kĩ năng còn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể như sau:
- Thời gian khảo sát ngày 9 tháng 9 năm 2011.
* Tổng số học sinh lớp 4: 29 em
+ Hoàn thành tốt (A+)
5/29 = 17,3 %
+ Hoàn thành (A)
20/29 = 68,9 %
+ Chưa hoàn thành (B)
4/29 = 13,8 %
- Để khắc phục những nguyên nhân chủ yếu nêu trên bản thân tôi tự học
hỏi tìm tòi nghiên cứu tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy, tìm
ra phương pháp giảng dạy phù hợp với thời lượng với điều kiện giảng dạy và
khả năng học tập của từng lớp, từng đối tượng học sinh.
b. Ý tưởng:
- Âm nhạc Việt Nam, một biểu tượng sâu sắc và độc đáo của đất nước và
con người Việt Nam, từ ngàn xưa đã có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Nó đã
góp phần khẳng định bản sắc dân tộc và là một trong những nguồn sản sinh và
nuôi dưỡng bao tâm hồn và ý chí của những thế hệ Việt Nam trong đấu tranh


dựng nứơc và giữ nước.
- Nhà trường bậc Tiểu học với nhiệm vụ giáo dục Âm nhạc cho học sinh
nhằm thực hiện công bằng quyền của tất cả trẻ em không chỉ ở thành phố, thị xã
mà còn ở các vùng nông thôn xa xôi, miền núi hẻo lánh đều đựơc hưởng một nội
dung giáo dục hoàn chỉnh trong đó có quyền được học Âm nhạc, tiếp thu những
kiến thức cơ bản về nghệ thuật Âm nhạc của Việt Nam và thế giới. Rèn luyện
các kĩ năng thực hành âm nhạc cơ bản hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc
tối thiểu cho học sinh, giúp cho các em làm quen một kĩ năng đơn giản về ca hát
và thói quen tập hát đúng, tạo cho các em lòng yêu thích âm nhạc, hứng thú, có
niềm vui khi học hỏi, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích
thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú.
Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở
bậc tiểu học, trình độ thưởng thức âm nhạc phổ thông, nhu cầu và khả năng hoạt
1
động âm nhạc một cách chủ động qua 3 phần trong nội dung chương trình môn
âm nhạc lớp 4 là “Tập hát”, “Phát triển khả năng âm nhạc”, “Tập đọc nhạc”.
- Trong 3 phần trên thì phần “Tập đọc nhạc” là một phần còn nhiều
vướng mắc. Đây là một phần được coi là khó đối với các em học sinh Tiểu học
vì các em còn nhỏ, trí nhớ chưa bền. Vì vậy, làm thế nào để giảng dạy bộ môn
đạt hiệu quả để giúp các em dần được “Thanh toán nạn mù nhạc” để tự các em
hát những bài hát phổ thông yêu thích mà không bị phụ thuộc vào một ai biết
nhạc từ đó các em sẽ càng yêu thích âm nhạc, càng say mê ca hát và học tập tốt
tất cả các môn học khác.
- Để thực hiện được dạy “Tập đọc nhạc” có hiệu quả là giáo viên phải
không ngừng nghiên cứu tìm tòi phương pháp để rèn cho học sinh các kĩ năng
cơ bản để có thể “Tập đọc nhạc” được thuận lợi, đó là hệ thống kĩ năng giải mã
các ký hiệu ghi nhạc cùng một lúc.
+ Kĩ năng nhận dạng khuông nhạc, nhớ tên dòng và khe.
+ Kĩ năng xác định tên nốt, vị trí các nốt trên khuông có khoá son.
+ Kĩ năng đọc cao độ, trường độ.

+ Kĩ năng thực hành về tiết tấu.
+ Kĩ năng đọc và thực hiện giá trị các ký hiệu ghi nhạc khác.
- Phải thể hiện trong cùng một lúc các kĩ năng trên là một yêu cầu khó đối
với học sinh về thời lượng tiết học quá ít, các tiết học lại phân bố quá thưa, khả
năng Âm nhạc của các em lại không đồng đều. Nếu như hướng dẫn các em theo
phương pháp truyền khẩu (giáo viên đọc mẫu từng câu ngắn, học sinh đọc theo)
học sinh có thể đọc được ngay và thuộc bài, nhưng chỉ đọc một cách thụ động,
mau quyên và không hiểu cặn kẽ vì sao lại đọc đựơc như vậy. Để khắc phục
những hạn chế trên thì giáo viên phải thực hiện việc dạy tách biệt các kĩ năng
trên để phù hợp với tâm sinh lý và khả năng của học sinh ở bậc Tiểu học. Việc
dạy tách biệt các kĩ năng đọc nhạc cũng giống như cách dạy tách biệt các kĩ
năng học chữ cái, các âm, học ghép vần, đọc tiếng, đọc câu, đọc bài trong môn
Tiếng Việt. Rồi căn cứ vào sự thành thạo của học sinh đối với từng kĩ năng mà
phối hợp một cách hoàn chỉnh theo nốt trên khuông có khóa son một cách thành
thạo.
3. Nội dung công việc:
- Đối với nhà trường: Có đầy đủ trang thiết bị như: Đàn Ooc gan, nhạc cụ
gõ, đài, băng đĩa, máy chiếu
- Đối với giáo viên:
+ Phải có chuyên môn đào tạo chính quy đủ khả năng, kĩ năng về ca hát,
thể hiện nhạc cụ, ứng dụng CNTT
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
+ Tìm hiểu luật giáo dục.
+ Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan
đến bộ môn Âm nhạc.
2
+ Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học.
+ Khảo sát chất lượng đầu năm của HS. Tìm hiểu thực trạng học tập môn
Âm nhạc của học sinh, tình hình thực tế của các lớp trong trường.
+ Thiết kế bài giảng tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn

hơn, yêu thích môn âm nhạc ở bậc tiểu học hơn.
- Đối với học sinh:
+ Phải có thói quen nghe, quan sát tranh ảnh, có đầy đủ đồ đùng học tập,
sách giáo khoa, vở
4. Triển khai thực hiện:
- Thời gian thực hiện từ ngày 22 tháng 8 năm 2011 đến ngày 3 tháng 5
năm 2012. Tại lớp 4 với 29 học sinh.
- Phương tiện như: Đàn Ooc gan, nhạc cụ gõ, tranh ảnh, đài, băng đĩa,
máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, các tài liệu, phương
tiện truyền thông có liên quan đến bộ môn Âm nhạc
* Về phía nhà trường:
- Nhà trường đã tạo điều kiện có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho môn
học như: Đàn Ooc gan, nhạc cụ gõ, tranh ảnh, đài, băng đĩa, máy chiếu, sách
giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, các tài liệu, phương tiện truyền thông
có liên quan đến bộ môn Âm nhạc
* Về phía giáo viên:
- Có chuyên môn đào tạo chính quy đủ khả năng, kĩ năng về ca hát, thể
hiện nhạc cụ
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn về nhạc cụ khi ngành tổ chức,
dành nhiều thời gian cho công tác tự học, tự nghiên cứu, học tập từ bạn bè
đồng nghiệp về kiến thức bộ môn.
- Quan tâm đến việc chuẩn bị bài, việc thiết kế bài học theo quy trình có
các hoạt động và dự kiến thực hiện các hoạt động cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu kĩ và bám sát tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức - kĩ năng
và văn bản hướng dẫn giảm tải để xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản của
môn học, tiết học.
+ Xác định mục tiêu của môn học, tiết học.
+ Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của tiết học, trình độ của học sinh để
định hướng các tư liệu cần sử dụng hỗ trợ vào bài giảng, dự kiến các hoạt động
giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học thông qua các phương tiện dạy

học hiện có và tự làm: Sử dụng nhạc cụ để trình bày, tranh ảnh, máy nghe, đĩa
nhạc, nhạc cụ gõ
- Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, trong khi thiết kế bài học
cần lựa chọn nội dung cần thiết để trình bày: Các câu hỏi, bài tập Cần chú
trọng đến việc lựa chọn câu hỏi, tránh đặt các câu hỏi dễ, song cũng không nên
quá khó đối với hoc sinh.
3
- Dự kiến các gợi ý để học sinh có thể tiếp cận và tự phát hiện kiến thức
mới. Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh (cá nhân hay theo nhóm,
dãy, đồng thanh) và thời gian làm việc của học sinh.
- Giáo viên thiết kế bài giảng, nêu các bước dạy một bài “ Tập đọc nhạc”.
* Ví dụ:
TĐN SỐ 1: Son la son




Son La Son hát véo von




Mi Son Mi trống vang rền.

+ Luyện tập cao độ:



+ Luyện tập tiết tấu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- Treo bảng phụ chép bài TĐN số 1. - Chú ý quan sát, nhận biết.
- Đặt câu hỏi. Y/C HS thảo luận nhóm 4. - Thảo luận nhóm, trả lời.
+ Bài TĐN số 1 viết ở nhịp bao nhiêu? + Nhịp
,
có 8 ô nhịp.
4
2
4
2
4
2
4
có mấy ô nhịp?
+ Trong bài có hình nốt, nốt nhạc gì? + Có hình nốt đen, nốt trằng, có nốt
Đô - Rê - Mi - Son - la
+ Nốt cao nhất là nốt nào? Nốt thấp nhất
là nốt nào?
+ Nốt cao nhất là nốt La, nốt thấp
nhất là nốt Đô.
- Đọc mẫu kết hợp gõ phách 1 lần. - Chú ý lắng nghe, quan sát.
- Đặt câu hỏi? - Trả lời.
+ Trong bài TĐN có những nốt nhạc nào
ngân dài 2 phách?
+ Có nốt Son trắng, nốt Mi trắng,
nốt Đô trắng.
- Hướng dẫn học sinh luyện tËp tiÕt tÊu. - Luyện tập tiết tấu.
- Đàn cho HS luyện đọc thang âm:
Đô - Rê - Mi – Son - La .
- Luyện đọc thang âm theo đàn.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 đọc tên các

nốt trong bài.
- Chỉ nốt trong bài cho HS đọc, GV lắng
nghe, sửa sai cho HS.
- HS thảo luân nhóm 4 theo Y/C
của GV.
- Đại diện nhóm đọc theo yêu cầu
của GV.
- Đàn cho HS tự đọc ghép cao độ và
trường độ từng câu ngắn.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- GV đàn cao độ cho HS đọc cả bài kết
hợp gõ phách.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV đàn cao độ cho HS luyện đọc theo
hình thức nhóm, cá nhân.
- Luyện đọc theo nhóm, cá nhân.
- GV đàn cho HS đọc nhạc kết hợp ghép
lời ca.
- Đọc nhạc và ghép lời ca.
- Cho HS luyện đọc bằng nhiều hình
thức đồng thanh, nhóm, cá nhân, dãy
(1dãy đọc, 1 dãy ghép lời ca ).
- Luyện đọc theo yêu cầu của
GV(đồng thanh, nhóm, cá nhận )
* Về phía học sinh.
- Giáo viên không những chỉ quan tâm đến việc thiết kế bài giảng làm sao
cho sinh động, dễ hiểu mà còn phải chú ý đến việc lĩnh hội kiến thức của học
sinh như thế nào. Vì vậy cần định hướng cho học sinh cách lĩnh hội kiến thức,
cụ thể như sau:
- Ở nhà học sinh cần phải đọc, nghiên cứu trước nội dung bài học của ngày

hôm sau.
- Phải có đầy đủ đồ dùng học tập, SGK, vở, nhạc cụ gõ.
- Phải có thói quen nghe, quan sát và tự rút ra kết luận.
- Học sinh có nhận thức chậm giáo viên cần dành những câu hỏi dễ và
thời gian nhiều hơn để các em được trả lời.
- Học sinh tránh được hiện tượng học “ vẹt ”.
5
5. Kết quả đạt được:
- Từ chất lượng cuối năm so với đầu năm học của phân môn “Tập đọc
nhạc” bằng một số biện pháp và kinh nghiệm trong giảng dạy tôi nhận thấy.
Chất lượng của môn Âm nhạc nói chung và phân môn “Tập đọc nhạc” nói riêng
của lớp 4 đã được nâng lên rõ rệt các em có ý thức học tập tốt hơn, các em đã tự
tin và yêu thích phân môn “Tập đọc nhạc” hơn, đã kích thích được hứng thú học
tập của học sinh các em đã đựợc rèn luyện tính chủ động, mạnh dạn trong giờ
học nhờ đó tôi cũng có được nhiều giờ dạy thành công.
* Tổng số học sinh lớp 4: 29 em.
- 100% HS hoàn thành. Trong đó:
+

Hoàn thành tốt ( A+) 10 HS = 34,4 %. So với khảo sát đầu năm tăng 6 HS.
+ Hoàn thành ( A ) 19 HS = 65,6 %. So với khảo sát đầu năm giảm 1 HS.
+ Chưa hoàn thành ( B ) 0 HS = 0 %. So với khảo sát đầu năm giảm 4 HS.
- Sau một năm áp dụng đề tài các em học sinh đã có nhiều tiến bộ trong
học tập bộ môn, các em mạnh dạn hơn trong các hoạt động ca hát không chỉ
trong giờ học mà cả trong các buổi hoạt động tập thể, các buổi giao lưu văn nghệ
của trường, lớp. Từ đó hoạt động ca hát của các em ngày càng phong phú hơn.
6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng sáng kiến đã thực hiện:
- Qua thành công của phân môn “Tập đọc nhạc” lớp 4 trong năm học
2011- 2012 bản thân tôi xẽ tiếp tục phát huy, nghiên cứu để mở rộng sáng kiến
cho những năm học tiếp theo như:

- Tiếp tục học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng,
nhiệt tình, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy.
- Chủ động học hỏi để nâng cao kiến thức cho bản thân đồng thời chủ
động trong tất cả kiến thức, kỹ năng, thái độ truyền thụ đến học sinh. Phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ hơn giữa nhà trường, gia đình, xã hội, giúp phụ huynh học
sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình để phụ huynh
tạo điều kiện cho con em học tập tốt hơn.
- Cải tiến phương pháp giảng dạy, sáng tạo, tích hợp, áp dụng linh hoạt
cho phù hợp với thời lượng tiết học, với trình độ và khả năng từng lớp và từng
đối tượng học sinh.
- Phải tạo được sự hứng thú học tập bộ môn của học sinh trong từng tiết
học, tìm cách khơi dạy và củng cố lòng tự tin học tập bộ môn của các em. Tránh
dùng những lời lẽ, cử chỉ gây tâm lý tự ti vào khả năng ca hát và đọc nhạc của
học sinh.
- Qua thành công của phân môn “Tập đọc nhạc” lớp 4 trong năm học
2011- 012 tôi xẽ tiếp tục mở rộng sáng kiến cho cả khối 5 trong năm học 2012 -
2013.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm dạy phân môn “Tập đọc nhạc”
lớp 4 của tôi. Tôi áp dụng ở năm học 2011 - 2012 đã thành công. Rất mong
6
được sự giúp đỡ của hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm của trường và
của ngành để tôi có thể vận dụng giảng dạy trong năm học tiếp theo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./
Tân An, ngày tháng năm 2012
Người viết
Hoàng Văn Tuỳ
Xác nhận của hội đồng khoa học trường








7

×