Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

on tap kiem ta hoc ki 2 lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.14 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỚP 8B ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2 ÔN GDCD: Câu 1: HIV là gì? AIDS là gì ? Trả lời: HIV là tên của một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người. HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tếxã hội đất nước. Câu 2: Con đường lây nhiễm HIV là gì? Trả lời: - Đường máu. - Mẹ sang con. ( mẹ bị nhiễm HIV có nguy cơ con sẽ bị nhiễm HIV ) - Quan hệ tình dục với người có nhiễm HIV. Câu 3: Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định như thế nào? Trả lời: Để phòng, chống HIV/AIDS, pháp luật nước ta quy định: - Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội ; tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. - Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác. - Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Câu 4: Em hãy nêu nguy cơ cháy nổ ở địa phương em? Trả lời: - Chuyên chở, vận chuyển, buôn bán, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Kinh doanh mua bán, tàng trữ cá chất dễ cháy nổ. Nhà hàng khách sạn chứa cồn dơ, cồn đông đặc. Ví dụ: cháy nổ ở cây xăng khi dùng điện thoại. Câu 5: Là người học sinh cần làm gì để phòng chống, cháy nổ? Trả lời: - Không đùa nghịch, chơi đùa với những chất dễ cháy nổ. - Báo cho người lớn biết khi thấy chất cháy nổ, hoặc nghi ngờ về một vật dễ cháy. - Tuyên truyền cho gia đình và bạn bè biết để phòng chống cháy nổ. - Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. Câu 6: Em hãy nêu các nguy cơ dẫn tới độc hại của địa phương? Trả lời: - Chiến tranh kết thúc để lại nhiều chất độc hại cho người dân như: chất độc màu da cam, chất độc đi-ô-xin. Theo các nhà khoa học chúng ta phải mất 150 năm thì chất đôc này mới sạch trong môi trường vì nó không dễ phân hủy trong môi trường. - Do ý thức của người dân vì lợi nhuận kinh tế mà những người buôn bán dùng thuốc bảo vệ thực vật gây nguy hiểm cho người dân. - Dùng chất bảo quản và phụ gia ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Câu 7: Thế nào là tài sản nhà nước? Trả lời: Tài sản của Nhà nước bao gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội… cùng các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sỡ hữu toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Câu 8: Trách nhiệm của công dân đối với tài sản nhà nước?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trả lời: Công nhân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản nhà của Nhà nước và lợi ích công cộng Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, tham ô, lãng phí. Câu 9: Thế nào là pháp luật? Trả lời: Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Câu 10: Phân tích các đặc điểm của pháp luật? Trả lời: Đặc điểm của pháp luật: a) Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến. b) Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. c) Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định. ÔN LỊCH SỬ: Câu 1: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Pháp đã có những chính sách gì đối với Đông Dương? Hậu quả của những chính sách đó? Trả lời: + Đẩy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho chiến tranh đế quốc. Xã hội : bắt lính cung cấp cho chiến tranh. Kinh tế : bắt nhân dân ta trồng cây công nghiệp khai thác mỏ, mua bán công trái..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -. Chính trị, văn hóa : thực hiện chính sách lừa bịp.  Sản xuất sa sút, đời sống nhân dân khốn đốn, mâu thuẫn giai cấp, dân tộc lên cao. Câu 2: Nêu những thủ đoạn thống trị và bóc lột của thực dân Pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục? Trả lời: *Thủ đoạn: + Chính trị: - Năm 1897 Pháp thành lập liên bang Đông Dương gồm 5 xứ do toàn quyền Đông Dương ( người Pháp ) đứng đầu. - Việt Nam bị chia làm 3 xứ: Bắc Kì- Trung Kì- Nam Kì Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương do người Pháp chi phối. Vẽ sơ đồ bộ máy tổ chức chính quyền:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Toàn quyền Đông Dương (Pháp). Bắc Kì Trung Kì (Thống sứ) (Khâm sứ). Nam Kì Lào (Thống đốc) (Khâm sứ). Campuchia (Khâm sứ). Bộ máy hành chính cấp Kì ( Pháp ). Bộ máy hành chính cấp Tỉnh ( Pháp ) Bộ máy hành chính cấp Phủ, Huyện ( Pháp ) Bộ máy hành chính cấp Xã, Thôn ( Bản xứ ). + Kinh tế: a) Nông nghiệp: - Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất - Bóc lột bằng hình thức: phát canh thu tô => Thu lợi nhuận b) Công nghiệp: - Tập trung khai thác mỏ than, kim loại,…. - Sản xuất xi măng. c) Giao thông vận tải: - Tăng cường xây dựng hệ thống đường giao thông. d) Thương nghiệp:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Độc chiếm thị trường Việt Nam - Đánh thuế nặng vào các mặt hàng đặc biệt là muối, rượi, thuốc phiện,… + Chính sách văn hóa giáo dục: Duy trì văn hóa giáo dục phong kiến - Hệ thống giáo dục được chia làm ba bậc  Hậu quả: Tài nguyên nước ta bị cạn kiệt nhân dân bị bóc lột nặng nề đa số mù chữ. Câu 3: Nêu tên và thái độ của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội nước ta lúc đó? Trả lời:  Các giai cấp tầng lớp: + Nêu tên : - Giai cấp nông dân. - Giai cấp địa chủ phong kiến. - Giai cấp công nhân. - Tầng lớp tư sản. - Tầng lớp tiểu tư sản. + Thái độ: - Giai cấp nông dân: sẵn sàng tham gia cách mạng. - Giai cấp địa chủ phong kiến: mất hết ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc. - Giai cấp công nhân: sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. - Tầng lớp tư sản: chưa dám tỏ thái độ tham gia cách mạng. -Tầng lớp tiểu tư sản: có ý thức độc lập dân tộc. Câu 4: Trình bày xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh? Trả lời:  Phong trào Đông Du (1905-1909): - Năm 1904 Hội Duy Tân thành lập - Người lãnh đạo: Phan Bội Châu - Mục đích: Đánh Pháp dành độc lập dân tộc xây dựng một xã hội tiến bộ. - Biện pháp: nhờ Pháp giúp khí giới tiền bạc, bạo động. - Hoạt động: Đưa học sinh sang Nhật du học viết sách báo, giáo dục, tuyên truyền yêu nước..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Kết quả: Tháng 9- 1908 Pháp cấu kết với Nhật, phong trào tan rã, Hội Duy Tân ngừng hoạt động.  Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908): a) Cuộc vận động Duy Tân: - Người lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. - Chủ trương: Vận động cải cách theo cái mới. - Hoạt động: Mở trường diễn thuyết tuyên truyền đả phá hủ tục phong kiến, cổ động mở mang công thương tổ chức phong trào đóng thuế. b) Phong trào chống thuế ở Trung Kì: - Diễn ra ở Quãng Nam, Quãng Ngãi sau lan rộng ở Trung Kì. Kết quả : thực dân Pháp thẳng tay áp đàn. Ý nghĩa : Thể hiện tình yêu nước và năng lực cách mạng của nông dân. Câu 5: Nêu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Trả lời: + Tiểu sử: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng xảy ra liên tục song không đi đến thắng lợi. Tuy không phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. + Hoàn cảnh: Đất nước bị Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại. + Qúa trình hoạt động: Ngày 5- 6 -1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) - 6 năm đi qua nhiều nước. - Năm 1917 tại Pháp Người tham gia các hoạt động yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga có sự chuyển biến trong tư tưởng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 6: Ý nghĩa của những hoạt động đó đối với cách mạng nước ta? Trả lời: Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ mới bắt đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam. ________________________________________________________. ÔN VẬT LÍ: Bài 1: Công cơ học  Thuật ngữ công cơ học chỉ dung trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.  Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.  Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực: A = F.s Đơn vị công là Jun, ( kí hiệu là J ). 1J = 1N.1m = 1Nm. Bài 2: Định luật về công  Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Bài 3: Công suất  Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.  Công thức tính công suất P = , trong đó: A công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.  Đon vị công suất là oát, kí hiệu là W. 1W = 1J/s (jun trên giây) 1Kw (kilôoát) = 1 000W 1MW (mêgaoát) = 1 000 000W. Bài 4: Cơ năng  Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.  Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm gốc đẻ tính độ cao, gọi là thế năng trọng trường . Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.  Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.  Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng động thế năng và động năng của nó. Bài 5: Các chất được cấu tạo như thế nào ?  Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.  Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Bài 6: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?  Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.  Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Bài 7: Nhiệt năng  Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật .  Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách : Thực hiện công hoặc truyền nhiệt.  Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J) Bài 8: Dẫn nhiệt  Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật , từ vật này sang vật khác băng hình thức dẫn nhiệt.  Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.  Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Bài 9: Đối lưu – Bức xạ nhiệt  Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.  Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở chân không. Bài 10: Công thức tính nhiệt lượng  Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>  Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào Q = m.c. ,trong đó : Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), là độ tăng nhiệt độ của vật ( oC hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).  Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1 oC. Bài 11: Phương trình cân bằng nhiệt  Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau. + Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lương vật kia thu vào.  Phương trình cân bằng nhiệt : Qtỏa ra = Qthu vào. ___________________________________________________________. ÔN ĐỊA LÍ: Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn, đặc điểm lãnh thổ của nước ta? Trả lời: a) Vị trí địa lí: Việt Nam thuộc Châu Á, nằm ở khu vực Đông Nam Á, biên giới đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Cam – pu – chia. Phía Đông giáp biển Đông (từ Móng Cái đến Cà Mau) và Vịnh Thái Lan (từ Hà Tiên đến Cà Mau). b) Giới hạn: Điểm cực Bắc: Xã Lũng Cú, Hà Giang : 23o23’B Điểm cực Nam: Xã Đất Mũi, Cà Mau : 8o34’B Điểm cực Tây: Xã Sín Thầu, Điện Biên : 102o10’Đ Điểm cực Đông: Bán đảo Hòn Gốm, Khánh Hòa : 109o24’Đ  Nhận xét: Nước ta kéo dài 15 vĩ độ, nằm khu vực khí hậu nóng, múi giờ thứ 7 c) Đặc điểm lãnh thổ: Hình dạng: Nước ta có hình dạng chữ S. Chiều dài từ Bắc xuống Nam: 1650 km. Đường bờ biển: 3260 km Đường biên giới: 4600 km Nơi hẹp nhất khoảng 50 km thuộc tỉnh Quảng Bình Câu 2: Vị trí địa lí và hình dạnh lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Trả lời:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> a) Thuận lợi: - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật => Sinh vật đa dạng về loài. - Thuận lợi cho giao thông giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ giao thông biển quốc tế Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa => Cây trồng đa dạng, sinh trưởng nhanh. - Giáp biển, mang tính chất bán đảo => Phát triển về kinh tế biển. - Nhiều khu vực khí hậu khác nhau => tạo nên những cảnh quan đa dạng. b) Khó khăn: - Ảnh hưởng thiên tai: bão lụt, khí hậu thay đổi bất thường - Ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống giao thông, chi phí tốn kém. - Tính thời vụ khác nhau trong sản xuất nông nghiệp. Câu 3: Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Trả lời: 1.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. - 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng. - 85% đồi núi thấp và trung bình dưới 1000m, núi cao trên 2000m chiếm 1% - Núi ăn lan ra sát biển ( dãy Hoàng Sơn, Bạch Mã,….) , chia cắt dải đồng bằng miền Trung. 2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Vận động tạo núi Himalaya nâng cao địa hình và tạo thành nhiều bậc đồi núi, đồng bằng và thềm lục địa. - Địa hình có hai hướng chính : + Tây Bắc – Đông Nam : Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… + Vòng cung: dãy Trường Sơn Nam, sông Gâm, Bắc Sơn, Đông Triều,… 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người: * Tác động khí hậu: gió, mưa, dòng chảy, sóng, thủy triều,… => Đất đá phong hóa, xói mòn, các dòng chảy cắt xẻ, xâm thực tạo nên các hang động. * Con người: Xây dựng cảnh quan nhân tạo đồi nương, nhà máy, đô thị, khu du lịch. Câu 4: Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực( nêu tên). Trình bày đặc điểm địa hình khu vực đồi núi?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trả lời: Địa hình nước ta chia làm 2 khu vực: + Khu vực đồi núi + Khu vực đồng bằng  Khu vực đồi núi 1. Vùng đồi núi Đông Bắc Nằm ở tả ngạn sông Hồng. Đây là vùng đồi núi thấp có hướng vòng cung phổ biến là địa hình cacxtơ và nhiều hang động. 2. Vùng núi Tây Bắc Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. Khu vực núi và cao nguyên hiểm trở nhất nước ta, hướng Tây Bắc-Đông Nam. 3. Vùng núi Trường Sơn Bắc Từ phía nam sông Cảtới dãy núi Bạch Mã. Sườn Đông dốc ra biển và có nhiều núi ăn lan chia cắt đồng bằng. 4. Vùng núi Trường Sơn Nam Gồm các cao nguyên bazan hùng vĩ và phân thành nhiều bậc. 5. Vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi Trung Du Bắc Bộ.  Khu vực đồng bằng 1. Đồng bằng châu thổ Đồng bằng sông Hồng, diện tích 15 000km2. - Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích 40 000km2 2. Đồng bằng duyên hải Trung Bộ - Diện tích 15 000km2 : nhỏ, hẹp, bị chia cắt. Câu 5: Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Trả lời:  Thuận lợi: - Đối với công nghiệp là nơi tập trung nhiều tiềm năng để phát triển + Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện. + Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. - Đối với nông, lâm nghiệp: + Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp, các cao nguyên thuận lợi để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Đối với du lịch: phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ thuận lợi để hình thành nên các điểm du lịch nổi tiếng.  Khó khăn: + Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội ( giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…) + Các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt ( rét đậm, rét hại, sương muối, …) ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư. + Có nguy cơ phát sinh động đất. + Nạn phá rừng. + Thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước vào mùa khô… Câu 6: Nước ta có mấy miền khí hậu. Nêu đặc điểm từng miền khí hậu? Trả lời: Do ảnh hưởng địa hình, gió mùa, vĩ độ trải dài. Nước ta có 4 miền khí hậu. - Miền khí hậu phía Bắc: từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 10oB) trở ra có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều. - Miền khí hậu phía Nam: bao gốm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. Miền khí hậu Đông Trường Sơn: bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía Đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11oB) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. - Miền khí hậu biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. Câu 7: Nêu sự phân bố, đặc tính, giá trị sử dụng của các nhóm đất chính nước ta? Trả lời: Nước ta có 3 nhóm đất chính: a) Nhóm đất Feralit: Vùng đồi núi chiếm 65% diện tích. Đất chua, nghèo mùn, nhiều đất sét, chứa nhiều sắt, nhôm. Đất có màu vàng, đỏ, dễ kết vón thành đá ong. Có 2 nhóm: + Feralit hình thành trên đá vôi.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Feralit hình thành trên đá bazan b) Nhóm đất mùn núi cao: Chiếm 11% diện tích, vùng núi cao. Đất giàu mùn, ẩm, xốp. c) Nhóm đất bồi tụ phù sa: Ở đồng bằng, chiếm 24% diện tích. Tơi xốp, ít chua, phì nhiêu, giữu ẩm tốt, dễ canh tác. Thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả. ___________________________________________________________. ÔN SINH HỌC: Câu 1: Trình bày cấu tạo của nơron và chức năng của nó ? Trả lời : Cấu tạo : Mổi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cút xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Chức năng : Nơron có chức năng căm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Câu 2 : Nêu các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo ? Trả lời : - Hệ thần kinh bao gồm não bộ, tủy sống (bộ phận trung ương) các dây thần kinh và hạch thần kinh (bộ phận ngoại biên). Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. - Cấu tạo: Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. + Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang và màng não tủy. Hộp sọ chứa não, tủy sống nằm rong ống xương sống. + Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên có các dây thần kinh do các dây thần kinh tủy và cột sống tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có hạch thần kinh. Câu 3: Trình bày cấu tạo của cầu mắt và màng lưới Trả lời : Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt, tiếp đến là lớp màng mạch có.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> nhiều mạch máu và các tế báoắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt. Lớp trong cùng là màng lưới trong đó chứa dịch thủy tinh. Gồm 2 loại : Tế bào nón và tế bào que - Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. - Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng (nằm trên trục mắt), càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là các tế bào que. Câu 4 : Nêu nguyên nhân kận thị và cách khắc phục ? Trả lời: Nguyên nhân cận thị : Là do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sing học đường làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng lâu dần mất khả năng dãn. Cách khắc phục : Muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận ( kính có mặt lõm – kính phân kì ) để làm giảm độ hội tụ làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới. Câu 5 : Tại sao người già phải đeo kính lão Trả lời : Vì cầu mắt ngắn hoặc thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàng hồi, không phồng được nên người già phải đeo kính lão. Câu 6 : Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nhiều ? Trả lời : - Không nên đọc sách ở nơi thiêý ánh sáng vì ở nơi thiếu ánh sáng thì ánh sáng phản chiếu lại thấp nên thể thủy tinh phải phồng lên để hội tụ ánh sáng. Làm các tế bào thụ cảm thị giác dạng que hoạy động không chất lỏng bằng các tế bào nón. - Không nên đọc sách trên tàu xe xóc nhiều vì khoảng cách từ sách đến mắt luôn thay đổi khiến mắt phải điều tiết liên tục để nhận hình ảnh chính xác và rõ ràng. Các cơ vận động mắt hoạt đọng liên tục để hướng về phía sách làm ta mỏi mắt, lâu ngày gây tật cho mắt. Câu 7 : Nêu rõ ý nghĩa của giấc ngủ với sức khỏe , muốn đảm bảo giấc ngủ tốt đảm bâỏ những điều kiện gì ? Trả lời : + Ý nghĩa của giấc ngủ với sức khỏe:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Ngủ là quá trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi làm việc của hệ thần kinh. + Biện pháp:  Luôn giữ cho cơ thể sảng khoái  Chỗ ngủ thuận tiện  Không dùng các chất kích thích: chè, càfê Câu 8 : Nêu các chất có hại với hệ thần kinh và tác hại của chúng Trả lời: Loại chất Tên chất Chất kích thích Rượu, nước chè, cà - fê. Tác hại Hoạt động của vỏ nãobị rối loạn, trí nhớ kém. Kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ.. Chất gây nghiện Thuốc lá. Cơ thể bị suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư, khả năng làm việc giảm trí nhớ kém.. Chất làm suy Ma túy giảm chức năng hệ thần kinh. Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, gây nhiễm HIV mất nhân cách.. ÔN CÔNG NGHỆ: (ôn bài 50, 51, 55) …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(17)</span> …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(18)</span> …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×