Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết của khuất quang thụy (qua những bức tường lửa, không phải trò đùa, đối chiến)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.37 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HOA LÊ

CÁI NHÌN VỀ CHIẾN TRANH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHUẤT QUANG THỤY

(QUA NHỮNG BỨC TƯỜNG LỬA,
KHƠNG PHẢI TRỊ ĐÙA, ĐỐI CHIẾN)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Lê Thanh Nga

NGHỆ AN, 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát ............................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 87
6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 87
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 8


Chƣơng 1: KHUẤT QUANG THỤY - CÂY BÚT TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH
ĐÁNG CHÚ Ý TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI...................................... 109
1.1. Văn học viết về đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam đương đại .... 109
1.1.1. Chiến tranh - đề tài thu hút được nhiều cây bút trong văn xuôi Việt Nam
hiện đại................................................................................................................. 1110
1.1.2. Đề tài chiến tranh trong văn xuôi văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ........ 1312
1.1.3. Đề tài chiến tranh trong văn xuôi văn học Việt Nam giai đoạn 1975 - nay...... 1514
1.2. Khuất Quang Thụy với tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh ................... 1817
1.2.1. Khuất Quang Thụy - cuộc đời, hành trình sáng tạo và thành tựu cơ bản
.............................................................................................................................. 1817
1.2.2. Đánh giá chung về tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Khuất Quang Thụy 2019
Chƣơng 2: CÁI NHÌN CỦA KHUẤT QUANG THỤY VỀ CHIẾN TRANH 2624
2.1. Nhìn chiến tranh từ góc nhìn xã hội học .................................................... 2624
2.1.1. Chiến tranh được nhìn nhận như là một “cuộc thử lửa” của dân tộc......... 2624
2.1.2. Chiến tranh là thử thách đối với cá nhân người lính .............................. 3028
2.1.3. Chiến tranh như là một tình trạng bất thường, cực hạn.......................... 3533
2.2. Chiến tranh từ góc nhìn của tư duy về nhân sinh ...................................... 4037
2.2.1. Chiến tranh như là “lò sát sinh” đối với con người ................................ 4138
2.2.2. Chiến tranh là “khúc gãy” của hành trình số phận ................................. 4542
2.2.3. Chiến tranh từ những chấn thương .......................................................... 4845


2
2.3. Chiến tranh từ bên kia chiến tuyến ............................................................. 5451
2.3.1. Cái nhìn bị quy định bởi tư duy chính trị ................................................ 5552
2.3.2. Cái nhìn xuất phát từ ngun tắc lồi ...................................................... 6056
Chƣơng 3: SỰ THỂ HIỆN CÁI NHÌN CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA KHUẤT QUANG THỤY................................................................................................. 6359
3.1. Nghệ thuật dàn dựng bối cảnh .................................................................... 6359
3.1.1. Bối cảnh chiến trường rộng lớn ............................................................... 6460

3.1.2. Bối cảnh góc hẹp của chiến trường ......................................................... 6965
3.1.3. Bối cảnh đời thường ................................................................................. 7368
3.2. Nghệ thuật cấu trúc tác phẩm...................................................................... 7772
3.2.1. Cấu trúc dựa trên sự kiện chiến tranh ...................................................... 7873
3.2.2. Cấu trúc dựa trên sự lắp ghép những bức tranh số phận ........................ 8076
3.2.3. Cấu trúc dựa trên dòng suy tư của nhân vật............................................ 8479
3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu .................................................................................. 8681
3.3.1. Ngôn ngữ................................................................................................... 8681
3.3.2. Giọng điệu ................................................................................................. 9388
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 10195
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 10498

0


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong hai thời kỳ
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã qua đi nhưng những ký ức của nó để
lại với nhân dân ta còn rất sâu nặng, hậu quả chiến tranh vẫn chưa dứt, đặc
biệt với những thế hệ đã từng sống, chiến đấu trong thời kỳ đó. Vì thế, văn
học viết về chiến tranh luôn là một đề tài hấp dẫn giới văn nghệ sĩỹ trong nền
văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới và các tác phẩm viết về đề tài này vẫn ln
thể hiện được ưu thế của mình. Nhiều nhà văn đã khẳng định được dấu ấn cá
nhân với những đổi mới, cách tân đáng kể như Bảo Ninh, Nguyễn Đình Tú,
Trung Trung Đỉnh,... Nhiều tác phẩm nhận được giải thưởng cao từ các cuộc
thi, nhận được phản hồi tốt từ độc giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu tiểu
thuyết viết về chiến tranh chính là góp thêm một tiếng nói nhận thức về chiến
tranh Việt Nam - một câu chuyện tưởng đã được bàn nhiều, nhưng vẫn mời

gọi những khám phá do tính chất đặc biệt của nó - qua sự mơi giới của hình
tượng nghệ thuật.
1.2. Sau 1975, nhất là sau 1986, cùng với sự đổi mới khá toàn diện của
nền văn học, tiểu thuyết cũng đang từng bước vận động và góp phần rất quan
trọng mang lại sắc khí mới của văn chương Việt. Một trong những đề tài giúp
tiểu thuyết mang đến cái mới ấy chính là đề tài chiến tranh với sự mở đầu của
Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh). Tìm hiểu tiểu thuyết viết về chiến tranh,
chúng tôi hướng đến khám phá những quy luật phát triển, đường hướng suy tư
của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975, từ đó góp phần tìm hiểu diện
mạo, đặc điểm của tiểu thuyết nói chung..
1.3. Khuất Quang Thụy viết nhiều đề tài, nhiều thể loại nhưng đề tài đem
lại thành công và khẳng định tên tuổi của ơng chính là chiến tranh cách mạng
trên nền thể loại tiểu thuyết. Viết về chiến tranh, nhà văn có sự tìm tịi, đổi
0


2
mới trong cách thức tiếp cận mới, cách viết mới nhằm tái hiện kỹ lưỡng hơn,
đầy đủ hơn, chân thực hơn “gương mặt chiến tranh” và số phận con người,
đặc biệt là qua các tiểu thuyết Những bức tường lửa, Khơng phải trị đùa và
Đối chiến. Với những tiểu thuyết này, độc giả sẽ nhận thấy được nỗ lực làm
mới chính mình của nhà văn trong hành trình viết về chiến tranh. Tìm hiểu đề
tài “Cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy”
(qua Những bức tường lửa, Khơng phải trị đùa và, Đối chiến)” chúng tơi
muốn khẳng định những đóng góp của Khuất Quang Thụy đối với đề tài chiến
tranh nói riêng và nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Khuất Quang Thụy đã đạt những thành công nhất định trong sự nghiệp
sáng tác văn chương. Ở ơng ln có sự khám phá, tìm tịi, đổi mới ở nội dung
lẫn nghệ thuật qua từng chặng đường, giai đoạn sáng tác. Hầu hết, các tác

phẩm của nhà văn đều thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, giới phê
bình văn học và của đông đảo người đọc.
Cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ về sáng tác
của Khuất Quang Thụy. Tựu trung có những vấn đề cơ bản như: nhan đề,
nhân vật, kết cấu, điểm nhìn trần thuật...
Nhận định về sự nghiệp sáng tác của Khuất Quang Thụy, hầu hết các ý
kiến đều cho rằng: đó là những sáng tác tiêu biểu, có giá trị, có hướng tiếp cận
mới, tạo nên những đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà trong công cuộc
đổi mới.
2.1. Về các tiểu thuyết chiến tranh xuất hiện trước Những bức tường lửa,
Khơng phải trị đùa và Đối chiến chúng tơi thấy có các bài viết tiêu biểu sau:
- Từ Sơn, “Trong cơn gió lốc - tiểu thuyết đầu tay của Khuất Quang
Thụy”, Văn nghệ Quân đội,(9).

0


3
- Tôn Phương Lan, “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời
kỳ đổi mới”, Văn học, (9).
- Hồng Diệu, “Bàn về Góc tăm tối cuối cùng”, Văn nghệ Quân đội,(8).
- “Toạ Tọa đàm về Góc tăm tối cuối cùng”, Văn nghệ, (11).
Bài báo “Trong cơn gió lốc - tiểu thuyết đầu tay của Khuất Quang Thụy”
của Từ Sơn đã có cái nhìn khái qt, khá tồn diện về những thành công và
hạn chế của nhà văn Khuất Quang Thụy. Tác giả đi sâu vào phân tích cặn kẽ
văn bản tác phẩm để nhận thấy: “Nhà văn đã phát huy khá triệt để cái thuận
lợi cơ bản của mình. Anh bám sát rất chắc các sự kiện có thật, đồng thời biết
chọn cách thể hiện cảm xúc” [53]. Để từ đó, nhà văn “khắc hoạ họa tương đối
cụ thể một số chân dung và tính cách của hàng loạt nhân vật ở cả hai phía ta
và địch” [53]. Tác giả Từ Sơn đã khẳng định: “Tiểu thuyết đã làm sống lại

trong lòng người đọc một chiến dịch lịch sử dẫn tới đại thắng mùa xuân 1975
với cái hào hùng, với khí thế và quy mơ hùng vĩ, với tầm cỡ chiến thắng lớn
lao của nó” [53].
Về tiểu thuyết Góc tăm tối cuối cùng, Tơn Phương Lan trong bài “Một
vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới” đã viết: “Đổi mới
quan niệm nghệ thuật về con người. Con người của đời thường cũng trở thành
một đối tượng dành được sự chú ý của nhiều nhà văn. Góc tăm tối cuối cùng
đã thể hiện một con người chun trơng coi nhà xác. Ngịi bút anh đã trân
trọng trong cách xử lý tình huống để là bật lên hình ảnh một con người bình
thường bị hồn cảnh truy bức đến cùng nhưng tư tưởng vẫn toát lên vẻ đẹp
thánh thiện” [38;45]. Cùng ý kiến với nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan, các
nhà nghiên cứu khác cũng nhận ra trong tác phẩm Góc tăm tối cuối cùng có
những biểu hiện của sự sáng tạo trong việc đi sâu vào phản ánh tâm hồn con
người, đời sống tâm linh tạo nên những nét đổi mới trong thi pháp thể loại
tiểu thuyết. Trong tọa đàm về Góc tăm tối cuối cùng, nhiều ý kiến khẳng
định: “trong bối cảnh lúc bấy giờ, tác phẩm đã có những đổi mới đáng kể góp
0


4
phần khẳng định văn học nước nhà mấy năm trở lại đây đã thật sự khởi sắc”
[50;12].
Các bài viết trên đã đi tìm hiểu khá kỹ lưỡng các phương diện trong sáng
tác của Khuất Quang Thụy, đồng thời bộc lộ những cảm nhận sâu sắc khi đọc
tác phẩm của ông. Thơng qua đó, các tác giả đã giúp ta hình dung khá tồn
diện những đóng góp của Khuất Quang Thụy cho nền văn học nước nhà với
mảng đề tài chiến tranh trong thời kỳ đổi mới.
2.2. Xuất hiện từ sau thời kỳ đổi mới nhưng các tiểu thuyết Những bức
tường lửa, Khơng phải trị đùa và Đối chiến cũng gây được tiếng vang lớn
trên diễn đàn văn học viết về chiến tranh. Các tác phẩm đã thu hút được sự

chú ý của đông đảo bạn đọc, giới nghiên cứu và phê bình và nhận được nhiều
giải thưởng văn học. Có thể kể đến một số bài báo, bài tham luận sau:
- Từ Sơn, “Tản mạn về tiểu thuyết Không phải trò đùa”, Văn nghệ Quân
đội, (4).
- Nguyễn Thanh Tú với bài viết: Những bức tường lửa và sự đổi mới tiểu
thuyết sử thi”, Văn nghệ Quân đội, số 616, năm 2005.
- Nguyễn Chí Hoan trong bài “Về người anh hùng, về chiến tranh và về
đồng đội hay “nỗi buồn chiến tranh” khác nhân đọc Những bức tường lửa của
Khuất Quang Thụy”, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu
và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2006.
- Tồn Nguyễn có bài: “Nhà văn Khuất Quang Thụy vẫn miệt mài “đối
chiến”, , năm 2009.
- Toạ Tọa đàm do báo Văn nghệ tổ chức năm 2011 - Bàn trịn nghệ
thuật.
- Nguyễn Hữu Q với bài: “Hình ảnh đối phương trong Đối chiến”,
, năm 2011.
- Nguyễn Khắc Phê: “Một cách nhìn khác sau 40 năm”,
, năm 2011.
0


5
- Dương Tử Thành: “Chẳng cuốn tiểu thuyết nào vĩ đại hơn cuộc đời”,
, năm 2011.
- Dương Tử : “Đại tá, nhà văn Khuất Quang Thụy và “một câu chuyện
không có gì mới...”, , năm 2011....
Trong bài viết “Tản mạn về tiểu thuyết Khơng phải trị đùa”, Từ Sơn đã
đặt ra nhiều vấn đề như nhan đề tiểu thuyết, vấn đề đối thoại trong tác phẩm,
đặc biệt tác giả đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật phân tích các nhân vật như
Tuấn, Tình, vợ chồng Nhường, vợ chồng Bảo - Thư. Từ đó, tác giả bài báo đi

đến kết luận: “Cuốn tiểu thuyết mới này, anh (Khuất Quang Thụy) đã gợi ra
được cái nhìn mới về chiến tranh và người lính phong phú hơn, đa dạng hơn.
Điều quan trọng ở Khuất Quang Thụy là anh có cái nhìn nhân hậu và đầy
niềm tin vào con người vào cái tốt đẹp của cuộc đời” [54;120].
Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Về người anh hùng, về chiến tranh và
về đồng đội hay “nỗi buồn chiến tranh” khác nhân đọc Những bức tường lửa
của Khuất Quang Thụy” đã khẳng định: “Chúng tôi thấy trong số các tác
phẩm văn chương về chiến tranh những năm gần đây tiểu thuyết Những bức
tường lửa của Khuất Quang Thụy là một tác phẩm hiếm hoi đã đưa người anh
hùng vào tâm điểm khảo sát hơn nữa, đã tái hiện cả một lớp các nhân vật anh
hùng và đưa cảm hứng anh hùng vào luận đề chiến tranh và đồng đội”
[26;264]. Cũng nhận xét về tiểu thuyết Những bức tường lửa, Nguyễn Thanh
Tú trong bài viết “Những bức tường lửa và sự đổi mới tiểu thuyết sử thi” đã
đặt tác phẩm trong sự đối sánh với tiểu thuyết sử thi 1945 - 1975 để nhận ra
những đổi mới của Khuất Quang Thụy trong nghệ thuật viết tiểu thuyết sử thi.
Đó cũng chính là những đóng góp của Khuất Quang Thụy trong bối cảnh văn
xuôi sau 1975. Nguyễn Thanh Tú lần lượt đi đối sánh các vấn đề: nghệ thuật
thể hiện nhân vật, sự cách tân về kết cấu tác phẩm, vấn đề thay đổi điểm nhìn
(trao cái nhìn cho nhân vật tạo nên sự dịch chuyển luân phiên điểm nhìn trần
thuật mang lại cái nhìn đa diện, nhiều đa chiều).
0


6
Với tiểu thuyết Đối chiến, dù mới được xuất bản năm 2010 nhưng đã có
khá nhiều bài viết đi sâu vào tìm hiểu và phân tích những đổi mới của tác giả
Khuất Quang Thụy. Là cuốn tiểu thuyết thứ năm của Khuất Quang Thụy viết
về đề tài chiến tranh nhưng Đối chiến lại là cuốn đầu tiên mà tác giả dụng
cơng dựng lên một cách tồn diện tương ứng diện mạo quân đội đối phương
trên chiến trường, đối tượng lịch sử của hành động chiến tranh mà ông cùng

với các đồng đội đã đối đầu và chiến thắng. Nguyễn Hữu Quý trong bài viết
“Hình ảnh đối phương trong Đối chiến” nhận ra rằng: “...cảm hứng thôi thúc
Khuất Quang Thụy viết Đối chiến không phải để mô tả lại chiến dịch Đường
9 - Nam Lào nhằm tô đậm thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng theo âm
hưởng sử thi quen thuộc như bấy nay mà chủ yếu là nói về con người trong
chiến tranh. Con người là “mẫu số chung” của các nhân vật trong tiểu thuyết
này. Những con người Việt Nam, bên này hay bên kia đều bị cơn bão chiến
tranh cuốn vào, quăng quật và nhào lộn trong sức mạnh phũ phàng dữ dội của
đạn bom, máu lửa, hận thù, của sự nghiệt ngã “một mất một còn” giữa hai lực
lượng không cùng chung lý tưởng. Việc xây dựng hình ảnh đối phương trong
cuộc chiến của nhà văn giúp cho người đọc cảm nhận chân thực hơn bức
tranh chiến tranh khi nhìn từ hai phía” [52].
Các bài viết, bài nghiên cứu trên đã đi tìm hiểu khá kỹ lưỡng các phương
diện trong sáng tác của Khuất Quang Thụy đồng thời bộc lộ những cảm nhận
sâu sắc khi đọc tác phẩm của ơng. Thơng qua đó, các tác giả đã giúp ta hình
dung được một cách khái qt những đóng góp của Khuất Quang Thụy cho
văn học nước nhà thời kỳ đổi mới.
Ngồi các bài viết trên, cịn có các bài nói chuyện và các trao đổi của tác
giả xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù chưa có tính
chun sâu nhưng đã tạo một kênh thơng tin giúp cho chúng tơi có cái nhìn đa
chiều, tồn diện hơn khi tìm hiểu sáng tác của Khuất Quang Thụy.

0


7
Để thấy rõ sự đổi mới trong ngòi bút Khuất Quang Thụy khi viết tiểu
thuyết Những bức tường lửa, Không phải trò đùa và Đối chiến, đồng thời để
thấy được những đóng góp của ơng cho nền văn học Việt Nam đương đại, đặc
biệt là ở mảng đề tài viết về chiến tranh, chúng tôi thiết nghĩ cần phải khảo

sát, đánh giá một cách hệ thống, chuyên sâu về cái nhìn nghệ thuật mới đối
với hiện thực chiến tranh. Bởi vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài “Cái nhìn về
chiến tranh trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy” (qua Những bức
tường lửa, Khơng phải trị đùa, Đối chiến)“Cái nhìn về chiến tranh trong
tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy qua Những bức tường lửa, Khơng
phải trị đùa và Đối chiến” với mong muốn làm sáng tỏ điều đó.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết
của Khuất Quang Thụy qua tác phẩm Những bức tường lửa, Khơng phải trị
đùa và Đối chiến.
3.2. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
Tư liệu khảo sát chính của luận văn là các tiểu thuyết Những bức tường
lửa, Khơng phải trị đùa và Đối chiến của Khuất Quang Thụy. Ngồi ra, để có
cái nhìn đối sánh, chúng tơi cịn tìm hiểu thêm một số tiểu thuyết khác của
một số nhà văn giai đoạn 1945 - 1975 và tiểu thuyết của các tác giả cùng thời
viết về chiến tranh như Chu Lai, Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh...
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định vị trí của Khuất Quang Thụy trong tiến trình vận động và phát
triển của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện
đại;
- Tìm hiểu những cái nhìn về chiến tranh trong các tiểu thuyết của Khuất Quang
Thụy;
0


8
- Tìm hiểu sự thể hiện chiến tranh trong những tiểu thuyết của Khuất
Quang Thụy.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có
các phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn tìm hiểu một cách kỹ lưỡng cái nhìn về chiến tranh trong tiểu
thuyết Khuất Quang Thụy, qua đó khẳng định sự chuyển hướng đúng đắn của
Khuất Quang Thụy khi viết về đề tài này, những đóng góp của nhà văn cho
nền văn học đương đại, góp thêm một cái nhìn về bức tranh chung của tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI viết về đề tài chiến tranh.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
Luận văn được triển khai trong ba chương:
Chƣơng 1. Khuất Quang Thụy - cây bút tiểu thuyết viết về chiến tranh
đáng chú ý trong văn học Việt Nam đương đại
Chƣơng 2. CNhững cái nhìn của Khuất Quang Thụy về chiến tranh
Chƣơng 3. Sự thể hiện cái nhìn chiến tranh trong tiểu thuyết của Khuất
Quang Thụy

0


9

Chƣơng 1
KHUẤT QUANG THỤY 0



10
- CÂY BÚT TIỂU THUYẾT
CHIẾN TRANH ĐÁNG CHÚ Ý
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Văn học viết về đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại
Chiến tranh luôn là vấn đề lớn ám ảnh nhân loại về sự tàn phá nặng nề
trên cả hai bình diện đời sống vật chất và tinh thần con người. Vì thế, nó đi
vào văn chương một cách tự nhiên, với nhu cầu phản ánh và bám sát được
tình hình thời sự trong tính nhân văn của nó. Đề tài chiến tranh trong văn xuôi
Việt Nam đương đại cũng không nằm ngồi quy luật đó. Trong tiến trình văn
học Việt Nam từ 1945 cho đến nay, viết về chiến tranh có sự thay đổi qua
từng giai đoạn lịch sử phù hợp với sự vận động chung của nền văn học nước
nhà. Với hồn cảnh chiến tranh kéo dài, nền văn hóa, văn học thời chiến được
định hình, hiện thực cách mạng và đời sống lịch sử dân tộc được các nghệ sĩỹ
phản ánh rõ nét trong từng trang văn. Ở thời chiến, văn học viết về chiến
tranh đặc biệt chú trọng việc phản ánh hiện thực hào hùng với những chiến
công oanh liệt của quân và dân ta. Sang thời bình, văn học tập trung khai thác
những “góc khuất chiến tranh” và những “vết thương tinh thần” mà chiến
tranh để lại ở cả hai chiến tuyến, điều này làm cho hiện thực chiến tranh hiện
lên chân thực, khách quan, toàn diện hơn và ý nghĩa tố cáo càng trở nên sâu
sắc hơn.
Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã hoàn kết nhưng văn
học viết về đề tài chiến tranh, bằng sự chuyển hóa từ ý nghĩa xã hội - lịch sử
sang xã hội - thẩm mĩỹ, vẫn không ngừng vận động trên hành trình tìm kiếm
những giá trị mới để làm giàu cho chính mình. Vì thế, đặt văn học viết về đề
tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam hiện đại là việc làm cần thiết để thấy
rõ sự vận động cách tân, đổi mới của nó.

0



11
1.1.1. Chiến tranh - đề tài thu hút được nhiều cây bút trong văn xi
Việt Nam hiện đại
Trong hồn cảnh chiến tranh kéo dài, từ kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ đến bảo vệ biên giới Tây - Nam, biên giới phía Bắc, dân
tộc ta phải huy động, vậân dụng tối đa mọi nguồn lực, đấu tranh trên mọi mặt
trận, trong đó có văn học.
Văn học giai đoạn 1945 - 1975 đã tập hợp được đội ngũ sáng tác đơng
đảo, đó vừa là người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, vừa là nghệ sĩỹ cầm
viết sáng tác văn chương, tiếp nguồn cảm hứng cho nền văn học cách mạng
sau những năm 1945, xác lập cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa một
nền tảng vững chắc. Từ điểm khởi nguồn ấy, lớp lớp nhà văn tiếp bước,
trưởng thành trong chiến trận. Tầng lớp nghệ sĩỹ ấy chính là nguồn lực đưa
nền văn học 1945 - 1975 đến đỉnh cao vinh quang. Tiêu biểu trong số đó là:
Nguyên Ngọc, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Trần Đăng, Hồ Phương, Nguyễn
Khải, Nguyễn Minh Châu... với nhiều tác phẩm gây tiếng vang lớn, đạt được
nhiều giải thưởng, được dư luận đánh giá cao. Có thể kể đến các tác phẩm
sau: Xung kích (1951), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967) của Nguyễn
Đình Thi, Đất nước đứng lên (Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ
Việt Nam năm 1954 - 1955) của Nguyên Ngọc, Vượt Côn Đảo (Giải thưởng
Hội nhà văn Việt Nam năm 1955) của Phùng Quán, Sống mãi với thủ đô
(1961) của Nguyễn Huy Tưởng, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Dấu
chân người lính (1972) của Nguyễn Minh Châu... Trong giai đoạn này, hiện
thực cách mạng và đời sống lịch sử dân tộc là đối tượng phản ánh chủ yếu của
các nhà văn và, nhà văn được nhìn nhận ở phương diện là “chiến sỹchiến sĩ”.
Suốt những năm chiến tranh, văn học đã theo sát nhịp đi của dân tộc, kịp thời
tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu, dựng lại cả một thời kỳ sôi động, anh hùng của
dân tộc, thực sự là một nền văn học của đại chúng và vì đại chúng.


0


12
Khi chiến tranh kết thúc, chúng ta phải lần nữa làm quen với đời sống
hịa bình. Sau gần bốn mươi năm, dư âm của hai cuộc chiến vệ quốc vẫn còn
lại và in hằn lên cuộc sống của cả những người đã từng sống, chiến đấu trong
thời chiến và cả những người sinh ra trong thời bình. Chiến tranh, vì thế vẫn
là đề tài nóng hổi, day dứt giới văn nghệ sĩỹ và đề tài chiến tranh tiếp tục
được khai thác trên nhiều góc độ mới, khẳng định nỗ lực tìm tịi, khám phá
của văn học trong sự vận động khơng ngừng nghỉ của cuộc sống và của bản
thân nó. Thời kỳ này, bên cạnh thế hệ nhà văn cầm súng trước đó xuất hiện
thêm những cây viết trẻ, thậm chí có những người chưa được nếm trải mùi vị
thực sự của cuộc chiến nhưng vẫn có những tác phẩm có giá trị về nhiều mặt
(ở đây chúng tơi muốn mở ngoặc cho một sự nối dài đến các tác phẩm viết về
chiến tranh biên giới phía Bắc hay Tây Nam sau này, nhằm khẳng định thêm
tính thời sự của đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam). Cách xử lý đề tài
chiến tranh của các nhà văn cũng rất linh hoạt. Một số tác phẩm trực tiếp viết
về chiến tranh, một số tác phẩm lại có sự lồng ghép đề tài này vào các đề tài
khác, đôi khi chiến tranh chỉ hiện lên thấp thống trong kýí ức nhân vật hoặc
thể hiện bằng điểm nhìn bên ngồi nhưng người đọc vẫn có thể hình dung ra
sức tàn phá nặng nề, ghê gớm của nó, như Cửa gió của Xuân Đức, Đất trắng
của Nguyễn Trọng Oánh, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Bến không
chồng của Dương Hướng, Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, nhật ký
Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc (do Đặng Vương Hưng sưu
tầm, giới thiệu), Nhật ký Đặng Thùy Trâm (do Vương Trí Nhàn biên soạn,
chỉnh lý), Bức tranh, Ngọn cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của
Nguyễn Minh Châu, Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh, Mình và họ của
Nguyễn Bình Phương, Xác phàm, Hoang tâm của Nguyễn Đình Tú...

Có thể nói, đề tài chiến tranh đã thu hút được nhiều cây bút trong văn
xuôi Việt Nam hiện đại và đã thu được những thành tựu đáng kể, đóng góp rất
lớn cho nền văn học nước nhà cả về số lượng lẫn chất lượng, với sự xuất hiện
0


13
của những cây viết vốn trưởng thành từ trong cuộc chiến lẫn thế hệ nhà văn
trẻ sau này. Trên bước đường hồn thiện chính mình, trong bối cảnh chung
của nền văn học, đề tài đã có những bước chuyển mình phù hợp với từng giai
đoạn lịch sử với những đòi hỏi riêng trong sứ mệnh của mình.
1.1.2. Đề tài chiến tranh trong văn xuôi vVăn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Thành công của Cách mạng tháng Tám 1945 đánh dấu một mốc son chói
lọi cho lịch sử, mở ra kỷ nguyên của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội cho
dân tộc Việt Nam. Thắng lợi ấy cũng mở ra một thời đại mới cho văn học
nghệ thuật. Trước Cách mạng, nền văn học Việt Nam có diện mạo khá đa
dạng và phong phú với nhiều trào lưu: văn học lãng mạn, văn học hiện thực,
văn học viết theo ý thức hệ vô sản... Nhưng ở giai đoạn sau 1945, văn học
được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản Việt Nam, văn nghệ
sĩỹ sáng tác theo lập trường cách mạng, phục vụ kháng chiến, phục vụ chính
trị. Với sứ mệnh tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu, với phương châm “phục vụ
kháng chiến”, văn học thời kỳ này xem chiến tranh là “lửa thử vàng”, là môi
trường tôi luyện con người mới, khẳng định dân tộc. Trong sinh hoạt văn
nghệ, văn học viết về đề tài chiến tranh được đón nhận nhiệt tình. Đây chính
là những tiền đề cơ bản làm nên giá trị hàng đầu của đề tài chiến tranh trong
văn học giai đoạn 1945 - 1975.
Dưới sự lãnh đạo nhất quán của Đảng, các nhà văn từng sáng tác ở nhiều
trào lưu khác nhau, theo nhiều khuynh hướng khác nhau trước Cách mạng đã
tập trung lại, nhiệt thành đi theo kháng chiến, theo Cách mạng và sáng tác
phục vụ Cách mạng. Họ vừa là người lính cầm súng trực tiếp chiến đấu ngoài

mặt trận vừa là người nghệ sĩỹ cầm viết bút sáng tác. Chính sự trải nghiệm
trên từng chiến trường đã cho các nhà văn vốn sống phong phú để đưa hiện
thực sinh động ấy vào từng trang văn của mình. Chiến tranh vì thế hiện lên rõ
nét, chân thực như chính hơi thở của cuộc chiến vậy.

0


14
Sáng tác về đề tài chiến tranh trong giai đoạn 1945 - 1975 đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Về lực lượng sáng tác, có nhiều nhà văn mới xuất hiện bên
cạnh thế hệ cũ, đó là Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn
Khải...
Từ 1945 - 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp được tái hiện trong mọi
thể loại văn xi: Kí sự Cao - Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Tùy bút kháng
chiến, Đường vui của Nguyễn Tuân, truyện ngắn có một số thành cơng đáng
kể như Đơi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Truyện Tây Bắc của Tơ
Hồi,... Tiểu thuyết trong giai đoạn này, như các thể loại khác, đã kịp thời ghi
nhận và phản ánh những vấn đề thời sự nóng hổi với nhiệt huyết tinh thần
cách mạng và lý tưởng cộng sản, ca ngợi phẩm chất anh hùng dân tộc. Tiểu
thuyết “đã ghi vào ký ức chúng ta những ấn tượng tốt đẹp về tinh thần hy sinh
anh dũng của lý tưởng chiến đấu lạc quan của những con người mới” [39;101]
và “lần đầu tiên trong lịch sử văn học đông đảo quần chúng công - nơng binh chiếm một vị trí quan trọng trong tiểu thuyết” [18;137]. Phan Cự Đệ cho
rằng: “Viết về đề tài chiến tranh và người lính cách mạng các tiểu thuyết có
thể phản ánh được những bước đi lên của dân tộc trong hơn một thế kỷ qua,
đồng thời lại có thể lý giải được những chuyển biến kỳ diệu trong tính cách
của mỗi người đã được thử thách trong khói lửa của cuộc chiến tranh thần
thánh” [18;158]. Tuy nhiên, tiểu thuyết thời kỳ chống Pháp vẫn còn mỏng về
số lượng lẫn dung lượng, chỉ dừng lại ở những mốc sự kiện mà chưa có tầm
nhận thức triết luận, hiện thực và con người trung tâm được “tô hồng” và

“phiến diện”, giọng điệu trần thuật còn đơn điệu, nhân vật chính trong truyện
chỉ dừng lại ở nhân vật đám đơng, điển hình tập thể mà chưa có điển hình cá
thể, d dù rằng nhà văn đã rất cố gắng xây dựng những hình tượng nhân vật
chính diện rõ nét như đội trưởng Na, anh liên lạc Lũy (Xung kích),...
Bước sang thời kỳ chống Mỹ, văn xuôi viết về chiến tranh ngày càng nở
rộ. Có được điều đó là nhờ đội ngũ nhà văn cách mạng đã qua thời kỳ “nhận
0


15
đường”, trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đã có trình
độ lý luận vững chắc. Xuất phát từ yêu cầu phản ánh và cổ vũ kịp thời cho
cuộc chiến, nhiều nhà văn từ miền Bắc đã được tăng cường cho chiến trường
miền Nam và nhanh chóng thu được nhiều thành tựu: Trên quê hương những
anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung Thành, Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Thi, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch của Nguyễn Quang Sáng,...
Tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn là bộ phận chủ đạo của văn học giai đoạn
này. Bùi Việt Thắng trong Bàn về tiểu thuyết nhận xét “nếu coi thơ như là
hoa, thì tiểu thuyết là quả của văn học” [62;313]. Tiêu biểu cho tiểu thuyết
giai đoạn này có Hịn Đất (1966) của Anh Đức, Rừng U Minh (1966) của
Trần Hiếu Minh, Mặt trận trên cao (1967) của Nguyễn Đình Thi, Cửa sơng
(1967) và Dấu chân người lính (1972) của Nguyễn Minh Châu... So với giai
đoạn trước, tiểu thuyết viết về chiến tranh thời chống Mỹ có những dấu hiệu
chuyển động đáng ghi nhận. Đó là có sự mở rộng về dung lượng phản ánh,
quy mơ tác phẩm, có sự quan tâm, tìm tịi, lý giải những vấn đề trực tiếp liên
quan đến con người, xuất hiện những hình tượng trung tâm của những cá
nhân điển hình, đặt hình tượng cá nhân anh hùng trong mối quan hệ tập thể
anh hùng... Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng tiểu thuyết chiến tranh giai
đoạn chống Mỹ vẫn cho thấy nỗ lực tìm tịi, đổi mới thể loại trong đề tài quen
thuộc này.

Có thể thấy, hiện thực cách mạng và đời sống lịch sử dân tộc là đối tượng
phản ánh chủ yếu của nhà văn giai đoạn 1945 - 1975. Vai trị của nhà văn được
nhìn nhận ở phương diện “chiến sỹchiến sĩ”. Những con người mang tầm vóc sử
thi ln chiếm vị trí trung tâm trong đời sống văn học. Với những gì đạt được
trong văn học giai đoạn này đã tạo nên tiền đề và mạch nguồn cảm hứng cho giai
đoạn sáng tác mới - giai đoạn văn học thời hậu chiến 1975 đến nay.
1.1.3. Đề tài chiến tranh trong văn xuôi văn học Việt Nam giai đoạn 1975 - nay
0


16

- nay
Đại thắng mùa xuân 1975 đã khép lại trang sử chiến tranh, mở ra trước
đất nước ta một trang sử mới - trang sử bảo vệ, xây dựng non sơng trong bối
cảnh hồ bình, thống nhất. Cả dân tộc tràn ngập khơng khí vui mừng, hy vọng
vào một tương lai tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Sống trong hoà bình, con người
có cơ hội nhận thức lại những vấn đề trước đó một cách chỉn chu, tồn diện
hơn, đa chiều hơn khi mà dư âm và hậu quả của hai cuộc chiến vẫn in dấu
trong cuộc đời những người đã từng đi qua cuộc chiến và ngay cả người
người được sinh ra khi chiến tranh kết thúc.
Khoảng mười năm sau chiến tranh, văn học về chiến tranh vẫn giữ vai
trị chủ đạo. Mặc dù đề tài chiến tranh khơng là mối quan tâm hàng đầu của
văn nghệ sĩỹ nhưng văn xi viết về chiến tranh vẫn có vị trí đáng kể trong
nền văn học đương đại. Ở mảng văn học về đề tài này, đội ngũ những người
viết văn trong quân đội giữ một vị trí rất quan trọng cả về số lượng và chất
lượng, góp phần chủ yếu xác định diện mạo và thành tựu, tác dụng xã hội và
tính đặc thù cả giai đoạn văn học nửa sau thế kỷ XX. Văn xuôi Việt Nam viết
về đề tài chiến tranh trước 1986 vẫn kế thừa mạch chảy trước đó của văn học
thời chiến. Có thể kể đến những tác phẩm như: Cửa gió (Xuân Đức), Miền

Cháy (Nguyễn Minh Châu), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh)... “Hầu hết các
nhà văn chuyên viết về chiến tranh vẫn giữ nguyên cảm hứng sử thi khi viết về
chiến tranh... Giữa lúc niềm vui chiến thắng cịn ngây ngất, người ta có ảo tưởng
về mọi sự tốt đẹp, đều sáng láng, con người từng tơi luyện trong chiến tranh sẽ
trở nên hồn hảo” [18]. Các tác phẩm được sáng tác sau những năm 1986 vẫn
tiếp tục mạch cảm hứng ngợi ca dù đã giảm dần giọng điệu sử thi, đã ít nhiều đề
cập đến những phần thuộc “mặt sau của tấm huy chương”. Vẫn nghiêng về sự
kiện lịch sử, các nhà văn cố gắng miêu tả những biến cố, những sự kiện nóng hổi
một thời, nhữưng tiểu thuyết giai đoạn này đã cố gắng nhìn nhận chiến tranh một
cách trực diện hơn, đa chiều hơn giàu chiêm nghiệm hơn.
0


17
Nghị quyết Đại hội Đảng VI (1986) với đường lối đổi mới tư duy đã tác
động một cách sâu sắc, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo đời sống
văn học. Văn xuôi Việt Nam đã phản ánh, miêu tả hiện thực bằng tinh thần
nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và khai thác cuộc sống với chiều kích và
ý nghĩa mới với góc nhìn đa dạng, phong phú. Văn xi sau 1986 khơng chỉ
có sự thay đổi, lột xác về nội dung mà cịn cả hình thức nghệ thuật. Bên cạnh
những tác phẩm trực tiếp viết về chiến tranh cịn có nhiều tác phẩm lồng ghép
đề tài này vào các đề tài khác, thậm chí chiến tranh chỉ thấp thống trong kýí
ức nhân vật nhưng người đọc vẫn thấy sức ám ảnh ghê gớm của nó. Sau 1975,
cách xử lý về chiến tranh của các nhà văn rất linh hoạt. Trong các thể loại văn
xuôi viết về chiến tranh thì tiểu thuyết đạt nhiều thành tựu hơn cả và góp phần
khơng nhỏ vào việc thay đổi diện mạo văn học Việt Nam hiện đại.
Khơng bằng lịng với những gì đã có của văn học giai đoạn trước đó,
hiện thực cuộc sống, đề tài chiến tranh đã được các nhà văn thời kỳ sau Đổi
mới khai thác ở những tầng vỉa mới. “Có chuyện ở tiền tuyến, ở hậu phương,
có người lính và có vợ con, gia đình người lính, có cả những xung đột mâu

thuẫn nội bộ xen lẫn trong mâu thuẫn địch - ta... Có máu và nước mắt nhưng
cũng có cả những nụ hơn, có những bi kịch nhưng cũng khơng thiếu hài kịch.
Nhưng dù thế nào thì viết về chiến tranh vẫn cứ phải lấy mâu thuẫn địch - ta
làm sợi chỉ xuyên suốt, khơng khí bi hùng và cách mạng của cuộc vật lộn
sống còn của dân tộc vẫn phải bao trùm. Nếu khơng tác phẩm sẽ khơng cịn là
tác phẩm viết về chiến tranh nữa” [59;33].
Viết về đề tài chiến tranh, trong văn xi sau 1986, các nhà văn đã có sự
dịch chuyển điểm nhìn: chuyển từ cái nhìn cộng đồng, tập thể sang cái nhìn
thế sự, đời tư, con người cộng đồng được thay thế bằng con người cá nhân.
Họ cịn mạnh dạn miêu tả về những góc khuất, nhìn thấu sự thật lịch sử, soi
chiếu vào từng số phận cá nhân cụ thể để phản ánh, thể hiện bản chất của
cuộc chiến, của cuộc sống đời thường. Đặc biệt, các nhà văn sau 1986 còn
0


18
nhìn kẻ thù - phía bên kia chiến tuyến với cái nhìn nhân bản và sát thực hơn...
Và Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh
Châu đã làm bản lề cho hướng tìm tịi mới của văn học nước nhà, là nền tảng
cho các tác phẩm tiếp theo đó của các thế hệ nhà văn mới cùng viết về đề tài
chiến tranh như: Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, Bến không chồng - Dương
Hướng,... Khuất Quang Thụy cũng là tác giả có nhiều đổi mới đáng ghi nhận
trong việc khai thác chiến tranh với cái nhìn nghệ thuật mới.

1.2. Khuất Quang Thụy với tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh
1.2.1. Khuất Quang Thụy - cuộc đời, hành trình sáng tạo và thành tựu
cơ bản
1.2.1.1. Cuộc đời và hành trình sáng tạo của Khuất Quang Thụy
Khuất Quang Thụy sinh ngày 12 tháng 1 năm 1950, tại làng Thành Phần,
xã Phúc Hoà, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Ông gia nhập quân đội năm 1967

và gắn với sư đoàn Đồng Bằng cho đến ngày giải phóng. Ơng từng có mặt ở
những nơi chiến trường ác liệt nhất, tham gia chiến đấu nhiều năm từ Đường
9 - Nam Lào đến chiến trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Sau đại chiến
mùa xuân 1975, chiến tranh kết thúc, Khuất Quang Thụy ở lại sư đoàn Đồng
Bằng làm trợ lý văn hố thơng tin với cơng việc chép sử cho sư đồn. Tháng
10 năm 1976, ơng được điều động về Tổng cục Chính trị quản lý và dự trại
sáng tác dài hạn của quân đội. Sau này, ông cùng với các học viên của trại
sáng tác học khóaố I trường Viết văn Nguyễn Du. Khóaố học khơng chỉ
giúp Khuất Quang Thụy trở thành một nhà văn chuyên nghiệp mà còn rất
quan trọng với sự nghiệp, với đời văn của ông: “Nếu không có lớp học ấy, tôi
vẫn thành nhà văn bằng con đường nào đó. Nhưng chắc chắn khơng thể có
được sự nghiệp của tơi như bây giờ” [42]. Năm 1982, sau khi ra trường, ông
về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Qn đội. Ơng từng là Biên tập viên,
0


19
Trưởng ban văn xi, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Hiện
nay, ông là Đại tá, là thành viên ban sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội,
đồng thời là Uỷ viên BCH, Trưởng ban Kiểm tra và Tổng biên tập website
vanviet.net của Hội Nhà văn Việt Nam.
Nổi tiếng với hàng loạt tập tiểu thuyết, truyện ngắn viết về đề tài chiến
tranh nhưng tác phẩm đầu tay của Khuất Quang Thụy lại là thơ. Đó là bài thơ
viết về các cô gái lái xe trên chiến trường khi ơng đang trên đường ra trận gặp
những đồn xe vận tải của Đồn 559 chở vũ khí vào Trường Sơn với sự xúc
động, khâm phục trước vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong hoàn cảnh
đất nước gian lao, đầy hy sinh cùng đoàn quân ra trận. Sau đó ơng viết tiếp
bài “Qua cầu treo”, nói về những pháo binh đường 9, rồi viết về các nữ pháo
thủ ở Quảng Trị - đều là những hình ảnh nữ binh rất đẹp trong chiến tranh. Là
một người lính, với 9 năm lăn lộn giữa chiến trường, giữa sự sống và cái chết,

giữa những làn bom đạn của kẻ thù, đã tạo điều kiện cho Khuất Quang Thụy
cơ hội hiểu biết kỹ tâm tư, tình cảm của người lính và chiến tranh cũng trở
thành một nỗi ám ảnh lớn day dứt Khuất Quang Thụy. Khai thác về đề tài
chiến tranh như là một niềm đam mê giúp ơng có được nmiềm vui lao động
trong điều kiệnên khắc nghiệt, “viết vì một khát khao duy nhất, ghi được càng
nhiều càng tốt những kỷ niệm, những con người, những cảnh ngộ, số phận éo
le do sự khắc nghiệt của chiến tranh đưa đến. Sau này, khi chiến tranh kết
thúc, tôi mới có điều kiện để hiểu ra rằng, dù đã ở ngoài mặt trận, dù thấy
được cái ác liệt và dù đã viết nhiều trang nhưng có lẽ vẫn chưa nói hết được…
cả đời chỉ loay hoay viết về cuộc chiến ấy, có lẽ là số phận của thế hệ những
người cầm bút từng có những năm cầm súng như chúng tơi…” [71;974].
Chính niềm đam mê và sự day dứt về con người và cuộc chiến đã trải
cùng với tâm huyết của một người lính cầm súng có trách nhiệm về thời cuộc,
Khuất Quang Thụy đã “miệt mài” sáng tác và đã cho ra những sản phẩm có

0


20
chất lượng, khẳng định phong cách riêng của mình trong mảng đề tài tưởng
chừng như quen thuộc này.
1.2.1.2. Những thành tựu sáng tác cơ bản
Khuất Quang Thụy được biết đến với cuốn tiểu thuyết đầu tay Trong cơn
gió lốc (1978), tiếp sau đó là hàng loạt các cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn như:
Trước ngưỡng cửa bình minh (tiểu thuyết - 1985); Khơng phải trị đùa (tiểu
thuyết - 1985); Người ở bến Phù Vân (tập truyện ngắn - 1985); Thềm nắng (tập
truyện ngắn - 1986); Những trái tim không tàn tật (tập truyện ngắn - 1988); Giữa
ba ngôi chùa (tiểu thuyết - 1989); Góc tăm tối cuối cùng (tiểu thuyết - 1990);
Người đẹp xứ Đoài (tiểu thuyết - 1991); Nước mắt gỗ (tập truyện ngắn - 1996);
Những bức tường lửa (tiểu thuyết - 2004)... và gần đây nhất là Đối chiến (tiểu

thuyết - 2010). Bên cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết ông cịn viết ký, phóng sự,
kịch nói, kịch bản phim, phê bình, bình luận văn nghệ…
Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Khuất Quang Thụy đã đạt được
nhiều giải thưởng văn học lớn, đó là: Giải nhất cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ
Quân đội - 1984 với tác phẩm Anh Sức; Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng
1984 - 1989 với tiểu thuyết Khơng phải trị đùa; Giải A - giải thưởng năm
năm Bộ Quốc phòng (1999 - 2004) và Tặng thưởng Hội nhà văn Việt Nam
năm 2006 với tiểu thuyết Những bức tường lửa.
Năm 2007, Khuất Quang Thụy vinh dự được nhận giải thưởng Nhà
nước về Văn học nghệ thuật ngay từ đợt 2 với ba tác phẩm Trong cơn gió lốc,
Khơng phải trị đùa và Góc tăm tối cuối cùng. Giải thưởng không chỉ tôn vinh
tài năng và sự nghiệp sáng tác của nhà văn mà còn khẳng định những đóng
góp của ơng cho nền văn học nước nhà.
1.2.2. Nhìn quaĐánh giá chung về tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh
của Khuất Quang Thụy

0


21
Khuất Quang Thụy đã sáng tác trên nhiều thể loại và đề tài khác nhau.
Tuy nhiên, đề tài mà ông trăn trở suốt cuộc đời cầm bút của mình chính là
chiến tranh cách mạng. Đây cũng chính là đề tài đã đem lại thành công và
khẳng định tên tuổi của nhà văn. Sau hơn nửa thế kỷ cầm bút, Khuất Quang
Thụy cho rằng “Khởi nguồn của sự sáng tạo đừng bao giờ nghĩ sẽ tìm thấy
những gì vĩ đại hơn cuộc đời đang có. Tột cùng của sự anh hùng, của nỗi đau
thương, của niềm vui hay tột cùng của nỗi buồn, thì chiến tranh đều có đủ.
Vấn đề là có đi đến, có nhìn thấy và tìm ra hay khơng? Cho nên phải tìm từ
căn cốt, từ cuộc sống” [25]. Chính quan điểm sáng tác ấy đã khiến tác phẩm
của ơng tính chân thực cao, sống động và đậm chất nhân văn.

Trong cơn gió lốc (1978) là tác phẩm đầu tay của Khuất Quang Thụy với
âm hưởng chủ đạo là ngợi ca, đã được độc giả chú ý bởi sự có mặt kịp thời
vào nền văn học viết về chiến tranh sau khi hồ bình lập lại. Tiếp sau đó,
những tiểu thuyết Góc tăm tối cuối cùng, Khơng phải trò đùa và các tập
truyện ngắn như Người ở bến Phù Vân, Thềm nắng... đánh dấu một giai đoạn
sáng tác mới trong bút pháp của văn xuôi Khuất Quang Thụy về nhiều mặt,
thể hiện cách nhìn nhận, phân tích vấn đề sâu sắc hơn, đặc biệt là khả năng
suy ngẫm triết lý sâu xa, văn phong đằm thắm hơn. Trong những tác phẩm
gần đây như tập truyện ngắn Nước mắt gỗ, tiểu thuyết Những trái tim không
tàn tật, Giữa ba ngơi chùa... ngịi bút của ơng hướng về cuộc sống thường
nhật của những người lính thời bình, giữa những con người đời thường. Trong
số đó, tiểu thuyết Những bức tường lửa (2004) được xem là tác phẩm gây
được tiếng vang cho tên tuổi Khuất Quang Thụy, đánh dấu sự đổi mới bút
pháp viết tiểu thuyết sử thi đề tài chiến tranh cách mạng, mở ra một hướng
tìm tịi mới, đẩy mạch tư duy sáng tác về chiến tranh của ông sang một giai
đoạn mới. Năm 2010, ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết Đối chiến với độ dày
650 trang do Nxb Quân đội nhân dân ấn hành. Đây là cuốn tiểu thuyết thứ
năm của tác giả về chiến trường và người lính nhưng lại là cuốn tiểu thuyết
0


22
đầu tiên ơng dụng cơng dựng lên một cách tồn diện tương ứng diện mạo
quân đội đối phương trên chiến trường, đối tượng lịch sử của hành động chiến
tranh mà ông cùng với các đồng đội đã đối đầu và đã chiến thắng.
Từng đứng giữa cơn lốc chiến tranh, từng chịu những gian khổ, khó
khăn, khốc liệt bởi cuộc chiến, ngòi bút Khuất Quang Thụy đi sâu đến tận
cùng hiện thực chiến tranh, tái hiện lại khuôn mặt chiến tranh đúng như nó
vốn có, như “đang cựa quậy, ngổn ngang, trần trụi”. Cuộc sống chiến tranh
không phải là tấm gương phản chiếu bằng phẳng mà có những khoảng lồi

lõm, trồi sụt, có cả những mặt khuất lấp, cả những cảnh ngộ thương tâm.
Khuất Quang Thụy không né tránh những gian khổ, hy sinh, đói khát, những
đào thải trong cuộc sống, kể cả những thất bại trong chiến đấu, mà đã có sự
tiếp cận trực diện, nhìn thẳng vào sự thật. Với tiểu thuyết Trong cơn gió lốc,
ơng hé mở cho người đọc thấy hiện thực chiến tranh vốn dĩ khốc liệt, đau
thương, bi thảm. Hiện thực chiến tranh ấy, qua từng thời điểm cho đến cái
đích cuối cùng là chiến thắng, được nhà văn mô tả khá chân thực và sinh động
bằng cái nhìn trực diện, bằng thái độ dũng cảm trước kẻ thù, trước sự thật,
nhấn mạnh cái giá phải trả cho chiến thắng.
Qua ngòi bút Khuất Quang Thụy, người đọc dường như cảm nhận được
rằng chiến tranh có thể tạo nên những phẩm chất đẹp đẽ, ngời sáng, có thể
biến những con người nhỏ bé, bình thường thành những anh hùng nhưng nó
cũng có thể tạo nên nhũng những số phận bi kịch, những con người tình riêng
tan nát. Có biết bao yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên, có lý và vơ lý, tốt đẹp và
xấu xa đã nhào nặn nên con người. Trong các tác phẩm Góc tăm tối cuối
cùng, Những trái tim khơng tàn tật, Khơng phải trị đùa, Những bức tường
lửa,... các sự kiện, các biến cố dữ dội đã lùi về phía sau, nếu có thì sự tồn tại
của chúng chỉ làm phơng nền của các tính cách số phận với bao day dứt, trăn
trở, là chiều sâu của sự phức tạp, những mâu thuẫn chồng chéo trong thế giới

0


×