Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO SÁT CHỨNG ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ CAN THIỆP BẰNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.81 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CHỨNG ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ CAN THIỆP
BẰNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE

Sinh viên thực hiện: VŨ THỊ HỒNG ÁNH
Ngành

: THÚ Y

Niên khóa

: 2002 - 2007

Tháng 11 / 2007


KHẢO SÁT CHỨNG ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ CAN THIỆP BẰNG
PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE

Tác giả

VŨ THỊ HỒNG ÁNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng u cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú Y


Giáo viên hướng dẫn
PGS-TS LÊ VĂN THỌ
Th.S HUỲNH THỊ THANH NGỌC
BSTY NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

Tháng 11 / 2007
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành ghi khắc lòng biết ơn sâu sắc đến với:
Thầy: PGS-TS Lê Văn Thọ
Cô: ThS Huỳnh Thị Thanh Ngọc
Chị: BSTY Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Đã tận tình giúp đỡ, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm tạ:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Q Thầy Cơ khoa Chăn Ni Thú Y
Quý Thầy Cô khoa Khoa Học
Đã tận tâm chỉ bảo, truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập.
Tâm tình cảm ơn xin gửi đến:
Ban Giám Đốc Bệnh Viện Thú Y Petcare
Toàn thể các BSTY, các anh chị em làm việc tại Bệnh Viện Thú Y Petcare
Đã rất nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn.
Và sự tri ân chân thành:
Những người thân trong gia đình: Mẹ, các anh chị em, họ hàng gần xa
Những người thân quen, bạn bè và các bạn cùng lớp
Đã đặc biệt giúp đỡ, chia sẻ vui buồn, nâng đỡ động viên và đồng hành cùng em trong
suốt những ngày tháng qua.

Xin chân thành cảm tạ và tri ân.

ii


TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát chứng đẻ khó trên chó và can thiệp bằng phẫu thuật
tại Bệnh viện Thú y Petcare” được tiến hành tại Bệnh viện Thú y Petcare, thời gian từ
ngày 1 / 4 / 2007 đến ngày 15 / 8 / 2007. Với phương pháp khảo sát là lập hồ sơ bệnh
án số chó mang đến khám có biểu hiện đẻ khó, hỗ trợ cho việc khám lâm sàng bằng
siêu âm và theo dõi kết quả mổ lấy thai trên những chó đẻ khó.
Kết quả thu được là 38 trường hợp đẻ khó trong tổng số 387 chó cái đến khám và
điều trị, chiếm tỉ lệ 9,82%. Trong đó: Số chó có dấu hiệu đẻ khó thường gặp trên nhóm
giống chó ngoại (92,1%) và tỉ lệ mắc chứng đẻ khó cao nhất trên giống chó Chihuahua
(60,53%), kế đến là chó Fox (10,53%), Việt Nam (7,9%). Những giống chó cịn lại
như chó Nhật, Bắc Kinh, Berger, Terrier, Dalmatian chiếm số lượng thấp và gần tương
đương nhau.
Hiện tượng đẻ khó được ghi nhận cao ở độ tuổi ≤ 3 năm tuổi, và ở những lứa đẻ
đầu tiên. Nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó được ghi nhận trong quá trình khảo sát
là: Xương chậu hẹp, cổ tử cung không mở (26,31%), thai chết (18,42%), tử cung trơ,
xơ hóa khơng co bóp (13,16%), tư thế thai bất thường (13,16%) và một số nguyên
nhân như thai lớn (10,53%), hai thai ra cùng một lúc (5,26%), và vỡ tử cung (5,26%).
Kết quả mổ lấy thai được ghi nhận thời gian lành vết thương đạt 57,14% vào
ngày thứ 5 - 6; 25,71% vào ngày thứ 7 – 8; 5,7% vào ngày thứ 9 – 10 và 11,14% vào
ngày thứ 11 trở lên.
Tai biến thường gặp trong quá trình phẫu thuật được ghi nhận là xuất huyết
(17,59%) và trục trặc đường hô hấp (13,16%). Sau khi phẫu thuật chúng tôi gặp phải
những tai biến như: Nhiễm trùng vết mổ (13,16%), đứt chỉ đường may da (10,52%),
chết (7,89%). Những trường hợp này xảy ra thường do sự quan tâm chăm sóc hậu
phẫu cho chó khơng được chu đáo để chó bị đứt chỉ, nhiễm trùng…


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách sơ đồ, các hình và biểu đồ.............................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ...............................................................................................................2
1.3 YÊU CẦU..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ SIÊU ÂM ..........................................................................................3
2.1.1 Định nghĩa siêu âm.................................................................................................3
2.1.2 Hình ảnh siêu âm ....................................................................................................3
2.1.2.1 Ngun lí cơ bản của siêu âm..............................................................................3
2.1.2.2 Siêu âm kiểu A ....................................................................................................3
2.1.2.3 Siêu âm kiểu B.....................................................................................................4
2.1.2.4 Kiểu chuyển động theo thời gian.........................................................................4
2.1.3 Sử dụng máy siêu âm..............................................................................................4
2.1.4 Những thuật ngữ mơ tả hình ảnh siêu âm...............................................................5
2.1.5 Tác dụng sinh học của siêu âm...............................................................................6
2.1.6 Đặc điểm của siêu âm bụng....................................................................................7
2.1.7 Hình ảnh siêu âm bình thường của tử cung và buồng trứng ..................................7
2.1.8 Chẩn đoán thai và sự phát triển của thai.................................................................8

2.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CƠ THỂ HỌC TRÊN CHÓ..........................................9
2.2.1 Cơ thể học vùng bụng.............................................................................................9
2.2.2 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái ...........................................................................9
2.2.2.1 Buồng trứng.........................................................................................................9
2.2.2.2 Ống dẫn trứng....................................................................................................10
iv


2.2.2.3 Tử cung..............................................................................................................10
2.2.2.4 Âm đạo ..............................................................................................................11
2.2.2.5 Tiền đình............................................................................................................11
2.2.2.6 Âm hộ ................................................................................................................11
2.2.2.7 Dây rộng ............................................................................................................11
2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ SINH SẢN CHĨ CÁI ............................................13
2.4 CHU KÌ ĐỘNG DỤC Ở CHĨ CÁI ........................................................................13
2.5 SỰ SINH ĐẺ ...........................................................................................................13
2.5.1 Dấu hiệu chó sắp sanh ..........................................................................................13
2.5.2 Những giai đoạn của quá trình đẻ.........................................................................14
2.5.2.1 Giai đoạn 1: Mở cổ tử cung...............................................................................14
2.5.2.2 Giai đoạn 2: Tống thai.......................................................................................14
2.5.2.3 Giai đoạn 3: Tống nhau .....................................................................................14
2.6 SỰ ĐẺ KHÓ............................................................................................................14
2.6.1 Định nghĩa ............................................................................................................14
2.6.2 Những nguyên nhân đưa đến đẻ khó ....................................................................15
2.6.2.1 Do chó con quá lớn............................................................................................15
2.6.2.2 Do tư thế của chó con trong đường sinh dục.....................................................15
2.6.2.3 Do những nguyên nhân khác.............................................................................15
2.7 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN ĐẺ KHĨ................16
2.7.1 Chẩn đốn lâm sàng..............................................................................................16
2.7.2 Chẩn đốn bằng siêu âm.......................................................................................16

2.8 NHỮNG BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐỐI VỚI CHÓ ĐẺ KHÓ .............................16
2.8.1 Hỗ trợ bằng thuốc .................................................................................................16
2.8.2 Phương pháp trợ giúp bằng tay ............................................................................16
2.8.3 Can thiệp bằng phẫu thuật ....................................................................................17
2.9 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI .........................................................................................................................18
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................19
3.1 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ...........................................................................................19
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................19
v


3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................19
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................19
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................19
3.2.1 Nội dung ...............................................................................................................19
3.2.2 Những chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................19
3.3 PHƯƠNG TIỆN KHẢO SÁT .................................................................................19
3.3.1 Dụng cụ.................................................................................................................19
3.3.2 Một số dược phẩm sử dụng để gây tê, gây mê và điều trị....................................20
3.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH......................................................................................21
3.4.1 Ghi nhận các trường hợp đẻ khó được đem tới khám tại bệnh viện ....................21
3.4.1.1 Tìm hiểu bệnh sử ...............................................................................................21
3.4.1.2 Chẩn đốn lâm sàng...........................................................................................21
3.4.1.3 Chẩn đoán bằng siêu âm....................................................................................22
3.4.2 Biện pháp can thiệp ..............................................................................................22
3.4.2.1 Can thiệp bằng thuốc .........................................................................................22
3.4.2.2 Can thiệp bằng phẫu thuật .................................................................................23
3.4.3 Chăm sóc hậu phẫu...............................................................................................25
3.4.4 Những tai biến trong và sau khi mổ .....................................................................26

3.4.4.1 Tai biến trong khi mổ ........................................................................................26
3.4.4.2 Tai biến sau khi mổ ...........................................................................................26
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................27
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................28
4.1 Các bệnh gặp phải trên tổng số chó khảo sát ..........................................................28
4.2 Kết quả khảo sát trên từng nhóm giống chó:...........................................................29
4.3 Chó đẻ khó xếp theo độ tuổi và lứa đẻ: ...................................................................30
4.4 Những triệu chứng lâm sàng thường thấy trên chó đẻ khó: ....................................32
4.5 Kết quả chẩn đốn ngun nhân gây nên chứng đẻ khó: ........................................32
4.6 Kết quả mổ lấy thai..................................................................................................33
4.6.1 Thân nhiệt chó trước và sau khi phẫu thuật: ........................................................34
4.6.2 Tai biến gặp phải trong quá trình phẫu thuật........................................................35
4.6.3 Tai biến xảy ra sau khi phẫu thuật........................................................................36
vi


4.6.4 Thời gian lành vết thương sau khi phẫu thuật ......................................................37
4.6.5 Tỉ lệ chó con sống và chết sau khi phẫu thuật......................................................38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................40
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................40
5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................42

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tỉ lệ các bệnh thường gặp trên chó cái .........................................................28

Bảng 4.2: Số lượng chó đẻ khó theo nhóm giống .........................................................29
Bảng 4.3: Tỉ lệ xuất hiện chó đẻ khó theo từng giống chó............................................30
Bảng 4.4: Tỉ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo lứa đẻ......................................................31
Bảng 4.5: Tỉ lệ xuất hiện chó đẻ khó theo độ tuổi: .......................................................31
Bảng 4.6: Tỉ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó........................32
Bảng 4.7: Các nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ......................................................33
Bảng 4.8: Nhiệt độ đo ở trực tràng chó trước và sau khi phẫu thuật ............................34
Bảng 4.9: Tỉ lệ các tai biến trong quá trình phẫu thuật .................................................35
Bảng 4.10 Tỉ lệ tai biến xảy ra trên chó sau phẫu thuật ................................................36
Bảng 4.11 Thời gian lành vết thương sau khi phẫu thuật..............................................38
Bảng 4.12 Tình trạng của chó con sau khi mổ lấy thai .................................................39

viii


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ làm việc một máy chụp siêu âm ..........................................................5
Hình 2.1: Thai 45 ngày tuổi.............................................................................................8
Hình 2.2: Cơ quan sinh dục chó cái...............................................................................12
Hình 2.3: Thăm khám thai.............................................................................................16
Hình 2.4: Thai bị dị tật ..................................................................................................17
Hình 2.5: Chết thai ........................................................................................................17
Hình 3.1: Dụng cụ mổ lấy thai ......................................................................................20
Hình 3.2: Đường mổ ổ bụng..........................................................................................23
Hình 3.3: Vị trí mổ tử cung ...........................................................................................24
Hình 3.4: Sơ cứu thai nhi...............................................................................................24
Hình 3.5: May khép tử cung..........................................................................................25
Hình 3.6: Đường may khép ổ bụng ...............................................................................25
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ đẻ khó theo nhóm giống ...................................................................29

Biểu đồ 4.2: Số lượng chó đẻ khó theo lứa đẻ ..............................................................31
Biểu đồ 4.3: Những tai biến xảy ra khi phẫu thuật........................................................36

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là một lồi động vật được yêu thích từ trước đến nay bởi những tính năng
đặc biệt của chúng như thơng minh, trung thành, rất mến chủ… Người ta khơng chỉ
ni chó để giữ nhà, hữu dụng trong cơng tác phục vụ quốc phịng, phát hiện hàng
quốc cấm… mà cịn được ni để làm cảnh, làm người bạn thân thiết của trẻ con cũng
như người lớn, chúng ngày càng trở nên gắn bó với cuộc sống của con người.
Cùng với sự phát triển kinh tế của xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của con
người ngày càng được nâng cao hơn. Nhu cầu ni chó ngày càng tăng cao với nhiều
mục đích, nhiều nhiệm vụ hơn. Mặc dù sự quan tâm chăm sóc đàn chó ngày càng chu
đáo, nhưng những trục trặc trong q trình chăn ni vẫn xảy ra, phổ biến nhất là
trường hợp đẻ khó. Do đó để bảo tồn, đa dạng hố các giống chó đẹp, q hiếm, ngồi
chăm sóc dinh dưỡng chu đáo, cần kết hợp phòng ngừa, chẩn đoán để giúp cho bác sĩ
thú y can thiệp sớm những trường hợp đẻ khó, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn
ni.
Xuất phát từ sự u thích động vật cùng với tinh thần ham học hỏi, sưu tầm và
đúc kết những kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Được sự đồng ý của bộ
môn Cơ Thể Ngoại Khoa - khoa Chăn nuôi Thú y - trường đại học Nơng Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, và sự hướng dẫn khoa học của PGS–TS Lê Văn Thọ, ThS Huỳnh
Thị Thanh Ngọc và BSTY Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, chúng tôi tiến hành đề tài:
“KHẢO SÁT CHỨNG ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ CAN THIỆP BẰNG PHẪU
THUẬT TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE”.
Đề tài thực hiện nhằm mục đích và yêu cầu sau:


1


1.2 MỤC ĐÍCH
- Nâng cao sự hiểu biết về những phương pháp chẩn đốn chứng đẻ khó trên
chó
- Ghi nhận kết quả của những biện pháp can thiệp đối với những trường hợp đẻ
khó
1.3 YÊU CẦU
- Theo dõi những triệu chứng lâm sàng trên chó có biểu hiện đẻ khó
- Tìm hiểu những ngun nhân gây ra chứng đẻ khó trên chó.
- Theo dõi phương pháp chẩn đốn thai bằng siêu âm
- Khảo sát tỉ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo giống, tuổi, lứa đẻ…
- Đánh giá tỉ lệ thành cơng trên chó đẻ khó phải can thiệp bằng phẫu thuật
- Ghi nhận các tai biến, nguyên nhân, cách xử lí và rút ra những kinh nghiệm
thực tế

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ SIÊU ÂM
2.1.1 Định nghĩa siêu âm
Siêu âm là những chấn động cơ học có cùng bản chất với những âm thanh nghe
được nhưng tần số quá cao so với ngưỡng mà tai con người có thể cảm thụ được. Các
tần số có hiệu lực trong ghi hình siêu âm y học biến thiên từ 1MHz - 12MHz. Tần số
biểu số chu kì chuyển động trong 1 giây (1MHz = 1000000 chấn động/1 giây). Siêu
âm lan trong môi trường vật chất bằng cách gây ra tại chỗ những biến đổi áp lực và

những dịch chuyển các phần vật chất cực bé xung quanh vị trí cân bằng của chúng.
Độ dài bước sóng cũng là đặc tính của bước sóng và của mơi trường lan truyền,
đo được từ khoảng không gian chiếm chỗ của 1 chu kì chấn động và liên hệ với tần số
f (c/f). Độ dài bước sóng siêu âm trong nước ở tần số 5MHz là 0,3 mm.
2.1.2 Hình ảnh siêu âm
2.1.2.1 Ngun lí cơ bản của siêu âm
Đầu dị được lắp đặt một bộ chuyển đổi siêu âm, do hiệu ứng áp điện sẽ phát ra
một xung động siêu âm đáp ứng một kích thích điện. Xung động siêu âm này truyền
vào các mô sinh học sẽ lan đi dần dần, sóng âm sẽ gặp các mặt phản hồi trên đường
truyền, tạo ra các sóng phản xạ và tán xạ quay trở về đầu dò và được thu nhận tại đây.
Đầu dị sẽ biến đổi sóng phản hồi thành tín hiệu điện thơng qua hiệu ứng áp
điện. Tín hiệu này mang hai thơng tin chính:
+ Thơng tin về độ lớn biên độ, phản ánh tính chất âm học của mơi trường.
+ Thơng tin về vị trí của nguồn tạo tín hiệu.
Các thơng tin này sau đó được xử lý và thể hiện thành hình ảnh trên màn hình.
2.1.2.2 Siêu âm kiểu A
Tín hiệu hồi âm được thể hiện bằng xung hình gai trên dao động ký qua hệ
thống trục tung và trục hoành. Chiều cao của xung thể hiện độ lớn của biên độ tín hiệu
3


hồi âm. Vị trí của xung thể hiện khoảng cách từ đầu dò đến mặt phản hồi. Kiểu A
thường được sử dụng để đo những cự ly chính xác trong nhãn khoa và thần kinh mà
không cho phép nhận dạng vật quan sát được.
2.1.2.3 Siêu âm kiểu B
Kiểu này rất thơng dụng trong y khoa, cịn gọi là phương pháp siêu âm hai
chiều. Tín hiệu hồi âm được thể hiện bởi những chấm sáng. Độ sáng của những chấm
này thể hiện biên độ tín hiệu hồi âm. Vị trí chấm sáng xác định khoảng cách từ đầu dò
đến mặt phản hồi.
2.1.2.4 Kiểu chuyển động theo thời gian

Dùng để thể hiện sự chuyển động cùng chiều với tia sóng âm của các vật thể
theo thời gian bằng cách thể hiện hình ảnh B-mode theo diễn biến thời gian. Kết quả:
nếu nguồn hồi âm đứng yên thì tạo đường thẳng ngang trên màn hình, cịn nếu mặt
phản hồi chuyển động thì sẽ tạo ra những đường cong phản ánh sự chuyển động. Kiểu
này dùng để khảo sát tim và van tim.
2.1.3 Sử dụng máy siêu âm
Chọn một đầu dị có tần số thích hợp với xét nghiệm cần thực hiện.
Một gel giúp đầu dị và da có sự truyền sóng siêu âm hoàn hảo.
Thao tác kỹ thuật theo hướng dẫn, các dẫn liệu chụp siêu âm đã phân tách được
lưu trữ dưới dạng số trong bộ nhớ hình trước khi lên thang màu xám.
Phóng to hay thu nhỏ từng vùng khác nhau của hình, làm đậm thêm đường nét
bao quanh hình.

4


ĐỒNG HỒ

MÁY PHÁT SĨNG

ĐẦU DỊ

HIỆN
HÌNH
BỘ NHỚ ẢNH

BỘ TÁCH SĨNG

XỬ LÝ SAU
KHI CHỤP


BỘ KIỂM SOÁT ĐỘ
HỘI TỤ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ làm việc một máy chụp siêu âm
2.1.4 Những thuật ngữ mơ tả hình ảnh siêu âm
- Hình bờ: có thể là liên bề mặt giới hạn giữa 2 môi trường đặc có cấu trúc âm
khác nhau: Gan-thận phải, lách – thận trái, khối u đặc – nhu mơ bình thường. Cũng có
thể là giới hạn của một cấu trúc lỏng bình thường hay bệnh lý: Thành bàng quang, túi
mật, nang, abscess …
- Hồi âm tăng: Mơ tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với độ hồi âm của cấu
trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường. Ví dụ: xương và các tổ chức
bị khống hóa có độ hồi âm rất lớn nên hầu hết sóng siêu âm đều bị phản xạ trở lại. Vì
vậy, tạo thành hình ảnh có độ hồi âm tăng.
- Hồi âm giảm: Khi độ cản âm lớn, năng lượng chùm tia siêu âm giảm đi nhanh
chóng và phần sâu sẽ nhận được ít hơn dẫn đến hiện tượng giảm âm. Nghĩa là mức độ
xám của cấu trúc giảm so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình
trạng bình thường. Ví dụ: Gan nhiễm mỡ
- Hồi âm trống: Mơ tả cấu trúc khơng nhận được sóng phản hồi. So với mức
tương ứng trên thang độ xám thì những cấu trúc này có độ xám rất thấp, thậm chí hiển
thị màu đen. Phần lớn các mơ dịch trong cơ thể như máu, nước tiểu, dịch mật … đều
có đặc tính này.
- Đồng hồi âm: Mơ tả cấu trúc có độ hồi âm ngang bằng với độ hồi âm của cấu
trúc nền xung quanh hoặc hai cấu trúc khác nhau có cùng độ hồi âm.
5


- Hồi âm hỗn hợp: Mô tả một vài cấu trúc mô vừa đặc vừa dịch xen kẽ lẫn nhau.
- Mật độ của mô: Căn cứ vào độ hồi âm, ta có thể ước lượng các tổn thương ở
dạng đặc hay dạng lỏng

+ Cấu trúc bên trong: Đồng nhất là sự mô tả độ đồng đều về mặt hồi âm trên
tồn cấu trúc.
Khơng đồng nhất chỉ sự mơ tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau
Dịch có thể có hồi âm đồng nhất (nang đơn thuần) hay khơng đồng nhất (dịch
xuất huyết). U có thể có hồi âm đồng nhất (Hemangioma) hay không đồng nhất (ung
thư gan…)
- Hiện tượng bóng lưng: Do sự phản xạ mạnh, phần phía sau sẽ khơng nhận
được tín hiệu siêu âm tới, vì thế biểu hiện thành một dải xám tối hơn mơi trường xung
quanh ở ngay phía sau cấu trúc.
- Hiện tượng tăng cường âm: Khi qua mơi trường có độ cản âm thấp thì phần
sâu sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm hơn xung quanh, dẫn đến hiện tượng tăng âm
là một dải xám sáng hẳn lên ngay trên cấu trúc.
- Hiện tượng dội lại: Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình
ảnh giả của mặt phân cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách
thật với kích thước và độ hồi âm nhỏ dần.
- Thứ tự hồi âm: Thứ tự hồi âm tăng theo mô và vật chất cơ thể. Hồi âm tăng
dần theo thứ tự: mật - nước tiểu, vùng tuỷ thận, cơ, vùng vỏ thận - gan, mỡ dự trữ,
lách, tuyến tiền liệt, xoang chậu, cấu trúc mỡ - thành mạch máu, xương - hơi - vùng rìa
tổ chức.
Máu và dịch chất cho hình ảnh đen trên hình ảnh siêu âm vì có rất ít hồi âm, khi
dịch chất bị vẩn đục do Protein, tế bào, sợi mô liên kết tăng lên thì nó sẽ có hồi âm
tăng.
2.1.5 Tác dụng sinh học của siêu âm
Siêu âm sử dụng trong chẩn đốn khơng có hại gì cho thú và người kể cả những
tế bào non, cụ thể là:
- Đối với tế bào non: Khi phát gián đoạn một nguồn siêu âm có cường độ
2w/cm2, tần số 2MHz qua não chó, sau 5 - 9 giờ, qua khảo sát khơng thấy tổn thương gì.

6



- Đối với cơ quan sinh dục: Phát một nguồn siêu âm có tần số 0,8Mhz chiếu
nhiều lần vào bộ phận sinh dục chó trong chu kì động dục, sau 15 phút, cũng khơng
gây ra thay đổi gì.
- Đối với bào thai: Sử dụng sóng âm cường độ 40NW/cm2, tần số 2,4MHz
chiếu vào chuột nhiều lần trong quá trình mang thai vẫn không làm thai bị biến dạng.
- Đối với máu: Sử dụng nguồn siêu âm liên tục với cường độ 12mw/cm2 tác
động lên hồng cầu có đánh dấu Chrom 51 (51Cr). Ta nhận thấy hồng cầu không bị
thay đổi gì so với nhóm đối chứng.
2.1.6 Đặc điểm của siêu âm bụng
- Thuận lợi:
Không gây hại
Không gây chảy máu
Quan sát các cơ quan trong trạng thái động ở thời gian thực
Khơng cần chuẩn bị đặc biệt
Có thể sử dụng trong lúc mổ
- Khơng thuận lợi:
Sóng siêu âm có thể bị cản trở do xương, hơi trong bụng hay do mỡ q dày.
Có góc chết ở một số vị trí nên khơng quan sát được tổn thương
Đơi khi có khó khăn trong việc tiếp xúc da của đầu dị
2.1.7 Hình ảnh siêu âm bình thường của tử cung và buồng trứng
- Tử cung: Kích thước của tử cung rất thay đổi tùy thuộc vào kích thước của thú, số
lần mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản và thú có thai hay khơng.
Theo Mattoon (1995), trong trường hợp bình thường, tử cung nhỏ, có hồi âm
đồng nhất. Vách tử cung khó có thể nhìn thấy. Dựa vào khu vực trung tâm trống hay
hồi âm kém mà xác định có dịch chất hiện diện hay khơng.
Thơng thường, khi chó khơng mang thai thì tử cung có hồi âm đồng nhất. Cổ tử
cung, thân tử cung, đáy tử cung cách biệt nhau bởi một đường rất mảnh tăng hồi âm
nhưng không cân xứng trên các mặt cắt dọc.
Thành tử cung có 3 lớp cơ có độ hồi âm khác nhau:

+ Lớp ngồi: độ hồi âm kém
+ Lớp giữa: dày nhất, hồi âm tăng hơn so với lớp ngoài và trong
7


+ Lớp trong: mỏng nhất, nằm kề sát bao quanh lớp nội mạc tạo vòng giảm hồi
âm quanh nội mạc. Nội mạc tử cung có cấu trúc hồi âm và bề dày thay đổi theo chu kỳ
kinh.
- Buồng trứng: Qua hình ảnh siêu âm, buồng trứng rất nhỏ, hình oval hoặc hình
hạt đậu, ln thay đổi hình thái trong suốt chu kỳ động dục. Bình thường, buồng trứng
có bờ đều, độ hồi âm kém hơn so với tổ chức xung quanh. Ở trung tâm là vùng tủy có
độ hồi âm tăng, rìa buồng trứng (vùng ngoại vi) độ hồi âm giảm hơn kèm hiện diện
cấu trúc dạng nang bì đều, mỏng, chứa dịch đồng nhất và hồi âm trống.
Noãn của buồng trứng có đặc tính biến đổi theo chu kỳ kinh. Vào giai đoạn
nghỉ ngơi (anoestrus) và trước động dục (proestrus), chúng có bờ khơng rõ ràng.
Nang Graaf: có thể quan sát được nửa chu kỳ đầu, vách mỏng, dịch trong.
Nang hồng thể: có thể quan sát được ở nửa sau chu kỳ, vách dày, dịch trong, ở
trung tâm buồng trứng.
2.1.8 Chẩn đoán thai và sự phát triển của thai
Để chẩn đốn sự mang thai thì cần dị tìm túi thai, xem xét tim thai và sự hoạt
động của thai nhằm xác định sự sống của thai. Hoạt động tim tăng hoặc giảm biểu thị
tình trạng thai. Theo phương pháp khám truyền thống, việc phát hiện thai sớm do tử
cung giãn nở và sự hiện diện của túi thai trong khoảng từ 21 - 35 ngày sau khi phối.
Đây là thời điểm phát hiện thai sớm nhất và chính xác nhất. Nếu khám sớm hơn thì tử
cung chưa mở sẽ khó phát hiện. Quá 35 ngày, túi thai khó có thể sờ nắn được vì tử
cung quá lớn.

Hình 2.1: Thai 45 ngày tuổi
Trong khi đó X-quang có thể chứng minh sự giãn nở của tử cung đi đôi với sự
mang thai nhờ vào sự cốt hóa thai từ ngày thứ 45 sau khi lượng LH cao nhất và ngày

8


thứ 36 - 45 của túi thai. Siêu âm được sử dụng để phát hiện thai sớm từ sau khi phối 10
ngày ở chó. Một nghiên cứu gần đây trên 55 con chó, so sánh giữa siêu âm và X-quang
trong chẩn đoán và ước lượng số thai. Chẩn đoán thai bằng X-quang chính xác 100%
trong vịng 20 ngày cuối thai kỳ và 93% trong việc đếm số thai. Chẩn đoán bằng siêu
âm chính xác 94% và chẩn đốn bằng phương pháp sờ nắn chỉ chính xác 88% khi
khám thai.
Thơng thường, siêu âm khơng thể đếm được chính xác số lượng thai, đặc biệt là
ở giai đoạn sớm và trễ của thời kỳ mang thai. Để ước lượng số thai, tốt nhất là vào
khoảng ngày thứ 28 - 35. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chỉ một phần nhỏ của đường
sinh dục được nhìn thấy khi siêu âm. Vì vậy, những thai có thể được đếm trùng lặp
hoặc bị bỏ sót. Cho nên, trên thực tế sự ước lượng số con bằng phương pháp siêu âm
cũng khơng hồn tồn chính xác. Có thể sử dụng X-quang (nếu cần) để hỗ trợ cho việc
đếm số thai khi thai đã hóa cốt. (Dẫn liệu của Nguyễn Phúc Bảo Phương, 2005)
2.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CƠ THỂ HỌC TRÊN CHÓ
2.2.1 Cơ thể học vùng bụng
Bao bọc vùng bụng chó là một lớp da mỏng
Kế đến là phần mô liên kết
Dưới lớp mô liên kết là cơ thẳng bụng. Hai cơ nằm song song với mặt bụng
chạy từ xương ức đến phần cuối xương mu.
Đường trắng (đường giữa) là một làn mô sợi do hai lớp màng cân của cơ thẳng
bụng và màng gân của cơ nghiêng bụng hợp thành, ở đây không có huyết quản lớn,
nhưng da và các cơ lân cận có nhiều mạch máu giúp đường mổ mau lành.
Phúc mạc nằm trong cùng.
2.2.2 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái
Các cơ quan của bộ máy sinh dục cái bao gồm các bộ phận: noãn sào, ống dẫn
trứng, tử cung, âm đạo, tiền đình, âm hộ và dây rộng.
2.2.2.1 Buồng trứng

Là nơi sản xuất trứng, tổng hợp và phân tiết hormon sinh dục cái. Buồng trứng
gồm một đơi hình oval hay hình trịn. Mặt ngồi của buồng trứng trịn lồi, mặt trong là
đường đi vào của các mạch máu, dây thần kinh gọi là tể noãn. Đầu trước liên hệ với
đầu tua của ống dẫn trứng liên kết với ống dẫn trứng nhờ vào dây noãn sào.
9


Buồng trứng dính với thắt lưng nhờ vào phần trước của dây chằng rộng tử cung
gọi là màng treo noãn sào và dây noãn sào.
Phần lớn noãn sào được bao bọc bởi lớp biểu mô phủ hay biểu mô mầm. Mô
liên kết cấu tạo nên sườn của buồng trứng. Xen kẽ với mơ liên kết này có nhiều nang
nỗn chứa noãn ở nhiều giai đọan phát triển khác nhau. Các nỗn cịn non được bao
bọc bởi một nang dày gồm nhiều lớp tế bào.
Nỗn chín hay nỗn trưởng thành có kích thước lớn, lớp bao bên ngồi mỏng
dần do các lớp tế bào tiêu biến đi và có chứa một lượng dịch nhất định. Các nang nỗn
chín gọi là nang Graaf trồi lên bề mặt của buồng trứng. Khi nang Graaf vỡ sẽ phóng
thích nỗn gọi là sự rụng trứng.
Khi nang noãn vỡ, xoang của nang này sẽ đọng máu gọi là hồng thể. Sau đó lớp
tế bào của nang sẽ phát triển và tích nhiều mơ mỡ gọi là hồng thể. Nếu có sự thụ thai,
hồng thể sẽ phát triển rất lớn và tồn tại lâu. Nếu khơng có sự thụ thai, hoàng thể sẽ
teo dần và cuối cùng sẽ tạo một vết sẹo gọi là bạch thể.
2.2.2.2 Ống dẫn trứng
Là một ống ngoằn ngoèo, nối tiếp từ buồng trứng đến tử cung. Ở đầu sau, ống
dẫn trứng có kích thước nhỏ, nhưng càng về phía buồng trứng càng lớn dần, đến buồng
trứng nở rất rộng bao phủ phần lớn buồng trứng (nơi khơng có màng bụng). Phần mở
rộng này gọi là vòi Fallop. Trứng rụng sẽ rơi vào vòi Fallop đi vào ống dẫn trứng, đi
tiếp vào tử cung và sự thụ tinh xảy ra ở khoảng 1/3 trên ống dẫn trứng.
2.2.2.3 Tử cung
Là phần nối liền ống dẫn trứng với âm đạo, là nơi tiếp nhận trứng thụ tinh, nuôi
dưỡng và che chở bào thai, tạo cơn rặn gây co thắt để tống thai ra ngoài khi thú cái ở

giai đoạn sinh đẻ. Cấu tạo tử cung gồm ba phần:
- Sừng tử cung: Gồm hai ống màng cơ hẹp từ lưng xuống bụng, nối với thân tử cung
và hoàn toàn trong xoang bụng, sừng phải thường dài hơn sừng trái
- Thân tử cung: nằm một phần trong xoang bụng, một phần trong xoang chậu,
có kích thước lớn hơn nhưng ngắn hơn phần sừng tử cung. Thân tử cung được giới hạn
từ ngã ba cổ tử cung, mặt trên tiếp giáp với trực tràng, mặt dưới tiếp giáp với bàng
quang

10


- Cổ tử cung: là phần hẹp ở phía sau nhưng có thành rất dày, tiếp giáp giữa thân
tử cung với thành âm đạo.
2.2.2.4 Âm đạo
Là đường đi của bào thai lúc sanh và là nơi tiếp nhận cơ quan sinh dục của con
đực khi được giao phối. Âm đạo nối tiếp phía sau cổ tử cung, nằm hồn tồn trong
xoang chậu, phía trên tiếp xúc với trực tràng, phía dưới là bàng quang và ống thốt
tiểu. Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp:
Áo trơn ở bên ngoài, gồm phần lớn là mơ liên kết đàn hồi, phía trước được phần
sau màng bụng bao phủ
Áo cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngồi, cơ vịng ở trong
Lớp niêm mạc: có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó nó có thể tăng đường kính rất lớn.
2.2.2.5 Tiền đình
Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình có
một nếp gấp gọi là màng trinh. Sau màng này ở phía dưới có lỗ mở ra của ống thốt
tiểu có 2 thể xốp có thể cương lên như dương vật.
2.2.2.6 Âm hộ
Gồm 2 môi ống niệu dục ngoài và một khe thẹn. Khe thẹn phân cách hai môi ở
hai mép (làm cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn).
2.2.2.7 Dây rộng

Là những nếp gấp phúc mô các cấu tạo của phần cơ quan sinh dục bên trong,
trừ âm đạo, dây rộng gồm:
Màng treo tử cung
Màng treo ống dẫn trứng
Màng treo buồng trứng.

11


Hình 2.2: Cơ quan sinh dục chó cái
(Trích dẫn liệu Atlas of Veterinary clinical anatomy)
Chú thích:
1. Kết tràng

6. Sừng tử cung

2. Bàng quang

7. Buồng trứng

3. Niệu quản

8. Động mạch và tĩnh mạch buồng trứng

4. Thân tử cung

9. Dây treo buồng trứng

5. Động mạch và tĩnh mạch tử cung


12


2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ SINH SẢN CHĨ CÁI
STT

Chỉ tiêu

Bình quân

Biến động

10 tháng

7 - 13 tháng

1

Tuổi thành thục chó cái

2

Tuổi trưởng thành

1 năm

7 - 13 tháng

3


Thời gian động dục

8 ngày

6 - 10 ngày

4

Khoảng cách giữa hai kì động dục

6 - 8 tháng

59 - 66 ngày

5

Số con / lứa
- Giống chó nhỏ vóc

3 - 4 con

1 - 5 con

- Giống chó vóc trung bình

6 - 7 con

2 - 10 con

- Giống chó lớn vóc


7 - 8 con

3 - 15 con

6 tuần

5 - 8 tuần

8 - 9 tuần

5 - 8 tuần

6

Thời gian cho sữa

7

Tuổi dứt sữa

8

Mùa phối giống

Tháng 1 - 2

5 - 8 tuần

9


Tuổi thọ

13 - 17 năm

Tới 34 năm

2.4 CHU KÌ ĐỘNG DỤC Ở CHĨ CÁI
Chu kì động dục ở chó cái xuất hiện lần đầu khi chó được 12 tháng tuổi. Những
chó nhỏ vóc có thể bắt đầu động dục lúc 6 - 9 tháng tuổi.
- Giai đoạn tiền động dục: kéo dài từ 8 - 13 ngày với các biểu hiện như âm hộ
ướt, sưng, sau đó có dịch và máu.
- Giai đoạn động dục: kéo dài từ 4 - 7 ngày, âm hộ có màu nhạt hơn, trứng sẽ
rụng vào ngày thứ 2 của giai đoạn này. Đây là thời điểm thích hợp cho sự phối giống.
- Giai đoạn sau động dục: kéo dài khoảng 2 tháng. Bộ phận sinh dục trở lại bình
thường nếu chó khơng có thai. Chó cái khơng muốn gần chó đực, không tiết dịch.
- Giai đoạn nghỉ ngơi: kéo dài khoảng 2 tháng.
2.5 SỰ SINH ĐẺ
2.5.1 Dấu hiệu chó sắp sanh
Theo Feldman (1987), hai hay ba ngày trước ngày dự kiến sanh, ta có thể kiểm
tra thân nhiệt mỗi buổi sáng. Khoảng 12 - 18 giờ trước khi sanh, thân nhiệt chó mẹ hạ
từ nhiệt độ bình thường (38,5oC) xuống cịn 37,5oC hoặc thấp hơn. Tuy nhiên trong

13


một số trường hợp thì thân nhiệt chó mẹ vẫn bình thường. Từ 12 - 24 giờ trước khi
sanh, chó mẹ trở nên bồn chồn, bứt rứt. Chó mẹ hay cào cấu, có thể bỏ ăn.
Theo Nguyễn Minh An và cộng sự (2000), vài giờ trước khi sanh có thể thấy
xuất hiện sữa đầu.

2.5.2 Những giai đoạn của quá trình đẻ
2.5.2.1 Giai đoạn 1: Mở cổ tử cung
Trên một số giống chó thì giai đoạn này khơng quan trọng, tuy nhiên vài giống
chó thì giai đoạn này kéo dài 3 - 24h. Ở giai đoạn này, thân nhiệt thú thường thấp hơn
bình thường. Âm đạo và cổ tử cung giãn nở, thai được di chuyển đến xương chậu,
màng nhau chó đến cổ tử cung mới rách.
2.5.2.2 Giai đoạn 2: Tống thai
Thời gian giai đoạn 2 tùy thuộc vào số lượng chó con. Thơng thường kéo dài từ
6 - 12h. Khi chó con đầu tiên đến vùng xương chậu, thì cơn rặn đẻ mạnh hơn, bàng
quang trống, màng nhau rách tạo sự trơn trượt đường sinh dục. Nếu tống thai có cả bọc
nhau chó mẹ sẽ dùng răng cắn xé ăn lại bọc nhau và dây rốn. Chó con thứ 2 được sinh
ra sau đó đơi khi cách nhau đến 2 giờ.
Có 3 dấu hiệu để biết chó mẹ đã vào giai đoạn 2 của q trình đẻ:
Có sự chảy dịch thai ở âm hộ
Thành bụng co thắt
Thân nhiệt trở lại bình thường
2.5.2.3 Giai đoạn 3: Tống nhau
Đây là giai đoạn tống nhau và sừng tử cung dần thu ngắn lại. (Theo Nguyễn Văn
Thành, 2004)
2.6 SỰ ĐẺ KHĨ
2.6.1 Định nghĩa
Đẻ khó là biểu hiện rối loạn sinh lí sinh sản ở chó cái trong giai đoạn sinh đẻ,
cơ thể thú mẹ khơng có khả năng để tự tống thai ra ngồi. Đẻ khó trên chó có thể là do
sự nghẽn ở đường sinh dục hoặc do tử cung co bóp yếu, khơng đủ lực co bóp để tống
thai ra ngồi.
Các dấu hiệu của sự đẻ khó
- Thú cố gắng rặn thật mạnh nhưng vẫn không đẻ được sau 30 - 60 phút
14



- Thời gian chờ đẻ giữa 2 chó con lâu hơn 4h
- Thú thôi không rặn đẻ, mệt mỏi kết hợp thân nhiệt cao hơn 39,5oC hoặc thấp
hơn 37,5oC
- Âm đạo thú mẹ tiết ra dịch màu xanh đậm hoặc dịch nhầy có máu trước khi
sanh con đầu tiên.
2.6.2 Những nguyên nhân đưa đến đẻ khó
Sự đẻ khó thường xảy ra trên thú gầy yếu, béo phì, mang thai lần đầu, bất
thường ở cơ quan sinh dục… Tuy nhiên, thường có 2 ngun nhân chính là do chó con
q lớn hoặc chó con nằm sai vị trí trong tử cung (Theo Sille, 1983)
2.6.2.1 Do chó con quá lớn
Thường thấy ở thú mẹ có ngày mang thai dài hơn bình thường, ở những lứa đẻ
đơn thai, con bố có kích cỡ lớn, hay là do sự hấp thu chuyển hóa tốt dinh dưỡng của
thú con khi mang thai.
Sự đẻ khó do thai lớn thường kết hợp với đường sinh dục hẹp hoặc thú đã có
tiền sử bị gãy xương chậu.
2.6.2.2 Do tư thế của chó con trong đường sinh dục
Tư thế của thai bình thường được gọi là “thai thuận”. Chó con đưa hai chân
trước và đầu ra trước hoặc là đưa hai chân sau ra trước.
Tư thế của thai bất thường thường là:
- Đầu thai vẹo sang một bên, gập xuống ức hoặc ngửa ra sau
- Tứ chi: chi trước hoặc chi sau co quặp lại, một chi trước hoặc một chi sau
cùng đưa ra ngồi
- Vị trí thai: thai nằm ngửa hay nghiêng
- Hướng thai: Thai đưa lưng ra trước, hoặc bụng ra trước.
2.6.2.3 Do những nguyên nhân khác
Ngoài những lí do trên ra, cũng có một số trường hợp đẻ khó là do:
- Thú mẹ có dị tật ở đường sinh dục: hẹp xương chậu, xương chậu biến dạng,
bướu
- Lực co bóp tử cung yếu do stress, thiếu Calcium, suy nhược
- Cơ tử cung bị tổn thương do có vết mổ cũ

- Thú mẹ béo phì hoặc già yếu.
15


×