Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề tài: BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC NHẰM GIÁO DỤC THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO CÁC EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.81 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HÒN ĐẤT

TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG

BÁO CÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Người viết: TRẦN PHẠM THÁI
Chức vụ: giáo viên giảng dạy môn âm nhạc
2012-2013


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

Đề tài:
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG PHÂN MÔN “ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC”
NHẰM GIÁO DỤC THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO CÁC EM
I/ TÍNH MỤC ĐÍCH:
Trong những năm qua, Sở GD & ĐT Kiên Giang đã quan tâm nhiều hơn cho
bộ môn Âm nhạc, giáo viên môn âm nhạc đã được tăng cường từ cấp Tiểu học đến
cấp THCS. Gần đây, các phong trào văn - hoá văn nghệ trong nhà trường chất lượng
và nội dung đã phong phú hơn nhiều. Học sinh thể hiện bài hát có nét hơn, phong
cánh biểu diễn tốt hơn, cảm nhận âm nhạc của các em cũng có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, sự phát triển của thời đại, cũng như nhu cầu của học sinh ngày càng cao
thì cũng đòi hỏi giáo viên cần có những phương pháp giảng dạy mới sao cho phù
hợp với tình hình hiện tại.
Mặc dù khi lên lớp giáo viên đã truyền thụ đầy đủ kiến thức về chuyên môn
cho học sinh như: Thuộc lời và hát được bài hát, đọc được bài cácTĐN (Tập đọc


nhạc) trong chương trình, hiểu biết đôi nét về nhạc só Việt Nam, nhạc só nước ngoài
các loại hình biểu diễn nghệ thuật, các nhạc cụ dân tộc… Tuy nhiên, giờ học thiếu
sinh động thường là trong các tiết dạy có phân môn “Âm nhạc thường thức”
(ÂNTT).
Trên thực tế, do thời lượng giảng dạy phân môn “Âm nhạc thường thức”
được gói gọn trong khoảng trên dưới 20 phút nên giáo viên chỉ dạy được cho học
sinh biết sơ lược kiến thức âm nhạc cơ bản như: Năm sinh, quê quán nhạc só, những
đóng góp của các nhạc só cho Cách mạng Việt Nam, học sinh nghe được bài hát
được giới thiệu trong SGK, xem một số hình ảnh đơn điệu trong sách giáo khoa,
hiểu sơ lược các nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ phương Tây, các loại hình nghệ thuật theo
lý thuyết suông …
Như vậy, học sinh thật sự chưa hiểu hết được những giá trị nghệ thuật của âm
nhạc qua tiết dạy. Nếu chúng ta thử làm một phiếu điều tra thăm dò học sinh thì
những tâm sự, khúc mắc của các em sẽ được chúng ta thấy rõ ràng hơn. Khi học
phân môn ÂNTT, học sinh thường tỏ thái độ lơ là hoặc không thích thú lắm. Một số
em còn có những nhận thức sai lệch về âm nhạc truyền thống. Bên cạnh đó, một số
học sinh tích cực hơn thì cho rằng hình ảnh minh hoạ cho tiết học quá ít, bài hát của
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 1


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

các nhạc só cũng không nhiều, giới thiệu nội dung quá xa lạ không hiện đại, không
thực tế …
Trước thực tế trên, việc giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn
ÂNTT theo nhu cầu của học sinh cần phải được quan tâm hơn. Trong sách BDTX
chu kì III đã hướng dẫn cho giáo viên âm nhạc biết được tiến trình dạy học của phân

môn này, nhưng khi áp dụng vào từng đơn vị thì luôn gặp những khó khăn nhất định.
Giáo viên thường ngán ngại khi được đồng nghiệp dự giờ các tiết dạy có phân môn
ÂNTT do: Thiếu tranh ảnh minh hoạ, thiếu các bài hát của nhạc só để giới thiệu,
thiếu những tư liệu cần thiết, những câu chuyện ấn tượng … tiết dạy thường được
đánh giá là thiếu sinh động. Phản hồi của giáo viên thường là: “Trường chưa được
cấp đầy đủ các tư liệu, ĐDDH thiếu chức năng, các em học sinh thích nghe nhạc trẻ
nhiều hơn nhạc truyền thống…”
Hiện nay, dòng âm nhạc Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ. Trong đó giá
trị nghệ thuật âm nhạc có giá trị và không có giá trị nghệ thuật luôn đan xen nhau.
Với khả năng nhận thức của học sinh chưa phân biệt đâu là hay đâu là dở, các em
chỉ chạy theo trào lưu nhất thời từ các bạn bè. Như vậy, muốn giáo dục cho học sinh
có cái nhìn đúng đắn, thẩm mỹ về âm nhạc để tránh được các trào lưu văn hóa
không phù hợp, giáo viên cần phải đầu tư cho tiết dạy nhiều hơn. Việc giáo viên âm
nhạc đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn ÂNTT là cần thiết và cần phải có
kế hoạch cụ thể, lâu dài. Giáo viên phải tích cực đi tìm thông tin trong sách báo,
trên các diễn đàn Internet, học hỏi đồng nghiệp… Khi chúng ta trang bị đầy đủ kiến
thức, tư liệu cần thiết, trang bị ĐDDH phong phú thì tiết dạy âm nhạc sẽ sinh động
hơn, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của học sinh, từ đó việc giáo dục tư tưởng đạo
đức cho các em đạt được hiệu quả tích cực hơn.
II/ TÍNH KHOA HỌC:
1/ Thực trạng ban đầu của vấn đề:
Qua phiếu điều tra thăm dò học sinh đã cho thấy: Đa số học sinh thích học
hát hơn là học các phần khác, các em cũng có những nhạân định tích cực trong phần
học hát. Đối với phân môn “Âm nhạc thường thức” thì tỉ lệ này đạt kết quả thấp
hơn, các em cho rằng phần giới thiệu trong sách có phần hay, có phần không hay.
Đa số các em hay phàn nàn thiếu hình ảnh sinh động, phần nhạc minh hoạ quá ít.
Qua tiết dạy giáo viên có giới thiệu hết những gì có trong SGK nhưng một số nội
dung HS cũng chưa cảm nhận được hết (VD: Dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng, nhạc
kịch…). Các bài hát truyền thống thường các em không mấy quan tâm, các em cho
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)

Trang 2


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

rằng quá khó hát và nghe không hay… Rõ ràng các em chưa hiểu hết giá trị của các
bài hát đóù thì làm sao các em thấy nó hay mà cảm nhận được.
Trên thực tế, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp chúng ta cũng nhìn rõ được
điểm chung của các giáo viên âm nhạc: Họ giảng dạy phần ÂNTT luôn thực hiện
theo các bước giống nhau và thường thiếu sinh động (Vd: Cho HS đọc phần giới
thiệu trong SGK, HS xem hình trong SGK, GV hỏi, HS trả lời và ghi nhớ phần trọng
tâm, GV cho học sinh nghe bài nhạc được giới thiệu trong sách…).
Giáo viên âm nhạc chưa quan tâm đến việc học sinh thích gì trong bộ môn
âm nhạc, chưa đáp ứng được nhu cầu, tính hiếu kì của các em thì từ đó việc giáo dục
các em chưa đạt được hiệu quả. Giáo viên âm nhạc cần phải đổi mới PPGD sao cho
thật sinh động trong tiết dạy ÂNTT, ĐDDH cần phong phú hơn. Giáo viên cần quan
tâm uốn nắn cảm nhận, suy nghó của các em nhiều hơn … Đây là việc làm hết sức
cần thiết mà gần đây các giáo viên âm nhạc chưa đặc biệt quan tâm tới.
2/ Biện pháp thực hiện:
Tiến trình của một tiết dạy ÂNTT đã được đề cập nhiều trong sách thiết
kế bài giảng, sách BDTX. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đưa ra biện pháp làm
thế nào để tìm hiểu suy nghó, cảm nhận, sở thích, nhu cầu của học sinh. Từ đó trong
mỗi tiết dạy, giáo viên cần phải cải tiến gì để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của việc giáo
dục học sinh.
2.1/ Tìm hiểu học sinh:
a/ Tìm hiểu học sinh thông qua hỏi trực tiếp của giáo viên sau mỗi tiết
dạy hay trong khoảng thời gian trống.
Việc làm này rất tiện lợi, tuy nhiên cũng có nhược điểm là: Không có nhiều

thời gian để đặt ra nhiều câu hỏi thảo luận, các em không có thời gian suy nghó để
đưa ra nhận định chính xác các vấn đề, không tìm hiểu được hết học sinh có số
lượng nhiều, các em rụt rè không dám đưa ra ý kiến của mình nhất là các ý kiến
phản bác…
b/ Tìm hiểu học sinh thông qua phiếu điều tra.
Việc làm này có nhược điểm là cần phải chuẩn bị phiếu, mất nhiều thời gian
cho việc tổng hợp. Tuy nhiên, điểm nổi bật của biện pháp này là học sinh tâm sự
được nhiều hơn. Các em ghi các ý kiến của mình thật lòng hơn, số liệu tổng hợp
được cụ thể hơn … Từ đó, chúng ta sẽ nắm bắt được cụ thể tâm tư nguyện vọng của
các em khi học nhạc. Khi chúng ta biết được học sinh cần gì, thích gì và không thích
gì … thì việc đáp ứng nhu cầu cho các em học sinh sẽ dễ dàng hơn. Thông qua phiếu
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 3


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

điều tra thăm dò, chúng ta cũng phát hiện được những tư tưởng, thái độ sai lệch của
các em mà có biện pháp uốn nắn kịp thời.
c/ Các bước tiến hành làm phiếu điều tra thăm dò:
c1/ Chẩn bị câu hỏi:
- Câu hỏi chuẩn bị tuỳ thuộc vào mục đích tìm hiểu của giáo viên khi thăm dò
học sinh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ gợi ý môït số câu hỏi liên quan trong
phần ÂNTT chứ không hỏi học sinh sang phân môn khác. Tuỳ theo từng đơn vị, giáo
viên có thể cho các câu hỏi theo mục đích bài giảng của riêng mình.
Ví dụ: + Em có thích học phần ÂNTT không?
+ Trong phần ÂNTT giới thiệu về nhạc só Việt Nam, nhạc só nước ngoài,
các loại nhạc dân tộc, nhạc cụ phương Tây và các loại hình nghệ thuật âm nhạc … em

thích nhất là phần nào?
+ Trong các thể loại nhạc như: Truyền thống, nhạc trẻ, thiếu nhi, dân
ca, sến trữ tình, nhạc hoà tấu không lời… em thích thể loại nào nhất? Em thích thể
loại nhạc đó ở điểm nào?
+ Em có hay mua những đóa nhạc mới của các ca só trẻ để nghe không?
Em có nhận xét gì khi nghe những bài nhạc đó?Hay dở ở điểm nào?
+ Em có thích nghe các bài hát dân ca, các ca khúc mang âm hưởng dân
ca không?
+ Em hãy kể tên vài ca khúc mà em yêu thích nhất?
+ Em có hay nghe các bài Lí, Hò của các vùng miền không? Vì sao?
+ Các bài hát của các nhạc só được giới thiệu trong SGK âm nhạc, em
không thích nhất là ca khúc nào, của nhạc só nào?
+ Khi học môn âm nhạc, em thích giáo viên dạy phần nào nhất, phần
nào giáo viên dạy khó hiểu nhất, giáo viên dạy có dễ hiểu không? Vì sao em không
hiểu?
+…
- Các câu hỏi cần phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ trả lời. Cần hướng dẫn
cho các em trả lời đúng ý câu hỏi và trả lời một cách thật lòng. Nếu các em không
bày tỏ thật lòng thì không có tác dụng cho việc đổi mới phương pháp đáp ứng nhu
cầu học tập của học sinh. Vì vậy, chúng ta nên ưu tiên chọn các khối lớp nhỏ (Khối
6 hoặc khối 7).
c2/ Chọn khối lớp và đối tượng học sinh:
- Phiếu thăm dò không nhất thiết phải ghi tên học sinh (học sinh có thể ghi tên
hoặc không ghi).
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 4


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh


THCS Mỹ Hưng

- Cần phải tìm hiểu học sinh trên diện rộng ở các khối lớp.
- Số lượng học sinh cần thăm dò còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của đơn vị mình
công tác, có thể thăm dò học sinh trên phạm vi toàn trường. Nếu là đơn vị trường
loại I, loại II có số lượng học sinh đông thì các giáo viên dạy âm nhạc cần thảo luận
phân chia các khối lớp khi điều tra thăm dò. Có thể chọn những đối tượng học sinh
học yếu, chưa có thái độ học tập tốt …
- Thời gian tiến hành là giữa hoặc cuối năm học (trong tuần dự trữ). Các em
có thể trả lời các câu hỏi nộp lại cho giáo viên ngay, cũng có thể cho các em về nhà
suy nghó trả lời. Giáo viên cần thống nhất thời gian để tổng hợp các ý kiến.
c3/ Tổng hợp các phiếu thăm dò:
Khi tổng hợp phiếu thăm dò cần chú ý ghi cụ thể ý kiến của các em,
mặt tích cực chiếm tỉ lệ khoản bao nhiêu %, mặt hạn chế chiếm tỉ lệ khoản bao
nhiêu %... Những gì giáo viên đã làm được, những gì giáo viên chưa làm được cho
các em, giáo viên cần ghi chép cụ thể để tìm cách xử lí. Giáo viên cần chú trọng các
ý kiến nhận định sai lệch của học sinh nhiều hơn. Có như thế chúng ta mới có thể áp
dụng đúng phương pháp cho từng đối tượng học sinh.
2.2/ Các biện pháp của giáo viên âm nhạc:
Sau khi tổng hợp các phiếu điều tra thăm dò của học sinh, giáo viên có
nhiệm vụ là làm sao để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra.
Ví dụ: Học sinh cho rằng: “Giáo viên chưa chú tâm cho phần ÂNTT nên không
hiểu được hết bài giảng”, “Ảnh nhạc só quá mờ, quá ít, không có phần nhạc minh
họa”, “Các bài nhạc truyền thống được giới thiệu trong SGK nghe không hay”, “Em
không thích nhạc só đó vì những sáng tác của ông em không hát được”, “Giọng nói
của thầy (cô) nhỏ quá, không nghe rõ”…
Như vậy, giáo viên cần phải có giải pháp là phân phối thời gian hợp lí hơn cho
phần ÂNTT, cần phải đầu tư nhiều hơn cho tiết dạy, cần có nhiều ĐDDH (tranh
ảnh, bài nhạc minh họa, xử lí hiệu quả nhạc cụ…), tìm hiểu nhiều hơn kiến thức về
âm nhạc trong các tiết dạy ÂNTT.

Trong các ý kiến phát biểu của các em đôi khi cũng có nhận định là khen ngợi
giáo viên. Nhưng những câu nói đó không quan trọng bằng các câu phê bình, thắc
mắc của các em. Vì đây mới là vấn đề cần được giải quyết.
* Một số công việc giáo viên cần chuẩn bị:
Trong các tiết dạy phân môn ÂNTT bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 5


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

a- Giới thiệu về nhạc só Việt Nam có công đóng góp cho Cách Mạng
Việt Nam, nhạc só đã đạt được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ
thuật, các ca khúc nổi bật và một ca khúc minh họa cho học sinh xem, nghe.
Ở phần này, giáo viên muốn tạo không khí sinh động thì hình ảnh, nhạc
minh họa là không thể thiếu được. Nếu giáo viên chỉ trông chờ vào các tư liệu của
ngành giáo dục cấp cho để phục vụ cho các tiết dạy thì việc giáo dục cho học sinh
không thể theo kịp thời đại Công nghệ như hiện nay. Hình ảnh trong sách thường
không làm cho học sinh thỏa mãn tính hiếu kì. Chỉ có các bài hát minh họa trong
sách không làm cho học sinh hiểu hết được giá trị của âm nhạc truyền thống, chưa
thấu hiểu hết tài năng của nhạc só được giới thiệu (thường trong SGK chỉ giới thiệu 1
bài).
Giáo viên cần tự bổ sung thêm tư liệu của các nhạc só ngoài phần giới thiệu
trong SGK như: Hình ảnh, các bài nhạc được nêu tên trong sách, một số câu chuyện
thú vị để kể cho học sinh nghe. Những tư liệu này, chúng ta dễ dàng tìm thấy trên
các diễn đàn Internet, tuy nhiên chúng ta cần phải có giai đoạn xử lí tư liệu. Hiện
nay một số giáo viên cũng có tập sách có đầy đủ tranh ảnh và tiểu sử của các nhạc só

trong SGK lớp 6, 7, 8, 9, nhưng do hình ảnh hơi nhỏ chỉ thuận lợi cho việc tham
khảo cá nhân nên chúng ta không tiện đem ra giới thiệu cho học sinh.
- Hình ảnh minh họa cần phải rõ nét, đẹp. Nếu trình chiếu lên máy thì hình
ảnh cần phải phong phú nhiều hơn các tiết dạy thông thường, phần tiểu sử trích lược
phải luôn đi kèm với hình nhạc só. Nếu các tiết dạy thông thường không có máy
chiếu thì giáo viên cần in màu các hình minh họa ra giấy A3 – A4 (ít nhất là 2-3
hình).
- Về phần nhạc, giáo viên tìm càng nhiều bài hát của nhạc só càng tốt, có thể
tạo Album riêng của từng nhạc só nhằm phục vụ cho giảng dạy. Như vậy, phần giới
thiệu về âm thanh sẽ phong phú hơn. Trong thời lượng quá ít, chúng ta không thể
giới thiệu hết các bài hát của nhạc só được, vì vậy chúng ta phải tạo một File nhạc
mới gồm nhiều bài nhạc được cắt các phần hay và ráp lại. Nên dự trù thời gian File
nhạc không quá 10 phút. Đoạn nhạc đầu là các bài nhạc nhẹ nhàng dễ nghe, dễ cảm
nhận (có thể là các ca khúc thiếu nhi), tiếp theo mới là các bài nhạc có tính nghệ
thuật cao hơn, cuối cùng là bài nhạc được giới thiệu trong SGK (bài nhạc có ghi lời
và nốt nhạc). Nên lưu ý rằng, các ca khúc nào giáo viên trình bày được thì nên trình
bày cho học sinh nghe, điều này luôn đem lại hiệu quả giáo dục học sinh cao hơn
nhiều. Học sinh luôn có tâm lý là yêu thích liên đới từ giáo viên đến ca khúc và
nhạc só sáng tác.
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 6


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

Ví dụ: Khi giới thiệu về nhạc só Phan Huỳnh Điểu, nếu chúng ta chỉ cho học
sinh nghe bài hát Bóng cây Kơnia thì các em sẽ cho rằng: “Bài nhạc nghe không hay,
khó nghe, khó hiểu…”. Giáo viên âm nhạc có thể hiểu được tại sao các em nhận định

như thế. Bởi vì, bài hát này tuy có nghệ thuật cao nhưng với nhận thức của các em
học sinh thì không sao thấy hết được. Hơn nữa, bài nhạc mang âm hưởng dân ca các
dân tộc miền núi nên giai điệu cũng rất xa lạ đối với các em. Các em sẽ không có ấn
tượng gì về nhạc só Phan Huỳnh Điểu. Như vậy, mục đích giáo dục cho các em về các
bài hát truyền thống cách mạng đã không đem lại hiệu quả.
Bằng phương pháp đi từ đễ đến khó, từ nhẹ nhàng đến phức tạp chúng sẽ đạt
được hiệu quả cao hơn. Chúng ta tạo 1 File nhạc gồm một đoạn ngắn các bài hát
sau: “Trầu cau, sợi nhớ sợi thương, anh ở đầu sông em cuối sông, cuộc đời vẫn đẹp
sao, những ánh sao đêm, thuyền và biển, đoàn vệ quốc quân … bóng cây Kơnia”. Qua
File nhạc này các em sẽ nghe được nhiều bài hát của nhạc só trong một thời gian
ngắn, các em sẽ dễ cảm nhận hơn về âm nhạc của nhạc só Phan Huỳnh Điểu. Nếu thời
lượng cho phép thì chúng ta cũng có thể cho học sinh nghe lại các bài hát mà các em
thích.
b- Nhạc só nước ngoài có công đóng góp cho nền âm nhạc thế giới
(Mozart, Betthovent, Chopin, Suber...)
Đối với nhạc só nước ngoài thì phần giới thiệu không có gì khác biệt hơn
nhạc só Việt Nam. Tuy nhiên, về phần nhạc minh họa thì phức tạp hơn nhiều vì phần
lớn các nhạc só này sáng tác nhạc không lời. Cho nên chúng ta cần phải kể nhiều
câu chuyện thú vị của các nhạc só này thì mới đem lại ấn tượng cho học sinh. Phần
nhạc cũng cần cho các em nghe các bài quen thuộc, nhẹ nhàng, dễ nghe. Thường
các em không thích nghe nhạc không lời vì khó hiểu. Khi đó, giáo viên cần giải
thích trước nội dung, ý nghóa bài nhạc cho các em hiểu. Cần phải cho các em hiểu
rằng: “Tài năng của các nhạc só này đã được thế giới công nhận. Với trình độ âm
nhạc của chúng ta thì chưa thể hiểu hết được giá trị đích thực của các tác phẩm âm
nhạc không lời. Muốn hiểu, chúng ta cần phải tập trung và cần phải nghe nhiều lần”.
c- Giới thiệu về một số nhạc cụ dân tộâc, nhạc cụ phương Tây.
Phần này, học sinh đa số là rất thích thú. Tuy nhiên, các loại nhạc cụ bằng
hiện thực thì giáo viên không thể trang bị được. Nếu dạy bằng máy chiếu thì chúng
ta có thể phát các đoạn nhạc Video có hình ảnh sinh động thì rất tốt. Nhưng nếu
chúng ta chỉ giới thiệu một cách đơn điệu như trong SGK thì sẽ không là cho học

sinh khắc sâu được. Chúng ta cũng cần có ảnh màu minh họa, mỗi nhạc cụ cần có
nhiều ảnh được chụp theo nhiều chiều khác nhau để làm rõ được đặc điểm nhạc cụ.
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 7


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

Phần âm thanh cũng rất cần thiết, chúng ta chọn và tách những đoạn nhạc có âm sắc
của các loại nhạc cụ đó từ các bài nhạc có sẳn để giới thiệu cho các em. Nếu giáo
viên sử dụng tốt nhạc cụ thì phần giới thiệu này cũng đem lại hiệu quả rất cao. Hiện
nay, trên các cửa hàng băng đóa đã có bán đóa giới thiệu về “Nhạc khí dân tộc”,
trong đó có đầy đủ hình ảnh và âm sắc minh họa cho các loại nhạc cụ.
Ngoài các nhạc cụ được giứo thiệu trong SGK, giáo viên cần cho các em xem
thêm nhiều nhạc cụ khác khi có thời gian.
d- Các loại hình nghệ thuật âm nhạc phổ biến.
Các loại hình nghệ thuật âm nhạc phổ biến thường là giới thiệu về các bài
dân ca, lễ hội, hợp xướng, giao hưởng, hát bè, các thể loại âm nhạc … Đối với phần
giới thiệu này luôn là vấn đề phức tạp, nó đòi hỏi giáo viên cần có kiến thức sâu
rộng trong lónh vực âm nhạc. Tuy nhiên, do thời lượng ở một tiết dạy học sinh không
sao hình dung và hiểu được hết được. Giáo viên cần tranh thủ được các đoạn video
để giới thiệu hoặc ít nhất là tranh ảnh màu. Phần âm thanh minh họa cũng rất cần
thiết. Các em có thể phát biểu rằng: “Em chưa hiểu lắm” - Chúng ta phải cho các em
hiểu rằng âm nhạc là một vực rất sâu rộng muốn hiểu được nó thì các em phải
nghiên cứu trong thời gian dài. Nếu em nào có hứng thú tìm hiểu thêm thì giáo viên
cần tạo điều kiện cho các em sinh hoạt ngoại khoá như là: Câu lạc bộ âm nhạc, biể u
diễn văn nghệ, …
Ngoài ra, những kiến thức trong các bài đọc thêm cũng rất quan trọng. Mặc

dù thời lượng không nhiều để giới thiệu cho các em, nhưng không gì thế mà chúng
ta bỏ qua. Tuy đó là những mẫu chuyện nhỏ nhưng cũng đem lại không ít những
giá trị sống tốt đẹp và bổ ích cho các em.
2.3/ Thủ thuật của giáo viên khi lên lớp:
Khi đã bước vào tiết dạy thì điều quan trọng nhất đó là giáo viên đã chuẩn bị
đầy đủ những tư liệu cần thiết chưa, ĐDDH có đáp ứng được cho tiết dạy chưa. Nếu
đảm bảo được điều này thì tiết dạy luôn đem lại thành công.
Chúng ta cần cho các em thoải mái phát biểu những suy nghó, cảm nhận của
riêng mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng có những suy nghó đúng
đắn. Giáo viên cần tư duy và tìm ra nhiều cách lí giải những thắc mắc của các em,
thuyết phục các em. Khi gặp những câu phát biểu của các em trái với nghệ thuật âm
nhạc thì cũng nên đánh giá thấp các em. Thường các em chỉ thấy những gì trước mắt
và đi theo một trào lưu nhất thời mà ít thấy được những giá trị thực trong âm nhạc.
Các em thường ít quan tâm đến các bài ca truyền thống cách mang và các bài hát
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 8


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

dân ca. Các em học sinh thường thích nhất là các bài nhạc mới sôi động. Thích các
ca só có phong cách ăn mặc màu mè, nhảy nhót làm khuấy động sân khấu …
Ví dụ: Khi nghe xong bài hát dân ca, Hò, Lí của các miền Bắc - Trung - Nam .
Các em cho rằng: “Bài hát quá buồn, giọng hát của ca só sao khó nghe, bài này em
không hát được …”. Nhưng nếu chúng ta cho các em nghe nhạc trẻ thì các em cổ vũ
rất nhiệt tình.
Chúng ta phải cho các em hiểu rằng: “Đây là các bài hát mang bản sắc văn
hóa dân tộc cuả các vùng miền khác nhau. Chúng ta ở miền Nam, khi chúng ta nghe

các bài dân ca Miền Bắc, Miền Trung do chưa quen nên chúng ta chưa hiểu hết , chưa
thấy được cái hay của nó. Giá trị đích thực của bài hát là ở chỗ nó có tồn tại trong
lòng người hay không. Các bài hát mới nó chỉ phục vụ cho chúng ta ở thời điểm này
và chỉ tồn tại trong lòng chúng ta một thời gian ngắn, các bài hát đó không có giá trị
nghệ thuật, chúng ta không nên quan tâm nhiều…”
Đôi lúc giáo viên cũng cần thiết phân tích nội dung các bài hát mới, vạch ra
những chỗ chưa hay cho các em thấy rõ thì mới thuyết phục được các em đừng nghe
nó nhiều hơn.
* Đối với các bài hát dân ca, bài ca truyền thống, nếu các em thích sôi động
thì chúng ta cho các em nghe bởi sự trình bày của các ca só trẻ mà các em yêu thích.
Đôi lúc các ca só mới chưa thể hiện hết giá trị nghệ thuật của bài hát nhưng ít nhất
các em dễ chấp nhận bài hát đó hơn.
Ví dụ: Bài hát “Qua cầu gió bay” dân ca Bắc bộ. Nếu cho các em nghe bởi sự
trình bày của các ca só trong dàn nhạc dân tộc thì các em không thích lắm, nhưng
cũng với bài hát này do ca só Thanh Thảo hát với nét nhạc mới thì các em có vẽ thích
thú hơn. Mặc dù lúc này bài hát đã thiếu đi nét dân ca truyền thống.
Hoặc là bài hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” do ca só nhạc trẻ hiện
nay trình bày nghe không hay bằng các ca só truyền thống, nhưng các em lại thích
nghe nhiều hơn, nhiều em thuộc cả lời bài hát.
Chúng ta phải chấp nhận cho các em nghe các ca só nhạc trẻ trình bày các ca
khúc dân ca, truyền thống. Đến môït lúc nào đó, các em sẽ hiểu được giá trị đích
thực của làn điệu dân ca và truyền thống, các em sẽ tự đi tìm lại nó.
Giáo viên cần cho các em hiểu rằng “Dân ca đã đi vào lòng của mỗi người
dân Việt Nam. Hiện nay, dân ca của các miền đã có sự gắn kết với nhau, các bài hát
dân ca không còn là sản phẩm riêng của từng vùng miền, dân tộc. Người Kinh yêu
thích cả các bài dân ca của các dân tộc ít người miền núi và ngược lại. Các nhạc só
đã thấy được điều này nên đã sáng tác nhiều ca khúc mới mang âm hưởng dân ca và
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 9



Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

đã được nhiều người đón nhận. Dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng đã được cả thế giới
biết đến và bảo vệ nó. Là người Việt Nam, các em cần cũng phải biết trân trọng và
giữ gìn giá trị tinh thần này”, “Dân ca luôn thể hiệân được phong cách của người Việt
Nam là: Trữ tình, đôn hậu, kín đáo, trang nhã, lịch sự , hiếu khách …”.
Chúng ta phải cần biết làm sao cho các em chịu nghe bài hát còn giá trị nghệ
thuật thì từ từ các em cảm nhận. Vì âm nhạc không phải ai cũng cảm nhận hết được,
trong thời gian ngắn thì không thể hiểu hết nó được. Hơn nữa, mỗi người cũng có
những yêu thích dòng nhạc khác nhau. Không nhất thiết phải ép các em theo sở
thích của giáo viên dạy lớp, giáo viên dạy lớp có trách nhiệm là hướng dẫn các em
đi tìm giá trị thực trong âm nhạc từ những gì các em thích. Thời gian và trình độ sẽ
làm thay đổi cách nhìn về âm nhạc trong các em.
* Đối với việc giới thiệu các nhạc só, giáo viên không nên đè nặng về phần lí
thuyết (tiểu sử), chúng ta nên cho các em nghe nhạc nhiều hơn hoặc một số câu
chuyện có liên quan đến xuất xứ, hoàn cảnh ra đời bài hát.
Ví dụ: Khi Giới thiệu bài hát Hò kéo pháo của nhạc só Hoàng Vân chúng ta nên
kể vài câu chuyện trong cuộc chiến ở Điện Biên Phủ. Như vậy, các em dễ có ấn tượng
về bài hát hơn, các em hiểu được nổi vất vã, công lao của các anh hùng, liệt só trong
chiến tranh nhiều hơn … Ngay sau đó, khi nghe bài hát Hò kéo pháo các em sẽ hiểu
được nội dung và ý nghóa bài hát hơn.
Khi giới thiệu về các loại nhạc cụ, giáo viên cần chú trọng phần chất liệu làm
nên nhạc cụ, âm sắc các loại nhạc cụ, cần có những câu chuyện kể có liên quan đến
các loại nhạc cụ phổ biến.
Ví dụ: Văn hóa Cồng Chiêng ở Tây Nguyên, khi giới thiệu cũng cần cho các
em hiểu đây là một loại hình văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hàng năm đã được tổ
chức thành ngày hội như Festival ở Huế đã huy tụ nhiều nước trên thế giới về tham

dự… phải làm sao khơi gợi được lòng tự hào dân tộc trong các em, các em mới yêu
mến nó được.
Khi giới thiệu về cây sáo Việt Nam, chúng ta nên kể về chuyện “Trương Chi,
Mỵ Nương”.Cây đàn bầu, nhạc cụ độc đáo của người Việt Nam.
Giáo viên cần theo dõi các chương trình văn hóa được phát sóng trên đài
truyền hình hướng dẫn các em xem để tìm hiểu thêm. Ví dụ: Festival Huế hoặc
chương trình biểu diễn các ca khúc của nhạc só Việt Nam (Mây vàng đất Việt – Nhạc
só Hoàng Vân)…
Nhìn chung, trước tiên là giáo viên phải hiểu rõ được vấn đề mà mình giới
thiệu cho học sinh, cần phải chuyền cho được những suy nghó tích cực đến với các
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 10


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

em. Giáo viên cũng cần phải thể hiện rằng mình cũng yêu thích các làn điệu dân ca,
các bài ca truyền thống, biết khen ngợi các loại hình nghệ thật âm nhạc một cách
đúng đắn, hiểu rõ tính năng các loại nhạc cụ. Giáo viên phải luôn giải thích khúc
mắc cho học sinh một cách tự tin thì các em mới có sự đồng cảm được. Khi có được
sự đồng cảm, học sinh ngoan hơn, việc giáo dục cũng đạt hiệu quả cao hơn. Các em
sẽ đến với tiết học ÂNTT một cách tự tin, phấn khởi. Các em không còn ngại là phải
nghe những âm điệu khó nghe, cho các em thấy được rằng đây là những kiến thức
bổ ích cần phải lónh hội.
2.3/ Kết hợp với Ban ngoài giờ:
Ngoài việc giáo dục trong lớp, giáo viên cũng cần phải tích cực tổ chức thêm
các hoạt động ngoài giờ nhằm tạo môi trường vui chơi giải trí lành mạnh cho các
em. Các hoạt động này luôn đem lại nhiều bổ ích cho các em và cho cả giáo viên

dạy lớp. Các em dễ hình dung lại được các kiến thức đã học trên lớp, các em cảm
thấy học ÂNTT có ý nghóa thực tế hơn.
Giáo viên âm nhạc có thể đưa ra một số hoạt độïng sau:
a/ Tổ chức trò chơi Âm nhạc:
Hoạt động này có thể thực hiện trong lớp nhưng nếu có điều kiện cũng
nên tổ chức trên qui mô toàn trường. Nội dung của trò chơi âm nhạc phong phú hơn
sẽ gây được ấn tượng cho học sinh nhiều hơn. Có thể là:
- Nghe nhạc đoán tên ca khúc: Bao gồm các ca khúc học sinh đã học trong
chương trình âm nhạc phổ thông. Có thể giáo viên cho học sinh chọn đề tài về nhạc
só yêu thích, các bài dan ca miền Bắc, Trung, Nam... học sinh nghe bài hát sau đó
ghi tên bài ra giấy.
- Ghép tên bài hát và nhạc só sáng tác.
- Nghe 1 đoạn nhạc thiếu một vài từ, học sinh bổ sung thêm.
- Giải ô chữ (Ô chữ là tên bài hát hoặc tên nhạc só).
- Ngoài ra, GV có thể áp dụng các hình thức trò chơi khác nhưng phải xoay
quanh chủ đề về âm nhạc để củng cố kiến thức và giáo dục thẫm mỹ về âm nhạc
cho các em.
b/ Phát thanh học đường các ca khúc trong chương trình âm nhạc.
Phát thanh phần giới thiệu nhạc só Việt Nam và các ca khúc của nhạc só …
giáo viên viết bài ngắn gọn về tiểu sử nhạc só và phân công học sinh phát thanh
hoặc gửi bài viết cho ban ngoài giờ thực hiện. Các ca khúc phát thanh, giáo viên cần
tuyển chọn các ca khúc hay, gần gũi, quen thuộc, vui tươi…
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 11


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng


Việc làm này nhằm mục đích bổ sung thêm, nhắc lại cho học sinh những
kiến thức đã học để ghi nhớ. Tạo điều kiện cho các em nghe lại các bài hát mà giáo
viên chưa kịp giới thiệu trên lớp.
c/ Thi viết lời mới cho các bài dân ca:
Hoạt động này có thể thực hiện cho tất cả các khối lớp. Các em học sinh tự
chọn bài dân ca mà mình thích để soạn lời nhạc mới. Các học sinh có thể dự thi sáng
tác nhiều bài nhạc. Những bài hay giáo viên nên giữ lại để làm tư liệu giảng dạy ở
năm học sau.
d/ Thi làm ĐDDH:
- Thi làm nhạc cụ gõ đệm cho hát (song loan), mô hình các loại nhạc cụ…
- Sưu tầm tranh ảnh và bài hát của các nhạc só, hình ảnh các loại nhạc cụ, âm
sắc các loại nhạc cụ, …
- Tìm hiểu các loại hình nghệ thuật trong âm nhạc như: Ca trù, hội lim, hội
sắc bùa, hội cúng đình thần ở địa phương…
Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển rất rộng rãi, học sinh lên mạng
rất dễ dàng, giáo viên phát động phong trào này là rất bổ ích. Tuy nhiên, giáo viên
cần lưu ý các em nhầm lẫn giữa tên nhạc só, các ca khúc trùng nhau mà không phải
là các tư liệu cần tìm (Ví dụ: Nhạc só Văn Chung và Nguyễn Văn Chung hay nhạc só
Minh Châu, Lê Minh Châu, Nguyễn Minh Châu…). Một khi những tư liệu các em tìm
được mà chúng ta đưa vào trong lớp giảng dạy thì cũng tạo hứng thú cho các em, các
em sẽ thấy rất tự hào.
e/ Tổ chức các buổi xem biểu diễn các loại hình nghệ thuật:
Hình thức này cụ thể là cho các em xem từ Video các bài như: Múa hát,
hoà tấu, hát bội, tuồng chèo, cải lương, ngày hội truyền thống … Lúc này, giáo viên
cần phải có khả năng phân tích, biện luận, thuyết phục các em có thể hiện những
biểu hiện không đồng tình.
Ví dụ: Khi xem hát bội, các em không hiểu tại sao các tướng hay đeo cờ ở phái
sau lưng? Đó là để thể hiện được chiến tích của Tướng lãnh đạo. Càng đeo nhiều có
nghóa là thắng được càng nhiều trận.
Các bài hoà tấu, mục đích là cho các em thấy được cách biểu diễn của

các loại nhạc cụ, âm sắc, tên gọi của các lọi nhạc cụ rong dàn nhạc…
3/ Kết quả đạt được:
- Sau thời gian tìm hiểu học sinh và đổi mới phương pháp giảng dạy, các em
học sinh không còn xem tiết học ÂNTT là đơn điệu, nhàm chán nữa. Một số em tỏ
ra rất thích thú với tiết học ÂNTT.
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 12


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

- Đa số các em đã có suy nghó tích cực hơn. Các em giảm bớt việc chạy theo
trào lưu nhạc phản cảm, các em có cái nhìn đúng đắn hơn về nghệ thuật âm nhạc có
giá trị.
- Khi đi tìm hiểu những suy nghó của học sinh đã giúp cho giáo viên tạo được
tiếng nói chung giữa thầy và trò. Giáo viên kịp thời uốn nắn những suy nghó lệch lạc
của các em.
- Qua phiếu điều tra thăm dò đã giúp cho giáo viên có dịp tự soi rọi lại công
việc giảng dạy của mình. Từ đó, giáo viên kịp thời sửa chữa khuyết điểm của mình.
- Học sinh được giải đáp thắc mắc nhiều hơn, đáp ứng cho các em nhu cầu về
thị hiếu nhiều hơn, các em lónh hội được tri thức nhanh hơn.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ ĐDDH khi lên lớp sẽ luôn mang lại không khí
sinh động cho tiết học ÂNTT.
4/ Những hạn chế, tồn tại:
- Khi thực hiện đổi mới trong cách dạy phân môn “Âm nhạc thường thức”
luôn đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều ĐDDH và cần có kiến thức âm nhạc rộng
rãi. Việc làm này chiếm khá nhiều thời gian của giáo viên. Ngoài ra, công việc tìm
và xử lý tư liệu luôn gặp phức tạp, vì trình độ tin học của giáo viên âm nhạc có phần

hạn chế. Giáo viên phải biết sử dụng nhiều chương trình làm nhạc (Lên các trang
Web, tìm nhạc, hình ảnh, cắt ráp nhạc, chỉnh sửa ảnh…). Phần in ấn hình ảnh tư liệu
cũng tốn nhiều kinh phí.
- Học sinh luôn đòi hỏi rất nhiều điều mới mẽ nhất là hình ảnh động. Trong
khi đó, thời gian trong lớp không nhiều nên mọi phần giới thiệu còn mang tính lướt
qua nhiều hơn.
- Khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa còn bị ảnh hưởng bởi các phong trào
khác trong nhà trường nên không được thường xuyên và phong phú.
- Địa bàn học sinh ở nông thôn nên một số việc đòi hỏi Công nghệ thông tin
luôn gặp khó khăn do học sinh chưa theo kịp.
III/ TÍNH THỰC TIỄN:
1/ Tác dụng của Sáng kiến kinh nghiệm:
 Giáo viên âm nhạc sẽ thấy được những việc làm cần thiết trong giảng dạy
âm nhạc, bổ sung thêm được những thiếu sót mà trước đó chúng ta chư thấy. Giáo
viên biết cách tiến hành tổ chức một tiết học ÂNTT sinh động và có hiệu quả, cung
cấp nhiều kiến thức, thông tin bổ ích về âm nhạc cho học sinh.

Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 13


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

 Giáo viên thu thập thêm nhiều tư liệu mới phục vụ trong công tác giảng
dạy. Sau một năm sưu tầm, giáo viên sẽ có đầy đủ tư liệu phục vụ được cho mọi tiết
học hiện tại và cho các năm tiếp theo mà vẫn đạt hiệu quả.
 Học sinh cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu thêm về nghệ thuật âm nhạc.
Trong tiết học ÂNTT đã thấy được những phát biểu tích cực của các em học sinh

nhiều hơn.
 Ở một khía cạnh của nghệ thuật âm nhạc, được sự hướng dẫn uốn nắn tích
cực của giáo viên, học sinh sẽ hiểu rõ được cái nào là nghệ thuật chân chính cần
phải tiếp thu, cái nào là nghệ thuật phản cảm cần được loại trừ.
 Học sinh có sự chuyển biến tích cực trong học tập. Các em đã hiểu biết âm
nhạc một cách đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
 Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, âm nhạc luôn đem lại không khí sôi
nổi hào hứng cho học sinh tham gia. Điều này cũng rất quan trọng, nó có thể lồng
ghép vào các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.
2/ Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
SKKN được áp dụng thành công ở đơn vị và đạt được hiệu quả rất cao.
SKKN có thể áp dụng cho tất cả giáo viên giảng dạy môn âm nhạc ở các trường
THCS. Các thầy (cô) giáo khi tham khảo SKKN này có thể hình dung được việc đổi
mới tiết dạy ÂNTT gây hứng thú cho học sinh một cách dễ dàng. Từ đó, giáo viên
sẽ có những việc làm tích cực trong công tác giảng dạy, kết quả guảng dạy có
chuyển biến tôt hơn.
3/ Những bài học kinh nghiệm:
- Trong mỗi tiết dạy, việc tạo không khí vui tươi sinh động là việc làm cần
thiết để lôi kéo các em vào việc đi tìm tri thức. Tuy nhiên, không phải ai cũng có
thể làm được, nó đòi hỏi giáo viên cần có kiến thức chuyên môn vững cộng với lòng
nhiệt tình thì mới làm được.
- Giáo viên cần phải tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và
những Công nghệ thông tin mới để áp dụng vào tiết dạy. Muốn cho học sinh yêu
thích loại hình nghệ thuật truyền thống thì bản thân giáo viên cũng tỏ ra yêu thích
nó thì mới thuyết phục được học sinh. Muốn cho học sinh biết tránh những loại hình
nghệ thuật phản cảm thì bản thân giáo viên cũng phải kiên quyết bày trừ nó, vạch ra
những chỗ không hay cho học sinh thấy.
- Tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho các em cũng là môi trường giáo dục tốt cho
các em.
Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)

Trang 14


Tạo không khí sinh động cho tiết dạy ÂNTT để giáo dục học sinh

THCS Mỹ Hưng

IV/ KẾT LUẬN:
Trong công tác giảng dạy, giáo viên âm nhạc luôn thực hiện đúng theo mục
đích yêu cầu, nhiệm vụ của môn học mình phụ trách. Tuy nhiên, để bộ môn của
mình có ý nghóa hơn nữa đối với thực tiễn thì giáo viên âm nhạc cũng cần phải sáng
tạo thêm các nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Giáo
viên cần cải thiện được tình trạng đơn điệu của tiết học bình thường, sử dụng tư liệu
giảng dạy phong phú cũng góp phần tạo nên không khí sôi nổi trong các tiết dạy.
Thu thập thêm nhiều thông tin - tư liệu nhằm phục vụ cho tiết dạy học hiện tại
và cho các năm sau. Tạo điều kiện thuân lợi cho việc giáo dục các em, các em biết
trân trọng những giá trị âm nhạc truyền thống (dân ca, nhạc truyền thống Cách
Mạng, đàn ca tài tử, cải lương, hò, tuồng, chèo, trống đình, nhạc đình, …). Các em
biết tiếp thu có chọn lọc những văn hóa mới không phù hợp với lứa tuổi và truyền
thống Việt Nam.
Giáo viên âm nhạc cần phải có lòng nhiệt huyết. Ngoài việc giảng dạy cho
thật tốt ra thì giáo viên âm nhạc cũng cần phải chủ động tổ chức tham gia tổ chức
các hoạt động ngoài giờ dành riêng cho âm nhạc.
Cần nắm bắt thông tin từ học sinh, lắng nghe phát biểu chân thật của các em
để từ việc giáo dục sẽ đạt được mục đích hơn. Luôn tạo môi trường thân thiện, lành
mạnh, sinh động trong giảng dạy cũng góp phần cho các em yêu trường mến lớp
hơn.
Giáo viên cần phải duy trì việc dạy học mang tính sáng tạo từ đầu cho đến
cuối năm học. Là giáo viên cần có phương châm là: “Yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì
sự nghiệp giáo dục” thì sẽ luôn mang lại thành công cho bản thân và xã hội.

Người viết

TRẦN PHẠM THÁI

Người viết:TRẦN PHẠM THÁI (Năm học2010-2011)
Trang 15



×