Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoạt động ngoại giao văn hóa của trung quốc ở khu vực đông nam á (2000 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƢƠNG THỊ NGUYỆT

HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA
TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (2000 – 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƢƠNG THỊ NGUYỆT

HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA
TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (2000 – 2014)

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60.22.03.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TĂNG THỊ THANH SANG

NGHỆ AN, 2015


1


Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và tìm tịi bản thân tơi đã có được
thêm sự trưởng thành cũng như kiến thức nhất định để giúp tôi trong quá
trình viết luận văn cũng như phục vụ cho q trình cơng tác sau này.
Để có thể hồn thành Luận văn này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Cô
giáo TS. Tăng Thị Thanh Sang - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi kể
từ khi nhận đề tài cho đến khi Luận văn này được hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc
biệt là các Thầy, Cô giáo tổ bộ môn Lịch sử Thế giới - Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và làm Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Thư Viện Quốc gia, Viện nghiên cứu Đông Nam Á,
Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Thư viện Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ trong quá trình tìm tài liệu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn
bè và những người thân đã luôn động viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong thời gian học tập vừa qua.

Vinh, tháng 10 năm 2015
Học viên
Lương Thị Nguyệt

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .............................................................. 10
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................... 11
6. Đóng góp của luận văn. ............................................................................... 11
7. Bố cục của luận văn. ................................................................................... 12
Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HĨA
TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐƠNG NAM Á.............................. 13
1.1 Khái niệm ngoại giao văn hoá................................................................... 13
1.2. Thế mạnh của văn hóa Trung Quốc trong việc thực thi chính sách ngoại
giao văn hóa ở Đơng Nam Á ........................................................................... 16
1.3. Khu vực Đông Nam Á ............................................................................. 23
Chƣơng 2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA
TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2000
ĐẾN 2014 ........................................................................................................ 31
2.1. Cộng đồng ngƣời Hoa trong chiến lƣợc truyền bá, xâm nhập văn hóa
Trung Hoa vào khu vực Đông Nam Á ............................................................ 31
2.2. Sức mạnh kinh tế - cầu nối cho làn sóng văn hóa Trung Quốc tràn vào
Đông Nam Á ................................................................................................... 35
2.3. Hợp tác truyền thông nhằm nâng cao sức hấp dẫn của hình ảnh Trung
Quốc ................................................................................................................ 43
2.4. Nhân rộng Học viện Khổng Tử và tăng cƣờng hợp tác giáo dục nhằm
quảng bá hình ảnh, ngơn ngữ và văn hóa Hán ................................................ 47


Chƣơng 3.53 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HĨA
TRUNG QUỐC ................................................................................................ 53
3.1. Đối với các nƣớc Đơng Nam Á ............................................................... 53
3.1.1 Tác động tích cực .................................................................................. 53
3.1.2 Tác động tiêu cực ................................................................................... 56

3.2. Đối với Trung Quốc ................................................................................. 59
3.2.1.Quảng bá nền văn hoá dân tộc ............................................................... 59
3.2.2. Ảnh hƣởng văn hoá Trung Quốc - sợi “lạt mềm buộc chặt” đối với các
nƣớc trong khu vực Đông Nam Á ................................................................... 60
3.3. Việt Nam trƣớc sức mạnh ngoại giao văn hoá của Trung Quốc.............. 63
3.3.1 Sự kiên định của văn hoá dân tộc trƣớc cơn bão văn hoá Trung Hoa ... 63
3.3.2. Thách thức từ cơn bão văn hoá Trung Hoa........................................... 65
3.3.3. Một số gợi mở đối với Việt Nam .......................................................... 67
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 74
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 78


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ngoại giao Văn hóa từ lâu đƣợc coi là “sức mạnh mềm” hay “quyền
lực mềm”, giữ một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều
quốc gia, là một trong những phƣơng tiện góp phần bảo vệ an ninh, nâng cao
hình ảnh, tăng cƣờng ảnh hƣởng chính trị của quốc gia đối với quốc tế.
Thành cơng của các nƣớc lớn trong chính sách ngoại giao văn hoá đối
với sự phát triển sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc đã đƣợc thể hiện rõ rệt.
“Giá trị Mỹ”, “Văn hóa nhân văn Pháp”, “Bản lĩnh văn hóa con ngƣời Nhật
Bản” ... là sức mạnh to lớn để các nƣớc này phát huy tầm ảnh hƣởng ra thế
giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra một cách sâu rộng.
Chính tầm quan trọng của ngoại giao văn hoá, các nƣớc này đã có nhiều chính
sách sâu rộng, đa chiều đã tạo nên những thành cơng trong q trình hội nhập
nhằm quảng bá hình ảnh đất nƣớc, nỗ lực gắn kết bạn bè quốc tế, phát triển
bền vững đất nƣớc. Nền văn hoá dân tộc cùng ngoại giao văn hóa đang trở
thành một trong "ba trụ cột" trong chính sách đối ngoại của hầu hết các nƣớc.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và khả năng vận dụng linh hoạt

sức mạnh mềm văn hoá và ngoại giao văn hoá trong mục tiêu phát triển sức
mạnh tổng hợp của đất nƣớc Trung Quốc. Có thể thấy rằng, những thành tựu
của Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, ngoại giao văn hóa
trong cơng cuộc mở cửa là nhân tố quan trọng nhất tác động sâu sắc đến cục
diện chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
Đất nƣớc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đi cùng với đó là những
tham vọng ngày càng lớn trong chính sách bành trƣớng, mở rộng biên duyên
chiến lƣợc, khẳng định sức mạnh Trung Hoa trên phạm vi toàn cầu. Bƣớc vào
những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc càng thể hiện rõ hơn sức mạnh của
mình, nỗ lực trong việc đƣa văn hố đi ra ngồi, lan toả văn hố Trung Hoa

1


đến với khu vực và thế giới. Việc xây dựng Học viện Khổng tử ở nhiều nƣớc,
mở rộng giao lƣu truyền bá văn hoá Hán, xuất khẩu các sản phẩm văn hố…
Trung Quốc đã và đang nhanh chóng biến ngoại giao văn hoá thành con
đƣờng nhanh nhất tiếp cận với thế giới. Vậy, ngoại giao văn hoá trong chiến
lƣợc phát triển sức mạnh mềm của Trung Quốc có đƣợc những thành công
nhƣ thế nào? Tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa trong việc phát triển sức
mạnh tổng hợp của đất nƣớc Trung Quốc ra sao ?... là lí do chúng tơi lựa chọn
nghiên cứu đề tài này.
Trong q trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đơng Nam Á,
ảnh hƣởng văn hố Hán đóng một vai trị nhất định tới nền văn hố khu vực
Đơng Nam Á nói chung và từng nƣớc nói riêng. Trải qua nhiều thế kỷ, bằng
nhiều con đƣờng từ cƣỡng bức đến tự nguyện, giao thoa văn hóa, văn hố
truyền thống Trung Hoa mang những giá trị tinh thần to lớn, từ tôn giáo, tín
ngƣỡng đến lối sống và nhiều nghi lễ tết hay ngay đến trang phục…cũng có
ảnh hƣởng với cƣ dân Đơng Nam Á, trong đó Việt Nam là nƣớc chịu ảnh
hƣởng từ văn hoá Hán rất sâu đậm. Ngày nay, cùng với những ngƣời Hoa

sinh sống trên khắp các nƣớc Đơng Nam Á, văn hố Trung Hoa đang đƣợc
phát huy tối đa sức mạnh của mình. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc khơng
ngừng có những chính sách tích cực, hợp lí nhằm bảo tồn, phát triển những
giá giá trị văn hoá truyền thống, cũng nhƣ xây dựng một nền văn hoá xã hội
chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong thời kỳ hiện đại. Chính những yếu tố đó,
đã khiến văn hố Trung Hoa ngày một có sức lan toả lớn ở khu vực Đông
Nam Á. Trƣớc thực tế ảnh hƣởng từ ngoại giao văn hoá Trung Quốc, các
nƣớc trong khu vực Đơng Nam Á đã có sự tiếp nhận và thích ứng nhƣ thế
nào? Những hoạt động ngoại giao văn hoá của Trung Quốc đã tác động nhƣ
thế nào đến khu vực Đông Nam Á? ... là những vấn đề cần có những nghiên
cứu nghiêm túc và cẩn trọng.

2


Sức mạnh ngoại giao văn hoá của Trung Quốc đặt ra cho các nƣớc
Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam những gợi mở và thách thức. Trong xu
thế hội nhập tồn cầu, trƣớc nhiều luồng văn hố đến từ các nƣớc, trong đó
ảnh hƣởng văn hố Trung Hoa đƣa đến sự tác động ở nhiều mặt của đời sống
xã hội, cũng nhƣ sự phát triển chung của đất nƣớc. Vậy Việt Nam học hỏi
đƣợc điều gì từ nền văn hoá hơn 5000 năm lịch sử ấy, từ cách thức tiến hành
chiến lƣợc phát triển sức mạnh mềm văn hoá của các nhà lãnh đạo Trung
Quốc; đồng thời, Việt Nam sẽ làm nhƣ thế nào vƣợt qua những thách thức
đến từ văn hố Trung Hoa.
Để phần nào tìm lời giải cho những vấn đề trên, chúng tôi đã mạnh dạn
chọn “Hoạt động ngoại giao văn hoá của Trung Quốc ở khu vực Đông
Nam Á (2000 – 2014)” làm đề tài luận văn. Tuy nhiên, với khả năng hạn hẹp
của bản thân, cùng nguồn tài liệu còn tƣơng đối hạn chế, cũng nhƣ tính nhạy
cảm của vấn đề, mà luận văn chỉ dừng lại nghiên cứu những vấn đề cơ bản
nhất.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự trỗi dậy của Trung Quốc với những thành tựu kinh tế, chính trị, văn
hố, xã hội trong thập niên đầu thế kỷ XXI đang trở thành mối quan tâm của
thế giới. Tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á đang khiến nhiều nƣớc
trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc lớn ln tìm cách gây ảnh hƣởng tại khu
vực này.
Tháng 7 năm 1991, Trung Quốc chính thức đặt quan hệ ngoại giao với
ASEAN (Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á). Cũng từ đây, mối quan tâm của
Trung Quốc với khu vực này ngày càng đƣợc thể hiện rõ. Đặc biệt là trong
thập niên đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc đã có những hoạt động ngoại giao
mạnh mẽ, đặc biệt là ngoại giao văn hố. Với nỗ lực tăng cƣờng sức mạnh
mềm của mình ra thế giới, trong đó khu vực Đơng Nam Á cũng là một trong
những điểm đến của Trung Quốc. Đây là một vấn đề mang tính thời sự, đã thu

3


hút đƣợc nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngồi nƣớc.
Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu về ngoại giao văn hoá và sự gia tăng sức
mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á đang là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
Trên cơ sở điểm luận 60 tài liệu, bao gồm hơn 40 tài liệu tiếng Việt, 5 tài liệu
tiếng Anh và hơn 10 tài liệu tiếng Trung; chúng tôi xin tổng quan tình hình
nghiên cứu nhƣ sau:
2.1. Tình hình nghiên cứu tại nƣớc ngoài
 Nghiên cứu tại các nƣớc phƣơng Tây
Có rất nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề ngoại giao văn hoá cũng nhƣ
sức mạnh mềm văn hoá và sức mạnh mềm Trung Quốc. Mỗi học giả đều có
những cách tiếp cận vấn đề riêng của mình, nhƣng về cơ bản thì có hai cách
tiếp cận.

- Hƣớng nghiên cứu thứ nhất chủ yếu tập trung vào tìm hiểu các vấn đề
liên quan tới lý thuyết
Học giả đầu tiên đƣa ra khái niệm sức mạnh mềm vào năm 1990 là một
Giáo sƣ ngƣời Mỹ mang tên Joseph S.Nye. Ông nổi tiếng với cơng trình
nghiên cứu : “Liên kết để dẫn đầu: Bản chất đang thay đổi của sức mạnh Mỹ
( Bound to Lead: The Changing Nature of American Power, 1990)”. Chúng
tơi thấy, cái mà ơng đã làm đƣợc đó là: ông đã định nghĩa đƣợc thế nào là sức
mạnh mềm từ sức hấp dẫn bên trong của một đất nƣớc. Theo đó, ơng đã đƣa
ra những tiêu chí để phân biệt sự khác nhau giữa sức mạnh cứng và sức mạnh
mềm.
Trên cơ sở đó, nhiều học giả đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu
phong phú và đa dạng với các góc độ, quan điểm khác nhau. Các học giả đã
hƣớng ngịi bút của mình xoay quanh bản chất sức mạnh mềm Trung Quốc và
sự thắng thế của quan niệm văn hóa và ngoại giao văn hố là cốt lõi của sức
mạnh mềm Trung Quốc. Thế giới đang chứng kiến Trung Quốc đã và đang

4


trỗi dậy mạnh mẽ, bởi thế nó đã tạo nên cái gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”.
Do đó, Trung Quốc đã nhận đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều học
giả trên thế giới. Trong cơng trình “Sự trỗi dậy của sức mạnh mềm Trung
Quốc (The Rise of China's Soft Power, 2005)”, cũng chính do Joseph S. Nye
biên soạn, chính ơng là ngƣời đầu tiên phát hiện ra rằng, hiện nay, Trung
Quốc chứ không phải Mỹ, mới là ngƣời chơi chính trong sân chơi sức mạnh
mềm. Cũng xuất phát từ quan điểm này đã có hàng loạt ý kiến tranh cãi về
bản chất sức mạnh mềm Trung Quốc. Trong đó có hai trƣờng phái chính:
Trƣờng phái thứ nhất chiếm đa số cho rằng cốt lõi của sức mạnh mềm Trung
Quốc là văn hóa Trung Quốc, cịn trƣờng phái thứ hai lại cho rằng văn hóa là
phƣơng tiện bổ trợ cho cạnh tranh và hợp tác kinh tế của Trung Quốc.

Tóm lại, chúng tơi nhận thấy rằng: hạn chế lớn nhất của các cơng trình
nghiên cứu trên là: chỉ đề cập đến nội dung gia tăng sức mạnh mềm của
Trung Quốc, mà chƣa hề có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào dành riêng
cho các phƣơng thức gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tại khu vực
Đơng Nam Á và những tác động của nó tại khu vực này; trong khi đó Đơng
Nam Á là một khu vực hết sức quan trọng đối với Trung Quốc trong việc gia
tăng sức mạnh mềm và nâng cao vị thế của mình trên trƣờng quốc tế.
 Nghiên cứu tại châu Á
Xuất phát ở phƣơng Tây từ rất sớm vào những năm 1990, khái niệm “sức
mạnh mềm” ở Trung Quốc chƣa nhận đƣợc sự chào đón nồng nhiệt của các
nhà nghiên cứu. Trong những năm gần đây các học giả Trung Quốc đã và
đang rất quan tâm đến sức mạnh mềm. So với các học giả phƣơng Tây thì các
học giả Trung Quốc là những ngƣời đến sau nhƣng không đến muộn, họ cũng
đã đạt đƣợc những thành công nhất định trong những cơng trình nghiên cứu
về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Cách tiếp cận vấn đề này của các học
giả Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, nhƣng tập trung chủ yếu theo các
hƣớng sau:

5


Trong hƣớng nghiên cứu thứ nhất, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đƣa
ra một cái nhìn hệ thống về lí luận sức mạnh mềm và sức mạnh mềm Trung
Quốc mà ở đó nhấn mạnh vai trị của văn hóa. Các cơng trình tiêu biểu là:
“Sức mạnh mềm Trung Quốc” (中国软实力, 2010) của tác giả Trịnh Biểu;
“Chính sách nước lớn: Sức mạnh mềm con đường trở thành nước lớn”
(大国策:通向大国之路的软实力, 2009) của tác giả Mạnh Lƣợng; “Ngoại
giao văn hóa và sức mạnh mềm Trung Quốc: một cái nhìn tồn cầu hóa”
(文化外交与中国软实力:一种全球化视角, 2008) của học giả Bành Tân
Lƣơng... Trong những tác phẩm này, văn hóa và ngoại giao văn hố vẫn đƣợc

coi là chìa khóa để Trung Quốc mở tất cả các cánh cửa còn lại và giúp họ
mang đến cho thế giới một hình ảnh mới về đất nƣớc rộng lớn này, đó là một
đất nƣớc Trung Quốc u chuộng hịa bình, đáng tin cậy và có trách nhiệm.
Trong hƣớng nghiên cứu thứ hai, các học giả tập trung nghiên cứu sức
mạnh mềm văn hóa Trung Quốc và chỉ ra vai trị của sức mạnh mềm văn hóa
trong sức mạnh tổng hợp quốc gia, sức cạnh tranh quốc tế. Các tác giả cịn
chú trọng nghiên cứu sức mạnh mềm văn hóa mang đặc sắc Trung Hoa. Các
giá trị văn hóa truyền thống cùng với việc xuất khẩu các sản phẩm văn hóa đã
giúp cho sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc lan tỏa khắp các châu lục. Các
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu mà chúng ta có thế nhắc đến là: “Sức mạnh
mềm văn hóa” (文化软实力, 2008) tác giả Đồng Thế Tuấn; “Chú trọng đề cao
sức mạnh mềm văn hóa” (大力提高我国文化软实力, 2009) tác giả Vƣơng
Xn Phong… Nhìn chung, các cơng trình này đã từng bƣớc xây dựng và hoàn
thiện đƣợc những lí luận về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc mà ở đó phải
mang những đặc trƣng Trung Hoa nổi bật. Xây dựng sức mạnh mềm văn hoá
trên cơ sở tiến hành ngoại giao văn hoá – đƣa văn hoá ra với thế giới.

6


Trong hƣớng nghiên cứu thứ ba, các nhà nghiên cứu hƣớng ngịi bút vào
chính sách của sức mạnh mềm. Chính sách này đƣợc thể hiện rõ trong văn
kiện đại hội 17 (năm 2007), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh vị trí
vai trị của sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp quốc gia và sức cạnh
tranh quốc tế của đất nƣớc. Và họ cũng cho rằng văn hóa là cốt lõi. Theo đó,
việc triển khai gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ra thế trong đó có khu vực
Đông Nam Á của Trung Quốc đƣợc thực hiện trên các phƣơng thức chính,
bao gồm: thành lập học viện Khổng Tử; thúc đẩy các hoạt động giao lƣu văn
hóa giữa các nƣớc; xuất khẩu các sản phẩm văn hóa nhƣ truyền hình, phim
ảnh, âm nhạc…ra tồn thế giới.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia núi liền núi sông liền sông,
bởi vậy nền văn hóa giữa hai nƣớc này có khá nhiều nét tƣơng đồng. Đây
cũng là một lợi thế để Trung Quốc gia tăng ảnh hƣởng sức mạnh mềm văn
hóa của mình vào Việt Nam dễ dàng hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam chƣa có nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề này,
số cơng trình ít ỏi mà có thể kể đến ở đây nhƣ: “Trung Quốc gia tăng sức
mạnh mềm tại châu Á”, “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở khu
vực Đơng Nam Á” của tác giả Nguyễn Thị Thu Phƣơng, “Trung Quốc đang
xây dựng nền móng tại châu Phi” của tác giả Bích Thu, “Sức mạnh mềm
Trung Quốc đang vươn tới sân sau của Mỹ” của tác giả Hồng Yến, “Học viện
Khổng Tử - Biểu tượng của sức mạnh mềm văn hóa Trung Hoa” của tác giả
Nguyễn Thị Thu Phƣơng và Phạm Hồng Yến… Các cơng trình này cũng đã
phần nào cho thấy “diện mạo” của ngoại giao văn hoá, cũng nhƣ những nỗ
lực xây dựng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở một số cách thức gia
tăng sức hấp dẫn của nó trên quy mơ tồn cầu, phạm vi khu vực, quốc gia.
Nhƣng nhìn chung các cơng trình này mới dừng lại ở các thơng tin sơ lƣợc
nên thiếu cái nhìn chun sâu và có hệ thống.

7


Trong đó có những cơng trình hƣớng chủ đề nghiên cứu vào những tác
động, ảnh hƣởng khác nhau của sức mạnh mềm và sức mạnh mềm văn hóa
Trung Quốc đối với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á nhƣ: “Trung Quốc
gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn
Thị Thu Phƣơng. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một bức tranh tổng
quan về việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa đầy tinh vi của Trung Quốc đối
với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Điểm đáng lƣu ý là tác giả đã chỉ ra
đƣợc các phƣơng thức triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc ở khu vực

Đơng Nam Á, đó là: hợp tác tồn diện và phối hợp linh hoạt giữa sức mạnh
kinh tế với sức mạnh ngoại giao, giữa viện trợ nƣớc ngoài với giao lƣu văn
hóa, giáo dục Trung Quốc đã từng bƣớc duy trì đƣợc vai trị chủ đạo trong
việc giúp cộng đồng ASEAN hội nhập kinh tế. Qua đó củng cố thêm tầm
quan trọng của nƣớc này trong khu vực. Đặc biệt, chính sách xúc tiến thành
lập các Học viện Khổng Tử đang ngày càng làm tăng thêm sức hấp dẫn và
thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc trên tồn thế giới. Đó là
những đóng góp của tác giả. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, đây chỉ mới là
những “viên gạch” đầu tiên đƣợc xây lên để làm tiền đề nghiên cứu cho
những cơng trình có quy mơ lớn hơn.
Từ các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc chúng tôi tiếp cận
đƣợc, rút ra một số nhận xét sau:
- Thứ nhất, các học giả quốc tế và trong nƣớc đã có sự quan tâm đến
chính sách ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm của Trung Quốc ở nhiều góc
độ khác nhau. Dù xuất phát từ nhiều hƣớng tiếp cận ở cả góc độ tích cực hay
tiêu cực, hầu hết các tác phẩm đều khẳng định: Sức mạnh mềm nói chung và
sức mạnh mềm văn hố nói riêng của Trung Quốc là một trong những phƣơng
thức để Trung Quốc phát huy ảnh hƣởng của mình ra thế giới.
- Thứ hai, các cơng trình chủ yếu đi sâu vào phân tích bản chất chính
sách gia tăng sức ảnh hƣởng văn hóa của Trung Quốc, thực trạng và khó khăn

8


của việc thực hiện truyền bá văn hoá ra bên ngoài, cũng nhƣ những mƣu đồ
quốc tế của Trung Quốc. Nghiên cứu về các phƣơng thức mà Trung Quốc sử
dụng để gia tăng ảnh hƣởng sức mạnh mềm văn hoá của quốc gia này đối với
khu vực Đông Nam Á chƣa đúng với tầm quan trọng của khu vực này đối với
Trung Quốc.
Trên đây là tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, đồng thời cũng là q

trình chúng tơi tìm hiểu và thu thập nguồn tài liệu phục vụ cho việc viết luận
văn. Nguồn tài liệu còn tƣơng đối hạn chế, nên trong q trình hồn thành
luận văn sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Hiểu thêm về những giá trị văn hoá truyền thống lấu đời của Trung
Quốc; về tầm quan trọng của văn hoá trong chiến lƣợc sức mạnh mềm của
Trung Quốc; vai trò của văn hố trong q trình xây dựng sức mạnh tổng hợp
đất nƣớc Trung Quốc.
- Nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, toàn diện các phƣơng thức tác động
và ảnh hƣởng của ngoại giao văn hóa Trung Quốc đối với các nƣớc Đông
Nam Á.
- Khẳng định tầm quan trọng và tính cần thiết của việc phát huy tối đa
sức mạnh văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, nhận thức rõ vai
trị của ngoại giao văn hố, tầm ảnh hƣởng của nền văn hoá trong sự nghiệp
xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. Từ đó cho thấy, việc bảo tồn những
giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đang trở thành vấn đề cấp thiết.
3.2. Nhiệm vụ
Tìm hiều về nền văn hố truyền thống, cũng nhƣ quá trình bảo tồn,
phát huy tối đa những giá trị văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Đồng
thời bƣớc đầu tìm hiểu ngoại giao văn hố Trung Quốc – cách thức, những nỗ

9


lực nhằm lan toả văn hố ra thế giới nói chung và khu vực Đơng Nam Á nói
riêng.
Hoạt động ngoại giao văn hố Trung Quốc ở khu vực Đơng Nam Á,
những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực. Đồng thời, tìm hiểu những tác
động của ngoại giao văn hố Trung Quốc đối với Việt Nam nói riêng; những

thách thức và gợi mở cho Việt Nam trong việc phát triển sức mạnh mềm văn
hoá, nhằm phát triển sức mạnh tổng hợp đất nƣớc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1.Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Hoạt động ngoại giao văn hoá
của Trung Quốc ở khu vực Đơng Nam Á (2000 – 2014), trong đó trọng tâm
nghiên cứu một số vấn đề: Những giá trị văn hoá truyền thống, cũng nhƣ sự
phát triển nền văn hoá Trung Quốc hiện nay; ngoại giao văn hoá và các
phƣơng thức tiến hành ngoại giao văn hoá của Trung Quốc ở khu vực Đông
Nam Á; những tác động đối với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Từ
thực tiễn thành công của Trung Quốc, mà các nƣớc rút ra bài học kinh nghiệm
trong quá trình xúc tiến ngoại giao văn hoá ở mỗi nƣớc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hoá Trung Quốc và
ngoại giao văn hoá Trung Quốc đối với khu vực Đơng Nam Á (ASEAN).
Trong đó, bao gồm: ngoại giao văn hoá và các phƣơng thức tiến hành ngoại
giao văn hố của Trung Quốc ở khu vực Đơng Nam Á; những tác động đối
với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á .
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về ngoại giao văn hoá của
Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, giới hạn trong khoảng thời gian
2000 đến năm 2014.

10


5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn tài liệu.
Trong giới hạn khả năng cho phép, chúng tôi cố gắng tiếp xúc với các
nguồn tài liệu sau đây:
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các bài phát biểu,

các hồi ký... của các lãnh đạo Trung Quốc và Đông Nam Á;
- Nguồn tƣ liệu là những sách chun khảo, tạp chí, luận văn nghiên
cứu có liên quan nhƣ những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nƣớc nhƣ: Joseph S. Nye, Bates Gill và Yanzhong Huang, Mingjiang
Li, Bành Tân Lƣơng, Nguyễn Minh, Nguyễn Thị Thu Phƣơng, Nguyễn Thu
Mỹ, Chử Bích Thu, PGS.TS Đỗ Tiến Sâm, TS Lê Văn Mỹ,…
- Các bài báo của các tạp chí, chủ yếu tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á,
tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, các nguồn tin của Thơng tấn xã, phát thanh,
truyền hình, thơng tin mạng…
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận Mác – Lênin và
các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành, chủ yếu sử dụng phƣơng pháp
lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lôgic và các phƣơng pháp bộ môn nhằm tái
hiện một cách khách quan, khoa học về hoạt động ngoại giao văn hóa của
Trung Quốc ở Đơng Nam Á.
Bên cạnh đó, các phƣơng pháp liên ngành khác nhƣ: tổng hợp, thống
kê, phân tích, đối chiếu, so sánh và dự báo… cũng đƣợc sử dụng để giải quyết
những vấn đề khoa học đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn.
Với năng lực có hạn của bản thân, chúng tôi đã thực sự nỗ lực để luận
văn “Hoạt động ngoại giao hoá văn của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á
(2000 - 2014)” đạt đƣợc những đóng góp nhất định sau đây:

11


Luận văn có điểm qua những thành tựu cơ bản của văn hố truyền
thống Trung Quốc, từ đó cho thấy những giá trị mang tính lịch sử cũng nhƣ
mang giá trị tinh thần to lớn của nền văn hoá này; thấy đƣợc sự kết tinh trí tuệ
của 56 dân tộc Trung Hoa trong hơn 5000 năm lịch sử, nền văn hố Trung

Quốc - một trong những cái nơi văn minh của nhân loại.
Luận văn có tìm hiểu về sự trỗi dậy của Trung Quốc những năm đầu
thế kỷ XXI, đồng thời cho thấy vai trị của văn hố và hoạt động ngoại giao
văn hoá (sức mạnh mềm văn hoá) trong quá trình hình thành sức mạnh tổng
hợp của đất nƣớc Trung Quốc. Từ đó, có cái nhìn tồn diện về những chiến
lƣợc phát triển cũng nhƣ phần nào hiểu đƣợc tham vọng cố hữu của Trung
Quốc.
Luận văn bƣớc đầu có những nhận định về mức độ tác động từ hoạt
động ngoại giao văn hoá của Trung Quốc đối với khu vực Đơng Nam Á. Góp
phần đƣa ra cái nhìn khách quan, sâu sắc về tham vọng của Trung Quốc khi
tiến hành những hoạt động ngoại giao văn hoá ở khu vực Đơng Nam Á. Từ
đó, chỉ rõ Đơng Nam Á đang đứng trƣớc nguy cơ từ sức mạnh mềm văn hố
Trung Quốc.
7. Bố cục của luận văn.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sơ hình thành hoạt động ngoại giao văn hóa của Trung
Quốc đối với các nƣớc Đông Nam Á
Chƣơng 2. Một số hoạt động ngoại giao hoá văn của Trung Quốc đối
với khu vực Đông Nam Á từ năm 2000 đến năm 2014.
Chƣơng 3. Tác động của hoạt động ngoại giao văn hóa Trung Quốc

12


Chƣơng 1.
CƠ SỞ HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HĨA
TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐƠNG NAM Á
1.1 Khái niệm ngoại giao văn hoá.
Văn hoá là một từ tiếng Hán, do Lƣu Hƣớng ngƣời thời Tây Hán nêu ra

đầu tiên. Nhƣng lúc bấy giờ hai chữ văn hố có nghĩa là “dùng văn để hố”,
nói một cách khác, văn hoá tức là giáo hoá. Đến thời cận đại nghĩa của chữ
văn hố có phần khác trƣớc.
Văn hố trong tiếng Anh và tiếng Pháp là culture. Chữ này có nguồn
gốc từ chữ la tinh cultura, nghĩa là trồng trọt, cứ trú, luyện tập, lƣu tâm… Đến
giữa thế kỷ XIX, do sự phát triển của các khoa nhân loại học, xã hội học, dân
tộc học…, khái niệm văn hoá đã thay đổi. Ngƣời đầu tiên đƣa ra định nghĩa
về văn hoá là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nƣớc Anh. Ơng nói:
“Văn hố là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật,
đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con ngƣời
đạt đƣợc trong xã hội” [12;7]. Sau đó các học giả đã đƣa ra nhiều định nghĩa
về văn hoá.
Nhƣ vậy, văn hoá cùng xuất hiện đồng thời với lồi ngƣời, khi con
ngƣời biết chế tạo ra cơng cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hố.
Đầu tiên là văn hố vật chất, sau đó là sáng tạo ra văn hoá tinh thần…Vậy,
văn hoá là toàn bộ những giá trị mà loài ngƣời sáng tạo ra từ khi loài ngƣời
xuất hiện đến nay.
Trên thế giới hiện nay có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá. Văn
hoá gắn liền với con ngƣời mà con ngƣời ở mỗi thời đại lịch sử lại khác nhau,
mỗi dân tộc khác nhau có những cái nhìn khác nhau về văn hoá.
Từ các quan điểm về văn hoá, chúng ta có thể hiểu bản chất của văn hố
bao gồm toàn bộ hoạt động sáng tạo của con ngƣời sản sinh ra các giá trị vật

13


chất và giá trị tinh thần. Và nói đến văn hố phải nói đến dân tộc, một dân tộc
tồn tại nhờ có văn hố, mất văn hố đồng nghĩa với dân tộc đó chấm dứt sự
tồn tại độc lập của mình. Ngồi ra, có thể thấy văn hố mang tính nhân loại, vì
văn hố là sản phẩm sáng tạo của con ngƣời mà nhu cầu cơ bản của con ngƣời

là giống nhau, chính vì thế mà có sự giao lƣu và tiếp nhận văn hoá giữa các
dân tộc trên thế giới một cách tự nhiên.
Thực tế lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy rằng, một trong những
bản chất của văn hố là có tính giao lƣu tiếp xúc. Các nền văn hoá dân tộc
tiếp xúc, ảnh hƣởng lẫn nhau làm phong phú cho nhau và có thể làm tổn hại
cho nhau nếu nhƣ khơng có nội lực.
Ngoại giao văn hóa xuất hiện chính thức và mang tính quốc tế từ thế kỷ
XV – XVII, khi các phát kiến địa lý với quy mô lớn đƣợc thực hiện, các con
đƣờng mới đƣợc khai thông cùng với sự bành trƣớng của chủ nghĩa thực dân
phƣơng Tây.
Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào những
năm 80 thế kỷ XX, và cách mạng thông tin phát triển nhanh chóng, dẫn tới
sự ra đời của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, với sức truyền bá thông
tin lan toả nhanh chóng trên phạm vi tồn cầu…Giao lƣu văn hố xun
quốc gia ngày càng sơi động và đƣợc thực hiện thơng qua nhiều hình thức
nhƣ: giao lƣu văn hố dân gian, giao lƣu văn hố giữa chính phủ. Do đó,
văn hố trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong hoạt động ngoại giao
của các quốc gia hiện đại. Dƣới tác động của tồn cầu hố, giao lƣu văn hố
ngày càng đóng vai trị nổi bật trong quan hệ quốc tế, các nƣớc trên thế giới
rất coi trọng việc sử dụng văn hố tự thể hiện mình, tun truyền quan điểm
giá trị của mình, nâng cao và mở rộng ảnh hƣởng của quốc gia. Văn hoá trở
thành một hình thức ngoại giao mới, độc lập trong hoạt động đối ngoại của
một quốc gia, đó là ngoại giao văn hoá.

14


Theo tác giả Bành Lƣơng Tân, xét về ý nghĩa “ngoại giao” truyền thống,
“Ngoại giao văn hoá là một chủ đề mới nằm giao thoa giữa hai lĩnh vực văn
hoá và ngoại giao…ngoại giao văn hố là ngoại giao thơng qua các nội dung

truyền bá, giao lƣu văn hoá, là một loại hoạt động ngoại giao trong đó quốc
gia có chủ quyền lợi dụng phƣơng thức văn hoá nhằm đạt đƣợc mục đích
chính trị hoặc đạt đƣợc ý đồ chiến lƣợc đối ngoại đặc biệt”[28;40].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, ngoại giao văn hóa là một hoạt động đối
ngoại, đƣợc nhà nƣớc tổ chức, ủng hộ hoặc bảo trợ. Hoạt động này đƣợc triển
khai trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu
chính trị, đối ngoại đƣợc xác định, bằng các hình thức văn hóa nhƣ: nghệ
thuật, lịch sử, tƣ tƣởng, truyền thống, ẩm thực, phim, ấn phẩm, văn học...
Không nhằm lợi nhuận, ngoại giao văn hóa quảng bá hình ảnh và nâng cao vị
thế của đất nƣớc, dân tộc. Mục tiêu của ngoại giao văn hóa là góp phần đảm
bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, hình ảnh
quốc gia trên trƣờng quốc tế. Hầu hết các nƣớc trên thế giới nhìn nhận vai trị
hết sức quan trọng của ngoại giao văn hố, vì nó vừa là nền tảng tinh thần,
vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại, bộ trợ hữu hiệu cho
các trụ cột ngoại giao. Nội hàm của ngoại giao văn hoá rất rộng:
Các cƣờng quốc triển khai ngoại giao văn hóa với mục tiêu hàng đầu là
mở rộng ảnh hƣởng và thể hiện vị thế cƣờng quốc của mình trên thế giới. Ví
dụ, Mỹ mở rộng những giá trị về dân chủ và nhân quyền ra bên ngoài nhằm
tạo lập sự thống trị và ảnh hƣởng rộng khắp trên thế giới. Trung Quốc xác
định văn hóa là một cấu phần của sức mạnh quốc gia để vƣơn ra bên ngoài,
thiết lập hàng trăm viện Khổng giáo giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung
Hoa tại khắp các châu lục. Pháp chủ trƣơng mở rộng khơng gian văn hóa
Pháp ra bên ngồi thơng qua việc truyền bá văn hóa, ngơn ngữ Pháp. Các
nƣớc bậc trung có xu hƣớng coi trọng nhƣ nhau mục tiêu tăng cƣờng ảnh
hƣởng và phát triển thông qua ngoại giao văn hóa. Ấn Độ thơng qua văn hóa

15


để vừa thể hiện giá trị văn hóa lâu đời vừa kết hợp với ngoại giao kinh tế. Hàn

Quốc coi thế kỉ XXI là thế kỷ của văn hóa, vừa sử dụng ngoại giao văn hóa để
vƣơn ảnh hƣởng lên tầm tồn cầu, vừa khai thác ngành cơng nghiệp văn hóa
và khai thơng, thúc đẩy hợp tác chính trị kinh tế. Các nƣớc nhỏ lấy mục tiêu
phát triển làm trọng tâm trong triển khai ngoại giao văn hóa. Các nƣớc này có
xu hƣớng gắn việc quảng bá văn hóa với phát triển du lịch, nổi bật là Singapo
không ngừng tiếp thu văn hóa, văn minh bên ngồi để làm giàu bản sắc văn
hóa bản địa. Bản thân của hoạt động ngoại giao văn hố khơng trực tiếp mang
lại lợi nhuận, mà đó là chiếc cầu nối bền vững cho sự phát triển trên nhiều
lĩnh vực, trong đó phải kể đến là kinh tế.
1.2. Thế mạnh của văn hóa Trung Quốc trong việc thực thi chính sách
ngoại giao văn hóa ở Đơng Nam Á
Thứ nhất, các giá trị của văn hóa Trung Quốc là thế mạnh cốt lõi hình
thành nên ngoại giao văn hóa hay chính sách sử dụng sức mạnh mềm của
nước này.
Nằm ở giao điểm các nền văn minh, sự đa dạng thậm chí tới mức phức
tạp của văn hoá Trung Hoa chủ yếu đƣợc tạo nên từ sự tích hợp của ba vùng
văn hố: văn hố lúa khơ (miền Bắc), văn hoá du mục (miền Tây Nam), văn
hoá lúa nƣớc (miền Nam). Trên nền tảng của sự đa dạng và độc đáo này, một
nền văn minh Trung Hoa lâu đời với nhiều thành tựu rực rỡ đã ra đời. Đó là
nền văn minh có sự dung hồ tinh tế giữa tinh thần nhập thế Nho gia, sự
nghiêm luật của Pháp gia, khát vọng hoà hợp với tự nhiên của Đạo gia và triết
lí giải thốt của Phật giáo để hình thành nên những giá trị văn hố tinh thần
mang đậm bản sắc Trung Hoa. Đây cũng là đất nƣớc có cống hiến cho nhân
loại nhiều thể loại và hiện tƣợng văn học độc đáo (Kinh thi, Sở từ, Tản văn
tiên Tần, Đƣờng Thi, Tống từ, tiểu thuyết Minh Thanh). Không chỉ đạt tới
đỉnh cao của các lĩnh vực văn học nghệ thuật, Trung Quốc còn là nƣớc nổi
tiếng trong khoa học kỹ thuật với “tứ đại phát minh” (giấy, kỹ thuật in, thuốc

16



súng, la bàn). Chính những thành tựu rực rỡ đó đã khiến cho văn hoá Trung
Quốc trở nên đặc biệt hấp dẫn với các nƣớc có chung nền văn hố nông
nghiệp ở khu vực Đông Á[14;30].
Trung Quốc là một quốc gia có nền văn minh cổ xƣa phƣơng Đơng.
Dân tộc Trung Hoa trải qua mấy nghìn năm tơi luyện và hoà hợp, kết tụ và
phát triển, đã trở thành một dân tộc vĩ đại tràn đầy sức sống trong cộng đồng
các dân tộc thế giới. “Dân tộc Trung Hoa đã thu hút đƣợc mn phƣơng mà
lại có phong thái độc đáo, hình thành nên nền văn hố Trung Hoa rực rỡ
muôn màu mà lại đa nguyên nhất thể, rộng lớn sâu lắng mà lại mộc mạc tƣơi
đẹp”[8; 5]. Văn hoá Trung Quốc là nền văn minh độc lập sừng sững tại phía
Đơng thế giới với một dáng vẻ riêng biệt của mình.
Theo nhiều học giả thì các nƣớc chịu ảnh hƣởng của văn hố Hán đều
có những mối liên hệ “đồng văn”. Ở đó, sự thống nhất quốc gia dựa trên cơ sở
văn học chính trị chứ khơng phải bằng kinh tế thị trƣờng. Xã hội coi trọng văn
hoá giáo dục, ham học hỏi, mê chữ nghĩa văn chƣơng hơn là tài sản, gia thế,
chức tƣớc và hình thành một đạo lý sống có “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, một lối
ứng xử mang tính cộng đồng bền chặt. Khi bƣớc vào hiện đại, các nƣớc này
đều chủ trƣơng “Đông học vi thể, Tây học vi dụng”, tạo nên mơ hình phát
triển có hiệu quả trong việc kết hợp giữa khoa học kỹ thuật phƣơng Tây với
việc quản lý xã hội phƣơng Đơng. Tuy nhiên q trình hội tụ của văn hóa
Trung Hoa diễn ra theo con đƣờng “mƣu đồ bá vƣơng” với tính “hiếu đại, hỉ
cơng, cùng binh, độc vũ” mang tính áp đặt, đồng hố với tƣ tƣởng dân tộc
nƣớc lớn, nên làm cho các quốc gia lân cận hết sức e ngại.
Thứ hai, đồng hóa văn hóa là một trong những biện pháp mà Trung Quốc
đã sử dụng từ rất sớm trong lịch sử của quốc gia này đối với Đông Nam Á.
Lịch sử phát triển của Trung Quốc từ cổ trung đại cho đến ngày nay
đều thể hiện là một nƣớc lớn trong khu vực cũng nhƣ thế giới. Từ thời cổ đại
Trung Quốc đã luôn tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lƣợc thơn tính các


17


nƣớc khác nhằm mở rộng lãnh thổ của mình. Sau những cuộc chiến tranh, là
những chính sách cai trị hà khắc nhƣ chia để trị, tô thuế nặng nề, cống
nạp…và đặc biệt là chính sách đồng hố văn hố. Có thể nói đây là chính
sách thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ.
Chúng đƣa ngƣời Hán vào sinh sống cùng cƣ dân bản địa, bắt cƣ dân các
nƣớc này phải theo phong tục tập quán của ngƣời Hán, đồng thời phải kết hôn
với ngƣời Hán. Đây có thể xem nhƣ một hình thức truyền bá văn hoá Trung
Hoa – giao lƣu cƣỡng bức văn hố. Và nếu nhƣ một dân tộc khơng kiên
cƣờng, khơng có nền văn hố sâu sắc đƣợc trƣởng thành từ lịch sử của một
dân tộc anh hùng, đầy khát vọng độc lập cũng nhƣ tự tơn dân tộc, thì có thể
văn hố dân tộc đó đã hồ tan cùng dịng chảy văn hoá Hán. Một minh chứng
lịch sử rõ ràng nhất, đó là nghìn năm Bắc thuộc của dân tộc Việt Nam. Đây
cũng chính là con đƣờng chủ yếu để văn hố Hán đến với các nƣớc trong khu
vực Đơng Nam Á.
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, nƣớc CHND Trung Hoa
“dị tìm” một cấu trúc văn hóa mới mang tính hiện đại. Tuy nhiên, sau mƣời
năm Đại cách mạng văn hoá, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sai lầm trong
việc điều chỉnh định hƣớng xây dựng văn hoá mới trên cở sở phủ nhận và phá
huỷ nền văn hố truyền thống. Trong thời kỳ này, q trình chuyển đổi sang
mơ hình văn hố hiện đại của Trung Quốc đã bị trói buộc và kìm hãm trong
một thời gian dài. Có thể thấy rằng, văn hóa Trung Quốc thời kỳ này gắn với
khẩu hiệu “văn nghệ phục vụ chính trị” và trở thành hạt nhân của hệ thống lí
luận, coi tiêu chuẩn chính trị, tính giai cấp, là tiêu chuẩn quan trọng định giá
sự phát triển của văn hố Trung Quốc sau giải phóng. Cụ thể, trong lĩnh vực
văn hoá, việc lấy đấu tranh giai cấp làm cƣơng lĩnh đã thƣờng xuyên châm
ngòi nổ cho những cuộc phê phán gay gắt đối với những ngƣời làm công tác
văn hoá và những tác phẩm văn nghệ, phủ định những dịng chảy chính và

thành tích của cơng tác văn hố, dẫn đến hàng loạt các sự kiện phản văn hoá

18


nhƣ: cuộc “Vận động tƣ tƣởng” (1951), “Trấn áp phản cách mạng” (1953),
“Đại cách mạng văn hoá” (1966 – 1967)…Với lối tƣ duy “cách mạng hoá”
văn hoá nhƣ vậy Đảng Cộng sản Trung Quốc, vơ hình chung đã biến văn hố
thành cơng cụ phá huỷ hệ giá trị truyền thống, huỷ hoại di sản, “tẩy não” và
đẩy hàng triệu trí thức vào kết cục bi thảm. Từ một nền văn hố có diện mạo
phong phú, sức sống mãnh liệt, văn hoá Trung Quốc dần dần rơi vào khủng
hoảng do bị bó hẹp phạm vi phát triển, trói buộc tƣ tƣởng và kìm hãm sức
sáng tạo[16;74].
Cơng cuộc cải cách mở cửa với tƣ duy xây dựng CNXH mang đặc sắc
Trung Quốc, thuyết Ba đại diện, Thuyết xã hội hài hòa.... đã thay đổi cơ bản
diện mạo văn hóa xã hội Trung Quốc. Từ đồng hóa văn hóa trong thời kỳ
trƣớc, sức mạnh mềm của văn hóa Trung Hoa đƣợc nhận thức rõ nét hơn,
đƣợc xem nhƣ một công cụ để nƣớc này khẳng định vị thế siêu cƣờng thế
giới.
Thứ ba, Trung Quốc có cơ sở địa chiến lược, có nhân tố người Hoa
đơng đảo để thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa, đặc biệt là đối với khu
vực Đơng Nam Á.
Trung Quốc có một bộ phận ngƣời Hoa ở hải ngoại có vị trí quan trọng,
đặc biệt ở các nƣớc Đơng Nam Á. Theo thống kê có khoảng 60 triệu Hoa kiều
sinh sống ở khắp nơi trên thế giới trong đó chủ yếu là ở khu vực Đơng Nam Á
[30]. Nhiều thế kỷ nay, cộng đồng ngƣời Hoa nhập cƣ sinh sống tại các quốc
gia ở Đông Nam Á là rất đông đảo. Họ là tầng lớp ngƣời lao động, các doanh
nhân, những ngƣời nhập cƣ vì lý do kinh tế, ở các trình độ khác nhau; đồng
thời là những ngƣời chuyển tải và lƣu thơng kinh tế, văn hố giữa Trung
Quốc và các nƣớc trong khu vực.

Trung Quốc có một phần hải đảo (Hồng Kông, Ma Cao, Hải Nam) có
một vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ giữa các nƣớc Đông Nam Á và
Trung Quốc. Ngày nay Hồng Kông, Ma cao đã trở về với Trung Quốc nhƣng

19


ngƣời Trung Quốc vẫn tìm mọi biện pháp, mọi hình thức quản lý (một nƣớc
hai chế độ) để hai địa phƣơng này vẫn giữ vị trí cầu nối giữa Trung Hoa và
các nƣớc khác trong đó có Đơng Nam Á.
Trong truyền thống quan hệ quốc tế, Trung Quốc có hai con đƣờng
thông thƣơng ra thế giới: con đƣờng tơ lụa trên đƣờng bộ về phía Tây Nam và
con đƣờng tơ lụa trên biển đi về phía Đơng Nam. Đó là cửa ngõ của Trung
Quốc đi qua biển Đông - nơi sinh sống của cƣ dân Đông Nam Á cả hải đảo
lẫn lục địa. Do đó mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á trên lục địa
đã quan trọng nhƣng trên biển còn quan trọng hơn.
Thứ tư, sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc tạo điều kiện mạnh mẽ
cho Trung Quốc sử dụng sức mạnh của ngoại giao văn hóa như một cơng cụ
của chính sách đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc đã thu đƣợc những
thành tựu rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ trong
hoạt động ngoại giao. Từ năm 2002 đến 2007, GDP tăng bình quân hàng năm
10,6%, năm 2007 GDP Trung Quốc đạt 24.660 tỉ NDT (tƣơng đƣơng trên
3400 tỉ USD), kim ngạch ngoại thƣơng đạt 2.170 tỉ USD, dự trữ ngoại tệ trên
1.520 tỉ USD [27;56]. Trung Quốc đã hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu sau 5
năm gia nhập WTO và mở rộng hoạt động đối ngoại ra phạm vi toàn thế giới.
Trong những năm qua ảnh hƣởng và vị thế của Trung Quốc đƣợc nâng cao
hơn bao giờ hết trên trƣờng quốc tế. Trung Quốc là một trong những nhân tố
chính của ổn định thị trƣờng tài chính – tiền tệ thế giới, đã từng mua chứng
khoán của Mỹ với tổng giá trị hon 800 tỉ USD. Đồng nhân dân tệ của trung

Quốc đứng trƣớc triển vọng trở thành ngoại tệ chung của Châu Á. Trung
Quốc biến thành “thỏi nam châm thu hút” nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là
nguồn đảm bảo cho kinh tế và ngoại thƣơng tăng trƣởng nhanh. Đến năm
2007, Trung Quốc đã sử dụng hơn 800 tỷ USD đầu tƣ nƣớc ngồi, trong đó

20


×