Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy học chương các định luật bảo toàn vật lí 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------------------------

LƢỜNG THỊ TÌM

VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÊN
LỚP HỌC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT
BẢO TOÀN” VẬT LÝ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THU HIỀN

NGHỆ AN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên Lƣờng Thị Tìm, là học viên cao học chuyên ngành Lý luận và
PPDH bộ môn Vật lí, khóa 21, tại Trƣờng Đại học Vinh, Nghệ An.
Tơi xin cam đoan:
- Cơng trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện.
- Các số liệu trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được cơng bố
ở các nghiên cứu khác hay trên bất kỳ phương tiện truyền thơng nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn
tốt nghiệp của mình.
Học viên


Lƣờng Thị Tìm


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban
chủ nhiệm cùng các thầy cơ khoa Vật lý, phịng Đào tạo Sau đại học, trường
Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập,
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý
luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Vật lý, trường Đại học Vinh, đã nhiệt
tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt,
tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình chu đáo của TS.
Lê Thị Thu Hiền trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, q Thầy, Cơ giáo tổ Vật
lí, trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình
giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên
cứu và thực nghiệm đề tài.
Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, người thân,
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn.
Nghệ An, tháng 7 năm 2015
Tác giả

Lƣờng Thị Tìm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
7. Đóng góp mới của đề tài.............................................................................................. 4
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁC KĨ
THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ......................... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới............................................................................. 5
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................. 5
1.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ...................................................... 7
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 7
1.2.2. Mối quan hệ gi a kiểm tra, đánh giá với các yếu tố của quá trình dạy học ............... 9
1.2.3. Vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học ............... 10
1.3. Đánh giá quá trình trong dạy học Vật lí ở trƣờng trung học phổ thông ................. 11
1.3.1. Định hƣớng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng
lực của học sinh ............................................................................................................. 11
1.3.2. Quan niệm về đánh giá quá trình trong dạy học .................................................. 12
1.3.3. Các hình thức đánh giá quá trình ......................................................................... 13
1.3.4. Phƣơng pháp đánh giá quá trình .......................................................................... 13
1.3.5. Các hình thức đánh giá quá trình ......................................................................... 21
1.4. Các kĩ thuật đánh giá trên lớp học sử dụng trong quá trình dạy học ở trƣờng trung
học phổ thông ................................................................................................................ 25



iv
1.4.1. Các kĩ thuật đánh giá trên lớp học ....................................................................... 25
1.4.2. Nguyên tắc lựa chọn một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong đánh giá quá
trình dạy học Vật lí ........................................................................................................ 37
1.5. Thực trạng việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong đánh giá q
trình dạy học mơn Vật lí ở Trƣờng trung học phổ thơng hiện nay................................ 39
1.5.1. Mục đích, đối tƣơng, thời gian, địa điểm và nội dung điều tra ........................... 39
1.5.2. Kết quả điều tra thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của
học sinh trung học phổ thông ........................................................................................ 39
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................................... 43
Chƣơng 2. VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC
TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG "CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN", VẬT LÍ 10 ....... 44
2.1. Tổng quan nội dung kiến thức chƣơng "Các định luật bảo toàn" .......................... 44
2.1.1. Mục tiêu dạy học chƣơng "Các định luật bảo toàn" ............................................ 44
2.1.2. Xác định mục tiêu cần đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học
chƣơng „„Các định luật bảo toàn‟‟ ................................................................................. 45
2.1.3. Nh ng sai lầm phổ biến của học sinh khi giải bài tập của chƣơng “Các định luật
bảo tồn” ........................................................................................................................ 47
2.2. Xây dựng bộ cơng cụ đánh giá trên lớp học trong quá trình dạy học chƣơng „„Các
định luật bảo tồn‟‟ ........................................................................................................ 48
2.2.1.Bộ cơng cụ đánh giá mức độ nhận thức ............................................................... 48
2.2.2. Bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng của học sinh trong dạy học chƣơng "Các
định luật bảo toàn". ........................................................................................................ 56
2.2.3. Bộ công cụ tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy học .................................. 64
2.3. Thiết kế một số tiến trình dạy học chƣơng "Các định luật bảo tồn" có sử dụng bộ
cơng cụ đánh giá trên lớp học ........................................................................................ 65
2.3.1. Tiến trình dạy học bài 23: Động lƣợng. Định luật bảo toàn động lƣợng (Tiết 1) 65
2.3.2. Tiến trình dạy học bài 23: Động lƣợng. Định luật bảo tồn động lƣợng (Tiết 2) 70

2.3.3. Tiến trình dạy học bài 27: Cơ năng ..................................................................... 77
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................... 82
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................................... 83
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................ 83


v
3.2. Đối tƣợng và thời gian, địa điểm thực nghiệm sƣ phạm. ....................................... 83
3.2.1. Đối tƣợng của thực nghiệm sƣ phạm .................................................................. 83
3.2.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm sƣ phạm ...................................................... 83
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ...................................................................................... 83
3.3.1. Phƣơng pháp điều tra ........................................................................................... 83
3.3.2. Phƣơng pháp quan sát .......................................................................................... 83
3.3.3. Phƣơng pháp thống kê toán học .......................................................................... 83
3.3.4. Phƣơng pháp case - study .................................................................................... 84
3.3.5. Xây dựng phƣơng thức và tiêu chí đánh giá........................................................ 84
3.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................ 85
3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sƣ phạm. ............................................................................ 85
3.4.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................... 85
3.4.3. Chọn mẫu thực nghiệm ....................................................................................... 86
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................................ 87
3.5.1. Phân tích định tính ............................................................................................... 87
3.5.2. Phân tích định lƣợng ............................................................................................ 89
3.5.3. Quan sát, đánh giá năng lực GQVĐ của một nhóm học sinh để kiểm nghiệm tính
khả thi của đề tài (Case- study). .................................................................................... 91
3.5.4. Kết quả thăm dị giáo viên về tính khả thi của bộ công cụ đánh giá trên lớp học
và giáo án đã biên soạn trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm ..................................... 96
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................... 97
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 100


Phụ lục 1............................................................................................................................... 103


vi
QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

DH

Dạy học

ĐH

Đại học

ĐG

Đánh giá

ĐC

Đối chứng

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GV

Giáo viên

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh

KQHT

Kết quả học tập

KT

Kiểm tra

KTĐG

Kiểm tra, đánh giá

NL

Năng lực

PPDH


Phƣơng pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TL

Tự luận

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết kì họp thứ 8, Quốc hội khoá XI về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục Việt Nam đã nêu: "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội".
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 Ban hành chƣơng trình hành
động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội
nghị lần thứ 8, BCH TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ thị: "Đổi mới
hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và ĐG kết quả giáo dục theo định hướng
ĐG NL người học; kết hợp ĐG cả quá trình với ĐG cuối kì học, cuối năm học
theo mơ hình của các nước có nền giáo dục phát triển".
Bộ Giáo và Đào tạo đã ban hành công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày
05/8/2014 về hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 đã chỉ đạo rõ
về công tác KTĐG: " Đổi mới KTĐG theo hướng chú trọng ĐG phẩm chất và
NL của HS, chú trọng ĐG quá trình: ĐG trên lớp học; ĐG bằng hồ sơ; ĐG
bằng nhận xét; tăng cường bằng hình thức ĐG thơng qua sản phẩm dự án; bài
thuyết trình. Kết hợp kết quả ĐG trong quá trình giáo dục và ĐG tổng kết cuối
kì, cuối năm học. Các hình thức KTĐG đều hướng tới sự phát triển năng lực của
HS; coi trọng ĐG để giúp đỡ HS về phương pháp học tập; động viên sự cố
gắng; hứng thú học tập của các em trong quá trình DH. Việc KTĐG khơng chỉ
là xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học như thế nào, có
biết vận dụng khơng".
KTĐG có quan hệ mật thiết với q trình DH, KTĐG có thể coi giai đoạn
kết thúc của quá trình DH, phản ánh chất lƣợng đào tạo nhƣng cũng là đòn bẩy


2
để thúc đẩy quá trình DH, kết quả KTĐG giúp cho GV có cơ sở để phân loại

HS, nắm bắt đƣợc NL của cá nhân HS từ đó điều chỉnh PPDH của mình cho phù
hợp với đối tƣợng HS. Trong thời gian vừa qua, các trƣờng THPT đã tích cực
đổi mới PPDH của GV kết hợp với đổi mới phƣơng pháp, hình thức KTĐG nhƣ
sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong KTĐG. Tuy vậy chỉ mới dừng lại
ở việc KTĐG tổng kết cuối kì hoặc cuối năm, cịn vấn đề KTĐG thƣờng xuyên
trong quá trình DH chƣa đƣợc GV và các cấp quản lí quan tâm.
Vật lí là bộ mơn Khoa học thực nghiệm, kiến thức Vật lí đƣợc các nhà
khoa học đúc kết từ thực tiễn và có rất nhiều ứng dụng trong đời sống khoa học,
kĩ thuật. Tuy vậy thực tế trong đào tạo hiện nay, nhiều HS thi mơn Vật lí có
điểm rất cao nhƣng khả năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn lại quá yếu.
Nếu GV biết cách đổi mới PPDH theo hƣớng tiếp cận NL và sử dụng các kĩ
thuật ĐG trên lớp học trong q trình DH Vật lí sẽ giúp cho GV có thể thực hiện
ĐG thƣờng xuyên trong quá trình DH để nắm bắt kịp thời NL của HS từ đó vận
dụng các PPDH thích hợp giúp nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Kiến thức cơ học là một trong nh ng kiến thức nền tảng trong giáo dục
Vật lí cho HS THPT; nó đóng vai trị quan trọng trong q trình hình thành kiến
thức Vật lí ở THPT giúp HS có thể học tốt các kiến thức Vật lí ở trình độ cao
hơn. Trong đó, chƣơng „„Các định luật bảo toàn‟‟ là một trong nh ng chủ đề
quan trọng trong phần Cơ học. Việc áp dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học vào
dạy học chƣơng „„Các định luật bảo tồn‟‟ là hết sức cần thiết góp phần nâng
cao chất lƣợng dạy học mơn Vật lí THPT.
Từ nh ng lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Vận dụng một số
kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy học chương"Các định luật bảo toàn"
Vật lý lớp 10 Trung học phổ thơng".
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các kĩ thuật ĐG trên lớp học, lựa chọn và vận dụng vào xây
dựng bộ công cụ ĐG nhằm ĐG kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học
chƣơng "Các định luật bảo tồn", Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông.



3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học đƣợc sử
dụng trong q trình DH Vật lí hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: KTĐG quá trình học tập của HS chƣơng „„Các
định luật bảo tồn‟‟, Vật lí lớp 10 trung học phổ thông.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng một số kĩ thuật ĐG trên lớp học để xây dựng bộ cơng cụ
KTĐG trên lớp học thì sẽ ĐG đƣợc KQHT của HS trong quá trình DH chƣơng
"Các định luật bảo tồn" qua đó giúp GV điều chỉnh PPDH góp phần nâng cao
kết quả học tập của HS và chất lƣợng DH mơn Vật lí.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về KTĐG KQHT của HS và cơ sở lí luận về
các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong dạy học Vật lí.
- Điều tra thực trạng hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí của HS nói
chung và hoạt động ĐG trên lớp học trong q trình DH Vật lí nói riêng ở
trƣờng THPT hiện nay để phân tích nh ng kết quả đạt đƣợc, nh ng tồn tại hạn
chế và tìm hiểu nguyên nhân của nh ng tồn tại đó làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
- Phân tích mục tiêu DH và xác định mục đích KTĐG năng lực của HS
trong q trình DH chƣơng "Các định luật bảo tồn".
- Vận dụng một số kĩ thuật ĐG trên lớp học để thiết kế bộ công cụ ĐG
năng lực của HS trong q trình DH chƣơng "các định luật bảo tồn".
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và
đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các kết luận đƣợc rút ra từ luận văn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu và xử lí thơng tin từ
sách, báo, tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài, đặc biệt là vấn đề KTĐG
KQHT của HS, các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong q trình DH Vật lí.



4
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra cơ bản về thực trạng
KTĐG KQHT và ĐG trong quá trình DH môn Vật lý của HS THPT thông qua
phỏng vấn và phân tích các phiếu điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức TNSP các nội dung đã
đề xuất trong luận văn nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. Dùng phƣơng
pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu đƣợc từ thực nghiệm.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lí luận về KTĐG KQHT của HS; góp
phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong quá trình
DH vật lý ở trƣờng THPT.
- Về thực tiễn: Xác định đƣợc các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong DH
chƣơng "Các định luật bảo tồn", xây dựng bộ cơng cụ ĐG trên lớp học trong
quá trình DH chƣơng "Các định luật bảo tồn"; Soạn thảo đƣợc một số tiến trình
DH có áp dụng bộ cơng cụ ĐG trên lớp học chƣơng "Các định luật bảo toàn".
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng các kĩ thuật đánh
giá trên lớp học trong q trình dạy học Vật lí.
Chƣơng 2: Vận dụng một số kỹ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy học
chƣơng "Các định luật bảo toàn", Vật lý lớp 10 Cơ bản.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁC
KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới

Nh ng năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về đánh giá và đo lƣờng trên thế
giới đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Có thể nói, hầu hết các tác giả tiêu biểu
nhƣ Becbi, Ran Taylơ, Philíp, R. F. Mager

đã tập trung nghiên cứu và làm

sáng tỏ định nghĩa, chức năng, vai trò của KT, ĐG đối với việc phát triển tri
thức, năng lực, đặc biệt là tính tích cực, tự giác của học sinh, giúp các em tự tin
hơn trong học tập và tự đánh giá kết quả học tập của mình. Đề cập đến việc đổi
mới các hình thức, phƣơng pháp đánh giá, tài liệu Definitions and Assessment
Methods for Critical Thinking, Problem Solving and Writing [30], Why we need
better assessment. Educational Leadership [32 đã phân tích sâu hơn các ƣu điểm
của kĩ năng đánh giá qua bài luận, giúp học sinh r n luyện tƣ duy phân tích, tổng
hợp. The Art of Assessing [29], Measurement and evaluation in teaching (6th Ed)
[31 cũng phân tích ƣu điểm và nhƣợc điểm của các dạng thức đánh giá, song nhấn
mạnh vai trò đánh giá qua các câu hỏi TN. Đánh giá lớp học [15 phân tích quy
trình, cách tổ chức đánh giá lớp học, chú trọng đổi mới đánh giá kết quả quá trình
học tập của học sinh trong từng giờ học, bài học. Nitko A.J. qua tài liệu 33], nêu
xu hƣớng quốc tế hóa trong đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay, nhấn
mạnh vai trò của đánh giá với việc phát triển tƣ duy và sử dụng kết quả KT, ĐG để
điều chỉnh quá trình dạy học.
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu trong lĩnh vực KTĐG nhƣ Dƣơng
Thiệu Tống với “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập"[27], đã vận dụng


6
phƣơng pháp KT bằng TNKQ để ĐG kết quả học tập của HS. Nhiều nhà giáo
dục khác cũng có nh ng cơng trình có giá trị: Trần Bá Hồnh với “Đánh giá
trong giáo dục"[14]; Lê Đức Ngọc với “Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành

quả học tập trong giáo dục đại học"[20]; Lâm Quang Thiệp với " Đo lường và
đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường "[25 . Các tác giả tiếp tục nghiên
cứu toàn diện vấn đề KTĐG và đổi mới KTĐG, từ thống nhất khái niệm KT,
ĐG, đo lƣờng, chuẩn ĐG, đổi mới...đã đi sâu phân tích ƣu điểm (và hạn chế) của
việc đổi mới phƣơng pháp KT bằng TNKQ... Ngồi ra cịn một số tài liệu khác,
nhƣ Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan với “Phương pháp trắc nghiệm trong
kiểm tra và đánh giá thành quả học tập"[13] ; Nguyễn Công Khanh với “Đánh
giá đo lường trong khoa học xã hội: quy trình, kĩ thuật, thiết kế, thích nghi,
chuẩn hố cơng cụ đo"[16];... đã phân tích ƣu điểm, hạn chế của các phƣơng
pháp KTĐG, đặc biệt là kĩ thuật xây dựng câu hỏi TN, đƣa ra quy trình xây
dựng và xử lý bộ cơng cụ KT một số môn học. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh với
"Đánh giá và đo lường kết quả học tập"[21] đã hệ thống rất đầy đủ các thuật ng
và khái niệm, các nguyên tắc, phƣơng pháp, kĩ thuật, các nội dung ĐG trong giáo
dục. Trong phần thuật ng và khái niệm tác giả đã đề cập đến tự KTĐG và xem nó
nhƣ là một hình thức KTĐG dự báo (chẩn đốn) là một hình thức phổ biến của
KTĐG q trình.
Đến nay, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu để xây dựng và hồn thiện
q trình KTĐG tri thức của HS. Thái Duy Tuyên [28 đã nêu hệ thống các chức
năng KTĐG bao gồm: chức năng phát hiện, điều chỉnh, chức năng củng cố, phát
triển trí tuệ và chức năng giáo dục. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bảo Hoàng
Thanh đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phối hợp câu hỏi
TNKQ và TL nhằm cải tiến hoạt động đánh giá KQHT mơn Vật lí đại cương của
sinh viên đại học sư phạm"[24 , luận án tiến sĩ của Đặng Huỳnh Mai đã nghiên
cứu "Xây dựng mẫu đề kiểm tra chuẩn quốc gia mơn Tốn cho HS tiểu học"[19],
luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích đi sâu nghiên cứu về "Đổi mới kiểm tra,


7
đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ
sở"[1]....

Phát triển NL ngƣời học là một định hƣớng quan trọng, khẳng định trong
chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020: "Tiếp tục đổi mới PPDH và ĐG
KQHT, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo
và NL tự học của người học"; " Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh
đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công
bằng, kết hợp kết hợp kết quả kiểm tra, ĐG trong quá trình giáo dục với kết quả
thi"[7].
Chƣơng trình giáo dục phổ thơng sau 2015 sẽ đƣợc xây dựng theo định
hƣớng phát triển NL ngƣời học, do đó cách KTĐG kết quả giáo dục phù hợp với
định hƣớng xây dựng chƣơng trình phải là KTĐG năng lực ngƣời học. Nhƣng
đến nay dạy học Vật lí theo định hƣớng tiếp cận NL nói chung và KTĐG kết
quả học tập mơn vật lí theo định hƣớng tiếp cận NL nói riêng, mới chỉ có nh ng
nghiên cứu ban đầu thể hiện qua một số bài viết; một số tài liệu tập huấn, một số
luận văn thạc sĩ nhƣ Kỉ yếu Hội thảo quốc gia năm 2012 về "Hệ thống NL chung
cốt lõi của HS trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam"[5 của Bộ
Giáo dục &Đào tạo; hay Kỉ yếu Hội thảo quốc gia năm 2012 về "Mục tiêu và
chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thơng của Việt Nam"[6 của Bộ Giáo
dục &Đào tạo; Vấn đề này cũng đƣợc tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị
Oanh, Lê Mỹ Dung trong "Tài liệu giáo dục phổ thông trong giáo dục", Tài liệu
tập huấn năm 2014 18 nhƣng hiện nay chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu
về vấn đề vận dụng kĩ thuật ĐG trên lớp học trong DH Vật lí ở trƣờng THPT.
1.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Kiểm tra
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hồng Phê thì Kiểm tra là xem xét tình hình
thực tế để đánh giá, nhận xét"[22,tr.18 . Cịn theo Phạm H u Tịng thì Kiểm tra


8
là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được

những thông tin cần thiết để đánh giá'[26,tr.10].
Theo nghiên cứu của Trần Bá Hoành 14 , Nguyễn Công Khanh 17], Lê
Đức Ngọc 20 , Dƣơng Thiệu Tống 27 ,... KT kết quả học tập của HS thƣờng
đƣợc chia thành các loại sau:
- KT thường xuyên: Việc KT thƣờng xuyên đƣợc thực hiện qua quan sát
một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi HS nói riêng,
qua các khâu ơn tập, củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn. KT thƣờng xuyên giúp cho GV kịp thời điều chỉnh cách dạy, HS
kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện v ng chắc để quá trình dạy học
chuyển dần sang nh ng bƣớc mới.
- KT định kỳ: Hình thức KT này đƣợc thực hiện sau khi học xong một
chƣơng, một phần của chƣơng trình hoặc sau một học kỳ. Nó giúp cho GV và
HS nhìn lại kết quả dạy học sau nh ng kỳ hạn nhất định, ĐG trình độ HS nắm
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, củng cố, mở rộng nh ng điều đã học, đặt cơ sở tiếp
tục học sang nh ng phần mới.
- KT tổng kết: Hình thức KT này đƣợc thực hiện vào cuối mỗi giáo trình,
cuối năm học nhằm ĐG kết quả chung, củng cố mở rộng chƣơng trình mơn học,
chuẩn bị điều kiện để tiếp tục học chƣơng trình của năm học sau.
KQHT có thể hiểu theo hai cách khác nhau tuỳ theo mục đích của việc
KT: Kết quả học tập đƣợc coi là mức độ thành công trong học tập của HS, đƣợc
xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định, chuẩn kiến thức, kỹ năng
cần đạt đƣợc và công sức, thời gian bỏ ra. Theo cách định nghĩa này thì kết quả
học tập là mức độ thực hiện tiêu chí. Kết quả học tập cũng đƣợc coi là mức độ
thành tích đã đạt đƣợc của một HS so với các bạn cùng học.Theo cách định
nghĩa này thì kết quả học tập là mức độ thực hiện chuẩn.


9
1.2.1.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Các nhà giáo dục thế giới và trong nƣớc, nhƣ J.M.De Ketele, Tylor,

Cronbach, Alkin, Scriven, Robet.F.Mager, Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức
Phúc...đƣa ra nhiều định nghĩa về khái niệm “đánh giá . Định nghĩa chung về
ĐG nói trên đƣợc tác giả Nguyễn Thị Bích[1, tr.17 tổng hợp nhƣ sau:
- Theo Phạm H u Tịng: “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp
của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của
mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó .
- “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời có hệ
thống thơng tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu
quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho
những chủ trương biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo .
- "Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập và xử lý
thơng tin nhằm mục đích tạo cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương
trình, phương pháp dạy học, về hoạt động khác có liên quan của nhà trường và
ngành giáo dục .
Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc: "Đánh giá trong giáo dục là
quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống thơng tin về hiện trạng, khả
năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu
dạy học, mục tiêu đào tạo, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành
động giáo dục tiếp theo".
1.2.2. Mối quan hệ gi a ki m tra đánh giá với các yếu tố c a quá trình dạy học
- KT, ĐG là một yếu tố quan trọng của quá trình dạy học: KT, ĐG là
khâu cuối cùng của QTDH. Nó là khâu then chốt để đánh giá và quyết định
bản chất của QTDH, đồng thời mở đầu một chu trình mới để chuyển quá trình
này lên một giai đoạn phát triển cao hơn.
- KT, ĐG có mối quan hệ tương tác, phản hồi với các yếu tố khác của
QTDH: Trong cấu trúc của QTDH, các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phƣơng


10
pháp, phƣơng tiện, KT, ĐG kết quả đƣợc thực hiện và trở nên linh hoạt thông

qua hoạt động dạy - học của thầy - trị dƣới tác động của mơi trƣờng giáo dục
nhà trƣờng, môi trƣờng kinh tế - xã hội và môi trƣờng này ảnh hƣởng rất sâu
sắc đến kết quả của QTDH. KT, ĐG xác nhận kết quả học tập của học sinh
đạt được đến đâu, thầy dạy như thế nào để có biện pháp điều chỉnh phƣơng
pháp, nội dung, mơi trƣờng dạy học cho phù hợp.
KTĐG có liên hệ mật thiết với q trình dạy học, có thể coi KTĐG là giai
đoạn cuối cùng của quá trình dạy học nếu tiếp cận quá trình đào tạo là chu trình
khép kín; cũng có thể coi KTĐG là thƣớc đo q trình dạy học hay là địn bẩy để
thúc đẩy q trình dạy học.
1.2.3. Vai trị c a ki m tra đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học
Trong QTDH, KT, ĐG nhằm xác nhận kết quả dạy học của thầy trò (kết quả
học tập của học sinh, hiệu quả dạy học của giáo viên) và định hƣớng hoạt động dạy
học. Mối quan hệ tƣơng tác, phản hồi của đánh giá trong QTDH khẳng định vai
trò của KT, ĐG ảnh hƣởng quyết định tới sự thành công của QTDH, bởi kết quả
của QTDH đƣợc phản ánh rõ nét ở kết quả học tập của học sinh.
- Đối với GV: Dạy học là hoạt động tƣơng tác gi a việc giảng dạy của giáo
viên (ngƣời tổ chức, điều khiển) với việc học tập của học sinh (vừa là chủ thể vừa là
khách thể tiếp thu tri thức). Hiệu quả dạy học của giáo viên đƣợc phản ánh ở kết quả
học tập của học sinh. Đánh giá việc giảng dạy của giáo viên căn cứ trên kết quả học
tập của học sinh. Cho nên, KT, ĐG là thƣớc đo kết quả học tập của học sinh, đồng
thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sƣ phạm của giáo viên
- Đối với học sinh: KT, ĐG đồng thời là thƣớc đo kết quả quá trình học
tập (tự học) của học sinh. KT, ĐG thƣờng xuyên tạo nên mối liên hệ "ngược
ngồi"giúp giáo viên nắm đƣợc tình hình, kết quả học tập của học sinh để điều
chỉnh hoạt động giảng dạy và "ngược trong"giúp các em tự điều chỉnh hoạt động
học tập của mình.


11
1.3. Đánh giá q trình trong dạy học Vật lí ở trƣờng trung học phổ thông

1.3.1. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
tri n năng lực c a học sinh
Hiện nay, xu hƣớng đổi mới dạy học của Việt Nam đang chuyển từ tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực ngƣời học, đề án đổi mới nội dung chƣơng
trình sách giáo khoa sau 2015 đang đƣợc Nhà nƣớc quan tâm. Vì vậy định
hƣởng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực
ngƣời học nhƣ sau:
- Chuyển từ đánh giá kết thúc sang đánh giá quá trình: Khơng nên tuyệt
đối hóa các loại hình đánh giá kết quả học tập của học sinh, cần phải chuyển từ
chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối mơn học, khóa học nhằm mục
đích xếp hạng, phân loại học sinh sang sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá,
coi trọng đánh giá thƣờng xuyên, đánh giá định kì sau từng phần kiến thức, từng
chƣơng nhằm mục đích phản hồi kết quả học tập của học sinh để giáo viên và
học sinh cùng điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy và học tập.
- Chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của
người học: Trƣớc đây chủ yếu là sử dụng đánh giá dựa trên việc ghi nhớ, hiểu
và vận dụng kiến thức, để đánh giá phát triển năng lực ngƣời học cần tiếp cận
đánh giá năng lực vận dụng, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần quan
tâm đến đánh giá năng lực tƣ duy của học sinh.
- Chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều: Cần phải thay
đổi việc chỉ có giáo viên đánh giá học sinh sang hình thức giáo viên và học sinh
cùng đánh giá; đẩy mạnh phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh và đánh
giá đồng đẳng (học sinh tự đánh giá lẫn nhau).
- Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong kiểm
tra đánh giá: Với sự phát triển nhƣ hiện nay của công nghệ thông tin và truyền
thơng, cần phải biết ứng dụng các tiện ích của công nghệ nhƣ sử dụng các phần


12
mềm kiểm tra đánh giá, các phƣơng tiện truyền thông, phƣơng tiện kĩ thuật hiện

đại hỗ trợ tất cả các khâu của quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.3.2. Quan niệm về đánh giá quá trình trong dạy học
ĐG q trình thực hiện trong suốt khố học hay trong suốt thời gian HS thực
hiện một dự án học tập có mục đích hỗ trợ q trình học. Nh ng ngƣời tham gia
ĐG q trình học có thể là GV, HS, các bạn học cung cấp các thơng tin về việc
học tập của HS.
ĐG q trình thực hiện trong mơi trƣờng học tập vì mục đích nâng cao
chất lƣợng học tập. Hình thức phổ biến của ĐG q trình là ĐG dự báo hay ĐG
chẩn đốn.
Nhƣ vậy, ĐG quá trình là loại hình ĐG đƣợc tiến hành trong q trình dạy
và học một nội dung nào đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi về KQHT của HS
về nội dung đó, dùng làm cơ sở cho việc định hƣớng hoạt động dạy và học tiếp
theo làm cho nh ng hoạt động này có hiệu quả hơn. Việc thu thập và xử lý
thông tin để theo dõi sự tiến bộ và hỗ trợ các bƣớc tiếp theo của việc dạy và học
đƣợc gọi là ĐG q trình. Thơng qua kết quả ĐG này, GV có thể tự ĐG đƣợc
kết quả dạy học để điều chỉnh nội dung và phƣơng pháp dạy học, hƣớng dẫn cho
HS học tập tốt hơn; HS cũng thấy đƣợc ƣu điểm và khuyết điểm của mình để
phát huy và khắc phục.
Chúng ta có thể so sánh ĐG quá trình và ĐG tổng kết theo bảng sau:
Nội dung

ĐG tổng kết

ĐG quá trình

Thời gian

Ở phần cuối của hoạt động học

Trong suốt hoạt động học


Mục tiêu

Để quyết định

Để cải tiến việc học

Nhận xét

ĐG cuối cùng

Quay lại tài liệu

Thỉnh thoảng theo quy định tiêu Luôn luôn theo tiêu chuẩn
Khung
tham thảo

chuẩn (so sánh một HS với tất cả (ĐG tất cả HS theo nh ng
nh ng HS khác); thỉnh thoảng theo tiêu chuẩn nhƣ nhau)
tiêu chuẩn (ĐG HS theo nh ng tiêu
chuẩn nhƣ nhau)


13

ĐG q trình trong dạy học có một số đặc điểm sau:
- Việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn (nếu có thể thì kết hợp với ngƣời học)
thực sự hiểu rõ và có k m theo hƣớng dẫn phù hợp.
- Các nhiệm vụ đƣợc đề ra nhằm mục đích mở rộng, nâng cao hoạt động
học tập.

- Việc chấm điểm/ cung cấp thông tin phải hồi chỉ ra các nội dung cần
sửa, đồng thời đƣa ra lới khuyên cho hành động tiếp theo.
- ĐG quá trình nhấn mạnh đến tự ĐG mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài
học và phƣơng hƣớng cải thiện để đáp ứng tốt hơn n a.
1.3.3. Các hình thức đánh giá quá trình
Việc ĐG q trình học tập chủ yếu để thu thập thơng tin phản hồi về
KQHT của HS về nội dung đó cơ sở cho việc định hƣớng hoạt động dạy và học
tiếp theo làm cho nh ng hoạt động này có hiệu quả hơn.
Có các hình thức ĐG q trình học tập của HS gồm:
- ĐG NL của HS thông qua quan sát.
- ĐG cá nhân và nhóm HS trong quá trình dạy học.
- ĐG xác thực KQHT của HS.
- ĐG NL của HS thông các kĩ thuật ĐG trên lớp học.
1.3.4. Phương pháp đánh giá quá trình
1.3.4.1. Phương pháp đánh giá q trình thơng qua quan sát
Quan sát là hoạt động ĐG bao quát rộng nhƣ việc quan sát hành vi, thao
tác thƣờng ngày của HS. GV quan sát HS và phân tích di ễ n b i ến c ủ a g iờ
h ọ c . Các quan sát này đƣợc tiến hành để xác định các yếu tố nhƣ: Bản chất sự
tham gia của HS vào thảo luận lớp.; Các kỹ năng giao tiếp gi a các cá nhân
trong nhóm; Độ chuẩn xác các câu trả lời của HS; Bản chất của các câu trả lời
của HS; Cách phản ứng của HS đối với một bài tập; Cách phản ứng của HS đối


14
với điểm kiểm tra; Nhịp độ bài học; Mức độ hứng thú của HS; Mức độ hiểu biết
thể hiện qua các câu trả lời của HS.
- ĐG thông qua quan sát hành vi học tập của HS: GV chủ yếu dựa vào
cử chỉ, biểu hiện nét mặt và ánh mắt để quan sát chính xác và lý giải hành vi
của HS.
- ĐG các dấu hiệu liên quan đến giọng nói của HS: Quan sát hành vi

thơng qua giọng nói của của HS bao gồm âm điệu, độ lớn, ngừng, lặng yên, độ
cao, chuyển điệu, cách từ, nhấn mạnh và các yếu tố khác của giọng nói thêm
vào nội dung đƣợc nói.
1.3.4.2. Đánh giá cá nhân và nhóm
Việc ĐG này đƣợc GV tổ chức thƣờng xun trong q trình DH, có thể
thực hiện riêng biệt với từng HS (tự ĐG) nhƣng cũng có thể thực hiện cho một
nhóm HS (ĐG đồng đẳng, cùng ĐG).
* ĐG cá nhân: GV yêu cầu HS tự ĐG hoặc GV ĐG cá nhân HS về kiến
thức, kĩ năng, thái độ và mục tiêu học tập của chính mình trƣớc, trong hoặc sau
giờ học. Hoặc cũng có thể các HS tự ĐG lẫn nhau trong học tập. Trình tự ĐG
của HS gồm các bƣớc:
- Xác định mục tiêu, nội dung tự ĐG.
- Lựa chọn công cụ tự ĐG: Bảng hỏi, bài tập tự ĐG mục tiêu.
- Tổ chức cho HS tự ĐG.
GV có thể tổ chức ĐG cá nhân theo các phƣơng pháp sau:
+ Sử dụng bảng hỏi: Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã đƣợc
vạch ra nhằm khai thác, thu thập thông tin về thái độ ngƣời học trên cơ sở các
giả thiết và mục đích của ngƣời dạy. Bảng hỏi đƣợc sử dụng trƣớc hoặc sau khi
học xong kiến thức của bài học. Để thiết kế bảng hỏi, GV cần phải xác định các
mục tiêu thiết kế bảng hỏi; thiết kế câu hỏi cần thiết cho bảng hỏi, sắp xếp các
câu hỏi theo trật tự logic


15
Ví dụ: GV có thể thiết kế bảng hỏi sau khi HS học xong một giờ học như sau:
PHIỂU HỎI HS
1. Em vào lớp có đúng giờ khơng?................Lý do:............................................
2. Em đã chuẩn bị các tài liệu về học tập chƣa?................Lý do:........................
3. Em có hồn thành các bài tập đƣợc giao khơng?................Lý do:...................
4. Em có tích cực tham gia hoạt động trong giờ học một cách cố gắng nhất

không?
...........................................Lý do........................................................................
5. Em có theo dõi chú ý bài học khơng?....................................Lý do.................
6. Em có hứng thú với bài học khơng?.............................Lý do...........................
7. Điều mà em đã học đƣợc trong giờ học hôm nay:
.............................................................................................................................
8. Điều mà em chƣa hiểu trong bài học hôm nay.................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
9. Mong muốn của em trong giờ học tiếp theo là gì?
.............................................................................................................................
+ Sử dụng bài tập tự ĐG: Dựa vào bài học, bảng tiêu chí kiểm tra các
mục tiêu và khả năng nhận thức hiện tại, ngƣời học tự ĐG mức độ đạt đƣợc mục
tiêu bài học trƣớc và sau khi học bài mới. Dựa vào kết quả tự ĐG mục tiêu,
ngƣời học vẽ biểu đồ thể hiện mức độ đạt đƣợc mục tiêu trƣớc và sau khi học.
GV có thể sử dụng kĩ thuật dạy học theo sơ đồ KWL hoặc bản đồ tƣ duy để HS
tự ĐG kiến thức của mình trƣớc và sau khi học xong nội dung một bài học.
* ĐG nhóm:
- ĐG nhóm HS thơng qua các phiếu ĐG hoạt động.
Thông qua phiếu ĐG hoạt động do HS tự ĐG và nhóm đƣa ra nhận xét
ĐG trên tiêu chí về NL hợp tác giúp GV ĐG đƣợc NL hợp tác của HS.


16
- Ví dụ: Phiếu ĐG từng hoạt động của nhóm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHĨM
Họ tên nhóm:...............................................................................................
Thành phần nhóm:.......................................................................................
Họ tên HS:...................................................................................................


Tên hoạt
động

Thời

Nhiệm vụ

gian thực

đƣợc phân

hiện

cơng

Kết quả

Nhóm tự

ĐG, nhận xét

thực hiện

ĐG

của nhóm

(HS tự ĐG và nhóm tổ chức ĐG từng hoạt động dự trên các tiêu chí về ĐG về
NL hợp tác)
- Phương pháp ĐG nhóm HS thơng qua quan sát, phỏng vấn: GV sử dụng

phiếu quan sát của mình và quan sát từng hoạt động, từng hành vi của HS trong
q trình HS làm với các bạn trong nhóm và với chính GV. Việc ĐG này đƣợc
thực hiện trong các giờ học (có thảo luận nhóm) hoặc trong các giờ seminar, báo
cáo tiểu luận hoặc thực hành. Căn cứ trên kết quả của phiếu quan sát và ghi
điểm theo tiêu chí, GV sẽ ĐG đƣợc mức độ đạt đƣợc của HS đồng thời dựa trên
hành vi của HS trong quá trình hợp tác nhóm để GV rút ra nh ng nhận xét về
HS đó một cách chuẩn xác hơn.


17
Ví dụ:Mẫu phiếu quan sát của GV:
PHIẾU QUAN SÁT, PHỎNG VẤN HỌC SINH
Họ tên HS:.........................................................................
Nhóm:................................................................................
1. Kết quả quan sát:(6 điểm)
Tiêu chí

Điểm

Điểm đạt

tối đa

đƣợc

Sẵn sàng vui vẻ nhận nhiệm vụ đƣợc giao

1

Thực hiện tốt nhiệm vụ cá nhân đƣợc giao


1

Hành
vi của
HS

Chủ động liên kết các thành viên có nh ng
hồn cảnh khác nhau vào trong các hoạt

1

động của nhóm
Sẵn sàng bỏ thời gian của mình giúp
ngƣời khác trong nhóm
Chủ động chia sẻ thông tin và học hỏi cùng
với đồng nghiệp
Đƣa ra các lập luận thuyết phục đƣợc các
bạn trong nhóm

1
1
1

2. Kết quả phỏng vấn (4 điểm):
- Mục đích của em khi hợp tác với các bạn trong nhóm
...................................................................................................................
- Cách thức hợp tác với các bạn của em nhƣ thế nào
...................................................................................................................
- Em tự ĐG kết quả làm việc của em nhƣ thế nào?

...................................................................................................................
- Em hãy nhận xét về kết quả làm việc của các bạn trong nhóm và kết quả
chung của nhóm?............................................................................................


18
- Phương pháp ĐG nhóm HS thơng qua phiếu tự ĐG và ĐG thành viên
của nhóm.
Có thể tổ chức cho HS tự ĐG khả năng làm việc nhóm của mình kết hợp
với việc ĐG của các thành viên trong nhóm để GV phân tích ĐG về NL của HS.
Ví dụ: Phiếu ĐG nhóm có thể thiết kế như sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHĨM
Tên nhóm:
Tổng số thành viên:..............................................................................
Họ tên thành viên đƣợc ĐG:................................................................
Hãy đánh dấu (x) vào mức độ phù hợp (1 là thấp nhất…. 5 là cao nhất)
STT
1

2
3
4

5
6
7
8

Kết quả và kỹ năng làm việc nhóm
Hồn thành nhiệm vụ cá nhân do nhóm phân

cơng

Mức độ
1

2

3

4

5

Khả năng phối hợp với các thành viên trong
nhóm
Lắng nghe ý kiến của số đơng
Sẵn sàng đƣơng đầu với khó khăn cá nhân và
khó khăn của nhóm
Ln dánh thời gian cá nhân để giúp đỡ các
thành viên khác
Thực hiện công việc đƣợc giao đúng tiến độ
Ln có trách nhiệm với cơng việc chung
của nhóm
Biết thuyết phục ngƣời khác trong nhóm

- Những nhận xét khác (nếu có):
.................................................................................................................................
........................................................................................................................



×