Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tuan 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.56 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 31,32 Kết quả cần đạt • Hình dung được vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha và hiểu được vị trí của nó trong cuộc sống Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau. Từ đó có ý thức tham gia bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước. • Củng cố và tiếp tục hoàn thiện kiến thức, kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy đã học ở bậc Tiểu học. • Thấy được những ưu điểm, nhược điểm của bài tập làm văn số 7 và bài kiểm tra Tiếng Việt. Ngày soạn: 23/4/2014. Ngày giảng: 26/4/2014. Dạy lớp: 6A. Tiết 129. Đọc thêm. Văn bản: ĐỘNG PHONG NHA (Trần Hoàng, Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ) 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Giúp HS mở rộng thêm kiến thức về văn bản nhật dụng. Thấy được vẻ đẹp đáng tự hào và tiềm năng du lịch của động Phong Nha. b) Về kỹ năng: Giúp HS biết cách đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh. Tích hợp với phần Tập làm văn để viết bài văn miêu tả. c) Về thái độ: Giáo dục HS có tình cảm yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác các danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của ngành kinh tế Việt Nam thế kỷ XXI. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV; Sách phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 6; sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS tập một. Soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Đọc văn bản, chú thích; suy nghĩ và trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản trang 148. 3. Tiến trình bài dạy.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số HS 6A:…/24 Vắng:……………………………………. - Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp. a) Kiểm tra bài cũ (4’) GV: Các em chú ý lên bảng, cô giáo có bài tập sau: H: Trong các di sản văn hoá sau của Việt Nam, di sản nào được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? 1. Múa Rối nước 6. Phố cổ Hội An 2. Vịnh Hạ Long 7. Cồng chiêng Tây Nguyên. 3. Hát xoan Phú Thọ 8. Nhã nhạc cung đình Huế 4. Cố đô Huế 9. Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 5. Cao nguyên đá Đồng Văn 10. Quan họ Bắc Ninh HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá cho điểm nếu HS lựa chọn đúng. Các di sản văn hoá Việt Nam được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, hiện nay gồm có: (1,2,3,4,5,6,7,8,10). * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Ngoài những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Quần thể rừng Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng đang được chúng ta hoàn tất hồ sơ để đề nghị UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nói đến di sản Phong Nha – Kẻ Bàng, không thể không nói đến động Phong Nha. Tại sao vậy? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Động Phong Nha của tác giả Trần Hoàng để phần nào hiểu được lí do. b) Dạy nội dung bài mới I. Đọc và tìm hiểu chung (8’) TB: Nêu xuất xứ của văn bản? 1. Xuất xứ: Văn bản “Động Phong Nha” trích từ cuốn “Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ” của tác giả Trần Hoàng. 2. Đọc văn bản GV nêu yêu cầu đọc: Đây là một bài văn thuyết minh, giới thiệu một danh lam thắng cảnh, nên việc miêu tả và thuyết minh về thiên nhiên được sử dụng là chủ yếu. Khi đọc cần chú ý giọng to, rõ ràng chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của động (nước lại một màu xanh thăm thẳm và rất trong, lóng lánh như kim cương, thế giới của tiên cảnh…) và đọc đúng các số liệu, những câu văn nói về bảy cái nhất của động Phong Nha. KH: Em hiểu động là gì? Giải thích nghĩa của cụm từ Động Phong Nha? HS: Động là nơi núi đá bị mưa, nắng, gió...trong thời gian hàng nghìn, vạn năm đã bào mòn, đục khoét ăn sâu vào trong núi đá thành những hang, vòm. Các động nổi tiếng ở nước ta như: động Hương Tích ở Hà Nội hiện nay, động Tam Thanh ở Lạng Sơn, Bích Động ở Ninh Bình,… - Động Phong Nha: động răng nhọn (chữ “phong” ở đây không có ý nghĩa là gió mà là nhọn, “nha” có nghĩa là răng. KH: Tại sao Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng? HS: Bài văn Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng vì nó đặt ra vấn đề phải biết bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và biết khai thác những thắng cảnh để phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nhọn kinh tế làm giàu đất nước. Đây là những vấn đề được đặt ra một cách bức thiết trong cuộc sống hiện đại không chỉ ở nước ta mà còn của nhiều nước khác trên thế giới. GV: Các em chú ý, khi học văn bản này chúng ta phải hình dung được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha. Từ sự cảm nhận vẻ đẹp của động, suy nghĩ về những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra một cách bức thiết: phải biết bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, trong việc đầu tư khai thác nguồn lợi của thiên nhiên nhằm phát triển kinh tế du lịch, làm giàu cho đất nước. KH: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Giới hạn và nội dung của từng đoạn? HS nêu bố cục của bài văn. GV định hướng: Bài này có hai cách chia đoạn: - Cách thứ nhất: Chia làm hai đoạn + Đoạn 1 (Từ đầu đến “tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt”): Giới thiệu động Phong Nha. + Đoạn 2 (Từ “Với một vẻ đẹp đặc sắc…” đến hết): Xác định giá trị của động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh. - Cách thứ hai: Chia làm ba đoạn + Đoạn 1 (Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”): Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thuỷ, bộ) vào động Phong Nha. + Đoạn 2 (Từ “Phong Nha gồm hai bộ phận…nơi cảnh chùa, đất Bụt”): Cảnh tượng động Phong Nha. + Đoạn 3 (Từ “Với một vẻ đẹp đặc sắc…” đến hết): Xác định và phân tích vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo của động Phong Nha. GV: Đoạn ba xác định giá trị của động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh. Chuyển: Có hai cách để xác định bố cục trong văn bản này, nhưng để bám sát nội dung của tác phẩm chúng ta sẽ tìm hiểu theo cách chia thứ hai. II. Phân tích (23’) KH: Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự nào? HS: Trình tự miêu tả động Phong Nha như sau: Bắt đầu bằng sự giới thiệu vị trí của quần thể động Phong Nha; tiếp đến là miêu tả hai đường vào động (một đường thuỷ, một đường bộ) cùng gặp nhau ở bến sông Son; từ đó theo đường sông đi tiếp vào hang; kế đến là miêu tả hai bộ phận chính của hang: Động khô và Động nước; miêu tả động chính với 14 buồng nối nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ; vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh; đặc tả cảnh đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha. Yêu cầu HS đọc thầm lướt đoạn từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”. TB: Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn bản trên? 1. Giới thiệu vị trí địa lí và đường vào động Phong Nha TB: Tìm những chi tiết giới thiệu vị trí và hai con đường vào động Phong Nha?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường: Đường thủy ngược dòng sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son […]. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới cửa hang Phong Nha. KH: Em hiểu “Đệ nhất kì quan Phong Nha” có nghĩa là thế nào? HS: “Đệ nhất kì quan Phong Nha” là lời khen tặng của du khách dành cho quần thể động Phong Nha, nghĩa là Phong Nha là danh lam thắng cảnh đẹp bậc nhất. KH: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu vị trí và hai con đường vào động Phong Nha của tác giả? HS: Đoạn văn mở đầu bằng phương thức thuyết minh kết hợp miêu tả, tác giả đã giới thiệu một cách khái quát vị trí, nguồn chất tạo thành (khối núi đá vôi) và giá trị của động Phong Nha. Tiếp theo, người viết chỉ ra hai con đường đến động một cách cụ thể, tường tận. + Về tên gọi:“Đệ nhất kì quan Phong Nha” đó là lời khen tặng của du khách dành cho quần thể động Phong Nha; có nghĩa động Phong Nha là cảnh đẹp bậc nhất. + Về vị trí, nguồn gốc tạo thành cũng được giới thiệu rất rõ ràng, cụ thể: nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở Miền Tây Quảng Bình. “Quần thể hang động” có nghĩa là bao gồm nhiều hang, nhiều động xen kẽ thành một khu vực rộng lớn. + Đường vào động cũng được chỉ dẫn rất cụ thể, tường tận, ta có cảm giác như theo lời chỉ dẫn, du khách có thể dễ dàng tới được động Phong Nha: “Có thể tới Phong Nha rất dễ bằng hai con đường: Đường thuỷ... Đường bộ…cửa hang Phong Nha”. Tiếp theo đó, tác giả còn tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách bằng cách miêu tả và giải thích màu nước con sông Son trong thực tế không giống như tên gọi của nó; miêu tả cảnh đôi bờ sông: Núi non, xóm làng, bờ bãi...khá ngoạn mục. TB: Theo em, với cách giới thiệu này, người viết thiên về cảnh nào hơn? HS: Với cách giải thích đó, người viết như muốn nghiêng về cảnh sắc đường thủy, có ý khuyên khách du lịch hãy chọn đường sông mà tới thăm động nếu muốn êm ái, muốn đôi chân đỡ mệt mỏi vì đường xa, muốn ngắm cảnh đẹp yên ả, thanh bình hai bên bờ sông. KH: Từ cách giới thiệu, miêu tả đó giúp em có cảm nhận ban đầu như thế nào về động Phong Nha? * Động Phong Nha là đệ nhất kì quan, ở vào vị trí rất thuận tiện cho du khách tham quan. 2. Giới thiệu động Phong Nha. KH: Toàn cảnh Động Phong Nha được giới thiệu theo mấy phần? Đó là những phần nào? Đáng chú ý nhất là phần cảnh nào? HS: Động Phong Nha được giới thiệu theo hai phần, đó là phần trong động và phần ngoài động. Phần trong động có hai bộ phận đó là: Động khô và Động nước..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Động nước là đáng chú ý nhất, vì Động nước được coi là phần chính của động Phong Nha. KH: Nêu trình tự miêu tả và cách thức miêu tả của tác giả ở đây? HS: Miêu tả theo trình tự không gian, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong theo hai bộ phận chủ yếu của quần thể động Phong Nha: Động khô và Động nước. Tác giả tập trung thuyết minh và miêu tả Động nước với động chính Phong Nha. TB: Động khô Phong Nha được giới thiệu bằng những chi tiết nào? - Động khô ở độ cao 200m [...] thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh ngọc bích óng ánh. KH: Cách giới thiệu động khô có gì đáng chú ý? HS: Giới thiệu rất ngắn gọn, kết hợp kể, tả cho ta thấy đặc điểm nguồn gốc cũng như vẻ đẹp của động: xưa vốn là một dòng sông ngầm, nay cạn nước thành động. Động nằm trên núi cao (độ cao 200m) có nhiều nhũ đá, cột đá đẹp (vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh ngọc bích óng ánh). GV: Cách giới thiệu cho ta thấy vẻ kì thú của Động khô là ở chỗ: tuy nằm ở độ cao 200m nhưng đó lại là dấu vết của một con sông ngầm, một con sông như bến bờ tiền sử xa xôi mà sự “hoá thạch” của nó là một cung điện nguy nga với những “vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh ngọc bích óng ánh” vẫn còn đến ngày nay. Chuyển: Sau khi giới thiệu nhanh về Động khô, tác giả nhanh chóng đưa du khách đến với Động nước Phong Nha. KH: Tìm những chi tiết, hình ảnh giới thiệu về động nước Phong Nha? - Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm…Sông khá sâu và nước rất trong. - [...] Vào Động nước phải đi bằng thuyền và mang theo đèn đuốc […] Hiện nay, ở một số nới trong hang đã mắc điện những muốn đi suốt 1500m hang vẫn phải cần tới đèn đuốc. - Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét. Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp chỉ cách mặt nước độ 10m. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25 – 40m. Đến hang thứ mười bốn, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hang to… - Tuy nhiên, hang động Phong Nha phía sâu bên trong, cùng các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh 40000ha vẫn còn cất giữ bao điều huyền bí thú vị, hấp dẫn… - Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của nó. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước…Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ,v.v… Bàn tay tài hoa của tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> kim cương không bút nào lột tả hết. [...] trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. - Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài của động Phong Nha, du khách đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh. Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa đất Bụt. G: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật tác giả dùng ở đoạn văn này để miêu tả cảnh sắc của động Phong Nha? HS: Tác giả miêu tả cảnh vật sinh động theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch động Phong Nha, từ khái quát đến cụ thể (khái quát những nét chung và quy mô, cụ thể về cảnh sắc trong động). Dùng nhiều từ ngữ miêu tả giàu giá trị gợi hình, gợi cảm để nói về vẻ đẹp của động (lộng lẫy, kì ảo, huyền ảo về màu sắc, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ, xanh biếc, mặc sức leo trèo, luồn lách,...) Về cách thức miêu tả: kết hợp phương thức kể, tả với bày tỏ cảm xúc, sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh như phân loại, phân tích, so sánh, liệt kê, dùng số liệu,... KH: Hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật đó để thấy được vẻ đẹp của động Phong Nha? HS: Trước hết, tác giả giới thiệu vắn tắt nhưng thể hiện rõ đặc điểm của động đúng với tên gọi của nó. Người viết lại còn so sánh giúp du khách nhận ra vẻ đẹp và sự hấp dẫn giữa hai động, hướng dẫn cách chuẩn bị vào thăm động. Nhiều con số được đưa ra một cách chính xác giúp du khách hình dung rõ ràng vẻ đẹp của động Phong Nha. So với hai Động khô và Động nước thì động Phong Nha là hang động chính nên được dành giới thiệu tỉ mỉ, cặn kẽ nhất giúp du khách càng đi càng lạ, càng vào sâu trong động càng được chiêm ngưỡng nhiều cảnh huyền bí, hấp dẫn hơn: vừa có sông vừa có rừng nguyên sinh 40.000 ha… Những số liệu được đưa ra chính xác có sức thuyết phục khi nói về quy mô của động: Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét. Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25 – 40m. Khi dẫn khách vào thăm động tác giả đã kết hợp tả, kể với bày tỏ cảm xúc và dùng nhiều từ ngữ miêu tả có giá trị gợi hình, gợi cảm, khéo léo để du khách tiếp cận với vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo: “Thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của nó.” Đó là vẻ đẹp có sự trợ giúp của ánh sáng, của sự hoà hợp, của nước và đá, sáng và tối, của sự xếp đặt thần kỳ của tự nhiên. Đó là vẻ đẹp có thực, có thể nhìn ngắm, thậm chí có thể sờ, nắm tận tay, nghe tận tai, nhìn tận mắt. Du khách hoàn toàn bị mê hoặc như đang lạc vào thế giới thần tiên trong cổ tích thần kì. Sử dụng nghệ thuật liệt kê cho thấy phong phú kì lạ của các khối thạch nhũ được so sánh với đủ các hình dáng con vật, thực vật, đồ vật, thần tiên,...“hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc[...] Lại có khối mang hình, mâm xôi, cái khánh hoặc hình các.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> tiên ông đang ngồi đánh cờ,...”. Người hướng dẫn viên du lịch dường như cũng đồng cảm giác với khách tham quan khi đi thăm động Phong Nha: “cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh”. Ở đó mọi giác quan như không còn thực nữa: “Một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.” KH: Khái quát những nét nghệ thuật tác giả sử dụng khi giới thiệu động Phong Nha? * Phương thức thuyết minh, kết hợp kể và tả. KH. Đoạn văn cho ta cảm nhận được gì về vẻ đẹp của động Phong Nha? * Động Phong Nha đẹp lộng lẫy và kì ảo. GV: Có thể nói, dưới ngòi bút của Trần Hoàng, toàn cảnh động Phong Nha hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo; vừa có nét hoang sơ bí hiểm; vừa thanh thoát và giàu chất thơ. Rõ ràng danh lam thắng cảnh nơi đây là non nước hữu tình, lạ lùng, hùng vĩ, tráng lệ, nên thơ. Thật quyến rũ, thật mời gọi: Hãy đến với Phong Nha. GV yêu cầu HS đọc thầm lướt đoạn từ “Với một vẻ đẹp đặc sắc…” đến hết. 3. Giá trị của động Phong Nha GV: Động Phong Nha với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng được xem là “Kì quan đệ nhất động” của Việt Nam, điều này còn được khẳng định qua những đánh giá rất khách quan từ những du khách, từ những nhà thám hiểm nước ngoài. TB: Đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh đánh giá như thế nào về động Phong Nha? - Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới. […] động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất. G: Lời đánh giá đó có ý nghĩa gì? HS: Những đánh giá trên đều là những đánh giá khách quan của người nước ngoài, của những chuyên gia và tổ chức khoa học có uy tín trên thế giới. Chứng tỏ Phong Nha không những là danh lam thắng cảnh tráng lệ nhất nước ta mà còn vào loại nhất trên thế giới. Người Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào về nơi này. KH: Em có suy nghĩ như thế nào trước những lời đánh giá trên? HS: Tự hào về vẻ đẹp của đất nước có những danh lam thắng cảnh như động Phong Nha... GV: Niềm tự hào của bạn cũng chính là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Trên đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có cảnh đẹp với: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ...”. Càng tự hào bao nhiêu thì chúng ta càng nhận thức rõ trách nhiệm quả mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần đó bấy nhiêu. KH: Qua lời đánh giá của nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be em có thể dự đoán về tương lai của động Phong Nha như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HS: Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch thám hiểm và nghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, thám hiểm và khách du lịch quốc tế. Phong Nha đang có một tương lai đầy hứa hẹn về nhiều mặt: khoa học, kinh tế và văn hóa. GV: Tháng 7/ 2003 Động Phong Nha đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, điều đó càng khẳng định giá trị của Phong Nha về nhiều mặt như khoa học, kinh tế, văn hoá. Hiện nay Phong nha đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, thám hiểm và khách du lịch. Đặc biệt động Phong Nha đang là một trong ba di sản văn hoá Việt Nam tham gia bình chọn di sản văn hoá đẹp nhất thế giới. Với lòng tự hào và lòng yêu nước, mỗi chúng ta hãy bỏ một lá phiếu bình trọn cho động Phong Nha thực sự trở thành một di sản văn hoá đẹp nhất thế giới. * Động Phong Nha có một tương lai đầy hứa hẹn về nhiều mặt: khoa học, kinh tế và văn hóa. G: Qua văn bản này người viết muốn nói lên điều gì? * Ý nghĩa: Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người. GV: Học văn bản này ta thấy được trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ, giữ gìn nguyên vẹn vẻ đẹp của quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng, của các danh lam thắng cảnh trên đất nước ta nói chung. Và chúng ta cũng cần đầu tư thích đáng cho việc phát triển nơi này thành một khu vực du lịch xứng đáng là “đệ nhất kì quan” không chỉ của Việt Nam mà còn là của thế giới. III. Tổng kết – Ghi nhớ (4’) KH: Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của bài văn? . Nghệ thuật: Văn bản viết theo phương thức thuyết minh sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm. Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha. . Nội dung: Động Phong Nha ở miền Tây Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất. Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào về đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 148. * Ghi nhớ: SGK – T.148 c) Củng cố, luyện tập (3’) H: Ở địa phương em có những danh lam thắng cảnh nào? - Sơn La có: Hang nước, hang Rơi, thuỷ điện Tạ Bú, d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) - Về nhà học thuộc phần tổng kết. Làm bài tập luyện tập SGK trang 149. - Chuẩn bị bài cho tuần sau: Tổng kết phần Văn và Tập làm văn - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Phân bố thời gian:………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. - Về nội dung, kiến thức:…………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. - Về phương pháp:………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ============================. Ngày soạn: 25/4/2014. Ngày giảng: 28/4/2014. Dạy lớp: 6A. Tiết 130 – Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN) 1. Mục tiêu bài dạy. a) Về kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. b) Về kỹ năng: Giúp HS rèn kỹ năng lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết. Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. c) Về thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Sách Bài tập tiếng Việt; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS tập một. Soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Học và bài làm bài tập cũ. Suy nghĩ và chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK trang 149,150,151. 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số HS lớp 6A:…/24 Vắng:………………………………..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp. a) Kiểm tra bài cũ - Kết hợp khi ôn tập * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Trong Tiếng Việt khi đặt câu để tạo lập văn bản chúng ta thường sử dụng dấu câu. Mỗi một dấu câu đều có những công dụng riêng. Để giúp các em nắm chắc công dụng và sử dụng đúng khi viết câu, tiết học này chúng ta cùng ôn tập về ba loại dấu câu là dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than. b) Dạy nội dung bài mới I. Công dụng (11’) 1. Ví dụ: a. Ví dụ 1: SGK – T.149 Gọi HS đọc ví dụ trong SGK trang 149. KH: Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy? a. Ôi thôi, chú mày ơi (!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b. Con có nhận ra con không (?) c. Cá ơi, giúp tôi với (!) Thương tôi với (!) d. Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm (.) - Giải thích lí do: Vì dấu chấm được dùng đặt cuối câu trần thuật; dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu nghi vấn; dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm. Trong ví dụ a, câu 1 bộc lộ cảm xúc (câu cảm thán) nên dùng dấu (!). Trong ví dụ b là câu nghi vấn mục đích là để hỏi nên dùng dấu (?). Trong ví dụ c, cả hai câu đều là câu bộc lộ sự cầu khiến và cầu xin (câu cầu khiến) nên dùng dấu (!). Trong ví dụ d, cả ba câu đều được dùng để giới thiệu, tả, nhận xét về sự vật (là câu trần thuật) nên dùng dấu chấm. b. Ví dụ 2: SGK – T.149,150 GV treo bảng phụ chép ví dụ 2 trong SGK trang 149,150. Gọi HS đọc. TB: Ví dụ a gồm mấy câu? Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói? HS: Ví dụ gồm bốn câu. Câu 1 và 3 là câu trần thuật, câu 2 và 4 là câu cầu khiến. KH: Cách dùng dấu câu trong ví dụ a có gì đặc biệt? (Tại sao cuối câu cầu khiến lại đặt dấu chấm)? - Câu 2, 4 thuộc kiểu câu cầu khiến nhưng nhưng cuối câu lại dùng dấu chấm thể hiện sự dứt khoát và thái độ kẻ cả của Dế Mèn đối với Dế Choắt. Đó là một cách dùng đặc biệt của dấu chấm..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> G: Ở ví dụ b việc dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than có ý nghĩa gì? HS: Dấu chấm hỏi và dấu chấm than đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của một từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. Đây là cách dùng đặc biệt của hai dấu câu này. TB: Qua tìm hiểu ví dụ, em rút ra kết luận gì về công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than? 2. Bài học . Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau: - Dấu châm được đặt ở cuối câu trần thuật; - Dấu chấm hỏi được đặt cuối câu nghi vấn; - Dấu chấm than dược đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. . Ngoài ra, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than còn được dùng trong một số trường hợp sau: - Dấu châm được đặt ở cuối câu cầu khiến - Dấu chấm hỏi và dấu chấm than được đặt trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 150. * Ghi nhớ: SGK – T.150 II. Chữa một số lỗi thường gặp (10’) 1. Bài tâp 1: SGK – T.150 KH: So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu ở bài tập 1? ( Trường hợp thứ hai trong ví dụ a dùng dấu phẩy như vậy có hợp lí không? Vì sao?) - Ví dụ a trường hợp thứ hai dùng dầu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có hai vế, nhưng hai vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau, do đó dùng dấu phẩy ở đây là không hợp lí. Còn trường hợp thứ nhất dùng dấu chấm để tách thành hai câu là đúng. KH: Trong ví dụ b việc dùng dấu chấm có hợp lí không? Vì sao? - Trong ví dụ b trường hợp thứ nhất việc dùng dấu chấm để tách thành hai câu là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vừa...vừa…Do vậy, dùng dấu chấm phẩy hoặc dấu phẩy ở đây như trường hợp thứ hai là hợp lí. 2. Bài tập 2: SGK – T.151 KH: Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu vì sao không đúng? Hãy chữa lại các dấu câu ấy cho đúng?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Trường hợp a dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và và câu 2 sai vì đây không phải là các nghi vấn, mà là câu trần thuật. - Trường hợp b, dùng dấu chấm than ở cuối câu 3 “Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên!” là không đúng vì đây là câu trần thuật. III. Luyện tập (15’) 1. Bài tập 1: SGK – T.151 TB: Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn ở bài tập 1? - Dấu chấm cần đặt sau các từ ngữ dưới đây: + … sông Lương (.) + … đen xám (.) + … đã đến (.) + … tỏa khói (.) +… trắng xoá (.) 2. Bài tập 2: SGK – T.151 G: Đoạn đối thoại trong bài tập 2 có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng? Vì sao? GV: Để biết dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng trước tiên phải xác định câu nào là câu nghi vấn, câu nào không phải là câu nghi vấn. Câu không phải là câu nghi vấn mà đặt dấu chấm hỏi là sai. - Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa? (đúng) - Chưa? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật) - Thế còn bạn đã đến chưa? (đúng) - Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật) 3. Bài tập 3: SGK – T.152 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. TB: Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp? GV: Muốn đặt đúng dấu chấm than, phải xác định trong các câu đã cho, câu nào là câu cảm thán hoặc cầu khiến. a. Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta (!) b. Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi. c. Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết. 4. Bài tập 4: SGK – T.152 KH: Hãy đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn trong bài tập 4?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> GV: Để đặt đúng dấu câu, phải xác định các câu đã cho thuộc kiểu câu nào (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán). - Mày nói gì (?) - Lạy chị, em nói gì đâu (!) Rồi Dế Choắt lủi vào (.) - Chối hả (?) Chối này (!) Chối này (!) Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống (.) 5. Bài tập 5: SGK – T. 152 - Chính tả (nghe – viết): Bức thư của thủ lĩnh da đỏ GV đọc cho HS chép đoạn văn từ “Đối với đồng bào tôi” đến “kí ức của người da đỏ”. c) Củng cố, luyện tập (3’) TB: Theo em khi nào ta dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than? - Dùng dấu chấm khi viết một câu trần thuật diễn đạt đầy đủ một ý trọn vẹn nào đó. - Dùng dấu chấm hỏi khi viết một câu nghi vấn. - Dùng dấu chấm than khi viết một câu cầu khiến hay một câu cảm thán. d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) - Học thuộc phần bài học. - Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) - Đọc và suy nghĩ trước bài Ôn tập về dấu phẩy. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY - Phân bố thời gian:………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. - Về nội dung, kiến thức:…………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. - Về phương pháp:………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ==============================.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ngày soạn: 25/4/2014. Ngày giảng: 28/4/2014. Dạy lớp: 6A. Tiết 131 – Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY) 1. Mục tiêu bài dạy. a) Về kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học. b) Về kỹ năng: Giúp HS rèn kỹ năng phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy. Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp. c) Về thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Sách Bài tập tiếng Việt; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS tập một. Soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Học và bài làm bài tập cũ. Suy nghĩ và chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK trang 157 – 159. 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số HS lớp 6A :…/24 Vắng :……………………………. - Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp. a) Kiểm tra bài cũ (4’).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> * Câu hỏi: Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than? * Đáp án – Biểu điểm - Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau: Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật. Dấu chấm hỏi được đặt cuối câu nghi vấn. Dấu chấm than dược đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. (5 điểm) - Ngoài ra, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than còn được dùng trong một số trường hợp sau: Dấu chấm được đặt ở cuối câu cầu khiến. Dấu chấm hỏi và dấu chấm than được đặt trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó. (5 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về dấu câu để giúp các em nắm chắc công dụng của dấu phẩy và sử dụng đúng dấu câu này khi viết văn bản. b) Dạy nội dung bài mới I. Công dụng (13’) 1. Ví dụ Gọi HS đọc ví dụ trong SGK trang 157,158. a. Vừa lúc đó, sứ giả // đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé // Tr. CN. VN. CN. vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ. VN. VN. (Theo Thánh Gióng). b. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre Tr. Phần chú thích. CN. với mình,// sống chết có nhau chung thuỷ. VN. (Theo Thép Mới). c. Nước // bị cản văng bọt tứ tung, thuyền // vùng vằng cứ chực trụt xuống. CN. VN. CN. VN (Theo Võ Quảng). TB: Em hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các ví dụ trên? HS xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu, GV thể hiện trên bảng. TB: Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong ba ví dụ trên? HS đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong từng ví dụ. GV thể hiện trên bảng. TB: Trong ví dụ a, em thấy những từ ngữ Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt giữ vai trò gì trong thành phần vị ngữ? Trong ví dụ a, dấu phẩy có công dụng gì?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> HS: Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt làm phụ ngữ sau cho động từ “đem”. Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ (bổ ngữ, hoặc vị ngữ) trong câu. KH: Nêu công dụng của dấu phẩy trong ví dụ b? HS: Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ trạng ngữ với hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ của câu; đánh dấu ranh giới giữa một cụm từ (Suốt một đời người) với bộ phận chú thích của nó (từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay). KH: Em hãy giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào vị trí trên ở ví dụ c? HS: Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của câu ghép. TB: Từ việc phân tích ví dụ trên em hãy cho biết công dụng của dấu phẩy? 2. Bài học Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là: - Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ; - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu; - Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó; - Giữa các vế của một câu ghép. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 158 * Ghi nhớ: SGK – T.158 II. Chữa một số lỗi thường gặp (7’) TB: Đây là những câu thiếu dấu phẩy hoàn toàn. Em hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp? Giải thích vì sao? a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng được. (Theo Vũ Tú Nam) - Câu 1: Dấu phẩy dùng đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu – cùng giữ chức vụ chủ ngữ; và đánh dấu ranh giới giữa hai vị ngữ của câu (bay đi bay về, lượn lên lượn xuống). - Câu 2: Dấu phẩy dùng đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu – cùng giữ chức vụ vị ngữ. b. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi giã từ thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như những cái đuôi én. (Theo Ma Văn Kháng).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Câu 1: Dấu phẩy dùng đánh dấu ranh giới giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 2: Dấu phẩy dùng đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. III. Luyện tập (15’) 1. Bài tập 1: SGK – T.159 TB: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong những câu sau? a. Từ xưa đến nay (,) Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước (Dấu phẩy dùng giữa thành phần phụ trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ) (,) sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. (Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu – vị ngữ) b. Buổi sáng (,) (Dấu phẩy dùng giữa thành phần phụ trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ) sương muối phủ trắng cành cây (,) bãi cỏ (Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu – cùng là phụ ngữ). Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi (,) thung lũng (,) làng bản chìm trong biển mây mù (Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu – cùng là chủ ngữ). Mây bò trên mặt đất (,) tràn vào trong nhà (,) quấn lấy người đi đường. (Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu – cùng là vị ngữ) 2. Bài tập 2: SGK – T.159 TB: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống? a. Vào giờ tan tầm, xe máy, xe đạp đi lại nườm nượp trên đường phố. b. Trong vườn, hoa cúc, hoa huệ, hoa hồng đua nhau nở rộ. c. Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn nhãn, vườn vải xum xuê, trĩu quả. 3. Bài tập 3: SGK – T.159 KH: Với mỗi dấu ba chấm dưới dây, em hãy lựa chọn thêm một vị ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh? a. Những chú chim bói cá đậu trên cành cây, chăm chú nhìn xuống nước. (lao vút xuống nước kiếm mồi, bắt được một con cá nhỏ lại bay lên.) b. Mỗi dịp về quê tôi đều đến thăm ngôi trường cũ, thăm thầy, cô giáo cũ của tôi. (thấy trong lòng lâng lâng một niềm vui khó tả.) c. Lá cọ dài xoè ra như một cái ô. d. Dòng sông quê tôi uốn lượn quanh co. (xanh biếc, hiền hoà) 4. Bài tập 4: SGK – T.159 KH: Cách dùng dấu phẩy của tác giả trong câu trên tạo ra nhịp điệu như thế nào cho câu văn? Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì? - Nhờ hai dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu văn thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả được nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay. c) Củng cố, luyện tập (3’) TB: Khi nào thì chúng ta dùng dấu phẩy?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: + Giữa các thành phần của câu với chủ ngữ và vị ngữ; + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu; + Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó; + Giữa các vế của một câu ghép. d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) - Học bài học để nắm chắc công dụng của dấu phẩy. - Làm bài tập số 4 vào vở bài tập. - Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức Tiếng Việt đã học trong học kì II. - Tiêt sau: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt và bài Tập làm văn số 7. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY - Phân bố thời gian:………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. - Về nội dung, kiến thức:…………………………………………………... ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. - Về phương pháp:………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ==========================.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×