Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Tìm hiểu về Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.34 KB, 7 trang )

1. Sự ra đời Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước:
Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định
hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho
đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà
nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.
Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt
Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng
Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước)
với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước
đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với Bộ
Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với
Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho
một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế
một số TTCK trong khu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN
nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một
lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.
Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng
khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là
Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với
đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã
có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Ban Chuẩn bị tổ
chức TTCK có nhiệm vụ:
- Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK;
- Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị trường, kinh doanh
về chứng khoán;
- Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam;
Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm
tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo


Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và
quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị
trường chứng khoán (TTCK) trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây
dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3
năm.
Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai
trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và
quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho
việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công
khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của UBCKNN theo Nghị định số 90/2003/NĐ-CP của
Chính phủ:
UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của một cơ
quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực
chứng khoán và TTCK. Với Nghị định số 90/2003/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/8/2003
thay thế Nghị định số 75/CP, UBCKNN có các nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ
phân công ký các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và tổ
chức thực hiện các văn bản đó;
2.2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các dự án quan trọng của UBCKNN; tổ chức thực hiện
chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
2.3. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm
chuyên môn nghiệp vụ và định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực
thuộc theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
2.4. Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch
vụ chứng khoán, hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật;
2.5. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, các thị trường giao dịch chứng
khoán có tổ chức;

2.6. Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán và
các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, các trung tâm lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ
chứng khoán;
2.7. Quản lý các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán của tổ chức phát hành
chứng khoán, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ
theo quy định của pháp luật;
2.8. Thanh tra, kiểm tra và giám sát các đối tượng tham gia hoạt động trên thị trường
chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của
pháp luật;
2.9. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khoán theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
2.10. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích,
tôn chỉ và điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý
hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hiệp hội chứng
khoán theo quy định của pháp luật;
2.11. Tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán; đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và
các đơn vị trực thuộc, nhân viên kinh doanh chứng khoán và các đối tượng tham gia thị trường
chứng khoán;
2.12. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường
chứng khoán cho các tổ chức và cho công chúng;
2.13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
theo quy định của pháp luật;
2.14. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
2.15. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế
độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi
quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;

2.16. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ
theo quy định của pháp luật;
2.17. Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà
nước có thẩm quyề theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức của UBCKNN theo Nghị định 90/2003/NĐ-CP của Chính phủ:
Cơ cấu tổ chức của UBCKNN được xác định theo Nghị định số 90/2003/NĐ-CP gồm:
3.1. Lãnh đạo UBCKNN:
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch;
- Các Uỷ viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
3.2. Các tổ chức tham mưu giúp Chủ tịch UBCKNN (Chủ tịch) thực hiện quản lý các
lĩnh vực về chứng khoán và TTCK:
3.2.1. Vụ Phát triển thị trường chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch về chiến lược và
chính sách phát triển TTCK;
3.2.2. Vụ Quản lý phát hành chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch về quản lý phát hành
và niêm yết chứng khoán;
3.2.3. Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch quản lý về tổ chức và
hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán;
3.2.4. Vụ Pháp chế: tham mưu giúp Chủ tịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước bằng
pháp luật về chứng khoán và TTCK;
3.2.5. Thanh tra: tham mưu giúp Chủ tịch và thực hiện công tác thanh tra, giám sát về việc
chấp hành pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK;
3.2.6. Vụ Kế hoạch - Tài chính: tham mưu giúp Chủ tịch về công tác tài chính - kế toán,
đầu tư và xây dựng đối với các tổ chức thuộc UBCKNN;
3.2.7. Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu giúp Chủ tịch về hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế
quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK;
3.2.8. Vụ Tổ chức cán bộ: tham mưu giúp Chủ tịch thực hiện các chủ trương, chính sách về
tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo công chức, viên chức của UBCKNN;
3.2.9. Văn phòng: tham mưu giúp Chủ tịch tổng hợp, điều phối hoạt động các tổ chức của
UBCKNN, thực hiện công tác hành chính, quản trị đối với các hoạt động của Uỷ ban. Văn phòng

UBCKNN có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Các tổ chức sự nghiệp:
3.3.1. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HSTC) và Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (STC): là các tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có chức
năng, nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát các giao dịch chứng khoán tại Trung tâm.
- Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có trụ sở tại số 5-7 Tràng Tiền, Quận Hoàn
Kiếm, Thành phố Hà Nội;
- Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại số 45-47
Chương Dương, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh, đã khai trương hoạt động từ ngày 20/7/2000.
3.3.2. Trung tâm Tin học: là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có chức năng phục
vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về tin học ngành chứng khoán và thực hiện một số dịch vụ công hỗ
trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Trung tâm Tin học có trụ sở chính tại 164 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố
Hà Nội và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.3. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán: là tổ chức sự nghiệp, có
tư cách pháp nhân, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và thực hiện một số dịch vụ
công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo về chứng khoán và TTCK.
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán có trụ sở chính tại số 2 Phan Chu
Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội (tạm thời) và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.4. Tạp chí Chứng khoán: là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có chức năng,
phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực chứng khoán và
TTCK.
Tạp chí Chứng khoán có trụ sở chính tại 164 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Thành
phố Hà Nội và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Sáp nhập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính:
Qua hơn 5 năm hoạt động, UBCKNN đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt được nhiều kết
quả, thể hiện vai trò là người tổ chức và vận hành Thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên,
để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong
việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính.

Việc chuyển UBCKNN vào Bộ tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển
TTCK ở Việt Nam. Với vai trò là cơ quan điều hành chính sách tài chính vĩ mô, cơ quan quản lý
và phát triển thị trường tài chính, việc hoạch định và ban hành các chính sách quản lý Nhà nước về
TTCK của Bộ Tài chính sẽ nhanh nhạy và hiệu quả hơn. Trước hết, đó sẽ là khả năng gia tăng một
lượng lớn hàng hoá có chất lượng cho TTCK - điểm mấu chốt để phát triển thị trường - đồng thời
các chính sách tài chính khác được triển khai từ Bộ Tài chính (như phát hành trái phiếu, thuế,
phí...) sẽ tạo thêm sự gắn kết, sự đồng bộ, đảm bảo yếu tố an toàn cho TTCK và các thị trường tài
chính khác.
Mặt khác, việc thay đổi vị trí của UBCKNN nói riêng và một số cơ quan thuộc Chính phủ
khác nói chung nằm trong khuôn khổ của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010 của Chính phủ. Đó là mục tiêu cải cách tổ chức bộ máy hành chính với nội dung
“điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu cần quản lý nhà nước trong tình
hình mới”.
Với vị trí là cơ quan thuộc Bộ Tài chính, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức bộ máy của UBCKNN có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Căn cứ Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/02/2004, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 07/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
161/2004/QĐ-TTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước. Theo Quyết định này, UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm
trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK;
trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ
công thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật.

4.1. Về nhiệm vụ và quyền hạn:
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN theo Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg về cơ bản vẫn
giữ như Nghị định số 90/2003/NĐ-CP, cụ thể là:

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các văn bản quy phạm pháp luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm

về chứng khoán, thị trường chứng khoán;
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Tài
chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ việc thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Trung
tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, các tổ
chức khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và giao dịch chứng khoán;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về
chứng khoán, thị trường chứng khoán sau khi được phê duyệt;
4. Ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế – kỹ
thuật để áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật và của Bộ
trưởng Bộ Tài chính;
5. Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát hành, đăng ký giao
dịch, giấy phép niêm yết, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề kinh doanh và dịch vụ
chứng khoán theo quy định của pháp luật;

×