Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ TRANG

ẢNH HƢỞNG CỦA Ơ NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU
LÊN TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI DÂN
THỊ TRẤN KỲ ANH, HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
(Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm)

Nghệ An – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phạm Thị Trang

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ TRANG

ẢNH HƢỞNG CỦA Ô NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU
LÊN TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI DÂN
THỊ TRẤN KỲ ANH, HÀ TĨNH

ẢNH HƢỞNG CỦA Ơ NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU
LÊN TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NGƢỜI DÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



THỊ(Chuyên
TRẤN
KỲ ANH, HÀ TĨNH
ngành Sinh học thực nghiệm)

Ngƣời hƣớng
dẫn khoa
học:
TS.học
NGUYỄN
THỊ GIANG AN
Chuyên
ngành:
Sinh
thực nghiệm
Mã số:

60.42.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ GIANG AN
Nghệ An – 2014

Nghệ An - 2014


i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ về mọi mặt của Bộ
môn Động vật – Sinh lí, khoa Sinh học và phịng Đào tạo Sau đại học, Trƣờng Đại
học Vinh và Trung tâm Quan trắc Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài
nguyên & Môi trƣờng Nghệ An, các thầy cô giáo, các nhà khoa học cũng nhƣ gia
đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cơ giáo tổ bộ mơn Động vật Sinh lí khoa Sinh học, phòng Đào tạo Sau Đại học và các phòng ban khác của
Trƣờng Đại học Vinh, y bác sĩ bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, đã tạo điều
kiện giúp tơi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Giang An,
ngƣời cơ đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và động viên trong quá trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Phạm Thị Trang


ii

MỤC LỤC
Trang
Trạng phụ bìa
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu ...............................................................................3
1.1. Trên thế giới .....................................................................................................3
1.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................4
1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng nghiên cứu ..........5
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................5
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................6
1.3. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................6
1.3.1. Khái niệm môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và sức khỏe .............................6
1.3.2. Khái niệm chất độc và độ độc .......................................................................7
1.4. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) .......................................7
1.4.1. Khái niệm ......................................................................................................7
1.4.2. Vai trò của HCBVTV ....................................................................................8
1.4.3. Phân loại các loại HCBVTV .........................................................................9
1.4.4. Tính chất chung của HCBVTV .....................................................................9
1.4.5. Một số thuốc trừ sâu thuộc nhóm hợp chất hữu cơ .....................................11
1.6. Tình hình ơ nhiễm HCBVTV tồn lƣu trên thế giới và ở Việt Nam .............17
1.6.1. Trên thế giới ................................................................................................17
1.6.2. Ở Việt Nam..................................................................................................18
1.7. Ảnh hƣởng của ô nhiễm HCBVTV tồn lƣu đến môi trƣờng và con ngƣời 19
1.7.1. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng .........................................................................20
1.7.2. Ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời ............................................................22


iii

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28
2.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu ..................................................................28
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................28

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................28
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................................29
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ..............................................................29
2.3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................29
2.3.4. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu môi trƣờng ...........................................29
2.3.5. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu hình thái, thể lực, sinh lý và sinh hóa..33
2.3.6. Phƣơng tiện nghiên cứu ...............................................................................38
2.3.7. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn (phụ lục) .................................................39
2.3.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...........................................................................39
2.4. Vấn đề đạo đức y sinh ......................................................................................39
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................40
3.1. Thực trạng môi trƣờng khu vực nghiên cứu .................................................40
3.1.1. Thực trạng môi trƣờng đất khu vực nghiên cứu ..........................................40
3.1.2. Thực trạng môi trƣờng nƣớc khu vực nghiên cứu ......................................43
3.1.3. Thực trạng mơi trƣờng khơng khí khu vực nghiên cứu ..............................45
3.2. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh học ở đối tƣợng nghiên cứu.............46
3.2.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .................................................46
3.2.2. Chỉ tiêu hình thái .........................................................................................47
3.2.3. Chỉ tiêu sinh lý.............................................................................................52
3.2.4. Chỉ tiêu sinh hóa ..........................................................................................56
3.2.5. Nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng lên Enzym Cholinesterase (ChE) .58
3.2.6. Chỉ tiêu huyết học ........................................................................................60
3.2.7. Thực trạng bệnh tật của đối tƣợng nghiên cứu ............................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
PHỤ LỤC



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
666

Hexaxyclohexan

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trƣờng

BVTV

Bảo vệ thực vật

ChE

Enzym Cholinesterase

CRK

Creatine phosphokinase

DDT

Dichloro diphenyl trichlorothane

ĐC

Đối chứng


GGT

Gamma Glutamyl Transferase

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trƣơng

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

HCT

Hemtocrit

HGB

Nồng độ Hemoglobin trong máu

LD50

Lethal Dosage 50

LYM


Bạch cầu Lympho

MCH

Lƣợng Hemoglobin trung bình trong hồng cầu

MCHC

Nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu

MCV

Thể tích trung bình hồng cầu

MONO

Bạch cầu Mono

NEUT

Bạch cầu trung tính Neut

NC

Nghiên cứu

PLT

Số lƣợng tiểu cầu


POP

Persistent organic pollutants

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RBC

Số lƣợng hồng cầu

RDW-CV

Dải phân bố kích thƣớc hồng cầu - Hệ số biến thiên

SGOT

Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase

SGPT

Serum Glutamic Pyruvic Transaminase

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UNICEF


Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc

WBC

Số lƣợng bạch cầu

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các biến đổi sinh hóa ở ngƣời tiếp xúc với thuốc BVTV

4

Bảng 1.2. Các triệu chứng nhiễm độc hóa chất BVTV(%) sau khi phun

5

Bảng 1.3. Bảng phân loại độc tính của WHO dựa vào LD50

10

Bảng 1.4. Phân nhóm chất độc BVTV tại Việt Nam


10

Bảng 3.1. Kết quả phân tích mơi trƣờng đất khu vực nghiên cứu

40

Bảng 3.2. Kết quả phân tích mơi trƣờng nƣớc mặt khu vực nghiên cứu

43

Bảng 3.3. Kết quả phân tích nƣớc ngầm gần khu vực nghiên cứu

44

Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí

45

Bảng 3.5. Tỷ lệ giới tính theo các theo nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu

47

Bảng 3.7. Chiều cao của đối tƣợng nghiên cứu

48

Bảng 3.8. Cân nặng của đối tƣợng nghiên cứu

49


Bảng 3.9. Vòng ngực trung bình của đối tƣợng nghiên cứu

50

Bảng 3.10. Chỉ số pignet của đối tƣợng nghiên cứu

51

Bảng 3.11. Tần số tim của đối tƣợng nghiên cứu

52

Bảng 3.12. Huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu

54

Bảng 3.13. Tần số hô hấp của đối tƣợng nghiên cứu

55

Bảng 3.14. Một chỉ tiêu đánh giá chức năng thận của đối tƣợng nghiên cứu

56

Bảng 3.15. Một chỉ tiêu đánh giá chức năng gan của đối tƣợng nghiên cứu

57

Bảng 3.16. So sánh kết quả xét nghiệm enzym Cholinesterase


58

Bảng 3.17: Chỉ số RBC, HGB, MCH của đối tƣợng nghiên cứu

60

Bảng 3.18: Chỉ số HCT, MCV, MCHC, RDW-CV của đối tƣợng nghiên cứu

61

Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu bạch cầu của đối tƣợng nghiên cứu

63

Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu tiểu cầu của đối tƣợng nghiên cứu

64

Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh tật của đối tƣợng nghiên cứu

66

Bảng 3.22. Tỷ lệ bệnh tật của đối tƣợng nghiên cứu

67


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Trang
Hình 1.1. Cấu tạo của DDT

13

Hình 1.2. Cấu tạo của 666

16

Hình 1.3. Sơ đồ tổng quát về sự dịch chuyển tích lũy và phản ứng của chất
thải trong tự nhiên
Hình 1.4. Sự phân bố các chất hữu cơ bay hơi trong môi trƣờng đất - nƣớc - khí

19
20

Hình 1.5. Sơ đồ hấp phụ tích lũy, phân chyển, chuyển đổi và bài tiết chất độc
của cơ thể con ngƣời

23

Hình 2.1. Máy xét nghiệm sinh hóa

38

Hình 2.2. Máy xét nghiệm huyết học XT1800i

38

Biểu đồ 3.1. Các nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu


47

Biểu đồ 3.2. So sánh Tần số tim, HATT, HATTr của nam nhóm tuổi 50-75
của đối tƣợng nghiên cứu
Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ ngƣời mắc bệnh của đối tƣợng nghiên cứu

54
66

Biểu đồ 3.4. So sánh tỷ lệ ngƣời mắc bệnh theo nhóm tuổi của đối tƣợng
nghiên cứu

67


1

MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kĩ thuật đã không ngừng nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của con ngƣời. Thành tựu của nó mang lại đã góp phần thay đổi tích cực
bộ mặt xã hội, đồng thời cũng tác động ngƣợc trở lại làm ảnh hƣởng xấu đến môi
trƣờng và sức khỏe của con ngƣời.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là các loại hoá chất do con ngƣời sản xuất ra
để phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc BVTV đƣợc phân
thành 2 loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ƣu điểm
là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng đơn giản, giúp con ngƣời kiểm sốt đƣợc
tình hình sâu bệnh, nâng cao năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy
nhiên, các loại thuốc trừ sâu đều chứa chất có tính độc cao, đó là những chất hữu cơ

độc tính cao và khó phân hủy (POP).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, POP có khả năng gây ung thƣ và hàng loạt ảnh
hƣởng xấu đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hệ nội tiết của con ngƣời. Để bảo vệ
sức khoẻ con ngƣời và chất lƣợng môi trƣờng, nhiều quốc gia trên thế giới đã tham
gia công ƣớc Stockholm năm 2001 nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn ảnh
hƣởng của POP.
Việt Nam (VN) cũng nhƣ nhiều nƣớc khác đang tồn tại các vấn đề về ơ
nhiễm mơi trƣờng bởi một số hóa chất BVTV thuộc nhóm POP, điển hình là
Diclorodiphenyl tricloroetan (DDT). DDT đã từng đƣợc sử dụng ở VN với khối
lƣợng lớn. Theo kết quả từ dự án điều tra của Trung tâm cơng nghệ xử lý mơi
trƣờng, thuộc Bộ Tƣ lệnh Hố học, kiểm kê ban đầu về tổng lƣợng thuốc BVTV tồn
đọng, quá hạn cần tiêu huỷ hiện nay trên phạm vi tồn quốc là khoảng 300 tấn.
Trong đó có khoảng 10 tấn DDT và 666 [41].
Theo ƣớc tính lƣợng hố chất BVTV tồn lƣu đã quá hạn sử dụng hoặc nằm
trong danh mục thuốc cấm sử dụng cần tiêu huỷ ở Hà Tĩnh hiện nay có mặt ở các
địa phƣơng rất lớn nhƣ: Hƣơng Sơn, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Can Lộc,...
gây ra ô nhiễm trầm trọng đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Đáng chú ý là tại
Thị trấn Kỳ Anh có đến hai kho thuốc tồn lƣu nằm ở tiểu khu 4 và tiểu khu 6, cho
đến nay nó vẫn cịn nhiều vấn đề nan giải [53]. Tại đây có khoảng hơn 300 hộ dân
đang sinh sống gần kho thuốc trừ sâu. Hầu nhƣ các hộ dân này sống chủ yếu dựa
vào nguồn nƣớc giếng tự đào. Nếu nhƣ kho thuốc trừ sâu này bị rò rỉ di chuyển theo
các mạch nƣớc ngấm vào giếng thì hậu quả khôn lƣờng.


2

Xuất phát từ nhu cầu thực tế với mong muốn tìm hiểu rõ ảnh hƣởng của
thuốc trừ sâu tồn dƣ lên tình trạng sức khỏe ở tiểu khu 6, khu phố Hƣng Thịnh, thị
trấn Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hƣởng của ô
nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe của ngƣời dân thị trấn Kỳ Anh,

Hà Tĩnh”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu khoa học để góp
phần vào cơng tác bảo vệ mơi trƣờng và cơng tác bảo vệ, chăm sóc tốt sức khỏe
ngƣời dân địa phƣơng.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng mơi trƣờng khơng khí, mơi trƣờng nƣớc, mơi trƣờng
đất tại địa điểm nghiên cứu.
- Đánh giá sự ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng do thuốc trừ sâu tồn dƣ lên
một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, huyết học và tình trạng sức khỏe của ngƣời dân
trong địa điểm nghiên cứu.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề ô nhiễm thuốc trừ sâu hóa học
đến sức khỏe của con ngƣời.
- Điều tra, đánh giá về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng tại tiểu khu 6, khu phố
Hƣng Thịnh, thị trấn Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí tại địa
điểm nghiên cứu.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng ơ nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm
tại địa điểm nghiên cứu.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng ơ nhiễm môi trƣờng đất tại địa điểm
nghiên cứu.
- Đánh giá sự ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng do thuốc trừ sâu tồn dƣ lên
một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, huyết học và tình trạng sức khỏe của nhóm TN,
khu phố Hƣng Thịnh, thị trấn Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
+ Đánh giá sự ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng do thuốc trừ sâu tồn dƣ lên
các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và huyết học của đối tƣợng nghiên cứu.
+ Đánh giá sự ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng do thuốc trừ sâu tồn dƣ lên
tình trạng bệnh lý của đối tƣợng nghiên cứu.


3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
Năm 2006, Philippe Grandjean và Philip Landrigan đã có cơng trình nghiên
cứu về sự ảnh hƣởng của các chất hóa học đến sự phát triển của trẻ em. Hậu quả về
sự ảnh hƣởng này có thể dẫn đến các triệu chứng nhƣ: Tự kỷ, ADHD (tăng động
giảm chú ý), loạn chức năng đọc và giảm chỉ số IQ.
Cũng trong năm này Philippe Grandjean và Philip Landrigan đã nghiên cứu
ra rằng có 5 loại chất hóa học - chỉ, methylmercury, asen, PCBs và toluene rất độc
hại với não bộ. Thời gian gần đây, dựa vào những kết quả nghiên cứu mới, họ thêm
vào danh sách những chất độc hại 6 chất nữa là Mangan, Fluoride, Chlorpyrifos,
Dichlorodiphenyltrichloroethane DDT), Tetrachloroethylene (PERC), (PBDE)
Polybrominated diphenyl ethers [47].
Gilles- Eric Séralini với cơng trình nghiên cứu sinh vật biến đổi gen và thuốc
diệt cỏ Roundup. Ông cho rằng Roundup là một loại rất độc và hệ quả nó mang lại
tƣơng đƣơng nhƣ một quả bom. Giáo sƣ cũng đã kiểm tra độc tố của 9 loại thuốc trừ
sâu trong số những loại đƣợc sử dụng nhiều nhất trên thế giới: 3 loại thuốc diệt cỏ
(Roundup, Matin E1, Starance 200), 3 loại thuốc trừ sâu (Pirimor G, Confidor,
Polysect Ultra) và 3 loại thuốc diệt nấm (Maronee, Opus, Eyetak). Khác với những lần
nghiên cứu trƣớc không chỉ kiểm tra thành phần trong các thuốc lần này Giáo sƣ
Seralini sẽ nghiên cứu những công thức để sản xuất ra 1 loại thuốc. Kết quả đƣa ra
khiến ngƣời đọc phải rùng mình: “8 cơng thức bào chế này trên trung bình có độc tính
cao hơn các thành phần hoạt tính gấp cả trăm lần” [47].
Về tác hại của thuốc trừ sâu, Viện quốc gia về sức khỏe và nghiên cứu thuốc
(Inserm) ƣớc tính trong mùa xuân năm 2013 đã xuất hiện một số bệnh nhƣ ung thƣ
tuyến tiền liệt, bạch cầu hay các bệnh thối hóa thần kinh. Một số ngƣời tin vào
nghiên cứu của Giáo sƣ Seralini, số khác còn lƣỡng lự nhƣng với những hệ quả trên
ta có thể thấy kết quả nghiên cứu của Giáo sƣ rất thuyết phục.
Theo nhƣ Trung tâm Kiểm sốt và ngăn chặn bệnh dịch thì những ngƣời bị

phơi nhiễm lƣợng lớn DDT sẽ phải chịu đựng những cơn chấn động, tai biến mạch
máu, đổ mồ hôi, đau đầu và hiện tƣợng nôn mửa. Chất DDE là một thành phần nguy
hiểm có trong thuốc trừ sâu DDT, chất này đƣợc tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ thể có thể bị nhiễm chất này nếu nhƣ ngƣời ăn phải thức ăn bị nhiễm chất hay hít
thở trong khơng khí chứa chất độc Báo cáo mới nhất về các chất còn dƣ thừa trong
thuốc trừ sâu tác động tới phổi và đặc biệt khiến trẻ em khó thở nếu nhƣ chúng bị
phơi nhiễm chất hóa học trƣớc khi sinh. Tuy nhiên một điều đáng chú ý là những


4

triệu chứng này sẽ không xuất hiện nữa nếu nhƣ họ không ở trong môi trƣờng bị phơi
nhiễm thuốc trừ sâu [47].
1.2. Ở Việt Nam
Phạm Bình Quyền, 1995 đã tiến hành điều tra các tai biến của hóa chất
BVTV đối với sức khỏe con ngƣời ở hai Bệnh viện đa khoa Bắc Thái và bệnh viện
Trung ƣơng Huế đã đi đến kết luận:
- Ngộ độc thuốc trừ sâu trong những năm gần đây có nhiều hƣớng gia tăng.
- Đối tƣợng bị ngộ độc ngồi nơng dân, các thành phần khác cũng chiếm tỷ
lệ đáng kể [2].
Trong những năm gần đây do cơ chế thị trƣờng, thuốc trừ sâu đƣợc bán rộng rãi
và nhịp độ sử dụng gia tăng nên đã gây hậu quả nghiêm trọng. Viện Y học và vệ sinh
môi trƣờng Bộ Y Tế nghiên cứu ở ngƣời tiếp xúc với hóa chất BVTVcho thấy những
triệu chứng hay gặp nhất là nhức đầu 41- 64%, chóng mặt 26- 51%, suy nhƣợc 28 61% rối loạn thần kinh thực vật 37- 52%. Những ngƣời phun thuốc tiếp xúc trực tiếp
với HCBVTV ở cƣờng độ lớn thì các tỷ lệ gặp cao hơn so với những nhóm khác.
HCBVTV tồn dƣ trong thức ăn, rau quả sẻ gây ra ngộ độc cấp tính gây rối
loạn tiêu hóa, ảnh hƣởng đến hệ thần kinh, trụy tim mạch, suy hô hấp...vv. Những
trƣờng hợp bị ngộ độc mãn tính do sự tích lũy lâu ngày cũng gây ra các bệnh nguy
hiểm trong đó có ung thƣ [2].
Bảng 1.1. Các biến đổi sinh hóa ở ngƣời tiếp xúc với thuốc BVTV

TT

Các đối tƣợng

Tỷ lệ giảm hoạt tính men Cholinesterase (ChE)(%)
Men ChE tồn phần

Men ChE hồng cầu

1

Cơng nhân sản xuất chè
(n= 258)

35,7- 82,3 (theo test lovibond)

-

2

Ngƣời trực tiếp sử dụng
hóa chất BVTV(n= 253)

35,7- 46

37,5

3

Cơng nhân sản xuất và

bảo quản (n= 242)

31,81- 43

35,2- 41,37

(Nguồn: Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, năm 1995)
Tỷ lệ những ngƣời tiếp xúc với hóa chất BVTV bị giảm hoạt tính các men
ChE là đáng quan tâm (trên 30%) ở tất cả các cơ sở.
Viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu về tình hình nhiễm HCBVTV từ năm
1995 đến năm 1997.


5

Bảng 1.2. Các triệu chứng nhiễm độc hóa chất BVTV(%) sau khi phun
TT

Các triệu chứng

Năm 1995

Năm 1996

Năm 1997

1

Đau đầu


44,3

20,0

10,0

2

Chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ

44,5

20,3

10,0

3

Nơn, buồn nơn

36,2

17,8

9,9

4

Mất ngủ


14,2

7,0

3,0

5

Bị say thuốc (Wofatox, 2-4 D)

16,9

7,9

2,0

6

Ngứa da, sƣng chân tay (Padan)

12,6

6,0

3,0

7

Nóng vùng da hở


20,4

9,9

5,0

8

Tê tay

20,4

10,0

5,0

9

Ra mồ hôi tay

10,4

6,5

3,2

(Nguồn: Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, năm 1995)
Xét nghiệm điện tim cho 56 ngƣời có dấu hiệu về cƣờng thần kinh thực vật
chiếm 30,3% trong đó có 3 trƣờng hợp bị tăng gánh thất trái.
Điều tra 50 hộ nông dân ở Nam Dƣơng- Nam Định, tổng số hóa chất BVTV

nơng dân sử dụng là 26 loại trong đó thuốc trừ sâu là 16 loại, thuốc trừ bệnh là 9
loại, thuốc trừ nhện có 1 loại. Trong một tháng, 50 nơng dân phun thuốc 231 lần, sử
dụng 459 lƣợt các loại thuốc.
- Thuốc trừ sâu thuốc nhóm lân hữu cơ đƣợc sử dụng 79 lần (34,2%)
- Thuốc trừ sâu nhóm Cacbamate đƣợc sử dụng 18 lần (7,79%)
- Thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroid đƣợc sử dụng 25 lần (10,82%)
- Thuốc trừ sâu nhóm khác đƣợc sử dụng 186 lần (80,52%)
Trong một tháng phun 231 lần thấy xuất hiện 933 lƣợt dấu hiệu, triệu chứng,
xuất hiện 26 loại dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, 100% nơng dân điều tra có dấu
hiệu, triệu chứng nhiễm độc [52].
1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Thị trấn Kỳ Anh là một thị trấn thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
* Diện tích tự nhiên là: 5,85 km2
* Dân số năm 1999 là 9.735 ngƣời, mật độ dân số đạt 1.664 ngƣời/km2 [1].
* Khí hậu: Thị trấn Kỳ Anh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
của khu vực Bắc Trung Bộ. Về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đơng Bắc làm
cho khí hậu khu vực trở nên lạnh và khô hanh. Mùa hè khu vực công trình chịu tác
động của gió Tây Nam khi vƣợt qua dãy Trƣờng Sơn, gió đã biến tính và trở nên
khơ nóng do hiệu ứng gió Fơn tây nam.


6

* Nhiệt độ khơng khí: Trung bình năm là 26,2 độ, cao nhất năm: 38,6°C.
* Độ ẩm khơng khí: Khu vực nghiên cứu có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm trong
vùng tƣơng đối cao, độ ẩm bình quân dao động từ 75 ÷ 91% độ ẩm thấp nhất là
47% vào các tháng 5 và 6.
* Chế độ mƣa, bốc hơi: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Mƣa lớn thƣờng xuất hiện vào các tháng 8, 9 và tháng 10. Số

ngày mƣa trung bình là 150 ngày/năm.
* Chế độ thủy văn: Khu vực nghiên cứu có mạng lƣới thủy văn khá phát
triển với nhiều kênh rạch tƣơng đối dày đặc là điều kiện thuận lợi trong sản xuất
nông nghiệp của nhân dân địa phƣơng. Theo các số liệu đánh giá địa chất thủy văn
của Cục Địa chất Việt Nam cho thấy vùng Kỳ Anh và khu cảng biển Vũng Áng thể
hiện là vùng địa tầng có nƣớc dƣới đất tƣơng đối nghèo. Lƣu lƣợng qua khảo sát
một số giếng UNICEF và các giếng đào của dân chỉ ở mức 0,15- 2,31/s. Tổng lƣu
lƣợng nƣớc dƣới đất có thể khai thác ƣớc tính chỉ khoảng 1.000 m3/ngày đêm.
( Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, năm 2013) [9]
Nhƣ vậy, với điều kiện khí hậu và thỗ nhƣỡng nêu trên, trong điều kiện có sự ơ
nhiễm về khơng khí, đất nƣớc thì các chất độc rất dễ phát tán và gây ô nhiễm lan rộng,
ảnh hƣởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cƣ sinh sống trong vùng bị ô nhiễm.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo kết quả điều tra và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã
hội - quốc phòng an ninh năm 2012 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2013 của Thị
trấn Kỳ Anh và xã Kỳ Hƣng, cho thấy: thu nhập bình quân đầu ngƣời của TT Kỳ
Anh là 19,2 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trƣởng kinh tế 15%.
(Nguồn: UBND TT Kỳ Anh, 2013)
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh nói chung là một
huyện nghèo, thu nhập của ngƣời dân thấp, đời sống của ngƣời dân cịn gặp nhiều
khó khăn. Khơng có các ngành kinh tế chủ lực.
1.3. Một số khái niệm cơ bản
1.3.1. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường và sức khỏe
Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam năm 2005:
+ Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên [37].
+ Ơ nhiễm mơi trƣờng: Là sự làm thay đổi tính chất của mơi trƣờng, vi phạm
tiêu chuẩn môi trƣờng. Trên thế giới, ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hiểu là việc chuyển
các chất thải hoặc năng lƣợng vào mơi trƣờng đến mức có thể gây hại đến sức khỏe



7

con ngƣời, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng. Các
tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn chứa hóa chất
hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lƣợng nhƣ nhiệt độ, bức xạ [29].
Ơ nhiễm mơi trƣờng gồm ơ nhiễm nƣớc, khơng khí, đất. Ơ nhiễm mơi trƣờng
là tình trạng mơi trƣờng bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học,... gây ảnh hƣởng
đến sức khỏe con ngƣời và các cơ thể sống khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa “Sức khỏe là sự thoải mái toàn diện
về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ bao gồm có tình trạng khơng có
bệnh hay thƣơng tật [5], [61].
1.3.2. Khái niệm chất độc và độ độc
- Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lƣợng nhỏ
cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật,
phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc
hoặc bị chết [35]. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: Chất có khả năng ức chế,
phá huỷ hoặc làm chết cơ thể sống: khi đƣa một lƣợng nhỏ chất độc vào cơ thể (qua
miệng, dạ dày, thở hít qua phổi, thấm qua da...) hoặc khi đƣợc hấp thụ vào máu
trong những điều kiện nhất định, gây ra những rối loạn sinh lý của cơ thể, làm nguy
hại cho sức khoẻ hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con ngƣời. Hiện tƣợng này còn
gọi là ngộ độc [10].
- Độ độc: Biểu thị mức độ của tính độc, là liều lƣợng nhất định của chất độc
cần có để gây đƣợc một tác động nào đó trên cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập
vào cơ thể sinh vật [35]. Độ độc còn đƣợc xác định bằng liều gây chết LD50 (Lethal
Dose 50), là lƣợng chất độc tối thiểu đủ để gây chết 50% một số lớn sinh vật. Khó
xác định chính xác độ độc của một chất vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ bản
chất của chất độc, tuổi, trạng thái sức khoẻ, giới tính, cơ quan hấp thụ chất độc của
đối tƣợng bị ngộ độc [10].

1.4. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)
1.4.1. Khái niệm
Thuốc trừ sâu hay hoá chất bảo vệ thực vật xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh
“Pesticide” có nghĩa là chất để diệt lồi gây hại [10]. HCBVTV là danh từ chung để
chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phịng, tiêu diệt hoặc kiểm
sốt các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho ngƣời và động vật, các loại
cơn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất
khẩu, tiếp thị lƣơng thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn
gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng [19], [35].


8

1.4.2. Vai trò của HCBVTV
HCBVTV là một loại vật tƣ kỹ thuật quan trọng góp phần hạn chế dịch hại,
bảo vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng nơng sản. Ngồi
những cơng dụng trong sản xuất nơng nghiệp HCBVTV cịn có khả năng sử dụng
trong y tế. Ngƣời ta thƣờng sử dụng HCBVTV trong y tế để sát trùng, khử trùng
mơi trƣờng, phịng trừ dịch bệnh…trong đó DDT là một ví dụ điển hình.
Ngồi những vai trị tích cực nêu trên, HCBVTV cũng thể hiện một số vai trị
tiêu cực sau: Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp
dƣới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất nên phải dùng nhiều loại
thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Mặc khác, một số loài sâu bệnh sau khi tiếp xúc
với HCBVTV chúng có khả năng thay đổi cấu trúc di truyền, tạo nên các gen kháng
thuốc. Vì thế, HCBVTV đó khơng cịn có hiệu quả. Việc này gây khó khăn cho
ngƣời sử dụng nhất là những ngƣời nơng dân có trình độ văn hóa thấp. Nhiều ngƣời
chỉ thích dùng thuốc có giá thành thấp, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng
ra sao hoặc thƣờng phun quá liều chỉ định làm tăng lƣợng thuốc thừa tích đọng
trong đất và nƣớc, ảnh hƣởng đến chuỗi thức ăn, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời
và sinh vật.

Thuốc trừ sâu đều có tính độc cao, có khả năng bay hơi mạnh nên gây mùi
khó chịu, mệt mỏi, thậm chí chống ngất do trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng
ruộng nhất là các trƣờng hợp khơng có biện pháp phịng tránh tốt. Trong q trình
dùng thuốc, một số sinh vật có ích, là kẻ thù thiên địch của sâu hại cũng bị tiêu diệt.
Ngoài ra, một lƣợng thuốc nào có thể đi vào trong thân cây, quả hoặc dính bám vào
lá, quả. Ngƣời và động vật ăn phải loại nơng sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến
chết, hoặc bị nhiễm độc nhẹ từ từ gây ảnh hƣởng đến sức khỏe.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hóa học ổn định, khó phân hủy nên sẽ
tích lũy trong mơi trƣờng. Sau nhiều lần sử dụng, lƣợng tích lũy này có thể cao đến
mức gây độc cho mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí và con ngƣời. Do thuốc tồn đọng
lâu không phân hủy nên có thể theo nƣớc và gió phát tán tới vùng khác theo các lồi
sinh vật đi khắp mọi nơi. Nói chung, thuốc trừ sâu, diệt cỏ khơng chỉ có tác dụng
tích cực bảo vệ mùa màng, mà cịn gây nên nhiều hệ quả môi trƣờng nghiêm trọng
ảnh hƣởng tới hệ sinh thái và con ngƣời do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc
và phải dùng đúng liều theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật [38].


9

1.4.3. Phân loại các loại HCBVTV
Theo T.S Nguyễn Văn Viên, trường ĐH nông nghiệp Hà Nội (1997) [34]
Các loại HCBVTV thƣờng đƣợc nông dân sử dụng: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ
bệnh, thuốc trừ nhện, thuốc diệt cỏ, chất điều hòa sinh trƣởng cây trồng, thuốc trừ
tuyến trùng.
a. Thuốc trừ sâu: Đa số thuốc trừ sâu đƣợc dùng trong sản xuất nơng nghiệp
đều có nguồn gốc là những chất hữu cơ tổng hợp nhƣ: thuốc trừ sâu lân hữu cơ,
thuốc điều hịa sinh trƣởng cơn trùng, …vv và các hợp chất hữu cơ khác. Nhằm
chống lại các loại côn trùng gây bệnh cho cây trồng, mang lại hiệu quả cho sản xuất
nông nghiệp. Ngƣợc lại cũng gây tác động xấu đến môi trƣờng và con ngƣời.
b. Thuốc trừ bệnh: Đa số các thuốc trừ nấm sử dụng trong nông nghiệp đều

là các hợp chất hữu cơ tổng hợp, so với thuốc trừ sâu thì thuốc trừ nấm thuộc nhiều
nhóm hố học hơn, phức tạp hơn.
c. Thuốc diệt nhện: Gây ức chế quá trình lột xác và tác động mạnh lên các
pha sinh trƣởng của nhện nhƣ trứng, ấu trùng và nhện trƣởng thành. Và có tính nội
hấp, hiệu lực cao đối với nhiều loại nhện hại thực vật, có tác dụng diệt trứng, ấu
trùng và nhện trƣởng thành.
d. Thuốc diệt cỏ: Tất cả những thuốc trừ cỏ đang đƣợc sử dụng ở nƣớc ta
đều là những hợp chất hữu cơ tổng hợp. Những thuốc trừ cỏ thông dụng trong sản
xuất nông nghiệp hiện nay thƣờng ít độc hơn với ngƣời và gia súc so với thuốc trừ
sâu, thuốc trừ bệnh.
e. Chất điều hòa sinh trưởng cây trồng: Các chất này chủ yếu là kích thích
sinh trƣởng cây trồng, bổ sung và tăng cƣờng hoạt động của các men trong quá trình
sinh tổng hợp của cây bằng cung cấp thêm các chất vi lƣợng (Fe, Mn, Cu, Bo, Zn
…). Ngƣợc lại có những chất ức chế sinh trƣởng của cây, làm cho cây phát triển
chậm lại, dùng chống lốp đổ và kích thích cây ra hoa.
1.4.4. Tính chất chung của HCBVTV
Rất nhiều loại thuốc có khả năng bay hơi và thăng hoa, đặc biệt trong điều
kiện nóng ẩm chúng có thể vận chuyển đến những khoảng cách rất xa. Nhiều loại
HCBVTV có cấu tạo đa vịng, trong đó có nhiều liên kết nối đơi. Vì vậy, trong đất
HCBVTV thƣờng đƣợc tích lũy ở nồng độ tƣơng đối cao. Độc tính của một chất đối
với một đối tƣợng cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ con đƣờng xâm nhập vào
cơ thể (tiêu hóa, hơ hấp,…), đặc điểm cơ thể của đối tƣợng (tuổi, giới, tình trạng
sức khỏe,…), trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí) và tính chất hóa học, vật lý của chất
đó. Thơng thƣờng, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, độc tính của một chất có thể


10

đƣợc phân loại thông qua giá trị liều lƣợng cần thiết để giết chết 50% số lƣợng vật
thí nghiệm (LD50) đƣợc chỉ ra trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Bảng phân loại độc tính của WHO dựa vào LD50
Giá trị LD50 ở chuột (mg/kg thể trọng.ngày)
Phân loại tác hại
Ia. Cực độc
Ib. Độc
II. Độc trung bình
III. Độc nhẹ
IV. Khơng độc

Qua tiêu hóa

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

≤5

≤ 20

≤ 10

≤ 40

5 – 50


20 – 200

20 – 100

40 – 400

50 – 500

200 – 2000

100 - 1000

400 - 4000

500 – 2000

2000 - 3000

>1000

> 4000

>2000

>3000

Nguồn: Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền,(1999) [37]
Bảng 1.4. Phân nhóm chất độc BVTV tại Việt Nam
Phân nhóm và ký hiệu


LD50 qua miệng (mg/kg)

LD50 qua da (mg/kg)

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

Ia, Ib. Rất độc
Vạch màu đỏ

< 50

< 200

< 100

< 400

II. Độc cao
Vạch màu vàng

50 - 500

200 - 1000


100 -1000

400 - 4000

> 500

> 2000

> 1000

> 4000

III. Nguy hiểm
Vạch màu xanh lam
IV.Cẩn thận
Vạch màu xanh lá cây

“Cẩn thận”

Nguồn: Chi cục bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh,(2010), [8]
Do đặc điểm ion của các hợp chất trong HCBVTV, nên chúng có khả năng
liên kết chặt trong đất. Cũng chính vì lý do này mà HCBVTV có thể tổn hại cho đất
lâu dài và tích luỹ trong q trình sinh trƣởng của cây trồng.


11

1.4.5. Một số thuốc trừ sâu thuộc nhóm hợp chất hữu cơ
Clo hữu cơ là những hợp chất đƣợc dùng đầu tiên để diệt sâu bọ sau chiến

tranh thế giới thứ 2. Trong hai thập kỷ 50 và 60 nhiều chất đƣợc sử dụng phổ biến,
điển hình là DDT. Clo hữu cơ có tính tích lũy sinh học, tồn tại rất lâu trong môi
trƣờng gây ô nhiễm đất và nguồn nƣớc (thời gian bán hủy dài). Vì vậy, từ những
năm 90, nhiều chất đã bị cấm sử dụng nhƣ DDT, Lindan, Toxaphene, một số ít chất
khác đƣợc sử dụng hạn chế. Dựa theo cấu trúc clo hữu cơ chia thành các nhóm sau:
- Hợp chất diphenyl alphatic: DDT, methoxychlor, Perthane, difocol.
- Nhóm aryhydrocarbon: lindan (666), mirex, kepone, paradichlorobenzen.
- Nhóm cyclodiene: Aldrin, Endrin, Dieldrin cloran, Heptaclor, toxaphene.
Các hợp chất Clo hữu cơ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, qua đƣờng hít,
đặc biệt là đƣờng uống gây ngộ độc cấp hoặc mãn tính. Ngộ độc cấp thƣờng đƣợc
chẩn đốn và xử lý, ngộ độc mãn thƣờng ít đƣợc phát hiện do thƣơng tổn thƣờng
tiến triển mãn tính nhƣng có thể dẫn đến các thƣơng tổn trầm trọng nhƣ suy giảm
chức năng các cơ quan, ung thƣ...
Trong nhóm này có các chất phổ biến sau đây: DDT, hexaclorbenzol,
dieldrin và aldrin là những chất độc tích lũy mạnh, heptachlor tích lũy ở mức độ
trung bình, γ - HCN (lindan) và metoxyclor thì ít tích lũy hơn [54].
a. Đường phơi nhiễm: Qua da và đƣờng tiêu hóa.
b. Động học
- Hấp thu: Các hợp chất này do tan trong dầu mỡ nên hấp thu dễ dàng qua da
và niêm mạc. Hấp thu qua đƣờng hơ hấp có ý nghĩa vì các hợp chất này không bay hơi.
- Phân bố: Khi xâm nhiễm vào cơ thể, các hợp chất clo có thể tìm thấy trong
gan, thận và não. Các chất này hấp thu rất nhanh qua màng tế bào vào tích tụ trong
các tổ chức mỡ và tổ chức thần kinh, gan, thận, não của cơ thể, dễ gây ra nhiễm độc
mãn tính với triệu chứng thần kinh là chủ yếu.
- Chuyển hóa: Các hợp chất clo hữu cơ thuộc nhóm cyclodien chuyển hóa
thành dạng epoxide bởi các men MFOs. Các chất chuyển hóa giải phóng chậm từ
các kho dự trữ mỡ đến khi đạt đƣợc hàm lƣợng cân bằng trong máu. Các chất
chuyển hóa thƣờng độc hơn chất gốc ban đầu.
Từ đƣờng tiêu hóa, clo hữu cơ đƣợc hấp thụ rất mạnh vào máu rồi phân phối
vào các mô cơ thể đặc biệt là mô mỡ, não và các mô cơ quan khác nhƣ: thận, phổi,

tim, gan,... để rồi từ đó lại tái phân bố vào máu gây ngộ độc kéo dài. Thời gian bán
hủy có thể thay đổi từ vài ngày tới vài tháng tùy loại. Clo hữu cơ đƣợc chuyển hóa
qua gan thơng qua q trình oxy hóa nhƣ: Chlordane chuyển thành Oxychlordane,
Aldrin chuyển thành Dieldrin vẫn giữ nguyên độc tính rồi đƣợc thải tiết chủ yếu qua


12

mật nên nó có chu kỳ gan ruột. Sản phẩm biến đổi cuối cùng của DDT trong cơ thể
là acid 4, diclorophenylacetic (DDA).
- Thải trừ: Đƣờng đào thải chính là qua mật. Có thấy chu kỳ gan ruột. Clo
hữu cơ đào thải chậm qua thận. Thời gian bán thải của diphenyl aliphatics và
cyclodien dao động trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Thải trừ qua phân (dạng
không biến đổi) và qua thận(dạng biến đổi). Một phần thải qua sữa, qua mật, một
phần nhỏ qua các tuyến. Sự thải trừ diễn ra qua 2 bƣớc: đầu tiên thải trừ khá nhanh,
sau đó là giai đoạn thải trừ rất chậm [54].
c. Độc tính: Ngộ độc clo hữu cơ chủ yếu qua đƣờng tiêu hóa, ngộ độc qua
da, ngộ độc qua đƣờng hơ hấp ít trầm trọng hơn. Trong ngộ độc cấp clo hữu cơ thì
DDT tác dụng chủ yếu lên thần kinh trung ƣơng (tiểu não và vỏ não vùng vận
động). Nhóm cyclodien là độc nhất. LD50 ở chó là 15 - 65mg/kg thể trọng, ở lợn và
trâu bò là 20 - 100mg/kg thể trọng [54].
d. Chẩn đoán ngộ độc
* Triệu chứng lâm sàng
+ Các triệu chứng sớm tại đƣờng tiêu hóa: Tiết nƣớc bọt, nôn mửa, đau
dụng, ỉa chảy.
+ Các biểu hiện thần kinh, cơ: Bồn chồn, sợ hãi, run rẩy, run cơ, kích thích
q mức, mất điều hịa. Yếu cơ, giảm vận động, giảm động tác thể lực. Làm động
tác khó và dễ mệt cơ (trường hợp điển hình) rối loạn bơm Na+, K+, ATPase.
+ Biểu hiện hệ thần kinh trung ƣơng: Rối loạn ý thức: vật vã, kích động...
Nặng: hôn mê. Co giật: co giật kiểu cơn động kinh toàn thể.

+ Biểu hiện tim mạch: Ngoại tâm thu thất. Tổn thƣơng nặng gây cơn nhịp
nhanh, rung thất, trụy mạch là dấu hiệu tiên lƣợng nặng.
+ Biểu hiện tại gan: Tổn thƣơng nặng biểu hiện của bệnh cảnh viêm gan
nhiễm độc: vàng da, gan to... (vì gan là nơi chuyển hóa chủ yếu của clo hữu cơ).
* Ngộ độc mãn: Là giai đoạn sau ngộ độc cấp nặng hoặc do thƣờng xuyên
tiếp xúc với clo hữu cơ. Sau nhiều ngày mới xuất hiện các triệu chứng ngộ độc.
Bệnh nhân lúc đầu run nhẹ, sau mới co giật. Ở gia cầm bị ngộ độc mãn tính khơng
có triệu chứng thần kinh, thƣờng bỏ ăn, nằm dục một chỗ, lông xơ xác, rụng.
Thymus và tuyến giáp trạng phì đại. Nhiều trƣờng hợp có thấp khớp cấp. Một số
chất gây hiện tƣợng porfirin có nhiều trong máu (Delta-ALA-sylterase bị kích hoạt).
Trong nƣớc tiểu và trong phân có nhiều sản phẩm chuyển hóa của porfirin.
Ngƣời béo mẫn cảm hơn với Clo hữu cơ so với ngƣời gầy vì những chất này
tích lũy nhiều trong mỡ và rất chậm thải trừ. Trẻ em và ngƣời bị đói mẫn cảm hơn
những ngƣời lớn và no. Dung dịch DDT và 666 trong dầu và mỡ độc hơn nhiều so


13

với dùng dạng bơi ngồi da [54].
* Chẩn đốn qua xét nghiệm:
- Trong trƣờng hợp bị ngộ độc cấp cần định lƣợng clo hữu cơ trong máu và
nƣớc tiểu bằng phƣơng pháp sắc ký. Định lƣợng chất chuyển hóa của clo hữu cơ
trong máu để xác định chẩn đoán.
- Trong trƣờng hợp bị ngộ độc mãn tính: Tìm clo hữu cơ trong mô mỡ, sữa.
- Kết quả xét nghiệm máu cho thấy: Hàm lƣợng các men SGOT, SGPT tăng,
Bilirulin máu tăng và CPK máu tăng [54].
e. Các biện pháp hạn chế hấp thu:
+ Phơi nhiễm chất độc qua da: Tắm rửa bằng xà phòng, nƣớc hoặc chất tẩy rửa.
+ Phơi nhiễm chất độc qua đường tiêu hóa: Ngừng sử dụng thức ăn có độc.
Rửa dạ dày hoặc có thể tiêm thuốc gây nôn. Chống tổn thƣơng gan: Truyền dung

dịch glucose 30% từ 500 - 800 ml và thêm vitamin B1 600 mg [54].
1.4.5.1. DDT
* DDT: Tên khoa học: 4, 4 diclodiphenyltriclorometymetan.
* T nh chất và nguồn gốc
DDT là chất kết tinh trắng khơng mùi, khơng vị. Nhiệt độ nóng chảy 108,5 –
1090C. Hầu nhƣ không tan trong nƣớc, trong các acid và trong kiềm. Tan tốt trong
nhiều dung môi hữu cơ và mỡ. Sản phẩm cơng nghệ có chứa 75 - 76% đồng phân
4,4 và 24 - 25% các đồng phân khác. Chỉ có đồng phân 4,4 mới có tác dụng diệt sâu.
H C

H

l
C

C
l
C
l

C

Cl

C
l

C

C

l
C
l

C

Cl

Cl

o,p’-DDT

p,p’-DDT

Cl

Hình 1.1. Cấu tạo của DDT
DDT do nhà sinh hoá học Thuỵ sĩ, Paul Muller phát minh năm 1938. Thuốc
DDT vừa ra đời đã tỏ rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có
hại trong nơng nghiệp. Hầu nhƣ tất cả các loại sâu bọ có hại đều bị chết khi gặp
phải DDT. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngƣời ta đã dùng DDT để tiêu diệt
rất hiệu nghiệm loại bọ chét, giúp cho các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoát khỏi
nạn dịch thƣơng hàn do bọ chét lây truyền. Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng


14

DDT để diệt muỗi và thu đƣợc thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét lây
lan. Với những thành tích đó DDT đã trở thành vua của các loại thuốc trừ sâu và
năm 1948, ông Muller - ngƣời phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thƣởng

Nobel về hố học.
Khi DDT mới ra đời có sức mạnh vô địch. Nhƣng 30 năm sau, DDT bị tuyên
án "tử hình" (bị cấm sản xuất và sử dụng) bởi đã có một số loại cơn trùng có hại
khơng sợ DDT nữa, chúng đã nhờn với DDT. Đến năm 1960 đã có 137 loại cơn
trùng có hại nhờn thuốc DDT. Chƣa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt
côn trùng có hại, lại cịn giết chết khá nhiều chim chun ăn cơn trùng có hại. DDT
có thành phần tƣơng đối ổn định nên khó bị phân giải trong mơi trƣờng tự nhiên và
thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nƣớc, thực vật phù du, động vật
phù du, tôm cá nhỏ... DDT khi ở trong nƣớc có nồng độ khơng đáng kể, nhƣng khi
xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim
nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản. Đây là điều mà con ngƣời không
ngờ tới [50].
Ở Việt Nam DDT và các hợp chất clo hữu cơ khác đƣợc sử dụng ở một vùng
nông nghiệp dƣới nhiều dạng nhƣ: dạng bột, dung dịch, phun mù...
Do sử dụng nhiều, rộng rãi các nhóm thuốc này nên dƣ lƣợng của nó tồn tại
trong đất, trong cây trồng khá cao và lâu. Từ đó gây nhiễm độc cho ngƣời và gia
súc. Trong cơ thể gia súc, tồn dƣ của DDT cao nhất ở tổ chức mỡ, thận, buồng
trứng, não. Ngƣời ta đã chứng minh rằng việc dùng DDT làm ảnh hƣởng đến sự
sinh sản của các loài chim. Trong động vật có vú, nó phá hoại khả năng dự trữ
vitamin A của gan. Cho chuột ăn thức ăn có chứa các này, thấy gan bị nhiễm độc,
bạch cầu tăng và một số bệnh khác, trong mỡ có 7 - 11ppm DDT, mức nhiễm này
cũng gần với mức ở ngƣời bị nhiễm nói trên.
Theo kết quả nghiên cứu của Koil J.E và cộng sự, giữa hàm lƣợng DDT
trong máu và hoạt lực của enzym gluco-6-phosphat-dehydrogenase (G6PD) có
tƣơng quan rõ rệt. G6PD là một yếu tố di truyền. Hoạt động của nó có tác dụng cản
trở hàm lƣợng DDT trong huyết thanh. Nhƣ vậy, sự tích lũy DDT, khả năng chịu
đựng DDT của mỗi lồi động vật mang tính di truyền.
Trong đất, DDT phân hủy rất chậm, dẫn đến gây ô niễm các nguồn nƣớc. Ở
nhiều nơi, phải tăng liều lƣợng DDT thật cao mới diệt đƣợc sâu bệnh. Tuy nhiên với
liều lƣợng này lại gây ngộ độc cho các động vật khác và tích lũy lâu dài trong đất. Vì

thế DDT đã bị cấm sử dụng từ lâu ở nhiều nƣớc (Hungari cấm s dụng từ 1 1 196 ).
Ở nƣớc ta, từ năm 1993 đã có văn bản chính thức của Nhà nƣớc cấm sử dụng
DDT trong bảo vệ thức vật vì tính chất độc hại của nó.


15

* Cơ chế gây độc của DDT
- Với thần kinh động vật: Cơ chế gây độc của clo hữu cơ nói chung và DDT
nói riêng sẽ làm thay đổi hoạt động của kênh Na+, K+ qua màng tế bào. Dƣới tác
động của DDT, Na+ đƣợc chuyển dễ dàng qua màng tế bào trong khi đó K+ bị chặn
lại làm ức chế hệ thống bơm Na+, K+, ATPase và Calmoduline làm giảm tính tải
khử cực của tế bào dẫn đến các biểu hiện thần kinh, co giật. Cyclodine, hexachloro,
cyclohexan gây ngộ độc thần kinh do kích thích receptor-aminobutyric acid (GABA)
của hệ thần kinh trung ƣơng. Trong hệ thống lymbic, lindane có thể kích thích trực
tiếp neuron và gây các cơn co giật.
- Với thần kinh thực vật: Sự chuyển hóa của các amin sinh học ở não cũng
rối loạn, dẫn tới hàm lƣợng acetylcholin và serotonin ở não thay đổi, không cịn ở
mức độ sinh lý bình thƣờng, do đó gây những rối loạn thần kinh. Các thƣơng tổn
tim mạch thƣờng loạn nhịp, do DDT làm halogene hóa hydrocacbon làm tăng tính
nhạy cam của cơ tim với catecholamin gây loạn nhịp đặc biệt khi dùng
catecholamin ngoại sinh [54].
Gan là nơi chuyển hóa clo hữu cơ, các thƣơng tổn tại gan tùy theo mức độ
ngộ độc có thể tăng men gan đơn thuần đến hoại tử tế bào gan.
DDT trƣớc hết là chất độc thần kinh, LD50 đối với động vật khoảng 250400mg/kg. Ngồi ra nó ức chế men carboanhydrase (có trong hồng cầu, tủy sống,
thận, tuyến nước bọt, dạ dày) có vai trị trong các q trình trao đổi khi tạo HCl trong
dạ dày. Có ý kiến cho rằng hiện tƣợng co giật là do kết quả của sự carboanhydrase.
* Con đƣờng thải trừ DDT đƣợc thải trừ qua nƣớc tiểu dƣới dạng DDA.
DDT đào thải ra khỏi cơ thể động vật qua phân, nƣớc tiểu và sữa. Thuốc tích lũy
trong mỡ và thải trừ rất chậm [54].

* Liều gây độc Đối với trâu, bò: 0,2 g/kg; bê 0,44 g/kgP; cừu 0,1 g/kgP; thỏ
(m n cảm nhất) 0,05 g/kgP; gà 0,5 g/kgP gây độc và hơn các loài vật khác với DDT
VÀ HCH, chịu đƣợc liều 0,5 g/kgP per os mà khơng gây độc. Nếu phun trừ kí sinh
trùng DDT 1,5% và HCH 5% nhắc lại nhiều lần sẽ gây độc [54].
* Dấu hiệu ngộ độc DDT Triệu chứng xuất hiện sau 12-24 giờ bị nhiễm độc.
- Bồn chồn không yên, run cơ đặt biệt là cơ vùng lƣng và chân sau.
- Kích thích vỏ não, nhịp thở giảm và rối loạn, run cơ và chết.
- Co giật, mất thăng bằng sau đó bị liệt chân, bỏ ăn, ỉa chảy, chết sau khi suy
sụp do co giật.
- Dạng mãn tính: tổn thƣơng gan ở các mức độ khác nhau.
- Gan sƣng nhiễm mỡ, hoại tử phần giữa tiểu thùy. Hoại thƣ thận và cơ chân sau.
Mỡ nhuộm màu vàng. Có thể xuất huyết lan tràn ở niêm mạc dạ dày, ruột và cơ tim [36].


16

* Tiên lƣợng Súc vật bị ngộ độc các loại clo hữu cơ khác thƣờng bị chết
sau 4 - 10 ngày, với DDT thƣờng bị chết sau 24 - 36 giờ [54].
1.4.5.2. Hexaxyclohexan (HCH hoặc 666 hexancloran)

Hình 1.2. Cấu tạo của 666
666 có cơng thức hóa học C6H6Cl6, tên khoa học là Hexacloxyclohecxan (666
hexancloran). 666 kết thành bột khơng hịa tan trong nƣớc, nhƣng hịa tan mạnh
trong dung mơi hữu cơ. Khác với DDT, Hexacloran gây nhiễm độc mạnh ở sâu bọ
và ít gây độc với động vật máu nóng. Các hóa chất BVTV thuộc nhóm Clo bao gồm
DDT và 666 đều có tính tích lũy lâu trong cơ thể và là chất gây độc với hệ thần kinh
trung ƣơng, thƣờng đƣợc tích lũy trong các mơ mỡ và thải trừ rất chậm. Nó rất bền
vững trong đất, nƣớc gây ô nhiễm ra ngoài môi trƣờng một cách lâu dài.
* Tính chất
Hexaxyclohexan sản xuất trong kỹ nghệ là hỗn hợp tƣơng đối phức tạp của

các đồng phân của xyclohexan, đều là những chất kết tinh, chúng khác nhau về
nhiệt độ chảy và độ hịa tan trong dung mơi hữu cơ. Nói chung các đồng phân đều
hịa tan tốt trong một số dung môi: benzen, tolue, metanol, etanol, ete... Chúng bền
vững với các acid đặc nhƣ H2SO4, HNO3, HCl và các oxy hóa.
Trong số các đồng phân chỉ có đồng phân G của hexaxyclohexan gọi là
lindan có giá trị nhất. Trong nông nghiệp đƣợc dùng chủ yếu để diệt những cây có
hại, trong y tế lindan đƣợc dùng để trừ chấy, rận ở ngƣời. Chất này tích lũy trong
mỡ rất lâu và thải trừ rất chậm [54].
* Độc t nh Tƣơng tự nhƣ DDT nhƣng ít độc hơn DDT 4 - 5 lần do nó đƣợc
đào thải ra khỏi cơ thể động vật máu nóng nhanh hơn DDT. Cũng nhƣ DDT và các dẫn
xuất khác có chứa clo khác, 666 cũng bền vững trong thiên nhiên và có tác dụng tích
lũy trong cơ thể động vật máu nóng và ngƣời. Đó là nguyên nhân gây ngộ độc trƣờng
diễn của 666. Hiện nay ít đƣợc dùng trong nơng nghiệp cũng nhƣ trong y tế.
* Liều gây chết Đối với cừu: 100 mg/kgP per.os, 35 ngày gây chết. 666 tích
lũy trong mơ mỡ 8 tháng khi cho trâu, bò, lợn, thỏ với liều gây chết là 0,01 0,5g/kgP. Ngựa mẫn cảm nhất với hexacloran: Liều gây độc 10 mg/kgP; Liều gây
chết 20 mg/kgP [54].


17

* Dấu hiệu ngộ độc 666
Xảy ra vài giờ sau khi ăn phải thức ăn có độc; thân nhiệt tăng (0,7-1,20C)
tim đập mạnh và nhanh, tăng nhịp thở, giảm ăn, chảy nhiều nƣớc dãi, nghiến răng.
Bồn chồn, đau bụng do co thắt, co giật kiểu tetanos, sợ hãi, thở nông và nhanh, nhu
động ruột tăng, vã mồ hôi và tăng xúc giác. Sau 1 - 2 ngày quan sát thấy viêm dạ
dày - ruột, tăng nhu động ruột dẫn đến bị ỉa chảy, phân lỏng chất nhày, ngƣời bị suy
sụp. Có thể xuất huyết dƣới da, phổi và màng phổi, loạn dƣỡng (distrophia) gan,
thận, phổi, mỡ xung quanh thận có mùi 666. Bệnh nhân có giật đến co cứng cơ,
trƣớc khi chết đồng tử mắt giãn.
- Kết quả xét nghiệm máu cho thấy: Số lƣợng bạch cầu tăng, lympho giảm,

lƣợng Hb giảm, tiểu cầu tăng, fibrinogen tăng, thời gian đông máu giảm, nƣớc tiểu
có đƣờng và albumin [54].
1.6. Tình hình ô nhiễm HCBVTV tồn lƣu trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Trên thế giới
Ban đầu HCBVTV đƣợc sử dụng nhƣ một loại vũ khí lợi hại và hiệu quả nhất
trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ y tế. HCBVTV ra đời nhƣ một tia sáng mang
lại niềm hi vọng cho nhân loại để giải quyết các vấn đề về dịch bệnh trong nông
nghiệp và dịch bệnh trong đời sống. Nhƣng cũng từ đó, do con ngƣời đã dựa dẫm quá
nhiều vào nó, sử dụng một cách tràn lan thiếu sự kiểm sốt gây nên ơ nhiễm mơi
trƣờng bởi sự tồn dƣ của chúng trong môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và gây ảnh
hƣởng trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời. Không phải tất cả HCBVTV đƣợc sử dụng
đều đạt mục đích diệt sâu hại. Ƣớc tính đến 90% HCBVTV khơng đạt đƣợc mục đích
mà gây ra sự nhiễm độc mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí và cả nơng sản [23].
Sự tồn dƣ lâu dài của HCBVTV trong các môi trƣờng phải kể đến DDT đây là
một hóa chất có độc tính cao. Ban đầu, DDT đƣợc dùng trong chiến tranh thế giới thứ
hai, nhƣng sau đó đƣợc dùng rất rộng rãi để trừ dịch bệnh trong nông nghiệp, diệt trừ
sinh vật mang mầm bệnh (nhƣ muỗi gây sốt rét), ngoại kí sinh của gia súc và các cơn
trùng trong nhà, trong các cơ sở kỹ nghệ. Từ năm 1940, hơn 4 tỷ pounds DDT đƣợc
sử dụng , trong đó có khoảng 80% đƣợc sử dụng trong nơng nghiệp. Năm 1961 ở mỹ
sử dụng khoảng 160 triệu pounds. Bắc mỹ và Châu Âu quy định sử dụng DDT có
phần nghiêm ngặt nhƣng ở Châu Á và Châu Phi sử dụng đáng kể [58].
Do đƣợc sử dụng khắp thế giới, DDT qua nƣớc và thực phẩm xâm nhập vào
cơ thể con ngƣời, phá hủy nội tiết tố giới tính của con ngƣời, gây ra các bệnh về
thần kinh, ảnh hƣởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến
của con ngƣời.


×