Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ PHƢƠNG THÚY

KẾT HỢP PHƢƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
VỚI PHƢƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP VIỆT - ANH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2014


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ PHƢƠNG THÚY

KẾT HỢP PHƢƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
VỚI PHƢƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP VIỆT - ANH, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MƠN CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60140111


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn

NGHỆ AN - 2014


2

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng và chân thành tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn
sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Giám hiệu
trường Trung cấp Việt - Anh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lịng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các
nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Đặc biệt xin được trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tác giả những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, giúp tác giả tự tin trong q trình nghiên cứu để hồn thành
luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Mặc dù trong q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp, bản
thân đã rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 10 năm 2014
Phan Thị Phƣơng Thúy



3

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 6
B. NỘI DUNG .................................................................................................... 14
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP
PHƢƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƢƠNG PHÁP NÊU VẤN
ĐỀ TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở TRƢỜNG
TRUNG CẤP VIỆT - ANH ............................................................................. 14
1.1. Lý luận chung về phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề ......... 14
1.2. Tính tất yếu của sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu
vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ..................................................... 23
1.3. Thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ở Trường Trung cấp Việt - Anh ............. 29
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 44
Chƣơng 2. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM KẾT HỢP PHƢƠNG PHÁP
THUYẾT TRÌNH VỚI PHƢƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG
GIẢNG DẠY MƠN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở TRƢỜNG TRUNG
CẤP VIỆT - ANH .................................................................................. 45
2.1. Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................................. 45
2.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 47
2.3. Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm ....................................................... 62
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 69
Chƣơng 3. QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHƢƠNG PHÁP
THUYẾT TRÌNH VỚI PHƢƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC
MƠN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP VIỆT - ANH ... 70
3.1. Quy trình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề

trong dạy học mơn Giáo dục chính trị................................................................. 70
3.2. Một số giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn
đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ở Trường Trung cấp Việt - Anh .......... 80
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................. 92
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 93
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 96
E. PHỤ LỤC


4

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DH

:

Dạy học

GDCD

:

Giáo dục công dân

GV

:

Giáo viên


GD

:

Giáo dục

HS

:

Học sinh

PPDH

:

Phương pháp dạy học

PPTT

:

Phương pháp thuyết trình

PPNVĐ

Phương pháp nêu vấn đề

PP


:

Phương pháp

QTDH

:

Quá trình dạy học


5

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thống kê cơng trình hiện có ............................................................... 31
Bảng 1.2. Mức độ giáo viên vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp nêu vấn đề ..................................................................................... 34
Bảng 1.3. Kết quả điều tra mức độ giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy
chủ yếu trong quá trình dạy học mơn Giáo dục chính trị.................................... 34
Bảng 1.4. Nhận biết của giáo viên về mức độ tích cực của học sinh ................. 35
Bảng 1.5. Mức độ giáo viên vận dụng các hình thức tổ chức dạy học ............... 36
Bảng 1.6. Những khó khăn của giáo viên khi vận dụng kết hợp phương pháp
thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề........................................................... 36
Bảng 1.7. Tổng hợp điểm thi môn Giáo dục chính trị các lớp học kỳ I, năm thứ
nhất hệ Trung cấp chính quy năm học 2013 - 2014 khi chưa áp dụng phương
pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong quá trình dạy học ............ 38
Bảng 1.8. Tổng hợp điểm thi mơn Giáo dục chính trị các lớp học kỳ II, năm thứ
nhất hệ Trung cấp chính quy năm học 2013 - 2014 khi áp dụng kết hợp phương
pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong quá trình dạy học ............ 40

Bảng 2.1. Kết quả điểm kiểm tra nội dung bài học sau khi dạy thực nghiệm lần
thứ nhất ................................................................................................................ 63
Bảng 2.2. Kết quả điểm kiểm tra nội dung bài học sau thực nghiệm lần thứ hai .......64


6

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quốc tế đã và đang đặt
ra những yêu cầu mới cho nền giáo dục Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện
nay, khi chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và ngày
càng tham gia tích cực vào hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, việc đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH) nhằm mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện, với
nguyên lý “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận
gắn liền với thực tiễn”.
Luật giáo dục (2005) nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 5
khoản 2) đã ghi: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ
động, tư duy sáng tạo của người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng
say mê học tập v ý chớ vn lờn [18; 9].
Điều đó cho thấy, đổi mới ph-ơng pháp dạy học hiện nay có vai trò hết
sức quan trọng mà t- t-ởng chủ đạo và cốt lõi của nó là làm sao để tích cực hoá
hoạt động học tập của ng-ời học. Học sinh, sinh viên giữ vai trò trung tâm của
quá trình dạy học. Giáo viên chỉ là ng-ời tổ chức, điều khiển và định h-ớng quá
trình lĩnh hội tri thức của trò. Các nhà giáo dục đà đ-a ra rất nhiều ph-ơng pháp
dạy học nhằm thu đ-ợc hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học nh- ph-ơng
pháp thuyết trình, thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan, nh-ng
không một ph-ơng pháp nào là chìa khoá vạn năng. Ng-ợc lại, mỗi ph-ơng pháp
đều có những -u và nh-ợc điểm riêng của nó. Do đó việc nghiên cứu về vấn đề
này không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ quản lí mà còn có giá trị thực

tiễn to lớn đối với đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.
i vi môn Giáo dục chính trị là môn học trang bị thế giới quan, ph-ơng
pháp luận khoa học, t- duy kinh tế; đ-ờng lối chủ tr-ơng chính sách của Đảng
và nhà n-ớc. Những tri thức này là những tri thức tổng hợp, khái quát, trừu t-ợng


7
và mang tính thực tiễn cao. Do đặc thù của môn học, nên giáo viên th-ờng chủ
yếu sử dụng ph-ơng pháp thuyết trình để truyền thụ tri thức. Tuy nhiên, ph-ơng
pháp này cũng có những hạn chế nhất định nờn nếu lạm dụng nó sẽ dễ dẫn đến
sự nhàm chán, đơn điệu trong dạy học, gây cho sinh viên mệt mái, mÊt høng thó.
Vì thế, vấn đề đặt ra là phải phát huy những mặt tích cực và khắc phục những
hạn chế của PP thuyết trình và phải kết hợp PP này với các PP khác, đặc biệt là
PP nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng DH.
Trong hệ thống các PPDH, PP thuyết trình là một PP đã và đang được sử
dụng phổ biến ở tất cả các cấp học, ngành học. Bên cạnh việc mang lại hiệu quả
dạy học thiết thực, PP này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, khơng khơi được
tính tích cực, sáng tạo của người học. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải phát huy những
mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của PP thuyết trình và phải kết hợp PP
này với các PP khác, đặc biệt là PP nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng DH.
Thực tế, trong những năm gần đây việc kết hợp phương pháp thuyết trình
với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị đã được quan
tâm và triển khai ở trường ở trường Trung cấp Việt - Anh. Nhiều giáo viên đã
chủ động thực hiện kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn
đề cho phù hợp với nội dung môn học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách
quan cũng như chủ quan, việc kết hợp giữa hai PP này nhiều khi chỉ mang tính
hình thức, ngẫu nhiên tùy hứng, chứ chưa mang tính chủ động, dựa trên những
cơ sở khoa học và thực tiễn. Do vậy, chất lượng dạy và học mơn Giáo dục chính
trị hiện nay trong các trường trung cấp, nhìn chung chưa cao. Chính vì vậy, tác
giả chọn đề tài: “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn

đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ở trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh
Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về đổi mới PPDH nói chung, đổi mới PPDH mơn Giáo dục chính trị nói riêng


8
của nhiều tác giả đã được công bố ở những góc độ khác nhau. Liên quan đến đề
tài của luận văn có thể nêu ra một số cơng trình khoa học sau đây:
Từ những năm cuối của thế kỉ XX, thế giới đã có rất nhiều nhà giáo dục
quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể ra một số tên tuổi tiêu biểu như:
L.V.Reebroa, P.M. Erdonier hay I.F.Khalarmov… Trong đó, I.F. Khalarmov nhà giáo dục Xơ Viết vĩ đại đã để lại cho chúng ta một công trình khoa học có giá
trị là “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” (gồm 2 tập). Trong tác
phẩm này ông đã chỉ ra rằng: “Tri thức trở thành kiến thức thực sự khi HS chiếm
lĩnh nó bằng sức lao động, sáng tạo của mình” [34; 13]. Các nhà giáo dục trên thế
giới cũng như Việt Nam đã có những cơng trình nghiên cứu về phương pháp dạy
học nêu vấn đề. Trong cuốn Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, V.Ơkơn đã
nghiên cứu vấn đề các điều kiện để xuất hiện các tình huống có vấn đề trong dạy
học. I.I.Lecne đã phân tích bản chất dạy học nêu vấn đề, cơ sở, tác dụng và phạm
vi áp dụng phương pháp nêu vấn đề trong cuốn Dạy học nêu vấn đề.
Ở Việt Nam, có nhiều cơng trình đề cập đến vấn đề dạy học bằng phương
pháp thuyết trình, phương pháp dạy học nêu vấn đề như: Trần Thị Mai Phương,
Dạy học Kinh tế chính trị theo phương pháp tích cực, Nxb Đại học sư phạm năm
2009; Nguyễn Cảnh Toàn - Lê Khánh Bằng, Phương pháp dạy và học Đại học,
Nxb Đại học sư phạm năm 2009; GS,TSKH. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy
học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, 2008, v.v...
Nhóm sách, tài liệu tham khảo viết về việc vận dụng các PPDH trong
quá trình giảng dạy giáo dục cơng dân nhằm đạt hiệu quả cao trong QTDH

như: “Phương pháp giảng dạy giáo dục công dân” của Vương Tất Đạt (Nxb
Đại học sư phạm Hà Nội I, 1994), “Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo
đức và giáo dục công dân” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân (Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1998), “Góp phần dạy tốt, học tốt môn giáo dục công dân ở trường trung
học phổ thông” do tác giả Nguyễn Đăng Bằng làm chủ biên (Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2001). Ở nhóm tài liệu này, các tác giả chỉ chú trọng đến các PPDH


9
truyền thống mà ít đề cập đến việc vận dụng các PPDH tích cực vào trong q
trình dạy học bộ môn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học mơn giáo
dục cơng dân nói chung. Nguyễn Văn Cường và GS. TSKH. Bernd Meier
trong tài liệu: “Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường trung học phổ
thông” đã đề xuất một số biện pháp đổi mới PPDH, một trong những biện pháp
đó là việc kết hợp đa dạng các PPDH.
Nhóm các bài viết trên báo và tạp chí có liên quan đến vấn đề này: “Một
vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường THPT ở nước ta” của
tác giả Trần Kiều đã nhận xét về thực trạng dạy học hiện nay và đưa ra một số
kiến nghị về đổi mới PPDH, Tạp chí Nghiên Cứu Giáo Dục, số 5 (1995);
“Phương pháp và tư liệu giảng dạy môn Giáo dục công dân” của tác giả Lê Đức
Quảng và Phan Trọng Luận, Tạp chí Khoa học Giáo Dục, số 65 (1998). Nhóm
các bài viết này mới chỉ ra được cách thức và hướng dẫn QTDH bộ môn giáo dục
công dân để đạt hiệu quả cao chứ chưa đề cập đến vấn đề kết hợp phương pháp
thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân.
PGS. TS Vũ Trọng Dung trong tạp chí Triết học số 4/2007 có bài: “Đổi mới nội
dung và phương pháp giảng dạy Triết học ở Học viện Chính trị khu vực I trong
giai đoạn hiện nay” đã đưa ra giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình - một
phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp tích cực khác như: nêu
vấn đề, thảo luận nhóm,… Phạm Văn Đồng: Phương pháp dạy học tích cực một
phương pháp vơ cùng q báu, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 271/1994. Tác

giả đã chỉ ra phương pháp dạy học tích cực là phương pháp người dạy phải đưa ra
các câu hỏi có tính khêu gợi địi hỏi người nghe phải suy nghĩ, tìm tịi để người
học tự học và ham học.
Liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học môn giáo dục công dân
có một số luận văn thạc sĩ của tác giả Hồng Thị Thu Hịa, Một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân - 2010. Tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung với đề tài: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương


10
pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học” môn giáo dục công dân lớp 10. Tác giả
Nguyễn Tiến Đảm với đề tài: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương
pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ở trường Cao Đẳng nghề
Đồng Nai. Tháng 5/2013 tại Trường cao đẳng Nghề Đồng Nai đã tổ chức hội
thảo “Nâng cao chất lượng giảng dạy và mơn Giáo dục chính trị ”, phương pháp
nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ở trường cao đẳng nghề Đồng
Nai. Tại trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007, 2009,
2010; trường Đại học Kỹ thuật công nghệ năm 2010 với chủ đề: “Nâng cao chất
lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị tại trường Đại học Kỹ thuật cơng
nghệ thành phố Hồ Chí Minh hoặc trong tháng 06/2011 tại trường Đại học Sài
gịn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn Quốc với chủ đề
“Một thế kỷ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911 - 5/6/2011)... đã thu hút
nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo đến những giáo sư, nhà giáo hiện đang
công các, kể cả cán bộ nhân viên làm việc trong các ngành nghề khác nhau.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đều có ý nghĩa to lớn đối với việc
kế thừa trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mơn Giáo dục chính trị ở
trường trung cấp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một cơng trình
nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể về việc
kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề nhằm nâng cao chất

lượng dạy học môn Giáo dục chính trị ở trường trung cấp. Vì vậy, bản thân tôi đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ở trường Trung
cấp Việt - Anh”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp
thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy mơn Giáo dục chính trị


11
ở trường Trung cấp Việt - Anh, luận văn đề xuất quy trình và các giải pháp kết
hợp hai phương pháp này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Giáo
dục chính trị.
3.2. Nhiệm vụ
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp

thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy mơn Giáo dục chính trị
ở trường Trung cấp.
- Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thuyết trình với phương
pháp nêu vấn đề trong giảng dạy mơn Giáo dục chính trị ở trường Trung cấp
Việt - Anh.
-

Đề xuất quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với

phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn Giáo dục chính trị ở trường Trung
cấp Việt - Anh.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp thuyết trình
kết hợp với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị. Qua
khảo sát, điều tra, thực nghiệm sư phạm tại trường Trung cấp Việt - Anh.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; các quan điểm và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục
và đổi mới giáo dục; nội dung, chương trình mơn học Giáo dục chính trị; lý luận
dạy học và phương pháp giảng dạy môn Giáo dục chính trị.


12
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài quán triệt nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện tác giả
cịn kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như:
- Phương pháp lôgic.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp trao đổi, khảo sát thăm dò ý kiến giáo viên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong
dạy học mơn Giáo dục chính trị thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn Giáo dục chính trị ở trường

Trung cấp Việt - Anh.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp
phương pháp dạy học thuyết trình với phương pháp dạy học nêu vấn đề trong
dạy học mơn Giáo dục chính trị.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy mơn Giáo dục chính trị ở các trường trung cấp.
- Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy mơn Giáo dục chính trị ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp
thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị
Trường Trung cấp Việt - Anh.


13
Chương 2: Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ở Trường Trung cấp
Việt - Anh.
Chương 3: Quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị ở Trường Trung
cấp Việt - Anh.


14

B. NỘI DUNG
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP
PHƢƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƢƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở TRƢỜNG
TRUNG CẤP VIỆT - ANH
1.1. Lý luận chung về phƣơng pháp thuyết trình và phƣơng pháp nêu vấn đề
1.1.1. Phương pháp thuyết trình
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp thuyết trình
Thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học (PPDH) xuất hiện
sớm trong lịch sử dạy học. Cho đến ngày nay, phương pháp này vẫn được sử
dụng khá rộng rãi và phổ biến, đã đem lại nhiều thuận lợi trong q trình dạy học,
nhất là dạy học các mơn khoa học xã hội và đặc biệt là các môn khoa học Mác Lênin, với đặc thù tri thức bộ môn mang tính khái qt hóa cao thì phương pháp
thuyết trình là phương pháp chiếm ưu thế hơn hẳn các PPDH khác. Có rất nhiều ý
kiến khác nhau về khái niệm phương pháp thuyết trình.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học Giáo dục Công dân”, tác giả Phùng
Văn Bộ cho rằng “Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó
giáo viên dùng lời nói sinh động, gợi cảm thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri
thức Giáo dục Công dân cho học sinh theo chủ đích nhất định, nhờ vậy người
học sẽ tiếp thu bài giảng một cách có ý thức” [6; 58].
Trong “Giáo dục học đại cương 2” nhóm tác giả Bùi Thị Mùi, Bùi Văn
Ngà và Nguyễn Thị Bích Liên viết “PPTT là phương pháp GV dùng lời nói sinh
động để trình bày tài liệu mới hoặc để tổng kết tri thức mà HS thu được” [41; 25].
Trong cuốn “Phương pháp giảng dạy giáo dục công dân”, tác giả Vương
Tất Đạt cho rằng “Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên sử dụng
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội


15
dung học tập. Người học tiếp nhận thơng tin đó từ người dạy và xử lý chúng tùy
theo tính chủ thể của người học và yêu cầu của họ” [19; 55].
Viết trong giáo trình Dạy học và PPDH trong nhà trường, tác giả Phan

Trọng Ngọ cho rằng “PPTT là phương pháp GV sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập. Người
học tiếp nhận hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lí chúng tùy theo tính
chủ thể người học và yêu cầu của dạy học” [40; 187].
Mặc dù có nhiều cách quan niệm khác nhau về PP thuyết trình. Tuy nhiên, tựu
chung lại có thể khẳng định thuyết trình là PP mà ở đó GV sử dụng lời nói cử chỉ của
mình để cung cấp cho người học một hệ thống tri thức xác định.
1.1.1.2. Ưu điểm, hạn chế và yêu cầu của phương pháp thuyết trình trong dạy học
mơn Giáo dục chính trị
* Ưu điểm phương pháp thuyết trình:
Một là, trong mét thêi gian nhất định, GV chủ động trình bày bài giảng
một cách l-u loát, dễ hiểu, hợp lôgíc nhận thức của ng-ời học. Từ đó GV có thể
chuyển tải toàn bộ néi dung tri thøc bµi häc tíi HS.
Hai là, cung cấp cho ng-ời học những thông tin cập nhật mới nhất mà
trong giáo trình Giỏo dc chớnh tr, sách giáo khoa ch-a có.
Ba l, thuyết trình tạo nên sự giao tiếp gần gũi giữa GV và HS. GV có thể
thay đổi thủ pháp s- phạm, điều chỉnh tài liệu cho phù hợp với trình độ nhận
thức của HS, kết hợp khích lệ, động viên HS một cách kịp thời. Bằng sự say mê,
nhiệt tình với sự kỳ diệu của ngôn ngữ, ng-ời thầy có thể lôi cuốn kích thích sự
chú ý của HS vào bài học. GV dễ cảm hoá đ-ợc HS, tạo cho họ niềm tin khoa
học từ những tri thøc m«n häc Giáo dục chính trị, gióp hä tin vào cuộc sống, làm
chủ bản thân, chủ xà hội.
Bn l, ph-ơng pháp thuyết trình vạch ra cho HS khuôn mẫu và ph-ơng
pháp nhận thức, tổng hợp cấu trúc tài liƯu häc tËp mơn Giáo dục chính trị , gióp
ng-êi học phát huy ph-ơng pháp tự học, trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ.


16
Nm l, ph-ơng pháp thuyết trình cũng là ph-ơng pháp phù hợp với số
đông HS với điều kiện thiếu cơ sở vật chất (phòng học, ph-ơng tiện dạy học)...

Hin nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH theo hướng hiện đại
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; mặc dù PPTT là
phương pháp tiêu biểu cho hệ thống PPDH truyền thống nhưng với những ưu
điểm nổi bật vừa trình bày ở trên thì PPTT vẫn phát huy hiệu quả của nó nhất là
ở các mơn khoa học xã hội.
* Hạn chế của phương pháp thuyết trỡnh:
Mt l, trong một thời gian ngắn, số l-ợng HS nhiều, kiến thức môn Giáo
dục Chính trị lớn, GV không có nhiều thời gian để đối thoại trực tiếp với HS. Do
đó GV thu đ-ợc rất ít ý kiến phản hồi từ phía HS.
Hai l , giáo viên dễ sa lầy vào việc tham kiến thức mà không thấy đ-ợc
sự tiÕp nhận tri thức bài học của HS. HS gÇn nh- thụ động tiếp nhận thông tin từ
phía thầy giáo. Tính tích cực chủ động và sáng tạo của họ không đ-ợc phát huy,
làm cho t- duy của họ trở nên nghèo nàn, thụ động, giờ học trở thành buổi độc
thoại của thầy, gây tâm lý nhàm chán cho HS.
Ba l , ph-ơng pháp thuyết trình là ph-ơng pháp dạy học dùng chung cho
cả lớp, do ú GV không thể quan tâm tới tất cả HS, không hiểu đ-ợc tình t×nh
häc tËp cịng nh- mong mn cđa hä trong häc tập, nhất là đối với sinh viên
kém, từ đó không phân loại đ-ợc HS.
Nh- vậy có thể thấy ph-ơng pháp thuyết trình có những -u và nhựơc điểm
nhất định. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào khi sử dụng thuyết trình phát huy tối đa
những -u điểm và hạn chế nh-ợc điểm của nó. Muốn vậy ng-ời GV cần kết hợp
ph-ơng pháp thuyết trình với nhiều ph-ơng pháp dạy học khác nh-: Ph-ơng
pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, đàm thoại... Trong khuôn khổ luận
văn này, tác giả đà nghiên cứu một h-ớng đổi mới nhằm tích cực hoá ph-ơng
pháp thuyết trình: Đó là kết hợp ph-ơng pháp thuyết trình và nờu vn trong
dạy học môn Giáo dục chính trị.


17
* Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình:

- Yêu cầu đối với giáo viên:
Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học
truyền thống được thực hiện trong các hệ thống nhà trường đã từ lâu. Trong
phương pháp thuyết trình, GV sẽ đóng vai trị là trung tâm, trực tiếp điều khiển
thông báo luồng thông tin tri thức đến học sinh. Tất cả những ánh nhìn từ phía
học sinh đều đổ dồn vào người GV trong cả buổi học. Tất cả những cử chỉ, thái
độ, giọng nói, hình dáng bề ngồi của người GV đều ảnh hưởng nhất định đến
người học. Vì vậy người GV phải hết sức chú ý về tác phong, thái độ, cử chỉ,
phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướng dẫn tư duy của học
sinh thơng qua giọng nói, tốc độ nói, phát âm chuẩn xác, âm lượng thay đổi
thích hợp, qua các mẩu chuyện vui đúng lúc, qua cách đặt vấn đề và giải quyết
vấn đề, kết hợp lời nói với điệu bộ, nét mặt, biết đưa những lời trích dẫn vào
đúng lúc, đúng chỗ làm cho bài thuyết trình trở nên hiệu quả. GV phải trình
bày chính xác các hiện tượng, sự kiện, khái niệm, định luật, vạch ra bản chất
của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng, chính trị của tài liệu học tập.
Khi trình bày nội dung bài giảng mơn Giáo dục chính trị GV phải đảm
bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nói gọn, rõ, sáng sủa, giàu hình
tượng, chuẩn xác. GV khơng được sử dụng những từ ngữ mập mờ, không rõ
nghĩa, không nên dùng nhiều ngôn ngữ văn học thay cho thuật ngữ khoa học,
đảm bảo tính vừa sức cho người học vì nếu sử dụng ngơn ngữ khơng phù hợp sẽ
tạo ra sự khó hiểu và dẫn đến nhàm chán. Trình bày phải đảm bảo cho học sinh
ghi chép được những vấn đề cơ bản và qua đó mà dạy cho họ biết cách vừa ghi
vừa tập trung nghe giảng.
Trong quá trình giảng bài người GV phải thường xuyên kiểm tra mức độ
hiểu bài của GV bằng cách quan sát thái độ của HS khi ngồi học, nếu người học
nói chuyện nhiều, mắt nhìn đồng hồ liên tục, mệt mỏi… thì chúng ta phải nhanh
chóng tìm cách khắc phục những điểm chưa thuyết phục của mình.


18

- Yêu cầu đối với học sinh:
Trong giờ học, chú ý tập trung nghe giảng, ghi chép theo cách riêng của
mình để sao cho đủ các ý của bài trên cơ sở sử dụng đúng các khái niệm, định
luật, sự kiện, phạm trù của mơn học Giáo dục chính trị. Chủ động tham khảo
thêm các tài liệu liên quan đến mơn học chính trị, nhất là việc đọc tài liệu trước
khi đến lớp.
- Yêu cầu đối với nhà trường:
Nhà trường cần có sự phân bố hợp lý số lượng học sinh trong một lớp, sĩ
số lớp học không quá 50 học sinh một lớp. Mỗi lớp học cần trang bị phòng học
phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định về diện tích, ánh sáng, bàn ghế; trang
thiết bị cần thiết như máy vi tính, máy chiếu, bảng biểu, sơ đồ; trang bị tài liệu
tham khảo phù hợp.
1.1.2. Phương pháp nêu vấn đề
1.1.2.1. Khái niệm về phương pháp nêu vấn đề
Đã có nhiều khái niệm khác nhau về phương pháp nêu vấn đề:
PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là hình thức
dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động
một cách sáng tạo, bao gồm sự kết hợp những PP dạy và học có những nét cơ
bản của sự tìm tịi khoa học. Nhờ đó nó đảm bảo cho HS lĩnh hội vững chắc
những cơ sở khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự lực, năng lực sáng tạo và
hình thành cơ sở thế giới quan cho họ” [11; 41].
Theo cuốn “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết
học” do Phùng Văn Bộ (chủ biên): “phương pháp nêu vấn đề là phương pháp
giảng dạy dùng lời nói hướng HS vào tình huống có vấn đề, nêu vấn đề và tạo
những điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề, cuối cùng kiểm tra lại những vấn
đề đã được giải quyết để đi đến kết luận” [7; 91].
Nhà giáo dục học Ba Lan V.Ơkơn cho rằng: "Dạy học nêu vấn đề là tồn
bộ các hoạt động như tổ chức tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý



19
giúp đỡ cho học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách
giải quyết đó và cuối cùng là q trình hệ thống hố và củng cố các kiến thức
tiếp thu được" [46; 103].
I.Ia.Lecne định nghĩa: Dạy học nêu vấn đề có nội dung là: Trong quá trình
học sinh giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề và bài tốn có vấn đề trong một
hệ thống nhất định thì diễn ra sự lĩnh hội sáng tạo các tri thức và kỹ năng, sự
nắm kinh nghiệm hoạt động sáng tạo mà xã hội tích lũy được, sự hình thành
nhân cách có tính tích cực cơng dân, có trình đọ phát triển cao và có ý thức tự
giác của xã hội xã hội chủ nghĩa [32; 81].
Qua đây, chúng ta thấy dù các học giả trong và ngồi nước có cách tiếp
cận PPDH nêu vấn đề ở các khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung các quan
niệm đó đều khẳng định PP nêu vấn đề là một PPDH sáng tạo thơng qua các tình
huống có vấn đề. Qua đó người học thực hiện q trình tìm tịi khoa học một
cách tích cực, tự lực, sáng tạo dưới sự dẫn dắt giúp đỡ của GV. PPDH nêu vấn
đề có thể hình thành nhu cầu phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh, kích thích
óc sáng tạo của HS.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, chúng tôi cho rằng: PP
dạy học nêu vấn đề là PP trong đó GV căn cứ vào nội dung dạy học để đặt ra
hay nêu lên cho người học một hay một số tình huống có vấn đề, sau đó u cầu,
kích thích, hướng dẫn HS tìm hiểu và giải quyết vấn đề của tình huống đã cho
nhằm kích thích tính tích cực, chủ động của HS và qua đó thực hiện tốt nhiệm
vụ dạy học của mình.
Thực chất của PPDH nêu vấn đề là GV phải tạo ra tình huống có vấn đề,
rồi từ đó tổ chức, điều khiển hoạt động của HS, giúp các em hình thành thói
quen tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ giải quyết vấn đề học tập.
PP nêu vấn đề chú trọng vào mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo, tính tự
giác, tích cực của người học góp phần nâng cao hiệu quả của dạy học trong bối
cảnh hiện nay.



20
Dạy học nêu vấn đề đặt ra yêu cầu cao đối với GV khơng chỉ về trình độ
chun mơn mà còn cả về yếu tố đạo đức và nghiệp vụ nghề nghiệp. Bản chất
của dạy học nêu vấn đề là tạo ra bầu khơng khí sáng tạo trong học tập. Do đó,
GV khơng những phải biết khơi dậy các ý kiến phát biểu mà cịn phải biết tơn
trọng ý kiến của HS. Với mục đích tạo lập tính tích cực, chủ động của HS nên
GV không những cần chuẩn bị kỹ lượng cho việc tổ chức, hướng dẫn HS mà
còn phải tạo ra khơng khí thân thiện để các em tranh luận, phát biểu ý kiến.
Dạy học nêu vấn đề khơng chỉ đặt ra u cầu cao về trình độ nghiệp vụ,
về tri thức mà còn đặt ra yêu cầu cao về kỹ năng sư phạm của người dạy. GV
phải nắm vững tri thức trong giáo trình, am hiểu phương pháp luận của q trình
nhận thức khoa học nói chung và đặc thù nhận thức của bộ mơn mình đảm nhận.
Trong khi theo dõi cách thức triển khai và lơgíc giải quyết vấn đề của HS, GV có
thể đặt ra những câu hỏi phân biệt để HS bảo vệ ý kiến của mình hoặc nhận thấy ý
kiến của mình là chưa hợp lý. GV khơng đóng vai trị là trọng tài khoa học mà chỉ
đóng vai trị là người dẫn dắt, chỉ hướng.
PPDH nêu vấn đề có tác dụng kích thích tư duy độc lâp, sáng tạo, tìm tịi phát
hiện và giải quyết vấn đề. Khi HS tự khám phá ra những điều mới mẻ của môn học
họ sẽ hứng thú học tập, tự tin vào khản năng của mình. Hơn nữa, thông qua phát biểu
ý kiến, tranh luận; PPDH nêu vấn đề cịn góp phần rèn luyện khả năng diễn đạt
thuyết trình của HS.
Như vậy, bản chất của PP nêu vấn đề trong dạy học là tổng hợp những
hoạt động tương hỗ của GV và HS trong việc tạo ra tình huống có vấn đề của
GV; việc tìm hiểu, nhận thức, giải quyết vấn đề và trình bày, diễn đạt sự hiểu
biết và cách giải quyết vấn đề của HS.
1.1.2.2. Ưu điểm, hạn chế và yêu cầu của phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy
mơn Giáo dục chính trị
* Ưu điểm của phương pháp nêu vấn đề:



21
Một là, phương pháp dạy học nêu vấn đề đặt người học vào vị trí khám phá,
tạo cơ hội duy, óc thơng minh của mình, địi hỏi cố gắng đến mức cao nhất suy nghĩ
tìm tịi, sáng tạo, để có thể giải quyết tốt vấn đề đặt ra.
Hai là, phương pháp dạy học nêu vấn đề góp phần định hướng, tạo điều kiện
cho người học phát huy tính chủ động sáng tạo, hình thành khả năng nêu và giải quyết
vấn đề thực tiễn linh hoạt, rèn luyện phương pháp tự học cho người học.
Ba là, nêu vấn đề là kết hợp với giải quyết vấn đề tại lớp thông qua thảo
luận có sự chuẩn bị của người học, khơng chỉ tạo ra sự nổ lực hứng thú ở người
học mà còn tạo ra cho họ khả năng ghi nhớ nội dung tri thức một cách sâu sắc và
khả năng tập hợp trí tuệ của tập thể để giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho học
sinh học hỏi lẫn nhau.
Bốn là, phương pháp dạy học nêu vấn đề có thể giúp giáo viên kiểm tra, đánh
giá năng lực của người học thơng qua việc trình bày, lý giải những bài toán nhận thức
của người học, phân loại được người học, từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp đối
với từng đối tượng.
Năm là, dạy học nêu vấn đề không chỉ tích cực hóa hoạt động của người học
mà cịn làm cho hoạt động của người dạy trở nên tích cực.
* Hạn chế phương pháp nêu vấn đề:
Một là, nếu giáo viên quá lạm dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề
trong dạy học mơn Giáo dục chính trị sẽ dẫn đến tình trạng khơng đảm bảo chất
lượng đồng đều trong học sinh. Những học sinh có chất lượng học tập kém sẽ có
tâm lý lo sợ, chán nản trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Hai là, phương pháp dạy học nêu vấn đề địi hỏi phải có nhiều thời gian, nhiều
tài liệu tham khảo... mới đạt được hiệu quả.
Ba là, giáo viên phải biết đặt ra tình huống, phải có phương pháp để kích thích
say mê, hứng thú của người học, nếu không hiệu quả sẻ không cao.
Bốn là, phương pháp dạy học nêu vấn đề đòi hỏi giáo viên phải có những hình
thức đánh giá cần thiết, phù hợp, phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để động

viên người học học tập, nghiên cứu khoa học.


22
* Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề:
- Yêu cầu đối với giáo viên:
PP dạy học nêu vấn đề là PP giáo viên đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề và
bài tốn có vấn đề, cịn học sinh thì tự lực suy nghĩ, thảo luận, giải đáp dưới sự
định hướng của giáo viên. Trong quá trình đó, giáo viên vừa là người cung cấp
thơng tin, truyền đạt kiến thức (bằng cách nêu vấn đề) để học sinh lĩnh hội, vừa
là người kích thích tính tự giác, tích cực suy nghĩ sáng tạo của học sinh trong
học tập đồng thời tạo ra bầu khơng khí dân chủ giữa thầy và trò để đạt hiệu quả
cao trong học tập. Vấn đề là câu hỏi nêu ra nếu quá khó thì khơng học sinh nào
trả lời được, mà dễ q thì học sinh cũng khơng muốn trả lời. Từ đó khơng khí
lớp học sẽ trầm xuống, học sinh lại bắt đầu phân tán suy nghĩ do có tâm lý chờ
đợi giáo viên giải đáp. Do đó, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh,
giáo viên sẽ phải cân nhắc câu hỏi như thế nào cho phù hợp với đối tượng học
sinh. Hơn nữa đối tượng học sinh của lớp trung cấp chính trị rất đa dạng (có
nhiều trình độ và nhiệm vụ cơng tác khác nhau), do vậy chúng ta cần tìm hiểu
học sinh và lấy số đông làm cơ sở để đánh giá mức độ và khả năng nhận thức
của đối tượng đối với kiến thức cần truyền đạt, từ đó xây dựng câu hỏi cho phù
hợp. Thực tế giảng dạy cho thấy khi nêu các câu hỏi, rất nhiều học sinh cho ý
kiến khác nhau do nhận thức, trình độ khác nhau, do đó, giáo viên cần chủ
động kiểm soát và làm chủ lớp học để tránh tình trạng tranh luận quá gay gắt
và kéo dài. Muốn làm được điều này yêu cầu giáo viên phải nắm chắc kiến
thức của bài học để có thể giúp học sinh hiểu bài hơn. Trong lượng thời gian có
hạn so với lượng kiến thức cần truyền đạt, nếu sa vào hỏi đáp nhiều quá sẽ dẫn
đến hiên tượng “cháy giáo án” do mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là những câu
hỏi có thể gây tranh cãi, khó có thể kết kuận được ngay. Vấn đề đặt ra là trong
bài nào, phần nào cần bố trí câu hỏi như thế nào cho hợp lý với thời gian và đối

tượng người học.


23
- Yêu cầu đối với học sinh:
Học sinh phải huy động và vận dụng một cách tự lực, sáng tạo những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo và vốn kinh nghiệm sẵn có. Khi cần phải chủ động tham
khảo thêm các tài liệu liên quan đến môn học (qua đọc thêm sách, báo hoặc làm
thí nghiệm, đi thực tế…), vận dụng các thao tác tư duy để đề xuất các giả thuyết
nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. Như vậy, ở đây ngay trong cả quá trình học
tập, sinh viên đã tập dượt làm như nhà khoa học.
Ngoài ra, học sinh còn phải biết tự giác đi học đầy đủ, đúng giờ, nghiêm
túc đánh giá lại những gì mình đã học được sau mỗi tiết học. Có như vậy, các em
mới thực sự chủ động trong việc tiếp thu những kiến thức tiếp theo.
- Yêu cầu đối với nhà trường:
Mổi lớp học cần trang bị phòng học phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo
quy định về diện tích, ánh sáng, bàn ghế; trang thiết bị cần thiết như máy vi tính,
máy chiếu, bảng biểu, sơ đồ; trang bị tài liệu tham khảo phù hợp.
1.2. Tính tất yếu của sự kết hợp phƣơng pháp thuyết trình với phƣơng pháp
nêu vấn đề trong dạy học mơn Giáo dục chính trị
1.2.1. Kết hợp các phương pháp trong giảng dạy - yêu cầu tất yếu trong đổi mới
phương pháp dạy học môn Giáo dục chính trị
Hiện nay trong dạy học các mơn khoa học xã hội nói chung, mơn Giáo dục
chính trị nói riêng ở các trường chuyên nghiệp, phần lớn các giáo viên vẫn sử
dụng phương pháp truyền thống với phấn và bảng. Thầy cơ giáo giảng, thuyết
trình học trị nghe ghi và chép. Cách dạy như vậy hình thành nên lối dạy thụ
động theo kiểu thầy đọc trò chép. Bài giảng của thầy cơ vì thế kém sinh động,
khơng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Có thể thấy, những kiến
thức đến với trò theo phương pháp này gần như đã được thầy "chuẩn bị sẵn" để
trò thu nhận do vậy hoạt động của trò tương đối thụ động. Phương pháp thuyết

trình chỉ cho phép người học đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tri thức
mà thôi. Điều đáng buồn là hiện nay phương pháp này vẫn còn khá phổ biến


24
trong các trường trung cấp chuyên nghiệp. Đây chính là một trong những
nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo của mơn Giáo dục chính trị chưa đáp
ứng được u cầu của xã hội, chưa đào tạo ra được những nguồn nhân lực năng
động, sáng tạo, chủ động trong công việc.
Vì vậy, một trong những yêu cầu tất yếu đối với giáo viên là phải kết hợp
nhiều phương pháp khác nhau trong dạy học mơn Giáo dục chính trị. Theo TS.
Nguyễn Lương Bằng trong bài viết "Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác
- Lênin ở các trường đại học hiện nay", đã cho rằng: "Mỗi phương pháp giảng
dạy đều có giới hạn của mình, ngồi giới hạn ấy phải áp dụng phương pháp khác,
phải tìm cách sử dụng mọi phương pháp cho đúng chỗ. Các phương pháp có tính
độc lập tương đối, chúng liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau và chỉ trong sự
thống nhất với nhau chúng mới tìm thấy "sức mạnh" của mình... Điều quan trọng
trong giảng dạy các môn học Mác - Lênin không chỉ là tìm ra phương pháp mới,
mà cịn là ở chỗ biết sử dụng phương pháp truyền thống một cách thành thạo, có
hiệu quả. Phương pháp truyền thống in bóng dáng vào phương pháp mới, tiếp
sức, thúc đẩy phương pháp mới phát triển bền vững, làm cho giáo dục - đào tạo
vừa phát triển, vừa giữ vững được bản sắc của dân tộc" [4; 87].
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mơn Giáo dục chính trị,
nhiều giáo viên đã và đang đổi mới cách dạy, tích cực áp dụng các phương pháp
dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của người học. Trong dạy học mơn
Giáo dục chính trị chúng ta ln phải xác định rằng: Dạy cái gì? Dạy cho ai?
Dạy bằng cách nào? Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chúng ta sẽ sử dụng
những phương pháp cụ thể, phù hợp. Thực tế cho thấy, khơng có bất kỳ một
phương pháp dạy học nào được xem là tối ưu, hoàn hảo nhất. Mỗi phương pháp
dạy học truyền thống hay phương pháp dạy học tích cực cũng đều có những đặc

điểm ưu thế và nhược điểm riêng. Khơng có phương pháp nào là vạn năng. Việc
nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng phần, từng đặc điểm bộ mơn và đối tượng người
học để có sự phối kết hợp đa dạng các phương pháp là việc làm cần thiết của mỗi


×