Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BAO CAO BDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.79 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÁO CÁO NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2012– 2013 MÔ ĐUN THCS 19 I. KHÁI QUÁT: 1. Mã mô đun: THCS 19 2. Tên và nội dung mô đun: Dạy học với công nghệ thông tin 1- Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học 2- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 3. Mục tiêu bồi dưỡng: Có biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hổ trợ của công nghệ thông tin II. NỘI DUNG: 1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học - Làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học: Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh… GV sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học, dễ dàng thể hiện các phương pháp sư phạm: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp hợp tác theo nhóm…thực hiện đánh giá và lượng giá toàn diện, khách quan ngay trong quá trình giảng dạy. - Góp phần đổi mới hình thức dạy và học: Dạy và học dựa vào máy tính. Công nghệ thông tin góp phần nâng cao tiềm lực của người giáo viên bằng cách cung cấp những phương tiện làm việc hiện đại ( mạng internet, các loại từ điển điện tử, sách điện tử, thư điện tử…) góp phần đổi mới cách dạy và cách học, đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay, trong đó việc giảng bài bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được nhiều giáo viên thực hiện. - Trao đổi thông tin về đề cương, bài giảng, bài tập…với các đồng nghiệp qua các ngân hàng bài soạn trên 1 trang web dành cho tất cả các giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại bằng các công cụ đa phương tiện - Sử dụng thư điện tử (email) để liên lạc, trao đổi tư liệu với đồng nghiệp về những vấn đề mà mình quan tâm. 2. Ứng dụng CNTT trong dạy học 2.1. Ứng dụng trong soạn giáo án Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học là soạn giáo án. Hiện nay có nhiều phần mềm giúp cho giáo viên soạn giáo án, trong đó phần mềm thông dụng nhất hiện nay là MS Word. Tuy nhiên, để sử dụng MS word một cách hiệu quả, ngoài thao tác cơ bản, giáo viên cần nắm thêm một số tính năng nâng cao: Chèn tự động đoạn văn bản, lưu vết, trộn thư, tạo thẻ đoạn mục lục, vẽ hình đơn giản… Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên có thể biết một số phần mềm bổ trợ: - Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex - Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn Lý, Hóa, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0 Bên cạnh soạn giáo án thông thường, tỷ lệ giáo viên sử dụng bản trình chiếu điện tử trong giảng dạy cũng tăng đáng kể. Một trong các phần mềm soạn thảo bản trình chiếu điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo viên thường dùng là MS PowerPoint. Để có thể soạn được các bản trình chiếu điện tử chất lượng tốt, giáo viên có thể tìm hiểu thêm một số tính năng nâng cao của PowerPoint: Chèn video clip, chèn âm thanh, tạo ảnh động, biên tập video hay một số phần mềm sau: - Adobe Photoshop - Macromedia Flash - Violet - Adobe Pressenter Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả nhờ ứng dụng CNTT mang lại, một số trường, sở giáo dục và đào tạo đã yêu cầu, động viên, khuyến khích.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính, sử dụng bản trình chiếu điện tử trong dạy học, điều mà cách đây chưa lâu được xem là không cho phép. 2.2. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học là phương tiện dạy học. Đặc biệt khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Công nghệ thông tin đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Để sử dụng các phương tiện dạy học, giáo viên cần làm chủ phương tiện dạy học, trong đó projector là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù vậy, nhiều giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng nó. Hiện nay, một số trường đã có smart board, tuy nhiên chưa nhiều vì giá quá cao và nó chưa có nhiều cơ sở bảo trì, sửa chữa trong nước. Trong tương lai gần, xu thế sử dụng smart board vào dạy học là tất yếu vì những công nghệ nổi bật của nó: Điều khiển máy tính trực tiếp trên bảng, lưu bài giảng, thư viện đồ dùng dạy học, viết trực tiếp trên bảng, nhận dạng chữ viết,… Một sự thay đổi đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là nhiều trường, sở đã đưa tiêu chí sử dụng công nghệ thông tin vào việc đánh giá giờ dạy của giáo viên. Tuy mức độ chưa cao, nhưng nó đã trở thành động lực để giáo viên khai thác các phương tiện dạy học hiện đại, nâng cao chất lượng bài dạy. 2.3. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó. Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay,… Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google. Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Từ điển mở: Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên Internet ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từ điển mở ra đời. Vậy từ điển mở là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về từ điển mở, tuy nhiên khái niệm này được rất nhiều người sử dụng như một sự thừa nhận với một số đặc điểm nổi bật: - Là một bộ từ điển - Là một phần mềm nguồn mở - Tra cứu trên máy tính - Người ta sử dụng có thể thêm vào các giải thích của mình để chia sẻ với người khác - Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, do đó giúp cho mọi người có cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm Một số từ điển mở được dùng khá phổ biến hiện nay. - Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org) - Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: - Từ điển tiếng việt mở : - Từ điển Anh-Pháp-Việt-Hán: Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởng của việc xây dựng học liệu mở. Hiểu một cách đơn giản, học liệu mở là một website chứa các bài giảng của một trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi người cùng sử dụng. Học liệu mở được xem như là một kho tri thức của nhân loại, mọi người ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổ sung các tri thức đó. Học liệu mở là khái niệm chủ yếu dành cho giáo dục đại học. Với ý tưởng của học liệu mở, ở phổ thông các sở, trường đã tạo ra các thư viện bài giảng đặc biệt là thư viện bài giảng điện tử. Chẳng hạn như thư viện bài giảng điện tử Violet: Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> lồng tiếng…nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, giáo viên cần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình. 2.4. Ứng dụng trong đánh giá Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nói chung và đánh giá học sinh, cán bộ nói riêng nhờ những lợi thế của nó về lưu trữ, thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu… Nhờ công nghệ thông tin mà học sinh có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Giáo viên, nhà trường đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính. Hiện nay một số môn thi đại học đã chấm bằng máy chấm trắc nghiệm tự động mang lại độ chính xác gần như tuyệt đối. Ở nhiều trường đã sử các phần mềm thi trắc nghiệm để tổ chức thi học kỳ, thi thử cho học sinh. Việc sử dụng các phần mềm thi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của học sinh mang lại những lợi ích cơ bản sau: - Thuận tiện trong việc tạo đề thi. - Cho kết quả chính xác, khách quan. - Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chính xác. - Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần. - Có khả năng kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương trình trong một khoảng thời gian ngắn. 2.5. Ứng dụng trong học tập của học sinh Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự học của người học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗi người phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọi nơi. Công nghệ thông tin và truyền thông đang trở thành phương tiện không thể thiếu được.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> để thực hiện các mục tiêu trên. Ngoài ra, Công nghệ thông tin và truyền thông cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của học sinh dưới nhiều hình thức: - Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet. - Tham gia các lớp học qua mạng. - Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm. - Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn. - Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online)… * Một số lưu ý khi sử dụng CNTT vào bài giảng: - Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau trong 1 slide. - Chọn những hình nền đơn giản, sáng, phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung 1 cách rõ ràng. - Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích thể hiện rõ nội dung. - Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng biến tiết học thành tiết xem tranh ảnh, phim tư liệu… III. HIỆU QUẢ: - Việc đưa CNTT vào giảng dạy ở các trường là rất cần thiết và mang lại kết quả học tập cao cho học sinh. Phần lớn học sinh đều thấy hứng thú và muốn được học bằng giáo án điện tử kết hợp trình chiếu Powerpoint .Vì như thế bài giảng sẽ sinh động, đỡ nhàm chán và hơn hết là các em thấy bài học cuốn hút hơn, dễ hiểu hơn. - Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. IV. KIẾN NGHỊ:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×