Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN bai 17 sinh hoc 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.61 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua nhiều năm giảng dạy chương trình Sinh học trung học phổ thông(THPT), tôi nhận thấy trong chương trình Sinh học 12 cơ bản, có một số bài học nếu chỉ dựa vào nội dung kiến thức do Sách giáo khoa (SGK) cung cấp thì học sinh rất khó tiếp thu, hoặc tiếp thu một cách thụ động mà không hiểu được bản chất của vấn đề, điển hình là bài 17 “ cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối”. Mặt khác nội dung của bài 17 sinh học 12 cơ bản đề cập đến sự đa hình trong quần thể giao phối ngẫu nhiên: Nội dung, điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật Hacđi - Vanbec. Đây là một trong những nội dung cơ bản của di truyền học. Cách trình bày của SGK khiến cho nhiều giáo viên (GV)và học sinh(HS) lúng túng trong việc tiếp cận kiến thức của bài cụ thể: - Ở phần I : SGK chỉ nêu khái niệm quần thể ngẫu phối, ưu điểm của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối, sau đó lấy ví dụ ở người gen quy định nhóm máu có 3 alen khác nhau cho ra 6 kiểu gen khác nhau. Mặt khác trong chương trình không đưa ra cách tính số kiểu gen của một gen có nhiều alen như sách sinh học 12 nâng cao:. [. r (r+ 1) 2. n. ]. Trong đó : r là số alen thuộc 1 gen (lôcut) n là số gen khác nhau phân li độc lập - Ở phần II : SGK đưa ra công thức Hacđi - Vanbec : p 2 + 2pq + q2 = 1. Trong đó : p là tần số tương đối của alen A ; q là tần số tương đối của alen a. Công thức này chỉ đúng cho trường hợp một gen gồm 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể( NST) thường. Tuy nhiên trong thực tế một gen có thể có nhiều.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> alen ; các gen có thể nằm trên NST giới tính. Các trường hợp này thì áp dụng Công thức Hacđi - Vanbec như thế nào? HS sẽ rất lúng túng nếu giáo viên không làm rõ điều này. Bên cạnh đó, trường THPT Nguyễn Huệ tuy được đặt tại trung tâm thị xã Bình Long, nhưng chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp và đây cũng là khó khăn cho giáo viên chúng tôi diễn giải một vấn đề nào đó trong bài học để học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức đã được học đạt hiệu quả. Vì thế tôi luôn trăn trở, từng bước mày mò, tìm kiếm, đổi mới, áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực, logic. Từ thực trạng trên, để HS dễ dàng và chủ động tiếp thu nội dung kiến thức của Bài 17 - Sinh học 12 cơ bản, tôi đã mạnh dạn đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học và đúc rút ra kinh nghiệm “Sử dụng toán tổ hợp kết hợp hằng dẳng thức (a+b+c) 2 dạy bài 17 sinh học 12 cơ bản” nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy-học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM(SKKN) Nghiên cứu đề tài “Sử dụng toán tổ hợp kết hợp hằng dẳng thức (a+b+c)2 dạy bài 17 sinh học 12 cơ bản”, tôi nhằm mục đích: + Kích thích tính hoạt động tích cực học tập của học sinh khi học, từ đó có phương pháp giải các dạng bài tập phần Di truyền học quần thể + Giúp HS không né tránh, không học qua loa đại khái hay học máy mọc khi gặp những bài có nội dung khó, mà tích cực học tập, thêm yêu môn học. + HS phân biệt được cách giải bài tập trong quần thể ngẫu phối với quần thể tự phối hay giao phối gần III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề tài được nghiên cứu, trải nghiệm trong quá trình dạy học trên lớp và hướng dẫn HS học, làm bài tập ở nhà. Các lớp được thử nghiệm, nghiên cứu là các lớp Ban cơ bản của trường THPT Nguyễn Huệ: - Lớp 12A 8,9 năm học 2010-2011 - Lớp 12A3,5,6 năm học 2012 - 2013 - Lớp 12A7,9 năm học 2013 - 2014. IV. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI HÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài. Nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Sử dụng toán tổ hợp kết hợp hằng dẳng thức (a+b+c)2 dạy bài 17 sinh học 12 cơ bản”. Tôi sử dụng kiến thức toán học(Toán tổ hợp; Bình phương của một tổng dạng (a+b+c)2 ) trong giải quyết vấn đề, tạo hứng thú cho HS khi khai thác nội dung mới. 2. Hướng phát triển của đề tài. Nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Sử dụng toán tổ hợp kết hợp hằng dẳng thức (a+b+c)2 dạy bài 17 sinh học 12 cơ bản” tôi mới đưa ra một số trường hợp HS hay gặp trong các kì thi: 1. Công thức tính số kiểu gen của một gen có nhiều alen: Trên NST thường; trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y và trên NST Y không có alen tương ứng trên NST X. 2. Vận dụng công thức (a+b+c)2 để xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối; tần số alen và tần số kiểu gen trong trường hợp một gen có 3 alen. Do thời gian có hạn trong một tiết học cùng với khả năng nhận thức của HS, nên tôi chưa đưa hết các dạng bài tập trong di truyền học quần thể ngẫu phối, ví dụ như: Số kiểu gen có trong quần thể ngẫu phối khi có nhiều gen.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> khác nhau; Số lượng alen thuộc mỗi gen lớn hơn 3. Và đây cũng chính là hướng phát triển rộng của đề tài này của tôi ở năm kế tiếp. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình hoàn thành đề tài này tôi thực hiện qua 3 bước: - Bước 1: Năm 2010-2011tôi bắt đầu tìm hiểu nội dung SGK sinh học 12 cơ bản cải cách. Sau đó tiến hành thực nghiệm 2 tiết dạy, 2 tiết kiểm tra mức độ hiểu bài của HS tại 2 lớp: 12A8,9 theo phương pháp truyền thống. Đồng thời dự 1 tiết của đồng nghiệp tại các lớp 12 cơ bản sinh học 12 và nhận thấy giảng dạy theo phương pháp truyền thống không được khả quan(HS tiếp thu chậm, nhanh quên và đặc biệt là không tích cực hoạt động cũng như chủ động tìm tòi kiến thức cho bản thân), nên tôi đã đi đến quyết định chọn phương pháp dạy học mới. - Bước 2: Năm 2012 – 2013: chia thành hai nhóm + Nhóm 1: tôi dạy thử 1 tiết tại 1 lớp 12A6 và. theo phương pháp SKKN, tôi nhận thấy kết quả có nhiều khả quan: học sinh hiểu bài và trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm liên quan bài học và làm tốt bài tập trong SGK và bài tập nâng cao. + Nhóm 2: Tôi dạy theo phương pháp truyền thống tại 2 lớp 12A3,5. Kết quả HS tiếp thu chậm, nhanh quên. - Bước 3: Năm 2013 – 2014 tôi áp dụng SKKN dạy 2 tiết tại 2 lớp 12A 7 và 12A9 học sinh học tích cực và vận dụng tốt để giải các bài tập di truyền học quần thể và các dạng bài tập di truyền khác..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: PHƯƠNG ÁN DẠY BÀI 17 SINH HỌC 12 CƠ BẢN. A. GIẢNG DẠY THEO CHƯƠNG TRÌNH SGK 12 CƠ BẢN Theo phương án này tôi thực hiện các bước như sau: I. KIỂM TRA BÀI CŨ: Đặc điểm quần thể tự phối và giao phối gần? II. BÀI MỚI: 1. Dạy phần quần thể ngẫu phối: Tôi nêu câu hỏi để học sinh trả lời. 1. Khái niệm quần thể ngẫu phối 2. Đặc điểm của quần thể ngẫu phối 3. Nêu ví dụ trong SGK 2. Dạy phần định luật Hacđi-Vanbec: Tôi thực hiện như sau: 1. Nêu công thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 2. Nêu định luận Hacđi-Vanbec III. NHẬN XÉT * Ưu điểm: - HS nêu được khái niệm quần thể ngẫu phối và phân biệt quần thể ngầu phối và giao phối gần - HS nhớ được nội dung của định luật Hacdi-Vanbec - Xác định được trạng thái cân bằng của quần thể theo công thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 * Nhược điểm - HS không biết cách xác định số kiểu gen của một gen có nhiều alen hay số kiểu gen trong trường hợp gen di truyền liên kết giới tính. - HS không xác định được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối trong trường hợp một gen có 3 alen và tần số của từng alen và kiểu gen..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> B. GIẢNG DẠY THEO SKKN Trong hai năm vừa qua tôi cũng đã đưa ra hướng tiếp cận của hai kiểu bài : 1. Sử dụng phương tiện trực quan, phiếu học tập để dạy bài “chu kì tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân” sinh học 10 cơ bản. Được thực hiện vào năm 2011-2012. 2. Vận dụng phương pháp BTNB kết hợp sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn dạy: “Chương II, phần cảm ứng ở thực. Được thực hiện vào năm 2012-2013. Trong năm học này để thực hiện đề tài, tôi không xây dựng giáo án như hai đề tài nêu trên, mà tôi chỉ đưa ra hướng tiếp cận và giải quyết vẫn đề quần thể ngẫu phối. Bởi đây là một kiểu bài thuộc dạng liên môn Sinh – Toán. Cụ thể như sau: I. QUẦN THỂ GIAO PHỐI NGẪU NHIÊN Ở nội dung này tôi tiến hành các bước như sau: 1. Trước hết kiểm tra bài cũ ở HS về đặc điểm của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. Từ đó HS có cái nhìn so sánh với đặc điểm của quần thể ngẫu phối. 2. Khẳng định rằng quần thể ngẫu phối nổi bật ở đặc điểm đa hình. Và đưa ra tính huống có vấn đề: 2.1. Nếu xét 1 gen có r alen nằm trên NST thường thì trong một quần thể sinh vật lưỡng bội có bao nhiêu kiểu gen? Khi HS tiếp nhận câu hỏi có vấn đề sẽ khiến HS băn khoăn và suy nghỉ; tìm hiểu thông tin trong SGK. Nhưng điểm hạn chế trong chương trình sinh học 12 cơ bản là không đề cập đến cách tính số kiểu gen trong quần thể của một gen có nhiều alen. Trong tình huống này tôi đưa ra hướng giải quyết như sau: Ta có số kiểu gen đồng hợp là r ; áp dụng kiến thức toán tổ hợp số kiểu gen dị hợp là 2. Cr . Vậy số kiểu gen có thể có trong quần thể là :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> r + C2r = r +. (r −1). r 2. =. r .(r+ 1) . 2. (1). Sau đó tôi đưa ra. một ví dụ minh họa để HS hiểu công thức Ví dụ : Xét 1 gen có 7 alen nằm trên NST thường thì số kiểu gen tối đa. trong quần thể lưỡng bội là:. 7.(7  1) 2 = 28.. 2.2. Tôi tiếp tục đặt ra vấn đề mới cần giải quyết và đồng thời đưa hướng giải quyết bằng các ví dụ cụ thể: Nếu xét 1 gen có r alen nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng với NST Y thì số kiểu gen của giới XX là. r .(r+ 1) 2. ; số kiểu gen của giới XY là r. Vậy số kiểu gen có thể có trong r .(r+ 1) 2. quần thể sinh vật lưỡng bội là:. + r. (2).. Ví dụ 1: Trong một quần thể sinh vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng với NST Y thì số kiểu gen 5.(5  1) 2 có thể có trong quần thể là : + 5 = 20.. Ví dụ 2 : Trong một quần thể ngẫu phối, khi nghiên cứu 1 gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y, người ta thấy có tới 20 loại kiểu gen khác nhau. Hỏi gen đang nghiên cứu có số alen là bao nhiêu? GIẢI Tôi dẫn dắt HS hướng giải bài toán: Áp dụng công thức (2) như sau: - Gọi r là số alen của gen, ta có: r .(r+ 1) 2. + r = 20 ==> r2 + 3r - 40= 0 => r1 = 5 và r2 = -8 (loại). - Vậy số alen của gen đang nghiên cứu là 5. 2.3. Tôi đặt tình huống ngược với tình huống thứ 2 và cũng đưa ra hướng giải quyết vấn đề cùng ví dụ: Nếu xét 1 gen có r alen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng với NST X thì số kiểu gen của giới XY là đúng bằng số loại NST Y và bằng r. (3).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ví dụ : Một gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng với NST X. Nếu gen này có 4 alen (A 1, A2, A3, A4) thì số kiểu gen tối đa trong quần thể của giới XY là 4, bao gồm :. A1. A2. A3. XY ,XY ,XY ,XY. A4. .. Trong phần này tôi đã sử dụng những kiến thức về tổ hợp mà các em đã được học trong chương trình toán học 11. Vì thế khi đưa ra vấn đề và hướng giải quyết vấn đề các em sẽ tiếp thu nhanh và vận dụng tốt ở các ví dụ được nêu. II. ĐỊNH LUẬT HACĐI – VANBEC Ở nội dung phần này: SGK đưa ra công thức Hacđi - Vanbec : p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1. (4). Phần này tôi cũng nêu vấn đề và giải quyết vấn đề như trong SGK. Khi thực hiện xong như phương án trên, tôi đưa ra câu hỏi có vấn đề: Công thức (4) chỉ được áp dụng trong trường hợp 1 gen gồm 2 alen và các gen thuộc NST thường. Tuy nhiên trong thực tế 1 gen có nhiều alen khác nhau. Vậy chúng ta có sử dụng công thức (4) được không? Sau đó tôi đưa ra ví dụ về một gen có 3 alen, cụ thể: Trường hợp 1: Trường hợp một gen có 3 alen thuộc NST thường thì công thức Hacđi - Vanbec có dạng như thế nào? Tôi hướng dẫn HS xây dựng công thức như sau: Công thức (4) có thể được viết dưới dạng : (p + q)2 = p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 Vậy nếu một gen có 3 alen nằm trên NST thường thì công thức sẽ được biểu diễn dưới dạng : (p1 + p2 + p3)2 = p12 + p22 + p3 2 + 2 p1 p2 + 2 p2 p3 + 2 p1 p3 (5) Trong đó : p1, p2, p3 lần lượt là tần số tương đối của các alen. Sau đó tôi đưa ra các ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ví dụ 1: Một gen có 3 alen khác nhau nằm trên NST thường (A 1, A2, A3) với tần số lần lượt là 0,1 ; 0,4 ; 0,5 thì ở trạng thái cân bằng di truyền, thành GIẢI Ở trạng thái cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể được xác định như sau: (0,1A1 + 0,4A2 +0,5A3)2 = 0,12 A1A1 +0,42 A2A2 + 0,52 A3A3 + 2 (0,1 x 0,4A1A2 + 0,1 x 0,5A1A3 + 0,4 x 0,5A2A3) <=> 0,01A1A1 + 0,16A2A2 + 0,25 A3A3 + 0,08A1A2 + 0,1A1A3 + 0,4A2A3. Ví dụ 2 : Giả thiết trong quần thể người, tần số tương đối của các nhóm máu là: nhóm A = 0,15 ; nhóm B = 0,4; nhóm AB = 0,36 ; nhóm O = 0,01 Xác định tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể. GIẢI - Gọi p, q, r lần lượt là tần số tương đối của các alen I A, IB, Io (điều kiện : 0 ≤ p,q,r ≤ 1;p+ q+r =1 ). - Vì tính trạng nhóm máu ở người không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng thích nghi của cá thể nên có thể coi như quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Áp dụng công thức (5) cho trường hợp này, ta có tần số các kiểu gen trong quần thể là: p2 IAIA + q2 IBIB + r2 IoIo + 2pq IAIB + 2pr IAIo + 2qr IBIo = 1 p 2  2pr 0,15 p 0,3  2 q  2qr 0,48   q 0,6  2pq  0,36   r 0,1  r 2 0,01 Vậy ta có hệ pt : . =>. Cấu. trúc. di. truyền. của. quần. thể. được. xác. định. là:. 0,09 IAIA + 0,36 IBIB + 0,01 IoIo + 0,36 IAIB + 0,06 IAIo + 0,12 IBIo = 1 Trường hợp 2: Trường hợp một gen có r alen khác nhau thuộc NST giới tính X ở vùng không tương đồng với NST Y thì ở trạng thái cân bằng di truyền:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Thành phần kiểu gen trên giới XX được xác định bởi công thức (3) - Thành phần kiểu gen trên giới XY thì tần số các kiểu gen đúng bằng tần số tương đối của các alen : X A Y = p 1 ;X A Y = p r ... 1. r. Ví dụ : Một gen có 3 alen là A 1, A2, A3 nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng với NST Y. Trong quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương đối của các alen trên lần lượt bằng 0,4; 0,3; 0,3; ở giới đực và giới cái, tần số tương đối của các alen là giống nhau. Xác định tần số của các kiểu gen : X A X A ; 2. 2. A2. A3. X X ;. A X Y . 3. Áp dụng công thức (5), tần số của các kiểu gen được xác định như sau: X A2 X A2 0, 42 0,16 ; X A2 X A3 2.0,3.0,3 0,18 ; X A3 Y 0,3 .. III. NHẬN XÉT Dạy theo phương án giúp tôi khắc phục được những nhược điểm đồng thôi phát huy ưu điểm của phương án trên cụ thể: - HS nêu được khái niệm quần thể ngẫu phối và phân biệt quần thể ngầu phối và giao phối gần - HS nhớ được nội dung của định luật Hacdi-Vanbec - Xác định được trạng thái cân bằng của quần thể theo công thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 - HS biết cách xác định số kiểu gen của một gen có nhiều alen hay số kiểu gen trong trường hợp gen di truyền liên kết giới tính. - HS xác định được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối trong trường hợp một gen có 3 alen và tần số của từng alen và kiểu gen..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> CHƯƠNG II: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ I. MỤC TIÊU Kiểm tra kiến thức học sinh về: 1. Đối với GV: - Bước đầu đánh giá khả năng tiếp thu bài mới theo kiểu bài liên môn. - Đánh giá được mức độ hiểu và vận dụng công thức tổ hợp và công thức (a+b+c)2 của học sinh sau khi học xong bài 17 theo phương án của SKKN - Có thông tin phản hồi so sánh giữa hai phương án dạy đã nêu trong SKKN - Giúp GV có hướng tiếp cận với từng đối tượng HS. 2. Đối với HS: - Giúp HS nhớ các công thức: 1.. r .(r+ 1) ; 2. 2. p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 3. . (p1 + p2 + p3)2 = p12 + p22 + p3 2 + 2 p1 p2 + 2 p2 p3 + 2 p1 p3 - Giúp HS biết cách sử dụng công thức để giải bài tập quần thể ngẫu phối II. ĐỀ KIỂM TRA Sau khi áp dụng phương pháp theo SKKN tôi tiến hành kiểm tra đánh giá HS qua bài kiểm tra 45 phút như sau: 1. Nội dung đề kiểm tra Câu 1: Xét 1 gen có 5 alen nằm trên NST thường thì số kiểu gen tối đa trong quần thể lưỡng bội là bao nhiêu? Câu 2: Một gen có 3 alen khác nhau nằm trên NST thường (A 1, A2, A3) với tần số lần lượt là 0,2 ; 0,3 ; 0,5 thì ở trạng thái cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu 3: Một gen có 2 alen khác nhau nằm trên NST thường (A,a) với tần số lần lượt là 0,3 ; 0,7 thì ở trạng thái cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? Câu 4: Giả thiết trong quần thể người, tần số tương đối của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45 ; nhóm B = 0,21 nhóm AB = 0,3 ; nhóm O = 0,04 Xác định tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể. 2. Đáp án đề kiểm tra ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Xét 1 gen có 5 alen nằm trên NST thường thì số kiểu gen tối đa trong quần thể lưỡng bội là bao nhiêu? GIẢI r .( r+ 1) . Số kiểu gen tối đa trong quần thể 1.0 2. Áp dụng công thức lưỡng bội là:. 5 .(5+1) 2. = 15.. 1.0. Câu 2: Một gen có 3 alen khác nhau nằm trên NST thường (A1, A2, A3) với tần số lần lượt là 0,2 ; 0,3 ; 0,5 thì ở trạng thái cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? GIẢI Ở trạng thái cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể được xác định như sau: (0,2A1 + 0,3A2 +0,5A3)2 = 0,22 A1A1 +0,32 A2A2 + 0,52 A3A3 + 2 (0,2 x 0,3A1A2 + 0,2 x 0,5A1A3 + 0,3 x 0,5A2A3) <=> 0,04A1A1 + 0,09A2A2 + 0,25 A3A3 + 0,12A1A2 + 0,2A1A3 + 0,3A2A3. Câu 3: Một gen có 2 alen khác nhau nằm trên NST thường (A,a) với. 1.0 1.0.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> tần số lần lượt là 0,3 ; 0,7 thì ở trạng thái cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? GIẢI. 1.0. Áp dụng công thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 => Thành phần kiểu gen của quần thể là. 1.0. (0.3)2 AA + 2.(0.3).(0.7) Aa + (0.7)2 aa = 1. 1.0.  0.09 AA + 0.42 Aa + 0.49 aa = 1 Câu 4: Giả thiết trong quần thể người, tần số tương đối của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45 ; nhóm B = 0,21; nhóm AB = 0,3 ; nhóm O = 0,04. Xác định tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể. GIẢI - Gọi p, q, r lần lượt là tần số tương đối của các alen I A, IB, Io (điều kiện : 0 ≤ p,q,r ≤ 1;p+ q+r =1 ). 0.5. - Vì tính trạng nhóm máu ở người không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng thích nghi của cá thể nên có thể coi như quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Áp dụng công thức (5) cho trường hợp này, ta có tần số các kiểu gen trong quần thể là: p2 IAIA + q2 IBIB + r2 IoIo + 2pq IAIB + 2pr IAIo + 2qr IBIo = 1 ¿ p + 2pr=0,45 q2 +2qr=0,21 2pq=0,3 r 2=0,04 ===> ¿ p=0,5 q=0,3 r =0,2 ¿{{{ ¿. 1.0. 2. Vậy ta có hệ pt :. ==> Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định là: 0,25 IAIA + 0,09 IBIB + 0,04 IoIo + 0,3 IAIB + 0,2 IAIo + 0,12 IBIo =1. 1.0. 0.5.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> III. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1. Bảng thống kê xử lý số liệu bài kiển tra: Lớp Sĩ số 0.0 – 4.5 Năm học 2010-2011 12A8 32 17 12A9 36 17 Năm học 2012 - 2013 12A3 34 20 12A5 31 15 12A6 36 0. 5.0 – 6.0. 6.5 – 7.5. 8,0 – 10,0. % Trên TB. 15 19. 0 0. 0 0. 53.13% 52.78%. 14 16 12. 0 0 17. 0 0 7. 50% 54.84% 100%. Năm học 2013 - 2014. 12A7 33. 0. 5. 13. 15. 100%. 12A9 33. 0. 7. 11. 15. 100%. 2. Nhận xét: - Cấu trúc đề: 50% nội dung kiến thức nhớ và tái hiện và 50% kiến thức hiểu - Từ kết quả trên cho ta thấy: 1. Lớp được học theo phương án SKKN, chất lượng bài kiểm tra đạt 100% điểm trung bình trở lên, trong đó điểm đạt trung bình chiếm 23.53%, điểm khá đạt 40,2% và điểm giỏi đạt tới 36,27% 2. Lớp được giảng dạy theo phương pháp truyền thống và SGK, điểm trung bình trở lên đạt 48.12%, trong đó điểm đạt trung bình (chủ yếu là 5.0)chiếm 48.12%, điểm khá đạt 0% và điểm giỏi đạt tới 0%. Và điểm Vậy từ kết quả trên cho thấy, giảng dạy theo SKKN cho hiệu quả cao hơn rất nhiều.. CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Áp dụng SKKN tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 1. Để kích thích tính hứng thú học tập cho học sinh, GV không những phải chuẩn bị đồ dùng học tập, những đoạn phim sinh động mà cần tạo thêm các dạng bài tập mới có ứng dụng thực tế. 2. Để các tiết học của bộ môn sinh học liên quan đến toán học không bị nhàm chán, GV cần chuẩn bị những kiến thức liên môn kỹ và hướng dẫn học sinh cách khai thác vấn đề. 3. GV phải thành thạo các bước khai thác công thức trong toán học và vận dụng công thức đó trong từng ví dụ cụ thể..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> PHẦN III: KẾT LUẬN Qua thực tế giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm bước đầu, tôi có một vài kiến nghị và đề xuất với các cấp quản lí giáo dục nói chung và BGH Trường THPT Nguyễn Huệ nói riêng như sau: 1. Tạo điều kiện giúp đỡ, động viên các thầy cô giáo về vật chất, tinh thần để các thầy cô giáo yên tâm, phấn khởi, thường xuyên chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, đổi mới PPDH sao cho có hiệu quả nhất. 2. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các giáo viên khi áp dụng, thử nghiệm các PPDH mới bằng các hình thức: - Hỗ trợ kinh phí phô tô, in ấn tài liệu. - Khi kiểm tra giáo án, khi dự giờ thao giảng để đánh giá giáo viên không nên quá phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong SGK mà nên tập trung vào kiểm tra xem HS nắm được gì và vận dụng như thế nào sau bài học. 3. Tôi rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi có thể mở rộng nghiên cứu, áp dụng, thử nghiệm kinh nghiệm này cho các lớp học khác, khoá học khác, cũng như các bài khác trong chương trình Sinh học phổ thông, góp phần cùng toàn trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Qua đây tôi cũng mong muốn được học hỏi nhiều SKKN của các quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo và các em học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Huệ đã giúp tôi hoàn thiện SKKN này!.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Sinh học 12 Nâng cao - Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên) - NXB Giáo dục 2008. 2. Sinh học 12 Nâng cao - Sách giáo viên - Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên) NXB Giáo dục 2008. 3. Tuyển chọn, phân loại bài tập di truyền hay và khó - Vũ Đức Lưu - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000..

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×