Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Sức mạnh của Marketing virus ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.73 KB, 6 trang )

Sức mạnh của Marketing virus



Ngày nay, sự cạnh tranh trong kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các
chiến lược marketing đặc biệt để quảng bá sản phẩm của mình. Và một trong các chiến
lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả là marketing virus.
Marketing virus là hình thức bằng dư luận, tạo nên một hình ảnh đẹp về công ty
nhằm tiếp thị sản phẩm/hoặc dịch vụ của công ty đó.
Lời đồn thổi xuất phát từ đâu?
Theo lời ông Ti. Pavel Karaulov một CEO của hãng phân phối điện thoại
DIVIZION, Nga, và là một tín đồ nhiệt thành của marketing virus thì con người tin
vào lời đồn một cách vô ý thức. Ví dụ, khi chọn một hãng du lịch, một chiếc ô-tô hay
một đồ kỹ thuật điện gia dụng nào đó, thì thông tin đầu tiên mà mọi người dựa vào
không phải từ quảng cáo mà là từ lời khuyên của bè bạn.
Theo thống kê, một người có thể truyền một thông tin hữu ích đến cho 16 người
khác. Còn trong trường hợp, đó là một tin tồi tệ thì lượng “thích giả” của họ có thể gấp
từ 4-10 lần con số trên. Lời đồn truyền đi rất nhanh giống như virus, chính vì vậy, việc
tạo ra những làn sóng đồn thổi còn được gọi là marketing virus.

Marketing virus không có bất cứ một sự giới hạn nào cả. Tất cả phụ thuộc vào
chính sách của công ty, những biện pháp nào họ có thể chấp nhận và họ muốn có một
danh tiếng như thế nào.

Ví dụ, một hãng quảng cáo đã thực hiện chiến dịch PR gây sốc cho một tổng
đài điện thoại Tele2 GSM như sau: trong thời gian các học sinh cuối cấp ba tổ chức lễ
bế giảng cuối cùng của đời học sinh, một nhóm các cô gái – những người mặc đồng
phục học sinh cải trang thành một bà bầu vào tháng cuối và trước ngực có đeo bảng
với dòng chữ: “Mẹ ơi, con chưa có điện thoại Tele2 GSM!” - đi trên đường phố trung
tâm. Chiến dịch PR này đã dấy lên một làn sóng đồn thổi và làm tăng đáng kể danh
tiếng của nhãn hiệu này. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng cho phép mình


sử dụng cách PR như vậy.
Im lặng là vàng
DIVIZION đã sử dụng marketing virus khi muốn thay đổi thương hiệu của
mình. Vài năm trước, hãng có tên MegaPhon. Do muốn phát triển thị trường trên toàn
nước Nga, những người chủ của hãng nghĩ ra một cái tên mới là – DIVIZION. Sau đó,
trong suốt ba tháng hãng hoàn toàn im lặng không đưa ra bất cứ một thông tin chính
thức nào về việc điều gì đã xảy ra với những cửa hàng MegaPhon cũ.

Điều này đã tạo ra rất nhiều lời đồn thổi từ phía những đối tác của chúng tôi.
Khi sự quan tâm lên tới đỉnh điểm, - Pavel Karaulov nhớ lại, - thì chúng tôi tổ chức hội
nghị các đối tác dưới cái tên mới - DIVIZION. Sự kiện đã thành công rực rỡ: rất nhiều
cửa hàng bán điện thoại di động từ các tỉnh đã đến dự hội nghị, và giới báo chí cũng
công bố tin này rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nếu sử dụng
những biện pháp truyền thống và thông tin về sự thay đổi ngay từ đầu, thì chắc chắn là
chúng tôi không đạt được thành công đến như vậy.
“Ba hoa” bằng công nghệ
Trước khi thực hiện một chiến dịch virus, phải xác định bạn cần đồn thổi thông
tin như thế nào. Để làm được điều này, bạn phải xác định được khách hàng mục tiêu
của bạn là ai? Họ quan tâm đến những điều gì? Ví dụ, như công ty DIVIZON, với sự
trợ giúp của các nghiên cứu makerting hãng được biết gần như 100% đối tác tiềm năng
của mình đều sử dụng Internet. Vì vậy, DIVIZION quyết định tiến hành chiến dịch PR
trên mạng: chi phí rất thấp mà thông tin lại đến đúng đối tượng cần nhắm tới.

Không nên sử dụng một kênh truyền tin duy nhất. Thông tin đã tung ra cần
được hỗ trợ bằng những lời đồn truyền từ người này sang người khác. DIVIZION đã
ký kết hợp đồng với hai công ty quảng cáo tầm quốc gia - hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh của họ - và với các hãng quảng cáo địa phương – những đơn vị thông thổ
thị trường bản địa. Những công ty này không những có nhiệm vụ truyền đi những lời
đồn mà còn thực hiện các chiến dịch quảng cáo truyền thống khác.


Khi thực hiện những chiến dịnh PR trên Internet, bạn hãy mạnh dạn hợp tác với
các công cụ tìm kiếm. Thông thường, “tuổi thọ” của một lời-đồn-thổi trên mạng là
khoảng một tháng. Sau đó thông tin sẽ mất đi tính thời sự. “Sức sống” mãnh liệt nhất
mà chúng đạt được và bảy ngày sau khi “ra đời”. Kết quả đạt được của một lời-đồn-
thổi như vậy vào khoảng từ 4.000-7.500 lượng người cập nhập web site của công ty
trong vòng từ 3-4 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, lời đồn “sống”
trên mạng tới một năm hoặc hơn. Những thông tin virus thường được truyền qua e-
mail và các công cụ chat.

Chủ đề được bàn tán nhiều nhất là – sex và những người nổi tiếng. DIVIZION
không sử dụng những lời đồn “gợi tình” nhưng sử dụng chủ đề thứ hai. Trên báo chí,
bạn hay đọc được những thông tin rằng: “ngôi sao” này sử dụng điện thoại di động
nhãn hiệu nào và tại sao. DIVIZION thực hiện phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng sau
đó thêm “mắn thêm muối” vào đó và truyền đi trên mạng.

Ba chiến dịch virus do ba nhân viên của DIVIZION thực hiện trong bốn tháng
đã tăng số lượng đơn đặt hàng của hãng thông qua Internet lên 21%. Các chiến dịch
này hướng tới những người sử dụng Internet trong độ tuổi từ 14-30.
Trẻ em làm marketing
Ở Phương Tây, marketing virus đã trở nên khá thông dụng. Các doanh nghiệp
tích cực sử dụng các khách hàng trung thành của mình. In Zone Brands Inc., một hãng
của Mỹ sản suất nước hoa quả và nước ngọt cho trẻ em, cho rằng kênh truyền tin tốt
nhất chính là trẻ em. Tại Atlanta, nơi đặt trụ sở của hãng, có câu lạc bộ dành cho
những người yêu thích nước ngọt BellyWashers do một bé gái 10 tuổi tổ chức. Những
đứa trẻ yêu thích các sản phẩm của In Zone Brands còn tổ chức những hoạt động từ
thiện – phân phát nước ngọt BellyWashers trong các dịp Noel tại các bệnh viện nhi
đồng, dọn dẹp những công viên công cộng có cắm những lá cờ in nhãn hiệu của loại
nước ngọt này, tổ chức các hội chợ dành cho những đứa trẻ trong các gia đình thiếu
người trụ cột...


×