Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng anh ở trường thpt (áp dụng dạy học phần hóa học đại cương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 153 trang )

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG
ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Áp dụng dạy học phần hóa học đại cƣơng)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 3
1.Lí do chọn đề tài ........................................................................................................................... 3
2.Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................... 5
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 5
4.Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................. 5
5.Giả thuyết khoa học ...................................................................................................................... 5
6.Điểm mới của đề tài ...................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................................... 7
1.1. Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh ........................................... 7
1.1.1. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập ....................................... 7
1.1.2. Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh ........................................................ 7
1.1.3. Hội nhập với giáo dục thế giới .............................................................................................. 7
1.2.1. Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 –
2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) .......................................................................................... 8
1.2.2. Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa học tự
nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT chuyên ........................................................................ 12
1.2.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự
nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT chuyên. ....................................................................... 13
1.2.3.1. Thuận lợi........................................................................................................................... 13
1.2.3.2. Khó khăn ........................................................................................................................... 13
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG
ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................... 15
2.1. Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh ...................................................................... 15
2.1.1. Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh ......................................... 15
2.1.2. Xây dựng hệ thống mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong dạy học hóa học ............................. 18
2.1.3.1. Dạy học lí thuyết ............................................................................................................... 47
2.1.3.2. Dạy học bài tập ................................................................................................................ 53


2.1.3.3. Dạy học thực hành ............................................................................................................ 58
2.2.2. Tốc độ phản ứng cân bằng hóa học .................................................................................. 100
2.2.3. Phản ứng oxi hóa – khử ..................................................................................................... 110
2.2.4. Dung dịch điện li – Phản ứng axit-bazơ – Chuẩn độ ........................................................ 124
2.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập hóa học bằng tiếng Anh ................................................. 143
1


2.3.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá .............................................................................................. 143
2.3.2. Nội dung kiểm tra .............................................................................................................. 144
2.3.3. Đánh giá kết quả ............................................................................................................... 144
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................................... 145
3.1. Mục đích của thực tập sư phạm ............................................................................................ 145
3.2. Nhiệm vụ của thực tập sư phạm ........................................................................................... 145
3.3. Đối tượng thực tập sư phạm ................................................................................................. 145
3.4. Nội dung và tiến trình thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 145
3.4.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 145
3.4.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ........................................................................................ 146
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................................................................. 147
3.6. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 148
3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 151
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 154

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, hội nhập đã trở thành xu

thế tất yếu thì yêu cầu của xã hội đối với con người cũng ngày một cao hơn. Do đó,
việc phát triển giáo dục khơng chỉ nhằm “nâng cao dân trí” mà cịn phải “đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”. Muốn đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có
khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén và có khả năng hội nhập cao, đáp ứng được u
cầu chung thì xã hội cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thế hệ trẻ từ những ngày còn trên
ghế nhà trường, khi mà người học vừa mới tiếp cận với kiến thức khoa học cơ bản và
quan trọng hơn cả là phải đổi mới tư duy, kỹ thuật dạy học.
Sự bùng nổ thông tin đã làm thay đổi sâu sắc quan niệm về việc học. Trước đây,
UNESCO đưa ra bốn cột trụ của việc học là:
+ Học để biết
+ Học để làm
+ Học để tự khẳng định mình
+ Học để cùng chung sống với nhau
Nay điều chỉnh “Học để biết” thành “Học để học cách học” (learning to learn);
“Học để tự khẳng định mình” thành “Học để sáng tạo” (learning to create). Tại sao
phải điều chỉnh như vậy? Vì học để biết thì biết đến bao nhiêu cho vừa, trong khi khoa
học, công nghệ đang phát triển như vũ bão, bản thân mỗi người khó mà có thể tiếp
nhận được hết tất cả các tri thức mà nhân loại đã bổ sung, phát triển từng giờ, từng
ngày. Vậy phải học cách học để khi cần kiến thức nào thì có thể tự học để có được kiến
thức đó. Học khơng chỉ để chiếm lĩnh tri thức mà cịn để biết phương pháp đi đến tri
thức đó. Muốn làm được điều đó con người phải trang bị đủ kiến thức cần thiết, trong
đó ngơn ngữ là một vấn đề hết sức quan trọng.
Ngày nay, với người học, việc thay đổi cách học là tất yếu để có thể học suốt đời
thì với người dạy, việc tiếp cận các kỹ thuật dạy học, thay đổi cách dạy càng trở nên
quan trọng, bức thiết hơn. Người dạy phải là người am hiểu về sự học, là chuyên gia
của việc học, phải dạy cho người ta cách học đúng đắn.
Có thể nói mục đích cao nhất của việc dạy học hiện nay là phát triển năng lực tư
duy và mang lại khả năng hội nhập cho người học. Trong thực trạng của nền giáo dục
nước nhà, một thời gian quá lâu chỉ nặng về dạy kiến thức mà không xem trọng dạy kỹ
năng cho học sinh. Chính vì vậy mà phần lớn học sinh, sinh viên khi học xong không

3


thể hội nhập xã hội như các nước trên thế giới. Gần đây, nền giáo dục nước ta đã có sự
chuyển biến và đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học, đặc biệt là chú
trọng việc phát triển kiến thức và kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho học sinh. Nhờ đó đã
mang lại những hiệu quả ban đầu rất rõ rệt: dành nhiều giải cao trong các kỳ thi quốc
tế, số lượng và chất lượng của học sinh du học nước ngoài ngày càng tăng, kỹ năng
giao tiếp và hội nhập quốc tế của học sinh, sinh viên Việt Nam ngày càng được khẳng
định...Từ kết quả đó cho thấy chiến lược phát triển và sự đổi mới trong giáo dục hiện
nay đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi tích cực.
Trong giáo dục hiện nay, mặc dù vai trò của người học được nâng cao, giáo dục
đòi hỏi người học phải là cá nhân tích cực, chủ động, sáng tạo trong q trình dạy học
nhưng vai trò và nhiệm vụ của người thầy trong thời đại ngày nay khơng hề mờ nhạt
mà cịn được coi trọng hơn và đòi hỏi cũng cao hơn trước đây. Muốn phát triển năng
lực tư duy và tạo cơ hội hội nhập cho người học, người dạy không chỉ dạy theo chuẩn
kiến thức và kỹ năng của chuyên môn mình để hồn thành nội dung chương trình mà
cịn phải mở rộng, nâng cao, cho người học tiếp cận với các vấn đề khoa học theo
nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời cịn phải có kiến thức về ngoại ngữ và tin học để
không những phục vụ nghiên cứu tài liệu mà cịn có thể dạy mơn của mình bằng ngoại
ngữ. Làm như thế không chỉ đơn thuần để nâng cao hiệu quả dạy học, vượt qua các kỳ
thi mà còn để phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ cho học sinh, từ
đó người học có thể xử lý tốt những vấn đề liên quan đến kiến thức chun mơn mà
cịn có cơ hội để rèn luyện được kỹ năng từ vốn ngoại ngữ của mình một cách chủ
động, khoa học.
Hố học là một mơn khoa học lý thuyết-thực nghiệm, đóng một vai trị quan
trọng trong hệ thống các mơn khoa học cơ bản, góp phần hình thành thế giới quan khoa
học và tư duy khoa học cho người học. Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh
được xây dựng nhằm giúp giáo viên có một phương pháp dạy học hiệu quả nhằm giúp
người học ngoài việc nắm vững tri thức, rèn luyện năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo,

nâng cao khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống, đồng thời còn tạo cho
người học một phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả.
Hiện nay, việc dạy học các mơn khoa học nói chung và dạy học Hóa học nói
riêng bằng tiếng Anh cịn nhiều bở ngỡ và khó khăn như: chưa có một chương trình cụ
thể, chi tiết; chất lượng đội ngũ giáo viên và năng lực ngoại ngữ của học sinh chưa đáp
ứng được yêu cầu, chưa có một phương pháp dạy học hiệu quả... Do vậy địi hỏi tồn
4


ngành giáo dục phải vào cuộc một cách nghiêm túc để khắc phục những hạn chế trên,
trong đó các thầy cơ giáo trực tiếp giảng dạy cũng phải tích cực nâng cao năng lực
ngoại ngữ đồng thời tìm tịi, xây dựng và tích lũy cho mình một phương pháp dạy học
nhằm đạt hiệu quả dạy học cao nhất.
Với mong muốn xây dựng một phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh có
chất lượng, phục vụ tốt cho việc phát triển năng lực tư duy và rèn luyện kỹ năng giao
tiếp ngoại ngữ cho học sinh THPT; đồng thời cũng bước đầu thúc đẩy quá trình nghiên
cứu phương pháp dạy học tiếng Anh, chúng tôi chọn đề tài “ Phương pháp dạy học hóa
học bằng tiếng Anh ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Tiêu chí của việc dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh là để học sinh có
thể đọc, hiểu, viết bài bằng tiếng Anh nhằm hỗ trợ cho công việc học tập, nghiên cứu
sau này. Qua chương trình này, học sinh có thể tự đọc tài liệu, nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến mơn học và có thể trình bày sự hiểu biết của mình về mơn học khi cần
thiết, việc này giúp ích rất nhiều cho học sinh khi tham gia các kỳ thi quốc tế hoặc có
nguyện vọng đi du học sau này. Vì vậy, mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần
xây dựng một phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên nói chung và Hóa học
nói riêng bằng tiếng Anh để giúp giáo viên có một phương pháp dạy và học sinh có
một phương pháp học hiệu quả.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống các phương pháp dạy học hoá học bằng tiếng Anh cho học sinh THPT.
- Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học bằng tiếng Anh ở trường THPT chuyên được Bộ Giáo
dục và Đào tạo chọn làm thí điểm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học hóa học (trong các tài liệu
Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học...), các vấn đề của dạy học hóa học bằng
tiếng Anh thuộc phạm vi các nội dung về hóa học đại cương trong chương trình hóa
học THPT.
Nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kỹ năng mơn hố học
THPT.
5


Nghiên cứu và phân tích các phương pháp dạy học hóa học trong các tài liệu và
trên mạng internet.
Nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu cách soạn và xây dựng phương pháp dạy học môn KHTN bằng tiếng
Anh của một số giáo viên THPT.
Học hỏi kinh nghiệm của giáo viên có kinh nghiệm đứng lớp.
Điều tra thăm dò ý kiến và thực nghiệm sư phạm.
5. Giả thiết khoa học
Trong quá trình dạy học bằng tiếng Anh, nếu giáo viên xây dựng được hệ thống
phương pháp luận đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng học sinh thì sẽ có tác dụng
tốt, phát triển được tư duy, rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, nâng cao hiệu quả dạy học
hoá học ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu chung của ngành, của xã hội trong thời kỳ
hội nhập quốc tế hiện nay và tương lai.
6. Điểm mới của đề tài
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống từ vựng liên quan đến chương trình hố học phổ

thơng, có thể giúp giáo viên và học sinh sử dụng vào bài học trong quá trình dạy học.
- Hệ thống mẫu câu soạn liên quan sâu sắc đến bản chất của môn học và các định
luật cơ bản của hoá học giúp vận dụng nhanh vào việc dạy học các bài cụ thể, góp phần
đảm bảo việc lĩnh hội kiến thức dễ dàng mà vẫn phát triển tư duy và rèn kỹ năng giao
tiếp tiếng Anh cho học sinh.
- Các phương pháp được sử dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp giúp giáo viên hình
thành khái niệm và phương pháp dạy học đối với từng loại bài cụ thể.
- Bài giảng thực nghiệm sư phạm được lựa chọn được mang tính khái quát, đặc
trưng cho từng kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh; được soạn theo hướng đổi
mới phương pháp nhưng vẫn đảm bảo khơng vượt khỏi nội dung chương trình và
phương pháp dạy học hiện nay.

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thơng bằng tiếng Anh
1.1.1. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập
Trong đề án triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ mục tiêu dạy học các
môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường THPT là nhằm rèn luyện và phát triển
kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh cho học sinh. Nếu so với những học sinh có điều
kiện và năng lực tương đương thì các em học sinh tham gia học lớp có dạy học các
mơn khoa học bằng tiếng Anh có nhiều thời gian tiếp xúc, làm việc với các hoạt động
nói, viết, giao tiếp với tiếng Anh hơn, bên cạnh đó các em cịn được tiếp xúc với nhiều
kiến thức liên quan đến các môn khoa học thông qua tiếng Anh nên lượng kiến thức
các em có được cũng nhiều và phong phú hơn. Chính vì vậy mà các em có điều kiện tốt
hơn để rèn các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh như nói, viết, giao tiếp và làm
việc độc lập để nghiên cứu, tìm tịi kiến thức khoa học.
1.1.2. Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh
Qua việc học các môn khoa học bằng tiếng Anh đã cung cấp cho học sinh một

lượng kiến thức khoa học tương đối lớn, hơn nữa nó cịn rèn cho học sinh các kỹ năng
sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh một cách bài bản và khoa học. Chính vì vậy, mà học sinh
hoàn toàn tự tin trong việc giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh, không chỉ ở những sự
giao tiếp thơng thường mà cịn cả những vấn đề liên quan đến khoa học và cuộc sống,
đó là những lợi thế mà học sinh chỉ học chuyên ngành tiếng Anh không dễ có được.
1.1.3. Hội nhập với giáo dục thế giới
Trong xu thế hiện nay của giáo dục thế giới là học để chung sống, để hội nhập
…Nếu chúng ta chỉ giáo dục và đào tạo ra những sản phẩm chỉ biết ngơn ngữ nước
ngồi khơng thì chưa đủ. Bởi vì, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, bản thân người
tham gia hội nhập không chỉ cần ngôn ngữ mà còn cần rất nhiều kiến thức liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học…Do vậy, việc
dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh sẽ là tạo điều kiện tốt nhất cho các em có
cơ hội tiếp xúc và lĩnh hội với các tri thức của nhân loại thông qua tiếng Anh. Chính
nhờ cách dạy học này mà học sinh rèn luyện được các kỹ năng học thuật tiếng Anh, tự
tin trong giao tiếp và sẵn sàng hội nhập với thế giới nhân loại trong thời đại hiện nay,
đó cũng là góp phần hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế tri thức của thế giới.

7


Ngành giáo dục càng có nhiều sản phẩm hội nhập với thế giới một cách cơng bằng thì
càng chứng minh cho tính đúng đắn trong chiến lược phát triển của giáo dục Việt Nam.
1.2. Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng
tiếng Anh ở trƣờng phổ thông
1.2.1. Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên
giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)
Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, nhất là giáo dục các môn văn hóa trong
trường THPT, ngày 24 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã ban hành đề án phát
triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020. Đề án phát
triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ đã bắt đầu

triển khai, trong đó có nội dung “Nghiên cứu, thí điểm áp dụng một số chương trình
dạy học tiên tiến của thế giới tại một số trường THPT chuyên trọng điểm; thí điểm áp
dụng việc giảng dạy mơn tốn, vật lý, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh tại một
số trường THPT chuyên”. Đề án này cùng với đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” là “đòn bẩy kép” trong việc thực hiện
nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cả giáo viên và học sinh Việt Nam.
Mục tiêu chung của đề án là: “Xây dựng và phát triển các trường trung học phổ
thông chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao,
đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ phát hiện những học sinh có tư chất thơng minh, đạt kết quả xuất sắc trong
học tập để bồi dưỡng thành những người có lịng u đất nước, tinh thần tự hào, tự tơn
dân tộc; có ý thức tự lực; có nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự
nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài,
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội
nhập quốc tế. Các trường trung học phổ thơng chun là hình mẫu của các trường trung
học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục”.
Một trong những mục tiêu cụ thể và quan trọng của đề án là xây dựng và phát
triển đội ngũ nhà giáo và chất lượng học sinh. Đề án nêu rõ: “ Phát triển đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của
chuẩn nghề nghiệp; nâng tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng
thời với việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường trung học phổ thông chuyên. Đến
8


2015, có 100% cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng
thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng
được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp; tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo
dục trong các trường trung học phổ thông chuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiên

tiến của thế giới. Đến năm 2015, có ít nhất 50% học sinh được xếp loại học lực giỏi;
70% học sinh giỏi, khá về tin học; 30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí
do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Đến năm 2020, có ít
nhất 70% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 90% học sinh giỏi, khá về tin học; 50%
học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại
ngữ châu Âu ban hành”.
Các nội dung hoạt động cụ thể nhằm thực hiện thành công dự án bao gồm:
- Đào tạo tại nước ngồi về trình độ thạc sĩ cho 200 giáo viên; về giảng dạy các
mơn tốn, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh cho 730 giáo viên. Bồi
dưỡng tại nước ngoài về kinh nghiệm quản lý giáo dục cho 73 cán bộ quản lý; về giảng
dạy tiếng Anh cho 600 giáo viên dạy môn tiếng Anh. Đào tạo trong nước về trình độ
thạc sĩ cho 500 giáo viên; về giảng dạy các mơn tốn, vật lí, hóa học, sinh học, tin
học bằng tiếng Anh cho 1090 giáo viên. Bồi dưỡng trong nước về tiếng Anh, tin học
cho 1560 cán bộ quản lý, giáo viên; về phát triển chương trình, tài liệu mơn chun,
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá cho 1460 giáo viên dạy mơn chun.
- Xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu giảng dạy về 05 hoạt động giáo dục
bồi dưỡng năng khiếu theo lĩnh vực chuyên; về giảng dạy bằng tiếng Anh các mơn
tốn, vật lí, hóa học, sinh học, tin học ở các lớp 10, 11, 12. Biên soạn tài liệu hướng
dẫn phát triển chương trình, giảng dạy môn chuyên; tài liệu hướng dẫn đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; tài liệu dạy học trực tuyến, dạy học theo dự
án. Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Thực hiện
đánh giá, kiểm định các trường trung học phổ thông chuyên. Tổ chức các hội thảo
trong nước, quốc tế về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
- Biên soạn tài liệu về hướng dẫn phát triển chương trình các mơn chun, về đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; về dạy học trực tuyến, dạy học
theo dự án;
- Mở các khóa đào tạo trình độ thạc sĩ, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, giảng dạy
tiếng Anh, giảng dạy các mơn tốn, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh
trong nước, nước ngồi và các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học,
9



năng lực phát triển chương trình, nội dung dạy học cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý;
- Nghiên cứu, thí điểm áp dụng một số chương trình dạy học tiên tiến của thế giới
tại một số trường trung học phổ thơng chun trọng điểm; thí điểm áp dụng việc giảng
dạy mơn tốn, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh tại một số trường trung
học phổ thông chuyên; tiến tới thực hiện giảng dạy các môn toán, tin học bằng tiếng
Anh tại các trường trung học phổ thông chuyên vào năm 2015;
- Nghiên cứu đổi mới việc tổ chức thi học sinh giỏi; việc tuyển chọn, bồi dưỡng
đội tuyển dự thi olympic quốc tế và khu vực; tăng cường tổ chức các kỳ thi mang tính
chất giao lưu giữa các trường trung học phổ thông chuyên;
- Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ giữa trường trung học phổ thơng chun với
các trường đại học có lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao và các cơ sở giáo dục
đại học nước ngồi có các học sinh năng khiếu xuất sắc đang học tập. Hình thành cơ sở
dữ liệu theo dõi, đánh giá kết quả học tập, làm việc, cống hiến của các học sinh
chuyên;
- Đầu tư kinh phí mở rộng, nâng cấp, xây mới nhằm đảm bảo các trường trung học phổ
thông chuyên đều đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015; ưu tiên kinh phí xây dựng 15 trường
trung học phổ thơng chun trọng điểm được lựa chọn;
- Xây dựng hệ thống phòng chức năng, ký túc xá cho những học sinh ở nội trú,
nhà ăn, nhà tập đa năng, hội trường; phòng học bộ môn đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn với
trang thiết bị đồng bộ và hiện đại;
- Xây dựng hệ thống thư viện điện tử, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, viễn
thông và internet trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên. Xây dựng
website các trường trung học phổ thơng chun tồn quốc;
- Tăng cường huy động các nguồn lực từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp, hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục để
xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại cho
các trường trung học phổ thông chuyên;

- Tổ chức các hội thảo trong nước, quốc tế về tuyển chọn, bồi dưỡng, phát triển năng
khiếu của học sinh;
- Tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ
thơng chun trên tồn quốc.

10


- Nâng cấp các trường trung học phổ thông chuyên thành các trường trung học phổ
thông đạt chuẩn quốc gia mức độ cao, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 50% trường
trung học phổ thơng chun có chất lượng dạy học tương đương với các trường tiên
tiến trong khu vực và quốc tế;
- Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, dạy tăng cường tiếng Anh,
chuẩn bị triển khai dạy và học các mơn vật lí, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh ở
khoảng 30% số trường. Mỗi năm tăng thêm 15 - 20% số trường, hoàn thành vào năm
2020;
- Chọn lựa giới thiệu chương trình, tài liệu có chất lượng của nước ngồi để các
trường trung học phổ thông chuyên tham khảo, vận dụng.
Trong phần nhiệm vụ và giải pháp, đề án chú trọng nhiều về vấn đề đào tạo, bồi
dưỡng trình độ tiếng Anh cho cán bộ quản lí và giáo viên, đồng thời đổi mới chương
trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh. Cụ thể như sau:
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên;
đưa đi bồi dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài các giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong các
trường trung học phổ thông chuyên. Tổ chức các khóa đào tạo ngắn, dài hạn trong,
ngồi nước về giảng dạy bằng tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn tốn, vật lí, hóa
học, sinh học, tin học, để từng bước thực hiện dạy học các môn học này bằng tiếng
Anh trong các trường trung học phổ thông chuyên; xây dựng các diễn đàn trên internet
để giáo viên và học sinh trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập. Tổ chức các hội
thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các cơ sở
giáo dục trong, ngồi nước có đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

- Chương trình giáo dục trong trường trung học phổ thông chuyên xây dựng theo
hướng hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực và thế giới; nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học; tạo
điều kiện để học sinh phát triển toàn diện, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin học và
ngoại ngữ; phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; kỹ năng thực hành, tăng khả
năng hoạt động thực tiễn. Biên soạn khung tài liệu chuyên sâu giảng dạy các mơn
chun; tài liệu hướng dẫn phát triển chương trình các môn chuyên; tài liệu phục vụ
cho việc thực hiện giảng dạy bằng tiếng Anh các mơn tốn, vật lí, hóa học, sinh học,
tin học; tài liệu về tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm bồi dưỡng năng khiếu theo
lĩnh vực chuyên như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, quản lý...Lựa chọn giới thiệu

11


một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngồi để các trường trung học
phổ thơng chun tham khảo, vận dụng.
- Đổi mới phương thức tuyển sinh, thi học sinh giỏi: xây dựng các quy định về
tuyển sinh vào trường trung học phổ thông chuyên theo hướng kết hợp giữa thi tuyển
và xét tuyển. Từng bước áp dụng phương pháp phát hiện năng khiếu, xác định chỉ số
thông minh, chỉ số sáng tạo trong việc tuyển sinh vào trung học phổ thơng chun; Bổ
sung, hồn thiện quy định về sàng lọc học sinh các trường trung học phổ thơng chun
để hàng năm, từng học kỳ có thể tuyển chọn bổ sung những học sinh có năng khiếu
thực sự và chuyển những học sinh không đủ điều kiện học trong các trường trung học
phổ thông chuyên ra các trường trung học phổ thông khác; Nghiên cứu đổi mới việc tổ
chức thi học sinh giỏi, tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển dự thi olympic quốc tế và khu
vực; tăng cường các kỳ thi mang tính chất giao lưu giữa các trường trung học phổ
thông chuyên thuộc các vùng trên cả nước.
1.2.2. Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các
môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT chuyên
Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020 của Chính

phủ đã bắt đầu triển khai, trong đó có nội dung “Nghiên cứu, thí điểm áp dụng một số
chương trình dạy học tiên tiến của thế giới tại một số trường THPT chuyên trọng điểm;
thí điểm áp dụng việc giảng dạy mơn tốn, vật lý, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng
Anh tại một số trường THPT chuyên”. Đề án này cùng với đề án “Dạy và học ngoại
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” là “đòn bẩy kép” trong
việc thực hiện nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cả giáo viên và học sinh Việt Nam.
Cho đến nay, việc triển khai dạy một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đã
được thực hiện tại các trường THPT chuyên KHTN-ĐH Quốc gia Hà Nội, THPT
chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, THPT Lê Viết
Thuật TP.Vinh, và một số trường trọng điểm của các tỉnh… Kết quả thí điểm cho thấy
bước đầu đã có một số thành cơng. Nhưng cũng cịn nhiều tồn tại về trình độ tiếng Anh
của giáo viên chưa đạt yêu cầu, học sinh có sự chênh lệch lớn về trình độ, chưa có
chương trình học chính thức, tài liệu dạy học thiếu thốn... “Đây là thách thức lớn đòi
hỏi cần phải bàn bạc, xây dựng lộ trình phù hợp”.

12


1.2.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các
môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT chuyên.
1.2.3.1. Thuận lợi
Đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh của Bộ Giáo dục và
Đào tạo bước đầu gặp một số thuận lợi như: đề án được nghiên cứu và triển khai thí
điểm khắp các trường trọng điểm trong cả nước, được nhiều trường ủng hộ, thực hiện
và được phụ huynh học sinh đồng tình cao. Bên cạnh đó, ở các trường THPT hiện nay
vẫn có giáo viên có trình độ ngoại ngữ để đảm nhiệm thực hiện giảng dạy, số lượng
học sinh có năng lực học tiếng Anh tương đối nhiều. Từ đó, có cơ sở nhân rộng và phát
triển mơ hình thí điểm ra nhiều trường khác trong cả nước. Bước đầu triển khai dự án
thí điểm cũng đã thu được những thành công và hiệu quả nhất định.
1.2.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì việc triển khai thí điểm đề án dạy các mơn khoa
học tự nhiên bằng tiếng Anh cũng còn nhiều vấn đề phải trăn trở và đối mặt. Đó là sự
khó khăn hết sức cơ bản nhưng để khắc phục được thì cịn là một vấn đề nan giải ở
phía trước. Đó là sự khó khăn về chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực học tập của
học sinh, về phân phối chương trình, thậm chí là khó khăn ngay cả trong tư tưởng
người cán bộ. Cụ thể như sau:
- Khó về giáo viên
Hiện nay lý do quan trọng nhất khiến một số trường dè dặt với chủ trương dạy học
môn khoa học tự nhiên của Bộ Giáo dục & ĐT là thiếu đội ngũ giáo viên vừa giỏi
chuyên môn vừa thông thạo ngoại ngữ. Hiện số giáo viên giàu kinh nghiệm trong
trường thì đã lớn tuổi, nên khả năng tiếng Anh còn nhiều hạn chế, nhất là ở khâu truyền
đạt. Ở độ tuổi từ 40-50, nếu có bồi dưỡng tiếng Anh thì coi như ơn lại từ đầu”. Đây
cũng là khó khăn ở ngay cả những trường được xem là đủ điều kiện. Để cải thiện tình
trạng này, mỗi trường cần phải có những cách làm phù hợp với đặc điểm và khả năng
của nhà trường.
- Trình độ học sinh chƣa đều
Thực tế ở các trường cho thấy trình độ tiếng Anh của học sinh ở các trường
chuyên rất khác nhau. Vì thế, để có thể tiếp thu được bài giảng địi hỏi phải có lộ trình
trang bị “vốn liếng” tiếng Anh chứ không thể ngay một lúc tiến hành đồng loạt mà tất
cả các học sinh đều hiểu bài và tích cực tham gia. Do đó, để khắc phục khó khăn này
địi hỏi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải tâm huyết và chịu khó suy nghĩ để đưa ra
13


được phương pháp dạy học phù hợp; còn đối với học sinh tích cực, chủ động nắm bắt
và khắc phục những hạn chế, thiếu sót về kiến thức của mình mới có khả năng tiếp thu
nội dung kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
- Chƣa có chuẩn
Cho đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có một chương trình cụ
thể cho các trường thí điểm dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Đây là

điều băn khoăn, trăn trở của hầu hết các trường bởi khi khơng có chuẩn chương trình
thì mỗi trường phải “tự bơi ” để xây dựng chương trình mà khơng có căn cứ nào để so
sánh. Việc khơng thống nhất chuẩn chương trình giữa các trường sẽ dẫn đến việc đánh
giá kết quả học sinh và hiệu quả thực hiện của các trường thiếu tính chính xác và sẽ
cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xây dựng một khung
chương trình chuẩn để các trường thống nhất sử dụng và sẽ giúp cho việc thực hiện đề
án có được tính thống nhất cao.

14


CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Phƣơng pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh
2.1.1. Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh
Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống
kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trị là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển
kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngơn ngữ nào, vai trị của từ vựng cũng hết sức
quan trọng. Có thể thấy một ngơn ngữ bất kỳ nào cũng là một tập hợp của các từ
vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ
vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ,
độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện
chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy, việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử
dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngơn ngữ nói
chung và tiếng Anh nói riêng.
Trong dạy học hố học bằng tiếng Anh thì việc cấp từ vựng cho học sinh và giúp
học sinh nhớ để vận dụng nắm kiến thức truyền thụ của giáo viên là khâu hết sức
quan trọng. Khi xây dựng hệ thống từ vựng có thể lựa chọn sắp xếp hệ thống từ vựng
theo thứ tự A, B, C theo từ điển hoá học Việt – Anh hoặc sắp xếp hệ thống từ vựng
theo từng chủ đề, từng chương của từng nội dung hoá học theo A, B, C . . . Ở đây

chúng tôi lựa chọn theo phương án sắp xếp thứ hai, vì theo cách sắp xếp này giáo
viên có thể dễ dàng tra cứu các từ vựng liên quan đến nội dung và chủ đề các bài dạy.
Việc xây dựng hệ thống từ vựng trong dạy học hố học bằng tiếng Anh giáo viên
khơng chỉ có tập hợp thống kê từ vựng rồi chép cho học sinh là được mà vấn đề quan
trọng là giáo viên sau khi xây dựng hệ thống từ vựng thì cần phải có phương pháp học
tập để nắm vững hệ thống từ vựng một cách chắc chắn và tạo cho mình sở hữu một vốn
từ vựng phong phú. Nhờ đó giáo viên có thể tăng khả năng giao tiếp, viết luận và diễn
thuyết bài giảng của mình một cách tự tin và thành cơng. Ngồi việc xây dựng và cung
cấp hệ thống từ vựng thì giáo viên cần có phương pháp phù hợp để giới thiệu từ vựng
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần
giới thiệu và luyện tập từ vựng, phù hợp với trình độ, gắn liền với nội dung bài học
và các chủ đề mà học sinh quan tâm, có biện pháp kiểm tra, khuyến khích học sinh
học từ thường xuyên. Thỉnh thoảng, trong các giờ học tự chọn giáo viên yêu cầu học
sinh viết từ vựng ra các phiếu mà giáo viên thiết kế để luyện tập, ôn lại và chơi trò
15


chơi để tìm ra người chiến thắng, người nhớ được nhiều từ, đặt ví dụ nhiều nhất, đọc
đúng và nhiều định nghĩa nhất....
Như vậy, việc xây dựng hệ thống và cung cấp từ vựng cho học sinh là một trong
những khâu quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức, thời
gian để sưu tầm, sắp xếp, học tập, nghiên cứu phương pháp cung cấp và rèn luyện kỹ
năng tiếp nhận, nắm bắt nội dung của học sinh từ đó mới đạt được hiệu quả cao trong
việc triển khai các khâu lên lớp và mục tiêu bài học.
Để xây dựng vốn từ vựng chúng ta có thể sử dụng nhiều cách: Chúng ta có thể sử
dụng từ điển, tìm các thuật ngữ Hóa học liên quan đến chủ đề và bài chương cần dạy
hoặc có thể lấy vốn từ qua các sách Hóa học tiếng Anh hay tra cứu các thuật ngữ Hóa
học trong sách giáo khoa Hóa học THPT hiện hành chuyển đổi sang thuật ngữ tiếng
Anh.
Ví dụ: khi dạy bài 1- Thành phần nguyên tử, thuộc chương 1, SGK hóa học lớp 10

nâng cao. Chúng ta có thể xây dựng được như sau:
atomic bomb: bom nguyên tử
atomic bond: liên kết nguyên tử
atomic bridge: cầu nguyên tử

atomic particle: hạt nguyên tử
atomic radius: bán kính nguyên tử
atomic shell: vỏ nguyên tử

atomic charge: điện tích nguyên tử

atomic structure: cấu trúc nguyên tử

atomic disruption: sự phân tách nguyên tử
atomic distance: khoảng cách nguyên tử
atomic energy: năng lượng nguyên tử
atomic field: trường nguyên tử
atomic fission: sự phân chia hạt nhân
nguyên tử
atomic formula: công thức cấu tạo,
công thức nguyên tử

atomic symbol: kí hiệu nguyên tử
atomic theory: thuyết nguyên tử
atomic volume: thể tích nguyên tử
atomic weight: trọng lượng nguyên tử
atomic (adj): nguyên tử
atomicity (n): số lượng nguyên tử trong
phân tử
atomization heat: nhiệt nguyên tử hóa


atomic group: nhóm nguyên tử
atomic mass number: đơn vị khối lượng
nguyên tử
atomic mass: khối lượng nguyên tử
atomic nuclear structure: cấu tạo nhân
nguyên tử
atomic number: số hiệu nguyên tử

attractive force: lực hấp dẫn, lực hút
average atomic mass: nguyên tử khối
trung bình
average radius: bán kính trung bình
beam (n): chùm, tia
bombarding particle: hạt cơ bản bắn phá
bombardment (n): sự bắn phá
16


cathode ray (n): tia âm cực

nuclear force: lực hạt nhân

central atom: nguyên tử trung tâm
charge density: mật độ điện tích
charge transfer: sự chuyển điện tích

nuclear radius: bán kính hạt nhân
nuclear reaction: phản ứng hạt nhân
nuclear reactors: lò hạt nhân


component (n): thành phần
composition (n): thành phần cấu tạo

nuclear structure: cấu trúc hạt nhân
nuclear (adj): hạt nhân

diameter (n): đường kính
discharge phenomena: hiện
phóng điện

nucleus (n): hạt nhân
particle (n): hạt
positive charge: điện tích dương

tượng

discharge (n): phóng điện
effusion (n): sự phóng lưu
electric field: điện trường
electrically neutral atoms: nguyên tử
trung hòa điện

proton (n): hạt mang điện tích dương
radius (n): bán kính
shell (n): vỏ, lớp
theory of atomic structure: thuyết cấu
tạo nguyên tử

electronic mass: khối lượng electron

electronic charge: điện tích electron
electronic (adj): thuộc electron

theory on elementary particles: lý thuyết
về hạt cơ bản

electrostatic force: lực tĩnh điện
electrostatic repulsion: lực đẩy tĩnh điện
electrostatic (adj): thuộc tĩnh điện học
elementary particle: hạt cơ bản
experiment (n): cuộc thử nghiệm
fluorescence lamp: đèn huỳnh quang
fluorescence screen: màn huỳnh quang
fluorescence spectrum: phổ huỳnh quang
fluorescence tube: ống huỳnh quang
mass (n): khối lượng
negative charge: điện tích âm
neutral atom: ngun tử trung hịa
neutron (n): nơtron
nuclear charge: điện tích hạt nhân
nuclear collision: sự va chạm hạt nhân
nuclear fission: sự phá vỡ hạt nhân
17


Cách lựa chọn từ vựng để dạy từng phần: có rất nhiều vốn từ tiếng Anh trong Hóa
học, nhưng giáo viên phải xây dựng hệ thống từ vựng theo từng chủ đề, từng vấn đề
cần dạy và cần cung cấp cho học sinh trong tiết học đó, chứ khơng phải xây dựng từ
vựng một cách ngẫu nhiên. Điều đó sẽ làm cho người dạy không chủ động trong việc
sử dụng từ và người học khó thể tiếp thu một cách có hệ thống.

2.1.2. Xây dựng hệ thống mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong dạy học hóa học
Trong dạy học nói chung và trong dạy học hố học bằng tiếng Anh nói riêng ở mỗi
chương trình đều có mẫu câu chung và mẫu câu riêng được sử dụng trong quá trình dạy
học. Một số mẫu câu thường dùng như: hãy nêu định nghĩa, khái niêm....về ....; hãy xác
định ...; hãy cho biết...; hãy so sánh ...của với...; quan sát...và cho biết...; hãy tiến hành
...và nêu hiện tượng xảy ra...; hãy dự đốn tính chất của...
Để thuận lợi trong việc dạy học hoá học bằng tiếng Anh, chúng ta cần phải xây
dựng hệ thống các loại mẫu câu chung và riêng cho mỗi chương, mỗi chủ đề. Trước hết
cần phải xây dựng được hệ thống mẫu câu bằng tiếng Việt, sau đó giáo viên thực hiện
việc phân loại mẫu câu và chuyển mẫu câu tiếng Việt thành tiếng Anh. Trong quá trình
soạn giáo án lên lớp, giáo viên sử dụng mẫu câu đã xây dựng để hồn thiện giáo án mà
khơng cần phải vừa soạn giáo án vừa xây dựng mẫu câu và chuyển mẫu câu thành
tiếng Anh. Ở đây, chúng tôi đã xây dựng được một số dạng mẫu câu sử dụng trong
phạm vi giới hạn của đề tài như sau:
Mẫu câu riêng:
- So sánh hơn với tính từ ngắn: short - adj + er + than
Example:
Electron has much less mass than atom.
Electron có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với nguyên tử.
Fluorine atom has greater mass than that of carbon atom.
Nguyên tử flo có khối lượng lớn hơn nguyên tử cacbon.
3d subshell energy is higher than the subshell energy 4s.
Năng lượng phân lớp 3d cao hơn năng lượng phân lớp 4s.
Sodium is stronger metal than aluminum.
Natri có tính kim loại mạnh hơn nhôm.
Bromine is weaker nonmetal than flourine.
Brom có tính phi kim yếu hơn của flo.
18



Chlorine atom is greater electronegativity than hydrogen atom.
Nguyên tử clo có độ âm điện lớn hơn nguyên tử hiđro.
Atomic crystal has higher melting point than molecular crystal.
Tinh thể nguyên tử có nhiệt độ nóng chảy cao hơn tinh thể phân tử.
The radius of P3- is greater than S2-.
Bán kính của ion P3- lớn hơn của ion S2-.
The ionization energy of Bo atom is less slightly than berium atom.
Năng lượng ion hóa của nguyên tử Bo nhỏ hơn của nguyên tử Be.
Atomic diameter is greater than the diameter of the nucleus about 1000 times.
Đường kính nguyên tử lớn hơn bán kính của hạt nhân khoảng 1000 lần.
The bond length in N2O is less than in NO.
Chiều dài liên kết trong N2O nhỏ hơn trong NO.
Gold has higher ionization energy than silver
Vàng có năng lượng ion hóa cao hơn bạc.
Fluorine is a stronger oxidizer than chlorine.
Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.
Iodide ion has stronger reductibility than chloride ion.
Ion iotđua có tính khử mạnh hơn ion clorua.
Halogens are stronger oxidizer than other elements of the same group..
Halogen có tính oxi hóa mạnh hơn các nguyên tố khác.
Ions of alkali metals are weaker oxidizer than of other groups
Các ion của kim loại kiềm có tính oxi hóa yếu hơn của nhóm khác
The solubility product (Ksp) of AgCl is greater than of Mg(OH)2.
Tích số tan của AgCl lớn hơn của Mg(OH)2.
Sulfuric acid is stronger than sulfurous acid.
Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfurơ.
Carbonic acid is weaker than acetic acid.
Axit cacbonic yếu hơn axit axetic.
In alkaline solution, concentration of OH- is greater than of H+.
Trong dung dịch kiềm, nồng độ [OH-] lớn hơn nồng độ [H+].

- So sánh hơn với tính từ dài: more + long adj + than
AgCl is more soluble than AgI.
19


AgCl có độ tan nhiều hơn AgI.
AgCl is less soluble than AgF.
AgClcó độ tan ít hơn AgF.
- So sánh nhất với tính từ ngắn: the + short adj + est.
Hydrogen atom has the smallest radius of about 0.053nm.
Nguyên tử hiđro có bán kính nhỏ nhất khoảng 0.053nm.
1s orbital has the lowest energy.
Obitan 1s có năng lượng thấp nhất.
F atom has the highest electronegativity in periodic table.
Nguyên tử flo có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn.
The lightest atomic nucleus (that is hydrogen) is more than 1830 times the mass
of an electron
Hạt nhân nguyên tử nhẹ nhất(đó là hiđro) có khối lượng hơn 1830 lần của một
electron.
The K- shell is the lowest energy state of an atom.
Năng lượng các electron lớp K là thấp nhất.
Diamond is the hardest of all elements.
Kim cương cứng nhất trong tất cả các nguyên tố.
 Is an atomic nucleus the smallest particle that cannot be subdivided?
Hạt nhân nguyên tử đã phải là phần tử nhỏ nhất không thể phân chia ?
The highest oxidation number of sulfur is + 6.
Số oxi hóa cao nhất của S là + 6.
The lowest oxidation number of sulfur is - 2.
Số oxi hóa thấp nhất của S là -2.
The lowest oxidation number of halogens is - 1.

Số oxi hóa thấp nhất của nhóm halogen là - 1.
- So sánh với tính từ dài: the + most + long- adj.
 Noble gas elements are the most durable.
Nguyên tố khí hiếm là bền nhất.
 Fluorine is the most powerful of all non-metallic elements.
Flo có tính phi kim mạnh nhất.
 Hydrogen is the least electronegative element.
Nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất là hiđro.
20


- So sánh kép (càng… càng…):
Tính từ ngắn: the Adj-er + S +V…, the Adj-er + S +V…
Tính từ dài: the more Adj + S + V …, the more Adj + S + V…
The higher the electronegativity of an atom, the stronger the non-metallic element
Độ âm điện của nguyên tử càng lớn, tính phi kim của các nguyên tố càng mạnh.
The lower the electronegativity of an atom, the stronger the metallic of elements.
Độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ, tính kim loại của các nguyên tố càng mạnh.
The more easily atoms obtain electron, the stronger the non-metallic of elements
is.
Nguyên tử càng dễ nhận electron, tính phi kim của các nguyên tố càng mạnh.
The more easily atoms give electron, the stronger the metallic of elements is.
Nguyên tử càng dễ cho electron, tính kim loại của các nguyên tố càng mạnh.
- So sánh bội số: half, twice, three times,…
Atomic number of helium two times as many as of hydrogen.
Số hiệu nguyên tử của He gấp đôi số hiệu nguyên tử của hiđro.
CaCO3 weighs three times as many as Mg(OH)2.
Khối lượng của CaCO3 gấp ba khối lượng của Mg(OH)2.
- How many + countable nouns + be + there + in…?
How many molecules of water are there in 36.0(g) of H2O?

Có bao nhiêu phân tử nước trong 36g H2O?
How many grams of H2O are there in 2.5mmol of water?
Có bao nhiêu gam H2O trong 2.5mmol nước?
How many carbon atoms are there in 4.00.10-3mol of CaCO3?
Có bao nhiêu nguyên tử cacbon trong 4.00.10-3mol CaCO3?
How many protons/neutrons/electrons are there in the sodium atom?
Có bao nhiêu proton/nơtron/electron trong nguyên tử natri?
How many unpaired electrons are there in the Ni2+ ion?
Có bao nhiêu electron độc thân trong ion Ni2+?
How many + countable nouns …?
How many particles could be filled in the shell with n = 1?
Có bao nhiêu hạt có thể được điền vào lớp n = 1?
How many electrons can be filled in the shell with n=2?
21


Có bao nhiêu electron có thể được điền vào lớp n=2?
How many electrons can be placed in each of the following subshells: s, p, d, f?
Có bao nhiêu electron có thể được điền vào mỗi phân lớp sau: s, p, d, f?
How many subshells are there in the shell N (n = 4)?
Có bao nhiêu phân lớp trong lớp N (n = 4)?
How many elements change oxidation numbers in the reaction?
Có bao nhiêu nguyên tố thay đổi số oxi hóa trong phản ứng này?
How many moles of each gas are there in the equilibrium mixture?
Có bao nhiêu mol mỗi khí có mặt trong hỗn hợp cân bằng?
How many moles of CuI will dissolve in 1.0L of 0.1M NaI solution?
Có bao nhiêu mol CuI sẽ hịa tan trong 1lít dung dịch NaI 0.1M?
How many mL of 6.0N NaOH is required to neutralize 30.0mL of 4.0N HCl?
Có bao nhiêu mL NaOH 6.0N để trung hòa 30.0mL HCl 4.0N?
How many grams of ethyl alcohol are dissolved in 2.5kg of water?

Có bao nhiêu gam ancol etylic được hòa tan trong 2.5kg nước?
- How much + uncountable nouns + …?
How many carbon atoms are there in 5.00 grams of the compound CaCO3?
Có bao nhiêu nguyên tử cacbon có trong 5.00g hợp chất CaCO3?
How many calcium atoms are there in the amount of Ca(NO3)2 that contains
20.0g Nitrogen?
Có bao nhiêu nguyên tử canxi trong Ca(NO3)2 có chứa 20.0g Nitơ?
How many molecules of H2SO4 can be produced from 500kg of sulfur?
Có bao nhiêu phân tử H2SO4 được sản xuất từ 500kg lưu huỳnh?
How many molecules of KMnO4 is required to oxidize 100grams of Na2C2O4?
Có bao nhiêu phân tử KMnO4 cần để oxi hóa 100g Na2C2O4?
How many molecules of SrSO4 can dissolve in 0.01M HNO3?
Có bao nhiêu phân tử SrSO4 có thể hịa tan trong HNO3 0.01M ?
How many molecules of AgBr can dissolve in 1.00L of 0.40M NH3?
Có bao nhiêu phân tử AgBr có thể hịa tan trong 1.00L NH30.40M?
- Wh_ + to be/do + S + V + O…?
What is the oxidation state of hydrogen in LiAlH4?
Trạng thái oxi hóa của hiđro trong LiAlH4 ?
22


What is the oxidation number of chlorine in Ba(ClO3)2?
Số oxi hóa của clo trong Ba(ClO3)2?
What are the maximum and minimum oxidization numbers of nitrogen in its
compounds?
Số oxi hóa lớn nhất và nhỏ nhất của nitơ trong các hợp chất?
What can the weight of N2H4 be oxidized to N2 by 24.0g K2CrO4?
Khối lượng của N2H4 có thể oxi hóa thành N2 bởi 24.0g K2CrO4?
What is the composition of atom?
Thành phần cấu tạo của nguyên tử là gì?

What are the possible values of l for an electron with n = 3?
Các giá trị có thể của l cho một electron với n = 3 là gì?
What are the possible values of ms for an electron with ml = 0?
Các giá trị có thể của ms cho một electron với ml =0 là gì?
What is the name of the lowest shell which has a subshell “f” ?
Lớp thấp nhất trong đó có một phân lớp f là gì?
What is the molecular weight of CaCO3?
Khối lượng phân tử của CaCO3?
What is the charge of a sodium ion?
Điện tích của ion natri?
How many electrons are in potassium atom?
Số electron trong nguyên tử kali?
What are the electron configurations of Na+ and Ca 2+ ion?
Cấu hình electron của ion Na+ và Ca 2+ là gì?
Why do the isotopes of the same chemical element have different mass numbers?
Tại sao đồng vị của cùng nguyên tố hóa học khác nhau về số khối?
What is the atomic shell structure?
Cấu trúc vỏ nguyên tử là gì?
What is the relationship among the number of electrons, protons and atomic
number?
Có mối quan hệ gì giữa số electron, proton và số hiệu nguyên tử?
What is the electron configuration of atoms?
Cấu hình electron của nguyên tử là gì?
23


What is the maximum number of electrons in each subshell?
Số electron tối đa trong mỗi phân lớp?
What is the value of the equilibrium constant (Kc) for the reaction?
Giá trị hằng số cân bằng của phản ứng này là bao nhiêu?

What percentage of the CaCO3 would remain un-reacted at equilibrium?
Thành phần % của CaCO3 cịn lại khơng phản ứng tại cân bằng là bao nhiêu?
What is the partial pressure of the gaseous components at equilibrium?
Áp suất riêng phần của các thành phần khí tại cân bằng là bao nhiêu?
What is the total pressure in the flask?
Áp suất tồn phần trong bình là bao nhiêu?
What is the conjugate acid of HS-?
Axit liên hợp của HS- là gì?
What is the value of the Kc for the reaction ?
Giá trị hằng số phản ứng Kc?
What is the pH of 0.05M solution of Na2S?
pH của dung dịch Na2S 0.05M?
Why are Co3+ salts unstable in water?
Tại sao muối Co3+ không bền trong nước?
- Dạng bị động của động từ khuyết thuyết: S + may/must/can/should…+ be +
P2 .
Isotopes can be separated and used for specific purposes.
Đồng vị có thể được tách ra và được sử dụng cho các mục đích cụ thể.
They can be exploited to provide geological information.
Chúng có thể được khai thác để cung cấp thông tin địa chất.
Metallic radius, covalent bond or ionic radius can be defined according to the
types of bonding and between atoms.
Bán kính kim loại, kết cộng hóa trị hay bán kính ion có thể được xác định theo
các loại hình liên kết và giữa các nguyên tử.
Double and triple bonds can be formed when two or three electron pairs are
shared.
Liên kết đơi và liên kết ba có thể được hình thành khi hai hoặc ba cặp electron
được dùng chung.
24



The electron affinity of an atom can be defined as the ionization energy of the
negative ions.
Ái lực electron của một nguyên tử có thể được định nghĩa là năng lượng ion hóa
của các ion âm.
The electron configurations must be written for the elements according to the
Building up principle.
Cấu hình electron phải được viết cho các nguyên tố theo nguyên tắc xây dựng.
Exothermic reactions will be shifted to the left by increasing the temperature.
Phản ứng tỏa nhiệt sẽ được chuyển dịch sang trái bằng cách tăng thêm nhiệt độ.
Endothermic reaction will be shifted to the right by decreasing the temperature.
Phản ứng thu nhiệt sẽ được chuyển dịch sang phải bằng cách giảm nhiệt độ.
A catalyst should be used to speed up the rate of approach to equilibrium
Một chất xúc tác nên sử dụng để tăng tốc độ để tiếp cận đến cân bằng.
The equilibrium constant expression can be performed as a ratio of moles instead
of concentrations.
Biểu thức hằng số cân bằng có thể được nêu như một tỷ lệ mol thay vì nồng độ.
The total pressure can be caculated from the ideal gas law.
Áp suất tổng có thể được tính từ phương trình khí lý tưởng.
A true catalyst can be recovered and unchanged at the end of the reaction.
Một chất xúc tác thật sự có thể được phục hồi và khơng thay đổi sau khi phản
ứng.
Roman numerals should be used to distinguish oxidation states from ionic
charges.
Số La Mã được sử dụng để phân biệt trạng thái oxi hóa với điện tích ion.
CuS can be dissolved by adding a strong acid.
CuS có thể được hòa tan bằng cách thêm axit mạnh
The solution of some amphoteric oxides and hydroxides at high pH can be
interpreted as the effect of complexing agents
Dung dịch của oxit lưỡng tính và hiđroxit lưỡng tính tại pH cao có thể hiểu

giống như hiệu ứng phức
- S + may/can/should/must + V + O…
The equilibrium will shift to right/ left.
Cân bằng sẽ chuyển dịch sang trái/ phải.
25


×