Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ cas

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ MINH HIẾU

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ CHÍN THU HOẠCH VÀ MỘT
SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẾN CHẤT LƢỢNG QUẢ
VẢI THIỀU BẢO QUẢN BẰNG CÔNG NGHỆ CAS

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Nghệ An, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ MINH HIẾU

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ CHÍN THU HOẠCH VÀ MỘT
SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẾN CHẤT LƢỢNG QUẢ VẢI
THIỀU BẢO QUẢN BẰNG CÔNG NGHỆ CAS

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:

60 62 01 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Lân



Nghệ An, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ “Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp
xử lý đến chất lƣợng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS” là của riêng
cá nhân tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các
thơng tin có sẵn đã đƣợc trích rõ nguồn gốc.
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có trong luận văn
này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào khác. Mọi
sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn.
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Giáo, Cô Giáo và cán bộ
công nhân viên khoa Nông- Lâm- Ngƣ, trƣờng Đại Học Vinh đã giảng dạy và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS. TS. Trần Ngọc Lân,
ngƣời đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, nhiệt tình hƣớng dẫn tơi trong suốt q
trình làm luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn của mình tới tập thể cán bộ nhân viên

Phịng cơng nghệ CAS - Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Vùng - Bộ Khoa Học
Công Nghệ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong q
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những ngƣời
thân đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên đề tài khơng tránh khỏi thiếu
sót hạn chế. Kính mong thầy cơ giáo và các bạn học viên đóng góp để tơi hồn
thiện thêm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hiếu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………...iii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU…………………………………………………...vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................... viiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu chung về công nghệ CAS............................................................ 4
1.1.1.1. Thuật ngữ, khái niệm và bản chất của công nghệ CAS ............................ 4
1.1.1.2. Ý nghĩa khoa học của công nghệ lạnh đông CAS so với công nghệ lạnh
đông truyền thống .................................................................................................. 5
1.1.2. Giới thiệu chung về cây vải.......................................................................... 7
1.1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây vải ............................................................ 7
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật của cây vải .................................................................. 8
1.1.3. Công dụng và giá trị kinh tế của cây vải .................................................... 11
1.1.3.1. Giá trị dinh dƣỡng của quả vải ................................................................ 11
1.1.3.2. Giá trị công nghiệp và dƣợc liệu ............................................................. 11
1.1.3.3. Giá trị kinh tế .......................................................................................... 11
1.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả vải ....................................................... 12
1.1.5. Những biến đổi sinh lý của quả vải sau thu hoạch..................................... 15
1.1.6. Những biến đổi hóa học của quả vải sau thu hoạch ................................... 18
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 19
1.2.1. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ CAS .................................................. 19
1.2.2. Nghiên cứu bảo quản quả vải ..................................................................... 20
1.2.2.1. Nghiên cứu về hạn chế sự nâu hoá vỏ quả vải ........................................ 20


iv

1.2.2.2. Nghiên cứu bảo quản quả vải bằng phƣơng pháp xử lý nhiệt................. 22
1.2.2.3. Nghiên cứu bảo quản quả vải bằng hóa chất ......................................... 23
1.2.2.4. Nghiên cứu bảo quản quả vải bằng SO2................................................. 25
1.2.2.5. Nghiên cứu về bảo quản quả vải bằng làm lạnh thơng thƣờng ............... 26
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 27
1.3.1. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ CAS .................................................. 27

1.3.2. Nghiên cứu bảo quản quả vải ..................................................................... 28
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 30
2.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 30
2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ............................................................................ 31
2.3.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 31
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu ............................................................... 31
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................. 36
2.5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................................... 36
2.5.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 36
2.5.2.Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 36
C h ƣ ơ n g 3 . K Ế T Q U Ả N G H I Ê N C Ứ U V À T H Ả O L U Ậ N .............. 37
3.1. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến một số chỉ tiêu chất lƣợng của quả vải
thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ................................................................... 37
3.1.1. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến màu sắc vỏ quả (chỉ số L) của quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ............................................................. 37
3.1.2. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến chỉ số nâu hóa vỏ quả của quả vải
thiều bảo quản bằng cơng nghệ CAS ................................................................... 39
3.1.3. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến tỷ lệ hao hụt khối lƣợng tự nhiên
của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ................................................ 40
3.1.4. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến đến độ cứng thịt quả vải thiều bảo
quản bằng công nghệ CAS ................................................................................... 41
3.1.5. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến hàm lƣợng chất khơ hịa tan của quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ............................................................ 42


v

3.1.6. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến hàm lƣợng đƣờng tổng số của quả
vải thiều bảo quản bằng cơng nghệ CAS ............................................................. 44

3.1.7. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến hàm lƣợng axit hữu cơ của quả vải
thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ................................................................... 45
3.1.8. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến hàm lƣợng Vitamin C của quả vải
thiều bảo quản bằng công nghệ CAS .................................................................. 46
3.2. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến một số chỉ tiêu chất lƣợng của quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ............................................................. 48
3.2.1. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến màu sắc vỏ quả (chỉ số L) của quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ............................................................. 48
3.2.2. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến chỉ số nâu hóa vỏ quả của quả vải
thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ................................................................... 49
3.2.3. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến tỷ lệ hao hụt khối lƣợng tự nhiên
của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ................................................ 50
3.2.4. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến độ cứng thịt quả của quả vải thiều
bảo quản bằng công nghệ CAS ............................................................................ 51
3.2.5. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến hàm lƣợng chất khơ hịa tan của
quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ...................................................... 52
3.2.6. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến hàm lƣợng đƣờng tổng số của quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ............................................................. 54
3.2.7. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số của
quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ...................................................... 55
3.2.8. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến hàm lƣợng vitamin C của quả vải
thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 58
1. Kết luận ............................................................................................................ 58
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60
PHỤ LỤC .................................................................................................................


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1.Thang điểm đánh giá chỉ số nâu hóa……………………….……………32
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến màu sắc vỏ quả (chỉ số L) của
quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS………………………….………..37
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến chỉ số nâu hóa vỏ quả vải thiều
bảo quản bằng cơng nghệ CAS………………………………………………….39
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến tỷ lệ hao hụt khối lƣợng tự
nhiên của quả vải thiều bảo quản bảo quản bằng công nghệ CAS………..…….40
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến độ cứng thịt quả vải thiều bảo
quản bằng công nghệ CAS ……………………………………………………..41
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến hàm lƣợng chất khơ hịa tan của
quả vải thiều bảo quản bằng cơng nghệ CAS……………………………….…..43
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến hàm lƣợng đƣờng tổng số của
quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS……………………………….…..44
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến hàm lƣợng axit hữu cơ của quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ………………………………………46
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch đến hàm lƣợng Vitamin C của quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ………………………………………47
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến màu sắc vỏ quả (chỉ số L) của
quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS……………………………….…..48
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến chỉ số nâu hóa vỏ quả của
quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS…………………………….……..50
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến tỷ lệ hao hụt khối lƣợng tự
nhiên của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ………………………..51
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến độ cứng thịt quả vải thiều
bảo quản bằng công nghệ CAS………………………………………………….52


vii


Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến hàm lƣợng chất khơ hịa tan
của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS………………………………53
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến hàm lƣợng đƣờng tổng số
của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS………………………………55
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến hàm lƣợng axit hữu cơ của
quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS……………………………….…..56
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến hàm lƣợng vitamin C của quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS ………………………………………57


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAS

Cells Alive System

CT

Công thức

BQ

Bảo quản


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mơ phỏng q trình cấp đơng truyền thống

5

Hình 1.2. Mơ phỏng q trình cấp đơng CAS

6

Hình 3.1. Diễn biến màu sắc vỏ quả vải thiều (chỉ số L) theo thời gian 38
bảo quản
Hình 3.2. Diễn biến hàm lƣợng chất khơ hịa tan trong quả vải thiều theo 43
thời gian bảo quản
Hình 3.3. Diễn biến màu sắc vỏ quả vải thiều (chỉ số L) theo thời gian 49
bảo quản
Hình 3.4. Diễn biến hàm lƣợng chất khơ hòa tan trong quả vải thiều theo 54
thời gian bảo quản


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vải thiều là loại đặc sản của vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới và là một trong „top
10‟ trái cây đặc sản của Việt Nam. Quả vải có màu đỏ đẹp mắt, hƣơng vị hấp dẫn
với hàm lƣợng đƣờng cao, lƣợng axit thích hợp, cùng với các chất khoáng và
vitamin C tạo nên vị thơm ngon đặc trƣng. Quả vải có giá trị cao ở Châu Á, nơi
chiếm đến hơn 90% sản lƣợng quả vải sản xuất trên thế giới. Tuy nhiên việc thƣơng
mại quả vải gặp khó khăn rất lớn do mùa thu hoạch quả vải là rất ngắn, chỉ kéo dài
một vài tuần và quả vải rất dễ bị hƣ hỏng. Vỏ quả vải rất dễ bị mất màu đỏ và
chuyển sang màu nâu sau 1 đến 3 ngày bảo quản ở nhiệt độ thƣờng làm cho cho giá

trị thƣơng phẩm giảm đáng kể, thậm chí khơng tiêu thụ đƣợc. Sự thay đổi nhanh
chóng màu sắc vỏ và tính dễ hƣ hỏng của quả vải đã hạn chế tiềm năng thƣơng mại
của chúng, nhất là việc xuất khẩu đến các thị trƣờng xa.
Tính thời vụ, sự biến màu nâu vỏ quả và sự giảm chất lƣợng quả vải trong
quá trình bảo quản đặt ra yêu cầu phải tìm ra các phƣơng pháp bảo quản thích hợp.
Việc bảo quản quả vải kéo dài thời gian tồn trữ, duy trì chất lƣợng cảm quan
và chất lƣợng dinh dƣỡng của quả vải đã đƣợc tiến hành nghiên cứu trên thế giới từ
rất lâu (những năm 1970) và đã thu đƣợc một số thành tựu đáng kể nhƣ phƣơng
pháp bảo quản bằng hóa chất, bảo quản trong khí quyển cải biến, bảo quản bằng
phƣơng pháp xử lý nhiệt, bảo quản lạnh,… Trong đó sử dụng nhiệt độ thấp là
phƣơng pháp cơ bản để bảo quản vải.
Ở trong nƣớc, nghiên cứu về bảo quản quả vải thiều cịn rất ít (Cao Văn
Hùng, 2006; Đào Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2011; Vũ Thị Thúy,
Nguyễn Thị Bích Thủy, 2011). Mặc dù có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học nhƣ
Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch,
trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tham gia nghiên cứu, thử nghiệm nhiều
phƣơng pháp bảo quản quả vải khác nhau, tuy nhiên vẫn chƣa tìm ra biện pháp nào
thật sự thích hợp và bảo quản lâu dài cho quả vải.


2

Các biện pháp bảo quản quả vải truyền thống chỉ có thể bảo quản quả vải
đƣợc trong vịng vài ngày đến 1 tháng trong khi đó tất cả hạn chế của các biện pháp
bảo quản truyền thống trƣớc đây có thể đƣợc khắc phục bởi hệ thống công nghệ
CAS. Khi sử dụng hệ thống cơng nghệ CAS có thể kéo dài thời gian bảo quản quả
vải lên 1-3 năm mà chất lƣợng vẫn giữ đƣợc ở mức cao so với ban đầu, từ đó có thể
nâng cao khả năng thƣơng mại, nâng cao giá thành sản phẩm và khắc phục đƣợc
tình trạng đƣợc mùa mất giá nhƣ hiện nay.
Ứng dụng công nghệ CAS vào bảo quản quả vải là rất tốt, tuy nhiên hiện nay

ở Việt Nam vẫn chƣa có cơng trình nghiên cứu bảo quản quả vải thiều bằng cơng
nghệ CAS. Xuất phát từ thực tế đó, nhằm tìm ra biện pháp bảo quản quả vải bằng
công nghệ CAS tốt nhất, giúp giữ đƣợc chất lƣợng quả vải tốt trong thời gian lâu
dài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và
một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ
CAS”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc độ chín thu hoạch và biện pháp xử lý phù hợp nhất cho quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS, giúp giữ đƣợc chất lƣợng tốt trong thời
gian dài
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh
hƣởng của độ chín thu hoạch và biện pháp xử lý đến chất lƣợng quả vải thiều bảo
quản bằng công nghệ CAS.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu các
biện pháp bảo quản quả vải nói chung và quả vải bảo quản bằng cơng nghệ CAS nói
riêng.


3

- Ý nghĩa thực tiễn
+ Hiện nay tại Việt Nam chƣa có cơng trình nghiên cứu nào về sử dụng công
nghệ CAS trong bảo quản quả vải thiều. Từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ảnh hƣởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lƣợng quả
vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS, nhằm tìm ra độ chín và biện pháp xử lý tốt
nhất cho quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS, giúp giữ đƣợc chất lƣợng quả
vải cao trong thời gian dài.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đƣa ra các cơng thức hợp lý, có

hiệu quả nhất về độ chín thu hoạch và biện pháp xử lý nhằm hồn thiện quy trình
bảo quản quả vải thiều bằng công nghệ CAS.


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Giới thiệu chung về công nghệ CAS
1.1.1.1. Thuật ngữ, khái niệm và bản chất của công nghệ CAS
- Thuật ngữ “Cells Alive System” (CAS) có nghĩa “Hệ thống tế bào sống” là

tên thƣơng mại của công ty ABI (Chiba, Nhật Bản), tác giả của sáng chế công nghệ
CAS [12], tuy vậy với thuật ngữ CAS chƣa phản ánh đúng bản chất của cơ chế khoa
học ứng dụng mà chỉ nêu lên tác dụng của công nghệ.
- Bản chất của công nghệ CAS: Thực chất là công nghệ lạnh đông truyền
thống, điểm khác biệt là có sự “hỗ trợ năng lƣợng sóng từ trƣờng ở giai đoạn cấp
đơng”, tiếp sau giai đoạn bảo quản đơng khơng có gì khác biệt so với công nghệ
lạnh đông truyền thống.
- Khái niệm, bản chất của công nghệ bảo quản lạnh và lạnh đông truyền
thống
Bảo quản lạnh: Trong cấu trúc của thực phẩm tƣơi sống có thành phần chính
là nƣớc, u cầu của bảo quản thực phẩm tƣơi sống cần giữ nguyên cấu trúc của
nƣớc ở dạng tự nhiên. Bảo quản lạnh là phƣơng pháp bảo quản thực phẩm tƣơi sống,
nhiệt độ bảo quản yêu cầu trên nhiệt độ chuyển pha lỏng - rắn (nhiệt độ đóng băng)
của dịch bào. Mỗi loại thực phẩm khác nhau thì tính chất vật lý và thành phần hóa
học của dịch bào cũng có sự khác biệt, do vậy nhiệt độ điểm chuyển pha cũng khác
nhau. Thƣờng công nghệ bảo quản lạnh đối với các loại thực phẩm tƣơi sống ở nhiệt
độ từ 0 † +4oC. Thời gian bảo quản lạnh tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hƣởng khác, nói chung các loại thịt súc sản, gia cầm,

cá từ 7 - 10 ngày, rau quả từ 10 - 30 ngày.
Bảo quản đông: là giai đoạn sau cấp đông đạt đƣợc nhiệt độ tâm của sản
phẩm đến -18oC (mức nhiệt độ có thể đình chỉ mọi sự hoạt động của vi sinh vật và
những biến đổi hóa học làm giảm cấp chất lƣợng của thực phẩm), thƣờng nhiệt độ
bảo quản đông từ (-18oC ÷ -22oC). Thời gian bảo quản thực phẩm lạnh đơng có thể


5

kéo dài nhiều năm tùy thuộc vào mục đích bảo quản khác nhau, thƣờng hạn sử dụng
từ 12 - 18 tháng.
1.1.1.2. Ý nghĩa khoa học của công nghệ lạnh đông CAS so với công nghệ lạnh
đông truyền thống
- Công nghệ lạnh đơng truyền thống

(1)

(2)

(3)

(4)

Hình 1.1. Mơ phỏng q trình cấp đơng truyền thống
(1) Vật liệu trƣớc khi cấp đơng có sự phân bố nƣớc đồng đều với cấu trúc tự
nhiên.
(2) Q trình cấp đơng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi nhiệt với nguồn
lạnh, khi đó hƣớng của gradien nhiệt từ trong ra ngồi, q trình truyền nhiệt giảm
dần khi lớp vỏ bị chuyển pha trƣớc, tạo nên lớp cản trở nhiệt.
(3) Qúa trình cấp đơng càng chậm thì xu hƣớng các phân tử nƣớc bị dồn nén vào

tâm, sau khi kết đơng dẫn đến sự hình thành các tinh thể đá lớn hình kim gây tổn
thƣơng đến cấu trúc tế bào. Đặc biệt đối với sản phẩm có kích thƣớc càng lớn, thời
gian cấp đơng kéo dài dẫn đến tổn thƣơng càng nhiều.
(4)

Khi rã đơng, dịch bào thốt ra tạo nên hiện tƣợng chảy nƣớc ở sản phẩm lạnh

đông sau tan băng.


6

- Cơng nghệ lạnh đơng CAS

(1)

(2)

(3)

(4)

Hình 1.2. Mơ phỏng q trình cấp đơng CAS
(1)

Vật liệu trƣớc khi cấp đơng có sự phân bố nƣớc đồng đều với cấu trúc tự

nhiên.
(2)


Nhờ có hỗ trợ của năng lƣợng sóng từ trƣờng trong q trình cấp đơng, các

phân tử nƣớc trong tế bào chuyển sang trạng thái dao động rung làm tăng khả năng
truyền nhiệt và sự phân bố đồng đều, đặc biệt làm giảm nhiệt độ điểm chuyển pha
của nƣớc xuống đến -7 ÷ -10oC (tuỳ theo tính chất của dịch bào trong sản phẩm khác
nhau).
(3)

Khi dừng nguồn sóng từ, nƣớc trong sản phẩm chuyển pha cùng một thời

điểm, tạo ra các tinh thể đá rất nhỏ không gây ra hiện tƣợng phá vỡ màng tế bào.
(4)

Khi rã đông, nƣớc trong sản phẩm đƣợc phân bố đều không làm ảnh hƣởng

đến mô tế bào do đó sản phẩm vẫn giữ đƣợc cấu trúc ban đầu.
- Ý nghĩa khoa học của công nghệ CAS
Cơng nghệ CAS đã khai thác đƣợc hiệu ứng tích cực của nguồn sóng điện từ
trƣờng, tác động vào đối tƣợng là các phân tử nƣớc trong cấu trúc của thực phẩm.
Động lực chính tạo nên cơ chế ứng dụng CAS là sự hấp thụ năng lƣợng từ trƣờng và
chuyển đổi năng lƣợng sang dạng cơ năng làm rung động hoặc quay các phân tử
nƣớc. Nguyên tắc này là có ý nghĩa khoa học và tạo ra tính mới và độc đáo trong
công nghệ bảo quản lạnh và lạnh đông [12].


7

1.1.2. Giới thiệu chung về cây vải
1.1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây vải
Cây vải (Litchi chinensis Sonn.) có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc

(Quảng Đông và Phúc Kiến) cách đây 2000 năm. Năm 114 trƣớc công nguyên vua
Hán đã cho lập vƣờn vải trong cung lấy giống từ Lĩnh Nam lên. Năm 1059 Thái
Tƣơng đã viết quyển “ Lệ chi phố” mô tả lịch sử vùng trồng, kỹ thuật trồng trọt
chăm sóc và đặc điểm giống, đƣợc coi là cơng trình xuất bản giống đầu tiên trên thế
giới về cây vải [4]. Hiện nay ở núi Tạ Hải Sơn (tỉnh Quảng Đông), núi Lôi Hồ Lĩnh,
Kim Cổ Lĩnh (đảo Hải Nam), ở vùng phía nam của Xi Suang Ba Na (Vân Nam) cịn
có những cây vải dại. Đặc biệt núi Kim Cổ Lĩnh ở đảo Hải Nam vải dại mọc thành
rừng có những cây vải già có chu vi ngực 7,5 m [11].
Cây vải đƣợc di thực sang các nƣớc trong vùng Đông Nam Á nhƣ Việt Nam,
Malaysia và Myanma. Cuối thế kỷ 17 cây vải đƣợc đƣa sang trồng ở Myanma, thế
kỷ 18 đƣợc trồng ở Ấn Độ. Cây vải đƣợc trồng ở Hawai từ năm 1873, ở Florida (
Mỹ) từ năm 1883. Sau đó cây vải đƣợc di thực sang các nƣớc Pakistan, Bangladesh,
Đông Dƣơng, Đài Loan, Nhật, Indonesia, Philippin, Queensland, Brazil, Nam
Phi,....[22].
Ngày nay, vải đƣợc trồng ở khoảng 20 nƣớc nằm trong phạm vi 20 – 30 độ vĩ
bắc và nam, gồm:
Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Lào, Nhật Bản,
Israel.
Châu Phi: Nam Phi, Madagatxca, Reuyniong, Ga Bông, Công Gô.
Châu Mỹ: Cu Ba, Hoa kỳ, Hondurat, Panama, Trinidat và Tobago,
Puertorico, Braxin.
Châu Đại Dƣơng: Ôxtrâylia, Niuzilân.
Các vùng trồng vải chủ yếu của Trung Quốc phải kể đến Phúc Kiến, Quảng
Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên.
Ở Thái Lan, vải đƣợc trồng tập trung ở Chiềng Mai, Lam Phun.


8

Theo các tài liệu và thƣ tịch cũ của Việt Nam, dƣới thời Bắc thuộc, quả vải là

một trong những cống vật hằng năm Việt Nam phải nộp cho các vua Trung Quốc.
Điều đó cho thấy cây vải ở nƣớc ta cũng là một sản vật quý và cũng là một trong
những nƣớc thuần hóa và trồng sớm nhất.
Vùng trồng vải chủ yếu của Việt Nam là vùng đồng bằng sơng Hồng, trung
du và miền núi Bắc Bộ, trong đó nổi tiếng nhƣ tỉnh Hải Dƣơng (Thanh Hà, Chí
Linh,…), Bắc Giang (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên,…..), Vĩnh Phúc
(Thanh Hịa), Quảng Ninh (Đơng Triều). Ngồi ra cịn có các tỉnh: Phú Thọ, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An, thành phố Hà Nội (Hoài Đức, Chƣơng Mỹ, Thanh
Oai, Quốc Oai)….đã coi cây vải nhƣ là một cây ăn quả có giá trị và có kế hoạch
tăng diện tích trồng vải [11].
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật của cây vải
- Phân loại
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn. Là lồi duy nhất trong chi
Litchi thuộc họ Bồ Hịn (Sapindaceae). Nó đƣợc chia thành 3 nhóm: Nhóm chín
sớm, nhóm chín muộn, nhóm chín trung bình. Với các giống chín sớm thích hợp với
khí hậu nóng hơn cịn giống chín muộn thích hợp với khí hậu mát hơn.
Phân loại theo phẩm chất của quả vải gồm có: Vải chua (vải ta), vải nhỡ và
vải thiều. Trong đó giống vải đƣợc ƣa chuộng nhất là vải thiều.
Vải chua: Cây mọc khỏe, quả to, hạt to, tỷ lệ ăn đƣợc chiếm khoảng 50% 60%, là loại chín sớm (cuối tháng 4 đầu tháng 5). Vải chua ra hoa đậu quả đều, năng
suất ổn định, ăn có vị chua
Vải nhỡ: Cây to hoặc trung bình, tán dựng đứng, lá to. Vải nhỡ chín vào giữa
tháng 5 đầu tháng 6. Khi chín vỏ quả vẫn cịn xanh, đỉnh quả màu tím nhạt, ăn ngọt,
ít chua.
Vải thiều: Tán cây có hình trịn bán cầu, lá nhỏ, phiến lá dày, bóng, phản
quang. Chùm hoa và nụ khơng có lơng đen nhƣ vải nhỡ và vải chua mà có màu
trắng. Quả nhỏ hơn quả vải chua, trung bình nặng 25 - 30g/quả. Hạt nhỏ, tỷ lệ ăn


9


đƣợc cao chiếm 70% - 80%, chín đầu tháng 6 đến đầu tháng 7. Vải thiều ăn có vị
ngọt thanh, mát, khơng chua, khơng chát. Trong nhóm vải thiểu có vải thiều Thanh
Hà, vải thiều Phú Hộ và vải thiều Xuân Đỉnh,....
Vải thiều Thanh Hà: Đƣợc nhân giống từ cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm, xã
Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng. Đặc điểm về giống: Cây sinh trƣởng
tốt, tán hình bán cầu tƣơng đối. Quả: hình cầu, khi chín có màu đỏ tƣơi, gai thƣa ,
ngắn. Trọng lƣợng quả trung bình 20,7g ( 45-50 quả/kg), tỷ lệ phần ăn đƣợc trung
bình 75% , Độ Brix 18-21, thịt quả chắc, vị ngọt đậm, thơm. Năng suất trung bình
cây 8-10 tuổi đạt 80kg/cây ( 10-15 tấn/ha). Đây là giống chín sớm, thời gian thu
hoạch từ giữa tháng 5.
Giống vải lai Đông Triều: Đây cũng là một giống vải lai tự nhiên có nguồn
gốc tại xã Bình Khê, huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm về giống: Cây
sinh trƣởng tốt, tán cây hình bán cầu dẹt, lá có màu xanh tối, chùm hoa to, phân
nhánh thƣa, dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả to, hình trứng, khi chín có màu đỏ
thẫm , mỏng vỏ, gai thƣa, ngắn. Trong lƣợng quả trung bình đạt 33,5g (28-35
quả/kg), tỷ lệ phần ăn đƣợc trung bình 71,5% , độ Brix 17-20, vị ngọt thanh. Năng
suất trung bình cây 30 tuổi đạt 94,2kg/cây (12-15 tấn/ha). Đây là giống chín sớm,
thời gian cho thu hoạch trong khoảng 10 ngày đầu tháng 5.
Giống vải lai Yên Hƣng: Đây cũng là một giống vải lai tự nhiên, có nguồn
gốc tại xã Đơng Mai, huyện n Hƣng, tỉnh Quảng Ninh. Cây sinh trƣởng khỏe, tán
cây hình bán cầu, lá có màu xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh
dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả hình tim, khi chín có màu đỏ vàng rất đẹp.
Trọng lƣợng quả trung bình đạt 30,1g/quả (30-35 quả/kg), tỷ lệ phần ăn đƣợc trung
bình 73,2%, độ Brix 14-18, vị ngọt, hơi chua nhẹ. Năng suất trung bình cây 20 tuổi
đạt 89,8 kg/cây (12-16 tấn/ha), đây là giống vải chín sớm.
- Đặc điểm thực vật và hình thái
Cây vải thích hợp với khí hậu nóng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khơng có
sƣơng giá hoặc chỉ có mùa đơng rét nhẹ với nhiệt độ không xuống dƣới -4oC và với



10

mùa hè nóng bức, nhiều mƣa, độ ẩm cao. Cây vải phát triển tốt trên các loại đất
thoát nƣớc tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ (mùn).Ở một vài nơi ngƣời ta còn trồng
vải làm cây cảnh
Vải là loại cây thân gỗ, kích thƣớc trung bình, có thể cao tới 15 - 20m, có các
là hình lơng chim mọc so le, mỗi lá dài 15 -25cm, với 2 -8 lá chét ở bên dài 5 -10 cm
và khơng có lá chét ở đỉnh. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó
chuyển dần sang màu xanh khi đạt đến kích thƣớc cực đại.
Hoa vải nhỏ có màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, có dạng hình
tháp, tồn tại dƣới dạng chùm, mỗi chùm khoảng 100 - 300 hoa. Trên chùm có 4 loại
hoa: Hoa đực, hoa cái, hoa lƣỡng tính, hoa dị hình
Hoa đực thực ra là hoa lƣỡng tính, bầu nhụy thối hóa, nhị đực bình thƣờng,
có phấn tốt. Số nhị đực 5-10 hoặc ít hơn. Hoa đực có chức năng chủ yếu là cung cấp
phấn cho thụ phấn và thụ tinh.Tỷ lệ hoa đực chiếm khoảng 70%
Hoa cái bầu rất phát triển , thƣờng có 2 ơ, cá biệt có 3-4 ơ, khi hoa nở đầu
nhụy tách làm đôi, cá biệt thành 3 hoặc thành 4. Hoa cái cũng là một hoa lƣỡng tính
nhƣng nhị đực thối hóa, khơng có phấn cịn bầu nhụy bình thƣờng, có khả năng thụ
phấn và kết thành quả. Theo giống và tình hình ra hoa của các năm khác nhau mà số
lƣợng hoa cái có thể biến đổi, tỷ lệ hoa cái thƣờng khoảng 30%.
Hoa lƣỡng tính vừa có nhụy vừa có nhị nhƣng loại này thƣờng rất ít.
Hoa dị hình có hoa ở bầu nhụy hoặc bầu nhụy có rất nhiều ơ. Loại này rất ít
và khơng có khả năng thành quả .
Thời gian ra hoa khác nhau phụ thuộc vào từng giống: Các giống vải chua ra
hoa ngay từ tháng 12, 1, 2. Vải thiều Trung Quốc nhƣ các giống Phú Hộ, Thanh Hà,
Quế vị,....ra hoa vào tháng 2, 3. Vải nhỡ ra hoa vào giữa thời gian nói trên.
Sau khi thụ tinh, hạt phát triển trƣớc, cùi (một loại vỏ giả) chậm lớn hơn, hình
thù quả méo mó. Khoảng 3 -4 tuần trƣớc khi quả chín, hạt ngừng khơng lớn nữa và
cùi phát triển nhanh. Lúc đầu cùi quả chỉ nhƣ cái chụp đèn bao quanh hạt ở phía
cuống quả, cùi ngắn hơn hạt, sau đó cùi dần phủ kín hạt sau đó dày lên chứa đầy



11

chất dự trữ ( đƣờng, acid, vitamin,..). Giai đoạn này trao đổi vật chất mạnh, yêu cầu
nƣớc lớn nên nếu bị hạn thì quả sẽ bị rụng nhiều, khơng rụng thì quả sẽ bị nhỏ, chất
lƣợng thấp.
1.1.3. Cơng dụng và giá trị kinh tế của cây vải
1.1.3.1. Giá trị dinh dƣỡng của quả vải
Quả vải là loại quả hạch, cấu tạo gồm các phần chủ yếu là cuống quả, vỏ quả,
thịt quả và hạt. Tuy nhiên cấu tạo và tỷ lệ các phần lại có sự khác biệt nhau nhất
định. Cuống quả kết nối giữa quả với chùm quả, phần này thƣờng có cấu tạo xốp,
mềm nên là nơi trú ngụ và xâm nhập của một số đối tƣợng vi sinh vật và sâu hại. Vỏ
quả vải có bề mặt xù xì, cấu tạo từ xenlulozo có tác dụng bảo vệ thịt quả. Hạt vải
thƣờng có màu đen hoặc nâu rắn mà thành phần chủ yếu là tinh bột, phần đầu hạt có
chứa phơi, cũng là nơi dễ bị tác động của các loại vi sinh vật khác nhau làm ảnh
hƣởng đến chất lƣợng của quả trong quá trình bảo quản. Thịt quả (cùi) là phần ăn
đƣợc, thƣờng mềm do thành phần chủ yếu là nƣớc. Thịt quả tách rời hoàn toàn với
vỏ, chỉ liên kết với hạt ở phần sát cuống nên rất thuận lợi cho việc tách riêng thịt
quả, tiện cho việc sử dụng và chế biến. Trong thịt quả có chứa nhiều chất dinh
dƣỡng nhất là đƣờng nên là môi trƣờng thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển,
gây thối, chua và làm hỏng toàn bộ quả.
1.1.3.2. Giá trị công nghiệp và dƣợc liệu
Quả vải ngồi dùng để ăn tƣơi cịn có thể chế biến thành nhiều sản phẩm
khác nhƣ: Sấy khô, làm đồ hộp, làm vị thuốc trong y học. Với một số doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực chế biến rau quả hiện nay thì các sản phẩm nhƣ cùi vải
đơng lạnh, vải đông lạnh nguyên quả,…đƣợc chế biến từ quả vải tƣơi cũng là một
trong những sản phẩm chủ lực. Ngoài ra vỏ và hạt vải cũng đƣợc một số doanh
nghiệp xuất khẩu sang Pháp, Ấn Độ.
1.1.3.3. Giá trị kinh tế

Ở nƣớc ta, cây vải ở trong vƣờn các gia đình đem lại thu nhập khá cao so với
một số cây ăn quả khác, đặc biệt là cây vải thiều. Do vậy cây vải đƣợc ngƣời sản


12

xuất quan tâm và ngày càng đƣợc phát triển mạnh.
Trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả cao so với nhiều cây trồng khác. Nhiều kết
quả điều tra ở Việt Nam và một số nƣớc nông nghiệp khác nhƣ Ấn Độ, Thái Lan
đều cho thấy: trồng các cây ăn quả nhƣ táo, ổi, vải, nhãn,…cho hiệu quả kinh tế gấp
5 lần trồng lúa, 10 lần trồng ngô, 6 lần trồng khoai tây. Ở nƣớc ta trồng cây vải đem
lại hiệu quả kinh tế cao gấp 10-12 lần trồng lúa, cá biệt gấp 40 lần, tùy thuộc vào
từng thời điểm và địa bàn khác nhau.
Vỏ quả, thân cây chứa nhiều tanin có thể dùng làm ngun liệu trong cơng
nghiệp. Hoa vải chứa nguồn mật có chất lƣợng cao. Tán cây sum suê có thể làm
bóng mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mịn,
mang nhiều ý nghĩa về mơi trƣờng.
1.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả vải
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả vải trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có trên 20 nƣớc trồng cây vải với sản lƣợng trung bình
hàng năm trên 2 triệu tấn, trong đó các nƣớc Châu Á có diện tích trồng và sản lƣợng
cao nhất. Những nƣớc sản xuất quả vải đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan, Australia….
Trung Quốc là nƣớc có sản lƣợng quả vải lớn nhất chiếm khoảng 65% sản
lƣợng vải của toàn thế giới( 1,3 triệu tấn). Quảng Đông là tỉnh sản xuất quả vải chủ
yếu của Trung Quốc, sản lƣợng chiếm gần 50% sản lƣợng quả vải của thế giới (1
triệu tấn)
Ấn Độ là nƣớc đứng thứ 2 về sản lƣợng quả vải, chiếm khoảng 21,5% sản
lƣợng quả vải thế giới (430 nghìn tấn). Vùng trồng vải lớn nhất Ấn Độ là Bihar,
West Bengal, Tripura, Assam, Uttar Pradesh , Punjab.

Thái Lan trồng cây vải cách đây khoảng 200 năm, sản lƣợng quả vải Thái
Lan hiện nay khoảng 80 nghìn tấn. Cây vải đƣợc trồng chủ yếu ở chín tỉnh phía bắc,
tập trung ở Chiềng Mai và Chiềng Rai


13

Nepal (14 nghìn tấn), Bangladesh (13 nghìn tấn), ngồi ra cây vải cũng đƣợc
trồng ở Australia và một số nƣớc Châu Phi nhƣ Nam Phi, Madagatxca (35 nghìn
tấn/năm), Reuyniong và Moritiuyt.
Năng suất quả vải trên thế giới khá thấp, trung bình chỉ đạt 3,0 tấn/ha [7].
Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích cây vải cho thu hoạch với tỷ lệ thấp và năng
suất thấp.
Quả vải chủ yếu đƣợc tiêu dùng ở thị trƣờng nội địa (90 - 95%), chỉ một phần
nhỏ đƣợc xuất khẩu (5 -10%). Theo tổng kết của nhiều nƣớc những năm gần đây thì
vấn đề khó khăn lớn nhất trong sản xuất vải là bảo quản quả để xuất khẩu. Sâu bệnh
cũng là yếu tố giảm năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng vải [1].
Quả vải đang đƣợc ƣa thích ở thị trƣờng thế giới đặc biệt là thị trƣờng Châu
Âu. Các nƣớc nhập khẩu quả vải nhiều nhất là: Pháp, Đức, Anh, Hà Lan. Các nƣớc
Châu Á nhƣ: Trung Quốc, Philippin, Nhật và Singapore.
Thị trƣờng Hồng Kơng ngồi việc nhập khẩu quả vải tiêu thụ tại chỗ còn là
nơi tái xuất vải lớn nhất sang các thị trƣờng khác nhau trên thế giới nhƣ vùng Viễn
Đông (Nga) và một số nƣớc Trung Cận Đông, EU,.... chính vì vậy sự cạnh tranh trên
thị trƣờng này khá gay gắt. Đầu những năm 80 quả vải Quảng Đông gần nhƣ độc
chiếm thị trƣờng này. Những năm gần đây quả vải ở các vùng khác tham gia vào thị
trƣờng này nhƣ Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam.
Australia cũng là một nƣớc trồng nhiều cây vải, sản lƣợng quả vải năm 1990
đạt khoảng 15 nghìn tấn quả, đáng chú ý là nƣớc này rất quan tâm đến công tác cải
tạo giống, chăm sóc cũng nhƣ bảo quản, chế biến quả vải sau thu hoạch.
Theo số liệu của FAO, sản lƣợng vải năm 2004 của thế giới đạt hơn 3 triệu

tấn , tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, trong đó quốc gia dẫn
đầu là Trung Quốc (1,3 triệu tấn), kế đến là Ấn Độ (430 nghìn tấn), Việt Nam (250
nghìn tấn), Thái Lan (80 nghìn tấn).
Năm 2009, sản lƣợng quả vải quả Ấn Độ đạt 336 nghìn tấn, giảm 20% so với
năm 2008. Ấn Độ là nƣớc sản xuất quả vải lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc.


14

Bang Bihar sản xuất gần 80% sản lƣợng vải của Ấn Độ. Quốc gia này xuất khẩu
khoảng 1,3 nghìn tấn vải tƣoi và chế biến , chủ yếu xuất sang Châu Âu và các nƣớc
Châu Á [33].
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả vải ở Việt Nam
Trƣớc đây cây vải chủ yếu đƣợc trồng ở các tỉnh phía Bắc và hầu nhƣ khơng
có vùng tập trung. Trong những năm gần đây nhờ phong trào làm vƣờn phát triển,
cây vải đã đƣợc trồng thành vùng tập trung nhƣ: Bình Khê - Đơng Triều, Bằng Cả Hồnh Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh; Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên thuộc tỉnh Bắc
Giang [9].
Nhiều tỉnh nhƣ Thái Nguyên, Lạng sơn, Thanh Hóa, Nghệ An,....đều có kế
hoạch tăng diện tích trồng vải thiều, coi vải thiều là cây chủ lực trong phát triển cây
ăn quả.
Diện tích trồng cây vải của cả nƣớc năm 2007 đạt 88,9 nghìn ha với năng
suất bình quân đạt hơn 5,5 tấn/ha và đạt sản lƣợng cao nhất với 428,9 nghìn tấn [3].
Khoảng 75% sản lƣợng quả vải đƣợc tiêu thụ ngay trong thị trƣờng nội địa, phần
còn lại đƣợc sơ chế, xuất khẩu tƣơi và chế biến. Thị trƣờng xuất khẩu vải của Việt
Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Công, Hàn Quốc, Nhật Bản,…. và một số nƣớc
khác trong khu vực và thị trƣờng Châu Âu.
Tuy nhiên từ năm 2008 đến năm 2010, diện tích trồng vải trong cả nƣớc có
xu hƣớng giảm xuống. Cụ thể năm 2008, diện tích trồng vải cả nƣớc là 86,9 nghìn
ha; chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả cả nƣớc thì đến năm 2009 diện tích trồng
vải cả nƣớc chỉ cịn 62 nghìn ha [38].

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng cây vải lớn nhất cả nƣớc với hơn 39
nghìn ha năm 2008; chiếm 44% tổng diện tích trồng vải của cả nƣớc, với sản lƣợng
quả vải thiều lớn nhất; chiếm hơn 50% sản lƣợng quả vải thiều của cả nƣớc thì đến
năm 2010 tổng diện tích trồng vải thiều của tinh Bắc Giang chỉ cịn 36,9 nghìn ha
181 ha.


×