Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đặc điểm từ chỉ tâm trạng trong thơ tình xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.16 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM CHUNG

ĐẶC ĐIỂM TỪ CHỈ TÂM TRẠNG
TRONG THƠ TÌNH XUÂN DIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM CHUNG

ĐẶC ĐIỂM TỪ CHỈ TÂM TRẠNG
TRONG THƠ TÌNH XUÂN DIỆU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60. 22. 02. 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRỊNH THỊ MAI

NGHỆ AN - 2015



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 5
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................. 6

1.1. Thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ .............................................................. 6
1.1.1. Khái niệm chung nhất về “thơ ca” ................................................... 6
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ...................................... 7
1.2. Khái niệm tâm trạng và từ chỉ tâm trạng trong tiếng Việt.................... 14
1.2.1. Khái niệm tâm trạng ....................................................................... 14
1.2.2. Các từ biểu thị tâm trạng trong tiếng Việt...................................... 17
1.3. Vài nét về Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu .............................................. 18
1.3.1. Vài nét về nhà thơ Xuân Diệu ........................................................ 18
1.3.2. Thơ và thơ tình của Xuân Diệu ...................................................... 20
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ CHỈ TÂM TRẠNG
TRONG THƠ TÌNH XUÂN DIỆU .................................................................. 31

2.1. Đặc điểm từ loại của từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Xuân Diệu ......... 31
2.1.1. Kết quả thống kê ............................................................................ 31
2.1.2. Một số nhận xét chung về từ loại biểu thị tâm trạng trong thơ
tình Xuân Diệu. ............................................................................. 41
2.2. Hoạt động ngữ pháp của từ biểu thị trạng thái tâm lý trong thơ

tình Xuân Diệu ............................................................................................. 43


2.2.1. Hoạt động ngữ pháp của từ chỉ tâm trạng là động từ trong thơ
tình Xuân Diệu .............................................................................. 43
2.2.2. Hoạt động ngữ pháp của từ chỉ tâm trạng là tính từ trong thơ
tình Xuân Diệu ............................................................................. 53
2.2.3. Hoạt động ngữ pháp của từ chỉ tâm trạng là danh từ trong thơ
tình Xuân Diệu .............................................................................. 59
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 65
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ CHỈ TÂM TRẠNG
TRONG THƠ TÌNH XUÂN DIỆU .................................................................. 67

3.1. Về khái niệm ngữ nghĩa ........................................................................ 67
3.2. Ngữ nghĩa của từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Xuân Diệu ................... 68
3.2.1. Từ chỉ tâm trạng khát khao giao cảm mãnh liệt với đời ................ 68
3.2.2. Từ chỉ tâm trạng nhớ nhung ........................................................... 77
3.2.3. Từ chỉ tâm trạng vui sướng rạo rực ................................................ 80
3.2.4. Từ chỉ tâm trạng băn khoăn, lo lắng .............................................. 84
3.2.5. Từ chỉ tâm trạng buồn, cô đơn ....................................................... 87
3.3. Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng thống kê các động từ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Xuân Diệu ..................................................................................... 32
Bảng 2.2. Bảng thống kê các tính từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Xuân

Diệu ............................................................................................... 35
Bảng 2.3. Bảng thống kê các danh từ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Xuân Diệu ..................................................................................... 39
Bảng 2.4. Bảng thống kê tổng hợp các từ loại chỉ tâm trạng trong thơ tình
Xuân Diệu ..................................................................................... 40


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ ngữ ln là yếu tố thứ nhất của thơ ca. Mỗi nhà thơ đều có cách
sử dụng từ ngữ riêng để tạo nên dấu ấn phong cách của mình. Nói đến thơ là
nói đến cảm xúc, thơ là tình cảm, là tâm trạng của người viết, do đó trong thơ
khơng thể thiếu một phương diện hữu hiệu thể hiện đó là từ chỉ tâm trạng.
Đặc biệt là đối với các nhà thơ viết về đề tài tình yêu với nhiều cung bậc cảm
xúc thì phương tiện này lại càng quan trọng, nó trở thành đặc trưng nổi bật
của thơ tình.
1.2. Xuân Diệu (1916 - 1985) là một tác gia lớn của nền văn học Việt
Nam hiện đại, là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ. Suốt một đời
sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi, từ Thơ mới đến các giai đoạn sau Cách
mạng tháng Tám, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ trên nhiều lĩnh
vực: Thơ, văn xi, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật. Ở lĩnh vực nào
ơng cũng có những đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc. Đặc biệt, ở
phương diện một nhà thơ, ông được mệnh danh là ơng hồng của thơ tình.
Trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu hiện diện với tư cách là một cây đại
thụ mang hồn thơ nồng nàn đến si mê, ham hố đến cuồng nhiệt. Hoài Thanh
từng gọi đấy là cái “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy...”. Do vậy, ngay từ
khi xuất hiện, Xuân Diệu đã thu hút được sự chú ý của khơng ít nhà nghiên
cứu, phê bình văn học.
1.3. Là cây bút có một vị trí xứng đáng trong văn học Việt Nam hiện

đại, Xuân Diệu là một tác gia ln dành được vị trí quan trọng trong nhà
trường. Trong chương trình mơn văn ở trường THPT hiện hành, các sáng tác
của ông ở cả thơ và văn xuôi chiếm một số lượng khá lớn: Đây mùa thu tới,
Vội vàng, Thơ duyên, Nguyệt cầm, Toả nhị kiều… Như vậy, nghiên cứu


2
Xn Diệu khơng chỉ có ý nghĩa lý luận, mà cịn có ý nghĩa thực tiễn đối với
việc giảng dạy văn học trong nhà trường.
Từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm từ chỉ tâm trạng
trong thơ tình Xuân Diệu” làm đối tượng nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Là một tác giả đa tài, Xuân Diệu đã nhận được sự quan tâm của giới
nghiên cứu trong và ngồi nước, trong đó có nhiều bài viết đề cập đến sở
trường “thơ tình Xuân Diệu”. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tơi, hiện
nay có khoảng trên 160 cơng trình nghiên cứu về Xn Diệu. Có thể điểm qua
một số cơng trình là sách, bài viết, tham luận của các tác giả tiêu biểu như:
- Nhân đọc một bài thơ tình của Xuân Diệu (Lưu Trọng Lư, Văn nghệ
số 4, 1963)
- Xuân Diệu nhà thơ tình (Vũ Ngọc Phan, Tạp chí Văn học số 1/1987)
- Tư tưởng và phong cách một nhà thơ lớn (Nguyễn Đăng Mạnh, in
trong cuốn Chân dung văn học, 1990)
- Xuân Diệu nỗi ám ảnh thời gian (Đỗ Lai Thúy in trong cuốn Con mắt
thơ, 1992)
- Thơ tình Xuân Diệu (Hà Minh Đức, lời giới thiệu cuốn Thơ tình Xuân
Diệu, 1994)
- Thơ tình Xuân Diệu (Lưu Khánh Thơ, Luận án Phó tiến sĩ, 1995)
- Thơ tình Xuân Diệu nồng và trẻ (Vũ Quần Phương, Tạp chí Văn học,
số 12- 1995)
- Thơ tình của Xuân Diệu (Huy Cận, in trong cuốn Xuân Diệu tác giả

và tác phẩm, 1999)
- Thơ tình Xn Diệu (Ngơ Văn Phú, Xuân Diệu - Về tác gia và tác
phẩm, Nxb Giáo dục, 1999)
Hầu hết các bài nghiên cứu phê bình đều đánh giá các thành công của
ông trong mảng thơ viết về tình yêu. Lưu Trọng Lư đã chỉ ra rằng: "Qua thơ


3
tình của Xn Diệu, ta khơng thấy rõ bóng người yêu của nhà thơ, mà chỉ
thấy nhà thơ, nói đúng hơn, chỉ thấy tình yêu của nhà thơ, một tình yêu điên
cuồng ngấu nghiến. Vì thực ra, người yêu đối với nhà thơ, chỉ coi như tuyệt
đối là một đối tượng yêu của mình" [35, 15]. Trong bài viết thơ tình của
Xuân Diệu, Huy Cận đã điểm qua quá trình sáng tác thơ tình của Xuân Diệu
từ lúc mới xuất hiện cho đến khi nhà thơ qua đời. Những đặc điểm lớn tạo
nên phong cách thơ tình Xuân Diệu cũng được phân tích và chứng minh
trong bài viết.
Lưu Khánh Thơ cho rằng: “Ở vị trí đỉnh cao, thơ tình Xn Diệu biểu
đạt hoàn hảo cái tha thiết, say đắm của tình yêu, trong nhiều trạng thái và
cung bậc của tình u. Ở vị trí đỉnh cao, thơ tình Xn Diệu biểu đạt cả hai
mặt trần tục và lý tưởng, hạnh phúc và đau khổ, gần gũi và xa cách... của tình
yêu” [44, 132].
Tác giả Hà Minh Đức đã từng khẳng định: “Điều thú vị nhất ở anh là
những đóng góp về thơ tình. Từ những trang thơ tình trong “Thơ thơ”, “Gửi
hương cho gió” đến những bài thơ tình viết lúc cuối đời, Xuân Diệu là nhà thơ
tình bậc nhất trong thơ ca của thời kỳ hiện đại. Anh viết thơ tình với một tài
năng và khiếu năng đặc biệt…”. Xn Diệu ln hấp tấp, vội vàng, giục giã
trong tình yêu, “dường như ông là một người không biết chờ đợi, cái rạo rực
của tình yêu trong thơ Xuân Diệu là cái rạo rực của một con người ham sống,
ham u”. Chính Xn Diệu đã có lần tâm sự: “Anh muốn làm từ điển bằng thơ
về mọi cung bậc tình cảm, trong cõi tình yêu anh muốn vẽ bản đồ tình cảm của

con người” (“Thơ tình Xuân Diệu nồng và trẻ” - Vũ Quần Phương).
Gần đây, một số luận văn nghiên cứu về thơ Xuân Diệu như: Trần Thị
Thanh Hoài trong cơng trình Ngơn ngữ tình u trong thơ Xn Diệu, Đại học
Sư phạm Vinh, 1999, Nguyễn Thị Thanh Hồng trong cơng trình Đặc điểm
Ngữ pháp - ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong thơ tình Xuân Diệu, Đại


4
học Vinh, 2007, Tăng Thị Tuyết Mai trong cơng trình Nhóm từ biểu thị hương
vị trong thơ tình Xn Diệu, Đại học Vinh, 2010,...
Nhìn chung, việc nghiên cứu thơ tình Xuân Diệu đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, đó là thơ Xuân Diệu đã được phân tích đánh giá trên
nhiều mặt, từ cái tôi cá nhân độc đáo, riêng biệt của Xuân Diệu trong làng thơ
mới cho đến những đặc sắc của tư tưởng và phong cách của Xuân Diệu, nhận
diện được về căn bản diện mạo của thế giới nghệ thuật Xuân Diệu, mô tả và
bước đầu lý giải nhiều khía cạnh trong ngơn ngữ thơ Xn Diệu...
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu về thơ Xn Diệu, chúng tơi thấy
đến nay chưa có cơng trình nào tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm từ chỉ tâm trạng
trong thơ tình Xuân Diệu với tư cách là một đối tượng độc lập. Vì vậy, chúng
tơi chọn đề tài “Đặc điểm từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Xuân Diệu”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Đặc điểm của từ chỉ tâm trạng
trong thơ Xuân Diệu”. Đặc điểm của từ chỉ tâm trạng được chúng tôi nghiên
cứu ở cả hai phương diện đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu “Đặc điểm từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Xn Diệu”,
chúng tơi dựa vào văn bản thơ, đó là cuốn Thơ Xuân Diệu do Mạnh Linh (sưu
tầm, tuyển chọn) và những bài thơ đặc sắc trong Toàn tập Xuân Diệu do
Nguyễn Bao (sưu tầm, biên soạn và giới thiệu). Ngồi ra chúng tơi còn tham

khảo các bài thơ tại website: http:// Thivien.net.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thống kê, phân loại các từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Xn Diệu
- Phân tích đặc điểm của từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Xuân Diệu ở cả
hai mặt là đặc điểm về ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa.


5
- Rút ra những đặc trưng ngôn ngữ của Xuân Diệu qua lớp từ chỉ tâm
trạng. Qua đó đối chiếu so sánh với một số nhà thơ cùng thời để thấy được sự
khác nhau giữa Xuân Diệu và họ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để luận văn đạt được những nhiệm vụ đã nêu, trong q trình thực hiện
luận văn chúng tơi đã vận dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê và phân loại các từ chỉ
tâm trạng và tần số xuất hiện của từng từ trong thơ Xuân Diệu trong nguồn tư
liệu đã xác định.
- Phương pháp đối chiếu - so sánh: So sánh, đối chiếu các từ chỉ tâm
trạng trong thơ Xuân Diệu với một số nhà thơ cùng thời.
- Phương pháp phân tích - miêu tả và tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu “Đặc điểm từ chỉ tâm trạng trong
thơ tình Xuân Diệu” với tư cách là một đối tượng độc lập, có hệ thống. Kết
quả nghiên cứu trước hết góp thêm cứ liệu để làm rõ hơn tài năng cũng như
phong cách của một nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Trên cơ sở đó, luận văn có thể góp một phần nhỏ giúp giáo viên giảng dạy
văn học ở trường phổ thơng có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu phong cách của
ngôn ngữ thơ để nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ tình Xuân Diệu trong nhà
trường hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Xuân Diệu
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Xuân Diệu.


6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và đặc trƣng ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm chung nhất về “thơ ca”
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm
chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một
hình thức lơgic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm
mỹ cho người đọc, người nghe. Thơ là một thể loại văn học nảy sinh từ rất
sớm trong đời sống con người, thuộc phương thức biểu hiện trữ tình, thơ gắn
liền với sự rung động, với cảm xúc tươi mới, trực tiếp của cái tơi trữ tình
trước mọi biểu hiện đa dạng, phức tạp của cuộc đời. Có thể nói, bản chất của
thơ ca rất đa dạng, phong phú, thơ tác động đến người đọc vừa bằng nhận
thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa tác động trực tiếp
với nhiều cảm xúc, suy nghĩ vừa gián tiếp qua liên tưởng và tưởng tượng
phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngơn
ngữ giàu nhạc điệu. Chính vì những phẩm chất khác nhau đó của thơ mà đã
có nhiều quan niệm, nhiều cách lý giải khác nhau.
Thơ có một lịch sử lâu dài, định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có
thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy-Lạp Aristotle (384-322) trước Công
nguyên. Trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa, khái niệm "thơ là gì?"
đã được đề cập đến từ rất sớm. Kế thừa quan niệm của các bậc tiền bối, đến

đời Đường, Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện
tồn tại của thơ: "Cái cảm hố được lịng người chẳng gì trọng yếu bằng tình
cảm, chẳng gì đi trước được ngơn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh,
chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngơn ngữ,
hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa". Quan niệm này không chỉ dừng lại ở việc
nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà cịn chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa


7
chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả gắn liền với nhau trong một thể
thống nhất hoàn chỉnh và sống động. Đây có thể coi là quan niệm về thơ toàn
diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa.
Ở Việt Nam, khái niệm "thơ là gì?" cũng đã được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập đến với nhiều quan niệm, nhiều khuynh hướng khác nhau. Lý giải
về bản chất của thơ, các tác giả nhóm Xuân Thu Nhã Tập cho rằng: "Thơ là
một cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm th, cao siêu". Cịn nhà thơ Tố Hữu thì
quan niệm: "Thơ là cái nhụy của cuộc sống". Dưới cái nhìn cấu trúc, nhà
nghiên cứu Phan Ngọc định nghĩa: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức
quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính
hình thức ngôn ngữ này". Định nghĩa này của GS. Phan Ngọc đã kế thừa được
những khám phá quan trọng về thơ của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các
trường phái khác nhau của Tây Âu trong mấy chục năm qua. Đặc biệt, đã gợi
ra một trường nghiên cứu thơ hết sức rộng rãi: Thơ không chỉ là hiện tượng
ngôn ngữ học thuần tuý mà chủ yếu là hiện tượng giao tiếp nghệ thuật, một
phát ngôn trong ý nghĩa đầy đủ của từ này.
Lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã được chứng kiến rất nhiều
định nghĩa về thơ. Theo chúng tơi, cách định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học
có thể xem là chung nhất: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngơn ngữ hàm súc,

giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu" [25, 254]. Định nghĩa này đã định
danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt,
đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong
những thể loại văn học khác.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ
Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là ngôn ngữ của âm nhạc; “màu sắc”,
“đường nét” là ngôn ngữ của hội họa; “mảng, khối” là ngôn ngữ của kiến


8
trúc, thì “ngơn từ” là chất liệu của tác phẩm văn học. Hình tượng văn học là
hình tượng ngơn ngữ. Nhà văn Nga Macxim Gorki từng nói: “Ngơn ngữ là
yếu tố thứ nhất của văn học”. Quả thật như vậy, ngơn ngữ giữ một vị trí đặc
biệt quan trọng văn học, nhất là trong thơ ca, đó là tiếng nói chân thực, giàu
có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu
kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Chiều sâu của sức
suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo trong những trạng thái
rung động của tâm hồn... Tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thơng qua
vai trị của ngôn ngữ. Sự tổ chức ngôn ngữ trên cơ sở của hệ thống nhịp điệu,
tính chất tối đa về nghĩa trên một diện tích ngơn ngữ hẹp nhất, sắc thái chủ
quan của người viết trong mức độ cần thiết đã tạo cho ngôn ngữ thơ ca những
phẩm chất đặc biệt. Hơn một phạm vi nào hết, quy luật về mối quan hệ gắn bó
giữa nội dung và hình thức được thể hiện ở đây một cách tinh tế nhất thông
qua những hình thái thâm nhập và chuyển hóa. Ở đó ngơn ngữ thơ ca biểu
hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong phú của ngơn ngữ. Nói như nhà
thơ Nga, Maia cơpxki cho rằng: “Q trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng
giống như người lọc quặng, lọc lấy tinh chất, tìm ra trong những cái bộn bề
của những tấn quặng từ đẹp, ánh sáng kim cương”. “Thi ca là tinh hoa tối
cao của ngôn ngữ, cái ánh ngời phi thường của nó, chỗ rách cảm động nhất
của nó” (Piere Gamarra).

Là một hình thái nghệ thuật cao q, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ
thuật, vì vậy ngôn ngữ thơ trước hết phải là ngôn ngữ văn học, nghĩa là "Ngơn
ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học", mang những đặc trưng
chung là "tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu
cảm" [25, 183]. Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân,
nhà thơ chỉ lựa chọn những từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Do
vậy ngơn ngữ thơ rất gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc


9
trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị. Sự kì diệu
của ngơn ngữ thơ còn thể hiện ở việc nhà thơ kết hợp các biện pháp tu từ như:
so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ, tượng trưng,... trong cách diễn đạt
và ngơn ngữ thơ phải có tính biểu cảm. Ở đó ngơn ngữ nói lên được cảm xúc
của nhân vật.
Ngơn ngữ thơ có khả năng diễn đạt những tình ý sâu xa không chỉ qua
việc lựa chọn từ ngữ mà còn cả cách kết hợp chúng, tạo nên những khả năng
vô cùng trong việc sáng tạo cũng như khám phá những trạng thái tình cảm,
tinh thần vơ cùng phong phú, bí ẩn của con người. Và có một điều khơng ai
chối cãi là chất liệu đầu tiên, duy nhất để làm nên bài thơ là ngôn ngữ. Ngôn
ngữ là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân tộc (Bác Hồ). Mỗi nhà
thơ sẽ có cách tiếp cận, sử dụng riêng vốn ngữ tồn dân, ngơn ngữ bác học,
ngôn ngữ nghệ thuật để đưa vào bài thơ. Qua tiếng lịng của nhà thơ, ngơn
ngữ được cấu trúc lại để tạo thành ngôn từ mới, đẹp, sâu xa, triết lí.
Là một thể loại văn học, cũng như ngơn ngữ của tác phẩm trữ tình
khác, ngơn ngữ thơ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng hàm
súc và đặc biệt gợi cảm, cụ thể hơn, nó được hiểu là một đặc trưng về ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hoá, khái quát hoá hiện thực khách quan
theo các tổ chức riêng của thơ ca.
1.1.2.1. Về ngữ âm

Đặc điểm nổi bật về ngữ âm để phân biệt thơ với văn xi là đặc trưng
tính nhạc. Trong thơ, việc tổ chức các phương tiện ngữ âm rất được chú ý.
Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới
nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng
cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nếu như trong văn xuôi, các đặc tính
thanh học của ngơn ngữ (như cao độ, cường độ, trường độ...) khơng được tổ
chức thì trong thơ, trái lại, những đặc tính ấy lại được tổ chức một cách chặt


10
chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ
ngữ khơng nói hết. Bởi thế, đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủ yếu
mang tính loại biệt rõ nét của ngơn ngữ thơ ca.
Theo các nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt
cơ bản. Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp. Sự cân đối là sự
tương xứng hài hoà giữa các dịng thơ. Sự hài hồ đó có thể là hình ảnh, là âm
thanh; Sự trầm bổng của ngơn ngữ thơ thể hiện ở cách hòa âm, ở sự thay đổi
độ cao giữa hai nhóm thanh điệu. Vì vậy, âm thanh, nhịp điệu trong thơ
khơng đơn thuần là hình thức mà là những yếu tố góp phần biểu hiện những
khía cạnh tinh vi của đời sống tình cảm con người; Sự trùng điệp của ngôn
ngữ thơ thể hiện ở sự dùng vần, điệp từ, ngữ và điệp cú. Chúng có tác dụng
như một phương tiện kết dính các dịng thơ lại với nhau thành một đơn vị
thống nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng
điệp cho ngôn ngữ thơ.
Nếu như văn xuôi thường kiêng kỵ lặp đi lặp lại các phương tiện ngữ
âm thì ở thơ sự lặp đi lặp lại trở thành một thủ pháp nghệ thuật. Ở đây tính
tương đồng của ngôn ngữ được dùng để xây dựng thông báo. Các biện pháp
tu từ: đối, điệp, láy, lặp... tạo nên nhạc tính là nét khu biệt để khẳng định mình
của ngơn ngữ thơ ca so với văn xi.
Nhạc tính đem lại sự duyên dáng sang trọng, khoái cảm thẩm mỹ cho

thơ: “Câu thơ và vần có một cái duyên mà thậm chí khi lời, ý dở, nhà thơ vẫn
có thể quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối” [Isokrates - dẫn
theo Nguyễn Phan Cảnh - 8, 133].
Chính tính nhạc của ngơn ngữ đã đưa thơ ca xích lại gần với âm nhạc.
Vần điệu, tiết tấu được tạo thành bởi các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu bằng
- trắc, bổng - trầm, vang - tắc sẽ không những làm cho câu thơ vang lên tiếng
nhạc kỳ diệu mà còn lan toả giữa các câu thơ, dòng thơ và lên toàn bộ bài thơ.


11
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, nhiều bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc
và chính nhạc thơ kết hợp với nhạc nhạc đã làm nên những rung động diệu
kỳ, lay động triệu triệu trái tim con người.
Như vậy, nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ.
Ngày nay, nhu cầu của thơ có phần đổi khác, một số người có xu hướng bỏ
vần để tạo cho câu thơ sự tự do hoá triệt để. Nhưng nếu khơng có một nhạc
điệu nội tại nào đó như sự đối xứng giữa các dịng, các đoạn thơ, tiết tấu, nhịp
điệu của câu thơ thì khơng cịn là ngơn ngữ thơ nữa.
1.1.2.2. Về ngữ nghĩa
Nếu ngơn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường, nó
chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí cả sự xơ bồ,
phồn tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lý con người trong sự
sâu rộng, đa chiều vốn có của nó thì ở địa hạt thơ lại mang nặng tính "đặc
tuyển". Là thể loại có một dung lượng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại
tác phẩm văn học, nhưng thơ lại có tham vọng chiếm lĩnh thế giới. Nói như
Ơgiêrốp: "Bài thơ là một lượng thơng tin lớn nhất trong một diện tích ngơn
ngữ nhỏ nhất". Chính sự hạn định số tiếng trong câu thơ, bài thơ buộc người
nghệ sỹ phải "thôi xao", nghĩa là phải phát huy sự tư duy ngôn ngữ để lựa
chọn từ ngữ cho tác phẩm. Bởi thế, Maiacôpxki gọi lao động nghệ thuật ngôn
từ của nhà thơ là "trả chữ với giá cắt cổ".

Dưới áp lực của cấu trúc ngôn ngữ khác thường này, ngữ nghĩa của từ
trong thơ không dừng lại ở nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa trong từ điển mà qua
bàn tay tài năng của nhà thơ bỗng mở ra những ý nghĩa mới tinh tế hơn, đa
dạng hơn, hấp dẫn hơn, phong phú, sâu sắc, tinh tế hơn. Đó chính là nghĩa
bóng, nghĩa ẩn dụ hay là nghĩa biểu trưng của ngơn ngữ thơ ca. Hay cịn gọi
là thứ nghĩa được tạo sinh nhờ quan hệ và trong quan hệ. Để đạt được tính
hàm súc cao nhất, có thể biểu hiện được cái vô hạn của cuộc sống trong


12
những cái hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ, thơ ca phải tính đến những kiểu
tổ chức đặc biệt mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi là "quái đản".
Quá trình chuyển nghĩa này trong thơ diễn ra như một đặc trưng khu biệt
nó với các loại hình nghệ thuật khác, làm cho thơ ca có một sức cuốn hút kỳ lạ
đối với người đọc, người nghe mọi thời đại. Tiếp nhận văn học, đặc biệt là tiếp
nhận thơ không phải là sự tiếp nhận bằng mắt, bằng tai mà quá trình ấy diễn ra
như một tác động kép. Bởi người đọc, người nghe khơng chỉ để nghe đọc mà
cịn tiếp nhận bằng cảm xúc, bằng trí tưởng tượng... tức bằng tâm thế của một
người tiếp nhận sáng tạo trên một văn bản thơ cụ thể. Điều này chứng tỏ ngôn
ngữ thơ không chỉ là phương tiện để giao tiếp, để giãi bày đơn thuần mà còn
cho phép người sáng tạo và tiếp nhận gặp nhau ở một tầng nghĩa cao hơn, khi
đó ngơn ngữ thơ "là ngơn ngữ đồng thời là sự phủ nhận ngơn ngữ, đó là cái
vượt ra ngồi giới hạn" (Ơcxtaviiơtpat, Văn nghệ, số 21, 22/5/1983).
Thơ ca là "ý tại ngôn ngoại", là dồn nén chữ nghĩa, là cái biểu đạt và
cái được biểu đạt đã xâm nhập chuyển hoá vào nhau, cùng nhau đẩy thơ lên
một tầng nghĩa cao hơn. Khoảng không ngữ nghĩa của ngơn ngữ thơ ca là vơ
tận, vì vậy muốn khảo sát thơ chúng ta phải có một trí tưởng tượng phong
phú, kinh nghiệm dồi dào... Chính vì điều này mà ngôn ngữ thơ ca luôn luôn
là địa hạt tươi mới, lung linh, hấp dẫn cho hành trình của lồi người đi tìm
những thế giới nghệ thuật thơ.

Về điều này, văn xi ít khi được chú ý bởi nó khơng giới hạn về số
lượng âm tiết, từ ngữ, câu chữ còn trong thơ tuỳ theo từng thể loại với những
áp lực cấu trúc khác nhau, nên việc lựa chọn từ ngữ bao giờ cũng được đặt lên
hàng đầu.
1.1.2.3. Về ngữ pháp
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm
chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một


13
hình thức lơgic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm
mỹ cho người đọc, người nghe. Một câu thơ là một hình thức câu cơ đọng,
truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh
trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng ngun một mình, một bài
thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cơ đọng trong số lượng từ, tính tượng hình
và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc
đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.
Ở bình diện ngữ pháp của thơ, thể hiện trước hết đó là sự phân chia các
dịng thơ. Trong thơ, ranh giới giữa câu thơ và dòng thơ khơng hồn tồn
trùng nhau. Có những câu thơ bao gồm nhiều dịng, có dịng bao gồm nhiều
câu, các thành phần trong dòng, trong câu hay bị đảo lộn trật tự, các từ nhiều
lúc không sắp xếp theo trật tự như bình thường và điều này hồn tồn khơng
xẩy ra với câu văn xi.
Trong thơ, các dịng, các vế câu, các ý nghĩa khi trơng qua hình như
khơng có mối liên hệ lơgic gì với nhau, nhiều khi trái nghĩa nhau về lơgic lập
luận, thậm chí có khi thật “phi lý” nhưng người đọc vẫn hiểu được mạch
ngầm các ý trong câu, hiểu được ý ẩn náu ngữ nghĩa đằng sau tầng cấu trúc
ngữ pháp tưởng như không lý giải được để tạo nên một sự hợp lý nhất định có
thể chấp nhận được, và "vườn cấm", này chỉ dành riêng nhất cho thơ.
Những kết hợp khơng bình thường trong kiến trúc dòng thơ diễn ra rất

đa dạng và phức tạp. Có khi một dịng thơ chứa nhiều câu thơ, có khi một
dịng lại chỉ là một vế câu... Do vậy, nhà thơ có thể sử dụng đa dạng những
kiểu câu "bất thường". Câu chỉ một âm tiết đến nhiều âm tiết, câu tách biệt,
câu vắt dòng, câu trùng điệp, đảo cú... khơng những khơng làm ảnh hưởng
đến q trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản mà còn mở ra những chân trời
ngữ nghĩa mới.
Thông qua giao lưu giữa các nền văn hóa, các thể loại thơ được tăng
dần. Từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Những xu


14
hướng gần đây cho thấy, cấu trúc khơng cịn là một yếu tố quan trọng trong
thơ. Trong các thể loại thơ ở Việt Nam ta có thể kể đến vài loại như lục
bát, song thất lục bát, các thể loại thơ Đường luật như thất ngôn bát cú, thất
ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú rồi đến các loại Thơ mới và Thơ tự do. Ngoại
trừ thơ tự do, một hình thức hầu như khơng có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ
khác hầu như đều có một cấu trúc nhất định. Cấu tứ của bài thơ là cấu
trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, sự sắp xếp của bài thơ, luật
sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ.
Từ những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp như vậy ta thấy ngôn
ngữ thơ quả là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật rất đặc thù. Bởi nó khơng chỉ là
sản phẩm thể hiện tài năng của người sáng tác mà còn là đối tượng được lựa
chọn không kém phần gắt gao để tiếp tục sáng tạo của người thưởng thức.
Chính vì thế, tiếp nhận một bài thơ hay khơng dễ gì ta cảm nhận được ngay,
có khi chỉ bằng linh cảm mà nhận ra. Đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, liên tưởng
ta mới nhận ra thứ ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mác bên trong hình
tượng ngơn ngữ thơ. Chẳng thế mà nhà thơ Hồng Đức Lương (thế kỉ XV) đã
có một nhận xét xác đáng: “Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngồi vị,
khơng thể trơng bằng mắt thường được, chỉ có thi nhân trơng thì mới thấy
đẹp, nếm mới thấy ngon...”.

1.2. Khái niệm tâm trạng và từ chỉ tâm trạng trong tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm tâm trạng
Hiện tượng tâm lý của con người vơ cùng phức tạp, nó ngày càng được
quan tâm nghiên cứu. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm
lý, các ngành khoa học về tâm lý đã ra đời, hình thành, phát triển và ngày
càng chiếm giữ vị trí quan trọng.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về “tâm lý” con người, các nhà chủ
nghĩa duy tâm cho rằng: “Hiện tượng tâm lý là bản chất siêu hình đặc biệt


15
của sinh vật và được gọi là linh hồn” [24,15]. Còn các nhà chủ nghĩa duy vật
lại cho rằng: “Tâm lý là biểu hiện của vật chất, là sản phẩm dưới dạng đặc
biệt của vật chất, có tổ chức cao là bộ não của con người” [24;16].
Các khuynh hướng đã có sự đấu tranh quyết liệt và hiện nay vẫn cịn
nhiều tranh cãi. Nhưng chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất: Tâm lý là
sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động
thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng
người, và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử. Hay nói cách khác tâm lý bao
gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền
và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Đó là sự phản ánh sự
vật hiện tượng của thế giới khách quan, não làm chức năng phản ánh đó. Sự
phản ánh này có tính chất chủ thể và mang bản chất xã hội - lịch sử. Khi nói
đến tâm lý người ta đề cập đến một số đặc điểm cơ bản, như: Tâm lý là hiện
tượng tinh thần, là đời sống nội tâm của con người. Thực tế chúng ta không
thể cân đong, đo, đếm trực tiếp tâm lý mà chỉ có thể đốn định thơng qua
những gì cá nhân biểu hiện ra bên ngoài; Tâm lý là một hiện tượng tinh thần
gần gũi, thân thuộc với con người mà chính là những gì con người suy nghĩ,
hành động, cảm nhận... hàng ngày; Tâm lý con người phong phú, đa dạng và
đầy tính tiềm tàng bởi tâm lý mỗi người một khác, và hơn nữa tâm lý không

phải là bất biến mà luôn biến đổi theo thời gian. Mặc dù gần gũi thân thuộc
nhưng con người còn rất nhiều điều chưa hiểu về chính tâm lý của mình; Tâm
lý người có tính chất chủ thể nên tâm lý khơng ai giống ai. Do mỗi người có
cấu trúc hệ thần kinh và cơ thể khác nhau, tuổi tác khác nhau, giới tính khác
nhau, nghề nghiệp khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, điều kiện sống khác
nhau...; Tâm lý người là kết quả của q trình xã hội hố. Con người chúng ta
ln sống trong xã hội, do đó chịu sự tác động của xã hội đó và sẽ có chung


16
những đặc điểm của xã hội mà mình sống trong đó; ở mỗi giai đoạn lịch sử
của xã hội, xã hội đó có những đặc thù riêng, đặc điểm tâm lý xã hội riêng.
Hiện tượng tâm lý là những hiện tượng phức tạp nằm ngay trong thực
thể diễn biến theo các cung bậc tình cảm và ý thức khác nhau khi chủ thể
cảm nhận, tự giác, nhận thức hoặc bị tác động bởi đối tượng nào đó. Phân
loại theo thời gian tồn tại và quá trình diễn biến, các nhà nghiên cứu chia
hiện tượng tâm lý ra làm ba loại: Q trình tâm lý, trạng thái tâm lý (hay cịn
gọi là tâm trạng) và thuộc tính tâm lý. Các quá trình tâm lý: là những hiện
tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có bắt đầu, diễn biến và
kết thúc. Ví dụ: Các q trình nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng; các quá trình giao tiếp... Các trạng thái tâm lý là các hiện
tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài và đóng vai trị làm nền
cho các q trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý biểu hiện ra một cách nhất
định. Với các trạng thái tâm lý chúng ta thường chỉ biết đến khi nó đã xuất
hiện ở bản thân, tuy nhiên thường không biết được thời điểm bắt đầu và kết
thúc của chúng. Ví dụ: Trạng thái tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui,
buồn, phấn khởi, chán nản... Các thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm
lý đã trở nên ổn định, bền vững ở mỗi người tạo nên nét riêng về mặt nội
dung của người đó. Thuộc tính tâm lý diễn ra trong thời gian dài và kéo dài
rất lâu có khi gắn bó với cả cuộc đời một người. Ví dụ: Tính khí, tính cách,

năng lực, quan điểm, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan... Các quá trình tâm
lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý khơng hề tách rời nhau mà luôn ảnh
hưởng và chi phối lẫn nhau.
Như vậy, tâm trạng chính là một hiện tượng tâm lý. Theo cuốn “Từ
điển tiếng việt” do Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Tâm trạng là trạng thái tâm
lý, tình cảm [40,897]. Ví dụ: Tâm trạng buồn đau, tâm trạng vui vẻ, phấn
chấn, tâm trạng hồi hộp, lo âu, tâm trạng hoài nghi, chán nản,…


17
1.2.2. Các từ biểu thị tâm trạng trong tiếng Việt
Những từ tiếng Việt biểu thị trạng thái tâm lý - tình cảm của con người
được gọi là từ chỉ tâm trạng.
Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm trong “Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp
của nhóm từ biểu thị tâm lý - tình cảm trong tiếng việt” đã thống kê sơ bộ
được hơn 300 từ vựng chỉ tâm trạng. Từ chỉ tâm trạng thuộc lớp từ cơ bản,
trong tiếng Việt xuất hiện với tần số cao.
Các từ biểu thị tâm trạng trong tiếng Việt được tạo thành một nhóm từ
đặc biệt mà hầu hết các nhà ngữ pháp tiếng Việt đều đề cập đến như Nguyễn
Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Đỗ Thị Kim Liên, Lê Biên. Khi
phân định từ loại tiếng Việt, đa số nhóm từ biểu thị tâm trạng được các tác giả
xếp vào động từ, một số tác giả xếp vào loại tính từ.
Xếp các từ chỉ tâm trạng như yêu, ghét, thích… vào từ loại động từ là
các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên, Lê Biên,…
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn khi phân tích trung tâm của động ngữ (cụm động từ)
đã dựa vào khả năng kết hợp thành tố phụ “xong”: “Động từ chỉ sự việc có
khả năng kết thúc” như ăn, đọc; Đối lập với những “động từ không có khả
năng kết thúc” như: biết, hiểu, ghét; Sau đó dựa vào sự kết hợp với phó từ chỉ
mức độ như: hơi, rất, quá, lắm,… Để phân biệt những “động từ khơng có khả
năng giảm mức độ”, như: u, ghét, lo sợ, giận với những“động từ khơng có

khả năng tăng mức độ” như: đánh, ngồi” [7,225]. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên
khi phân loại động từ đã chia thành 6 nhóm, trong đó nhóm động từ chỉ trạng
thái tâm lý thuộc nhóm thứ 6. Đó là các từ như: Lo lắng, bồn chồn, thoi
thóp,… Diệp Quang Ban xếp vào loại động từ chỉ trạng thái, Lê Biên xếp vào
loại động từ cảm nghĩ, nói năng.
Bên cạnh đó, từ chỉ tâm trạng lại được tác giả Đinh Văn Đức xếp vào
tính từ. Tác giả cho rằng: “Tính từ cịn bao gồm những đặc trưng được hình
thành theo những chủ quan của con người trong quan hệ với đối tượng -


18
những quan hệ của trạng thái tình cảm (vui, buồn, thương, yêu…)” [18,150].
Nhưng theo tác giả “Những tính từ thiên về trạng thái nên có sắc thái “động”
(vui, buồn, thương, yêu, nhớ, mong). Cho nên đấy là những từ mà từ một
phương diện khác cịn có thể coi là động từ chỉ cảm xúc” [18,160].
Ta thấy một bộ phận lớn từ chỉ tâm trạng tiếng Việt vừa giống tính từ
và giống động từ, như: Nhớ, mong, thích, yêu, ghét, hồi hộp, lo âu… Chúng
có những đặc điểm ngữ pháp của động từ và có những đặc điểm ngữ pháp của
tính từ. Số này nhìn chung được xếp vào động từ. Ngồi bộ phận đa số đó thì
có một số từ chỉ tâm trạng thuộc về tính từ như: say đắm, tha thiết, âm thầm.
Những từ này đứng sau động từ bổ nghĩa cho động từ, ví dụ: yêu say đắm,
nhớ tha thiết. Ngoài ra trong hoạt động ngữ pháp, các từ chỉ tâm trạng có thể
kết hợp với các loại từ như nỗi, niềm, sự… tạo thành danh từ, ví dụ như: Niềm
đau, nỗi buồn, niềm vui, nỗi nhớ…
Từ những ý kiến của các tác giả đi trước và căn cứ vào hoạt động ngữ
pháp của từ chỉ tâm trạng, chúng tôi cho rằng từ chỉ tâm trạng trong tiếng Việt
gồm 3 loại: Động từ, tính từ và danh từ.
1.3. Vài nét về Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu
1.3.1. Vài nét về nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu (1916 - 1985) cịn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là

Ngơ Xn Diệu. Ơng thân sinh Xn Diệu là một nhà nho, quê ở làng Trảo
Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Mẹ thi sĩ quê ở Gò Bồi, xã Tùng Giản,
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Xuân Diệu sinh ra và lớn lên ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Sau khi tốt nghiệp tú tài ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mỹ Tho, nay là
Tiền Giang, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Ông tốt nghiệp cử
nhân luật năm 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian
trước khi trở lại Hà Nội. Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước


19
Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa nghệ thuật, cả cuộc đời ơng gắn bó với nền văn học dân tộc. Ơng là Ủy
viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Năm 1983
Xuân Diệu được bầu là Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hịa
dân chủ Đức. Ơng được Nhà nước tặng nhiều huân chương cao quý, nhưng có
lẽ với Xuân Diệu phần thưởng lớn nhất của đời ơng chính là lịng u mến
của triệu triệu trái tim độc giả đối với thơ văn ông.
Xuân Diệu là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp
sáng tác thơ văn của Xuân Diệu rất phong phú: ông viết thơ, viết văn, nói
chuyện thơ, viết phê bình tiểu luận… Hơn 50 năm lao động miệt mài trong
thế giới nghệ thuật, con người và thơ văn Xuân Diệu đã có sự chuyển biến rõ
nét từ một nhà thơ lãng mạn thành một nhà thơ cách mạng. Đó là bước
chuyển tất yếu của một trí thức yêu nước, một tài năng nghệ sĩ. Thành tựu
xuất sắc nhất được độc giả trong và ngoài nước yêu chuộng là thơ. Mười lăm
tập thơ (đã in) khẳng định ông là một nhà thơ lớn. Bên cạnh sáng tác thơ, ơng
cịn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiền Phong. Ông là một trong
những người sáng lập Đồn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu trải qua hai giai đoạn: trước và sau Cách
mạng tháng Tám.

Trước Cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn, ông được biết
đến với tư cách là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hồi Thanh).
Ơng là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ, cái tơi trữ tình trong
thơ Xn Diệu thể hiện lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống, với một giọng
thơ sôi nổi, đắm say, đồng thời cũng thể hiện tâm trạng chán nản, hồi nghi,
cơ đơn… Ơng đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một
nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những
cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn


20
Đoàn (1938 - 1940) và cũng là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ
mới" - Phong trào được bắt đầu bởi Phan Khôi đề xướng vào năm 1932 và kết
thúc vào năm 1941. Hồi Chân trong “Nhìn lại Phong trào Thơ mới” khẳng
định: “Thơ mới đã trở thành một di sản của văn học dân tộc. Đối xử với Thơ
mới - tất nhiên là đối với những bài Thơ mới xuất sắc - phải như đối xử với
những tinh hoa của di sản văn học dân tộc”.
Cùng với "Cây đàn muôn điệu" của Thế Lữ, bài thơ "Cảm xúc" của
Xuân Diệu được xem là bản tuyên ngôn thứ hai của phong trào Thơ mới.
Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như
Thế Lữ - muốn thoát lên tiên, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như
Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê
mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn
khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là tiếng nói của cái tơi, nỗi buồn của Thơ mới
không phải là cái buồn ủy mị bạc nhược mà là cái buồn của những người có
tâm huyết, đau buồn vì bế tắc chưa tìm ra lối thốt, và đó cũng là cái buồn của
thời đại.
Với Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, phải là
người đau buồn nhiều mới có thể viết được những câu như:
Cịn trời đất nhưng chẳng cịn tơi mãi

Nên bâng khng tơi tiếc cả đất trời
(Vội vàng)
Thà một phút huy hồng rồi chợt tối
Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm!
(Giục giã)
1.3.2. Thơ và thơ tình của Xuân Diệu
a. Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến
như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, ơng mở đầu sự nghiệp và nổi tiếng trên


×