Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Biện pháp dạy phân môn Nhạc lí Tập đọc nhạc bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN AN PHÚ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ HỮU

---oOo---

ĐỀ TÀI SKKN:

Thuộc lĩnh vực: Đổi mới PPDH
Môn: Âm nhạc
Giáo viên: Nguyễn Đức Thọ
SĐT: 0917107748
Năm học:
2011 – 2012


NHẠC LÍ CƠ BẢN CẤP THCS
1. Những thuộc tính của âm thanh:
Âm thanh dùng trong âm nhạc có 4 thuộc
tính: Cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc:
- Cao độ: Độ cao thấp, trầm bổng của âm
thanh.
- Trường độ: Độ dài ngắn của âm thanh.
- Cường độ: Độ mạnh nhẹ của âm thanh.
- Âm sắc: Sắc thái (màu sắc) khác nhau của âm
thanh và các loại nhạc cụ.
2. Các kí hiệu âm nhạc:
a. Khng nhạc: Gồm 5 dịng kẻ song song và
cách đều, ngồi ra cịn có đường kẻ phụ trên và
đường kẻ phụ dưới:

b. Khóa nhạc: Dùng để xác định tên nốt trên


khng nhạc:

3. Kí hiệu ghi Cao độ:
Đồ rê mi pha son la si.

4. Kí hiệu ghi Trường độ: Gồm các hình nốt
nhạc thơng dụng sau:

6. Nhịp và phách – Nhịp 2/4
a. Nhịp và phách.
Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian
bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một
bản nhạc hay bài hát. Giữa các nhịp có một vạch
đứng ngăn cách gọi là vạch nhịp.

- Mỗi nhịp lại có những phần nhỏ hơn đều nhau về
thời gian gọi là phách.

b. Nhịp 2/4:
b1. Số chỉ nhịp:
Là 2 chữ số được đặt ở đầu bản nhạc để chỉ
loại nhịp. Số trên chỉ số phách trong mỗi ô nhịp, số
dưới chỉ dài của mỗi phách (độ dài của mỗi phách
bằng nốt tròn chia chi số dưới).
b2. Nhịp 2/4:
Là nhịp có 2 phách, trường độ mỗi phách bằng
1 nốt đen. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ.
* Ví dụ:

b3. Ứng dụng nhịp 2/4.

Nhịp 2/4 là loại nhịp thông dụng thường được
dùng cho các bài hát tập thể, hành khúc, bài hát trẻ
em, nhạc múa và các điệu dân ca…
7. Nhịp 3/4 - Cách đánh nhịp 3/4:
* Khái niệm: Nhịp ¾ có 3 phách, trường độ
mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 là phách
mạnh, phách 2 và phách 3 là phách nhẹ.
* Ví dụ:

5. Dấu chấm dơi: Đặt sau nốt nhạc có trường độ
bằng nửa nốt nhạc:
* Cách đánh nhịp ¾
- Nốt trắng chấm dơi có trường độ bằng 2 +1= 3
phách.
- Nốt đen chấm dơi có trường độ 1+0,5= 1.5 phách


* Ứng dụng nhịp ¾ .
Nhịp ¾ thường phù hợp với những bài hát
có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển.
8. Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc:
a. Dấu nối: Dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt
nhạc có cùng cao độ.
b. Dấu luyến.
- Dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc khác nhau
về cao độ. Ví dụ:

c. Dấu nhắc lại: Dùng để nhắc lại nguyên
vẹn một câu hay 1 đoạn nhạc. Ví dụ:


10. Nhịp lấy đà:
Là ơ nhịp đầu tiên thiếu phách so với số chỉ nhịp.

11. Cung và nửa cung – Dấu hóa:
* Cung và nửa cung:
a. Khái niệm: Cung và nửa cung là đơn vị
dùng để chỉ khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh
liền bậc. Một cung bằng 2 nửa cung.
b. Kí hiệu: 1 cung: 1C ; Nửa cung: ½ C
c. Khoảng cách 1 cung và ½ cung của bậc
âm tự nhiên.
Đồ - rê : 1 cung
Rê – mi: 1 cung
Mi – pha : ½ cung
Pha – son : 1 cung

d. Dấu quay lại: Dùng để quay lại một đoạn
nhạc dài hay cả bài.

e. Khung thay đổi: Dùng để thay đổi phần
kết hoặc nốt kết thúc của một bài hát hay đoạn
nhạc.
* Ví dụ:

9. Nhịp 4/4 – Cách đánh nhịp 4/4:
* Khái niệm: Nhịp 4/4 có 4 phách, trường độ
mỗi phách bằng một nốt đen.Phách 1 mạnh, phách
2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. Ví dụ:

* Chỉ có nhịp 4/4 mới có phách mạnh vừa,

nhịp 2/4 và nhịp 3/4 khơng có. Do nhịp 4/4 có 2
trọng âm nên cịn gọi là nhịp kép.
* Cách đánh nhịp 4/4.
*Ứng dụng nhịp 4/4.
Nhịp 4/4 thường được
dùng trong các bài hát
hành khúc, các bài hát
mang tính chất trang
nghiêm hoặc trữ tình.

Son – la :1 cung
La – si : 1 cung
Si – đơ : ½ cung

* Dấu hố :
a. Khái niệm: Dấu hố là kí hiệu dùmg để
thay đổi độ cao của các nốt nhạc.
b. Các loại dấu hoá.
- Dấu thăng (#):Tăng độ cao của nốt nhạc lên ½ c.
- Dấu giáng (b): Giảm độ cao nốt nhạc xuống ½ c.
- Dấu bình : ( ): Huỷ bỏ hiệu lực của dấu # và dấu b.
* Dấu hố suốt : Đặt sau khóa nhạc, gọi là hóa
biểu. Nó có tác dụng lên tất cả nốt nhạc cùng tên.
* Dấu hóa bất thường: Đặt trước nốt nhạc, nó có
tác dụng lên các nốt nhạc đó cho đến hết ô nhịp.

12. Sơ lược về Quãng:
* Khái niệm: Quãng là khoảng cách về cao
độ giữa 2 âm vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc.
Âm thấp được gọi là âm gốc, âm cao được gọi là

âm ngọn.
- Quãng có 1 âm vang lên lần lượt gọi là
quãng giai điệu.
- Quãng có 2 âm vang lên cùng một lúc gọi
là quãng hoà âm.
* Gọi tên quãng: Tên quãng là số âm cơ
bản được tính từ âm gốc đến âm ngọn.
* Ví dụ:


* Giới thiệu về quãng (lớp 9):

13. Gam trưởng – Giọng trưởng:
a. Khái niệm.
- Gam trưởng là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp
liền bậc, hình thành dực trên công thức cung và nửa
cung như sau:
- Âm chủ ( bậc I) là âm ơn định nhất, nó được đặt
tên cho gam.
*Ví dụ: Gam Đơ trưởng

b. Giọng trưởng
Các bậc âm trong gam trưởng được sử dụng
để xây dựng giai điệu của một bài hát hay một bản
nhạc, người ta gọi đó là giọng trưởng kèm theo tên
âm chủ.
c. Cách xác định giọng:
- Bước 1: Xác định nốt kết thúc của bài.
- Bước 2: Xác định hoá biểu
- Bước 3: Thành lập cơng thức – xác định

khoảng cách 1c và ½ c.
14. Gam thứ - Giọng thứ:
a. Khái niệm: Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm
được sắp xếp theo công thức :

15. Giọng thứ hòa thanh: Là giọng thứ tự nhiên
có bậc VII tăng lên ½ cung.
Giọng La thứ hịa thanh là giọng La thứ tự
nhiên có nốt Son thăng.

16. Giọng song song:
Giọng song song là 1 giọng trưởng và 1 giọng
thứ có chung hố biểu nhưng khác âm chủ.
* Ví dụ: Giọng Đơ trưởng và La thứ
(Hóa biểu : Không #, b).
17. Giọng cùng tên:
Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một
giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu:

18. Nhịp 6/8:
Là nhịp có 6 phách trong mỗi ô nhịp, trường độ
của mỗi phách bằng 1 nốt móc đơn. Phách 1 và
phách 4 mạnh, các phách cịng lại là phách nhẹ.
Nhịp 6/8 cũng là nhịp kép.

19. Thứ tự các dấu hóa trên hóa biểu:

20. Thuật ngữ về nhịp độ, cường điệu:
* Ví dụ: Gam La thứ


b. Giọng thứ: Các bậc âm trong gam thứ
được sử dụng để xây dựng giai điệu của một bài hát
hay một bản nhạc, người ta gọi đó là giọng thứ
kèm theo tên âm chủ.
* Dấu hiệu để nhận biết bản nhạc viết ở giọng
La thứ là khơng có hố biểu và kết thúc ở nốt la.

Thuật ngữ chỉ nhịp độ

Thuật ngữ về cường độ

Tiếng Ý

Ý nghĩa

Tiếng Ý

Ý nghĩa

Lento

Rất chậm

Piano (p)

Nhỏ

Andante

Chậm


Mezzo piano (mp)

Nhỏ vừa

Moderato

Vừa phải

Pianissimo (pp)

Rất nhỏ

Allegro

Nhanh

Forte (f)

To

Mezzo forte (mf)

To vừa

Fortissimo (ff)

Rất to

Decrescendo (>)


Nhỏ dần

Crescendo (<)

To dần

Rall

Chậm dần lại

A tempo

Trở lại
tốc độ cũ


* Ví dụ: Giọng F => Giọng G.
21. Kí hiệu về Gam-Giọng (Hợp âm):
A
B
C
D
E
F
G
La
Si
Đô Rê Mi
Pha Son

* Nếu là Chữ Hoa: Đọc là Trưởng.
Ví dụ: C đọc là Đơ trưởng.
* Nếu chữ hoa thêm m: Đọc là thứ.
Ví dụ: Cm đọc là Đô thứ.
22. Giọng Son trưởng (G):
Giọng Son trưởng có âm chủ là nốt Son và có 1
dấu thăng (pha thăng).

23. Giọng Mi thứ (Em):
Giọng Mi thứ có âm chủ là nốt mi và có 1 dấu
thăng (pha thăng).

* Giọng G // Em.
24. Giọng Pha trưởng (F):
Giọng Pha trưởng có âm chủ là nốt Pha và có 1
dấu giáng (Si giáng).

25. Giọng Rê thứ (Dm):
Giọng Rê thứ có âm chủ là nốt Rê và có 1 dấu
giáng (Si giáng).

* Giọng F // Dm
26. Giới thiệu về dịch giọng
a. Khái niệm.
- Dịch giọng là việc dịch chuyển cao độ các
nốt nhạc trong bài hát, bản nhạc cho phù hợp với
giọng của người trình bày.
- Dịch giọng có thể thực hiện khi hát hoặc
thực hiện trên bản nhạc.
- Khi dịch giọng một bài hát hay bản nhạc thì

chỉ thay đổi cao độ các nốt nhạc cịn giai điệu, lời
ca và tính chất âm nhạc của bản nhạc đó khơng
thay đổi.

27. Sơ lược về hợp âm:
a. Khái niệm:
Hợp âm là sự vang lên đồng thời của ba, bốn
hoặc 5 âm cách nhau một quãng 3.
b. Một số loại hợp âm.
- Hợp âm 3: Gồm có 3 âm (âm 1,âm 3 và âm
5), các âm cách nhau một quãng 3. Hai âm ngoài
cùng tạo thành quãng 5
 Tuỳ theo cách sắp xếp các quãng 3T (2C)
và 3t (1,5C) mà tạo thành cá hợp âm trưởng,
hợp âm thứ và các hợp âm khác.
 Ví dụ:

- Hợp âm 7: Gồm có 4 âm (âm 1, âm 3, âm 5
và âm 7), các âm cách nhau quãng 3. Hai âm cuối
cùng tạo thành quãng 7.
*Ví dụ:

CM7 đọc là Đô trưởng bảy, Dm7 đọc là Rê thứ
bảy.
c. Tác dụng của hợp âm.
Hợp âm là một trong những phương tiện
diễn đạt âm nhạc. Các nhạc sĩ sử dụng hợp âm để
thể hiện những ý tưởng, cảm xúc, nội dung ở các
tác phẩm nhạc đàn và nhạc hát.


Người Soạn
GV: Nguyễn Đức Thọ


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

PHẦN PHỤ LỤC:
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III. Biên soạn:
Nguyễn Hải Châu, Hồng Long, Lê Anh Tuấn.
- Sách thiết kế bài giảng 6, 7, 8, 9. Biên soạn: Lê Anh Tuấn.
- Sách giáo viên 6, 7, 8, 9 của Bộ GD&ĐT.
- Chuẩn Kiến thức – Kĩ năng của Bộ GD&ĐT.
- Tài liệu tập huấn: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng trong chương trình giáo dục phổ thơng của Bộ GD&ĐT (tháng 7/2010).
- Xem các ứng dụng trên màn hình đàn Organ Casio.
II. MỤC LỤC:
Tên đề mục
Số trang
Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài
2
II. Lý do chọn đề tài
2
III. Phạm vi nghiên cứu
3
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
4

Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận
4
II. Thực trạng của vấn đề
5
III. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
6
IV. Hiệu quả của SKKN.
15
V. Nguyên nhân thành công và tồn tại:
15
Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm
16
II. Ý nghĩa của SKKN
17
III. Khả năng ứng dụng, triển khai
17
IV. Những kiến nghị, đề xuất
17
Tài liệu tham khảo
1
Phụ lục kèm theo
18 - 22
III. CÁC TỪ VIẾT TẮT THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG BÀI:
- TĐN: Tập đọc nhạc. HS: Học sinh. GV: Giáo viên.
- KT-ĐG: Kiểm tra đánh giá. SGK: Sách giáo khoa.
- PP: Phương pháp. ĐDDH: Đồ dùng dạy học.
- ƯDCNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin.
- GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo. THCS: Trung học cơ sở.

- KT-KN: Kiến thức kĩ năng. GD: Giáo dục.
- BDTX: Bồi dưỡng thường xuyên.
- TGĐĐHCM: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- CS/VC: Cơ sở vật chất.
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 1


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

Đề tài:
BIỆN PHÁP DẠY PHÂN MƠN “NHẠC LÍ – TẬP ĐỌC NHẠC”
BẰNG BẢNG PHỤ MỚI ĐẠT HIỆU QUẢ

======
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã có những chuyển biến tích cực.
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đến việc ƯDCNTT trong
giảng dạy là được nhắc đến nhiều nhất. Tuy nhiên, việc nói và làm được trên thực
tế vẫn cịn có những khoảng cách nhất định. Để thu hẹp khoảng cách giữa lí thuyết
và thực hành, gần đây ngành giáo dục đã đưa ra nhiều biện pháp như: Ban hành Tài
liệu BDTX chu kì III cho GV THCS, Chuẩn KT-KN, Tài liệu tập huấn cho giáo viên
dạy học và KT-ĐG học sinh theo chuẩn KT-KN, Dạy học có ƯDCNTT, Giảm tải
nội dung chương trình, Lồng ghép giáo dục TGĐĐHCM trong các bài học có liên
quan, Giáo dục kĩ năng sống cho HS … Tất cả đều đặt cho GV dạy lớp nhiều thách
thức lớn. Nó khơng những địi hỏi GV dạy lớp phải thay đổi nhiều hình thức giảng

dạy sao cho đúng với phân phối chương trình, đảm bảo nội dung bài học mà còn
phải truyền đạt cho HS vừa nắm rõ kiến thức vừa phải biết vận dụng kiến thức đó
với nhiều cấp độ.
Mặc dù ngành GD&ĐT có sự cải cách ở mức độ và khía cạnh nào đi chăng
nữa thì mục tiêu chung vẫn là: “Giáo dục HS trở thành công dân Việt Nam có đủ
đức, đủ tài, đủ sức để đương đầu với sự phát triển của Thế giới”.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong muôn vàn những vấn đề cần giải quyết trong ngành Giáo dục thì trách
nhiệm của giáo viên đứng lớp đóng vai trị trực tiếp. Ở mức độ mơn học mà mình
phụ trách, nếu chúng ta biết tự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua từng tiết dạy
học cùng với việc dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, qua nhiều năm sẽ thấy
việc dạy học không cải tiến phương pháp sẽ khơng cịn hiệu quả. Cùng một phương
pháp dạy nhiều năm với cùng một lớp sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán.
Muốn cho việc Dạy và Học đạt hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải có tư duy,
đầu tư, học hỏi, sáng tạo mà cịn phải tâm huyết với nghề.
Đối với mơn học Âm nhạc, việc đổi mới thường xuyên phương pháp dạy học
là cần thiết. Bởi vì, Âm nhạc là mơn học tư duy, nó địi hỏi học sinh phải có năng
khiếu. Hơn thế nữa, đây là lĩnh vực các em tiếp xúc hằng ngày, nhu cầu ngày càng
cao và là nhu cầu cả cuộc đời.
Giáo dục Âm nhạc ở các nước Phương Tây địi hỏi rất cao, HS trung học là
có thể nghe được nhạc giao hưởng. Ở Việt Nam, giáo dục âm nhạc phổ thông chỉ
giới hạn tới cấp THCS, việc cho HS cấp THCS nghe và hiểu được nhạc giao hưởng
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 2


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu


là chuyện rất xa vời. HS hiện nay chỉ học được các kiến thức cơ bản, nghe được
những bài nhạc đơn giản. Phần lớn các em nghe nhạc với mục đích giải trí là chính.
Việc giảng dạy mơn Âm nhạc ở trường THCS hiện nay, HS các lớp đại trà
(không chuyên nhạc), ở mọi vùng miền khác nhau, trình độ âm nhạc cũng khác
nhau. Nhưng nếu cùng Dạy và Học chung một nội dung chương trình thì cần phải
có giới hạn mục tiêu giáo dục cho từng đối tượng. Mục tiêu tối thiểu của môn học
âm nhạc ở cấp THCS (Theo sách chuẩn KT-KN của Bộ năm 2009):
1. Về kiến thức: HS có những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về
học hát, nhạc lí-tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.
2. Về kĩ năng:
- Luyện tập một số kĩ năng ban đầu để hát đúng, hòa giọng, diễn cảm và
kết hợp với các hình thức gõ đệm khi hát.
- Bước đầu luyện tập đọc nhạc và chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Luyện nghe và cảm nhận âm nhạc.
Trong đó, mức độ cần đạt ở phân mơn “Tập đọc nhạc” là mức độ đơn giản.
Ở đây, “Đơn giản” không có nghĩa là HS chỉ biết sơ lược về đọc nhạc, theo cách
hiểu của một số giáo viên. Một số giáo viên dạy Nhạc lí-tập đọc nhạc cịn sơ sài,
khơng quan tâm đến việc học sinh có đọc được nốt nhạc hay khơng. HS đọc bài
TĐN một cách lưu lốt theo chữ viết nhưng nốt nhạc thì khơng biết đó là nốt gì.
Bằng chứng mới nhất là khi áp dụng các mẫu đề kiểm tra về “Nhạc lí-Tập đọc
nhạc” theo chuẩn KT-KN học sinh làm bài điểm rất thấp.
Phải chăng các đề kiểm tra trong các tài liệu tập huấn quá cao so với trình độ
của học sinh? Câu trả lời là: Không. Hiện nay, mục tiêu của GD Âm nhạc cấp
THCS đã có sự nâng chất. Cụ thể là phần Nhạc lí – Tâp đọc nhạc, HS phải biết ứng
dung nhiều hơn về lý thuyết âm nhạc. Việc đọc nhạc khơng thực hiện máy móc và
sơ sài như trước đây từng áp dụng cho HS ở vùng khó khăn, phân môn “Tập đọc
nhạc” được nâng cao hơn, giống như là môn xướng âm của HS lớp chuyên Nhạc.
Như vậy, việc cần phải đổi mới cách dạy “Nhạc lí-Tập đọc nhạc” cho phù
hợp với tiêu chuẩn của Bộ là cần thiết. Bên cạnh đó, GV cần phải có những phương

pháp dạy học mới, ứng dụng các CNTT trong tiết dạy,… Và đặc biệt là làm thêm
ĐDDH mới sao cho phù hợp với mọi đối tượng HS. Để cải thiện tình hình thiếu
tranh ảnh, bảng phụ các bài TĐN … Một số GV đã nghiên cứu và làm thêm nhiều
mơ hình mới ĐDDH cho phần Âm nhạc thường thức, nhưng về phần Nhạc lí-Tập
đọc nhạc thì rất ít được thấy giới thiệu. Làm thêm ĐDDH mới và áp dụng phương
pháp dạy học mới nhằm mục đích cho HS dễ tiếp thu và nhớ lâu là nhiệm vụ mà
GV âm nhạc cần phải triển khai và thực hiện ngay trong thời điểm hiện nay.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trong PPCT môn Âm nhạc cấp THCS được chia ra làm 3 phân mơn chính:
1. Học hát.
2. Nhạc lí-Tập đọc nhạc.
3. Âm nhạc thường thức.
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 3


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

Ở mỗi phân mơn đều có mục tiêu riêng nhưng chúng được bổ trợ và liên kết
lẫn nhau. Trong đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu và giới thiệu việc dạy phân môn
“Nhạc lí-Tập đọc nhạc” cấp THCS sao cho đạt hiệu quả. Phạm vi nghiên cứu trước
tiên là trong toàn Huyện An Phú và trực tiếp là đối tượng HS trường THCS Phú
Hữu. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2008-2009, áp dụng cụ thể vào năm học
2010- 2011 đến nay.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Điểm mới trong đề tài này là thay đổi và nâng chất một số bước trong tiến
trình dạy học. Về cơ bản vẫn bám sát theo tài liệu tập huấn giáo viên (Dạy học,

kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục trung học –
tháng 7/2010 của Bộ GD&ĐT).
- Dùng tranh ảnh, ĐDDH mới cho các tiết dạy “Nhạc lí-Tập đọc nhạc”.
- Cho nhiều bài kiểm tra ngắn và thường xuyên để củng cố kiến thức cho HS.
- Soạn thảo tổng thể “Nhạc lí cơ bản” cấp THCS cho HS các khối làm tài liệu
cho học sinh tham khảo thường xuyên.
- Chia nhóm học sinh tự tìm hiểu và đọc bài TĐN trước và trong giờ học.
- Dạy-Học theo phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, củng cố thường xuyên
kiến thức để cho em trong từng tiết dạy.

B. PHẦN NỘI DUNG:
CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Âm nhạc là nghệ thuật của những âm thanh của giọng hát và của các loại
nhạc cụ. Âm nhạc có tính truyền cảm trực tiếp, có tác động mạnh mẽ tới tình cảm,
cảm xúc của con người. Âm nhạc có tính trừu tượng diễn ra trong thời gian. Âm
nhạc được sáng tạo qua 3 lần: Sáng tác, biểu diễn và người nghe…Giáo dục âm
nhạc ngồi tác động về tình cảm, âm nhạc cịn góp phần giáo dục các phẩm chất trí
tuệ, đạo đức, hành vi, lối sống hướng tới cái đẹp và điều thiện (trích tài liệu BDTX
chu kì III, trang 26 quyển 1).
Ở lứa tuổi THCS đã có sự phát triển về trí tuệ và tâm sinh lí, các em có nhu
cầu về âm nhạc cao hơn và phong phú về thể loại hơn. Nhưng với mức độ giáo dục
âm nhạc thiếu sáng tạo thì chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tìm hiểu về âm nhạc
của HS, nhất là trong thời điểm âm nhạc thị trường tràn lan như hiện nay. Các em
chưa thể nhận định nội dung bài nhạc đó được viết về vấn đề gì, cấu trúc nhạc ra
sau… Điều này cũng đồng nghĩa là HS chưa thể nhận định được bài nhạc đó hay
dỡ ở điểm nào.
Mục tiêu dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc theo chuẩn KT-KN hiện hành:
1. Về Nhạc lí:
HS biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được
nghe âm thanh minh họa và có thể ứng dụng kiến thức vào bài tập cụ thể.

I.

Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 4


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

2. Về Tập đọc nhạc:
- Bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc.
- Học sinh nắm vững tên nốt nhạc, có kĩ năng giải mã về cao độ và trường
độ nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc bài TĐN kết hợp với gõ phách
hoặc đánh nhịp.
- Giúp HS phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, tư duy sáng tạo, hỗ trợ
việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em.
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục âm nhạc cấp THCS ở phân mơn
“Nhạc lí-Tập đọc nhạc” chúng ta cần quan tâm hơn nữa trong phân môn này. Cụ
thể là mỗi GV dạy lớp cần có những bước cải tiến mới về phương pháp giảng dạy
cũng như cách học tập của các em sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy việc cải
tiến và bổ sung thêm ĐDDH ở phân mơn này là cần thiết vì nó đảm bảo được tính
khách quan, sáng tạo, thu hút được chú ý của HS và hiệu quả đạt được khá cao.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Vai trò của GD môn Âm nhạc trong nhà trường chưa được quan tâm
đúng mức.
- Vẫn cịn tư tưởng đây là mơn học năng khiếu nên khơng quan trọng
(trường có hoặc khơng có GV dạy nhạc cũng khơng ảnh hưởng đến thành tích,
chất lượng giảng dạy của trường). Vì vậy, Nhà trường ít quan tâm và đầu tư

nhiều cho môn học. Việc thiếu đàn, tranh ảnh, bảng phụ, máy nghe nhạc…là
phổ biến ở các trường THCS vùng sâu.
2. Học sinh lớp đại trà:
- Các lớp học đại trà thường rất ít HS có năng khiếu, các em HS phần lớn
khơng thích học phân mơn này vì phân mơn này hơi khó.
- Mặt bằng trình độ âm nhạc thấp, khơng đồng đều.
- HS khơng có năng khiếu hát thường khơng thích biểu diễn hay đọc nhạc.
- Một số trường vùng sâu, HS ít được tiếp cận với âm nhạc hiện đại mang
tính nghệ thuật cao. Học sinh chỉ quen nghe nhạc thị trường với tiết tấu đơn
giản, lời ca dễ thuộc, nghe nhạc theo phong trào…
3. Cách giảng dạy của giáo viên đứng lớp:
- Một số GV xem học nhạc chỉ là học hát, nhạc lí hay tập đọc nhạc chỉ là
phần bổ trợ nên ít đầu tư và quan tâm đến việc đọc nốt nhạc của HS, chưa tìm
hiểu xem HS đã hiểu về nhạc lí đến mức độ nào và ứng dụng được đến đâu.
- GV dạy lớp đa số quan tâm đến phân mơn “Học hát” do dễ dạy, HS thích
học phân môn này nhiều hơn các phân môn khác.
- Phân môn “Nhạc lí-Tập đọc nhạc” GV dạy lớp rất ngại, nhất là trong các
tiết có đồng nghiệp dự giờ. Lí do: Thời lượng ít, khó minh họa, địi hỏi GV có
kiến thức nhạc lí vững, đàn và đọc nốt nhạc phải chuẩn về cao độ và tiết tấu.
4. CS/VC, ĐDDH chưa đáp ứng nhu cầu cho GV-HS:
- Đa số các trường chưa có phịng nhạc riêng nên việc trang bị ĐDDH cho
tiết dạy khơng nhiều. Một số trường có phịng nhạc riêng cũng trang bị được
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 5


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu


vài đồ dùng cần thiết như: Đàn Organ, bảng phụ, máy nghe nhạc… Riêng
trường THCS Phú Hữu, trước đây có trang bị thêm máy chiếu nhưng phịng
này cũng để dành cho các mơn học khác dạy tiết có ƯDCNTT.
- Đàn Organ cũ đã hư hỏng nặng (Gần đây PGD có điều động mượn đàn của
các trường Tiểu học trong địa bàn nhưng đàn thiếu chức năng khó sử dụng).
Bảng phụ bài TĐN chỉ có ở khối 9, các khối cịn lại khơng có, khi dạy GV
phải tự làm bảng phụ TĐN riêng cho mình.
- Tư liệu giảng dạy khơng có sẳn, GV phải dạy thiếu phần minh họa, thiếu
sáng tạo dễ gây nhàm chán cho các em học sinh.
5. Thời lượng cho phân mơn “Nhạc lí-Tập đọc nhạc” khơng nhiều:
- Thời lượng dành cho phân mơn Nhạc lí chiếm khoảng 15-20 phút, thời
lượng dành cho Tập đọc nhạc khoảng 20-25 phút. Thời lượng này dao động
phụ thuộc vào số lượng nội dung trong mỗi tiết dạy hoặc là độ dài ngắn, khó
dễ của nội dung bài dạy.
- Việc phân bố các tiết dạy có nhiều nội dung cũng ảnh hưởng đến chất
lượng từng phân môn. Đa số các tiết dạy phân môn “Tập đọc nhạc” thường đi
chung với “Âm nhạc thường thức”.
6. Sự cảm thụ về âm nhạc của HS:
- Sự cảm thụ về âm nhạc của HS rất không đồng đều giữa các lớp, các
trường và các dân tộc khác nhau (Ở một số lớp có HS người Chăm: Đa Phước,
Quốc Thái, …).
- HS đọc bài TĐN trong nước dễ dàng hơn các bài nhạc nước ngoài.
- Các em thường quan tâm đến giai điệu của bài TĐN qua lời nhạc.
7. Bài nhạc chưa được đổi mới:
Các bài TĐN giới thiệu trong SGK qua thời gian dài đã khơng cịn mới mẽ
đối với các em nên phần nào đã mất đi quá trình tự khám phá của các em. Do
lớp trước đã học nên lớp sau hoặc khối sau đã thuộc lòng giai điệu (nhất là các
bài TĐN dễ).
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1. Giới thiệu về mô hình ĐDDH mới:
- Đây là loại bảng phụ thiết kế dựa trên màn hình của các loại đàn Organ
Casio được trang bị trong các trường học.
- Đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học.
- Đáp ứng được nhu cầu của nhiều tiết dạy Nhạc lí – Tập đọc nhạc.
- Khơi gợi tính hiếu kì, thích khám phá của học sinh.
- Kích thước khoảng 60cm x 120cm. Màu sắc: Đen, xanh, vàng, đỏ.
- Có thiết kế hình động xoay trịn thích hợp cho việc dạy các loại Gam
trưởng và Gam thứ.
- Bảng phụ này được kết nối với đàn Organ và có hiển thị đèn led các vị trí
nốt nhạc trên thang âm khi bấm phím đàn.
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 6


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

- Treo xuyên suốt trong phòng học Âm nhạc để tiện sử dụng và dùng làm
bảng ghi nhớ cho HS.


2. Biện pháp sử dụng ĐDDH trong các nội dung dạy học:

Biện pháp dạy Nhạc lí theo bảng phụ mới:
Trong phần nhạc lí cơ bản cấp THCS thường có những nội dung cần quan
tâm sau: Kí hiệu ghi cao độ - trường độ (ứng dụng nhiều trong dạy tập đọc
nhac), Cung và nửa cung, Dấu hóa, Quãng, Gam trưởng, Gam thứ, Giọng cùng

tên, giọng song song, Giọng thứ hòa thanh,… Thường các nội dung này GV
khó mơ tả về lí thuyết và các ví dụ minh họa, nhưng với việc giảng dạy bằng
bảng phụ mới sẽ cải thiện được rất nhiều về chất lượng tiết dạy.
* Một số ví dụ:
a. Vị trí cao độ các nốt nhạc trên thang âm:
Cho HS tìm hiểu vị trí cao độ của nốt nhạc theo SGK sau đó minh họa
bằng cách đàn các nốt nhạc từ thấp đến cao, trên bảng phụ có hiển thị các nốt
nhạc bằng đèn led khi bấm phím đàn. HS vừa nghe được âm thanh vừa có
thể nhìn được vị trí nốt nhạc trên thang âm.

Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 7


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

b. Cung và nửa cung – Dấu hóa:
Chia cao độ của thang âm từ Đơ – Đố làm 12 phần ½ cung, khi đó ta đặt
vị trí các nốt nhạc cách nhau theo số cung đã qui định. HS nhìn vào hình có
thể hình dung ngay cao độ các nốt Mi-Pha và Si-Đơ cách nhau 1/2C, các vị
trí cịn lại là 1C. Giữa các nốt có khoảng cách 1C ta cho các nốt có dấu thăng
(#) và nốt có dấu giáng (b) vào cùng một vị trí.

Như vậy, HS đã hình dung được khoảng cách cung và nửa cung của các
nốt nhạc liền bậc, bên cạnh đó cịn hiểu thêm tác dụng của dấu thăng (#) và
dấu (b).
c. Quãng:

Khuôn nhạc và nốt nhạc trên bảng phụ kết nối với đàn Organ, khi bấm
phiếm đàn các nốt nhạc hiển thị trực tiếp lên bảng. Vì vậy việc minh họa cho
quãng giai điệu và quãng hịa âm là vơ cùng dễ dàng. Bên cạnh đó, bảng phụ
cịn thiết kế có các nốt nhạc bình màu xanh, nốt thăng màu đỏ và nốt giáng
màu vàng nên chúng ta có thể giới thiệu các quãng tăng và giảm ở lớp 9.

Quãng 4 giai điệu

Quãng 4 hòa âm

Quãng 4 hịa âm-giai điệu

d. Gam trưởng - Cơng thức gam Trưởng:
Cho học sinh xem bảng hình trịn, trên bảng hình trịn này có các nốt
nhạc được sắp xếp theo khoảng cách cung và nửa cung cơ bản, có tất cả là 24
phần nửa cung. Một hình trịn khác (Bằng kích cỡ với đường trịn trên) có
kht lỗ theo 2 cơng thức Gam trưởng và Gam thứ. Hai hình trịn này được
thiết kế động, có thể xoay quanh 1 trục giữa.

Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 8


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

Khi lấy đường tròn thứ 2 chồng lên đường tròn thứ nhất sẽ có hiển thị
như sau:





Nếu chúng ta tìm Gam Đơ trưởng thì chỉ việc xoay đường trịn phía
ngồi sao cho nốt Đô là nốt đầu tiên theo công thức Trưởng, các gam khác
xoay tương tự, trên đường tròn sẽ thể hiện đầy đủ các Gam trưởng nốt nhạc
có dấu thăng (#) và dấu giáng (b).

Chú ý: cho HS đọc Gam là phải đọc liền bậc mới thể hiện được dấu thăng (#) và
dấu giáng (b).
* Ví dụ: Gam Son trưởng
Đọc là: Son la si đô rê mi pha# son.
Không đọc là: Sol la si đô rê mi sonb son.
e. Gam thứ - Công thức gam Thứ:

Chúng ta thực hiện giống như Gam trưởng.

f. Giọng cùng tên:
Gam trưởng và Gam thứ luôn có dấu hóa khác nhác nhau. Chúng ta
chỉ việc xoay đường trịn 1800 sẽ có hình sau:
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 9


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu


g. Giọng song song:

Ngồi bảng đường trịn, chúng ta cũng cần kết hợp thêm khn nhạc
có thiết kế đèn led để minh họa thêm. Như vậy, chúng ta đã kết hợp hài hòa
được 2 phương pháp nghe – nhìn đạt hiệu quả.
VD: C // Am (Khơng có thăng, khơng giáng).

VD: F // Dm (Có một nốt Si Giáng màu vàng).

h. Giọng thứ hịa thanh (Giọng thứ có bậc VII tăng 1/2C):
Đối với giọng thứ hịa thanh chúng ta phải kết hợp giữa cơng thức
Gam thứ và khuôn nhạc mới đạt hiệu quả.

i. Hợp âm:
Dùng hiệu ứng hiện thị 3 nốt nhạc chồng lên nhau sẽ dễ dàng minh
họa cho các em trong nội dung này. Gồm các hợp âm Chùm 3 như sau:
Trưởng, thứ, tăng, giảm …

Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 10


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

j. Cách ghi nhớ công thức Gam trưởng, Gam thứ:
Trong công thức gam Trưởng và gam Thứ, HS thường không nhớ số
cung giữa 2 bậc liền kề. Trước tiên, GV phải cho các em nắm chắc số cung

giữa 2 âm liền kề trên thang âm mà các em được học vào tiết 13, lớp 7.
Áp dụng:
- Khi làm bài tập tính Gam trưởng, “Gam nào” trưởng cũng nhẩm là Đô
trưởng và ghi số cung từ Đồ đến Đố, sau đó chúng ta kiểm lại 2 nốt liền kề
của Gam cần tính theo cơng thức và dùng các dấu hóa mà sửa lại cho đúng.
- Khi làm bài tập tính Gam thứ, “Gam nào” thứ cũng nhẩm là La thứ và
ghi số cung từ La đến Lá, sau đó chúng ta kiểm lại 2 nốt liền kề của gam cần
tính theo cơng thức và dùng các dấu hóa mà sửa lại cho đúng.
Vấn đề này cũng không quá phức tạp nếu GV hướng dẫn HS biết vận
dụng từ bảng phụ trên.

Biện pháp dạy Tập đọc nhạc theo bảng phụ mới:
Nếu là GV đứng lớp dạy môn Âm nhạc chắc hẳn ai cũng gặp vấn đề
khó khăn nhất là làm sao dạy cho học sinh đọc được nốt nhạc. Phần lớn là
học sinh hay học thuộc lịng bài TĐN nên vị trí nốt nhạc các em đọc khơng
rành. Các em đa số có hình thức đối phó rất cơ bản là ghi tên dưới nốt nhạc,
hầu như một số giáo viên hay phớt lờ điều này. Từ đó càng làm cho các em
lười học tập, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo …
Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc từ
đầu năm đến cuối năm học và trong từng lớp học ở các khối 6,7,8,9 như sau:
a. Chuẩn bị của GV và HS:
- HS phải chép bài TĐN trước khi đến lớp (Chép bài từ SGK gồm:
Nốt nhạc, lời nhạc, nhận xét, âm hình tiết tấu cơ bản …). Chép bài theo trình
tự sau:
+ Kẻ khn nhạc có chừa khoảng cách để ghi lời nhạc. Gần đây có
một số quyển “Tập chép nhạc” được bán trên thị trường nên công đoạn này
học sinh đỡ phải thực hiện.
+ Viết Khóa Sol, chia ơ nhịp trước (tránh trường hợp chép dư nốt
hoặc thiếu nốt nhạc và xuống dòng giữa chừng thì khơng hay).
+ Chép nốt nhạc xong cả bài và sau đó mới chép lời nhạc dưới nốt

nhạc tương ứng (tránh trường hợp nốt và lời nhạc không khớp).
- Tuyệt đối không cho HS ghi tên dưới nốt nhạc.
- Bài TĐN khơng cần học thuộc lịng nhưng HS phải biết tự nhìn bài
đọc.
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 11


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ bài TĐN. Nếu nhà trường không có bảng
phụ GV phải tự trang bị. Bảng phụ bài TĐN cần được viết trên giấy khổ lớn
khoảng 60cm X 80cm trở lên, phải đảm bảo cho các em ở cuối lớp đều nhìn
rõ các nốt nhạc. GV có thể hướng dẫn cho các em HS của từng lớp làm bảng
phụ bài TĐN riêng cho lớp mình. Điều này có nhiều ưu điểm là: Bảng phụ
của các em đầu tư nên khi treo trong lớp được bảo đảm an toàn, các em
nhân những lúc rảnh rỗi có thể ơn bài và tập đọc bài lẫn nhau.
- GV nghiên cứu bài giảng và tính năng của ĐDDH mới để khi áp dụng
vào bài sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
b. Tiến trình dạy học:
Các bước tiến hành dạy Tập đọc nhạc được giới thiệu nhiều từ sách
thiết kế bài giảng đến các tài liệu tập huấn. Gồm các bước cơ bản như sau:
- Giới thiệu bài TĐN.
- Tìm hiểu bài TĐN.
- Luyện tập cao độ.
- Luyện tập tiết tấu.
- Tập đọc từng câu.

- Tập đọc cả bài.
- Ghép lời ca.
- Củng cố kiểm tra.
Phương pháp dạy Tập đọc nhạc khi kết hợp với ĐDDH mới là thay đổi
trong phần Luyện tập cao độ. Vì bảng phụ có hiển thị vị trí nốt nhạc khi bấm
phím đàn nên HS vừa luyện cao độ vừa nhìn thấy nốt nhạc. Từ đó, các em sẽ
nhớ vị trí nốt nhạc một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, giai điệu bài TĐN
cũng từ từ hình thành trong đầu các em. Tiếp theo chúng ta cho các em nhìn
vào bài TĐN để đọc nhạc (lúc này có thể khơng cho các em nhìn vào SGK
mà chỉ nhìn bảng phụ bài TĐN). Trong khuôn nhạc của ĐDDH này có các
nốt nhạc từ Son 1 – Son 3 có cả nốt nhạc có dấu thăng (#) và nốt nhạc có dấu
giáng (b) nên có thể áp dụng cho tất các bài TĐN cấp THCS.
Để tránh được việc luyện tập cao độ theo đàn nhiều sẽ làm mất đi tính
sáng tạo, GV có thể bớt nhỏ tiếng đàn lại, khi HS đọc không đúng mới cho
tiếng đàn to hơn. Phần này có vẽ mất nhiều thời gian, nhưng bù lại các em
ghép vào bài TĐN khá nhanh nên có thể chấp nhận được.
Dưới đây là hình ảnh của ĐDDH khi hiển thị đầy đủ các nốt nhạc.

Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 12


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

Vì Bảng phụ có chức năng hiện nốt nhạc từ 1, 2, đến 3 dịng và có thể hiện 1
lượt hoặc riêng lẻ. Tùy theo từng bài có nốt nhạc cao nhất và thấp nhất là gì ta sẽ
chọn 1 dịng nốt nhạc tương ứng. Chỉ khi dạy Nhạc lí mới sử dụng hiển thị nhiều

dịng 1 lượt để minh họa.
Ví dụ: Bài TĐN số 5 lớp 6, Vào rừng hoa hoặc bài Thật là hay. Nốt thấp nhất
là Đô và nốt cao nhất là Đố nên ta chọn dòng hiển thị nốt nhạc là dòng 2.

Các bài TĐN khác, chúng ta cũng có thể chọn dịng thích hợp để luyện tập
cao độ và nốt nhạc cho các em một cách nhanh chóng và dễ dàng.
3. Nghiên cứu tài liệu chuẩn KT – KN để đổi mới kịp thời PPDH sao cho
phù hợp mục tiêu dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc hiện nay.
Hiện nay, theo tiêu chuẩn của Bộ về mục tiêu dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc đã
được nâng cao so với trước đây nên giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn cho
các tiết Dạy – Học. Trong tài liệu đó có bổ sung những vấn đề mới, những
việc nên làm và nên tránh trong thủ thuật lên lớp. Ngồi ra cịn có ma trận và
đề kiểm tra mẫu cho HS.
4. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc chép bài của HS:
Đa số các em hay lười chép bài TĐN, GV phải kiểm tra thường xuyên.
Trước tiết dạy bài TĐN phải dặn kĩ các em chép trước phần nào. Khi đến lớp,
các Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo đầu tiết dạy. Do thời gian khơng nhiều nên
GV có thể chọn tổ và kiểm tra lại, nhắc nhở và xử lí ngay các học sinh không
chép bài để dần dần sẽ tạo được thói quen chép bài của các em.
5. Giáo viên cần nhớ những điều cần tránh khi dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc
(Theo tài liệu của Bộ GD&ĐT):
a. Về Nhạc lí:
- Dạy sai kiến thức.
- Dạy theo lí thuyết sng.
- Phân tích nội dung nhạc lí sâu, rộng khơng cần thiết.
- u cầu HS làm bài tập không phù hợp với năng lực.
Giáo viên nên nhắc lại thường xuyên về Nhạc lí khi bắt gặp trong các
bài nhạc, tác dụng của các kí hiệu và ứng dụng vào các bài tập ngắn.
b. Về Tập đọc nhạc:
- GV phải đọc đúng cao độ và trường độ.

- Không dạy theo lối truyền khẩu.
- Đàn giai điệu nhiều, đọc mẫu cho HS.
- Xác định không đúng trọng tâm bài học.
- Dạy hát trước khi dạy đọc nốt nhạc.
- Căn cứ nhiều về lời ca.
- Học sinh ghi tên nốt vào bài TĐN.
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 13


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

- Bắt nhịp và đàn không cùng giọng.
- Yêu cầu HS học thuộc bài TĐN.
- Xác định sai mục tiêu dạy Tập đọc nhạc là để hát đúng lời ca. Khi ôn
tập TĐN chủ yếu là cho HS hát lời.
6. Phân nhóm đối tượng 2 học sinh Giỏi kèm Yếu khi đọc nhạc:
Việc làm này tuy không mới mẽ nhưng luôn đem lại hiệu quả cao.
Ví dụ: Giáo viên có thể phân cơng em đọc nhạc yếu chọn bạn đọc nốt
nhạc tốt để cùng học tập. Nhiệm vụ của em HS giỏi là làm sao cho em HS
yếu đọc được nốt nhạc. Giáo viên có phần thưởng cho 2 em khi hồn thành
nhiệm vụ.
Trong giờ học Tập đọc nhạc, nếu HS không chuẩn bị tốt bài TĐN và đọc
thường bị vấp, giáo viên có thể dành khoảng 5 phút cho các em tự rà sốt đọc
lại từng nốt nhạc. Tuy khơng khí lớp có hơi ồn ào nhưng rất hiệu quả vì sau đó
các em có thể đọc được lưu lốt hơn.
7. Thực hiện củng cố, kiểm tra kiến thức bằng các trò chơi ngắn:

Giáo viên nên có nhiều trị chơi ngắn bằng các đề đơn giản để củng cố và
kiểm tra kiến thức các em. Một số trò chơi cơ bản như:
- Chính tả chép nhạc: GV gọi vài em lên bảng, sau đó đọc tên nốt. HS chép
lại các nốt nhạc đó với điều kiện phải đúng, nhanh, đẹp. Hoặc ngược lại, GV
ghi nốt nhạc, HS đọc tên nốt gồm cao độ và trường độ.
- Cho khuôn nhạc theo số chỉ nhịp 2/4, 3/4, 4/4 thiếu hoặc dư trường độ,
HS thêm hoặc bớt nốt nhạc sau cho đúng.
- Nghe đoạn nhạc đốn bài TĐN: GV đàn một câu bất kì, HS nghe là đoán
tên bài.
- Tập nghe cao độ và trường độ. Vì đây là mơn khó nên khơng địi hỏi cao
đối với các em, trị chơi này chỉ mang tính giải trí là chính.
- Nghe tiết tấu đốn tên bài TĐN: GV gõ tiết tấu HS nghe và đoán tên bài,
HS khơng đốn được tên bài GV gợi ý thêm là đọc tên trường độ, nếu HS chưa
đoán được GV có thể kèm dấu cho trường độ, các em chắc chắn là đốn được
bài TĐN.
Ví dụ: Bài “Thật là hay”. Sau khi đọc tiết tấu HS khơng đốn được thì
cuối cùng GV có thể đọc: Đơn đớn đen, đơn đờn đen, đờn đờn đớn
đơn,trăng…Trò chơi này giúp cho lớp học trở nên rất sinh động.
- Sáng tác lời mới cho bài TĐN. Việc này phải kết hợp giữa thầy và trị
mới tạo được khơng khí sinh động cho tiết dạy, nhưng chỉ nên áp dụng cho bài
ngắn và dễ để tránh mất thời gian. Học sinh thường sáng tác lời bị cưỡng âm,
GV có nhiệm vụ sửa lại câu cho hợp lí cịn ý tưởng cứ giữ ngun để tỏ ý tôn
trọng các em. Đây là việc làm khơi gợi được tính sáng tạo của các em các em
sẽ say mê nghiên cứu thêm về bài TĐN mình vừa mới học.
8. Cần chú ý đến chất lượng trước hơn số lượng:
- Vấn đề này thường gặp ở GV mới ra trường, do sợ không kịp thời lượng
tiết dạy nên hay dạy lướt qua. Chúng ta nên nhớ phương châm “Chậm mà
Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 14



Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

chắc”, “Mưa dầm thấm lâu”. Bước đầu ta cần có số học sinh Giỏi nắm vững
kiến thức, sau đó những HS này sẽ được giao nhiệm vụ kèm lại các em yếu.
Đối với khối 6, các tiết đầu GV cần làm việc với cường độ cao. Khi các em đã
nắm vững kiến thức thì các bài sau sẽ thống hơn. Cịn nếu các bài đầu dạy sơ
sài thì khi vào bài Tập đọc nhạc cả thầy và trò đều phải làm việc vất vã.
- Đầu năm học phải ôn tập và kiểm tra lại kiến thức nhạc lí và việc đọc nốt
nhạc của các em.
9. Soạn nội dung nhạc lí cơ bản từ lớp 6 đến lớp 9 cho các em nắm:
Việc này rất ít được GV quan tâm, nhưng thật ra việc làm này là vơ cùng
hiệu quả. HS có được bản tổng thể về kiến thức nhạc lí, các em có điều kiện
xem lại mỗi khi cần thiết. Do phần Nhạc Lí khơng được dạy thường xun nên
các em hay qn, các kiến thức nhạc lí trong các năm trước các em không lưu
giữ nên không thể xem lại được. Trong bài viết này, tôi đã biên soạn hết trọng
tâm của Nhạc lí cơ bản cấp THCS, GV có thể tham khảo, chỉnh sửa lấy làm tài
liệu cho các em HS.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Từ khi áp dụng phương pháp dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc kết hợp với bảng phụ
mới đã thấy được hiệu quả tích cực.
- Học sinh đa số đọc được nốt nhạc mà không cần phải ghi tên như trước kia.
- Các em khơng cịn sợ khi đến tiết học Nhạc lí-Tập đọc nhạc.
- Tiết dạy sinh động hẳn lên khơng cịn khơ khan, khơng cịn gị bó đối với
các em.
- Trình độ đọc nhạc của các em có tiến bộ rõ rệt. Các em nghe nhạc, cảm
nhạc tốt hơn.

- Phương pháp mới này luôn đạt hiệu quả với tất cả các đối tượng học sinh.
- Giáo viên tự tin khi đứng lớp, giảm bớt một số vấn đề khó khăn trong phần
minh họa các kiến thức về Nhạc lí. Qua hình ảnh bảng phụ về nhạc lí, các em
khơng cịn thấy nhạc lí là khó hiểu, là quá phức tạp mà sự phức tạp và đa dạng
trong âm nhạc là do con người sáng tạo thêm.
- Giáo viên thực hiện dễ dàng theo phương pháp giảng dạy mới.
- Tổng hợp được kiến thức Nhạc lí cho HS xem và ơn tập thường xun.
V. NGUN NHÂN THÀNH CƠNG VÀ TỒN TẠI:
1. Nguyên nhân thành công:
- Việc đổi mới phương pháp dạy học (nhất là về hình thức và cách tổ chức
lớp) đem lại sự mới mẽ đối với HS sẽ làm cho các em cảm thấy hứng thú trong
học tập, từ đó kết quả truyền đạt kiến thức dễ thành cơng hơn.
- Khi áp dụng cách dạy có ĐDDH mới, em đã kích thích được tính tị mị
ham học hỏi của các em, các em muốn khám phá những cái mới lạ đi từ lí thuyết
đến hình ảnh thực hành minh họa. Các kiến thức truyền đạt không còn mơ hồ
trong suy nghĩ của các em, các em thấy được mơn âm nhạc khơng chỉ là nghệ
thuật cịn mang tính khoa học (Cách tính Gam có cơng thức cụ thể và theo tn
quy luật rất chặt chẽ).
Nguyễn Đức Thoï 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 15


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

- Khi học tìm hiểu cao độ, luyện đọc tên nốt nhạc và các quãng bước đầu làm
cho các em cảm thấy khó nên cần phải tập trung cao độ. Nhưng khi các em đã
thuộc vị trí cao độ nốt nhạc các em cảm thấy rất dễ dàng, các em cảm thấy

khơng cịn áp lực khi phải đối diện với việc nhớ tên nốt nhạc mà chỉ tập trung và
giai điệu của bài nhạc. Từ đó, việc học Tập đọc nhạc chỉ cịn là việc khám phá
giai điệu bài nhạc, các em có thể đọc các bài nhạc tương tự mà không cần phải
nhờ GV đọc mẫu như trước đây.
- Giáo viên đứng lớp tiết kiệm nhiều thời gian khi dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc
nên có thể bổ sung thêm những kiến thức mở rộng hoặc củng cố thường xuyên
các kiến thức cho HS.
- Kết quả khi áp dụng phương pháp dạy học này rất khả quan, có tính khả thi
nên đó cũng là động lực để góp phần cho sự thành cơng ttrong tiết dạy.
2. Tồn tại:
- Việc làm ĐDDH như được giới thiệu trên là kết quả kinh nghiệm của cá
nhân tôi và trãi qua nhiều cách sửa đổi bổ sung nhưng chỉ mới hoàn thiện ở mức
độ tương đối, các GV khác chưa thể hình dung được tác dụng và cách ứng dụng
nó như thế nào nên rất khó áp dụng cho đơn vị mình. Muốn áp dụng cách dạy
học theo SKKN này thì trước tiên phải có bảng phụ mới và việc làm ĐDDH này
cũng tốn nhiều thời gian và kinh phí.
- HS khi chưa từng học Tập đọc nhạc theo cách này (thường không nhớ tên
nốt nhạc), khi áp dụng vào bài mới các em rất lúng túng và thường không theo
kịp bài. Nếu không khéo léo uyển chuyển thì vơ tình GV tạo cho HS áp lực, các
em khơng cịn hứng thú trong giờ học. GV viên buộc phải dạy vị trí cao độ nốt
nhạc lại từ đầu cho các em.

C. PHẦN KẾT LUẬN:
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong tất cả các phương pháp giảng dạy bao giờ cũng có những ưu điểm và
hạn chế của nó. Tuy nhiên, bằng tính sáng tạo người GV có thể uyển chuyển sao
cho hợp lí để tránh được những hạn chế.
Muốn thành cơng tất nhiên người GV phải có lịng đam mê học hỏi và sáng
tạo. Chúng ta không thể thờ ơ trước những hạn chế mà chúng ta phải tìm cách giải
quyết nó. Ví như, chúng ta cứ đổ lỗi cho việc thiếu CS/VC, học sinh khơng có năng

khiếu, các em học yếu là do thiếu động cơ học tập … mà giảng dạy khơng tốt thì
hồn tồn sai. Chúng ta phải tự trang bị ĐDDH cho mình, sáng tạo đổi mới trong
tiết dạy sao cho sinh động, tìm hiểu mặt yếu kém của HS để từ đó kích thích tinh
thần học tập của các em. Lịng nhiệt tình của thầy trong các tiết dạy là nguồn cảm
hứng cho các trị trong học tập. Ngồi ra, việc học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng
kiến thức, học tập đồng nghiệp cũng là chìa khóa để mở ra những sáng tạo mới
trong dạy học. Là GV trong thời điểm hiện nay, việc cập nhật mới thông tin là hết
sức cần thiết. Làm sao để HS luôn thấy cái mới trong GV cần phải được học hỏi.
Chúng ta sẽ trở nên lạc hậu khi không biết tự làm mới kiến thức cho bản thân mình.
I.

Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 16


Biện pháp dạy phân mơn “Nhạc lí – TĐN” bằng bảng phụ mới đạt hiệu quả

THCS Phú Hữu

II. Ý NGHĨA CỦA SKKN:
1. Đổi mới phương pháp dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc kết hợp với bảng phụ
mới sẽ giúp cho cả GV và học sinh đạt được nhiều kết quả như: Học sinh cảm
thấy hứng thú trong học tập, việc đọc nhạc có tiến bộ và phát triển rõ rệt. Người
GV giảm bớt gánh nặng khi dạy học (nhờ có bảng phụ tiện cho việc minh họa).
2. Cải thiện được chất lượng tiết học, bớt khô khan căng thẳng.
3. Đa số các em cảm thấy tự hào khi tự mình khám phá ra được giai điệu bài
hát. Các em tự tin hơn trong việc đọc nhạc.
4. Củng cố kiến thức thường xuyên cho HS, các khái niệm được nhắc lại
nhiều lần các em sẽ nhớ lâu.

5. Thấy được hiệu quả của phương pháp này, nhiều giáo viên sẽ mạnh dạn
áp dụng cho đơn vị mình.
6. Chỉ có cải tiến cách dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc mới đáp ứng được mục
tiêu GD Âm nhạc phổ thông như của Bộ GD&ĐT đã đề ra.
7. Trong SKKN này chỉ giới thiệu cho việc giảng dạy áp dụng thêm ĐDDH
mới đạt hiệu quả mà không làm thay đổi hệ thống, trình tự của tiết dạy Nhạc líTập đọc nhạc theo chuẩn KT-KN.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI:
Khả năng ứng dụng và triển khai của SKKN này là khá rộng rãi. Nó có thể phù
hợp cho cả HS có trình độ khác nhau. ĐDDH hỗ trợ mang tính lâu dài và áp dụng
đa dạng, HS dễ tiếp cận. Việc triển khai cho GV tương đối dễ dàng không mất
nhiều thời gian. Hiện nay, tại đơn vị cũng đang áp dụng và tiếp tục hoàn thiện.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Ngành GD&ĐT cần quan tâm nhiều hơn cho mơn học Âm nhạc, vì đây là
mơn học có nhiều ứng dụng thực tế. Mơn học Âm nhạc ln góp phần trong việc
giáo dục Đức, Trí, Thể, Mỹ cho học sinh. Đặc biệt hơn, đây còn là bộ mơn góp
phần cho việc tun truyền văn hóa, giúp cho HS biết giữ gìn những bản sắc Văn
hóa của dân tộc. Hiện nay, ĐDDH cho môn học này đang thiếu và xuống cấp
nghiêm trọng cần phải được đầu tư thêm.
Thấy được hiệu quả của SKKN ngành cần có kế hoạch triển khai để thực
hiện chung cho tất cả các GV.
V. KẾT LUẬN CHUNG:
Việc cải tiến phương pháp giảng dạy là một q trình lâu dài mà kết quả của
nó cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả Giáo viên đứng lớp và
thái độ của học sinh trong học tập. Nếu sự cải tiến không đồng loạt, khơng mang
tính chất thường xun, lâu dài thì cũng không mang lại hiệu quả. Với GV cần phải
thấy được vai trị và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người, ln có tư
duy sáng tạo, mạnh dạn đổi mới hình thức giảng dạy thì sẽ có được kết quả cao
trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Người viết
Nguyễn Đức Thọ

Nguyễn Đức Thọ 0917107748 (2011 – 2012)

Trang 17



×