Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

he thong on tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.03 KB, 80 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ ĐỀ KIỂM TRA MÔN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6.7.8.9. LƠP 6:. CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT.. A/ CÂU HỎI NHẬN BIẾT. Câu 1. Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ trong ra ngoài. TL: Các hành tinh trong HMT theo thứ tự: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Câu 2. Cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo của TĐ. TL: Bán kính TĐ: 6370 Km Đường xích đạo: 40076 km Câu 3. Nối từ cực Bắc xuống cực Nam là đường gì? TL: Đường kinh tuyến Câu 4. Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ TL: Kinh tuyến 1800 Câu 5. Phương hướng trên bản đồ gồm mấy hướng chính? TL: Gồmh 8 hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây; TB,ĐN,ĐB,TN. Câu 6. Trái Đất đồng thời có bao nhiêu chuyển động? TL: Có hai chuyển động: quanh trục và quanh Mặt Trời. Câu 7. TĐ chuyển động quanh trục sinh ra hiện tượng gì? TL: Sinh ra hiện tượng ngày và đêm lần lượt ở khắp mọi nơi trên TĐ. Câu 8. Các ngày: 22/6, 22/12, 21/3, 23/9 là những ngày gì? TL: Ngày 22/6 ngày Hạ chí Ngày 22/12 ngày Đông chí Ngày 21/3 ngày Xuân phân Ngày 22/12 ngày Đông chí.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 9. Kể tên các lớp cấu tạo nên TĐ? TL: Lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi Câu 10. Trong 3 lớp cấu tạo nên TĐ, lớp nào mỏng nhất? TL: Lớp vỏ mỏng nhất ( độ dày từ 5 km đến 70 km) B/ CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câu 1. Trong trí tưởng tượng của người xưa, TĐ có hình dạng như thế nào qua phong tục Bánh chưng bánh giày? Quan điểm đó đúng hai sai? Theo em TĐ hình gì? TL: Trong trí tưởng tượng của người xưa, TĐ có hình dạng là hình vuông. Quan điểm đó là sai. TĐ có dạng hình cầu. Câu 2. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt địa cầu từ cực Bắc xuống cực Nam có bao nhiêu vĩ tuyến. TL: Có 180 vĩ tuyến Câu 3. Tại sao độ dài các đường vĩ tuyến không giống nhau? TL: Vì TĐ hình cầu, ở giữa là nơi phình ra to nhất của TĐ và nhỏ dần về phía hai cực. Câu 4. Tại sao phải chọn một kinh tuyến gốc, một vĩ tuyến gốc? TL: Để căn cứ tính số trị của các kinh, vĩ tuyến khác. Để làm ranh giới bán cầu Đông, bán cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. Câu 5. Cho biết công dụng các đường kinh, vĩ tuyến . TL: Để xác định phương hướng trên bản đồ, xác định toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ hay trên quả Địa cầu. Câu 6. Cùng một lúc trên TĐ có bao nhiêu giờ khác nhau? TL: 24 giờ khác nhau - 24 khu vực giờ (24 múi giờ) Câu 7. Gìơ phía Đông và giờ phía Tây chênh nhau bao nhiêu giờ. TL: 1 giờ, (giờ phía Đông sớm hơn giờ phía Tây 1 giờ) Câu 8. Khi nửa cầu Bắc, ngày Hạ chí (22/6 - mùa nóng), thì ở nửa cầu Nam là ngày gì, mùa gì? TL: Nửa cầu Nam là ngày 22/12, mùa lạnh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 9. Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu như thế nào? TL: Trái ngược nhau Câu 10. Tại sao nói lớp vỏ TĐ rất quan trọng ? TL: Vì lớp vỏ TĐ tồn tại các thành phần tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật và xã hội loài người. C/ CÂU HỎI VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP. Câu 1. Hãy vẽ một số kí hiệu bản đồ mà em thích. (HS vẽ) Câu 2. Quan sát bản đồ Tự nhiên Việt Nam hãy giải thích một số kí hiệu mà em biết. (HS tự nhận biết) Câu 3. Để biểu hiện độ cao dịa hình người ta làm như thế nào? TL: Bằng thang màu hoặc đường đồng mức: Quy ước trong bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam: + Từ 0m – 200m màu xanh lá cây. + Từ 200m – 500m vàng hay hồng nhạt. + Từ 500m – 1000m màu đỏ. + Từ 2000m trở lên màu nâu. Câu 4. Tại sao có hai mùa nóng lạnh trái ngược nhau ở hai nửa cầu? TL: Do trong khi chuyển động quanh MT, TĐ có lúc ngả về phía MT(mùa nóng), nhưng có lúc lại chếch xa phía MT(mùa lạnh). Câu 5. Nếu TĐ không có vận động tự quay quanh trục, thì hiện tượng ngày và đêm trên TĐ sẽ ra sao? TL: Sẽ không có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau xảy ra trên TĐ. Lúc đó trên TĐ vẫn có ngày đêm nhưng một năm chỉ có một ngày đêm, ngày sẽ dài sáu tháng và đêm cũng dài 6 thánh đối với tất cả mọi nơi trên TĐ. Câu 6. Câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày tháng mười chưa cười đã tối” giải thích hiện tượng gì? TL: Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Câu 8. Nêu ảnh hưởng các hệ quả của vận động tự quay quanh trục và vận động quanh MT của TĐ tới đời sống và sản xuất trên đời sống? TL: TĐ quay quanh trục sinh ra hiện tượng ngày và đêm: Con người sẽ có thời gian làm việc vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm… TĐ quay quanh MT sinh ra các mùa: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Câu 9. Giải thích tại sao trên bề mặt TĐ lại hình thành các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương, các dãy núi trên bề mặt lục địa và có động đất, núi lửa? TL: Do các địa mảng tách xa nhau, xô chồm lên nhau hoặc trượt bậc nhau. Câu 10. Trên bản đồ thế giới hoặc trên quả Địa cầu, các đại dương có thông với nhau không? Con người đã làm gì để nối các đại dương trong giao thông đường biển? TL: Các đại dương trên TĐ đều thông với nhau và có tên chung là đại dương thế giới. Con người đã rút ngắn khoảng cách giữa các đại dương bằng kênh đào, hoặc đào dưới đáy đại dương những con đường ngầm từ nước này sang nước khác. D/ CÂU HỎI VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO Câu 1. Vẽ mô hình quả địa cầu và mạng lưới kinh vĩ tuyến HS tự vẽ. Câu 2. Hiện nay có công trình nào nối liền Đảo Anh Quốc với châu Âu. TL: Công trình đường ngầm dưới đáy biển Măng – sơ nối liền nước Anh với lục địa Á – Âu. Câu 3. Cho biết nơi nóng nhất và nơi lạnh nhất trên thế giới? TL: Nơi nóng nhất là hoang mạc Xahara (châu Phi) (trứng gà vùi cát còn có thể gần chín được) Nơi lạnh nhất là châu Nam Cực. Nhiệt dộ bình quân năm (-250C), nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất là -880C Câu 4. Đêm trắng là gì? TL: Là hiện tượng ban đêm trời không tối hẳn như bình thường, mà có tình trạng tranh tối tranh sáng như lúc hoàng hôn. ( hoàng hôn chỉ vừa mới tắt thì bình minh đã ló rạng)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 5. Xích đạo có phải là nơi nóng nhất không? TL: Xích đạo không phải là nơi nóng nhất mặc dù là nơi phình ra to nhất của TĐ và được MT chiếu sáng quanh năm. Vành đai xích đạo đại bộ phận là biển. Biển xích đạo rộng lớn, ảnh hưởng của biển nhiều khí hậu mát mẻ. Câu 6. Vẽ vòng tuàn hoàn của nước.. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7. CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC A/ CÂU HỎI NHẬN BIẾT. Câu 1. Châu Phi dược bao bọc bởi các biển và đại dương nào? TL: Đại Tây Dương, Ân Độ Dương, Địa Trung Hải, biển Đỏ. Câu 2. Cho biết châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu? TL: Chủ yếu là cao nguyên. Câu 3. Kể tên các môi trương tự nhiên ở châu Phi: TL: Môi trương xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường cận nhiệt đới ẩm, môi trường dịa trung hải, môi trường hoang mạc. Câu 4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu phi là bao nhiêu? nhận xét? TL: Tỉ lệ gia tăng dan số tự nhiên của châu Phi: 2,4% (cao nhất thế giới) Câu 5. Châu Phi gồm bao nhiêu khu vực? TL: Gồm 3 khu vực: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi. Câu 6. Có mấy cách đi từ La-ha-ba-na (thủ đô của Cu Ba) đến Xan-Phran-xi-xcô bằng đường biển? cách nào tiện lợi nhất? TL: Có hai cách đi : + Không qua kênh đào Pa-na-ma + Qua kênh đào Pa-na-ma -Qua kênh đào là con đường sẽ được rút ngắn rất nhiều, tránh được nhiều nguy hiểm, rủi ro trên đường đi phải vòng xuống cực Nam của Nam Mĩ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 7. Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ? Châu Mĩ nằm trong các vành đai khí hậu nào? TL: Khoảng 139 vĩ độ. Châu Mĩ nằm trong các vành đai khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn dới. Câu 8. Cho biết những thành phố ( Siêu đô thị ) ở Bắc Mĩ trên 10 triệu dân là: TL: Lôt An-giơ-let, Mê-hi-cô-xi-ti,Niu I-ooc. Câu 9. Khu vực Trung và Nam Mĩbao gồm: TL: Eo đất Trung Mĩ, cá quần đảo trong biẻn Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. Câu 10. Có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính ở Trung và Nam Mĩ? TL: Có hai hình thức sản xuất chính: Tiểu điền trang và đại điền trang. B/ CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câu 1. Sự phân hoá của thiên nhiên 2 khu vực Bắc Phi và Trung Phi thể hiện như thế nào? TL: - Khu vực Bắc Phi: Thiên nhiên có sự phân hoá rõ rệt, nhanh chóng từ Bắc, xuống Nam. Lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hoá thiên nhiên. -Khu vực Trung Phi: Thiên nhiên phân hoá theo hướng từ Tây sang Đông. Do yếu tố lịch sử địa chất để lại nên địa hình phía đông được nâng lên mạnh có độ cao lớn. Câu 2. Cho biết sản xuất nông nghiệp của Trung Phi phát triển ở nhưng khu vực nào? Tại sao lại phát triên ở dó? TL: Sản xuất nông nghiệp phát triển ở ven vịnh Ghi-nê và ven hồ Vich-to-ri-a. Vì khu vực này nhiều mưa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Câu 3. Ở những vùng ven hoạng mạc Xa-ha-ra bắt đầu xuất hiện các thị trấn hiện đại là do: TL: Phát hiện được dầu mỏ và khí đốt. Câu 4. Nêu đặc điểm chung của nền kinh tế châu Phi? TL: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai khoáng, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. Nông nghiệp nói chung là chưa phát triển, chưa đáp ứng dược nhu cầu lương thực. một số quốc gia phải nhập lương thực thực phẩm. Còn chăn nuôi theo phương thức cổ truyền. Trình độ phát triển kinh tế còn quá chênh lệch giữa các khu vực và các nước. Câu 5. Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nử cầu Tây?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TL: Ranh giới nửa cầu Đông và nửa cầu Tây là hai đường kinh tuyến 200Tây và 1600 Đông. Không phải là hai đường kinh tuyến 00 và 1800. Điều đó lí giải rõ châu Mĩ nằm cách biệt ở nửa cầu Tây. Câu 6. Tại sao nói châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư? TL: Vì trước thế kỉ XVI có người Ex-ki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lôit sinh sống. Do lịch sử nhập cư lâu dài, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới. Người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it và người châu Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it đều nhập cư vào châu Mĩ. Câu 7. Tại sao khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hoá theo chiều Bắc- Nam? TL: Do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 800B-150 B Câu 8. Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần tây và phần đông kinh tuyến 1000 T của Hoa Kì? TL: Khí hậu Bắc Mĩ chịa ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa hai miền địa hình núi già phía đông và núi trẻ phía tây. Nguyên nhân do địa hình ngăn chặn của biển vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển ít. C/ CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 1. Nêu khái quát xã hội -kinh tế châu Phi? *Xã hội : - Thành phân chủng tộc đa dạng : + Nêgrôit + Ơ- rô-pê-ô-it +Môngôlốit( Người Man Gát trên đảo Ma-đa-ga-xca) + Người lai Phần lớn theo đạo thiên chúa. * Kinh tế: - Trình độ phát triển kinh tế rất không đều. - Nước CN khá phát triển: CH Nam PHi. - Nước Nông nghiệp lạc hậu: Mô zăm bích, Ma la uy Câu 2. Nêu và giải thích sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ: Đặc điểm: Da dạng a. Phân hóa theo chiều Bắc -Nam: - Hàn đới -Ôn đới ( Lớn nhất) - Nhiệt đới b. Phân hóa theo chiều Đông -tây: - Trong mỗi đới khí hậu đều thể hiện sự phân hóa này. - Đặc biệt là sự phân hóa giữa đông và tây kinh tuyến 1000T ở Hoa kì..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Đông : Khí hậu chịu ảnh hưởng của biển , mưa nhiều. + Tây:( Gồm các cao nguyên, bồn địa và các sườn đông Coocđie) : khí hậu lục địa, mưa ít. Câu 3. Nêu đặc điểm dân cư Bắc Mĩ ? a. Dân số: 415,1 triệu người(2001) MDDS trung bình:20 người/km2( vào loại thấp) Dân cư tăng chậm chủ yếu là tăng cơ giới b. Phân bố không đều: + Nơi đông nhất : Quanh vùng Hồ lớn, ven biển (ĐN ca na đavà ĐB Hoa Kì) Trên 100 người/ Km2. + Nơi thưa nhất : Bán đảo Ala xca, Bắc Ca na đa.Dưới 1người/ km2. Câu 4.1.Nền Nông nghiêp Bắc Mĩ có những thế mạnh và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp? a. Thế mạnh và hạn chế của nông nghiệp Bắc Mĩ: * Rất phát triển, SX trên quy mô rất lớn, đạt trình độ cao. - Nhờ ĐKTN thuận lợi . - Nhờ KHKT tiên tiến. - Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp ( Hoa Kỳ4,4%, Canađa 2,7 % ) - NS lao động rất cao, SX ra khối lượng nông sản rất lớn. * Hạn chế: - Nhiều nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh trên thị trường. - Việc sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường. b.Phân bố: - Lúa mì: phía nam Ca na đa và Bắc Hoa Kì. - Ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn bò sữa: Phía Nam là vùng trồng lúa mì. - Cây CN nhiệt đới: ( Bông mía... ) chuối ngô ở ven vịnh Mêhicô, SN Mê-h-icô, QĐ Ăng ti. - Cam, chanh, nho: TN Hoa Kì nơi có khí hậu cận nhiệt đới. - Chăn nưôi gia súc lớn: vùng núi, cao nguyên phía Tây Hoa Kì và SN Mê-hi-cô Câu 5. Vị trí của vùng CN vành đai Mặt trời có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế? - Vị trí: + Nằm ở phía Nam lãnh thổ Hoa Kì, giáp với biên giới Mêhicô trải dài từ bán đảo Flo -ri-đa, qua Lôt An-giơ-let, chạy dọc theo miền duyên hải TBD của Hoa Kì đến tận Xit-tơn gần biên giới Ca –na-đa. + Có thể chia Vànhđai Mặt trời ra làm 4 khu vực: * Bán đảo Flo riđa.( TP lớn là Mai - ami) * Vùng ven vịnh Mêhicô( TP lớn là Hiu- xtơn, Đa-lat) * Vùng ven biển TN Hoa Kì ( TP lớn là Phênic, Lốt- An –giơ-let, Xan -F ran –xi-cô) - Những thuận lợi của vành đai Cn mặt trời: + Gồm nguồn nhân công rẻ, có KT từ Mê-hi-cô di chuyển lên..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Gồm nguồn nguyên liệu: Hai luồng nhập khẩu nguyên liệu chínhvào HK là luồng nhập khẩu từ vịnh Mêhicô lên và luồng nhập khẩu từ TBD đến( Song thật ra 2 luồng nhập khẩu này đều xuất phát từ một khu vực giàu tiềm năng là các nước trung và Nam Mĩ) + Các Nước Trung và Nam Mĩ cũng là những bạn hạng tiêu thụ các SP CN Hoa Kì, do đó vành đai CN mặt trời cũng có nhiều thuận lợi cho việc tiêu thụ các SP CN của mình hơn. Câu 6.. Điền các cụm từ vào chổ........sao cho đúng. Khu vực Trung và Nam mĩ gồm ..........Trung mĩ,...........trong biển Caribê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của ........,các......... chạy dọc eo đất, có nhiều núi lửa.............Quần đảo Ăngti là một .........gồm vô số đảo lớn nhỏ, kéo dài từ .......Mêhicô đến bờ .............. Câu 7. Nêu đặc điểm nề nông nghiệp Trung và Nam Mĩ a. C¸c h×nh thøc së h÷u trong n«ng nghiÖp: *Tiểu điền trang và đại điền trang. - So s¸nh 2 h×nh thøc. * Một số quốc gia cũng tiến hành cải cách ruộng đất nhng ít thành công. b. C¸c ngµnh n«ng nghiÖp: .* Ngµnh trång trät: - Mang tính độc canh, mỗi quốc gia chỉ trồng một vài loại cây CN, cây ăn quả để xuất khẩu. - Eo đất Trung Mĩ; Trồng cây chuối , mía, bông , bông, chuối, ca cao ,cà phê... - Q§ ¡ng ti: MÝa, cµ phª, ca cao, thuèc l¸.... - Nam MÜ: Cµ phª, b«ng, chuèi, ca cao ,mÝa , c©u ¨n qu¶ cËn nhiÖt.... * Chăn nuôi và đánh cá: - Bò đợc nuôi nhiều ở B ra xin, Achentina, U rugoay, Pa ragoay là các nớc có nhiều đồng cỏ réng. - Cừu; lạc đà Lama ở vùng núi Trung Anđét. - Pê ru có SL đánh cá vào bậc nhất TG. Câu 8.2.Sự bùng nổ dân số-Xung đột tộc ngươì và đại dịch AIDS ở châu Phi có đặc điểm fì nổi bật? a,Bùng nổ dân số: - Dân số phát triển nhanh: Tỉ lệ tăng cao nhất TG:2,4%/năm (năm2001) - Gia tăng nhanh nhất là các nước khu vực Trung Phi . b.Xung đột tộc người- Đại dich AIDS: - Năm 2000Châu Phi có 25 triệu người nhiểm AIDS trong đó phần lớn là những người ở độ tuổi lao động. Câu 9.1.Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên: +Lớn nhất là 2 môi trường nhiệt đới và hoang mạc. +Nhỏ nhất là môi trường Địa Trung Hải. - Các hoang mạc châu Phi tiến sát ra bờ biển vì: + Vị trí châu Phi có hai đường chí tuyến đi qua, phần lớn diện tích châu Phi chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa. + Châu Phi chịu tác động của các dòng biển lạnh Ca na ri, Xô ma li, Ben ghê la. +Châu Phi có dạng hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ nên ít chịu ảnh hưởng của biển. +Các dãy núi địa hình cao ở phía đông ngăn cản gió đông, hạn chế ảnh hưởng của biển..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 10. Quan sát hình 27.1, Em hãy trình bày về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi? Châu Phi có lượng mưa thấp. Rất ít nơi có mưa > 2000mm. Vùng có mưa >1000mm chỉ chiếm khoảng 40% diện tích châu Phi có lượng mưa < 00mm. -Mưa phân bố không đều. +Nơi mưa nhiều1001mm/ năm trở lên:ở hai bên đường xích đạo , ven vịnh Ghinê, sườn Đông Mađagaxca. +Lượng mưa giảm khi đi về chí tuyến.Hoang mạc Xa ha ra và Na míp có lượng mưa < 200mm. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM A/ CÂU HỎI NHẬN BIẾT Câu 1. Cho biết từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ? TL: > 7 kinh độ Câu 2. Diện tích biển nước ta rộng gấp bao nhiêu lần diện tích đất liền? TL: Rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Câu 3. Điền các địa danh đúng(tỉnh,thành phố) vào chỗ trống trong bảng sau: Đảo, quần đảo vịnh. Thuộc tỉnh thành phố.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Vịnh Hạ Long. …………………………………………….. -Vịnh Cam Ranh. …………………………………………….. -Quần đảo Hoàng Sa. …………………………………………... -Quần đảo Trường Sa. …………………………………………... -Đảo Phú Quốc. …………………………………………….. -Đảo Côn Đảo. ……………………………………………. .. -Đảo Cồn Cỏ …………………………………………… TL: Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh -Vịnh Cam Ranh – Khánh Hoà -Quần đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng -Quần đảo Trường Sa – Khánh Hoà -Đảo Phú Quốc –Kiên Giang -Đảo Côn Đảo – Bà Rịa-Vũng Tàu -Đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị. Câu 4. Loài người xuất hiện trên TĐ vào giai đoạn nào? TL: GĐ Tân kiến tạo Câu 5. Việt Nam có những dạng địa hinh nào? Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất? TL: Địa hình VN rất đa dạng: đồi núi, đồng bằng, cao nguyên... Trong đó đồi núi chiếm diện tích lớn nhất (3/4 diện tích lãnh thổ) Câu 6.Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào? TL: Có hệ thống đê điều bao quanh các ô trũng. Câu 7. Các đèo do núi chạy thẳng ra biển Đông phá vỡ tính liên tục của các giải đồng bằng miền Trung là: TL: Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Ngang. Câu 8. Bờ biển nước ta có mấy dạng chính?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tl: Có hai dạng chính: bờ biển bùi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo. Câu 9. Sông Hồng chảy ra biển tại 3 cửa là: TL: Cửa Ba Lạt, cửa Trà Lí, cửa Lạch Giang. Câu 10. Sông mê Công chảy vào nước ta có tên gọi là gì? TL: Sông Tiền và sông Hậu. B/ CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câ 1. Vịnh biển nào trong ba vịnh biển tốt nhất thế giới? TL: Vịnh Cam Ranh.Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nên khí hậu biên nước ta có đặc điểm gì? TL: + Gío trên biển mạnh hơn trên đất liền. Có hai mùa gió: Từ thánh 10- tháng tư gió hướng đông bắc; từ tháng 5 đến tháng 11 gió hướng tây nam. + Nhiệt độ trung bình 230C, biên độ nhiệt nhỏ hơn đất liền. + Mưa ở biển ít hơn trên đất liền. Câu 2. Điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau sao cho đúng nhất. 1.Qúa trình nâng cao…………… 2. Qúa trình mở rộng………….. 3. Qúa trình hình thành………… 4. Qúa trình tiến hoá………………. TL: 1.Qúa trình nâng cao địa hình làm sông ngòi tre lại, đồi núi nâng cao 2. Qúa trình mở rộng Biển Đông, thành tạo các bể dầu khí. 3. Qúa trình hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ 4. Qúa trình tiến hoá giới sinh vật. Câu 3. Tại sao Việt Nam là nước giàu có về khoáng sản? TL: Lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài, phức tạp. Nhiều chu kì kiến tạo, sản sinh một hệ khoáng sản đặc trưng. Vị trí tiếp giáp 2 đại sinh khoáng lớn (Địa Trung Hải-Thái Bình Dương). Câu 4. Nêu các nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TL: Quản lí lỏng lẻo, khai thác tự do. Kĩ thuật khai thác, chế biến cò lạc hậu. Thăm dò đánh giá chưa chuẩn xác trữ lượng, phân bố rải rác đầu tư lãng phí… Câu 5. Địa hình nước ta bị biến đổi to lớn bởi những nhân tố chủ yếu nàu? TL: Sự biến đổi của khí hậu, sự biến đổi tác động của dòng nước, của con người C/ CÂU HỎI VẬN DUNG. Câu 1. Điền vào ô trống các nội dung đúng. Mục tiêu tổng quát của chiến lược năm 2001-2010. 1. ………………….. 2 ……………………. 3………………... …………………….. ……………………... ………………………... …………………….. ……………………. ……………………….. TL: 1. Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển 2. Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. 3. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Câu 2. Hình dạng lãnh thổ VN ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giáo thông vạn tải? nêu ví dụ? TL: + Đối với thiên nhiên: Cảnh quan phong phú đa dạng, có sự khác biệt giữa các vùng và các miền. Anh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên. Đối với giao thông vận tải: Nước ta có thể phát triển nhiều loại hình vận chuyển: đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt. Tuy nhiên cũng gặp trở ngại, khó khăn nguy hiểmdo lãnh thổ kéo dài, hẹp nằm sát biển là cho các tuyến giao thông dễ bị hư hỏngdo thiên tai: bão, lũ…đặc biệt là tuyến đường Bắc Nam. Ví dụ: Trong nghững năm gần đây hiện tương lật đổ xe trên các tuyến đường giao thông ngày càng nhiều đặc biệt là các loại xe có trọng tảỉ lớn..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 3.Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? TL: * Thuận lợi: + Phát triển kinh tế toàn diên với nhiều, nghề nhờ có khí hậu gió mùa, có đát liền, có biển… + Hội nhập và giao kưu dễ dàng với các nước trong khu vực ĐNA và thế giới do vị trí trung tâm là cầu nối. *Khó khăn: + Luôn phải phòng chống thiên ta: bão, lũ lụt, sóng biên, cháy rừng… + Bảo vệ lãnh thổ kể cả vùng biển vùng trời và đảo xa… trước nguy cơ ngoại xâm. Câu 4. Nguồn tài nguyên biển VN là cơ sở cho những ngành kinh tế nào phát triển? TL: + Vùng thểm lục địa và đáy: ks dầu mỏ, khí đốt, kim loại, phi kim loại… + Lòng biển: hải sản, muối, bãi cát, cát… + Mặt biển: giao thông thuỷ trong nước và quốc tế… + Bờ biển: Bãi biển đẹp, vịnh, vũng sâu, tốt thuận lợi cho xây dựng cảng, du lịch Câu 5. Tại sao nói biển Đông là “cái rốn” của bão? TL: Biển Đông là nơi gặp nhau của các Frông và hội tụ nhiệt đới, là nơi gặp nhau của các luồng gió và các khối khí. Cau 6. Vận dộng Tân kién tạo còn kéo dài cho đến ngày nay không? biểu hiện như thế nào? TL: Vận động Tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay, được biểu hiện ở mộ số trận động đất khá mạnh xảy ra những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu… Câu 7. Phân tích tầm quan trọng của địa hình đồi núi? TL: Đồi núi chiếm diện tích lớnvà dạng phổ bién là đồi núi thấp. Đồi núi ảnh hưởng nhiều tới cảnh quan chung của tự nhiên VN. Bên cạnh đó, đồi núi còn ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế-xã hội. Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên bao quanh phía Bắc và phía Tây đất nước. Câu 8. Mùa hạ có những dạng thời tiết dặc biệt nào? Địa phương nơi em ở có kiểu thời tiết dó không? Nêu tác hại? TL: Mùa hạ có những dạng thơi tiết đặc biệt như gió tây, mưa ngâu, dông, bão. Liên hệ: hs tự liên hệ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 9. Chế độ mưa của khí hậu và chế độ nước của sông có quan hệ như thế nào? Tại sao mùa lũ không hoàn toàn trùng với mùa mưa? TL: + Hai mùa mùa mưa và lũ có quan hệ chặt chẽ với nhau: mùa mưa nước sông nhiều, mùa khô nước sông ít. + Mùa lũ không hoàn toàn trùng với mùa mưa vì ngoài mưa còn có các nhân tố khác tham gia làm biến đổi dòng chảy tự nhiên như: độ chê phủ rừng, hệ số thẩm thấu của đất đá, hình dạng mạng lưới của sông ngòi và hồ chưa nhân tạo.. Câu 10. Điền vào các ô trống nội dung kiến thức thích hợp. Các nhân tố hình thành đất. TL: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian hình thành và tác động của cong người..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 11) Nêu đặc điểm chung của địa hình VN? Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố nào? - Đặc điểm chung của địa hình VN: Phần kết luận sgk/102 hoặc nêu 3 đề mục trong bài. - Nhân tố chủ yếu hình thành nên địa hình VN là: Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài và phức tạp, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tác động mạnh mẽ của con người. 12) Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? Nêu đặc điểm từng khu vực - Địa hình chia làm 3 khu vực: Khu đồi núi, khu đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. - Đặc điểm từng khu vực: * Khu đồi núi: Khu vực. Đông Bắc. Tây Bắc. Trường Sơn Bắc. Trường Sơn Nam. Vị trí. Tả ngạn S.Hồng. Hữu ngạn S.Hồng. Từ S.Cả -> Dãy Bạch Mã. Phía tây NTBộ. Đặc điểm ĐH. - Ngoài ra còn vùng bán bình nguyên ĐN Bộ và vùng đồi trung du Bắc bộ: Là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi với đồng bằng * Khu vực đồng bằng: Chia 2 loại đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải: - ĐB châu thổ: ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long. + Giống nhau: Đều hình thành ở vùng sụt lún lớn do phù sa các sông bồi đắp nên, có diện tích rộng, bề mặt tương đối bằng phẳng. + Khác nhau: Đồng bằng. Sông Hồng. Sông Cửu Long.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Diện tích. 15.000 km2. 40.000 km2. Đặc điểm bề mặt. - Là một tam giác châu, đỉnh ở Việt Trì, đáy ở ven vịnh Bắc Bộ.. - Cao TB 2->3m so với mực nước biển.. - Địa hình thấp dần ra tới biển theo hướng TB -> ĐN. - Không có HT đê ngăn lũ nên vào mùa lũ nhiều vùng bị chìm ngập sâu: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên.... - Có HT đê điều dài >2700 km. trong đê có nhiều ô trũng thấp hơn mực nước ngoài đê từ 3->7m. - Nước biển xâm nhập sâu. - ĐB duyên hải Trung bộ: Nhỏ hẹp bị chia cắt thành nhiều ô nhỏ * Bờ biển và thềm lục địa: - Bờ biển: Chia 2 loại bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn chân núi hải đảo. - Thềm lục địa biển là phần nối tiếp giữa đất liền với biển, mở rộng tại các vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ độ sâu không quá 100m. 13) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu thể hiện như thế nào? - Đặc điểm chung của KH:Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất đa dạng, thất thường. - Nét độc đáo của KH là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nước ta nhận được một nguồn nhiệt năng to lớn: BQ/1m2 lãnh thổ nhận được >1triệu kilo calo, số giờ nắng đạt từ 1400 -> 3000 giờ/năm. + T0 TB năm >210C, ta. ưng dần từ Bắc -> Nam.. + Lượng mưa ẩm lớn đạt từ 1500 -> >2000mm/năm. Độ ẩm đạt >80%. + Chia thành 2 mùa gió khác nhau rõ rệt: Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh, khô. Mùa hạ có gió mùa tây nam nóng, ẩm, mưa nhiều. 14) Nước ta có mấy miền KH? Nêu đặc điểm của từng miền? - Nước ta có 4 miền khí hậu: Miền KH phía Bắc, miền KH đông Trường Sơn, miền KH phía Nam, miền KH biển Đông. - Đặc điểm từng miền: Miền khí hậu. Đặc điểm khí hậu từng miền.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Phía Bắc. - Có mùa đông lạnh nhất cả nước, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.. Đông Trường Sơn. - Có mùa mưa lệch hẳn sang thu đông.. Phía Nam. - Có khí hậu cận xích đạo: T0 độ quanh năm cao, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản sâu sắc.. Biển Đông. - Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương rõ rệt.. 15) Nước ta có mấy mùa KH? Nêu đặủatưng khí hậu từng mùa? - Nước ta có 2 mùa khí hậu: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam - Đặc điểm từng mùa: Mùa khí hậu. Mùa gió đông bắc. Mùa gió tây nam. Thời gian. Từ tháng 11 đến tháng 3. Từ tháng 4 đến tháng 10. Đặc điểm khí hậu. - Nét đặc trưng là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông bắc và xen kẽ là những đợt gió đông nam. - Nét đặc trưqng là mùa thịnh hành của gió tây nam và gió tín phong của NC Bắc, xen kẽ là gió đông nam.. - Khí hậu các miền khác nhau rõ rệt: + Miền Bắc có mùa đông lạnh không thuần nhất: Đầu mùa thời tiết se lạnh, khô hanh. Cuối mùa là tiết xuân với mưa phùn ẩm ướt. + Miền Trung có mưa lớn.. - Nền nhiệt độ cao trên cả nước TB >250C. Lượng mưa lớn chiếm >80% lượng mưa cả năm. Riêng phía đông Trường Sơn thời tiết khô, nóng ít mưa. - Trong mùa này thường xảy ra bão nhiệt đới.. + Miền Nam Bộ và Tây Nguyên: Thời tiết nóng khô ổn định suốt mùa. 16) Nêu đặcđiểm chung của sông ngòi VN? - Mạng lưới SN dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. - Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Hướng TB - ĐN và hướng vòng cung. - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa cạn và mùa lũ. Mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Sông ngòi VN mang nhiều phù sa: Mỗi năm sông ngòi nước ta chở ra biển khoảng 200 tấn phù sa. 7) Nước ta có mấy khu vực sông lớn? Nêu đặc điểm từng khu vực sông? Các khu vực sông. Bắc Bộ. Trung Bộ. Nam Bộ. HT sông lớn. Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng Bằng Giang, sông Mã. Sông Cả, sông Sông Cửu Long, Thu Bồn, sông Đà sông Bé. Rằng. Đặc điểm. - Chế độ chảy - Sông nhỏ, ngắn, thất thường, độ dốc lớn. sông có hình nan - Lũ lên nhanh, quạt. đột ngột rút - Lũ nhanh và nhanh kéo dài 5 tháng - Lũ vào cuối năm từ tháng 5-10 từ tháng 9 -12. - Có lượng nước chảy lớn, chế độ chảy theo mùa nhưng điều hòa hơn - Lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn.. 17) Đặc điểm chung của đất VN? So sánh 3 nhóm đất chính về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng? - Đất VN rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên VN. + Có nhiều loại đất khác nhau, nhưng chia làm 3 nhóm đất chính: đất Feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao. + Có nhiều nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và cả tác động của con người - So sánh 3 nhóm đất: Nhóm đất. Feralit. Phù sa. Mùn núi cao. Tỉ lệ, nơi phân bố. 65%, tập trung ở vùng đồi núi thấp. 24%, tập trung ở đồng bằng. 11%, chỉ có ở các vùng núi cao. Đặc tính. - Chua, nghèo - Đất tơi, xốp, độ mùn, nhiều sét, có phì cao. màu đỏ vàng. - Chia làm nhiều. - Hình thành trên thảm thực vật rừng cận nhiệt và.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giá trị sử dụng. - Thường kết vón lại thành đá ong. loại khác nhau. - Trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.. - Có giá trị lớn đối trồng cây lương thực lúa, hoa màu, cây CN hàng năm. ôn đới. - Đất tơi xốp, nhiều mùn - Có giá trị lớn đối với trồng rừng đầu nguồn, cây công nghiệp dài ngày. 18) Nêu đặc điểm chung của sinh vật VN? Chứng minh sinh vật VN có giá trị to lớn về nhiều mặt? (kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái) - Đặc điểm chung của sinh vật VN: Đa dạng, phong phú + Về thành phần loài sinh vật + Về kiểu gen di truyền + Về kiểu hệ sinh thái + Về công dụng của các sản phẩm sinh học. - Sinh vật VN có giá trị to lớn về nhiều mặt: + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Gỗ, tre, nứa, mây, song, da, xương, sừng... + Cung cấp thực phẩm: Thịt, trứng, sữa... + Cung cấp dược liệu: Mật gấu, cao xương các laòi động vật... + Làm cảnh + Phục vụ cho nghiên cứu khoa học... 19) Nêu những đặc điểm chung của thiên nhiên VN: - VN là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. - ......................... ven biển. - ...........xứ sở của cảnh quan đồi núi - Thiên nhiên VN phân hóa đa dạng, phức tạp. 20) Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và ĐB Bắc Bộ lại bị giảm sút khá mạnh? - Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Vị trí địa lí: Nằm ở gần khu vực ngoại chí tuyến của Hoa Nam Trung Quốc=> chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới. + Do địa hình thấp có các cánh cung núi mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở Tam Đảo trực tiếp đón gió mùa đông Bắc tràn sâu vào nội địa của miền làm cho mùa đông ở đây lạnh nhất so với cả nước. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. 21) Đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? - Địa hình cao nhất nước ta: Là miền núi non trùng điệp, hiểm trở, núi cao, thung lũng sâu, sông lắm thác, ghềnh. - Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình: Mùa đông đến muộn, kết thúc khá sớm kéo dài trong 3 tháng (tháng 11 -> 1). Mùa hạ đếm sớm có gió tây khô, nóng. Ngoài ra còn có sự phân hóa theo độ cao. - Tài nguyên phong phú, đa dạng đang được điều tra, khai thác: + Tiềm năng thủy điện. + Khoáng sản : Có hàng trăm mỏ và điểm quặng khác nhau. + Tài nguyên rừng: Có đủ các vành đai rừng (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới) + Tài nguyên biển: Hải sản, danh lam thắng cảnh đẹp..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 CHỦ ĐỀ:SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ CÂU HỎI THONG HIỂU Câu 1. Kể tên các tỉnh thành thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? TL:+ Các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng,Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. + Các tỉnh Tây Bắc: Hoà Bình Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Câu 2. Dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng có tên gọi là gì? TL: trung du Bắc Bộ. Câu 3. Nêu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng? Tl: Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du và vịnh Bắc bộ giàu tiểm năng. Câu 4. Kể tên các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? TL: Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất vùng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Câu 5. Cho biết vùng Duyên hải Nam trung Bộ tiếp giáp với những vùng lãnh thổ nào của nước ta? TL: Giáp Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Câu 6. Trong 7 vùng lãnh thổ của nước ta, vùng nào không có đường bờ biển? TL: Vùng Tây Nguyên. Câu 7. Tây Nguyên là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc nào?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> TL: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho… Câu 8. So sánh diện tích hai đồng bằng: Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? TL: Diện tích Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2 Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000 km2 Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng và được coi là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Câu 9. Kể tên các cây trồng công nghiệp quan trọng ở Đông Nam Bộ: TL: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều… Câu 10. Loại hình giao thông chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là: TL: Giao thông thuỷ. B/ CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câu 1. Cho biết ý nghĩa của của sông Hồng đối với việc phát triển nông nghiệp và đoèi sống dân cư. Tầm quan trọng của hệ thống đê trong vùng? TL: Bồi đắp phù sa, mở rọng diện tích, mở rộng diẹn tích đất,cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt, là đường giao thông quan trong. Tầm quan trọng của hệ thống đê: ngăn lũ lụt, bảo vệ tài sản, tính mạng cho nhân dân trong vùng. Câu 2. Tại sao đất được coi là tài nguyên quý nhất? Tl: Vì đất là tư liệu sản xuất của con người. Nếu không có đất thì con người không thể tiến hành trông trọt sản xuất ra lương thực… Câu 3. Cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng gì đến khí hậu Bắc Trung Bộ? TL: Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa. Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn Tây Nam gây khô nóng, mùa thu đông hay có bão. Câu 4. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên? TL: Khai thác thế mạnh về thuỷ năng của vùng + Thuỷ điện - nguồn năng lượng , nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đặc biệt quan trọng vè mùa khỏơ Tây Nguyên. + Góp phần ổn dịnh nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông chảy về các vùng lân cận..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Câu 5. Giải thích vì sao phải bảovệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm của các dòng sông? TL: Rừng và nước là hai nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự phát triên bền vững. Rừng Đông Nam Bộ không còn nhiều, do đó việc bảo vệ rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷlà rất quan trọng. Ngoài ra do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh, phần hạ lưu của các dòng sông ngày càng bị ô nhiễm nặng, cần phải tìm biện pháp hạn chế. Câu 6. Tại sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ? TL: Vì vùng có lợi thế về thổ nhưỡng (đất xám đất phù sa cổ), khí hậu (nóng ẩm quanh năm), địa hình ( tương đối bằng phẳng), chế độ gió (ôn hoà), người dân nhiều kinh nghiệm, có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su, thị trường tiêu thụ tốt. Ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. Câu 7. Hãy chứng minh Đồng Bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế trong vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm? TL: Với diện tích tương đối rộng , địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh nămcùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước, Đồng bằng Sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực thực phẩm. Câu 8. Cho biết ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải biển đối với ngành ngoại thương? TL: Vận chuyển hàng hoá xuất khẩu từ nước ta đến các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Vận chuyển hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTCS LÃNG NGÂM. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ, LỚP: 9 MỘT TIẾT Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1 (2điểm) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm những tỉnh, thành phố nào? Cho biết vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Câu 2 ( 3 điểm) Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa, trồng cây ăn quả, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước? Câu 3: ( 2 điểm) Dựa vào Át lat Địa lí Việt Nam( trang vùng ĐNBộ và Đồng bằng sông Cửu Long) Kể tên các cây công nghiệp chủ yếu của Đông Nam Bộ và vùng phân bố của chúng. Câu 4: ( 3 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu kinh tế năm 2002 (%). Nông –Lâm- Ngư nghiệp. Công nghiệpxâydựng. Dịch vụ. Động Nam Bộ. 6,2. 59,3. 34,5. Cả nước. 23,0. 38,5. 38,5.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> a,Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước. b,Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng của Đông NamBộ, từ đó rút ra kết luận về sự phát triển của ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1. Đáp án - Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP Hồ Chí. Điểm 1,0. Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An - Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: quan trọng không 1,0 chỉ đối với vùng Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước.. Câu 2. Đáp án. Điểm. Vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước:. 0,5. -Diện tích và sản lượng lúa chiếm 51%, cả nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh ở đồng bằng. 0,5. -Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1066,3 kg/ người gấp 2,3 lần cả nước, năm 2002. Vùng ĐBSCL trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. 0,5. -Vùng ĐBSCL còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: Xoài, Dừa, Cam, Bưởi. 0,5. -Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh. 0,5. -Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước, tỉnh nuôi nhiều nhất là Kiên Giang, Cà Mau. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi Tôm, Cá xuất khẩu đang được phát triển mạnh. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Câu 3. Đáp án. Các cây công nghiệp chủ yếu của Đông Nam Bộ và vùng phân bố của chúng: - Cao su : Bình Dương, Bình Phước , Đồng Nai,Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.. Điểm. 0,25 0,25. - Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Taù. 0,25. - Cà phê: Bình Phước , Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu.. 0,25. - Điều : Bình Dương, Bình Phước , Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu.. 0,25. - Lac: Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu. 0,25. - Mía : Đồng Nai,Tây Ninh, Bà Rịa –Vũng Tàu.. 0,25. - Thuốc lá : Tây Ninh, Đồng Nai. 0,25. Câu 4. Đáp án. Điểm. a.Vẽ biểu đồ : -Yêu cầu vẽ 2 biểu đồ hình tròn ,chia tỉ lệ chính xác ,hình vẽ đẹp.. 2,0. - Ghi ®Çy đủ tên biểu đå, số liệu cho các phần,chú giải. b.Nhận xét: - ĐNB có tỉ trọng CN-XD cao nhất trong cơ cấu kinh tế và cao hơn nhiều so với tỉ trọng CN-XD của cả nước.. - ĐNB có công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước.. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> NGƯỜI BIÊN SOẠN. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. Bế Thị Xuân. Trần Quang Khải. Phụ lục 2 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTCS LÃNG NGÂM. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ LỚP: 9. HỌC KÌ I Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1: (2điểm) Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ ? Câu 2: (2điểm) Trình bày tình hình sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng? Câu 3 :( 3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Câu 4: (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Tốc độ tăng dân số , sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng ( năm 1995 = 100 %) Đơn vị : (%) Tiêu chí. 1995. 1998. 2000. 2002. Dân số. 100,0. 103,5. 105,6. 108, 2. Sản lượng lương thực. 100,0. 117,7. 128,6. 131, 1. Bình quân lương thực theo đầu người. 100,0. 113,8. 121,8. 121, 2. a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số , sản lượng lương thực và bình quân thu nhập theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng . b, Từ biểu đồ đã vẽ,nêu nhận xét tốc độ tăng dân số , sản lượng lương thực và bình quân thu nhập theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng .. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. Đáp án. - Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có mùa đông lạnh,. Điểm 1,0. nhiều khoáng sản, trữ năng thủy điện dồi dào. -Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành. - Khó khăn : địa hình bị chia cắt,thời tiết diễn biến thất thường,khoáng. 0,5 0,5. sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất,sạt lở.... Câu 2. Đáp án. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tình hình sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng: - Là vùng có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất nước ta.. 0,5. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước.. 0,5. - Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong cơ cấu GDP của vùng.. 0,5. - Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.. 0,5. Câu 3. Đáp án. Điểm. Chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì: -Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giàu tiềm năng để phát triển đàn bò,. 1,0. các đồng cỏ ở vùng đồi phía phía tây, khí hậu khô mà ấm áp, nguồn lao động dồi dào... -Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: + Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển.. 0,5. + Khí hậu ấm áp cho phép các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản diễn ra quanh năm.. 0,5. +Trữ lượng tôm, cá ở vùng biển phong phú , có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao : tôm hùm, cá mực, cá ngừ..... 0,5. + Nhân dân trong vùng giàu kinh nghiệm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.. 0,5. Câu 4. Đáp án. a, Vẽ biểu đồ :Vẽ đủ 3 đường , chính xác , đẹp , ghi đầy đủ tên biểu đồ,. Điểm. 2,0.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> chú thích ,đơn vị trục . b, Nhận xét : Dân số , sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu. 0,25. người đều tăng nhanh nhưng tốc độ tăng không giống nhau : -. Dân số tăng ( Từ 103,5% lên 108,2%). 0,25. -. Sản lượng lương thực tăng (Từ 117,7% lên 131,1%). 0,25. -. Bình quân lương thực theo đầu người tăng (Từ 113,8% lên 121,2%).. 0,25. NGƯỜI BIÊN SOẠN. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. Bế Thị Xuân. Trần Quang Khải. Phụ lục 2 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTCS LÃNG NGÂM. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ LỚP: 9. HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1: (3 điểm) Ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ phát triển dựa trên những điều kiện thuận lơị gì ?.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Câu 2: (3điểm) Nguyên nhân nào dẫn tới sự giàm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta? Em hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo nước ta? Câu 3 :( 1 điểm) Cho biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ và các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Kạn ? Câu 4: (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu : Sản lượng thủy sản ở ĐB sông Cửu Long và cả nước. Đơn vị: (nghìn tấn). 1995. 2000. 2002. ĐB sông Cửu Long. 819,2. 1169,1. 1354,5. Cả nước. 1584,4. 2250,5. 2647,4. a, Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở ĐB sông Cửu Long và cả nước. b,Qua biểu đồ nêu nhận xét về sản lượng thủy sản ở ĐB sông Cửu Long so với cả nước.. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. Đáp án. Điểm. Ngành dịch vụ của ĐNB phát triển dựa trên điều kiện thuận lợi: - Vùng Đông Nam Bộ có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía Nam. - Đông Nam Bộ có lợi thế về vị trí địa lí, nhiều tài nguyên để phát triển các hoạt động dịch vụ, kinh tế biển. - Cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển mạnh ( khách sạn, khu vui chơi giải trí,.... ). 0,5. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.. 0,5. - Là nơi tập trung đông dân nhất cả nước.. 0,5. -Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất cả nước .. 0,5. - Là nơi dẫn đầu cả nước về các hoạt động xuất, nhập khẩu....... 0,5. Câu 2. Đáp án. Điểm. * Nguyên nhân dẫn tới sự giàm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta: - Nguyên nhân dẫn tới sự giàm sút tài nguyên: +Khai thác không hợp lí: như khai thác quá mức ở vùng biển ven bờ dẫn đến cạn kiệt hải sản ven bờ; dùng phương thức có tính hủy diệt (nổ mìn, rà điện…)… 0,5. + Chặt phá rừng ngập mặn, cháy rừng ngập mặn. 0,25. - Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta:. 0,25. +Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển +Các hoạt động giao thông trên biển và khai thác dầu khí được tăng 0,25 cường +Việc vận chuyển dầu khí và các sự cố đắm tàu, thủng tàu, tràn dầu,. 0,25. *Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo nước ta: - Nghiêm cấm việc khai thác bừa bãi, vô tổ chức và dùng các phương thức có tính hủy diệt 0,25. - Sắp xếp, tổ chức lại việc khai thác ở vùng biển ven bờ. 0,25. - Giữ gìn vệ sinh môi trường biển ven bờ, không thải các chất độc hại 0,25 ra biển.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Giải quyết hiệu quả về mặt môi trường các sự cố đắm tàu, thủng 0,25 tàu, tràn dầu… 0,25 - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, trồng rừng ngập mặn 0,25. - Đầu tư đánh bắt xa bờ. Câu 3. Đáp án. Điểm.  Vị trí, giới hạn: TØnh B¾c K¹n cã diÖn tÝch: 4857,2km2. thuộc vùng Trung du và miền 0,25 núi Bắc Bộ. - Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An của tỉnh Cao Bằng. - Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn. 0,25. - Phía Nam giáp cáchuyện Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương của tỉnh 0,25 Thái Nguyên. - Phía Tây giáp các huyện Nà Hang, Chiêm Hoá của tỉnh Tuyên 0,25 Quang. 0,5.  Sự phân chia hànhchính: có 8 huyện,thị : Thị xã Bắc Kạn, Huyện : Chợ Mới, Chợ Đồn, Na Rì, Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm. Câu 4. Đáp án. a,Vẽ biểu đồ cột chính xác, đẹp, có bảng chú giải, tên biểu đồ đầy. Điểm. 2,0. đủ. b, Nhận xét: + Sản lượng thủy sản ở ĐB sông Cửu Long phát triển mạnh, ngày một tăng và chiếm hơn 50% cả nước . + Là vùng quan trọng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản của cả nước.. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> NGƯỜI BIÊN SOẠN. Bế Thị Xuân. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. Trần Quang Khải. Phụ lục 4 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I ĐỊA 9. Phần I. Trắc nghiệm(3đ) Lựa chọn đáp án đúng. Câu 1. Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta diễn ra vào thời kì. A. Những năm đầu của thế kỉ XX. B. Từ cuối những năm 50 đến những năm cuối của thế kỉ XX C. Từ cuối thế kỉ XX đến nay. D. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến những năm 70 của thế kỉ XX..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Câu 2. Hãy điền thông tin cần thiết vào ô trống, đánh mũi tên nối các ô để thể hiện hậu qủa của việc đan số tăng nhanh.. Dân số tăng nhanh. Câu 3. Dân cư nước ta tập trung đông ở. A. Vùng trung du miền núi phía bắc. B. Vùng Tây Nguyên. C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Vùng đồng bằng, cửa sông, ven biển. Câu 4. Giải pháp nào sau đây có hiệu quả nhất đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn. A. Phân bố lại lao động giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ. B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp tinh xảo có kĩ thuật cao. C. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động. D. Phát triển các ngành nghểtuyền thống, tiểu thủ công nghiệp. Câu 5. Hãy điền cụm từ cần thiết vào các chỗ (………) dưới đây sao cho đúng. (1)…………………………………………..cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừnglàm nguyên liệu giấy đêm lại việc làmcho người dân. (2) …………………………………………là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát baỷơ dọc theo giải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặnven biển. (3)…………………………………đó là các vườn quốc giavà các khu dự trữ thiên nhiên như Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã,Cát Tiên….

<span class='text_page_counter'>(37)</span> (4) ……………………………………có vai trò trong việc phòng trống cát bay, cát lấn ở vùng duyên hải miền Trung. II.Tự luận.(7 điểm) Câu 1. Trình bày đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Tại sao các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều? Câu 2.Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Ở địa phương em có những điểm du lịch nổi tiếng nào?. *Đáp án, biểu điểm. I.Trắc nghiệm (3đ) Câu 1=b(0,5đ); Câu 2= điền đúng 4 ý(0,5đ); Câu3=D(0,5đ);Câu 4=D(0,5đ) Câu 5=1đ(Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.). Phụ lục 5. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA 9 Câu 1(3đ) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền núi Bắc Bộ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế của vùng? Liên hệ thực tế những khó khăn do khí hậu đem lại ở địa phương em. Câu2:(2đ) Nêu đặc điểm dân cư - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng. Câu3: (5đ) Căn cứ bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2000 (nghìn tấn). Khu vực. Bắc Trung Bộ. Duyên hải.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Nam Trung Bộ Sản lượng Nuôi trồng. 38,8. 27,6. Khai thác. 153,7. 493,5. a. Vẽ biểu đồ so sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. b. Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và thuỷ sản khai thác giữa hai vùng? VI. Đáp án, biểu điểm. Câu 1. (3đ) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền núi Bắc Bộ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế của vùng ? *Thuận lợi : (1đ) + khoáng sản :nhiều + thuỷ điện : lớn nhất cả nước + đất , khí hậu thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp , dược liệu , rau quả ôn đới trồng cây công nghiệp lâu năn , đồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn + du lịch sinh thái , du lịch biển * khó khăn : (1đ) + địa hình bị chia cắt sâu -> khó khăn gtvt. + thời tiết diễn biến thất thường -> khó khăn gtvt sx đời sống ở vùng núi cao và biên giới + khoáng sản có nhiều nhưng trữ lượng nhỏ , điều kiện khai thác phức tạp + đất trống đồi trọc rất nhiều , bị xói mòn sạt lở , lũ quét do chặt phá rừng bừa bãi gây nên. *Liên hệ (1đ) Câu2:(2đ) Nêu đặc điểm dân cư - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng. - Đông dân cư nhất nước ta. Mật độ dân số trung bìng1179 người /km2 (năm 2002),gần gấp đôi mật độ dân số trung bình của cả nươc, gấp trên 10 lần mật độ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - So với cả nước, VĐBSH có tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn, nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao hơn; tuổi thọ trung bình, tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn, nhưng GDP/ người cao hơn, tỉ lệ dân thành thị thấp hơn. - Vùng có kết cấu hạ tầnh nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Hệ thống đề điều dài hơn 3000 km được xây dựng và bảo vệ bao đời nay từ đời này sang đời khác là nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng. - Đô thị được hình thành lâu đời là thủ đô Hà Nội và TP.Hải Phòng. Câu 3 (5đ) a. Xử lí số liệu sang số liệu tương đối(1đ) b. Vẽ biểu đồ: Đúng tỉ lệ, cân đối, đẹp, có chú giải, có tên biểu đồ (2đ) c. Nhận xét: so sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản khai thác giữa hai vùng : + Sản lượng thuỷ sản nươi trồng ở BTB lớn hơn DHNTB: (chiếm 58,4 % sản lượng toàn DH miền Trung; gấp 1,4 lần NTB) +Sản lượng thuỷ sản khai thác của DHNTB lớn hơn BTB rrts nhiều; ( chiếm 76,2 % sản lượng toàn DHMT và gấp 3,2 lần BTB. Giải thích: DHNTB có nguồn hải sản phong phú hơn BTB, có hai trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, nhiều cá to có nguồn gốc biển khơi. Người dân có truyên thống – kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản. Cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị hiện đại, công nghiệp chế biến phát triển mạnh.. Phụ lục 6 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊA 9 KÌ II A/Trắc nghiệm(3đ) Khoanh tròn dáp án đúng nhất. Câu 1.ý nào thể hiện những khó nhăn lớn trong phát triển công nghiệp ở ĐNB. A/ Thiếu lao động có tay nghề B/ Thiếu tài nguên khoáng sản trên đất liền C/ Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu D/Chuyển đổi mới công nghệ, môi trường đang bị ô nhiễm..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> E/Cả hai ý C và D Câu 2. Các nguyên nhân làm cho ĐNB sản xuất được nhiều cao su lớn nhất cả nước là. A/Điều kiện tự nhiên thuận lợi B/Người dân có truyền thống trồng cao su C/ Có các cơ sở chế biến và xuất khẩu cao su D/Tất cả các ý trên. Câu 3. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của ĐBSCL. A/ Khí hậu nắng nóng quanh năm B/ Diện tích đất phèn đất mặn lớn C/Mạng lưới sông ngòi dày đặc D/Khoáng sản không nhiều. B/Tự luận.(7đ) Câu 4.(3đ) Trình bày tình hình sản xuất thuỷ sản ở ĐBSCL. Giải thích vì sao nơi đâyphát triển mạnh ngành nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản. Câu 5(4đ) Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu kinh tế năm 2002(đơn vị %) Nông- lâm- ngư nghiệp. Công nghiệpxây dựng. Dịch vụ. Đông Nam Bộ. 6.2. 59.3. 34.5. Cả nước. 23.0. 38.5. 38.8. a/Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu kinh tế của ĐNB, cả nước. b/Từ biểu đồ đã vẽ, kết hợp các số liệu nêu nhận xét về sự phát triển công nghiệp ở ĐNB. * Đáp án biểu điểm. A/Trắc nghiẹm mỗi ý đúng 1 điểm. Câu 1-E. Câu 2-D. Câu 3-B..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> B/Tự luận. Câu 4( 3 đ) -Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, ĐBSCL chiếm hơn 50 %, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghè nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu đang phát triển mạnh. -Nguyên nhânh: Điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu cận xích đạo, diện tích mặt nước rộng rớn, ngư trường rộng, nguồn hải sản phong phú, người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trròng và đáng bắt… Câu 5.(4đ) a/Vẽ biểu đồ: Đúng tỉ lệ, đủ nội dung, trình bày khoa học. (2đ) b/Nhận xét: Cơ cấu kinh tế của ĐNB phát triển không đồng đều, phát triển nhất là khu vực CN-XD chiếm 59,3% cao hơn cả nước. Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thànhvà đang trên đà phát triển như đầu khí, điện tử, công nghệ cao. Phụ lục 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ĐỊA 9 Câu 1.(4đ) Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? Câu 2.(4đ) Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng này? Câu 3.(2đ) Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo? Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo? V.Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm. -Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số 0,5 đ. -Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp. *Hướng dẫn chấm, biểu điểm Câu 1.(4đ) ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sụ phát triển kinh tế ở ĐNB. a.Thuận lợi.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> -Về vị trí địa lí: +Giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộvà Đồng bằng sông Cửu Longlà những vùng giàu nông, lâm, thuỷ sản. Phía tây giáp Cam-py-chia, phía đông giáp giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế(0,5đ) +Thuận lợi cho giao lưu trên đất liềnvà biển, giao lưuvới các vùng xung quanh và với quốc tế.(0,5đ) -Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. +ĐNB có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu cận xích đạo, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm.(1đ) +Vùng biển ấm ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú , gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, giàu tiềm năng về giầu khí. (0,5đ) +Mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thuỷ điện, phát triển giao thông, cung cấp nuớc tưới cho cây trồng công nghiệp…(0,5đ) b.Khó khăn. +Mùa khô léo dài thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt của con người.Trên đất lièn nghèo khoáng sản.(0,5đ) +Diện tích rừng thấp , nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải công nghiệp và cho sinh hoạt rất cao, vấn đề bảo vệ môi trườngluôn luôn phải quan tâm.(0,5đ) Câu 2.(4đ) a.Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. -Diện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% sản lượng lúa cua rcả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2,3 lần cả nước (đạt 1066,3kg/người, năm 2002) (0,5đ) -Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới : xoài, dừa, cam…(0,5đ) -Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh…(0,5đ -Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước. Nghề huôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang được phát triển mạnh.(0,5đ) b.Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩmcó ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> -Góp phần nâng cao gía trị chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm.(1đ) -Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩmnước ta mở rộng ra thị truêòng quốc tế(0,5đ) -Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp.(0,5đ) Câu 3.(2đ) a.Phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo vì(1đ) -Môi trường biển đảo rất giàu tài nguyên cho sự phát triển kinh tế. -Các tài nguyên đang bị suy giảm, cạn kiệt và ttình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng đáng báo động. b.Phương hướng:(1đ) -Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển xa bờ. -Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. -Bảo vệ các rạn san hô ngầm. -Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản -Phòng chống ô nhiễm biển.. ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTCS LÃNG NGÂM. Phụ lục 1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP:7 MỘT TIẾT Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1 (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ?.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Câu 2 ( 2,5 điểm) Những điều kiện nào làm cho nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao? Câu 3: ( 3,0điểm) Khối kinh tế Mec-cô-xua thành lập năm nào?Hiện nay có mấy thànhviên ? Mục tiêu,thành tựu đạt được của khối là gì? Câu 4: ( 3,0 điểm) Giải thích tại sao trên dãy An - đét ở độ cao từ 0 – 1000m sườn đông có rừng rậm nhiệt đới phát triển. Sườn Tây có thảm TV nửa hoang mạc?. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1. Đáp án Đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ:. Điểm 0,5. - Phía Tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở.. - Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài. - Phía đông là miền núi già Apalát và cao nguyên.. 0,5. 0,5. Câu 2. Đáp án. Những điều kiện làm cho nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đạt trình độ cao:. Điểm. 0,5. - Có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.. - Nền nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá với quy mô lớn.. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Các trung tâm KH hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây. 0,5. - Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500kg/ha.. 0,5. -Kĩ thuật tiên tiến (áp dụng tiến bộ KHKT) đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống tạo nên giống cây trồng ,vật nuôi thích nghi với điều kiện sống,cho năng suất cao.. 0,5. Câu 3. Đáp án. - Khối kinh tế Mec-cô-xua thành lập năm 1991. Điểm. 0,5. - Hiện nay có 6 thành viên (Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-guay, Ura-guay, Chi-lê, Bô-li-vi-a. 0,5. - Mục tiêu: tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước , thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.. 1,0. - Thành tựu:Việc tháo dỡ hàng dào hải quan và tăng cường trao đổi thương mạigiữa các quốc gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.. 1,0. Câu 4. Đáp án. - Sườn phía Đông đón gió tín phong và chịu ảnh hưởng dòng biển nóng Guyana tới, sườn Đông mưa nhiều nên có rừng nhiệt đới ẩm .. Điểm. 1,5.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Sườn phía Tây khuất gió chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru, sườn Tây mưa ít nên sườn Tây có thảm TV nửa hoang mạc. NGƯỜI BIÊN SOẠN. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. Bế Thi Xuân. Trần Quang Khải. 1,5. Phụ lục 2 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTCS LÃNG NGAM. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP:7 HỌC KÌ I Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm sản xuất công nghiệp đới ôn hòa. Câu 2 ( 2,0 điểm) Động, thực vật thích nghi với môi trường đới lạnh như thế nào? Câu 3: ( 2,0 điểm) Nêu những nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc? Câu 4: ( 2,0 điểm).

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Trình bày đặc điểm dân cư của Trung Phi và Nam Phi Câu 5: (3,0 điểm) Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1. Đáp án - Nền công nghiệp hiện đại phát triển cao, hiện đại , công nghiệp chế biến là ưu thế của nhiều nước. -. Điểm 1,0. Cơ cấu đa dạng. Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật 1,0 Bản, Đức, Liên Bang Nga, Pháp, Ca-na –đa…. Câu 2. Đáp án. - Thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi thấp, lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y.. - Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày và không thấm nước, một số động vật ngủ đông hay di cư tránh rét.. Điểm 1,0. 1,0. Câu 3. Đáp án. Điểm. Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn ,biến động của khí hậu toàn cầu.. 1,0. - Biện pháp; cải tạo hoang mạc thành đất trồng ,khai thác nước ngầm , trồng rừng .. 1,0. Câu 4..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Đáp án. Điểm. - Dân cư Trung Phi: là khu vực đông dân nhất châu Phi; chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nê - grô - it, có tín ngưỡng đa dạng. - Nam Phi: Thành phần đa dạng Nê- grô-ít, Ơ rô-pê- ô ít và người lai, phần lớn theo đạo Thiên Chúa.. 0,5 0,5. Câu 5. Đáp án. Điểm. Ch©u Phi cã khÝ hËu nãng vµ kh« vµo bËc nhÊt TG v×: - Đ¹i bé phËn n»m gi÷a hai chÝ tuyÕn Bắc và Nam nªn ch©u Phi cã khÝ hËu nãng .. 1,5. - Là một lục địa hình khối ,kích thớc lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ do đó ảnh hởng của biển không ăn sâu vào trong đất liền, đồng thời chịu ảnh hởng của khối khí chí tuyến nên châu Phi là một lục địa có khí hậu khô.. 1,5. NGƯỜI BIÊN SOẠN. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. Bế Thi Xuân. Trần Quang Khải. Phụ lục 3 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTCS LÃNG NGÂM. ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP : 7.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 (2,0 điểm) Sự tan băng ở Châu Nam Cực ảnh hưởng đến đời sống của con người như thế nào ? Câu 2 ( 2,0 điểm) Trình bày và giải thích một số đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a ? Câu 3: ( 4,0 điểm) Nêu sự khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa ở châu Âu. Câu 4: ( 2,0 điểm). Cho bảng số liệu :. Tỉ trọng của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước (GDP)(%) Tên nước. Nông, lâm và ngư nghiệp. Công nghiệp và xây dựng. Dịch vụ. Pháp. 3,0. 26,1. 70,9. U-crai-na. 14,0. 38,5. 47,5. Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-n.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1. Đáp án - Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên và làm cho băng ở Châu Nam Cực tan chảy.. Điểm 1,0. - Các vùng ven bờ và các đảo sẽ bị nước biển nhấn chìm, gây thiệt hại rất lớn về đời sống của con người.. 1,0. Câu 2. Đáp án. Điểm. - Ô-xtrây-li-a có mật độ dân số thấp nhất thế giới do phần lớn diện 1,0 tích lục địa là hoang mạc .. - Dân cư chủ yếu là người nhập cư, có sự đa dạng về ngôn ngữ và 1,0 văn hóa. Nguyên nhân người nhập cư chiếm đến 80% dân số, chủ yếu là người gốc Âu, gần đây có thêm người nhập cư gốc Á .. Câu 3. Đáp án. - Môi trường ôn đới hải dương: + Phân bố:các nước ven biển Tây Âu + Đặc điểm:mùa hạ mát,mùa đông không lạnh.Nhiệt độ thường trên 0 C,lượng mưa lớn(khoảng 800-1000mm/năm), có nhiều sương mù.. Điểm. 0,5 0,5. 0. + Sông ngòi: nhiều nước quanh năm và không đóng băng. 0,5. + Thực vật: rừng sồi, dẻ.. 0,5. - Môi trường ôn đới lục địa: + Phân bố: khu vực Đông Âu + Đặc điểm: mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, càng về phía nam. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> mùa đông càng ngắn, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, vào sâu đất liền mùa đông càng lạnh. + Sông ngòi: nhiều nước trong mùa xuân-hạ, có thời kì đóng băng vào mùa đông, càng vào sâu thời gian đóng băng càng dài. + Thực vật: rừng lá kim, hỗn giao, lá rộng, thảo nguyên rừng.. 0,5 0,5. Câu 4. Đáp án. Điểm. -Vẽ 2 biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na, chính xác, khoa học, thẩm mỹ, có đầy đủ tên biểu đồ, bảng chú giải.. NGƯỜI BIÊN SOẠN. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. Bế Thị Xuân. Trần Quang Khải. Phụ lục 4 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊA 7 KI I PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (3điểm) Lựa chon đáp án đúng nhất. Câu 1. Người Việt Nam thuộc chủng tộc nào trên thế giới. A. Môn-gô-lô-ít B. Ơ-rô-pê-ô-ít C. Nê-grô-ít Câu 2. Môi trường xích đạo ẩm nằm trongkhoảng từ. 2,0.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> A. Hai chí tuyến Bắc-Nam đến hai vòng cực Bắc Nam B. Nằm trong khoảng từ 50 B đến 50N C. Từ xích đạo đến hai chí tuyến D. Từ vòng cực Bắc đến vòng cực Nam Câu 3. Sắp xếp cảnh quan tự nhiên của môi trường nhiệt đới theo thứ tự tăng dần của đường vĩ tuyến. A. Xa van, rừng thưa, vùng cỏ thưa B. Vùng cỏ thưa, xa van, rừng thưa C. Rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc D. Nửa hoang mạc, rừng thưa, xa van Câu 4. Cây lúa nước được trồng nhiều nhất ở khu vực nào trong các khu vực sau: A. Bắc Á B. Trung Á C. Tây Nam Á D. Đông Nam Á và Nam Á Câu 5. Hoàn thành sơ đồ sau. Dân số tăng nhanh:. PHẦN 2: TỰ LUẬN(7điểm) Câu 6 (1điểm) Hãy cho biết các nguyên nhân di dân ở đới nóng? Câu 7 (2điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa? Câu 8 (4điểm) Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. 5. Đáp án, biểu điểm *Trắc nghiệm (3đ).

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Câu 1- A, Câu 2-B, Câu 3-C, Câu 4-D. Câu 5 (Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề…) *Tự luận(7đ) Câu 6 (1đ) + Nguyên nhân tiêu cực: Chiến tranh, xung đột tộc người, đói nghèo, hạn hán, thiên tai, kinh tế chậm phát triển, dịch bệnh. + Nguyên nhân tích cực: Di dân có tổ chức, có kế hoạch, đến vùng sâu xa, hải đảo phát triển kinh tế mới. Câu 7(2đ) -Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa: + Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió + Thời tiết diễn biến thất thường. Câu 8 (4đ) + Thuận lợi(2đ): Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, thâm canh gối vụ… + Khó khăn(2đ): Nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh phát triển, mưa nhiều, tập trung theo mùa gây xói mòn sạt lở…. Phụ lục 5 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊA KÌ II LỚP 7 I/ Trắc nghiệm: Câu 1 : Khoanh tròn chữ cái thể hiện đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau : (1 điểm).

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 1.1/ Bắc Mĩ chủ yếu nằm trong vành đai khí hậu A. Ôn đới. C. Hàn đới. B. Nhiệt đới. D. Khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. 1.2/ Dân cư Hoa Kì đang di chuyển xuống phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương là do A. Số người nhập cư ngày càng nhiều B. Sự xuất hiện của các thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao C. Chính sách phân bố lại dân cư D. Nguồn tài nguyên phong phú chưa được khai thác 1.3/ Nhiều nông sản ở Bắc Mĩ có giá thành cao là do A. Mức sống cao nên sức mua quá lớn B. Thiên tai nhiều C. Chi phí đầu tư ban đầu quá lớn D. Năng suất thấp 1.4/ Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì là A. Từ vùng Đông Bắc xuống vùng trung tâm Hoa Kì B. Từ phía tây Hoa Kì lên vùng Đông Bắc C. Từ phía nam Hoa Kì đến trung tâm Hoa Kì D. Từ vùng Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới phía nam và phía tây Hoa Kì Câu 2 : Hãy nối các ý ở cột A (Khu vực) với các ý ở cột B (Đặc điểm) sao cho đúng về sự phân bố địa hình châu Mĩ A- Khu vực địa hình. B- Đặc điểm. Đáp án. 1. Phía tây Nam Mĩ.. a. Các đồng bằng kế tiếp nhau, diện tích lớn nhất là 1 - …… đồng bằng A-ma-dôn. 2. Quần đảo Ăng-ti. b. Nơi tận cùng của hệ thống Coo-đi-e, có nhiều núi 2 -……..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> lửa. 3. Trung tâm Nam c. Hệ thống núi trẻ An-đet, cao đồ sộ nhất châu Mĩ. Mĩ.. 3 -…….. 4. Eo đất Trung Mĩ. d. Các cao nguyên Bra-xin, Guy-a-na. 4 -.......... 5. Phía đông Nam Mĩ. e. Vòng cung, gồm nhiều đảo lớn, nhỏ bao quanh biển. 5 -.......... Ca-ri-bê. II/ Tự luận : Câu 1 : So sánh đặc điểm nền nông nghiệp của Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ. Câu 2 : Nêu một vài nét về khối thị trường chung Mec-cô-xua ở Trung và Nam Mĩ. Câu 3 : Điền những từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu có nghĩa nói về đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là (1)............................................, do sư hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người (2)........................................ bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa (3)........................................ độc đáo.. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I/ Trắc nghiệm : Câu 1 : 1.1 – A (0,25 điểm). 1.3 – C (0,25 điểm). 1.2 – B (0,25 điểm) 1.4 – D (0,25 điểm). Câu 2 : 1 – c (0,25 điểm). 4 – b (0,25 điểm). 2 – e (0,25 điểm). 5 - d (0,25 điểm). 3 – a (0,25 điểm) II/ Tự luận :(6,5 đ) Câu 1 : (3đ). Bắc Mĩ. Trung và Nam Mĩ.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến trong từ khâu sản xuất. (0,5 điểm) - Nền nông nghiệp hàng hoá sản xuất qui mô lớn, đạt đến trình độ cao. (0,5 điểm). - Có 2 hình thức: + Đại điền trang Năng xuất thấp (0,5 điểm) + Tiểu điền trang - Chế độ chiếm hữu ruộng đất còn bất hợp lí. (0,5 điểm). - Đặc biệt sản xuất nông nghiệp của - Nền nông nghiệp nhiều nước còn bị lệ thuộc vào Hoa Kì và Ca-na-da chiếm vị trí hàng nước ngoài. (0,5 điểm) đầu Thế giới (0,5 điểm) Câu 2(2đ) - Năm 1991, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã thống nhất cùng nhau thành lập khối thị trường chung Méc-cô-xua (0,5 điểm) -Mục tiêu : - Tháo gỡ hàng rào hải quan (0,5 điểm) - Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia (0,5 điểm) - Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì (0,5 điểm) Câu 3(1,5đ) 1 – người lai (0,5 điểm) 2 – Anh-điêng (0,5 điểm) 3 – Mĩ La-tinh (0,5 điểm). Phụ lục 6. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA LÍ 7 HỌC KÌ 1 Câu 1: 2 điểm Kể tên các siêu đô thị trên thế giới Câu 2: 2 điểm.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Phân biệt 2 hình thức canh tác trong nông nghiêp làm nương rẫy và làm ruộng thâm canh cây lúa ở đới nóng. Câu 3: 4 điểm Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả. Câu 4: 2 điểm Nêu các dấu hiệu phân biệt các chủng tộc trên thế giới.Tên các chủng tộc và nơi phân bố chủ yếu. Đề 2 Câu 1: 2 điểm Kể tên các cây trồng và vật nuôi chính của đới nóng. Câu 2: 2 điểm So sánh sự khác nhau giữa 2 loại quần cư nông thôn và thành thị Câu 3: 4 điểm Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên,môi trường ở đới nóng. Câu 4: 2 điểm Việt Nam nằm trong môi trường nào của đới nóng. Nêu đặc điểm của môi trường đó.. Hướng dẫn chấm Đề 1: Câu 1: 2 điểm Các siêu đô thị các châu :23,học sinh nêu đủ tên các siêu đô thị từng châu lục(Á,Âu,Mĩ,Phi) Câu 2: 2 điểm Phân biệt quy mô sản xuất Công cụ làm việc Năng suất.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Tác động vào môi trường Câu 3: 4 điểm -Trong nhiều thế kỉ dân số thế giới tăng chậm:Nguyên nhân dịch bệnh,đói kém,chiến tranh. -Từ năm đầu thế kỉ XIX đến nay,dân số thế giới tăng nhanh:nguyên nhân. -Từ năm 50 của thế kỉ XX,bùng nổ dân số diễn ra ở các nước đang phát triển.Nguyên nhân. -Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển tạo ra sức ép đối với việc làm,phúc lợi xã hội,môi trường,kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội Câu 4:2 điểm -Các dấu hiệu phân biệt các chủng tộc trên thế giới Căn cứ vào màu da,tóc,mắt,mũi (dấu hiệu bên ngoài) -3 chủng tộc Phân bố: Ơ-rô-pê-ô ít sống ở châu Âu-châu Mĩ Nê-g rô-ít sống ở châu Âu Môn –gô-lô-ít sống ở châu Á Đề 2 Câu 1:2 điểm Cây trồng ,vật nuôi -Cây lương thực: -Cây công nghiệp nhiệt đới: -Chăn nuôi: Câu 2 : 2 điểm Đặc điểm. Quần cư nông thôn. Quần cư thành thị. Mật độ dân số. Mật độ thưa,phân tán trong. Mật độ cao,trong các nhà.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> xóm ,làng,gắn với ruộng đồng. cao tầng. Hoạt động kinh tế. Sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp,dịch vụ. Lối sống. Coi trọng làng xóm,tác phong nông nghiệp. Ảnh hưởng công việc. Câu 3: 4 điểm Dân số tăng nhanh có quan hệ mật thiết tới tài nguyên môi trường -Đẩy nhanh quá trình khai thác vào tài nguyên,môi trường -Diện tích rừng càng thu hẹp -Đất bạc màu. -Khoáng sản cạn kiệt. -Thiếu nước sạch,lương thực và đời sống chậm cải thiện. -Nguyên nhân sinh ra làn sóng di dân. -Môi trường sống càng ngày bị ô nhiễm. Câu 4:2 điểm -Nước ta nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa. -Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.Thời tiết diễn biến thất thường.Thảm thực vật phong phú.. Phụ lục 7 KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 7 Câu 1: 2 điểm.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Động, thực vật thích nghi với môi trường đới lạnh như thế nào. Câu 2: 2 điểm Nêu vị trí, giới hạn lãnh thổ của châu Phi Câu 3: 2 điểm Trình bày đặc điểm sản xuất công nghiệp đới ôn hòa. Câu 4: 2 điểm Trình bày đặc điểm dân cư của Trung Phi và Nam Phi Câu 5: 2 điểm Phân tích sự khác nhau giữa hoang mạc nhiệt đới và hoang mạc ôn đới. 3. Hướng dẫn chấm Câu 1. 2 điểm - Thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi thấp, lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y. (1điểm ) - Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày và không thấm nước, một số động vật ngủ đông hay di cư tránh rét. (1 điểm ) Câu 2. 2 điểm - Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở cả 2 bên đường xích đạo. (1 điểm ) - Các biển và đại dương : Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. (1 điểm) Câu 3. 2 điểm - Nền công nghiệp hiện đại phát triển cao, hiện đại , công nghiệp chế biến là ưu thế của nhiều nước (1 điểm ) - Cơ cấu đa dạng. Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga, Pháp, Ca-na –đa… (1 điểm ) Câu 4: 2 điểm - Dân cư Trung Phi: là khu vực đông dân nhất châu Phi; chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nê - grô - it, có tín ngưỡng đa dạng. (1 điểm).

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Nam Phi: Thành phần đa dạng Nê- grô-ít, Ơ rô-pê- ô ít và người lai, phần lớn theo đạo Thiên Chúa. (1 điểm ) Câu 5: 2 điểm- Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng. (1 điểm ) - Hoang mạc ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh. (1 điểm ). ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊA LÍ 8 KÌ I. Câu 1: ( 3,5đ) Em hãy kể tên các đới khí hậu Châu Á. Giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á? Câu 2: (4,5đ ) a, Hãy trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á.( 1,5đ) b, Giải thích sự khác nhau về chế độ nước của các hệ thống sông lớn ở Châu Á? ( 3đ) Câu 3 ( 2 đ).

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Nhận xét sự gia tăng dân só của châu á theo số liệu sau. Nguyên nhân tăng nhanh dân só?. Năm. 1800. 1900. 1950. 1970. 1990. 2002. Số dân( triệu. 600. 880. 1402. 2100. 3110. 3766*. người). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu. Ý. 1. Nội dung. Điểm. * Các đới khí hậu Châu Á: - Đới khí hậu cực và cận cực. - Đới khí hậu ôn đới.. 0,5đ. - Đới khí hậu cận nhiệt.. 0,5đ. - Đới khí hậu nhiệt đới.. 0,5đ. - Đới khí hậu xích đạo.. 0,5đ. * Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa: 0,5đ là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình lại chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của biển… 1đ 2. a. * Đặc điểm chung:. 1,5đ. - Sông ngòi Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ( I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng….. 0,5đ. - Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. - Các sông ngòi có giá trị kinh tế lớn. 0,5đ 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> b. Sự khác nhau. 3đ. + Bắc Á: - Mạng lưới sông dày. 1đ. - Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn. + Châu Á gió mùa: - Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.. 1đ. - Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, đầu xuân ( Mùa mưa). + Tây và trung á: ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan 1đ 3. * Nhận xét:. 2đ. - Qua bảng số liệu: + Dân số ngày càng tăng. 0,5đ. + Càng về sau dân số càng tăng nhanh. 0,5đ. - Nguyên nhân: Do đời sống ngày càng phát triển, Chăm sóc sức khỏe, y tế, kế hoạch hóa…. 1đ. KIỂM TRA 1 TIẾT 1) Nêu đăc điểm vị trí địa lí, địa hình, kích thước lãnh thổ của Châu Á?(3đ) 2) Vì sao nói khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng?Chứng minh khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.(4đ) 3) Dân cư châu Á có những đặc điểm gì nổi bật? Trình bày địa điểm ra đời và điểm nổi bật của 4 tôn giáo lớn ở Châu Á (3đ) *Đáp án, biểu điểm. Câu 1.(3đ) - Vị trí địa lí: Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc,là một bộ phận của lục địa Á-Âu. Trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc. Có diện tích rất lớn (41,5 triệu km2- cả đảo 44,4 triệu km2) (1,5đ) - Địa hình: + Có nhiều dãy núichạy theo hai hướng chính đông-tây và bắc –nam, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.( địa hình chia cắt phức tạp) (1,5đ).

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Câu 2.(4đ) *Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng vì. (2đ). + Châu Á có diện tích rộng lớn, kéo dài tư vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, trải dài trên nhiều vĩ độ và thuộc nhiều đới khí hâu khác nhau trên TĐ. (1đ) + Địa hình châu Á phức tạp: núi cao, đồ sộ, nhiều đồng bằng.(1đ) * Khí hậu châu Á phổ biến là khí hậu gió mùa:(2đ) (ôn đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa). Khí hậu lục địa: (ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô) Câu 3. Dân cư châu Á có đặc điểm(3đ) +Dân số đông, tăng nhanh, mật độ dân cư cao và phân bố không đồng đều. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê -ô-it. Văn hoá đa dạng, nhiều tôn giáo. (1.5đ) + Nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn ở châu Á. (1.5đ).  Ân Độ giáo và phật giáo ra đời trước công nguyên tại Ân Độ.  Ki-tô giáo được hình thành từ đầu công nguyên ( tại Pa-le-xtin)  Hồi giáo ra đời sau công nguyên ( tại Ả- rập xê- ut) -Mỗi tôn giáo thờ một hoặc một số vị thần khác nhau. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 8. Câu 1(3 đ) a.Trình bày các kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á( đặc điểm, nơi phân bố) b.Tại sao gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông lại có tính chất trái ngược nhau? c. Việt Nam nằm trong môi thường khí hậu nào? Câu 2(3đ) Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế- xã hội của khu vực Nam Á? Câu 3(4đ) Em hãy nêu tên các nước, vùng lãnh thổ Đông Á và vai trò của các nước , vùng lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> VI/Đáp án, biểu điểm. Câu 1(3 đ) a.Trình bày các kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á( đặc điểm, nơi phân bố) (2đ) - Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa; + Khí hậu gió mùa: ôn đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa, phân bố chủ yếu ở Đông Á. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. Khí hậu gió mùa có hai mùa rõ rệt trong năm: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô và lạnh, mưa không đáng kể . Mùa hạ có gió từ biển thổi vào lục địa thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều + Khí hậu lục địa (ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô); đặc điểm: khô lạnh vè mùa đông, nóng, khô về mùa hạ. Lượng mưa trung bình thay đổi từ 200-500 mm. Khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.. b.Tại sao gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông lại có tính chất trái ngược nhau? (0,5đ) Gíó mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ có tính chất trái ngược nhau là do vị trí xuất phát khác nhau (gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào, gió mùa mùa đông thổi từ lục địa thổi ra) tính chất trái ngược nhau. c.Việt Nam nằm trong môi thường khí hậu nào?(0,5đ) - nhiệt đới gió mùa. Câu 2(3đ) Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế- xã hội của khu vực Nam Á? *Dân cư: - Nam Á là một trong những khu vực đông dân nhất châu Á. -Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng Ân-Hằng, ven biển Băng- la –đet và những nơi có lượng mưa tương đối lớn. -Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. *Kinh tế - xã hội. - Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yuế. - Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. + CN: Đa dạng với các ngành CN năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo , hoá chất… các ngành CN nhẹ rất nổi tiếng, các ngành CN đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, hàng không vũ trụ…). Gía trị sản lượng CN đứng hàng thứ mười trên thế giới. + NN; không ngừng phát triển, nổi tiếng với cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắnggiải quyết tốt vấn đề lương thực thực phẩm. + Dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48%GDP. Câu 3(4đ) Nêu tên các nước, vùng lãnh thổ Đông Á và vai trò của các nước , vùng lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới. - Các nước và vùng lãnh thổ Đông Á: TQ, HQ,NB.TT,ĐL. - Vai trò: Là các cường quốc kinh tế thế giới, đặc biệt là NB và TQ; + Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển cao: các ngành công nghiệp hàng đầu TG của NB là chế tạo ô tô, tàu biển, điện tử, sx hàng tiêu dùng, chất lượng sản phẩm luôn được ưa chuộng trên thế giới. Hiện nay, NB là cường quốc kinh tế thứ hai TG, sau Hoa Kì. +Trung Quốc: là nước đông dân nhất thế giứo. Trong vòng hai chụcnăm trở lại đay, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện. Nền CN phát triển nhanh chóng, trong đó có một số ngànhCN hiện như: điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử…Tốc độ tăng trưởng CN cao và ổn định, sản lượng của nhiều ngành đứng đầu TG. *Các quốc gia Đông Á có nền kinh tế phát triển vững chắc góp phần vào sự thúc đẩy nền kinh tế TG.. KIỂM TRA 1 TIẾT KI II LỚP 8 I)Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 1) Đông Nam Á là cầu nối giữa: a) Châu Á với châu Âu. c) Châu Á với châu Phi. b) Châu Á với châu Đại dương. d) Tất cả đều đúng.. 2) Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm: a) Năm 1994. c) Năm 1996. b) Năm 1995. d) Năm 1997. 3) Con người với môi trường địa lí: a) Các hoạt động nông nghiệp ngày càng tác động với quy mô và cường độ lớn làm biến đổi bộ mặt tự nhiên sâu sắc và tác động xấu tới môi trường. b) Các hoạt động công nghiệp ngày càng đa dạng, phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, làm biến đổi môi trường tự nhiên mang tính chất toàn cầu . c) Ý a đúng, ý b sai d) Cả 2 ý trên đều đúng. 4) Từ Bắc vào Nam phần đất liền lãnh thổ nước ta kéo dài gần a) 15 vĩ độ. c) 18 vĩ độ. b) 20 vĩ độ. d) 25 vĩ độ. 5) Theo giờ GMT , lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong 2 múi giờ : a) Thứ 5 và 6. c) Thứ 7 và 8. b) Thứ 6 và 7. d) Thứ 8 và 9. 6) Diện tích phần đất liền nước ta rộng: a) 329.341 km2 b) 329.274 km2. c) 329.314 km2 d) 329. 247 km2. II) Tự luận: (7đ) 1) Nêu những nét tương đồng và đa dạng của các nước Đông Nam Á về : Văn hóa, sinh hoạt, sản xuất, lịch sử.(2đ) 2) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trên Trái Đất (Nham thạch, địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, động thực vật)?(1,5đ).

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 3) Dựa Hình 23.2 Bản đồ hành chính Việt Nam. (3,5đ) a) Hãy xác định vị trí giới hạn, hình dạng của lãnh thổ Việt Nam. b) Nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí về mặt tự nhiên? ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT. I) Trắc nghiệm (3đ): Mỗi ý đúng 0,5đ. Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. Ý đúng. b. b. d. a. c. c. II) Tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) Mỗi ý đúng 0,5đ Những nét tương đồng của các nước Đông Nam Á là: - Trong văn hóa: Có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng. Có nhiều lễ hội, sử dung nhạc cụ chủ yếu là trống, cồng, chiêng. - Trong sinh hoạt: Lấy lúa gạo làm thực phẩm chính. - Trong sản xuất: Thâm canh lúa nước, lấy trâu bò làm sức kéo. - Trong lịch sử: Đều là thuộc địa của thực dân châu Âu trong thời gian dài, đã đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Câu 2: (1,5đ) Vẽ và điền đúng mỗi thành phần 0,25đ. Câu 3: (3,5đ) * Vị trí hình dạng lãnh thổ:(1,5đ) - Phần đất liền: (1đ) mỗi ý đúng 0,25đ + Diện tích 329 314km2. + Nằm từ 8034/B -> 23023/B: kéo dài > 15 vĩ độ. + Từ 102010/ Đ -> 109024/ Đ: Trải rộng >7 kinh độ..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> + Hình dạng kéo dài hình chữ S nhưng hẹp ngang: Từ Bắc -> Nam dài > 1650km, đường bờ biển dài > 3260km, đường biên giới dài > 4550km. - Phần biển: (0,5đ) mỗi ý đúng 0,25đ + Diện tích >1 triệu km2. + Mở rộng về phía đông và đông nam, có nhiều đảo và quần đảo. * Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí về mặt tự nhiên: (2đ), mỗi ý đúng 0,5đ. - Vị trí nội chí tuyến - Vị trí gần trung tâm Đông Nam Á - Vị trí cầu nối giữa lục địa với đại dương, giữa ĐNÁ đất liền với ĐNÁ hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.. ĐƠN VỊ TRƯỜNG THCS LÃNG NGÂM. Phụ lục 1 ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ, LỚP 6 MỘT TIẾT. Thời gian làm bài: 45 phút. Câu 1 (2,0 điểm) Phân biệt sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu? Câu 2 ( 1,5 điểm) Mây, mưa được hình thành như thế nào? Câu 3: ( 3,5điểm) Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Nêu giới hạn và đặc điểm của đới khí hậu đó? Câu 4: ( 3,0 điểm).

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Nhiệt độ trung bình các tháng ở Hà Nội trong một năm (0C). Tháng Nhiệt độ(0C). 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 15. 17. 21. 22. 24. 29. 28. 26. 25. 22. 19. 16. Hãy tính nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội và nêu cách tính?. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1. Đáp án - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. - Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm.. Điểm 1,0 1,0. Câu 2. Đáp án. Điểm. - Quá trình tạo thành mây, mưa: khi không khí bốc lên cao, bị 1,5 lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng đọng thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa.. Câu 3. Đáp án. * Kể tên các đới khí hậu chính trên Trái Đất gồm: - Đới nóng ( hay nhiệt đới) - Hai đới ôn hòa ( hay ôn đới). Điểm. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> - Hai đới lạnh ( hay hàn đới). * Xác định đúng Việt Nam nằm ở đới nóng ( hay nhiệt đới). 0,5. * Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. 0,5. * Đặc điểm:. 0,5. - Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.. - Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.. 0,5. - Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là Tín phong.. 0,5. - Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến trên 2000 mm.. 0,5. Câu 4. Đáp án. - Nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội: = ( 15 + 17 + 21 + 22 + 24+ 29 + 28 + 26 + 25 + 22 + 19 + 16) : 12 = 220 C. - Nêu cách tính: Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trong 12 tháng chia cho 12. Điểm. 1,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> NGƯỜI BIÊN SOẠN. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. Bế Thị Xuân. Trần Quang Khải. ĐƠNVỊ:TRƯỜNG PTCS LẴNG NGÂM. Phụ lục 2 ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP:6 HỌC KÌ I Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 (1,0 điểm) Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh trục của mình theo hướng nào. Một chu kỳ quay quanh trục hết thời gian là bao nhiêu giờ đồng hồ. Câu 2 ( 1,0 điểm) Trình bày các hệ quả của sự vận động Trái Đất quay quanh trục. Câu 3: ( 3,0 điểm) Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kỳ nóng, lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu bắc và nam trong một năm. Câu 4: ( 2,0 điểm) Nêu cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người. Câu 5: (3,0 điểm).

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Núi là gì? Căn cứ vào độ cao chia ra mấy loại núi. Núi có ý nghĩa gì đối với sản xuất ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1. Đáp án. Điểm. - Trái Đất chuyển động quanh trục theo hướng từ tây sang đông.. 0,5. - Một chu kỳ chuyển động quanh trục hết 24 giờ đồng hồ.. 0,5. Câu 2. Đáp án. - Nhờ có sự vận động của TĐ quanh trục từ tây sang đông nên lần lượt khắp mọi nơi đều có ngày và đêm.. - Các vật thể chuyển động trên bề mặt TĐ đều bị lệch hướng: Ở nửa cầu bắc lệch sang bên phải néu nhìn xuôi theo hướng chuyển động của vật thể. Ở nửa cầu nam lệch sang bên trái nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động của vật thể. Điểm 0,5. 0,5. Câu 3. Đáp án. -. Khi TĐ chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông thì trục của Trái Đất luôn ở tư thế nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt các nửa cầu bắc và nam ngả về phía MT nên:. Điểm. 1,0. + Nửa cầu nào ngả về phía MT nhiều hơn thì nhận được lượng nhiệt nhiều hơn thì là thời kỳ nóng của nửa cầu đó.. 1,0. + Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời thì nhận được ít nhiệt của MT nên là thời kỳ lạnh của nửa cấu đó.. 1,0.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Câu 4. Đáp án. Điểm. - Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất bao gồm lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất.. 0,5. - Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.. 0,5. - Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật…) và. 1,0. là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.. Câu 5. Đáp án. Điểm. - Núi là địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có độ cao tuyệt đối trên 500 m .. - Có ba loại núi: Núi cao, núi trung bình, núi thấp. - Địa hình núi đồi có ý nghĩa đối với việc phát triển rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi, phát triển mô hình vườn, ao, chuồng.... NGƯỜI BIÊN SOẠN. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. 1,0 0,5 1,5.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Bế Thị Xuân. Trần Quang Khải. ĐƠNVỊ:TRƯỜNG PTCS LÃNG NGÂM. Phụ lục 3 ĐỀ KIỂM TRA MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP:6 HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 (1,0 điểm) Tại địa phương em vào ngày 17/4/2013 người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ được 18 C; lúc 13 giờ là 280C và lúc 21 giờ là 200C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu ? Em hãy nêu cách tính . 0. Câu 2 ( 1,0 điểm) Sông và hồ khác nhau như thế nào? Nêu giá trị kinh tế của sông? Câu 3: ( 3,0 điểm) Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên TĐ như thế nào? cho ví dụ? Câu 4: ( 2,0 điểm) Đất (hay thổ nhưỡng) là gì? Gồm có những thành phần nào? Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất. Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết?. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1. Đáp án - Tính nhiệt độ TB ngày 17 /4/ 2013 là :. Điểm 1,0.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 180C + 280C + 200C = 220C 3. Câu 2. Đáp án. Điểm. 0,5 Sông và hồ khác nhau: +Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt các. lục địa.. + Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền - Giá trị kinh tế của sông ngòi:. 0,5 0,5. + Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.. + Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng. 0,5. + Cung cấp nguồn thuỷ hải sản.. 0,5. + Cung cấp khoáng sản, phát triển giao thông, thuỷ điện, du lịch.... 0,5. Câu 3. Đáp án. Điểm. - Ảnh hưởng tích cực : con người đã mở rộng phạm vi phân bố của 1,5 TV&ĐV bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.cho ví dụ ( học sinh tự lấy ví dụ). - Ảnh hưởng tiêu cực: con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều 1,5 động, thực vật; việc khai phá rừng bừa bãi làm cho nhiều loài ĐV mất nơi cư trú.cho ví dụ( học sinh tự lấy ví dụ).. Câu 4..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Đáp án. Điểm. - Lớp đất (thổ nhưỡng): là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa.. 0,5. - Đất gồm hai thành phần chính: + Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng( đá vỡ vụn) có màu sắc không đồng nhất và kích thước to nhỏ khác nhau.. 0,5. + Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu ở tầng trên cùng của lớp đất, bao gồm các sinh vật sống lẫn xác động vật, thực vật phân hủy thành... 0,5. - Con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất, nhưng nói chung có 3 biện pháp chính::. 0,5. Cày bừa, làm đất đúng phương pháp, dẫn nước tưới tiêu, nhằm tạo điều kiện cho đất tơi xốp, thoáng khí, có đủ độ ẩm, có khả năng tích trữ nhiều thức ăn cho cây trồng +. + Bón phân đúng loại, đúng cách, đúng thời kì, chủ yếu cung cấp lại cho đất những khả năng nuôi sống thực vật. + Chọn giống cây trồng, trồng xen kẽ, trồng luân phiên theo vụ. NGƯỜI BIÊN SOẠN. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ. Bế Thi Xuân. Trần Quang Khải. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(78)</span>

<span class='text_page_counter'>(79)</span>

<span class='text_page_counter'>(80)</span>

<span class='text_page_counter'>(81)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×