Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bao cao so ket ki I nam hoc 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.52 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT YÊN MÔ TRƯỜNG THCS VŨ PHẠM KHẢI. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Số:…/BC-THCS. Yên Mạc, ngày 03 tháng 01 năm 2014. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO Sơ kết học kì I, năm học 2013-2014 Thực hiện Công văn số 829/SGDĐT-GDTrH, ngày 22/8/2013 của Sở GD&ĐT Ninh Bình về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học, năm học 2013-2014; Thực hiện Công văn số 239/PGDĐT-THCS, ngày 06/9/2013 của Phòng GD&ĐT Yên Mô về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học, năm học 2013-2014; Trường THCS Vũ Phạm Khải đã xây dựng kế hoạch năm học 2013-2014 và triển khai thực hiện nghiêm túc. Trường THCS Vũ Phạm Khải báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2013-2014 và những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2013-2014 như sau: 1. Kế hoạch phát triển 1.1. Phát triển và duy trì sĩ số: Tính đến thời điểm tháng 01/2014, trường THCS Vũ Phạm Khải có 12 lớp, với số học sinh như sau: Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Toàn trường Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 03. 71. 03. 80. 03. 79. 03. 81. 12. 311. + So với kế hoạch: Kế hoạch: 312 HS/12 lớp; Đạt được: 311HS/12 lớp (99,7%) + So với đầu năm: Đầu năm 314 HS/12 lớp; Đạt được 311/12 lớp (99,04%). Lí do: Có 01 HS lớp 7 chuyển học BTVH; Có 02 HS (Lớp 7: 01; Lớp 8: 01) bỏ học do học yếu, chán học. + So với cùng kì năm trước: Cùng kì năm trước: 355HS/13 lớp; Hiện tại: 311/12 lớp. Giảm 01 lớp; Giảm 44 học sinh (Do dân số tự nhiên giảm). + Học viên BTVH: 05 HV. Trong đó: Lớp 7: 01; Lớp 9: 04. - Khó khăn vướng mắc trong việc huy động học sinh bỏ học và học BTVH: Học kì I, năm học 2013-2014, nhà trường có 02 HS bỏ học (từ tháng 11/2013). Nhà trường đã có biện pháp huy động HS trở lại lớp học: Giải thích, động viên, khuyến khích học sinh và gia đình, hỗ trợ sách vở, và một số điều kiện học tập; Kết hợp cùng BĐD Cha mẹ học sinh lớp, trường vận động các em đi học. Xong không đạt hiệu quả. Khó khăn vướng mắc trong công tác vận động học sinh đến trường: Nhận thức của gia đình, cha mẹ học sinh, bản thân học sinh về vai trò, ý nghĩa của việc học còn hạn chế; Học sinh học quá yếu, chán học; Cha mẹ học sinh thiếu sự quan tâm, chưa có biện pháp giáo dục phù hợp đối với con em. Cả 2 học sinh bỏ học là học sinh học yếu, diện lưu ban sau thi lại, ý thức phấn đấu, rèn luyện hạn chế, cha mẹ các em thường xuyên đi là xa nhà, buông lỏng quản lý con và thiếu tinh thần hợp tác với nhà trường, Ban đại diện CMHS trong công tác giáo dục. 1.2. Kết quả phổ cập tính đến tháng 10/2013:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tiêu chuẩn 1: Huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1: 100 %. - Tiêu chuẩn 2: Phổ cập GD Tiểu học: 99,04 % - Tiêu chuẩn 3: Huy động học hoàn thành CTTH vào lớp 6: 100%. - Tiêu chuẩn 4: Học sinh tốt nghiệp lớp 9 năm qua: 98,26 %. - Tiêu chuẩn 5: Số đối tượng từ 15- 18 tuổi có bằng TN THCS: 96,3%. 2. Chất lượng giáo dục 2.1 Những giải pháp đã thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục toàn diện học kì I. - Xây dựng kế hoạch năm học và thống nhất thực hiện ngay từ đầu năm học. - Phân công nhiệm vụ cho CB, GV, NV trong nhà trường hợp lý. - Giữ vững kỷ cương nhà trường. BGH thực hiện điều hành công việc theo quy chế làm việc của trường, theo các quy định về chuyên môn của ngành. - Tăng cường các điều kiện cho dạy và học. - Thực hiện chương trình giảng dạy đúng quy định (Chương trình chính khóa, ngoại khóa, dạy bám sát, tự chọn...) - Sử dụng thường xuyên, hiệu quả các loại ĐDDH phục vụ cho giảng dạy bộ môn. Coi trọng việc ƯDCNTT trong quản lý và dạy học. - Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu thực hiện nghiêm túc việc phối kết hợp trong công tác. - Tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả: Sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội giảng, chuyên đề, dự giờ giáo viên, kiểm tra hồ sơ, giáo án, chấm trả bài… - Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, thi cử đánh giá chất lượng học sinh. - Công tác giáo dục đạo đức học sinh được coi trọng. Việc giáo dục đạo đức học sinh được thực hiện bằng nhiều giải pháp hữu hiệu. - Thực hiện thương xuyên các hoạt động: bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn văn hóa; bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán bằng máy tính và học sinh giỏi giải toán, Tiếng Anh qua Internet; phụ đạo học sinh yếu kém. - Thực hiện nghiêm túc, công bằng, khách quan, trung thực công tác kiểm tra nội bộ. - Thực hiện nghiêm túc, kịp thời công tác thi đua, khen thưởng đối với CB, GV, NV và HS. 2.2. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kết quả chuyên đề, Hội giảng đợt I: a) Việc thực hiện chương trình: - Thực hiện nội dung chương trình các môn học, các hoạt động giáo dục: Thực hiện đúng chương trình SGK và Phân phối chương trình của Sở GD&ĐT Ninh Bình năm học 2013-2014. - Thực hiện dạy học tự chọn chủ đề bám sát: Chỉ dạy chủ đề tự chọn bám sát các môn Toán, Văn với 10/12 lớp: 1 tiết/môn/tuần. Nội dung dạy: Củng cố, hệ thống, ôn tập kiến thức đã học trong chương trình chính khóa theo chuẩn KTKN. Thực hiện dạy học tự chọn môn Tin học với 2/13 lớp (6A; 7A), thời lượng và nội dung theo quy định trong PPCT hiện hành..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Triển khai dạy học theo chuẩn KTKN: trường triển khai dạy đúng chương trình chuẩn KT kĩ năng theo quy định, GV mua đủ tài liệu để thực hiện. - Dạy học nội dung giáo dục địa phương: Thực hiện theo quy định của Bộ và Sở về dạy chương trình Ngữ văn Ninh Bình, Lịch sử Ninh Bình, Địa lý Ninh Bình... - Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Kết hợp giữa các môn như GDCD, Ngữ văn, Sinh, Công nghệ …. để dạy chủ dề về vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng, vệ sinh môi trường - Triển khai dạy học tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: thực hiện ở các môn: Vật lý, Công nghệ, Địa lý, Toán... - Dạy học nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Thực hiện ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD. Đặc biệt là chương trình GDCD lớp 7 (Một tiết- một bài/tháng). - Thực hiện chương trình Hướng nghiệp- dạy nghề đối với học sinh lớp 8, lớp 9 theo quy định: Chương trình nghề Điện dân dụng, 70 tiết; Hướng nghiệp với 9 chủ đề, 1 tiết/lớp/tháng. b) Việc thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG: - Tổ chuyên môn đã hướng dẫn giáo viên đăng kí nội dung đổi mới, kế hoạch thực hiện. - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, việc trao đổi, thảo luận, đánh giá đổi mới trong PPHD và KTĐG cũng được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Có 27/27 giáo viên đăng ký thực hiện ĐMPPDH và KTĐG với 27 nội dung. Trong học kì I có 11 nội dung ĐMPPDH đã được thực hiện khá hiệu quả. Đó là: TT. Họ và tên. Trình độ chuyên môn. 1. Nguyễn Minh Thảo ĐH Văn. 2. Dương Thị Phương ĐH Sử. 3. Phạm Thị Lan. TC TDTT. 4. Trần Quyết Thắng. ĐH TDTT. 5. Mai Thị Hương. ĐH Văn. 6. Phạm Thị Hương. ĐH Địa. 7. Vũ Thị Mười. TS Sử. 8. Nguyễn Minh. 9. Ngọc Đại học toán Đại học Vũ Thị Huệ toán. Nội dung đổi mới ĐMPP dạy học văn học dân gian – Bài Thạch Sanh. ĐMPP dạy học Lịch Sử địa phương ở THCS. Đổi mới phương pháp đánh giá, xếp loại môn Thể Dục lớp 6. ĐM một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh THCS. ĐMPP dạy học văn bản nhật dụng Ngữ văn 8. ĐMPP dạy học văn học dân gian Ngữ Văn 7. ĐMPP kiểm tra đánh giá môn GD Công dân. ĐMPP dạy: Phân tích đa thức thành nhân tử ĐM PPDH: Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau vào giải toán. Thời gian thực hiện T9/2013 T12/2013 T10/2013 T11/2013 T12/2013 T9/2013 T12/2013 09/2013 9/2013.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 10. Nguyễn Lý Hằng. 11. Phạm Thị Xuân. ĐH Hoá CĐ Sinh -Địa. ĐMPPDH bài: T/c hóa học của O-xy 9/2013 SDTB trong dạy bài Thực hành Sinh 10/2013 lớp 8. - Việc đổi mới PPDH của mỗi giáo viên thể hiện ở các tiết dạy chính khóa, phụ đạo, bồi dưỡng: Đa số giáo viên dạy học có phân hóa đối tượng; Sử dụng linh hoạt, sáng tạo, nhuần nhuyễn các PPDH; Ứng dụng CNTT và sử dụng ĐDDH hợp lý; Quản lý và tổ chức học sinh học tập nghiêm túc, sôi nổi. - Việc đổi mới KTĐG: Thể hiện ở: Khâu soạn đề kiểm tra, theo đúng quy định và hướng dẫn của Sở- Phòng, với GV dạy cùng môn, cùng khối, mỗi lớp có đề kiểm tra riêng; Nội dung, dung lượng kiến thức của đề kiểm tra được trao đổi và thống nhất trong Tổ nhóm chuyên môn; Tổ chuyên môn quản lý và lưu trữ đề kiểm tra của tổ viên; Giáo viên hướng dẫn học sinh lưu giữ bài kiểm tra đầy đủ. Tổ chuyên môn, BGH tổ chức thanh tra việc chấm- trả- lưu giữ bài kiểm tra của giáo viên và học sinh. Chấm- trả- chữa bài kiểm tra cho học sinh nghiêm túc, chính xác, khách quan. Đánh giá học sinh theo Thông tư 58/2011 của Bộ GD&ĐT. - BGH kết hợp với Tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá GV, HS theo kế hoạch với những hình thức và nội dung phong phú: Hồ sơ, Dự giờ, Bài kiểm tra, công tác chủ nhiệm, dạy thêm- học thêm... c) Việc thực hiện các chuyên đề: - Tổ chuyên môn đã lập kế hoạch chuyên đề ngay từ đầu năm học, tập trung vào các nội dung: đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu... Tổ KHXH:. TT. Tên chuyên đề. Người thực hiện. 1. ĐMPP đánh giá môn Thể dục. 2. Hoc tập và làm theo tấm gương đạo Vũ Thị Mười đức Hồ Chí Minh qua câu chuyện “Bác không đến thăm những người như mẹ con thím thì thăm ai” Tich hợp giáo dục Tư tưởng đạo đức Dương Thị Phương Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử. 3. Phạm Thị Lan. Thời gian thực hiện 10/2013 11/2013. 12/2013. Tổ KHTN:. TT 1 2. Tên chuyên đề ƯD Phần mềm vẽ hình trong dạy học môn Toán ĐMKTĐG môn Toán. Người thực hiện Nguyễn Phong Lan Phạm Văn Tăng. Thời gian thực hiện Tháng 10/2013 Tháng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 11/2013. d) Hội giảng đợt 1: Kết quả như sau: Số giáo viên tham gia Hội giảng Tổng số GV Số GV tham gia HG Tổ KHTN Tổ KHXH Tổ KHTN Tổ KHXH 14 13 05 07 Kết quả xếp loại tiết dạy: Tổ CM. Ghi chú. Xếp loại Giỏi 4 4 8 (66.7%). Khá 1 3 4 (33.3%). Đạt 0 0 0. Chưa đạt 0 0 0. KHTN KHXH Tổng-Tỷ lệ (%) 2.3. Kết quả cụ thể về chất lượng đạo đức, văn hoá: Hạnh kiểm:. Lớp 6 7 8 9 Tổng Chỉ tiêu. Sĩ số 71 80 79 81 311. Xếp loại Khá Trung bình. Tốt SL 67 76 71 71 285. % 94.4 95.0 89.9 87.7 91.7 88. SL 4 5 8 6 22. % 5.6 5.0 10.1 7.4 7.0 10. SL 0 0 0 4 4. % 0 0 0 4.9 1.3 2. Yếu SL 0 0 0 0 0. % 0 0 0 0 0. Học lực:. Lớp 6 7 8 9 Tổng Chỉ tiêu. Sĩ số 71 80 79 81 311. Xếp loại Khá Trung bình. Giỏi SL 9 7 6 4 26. % 12.7 8.8 7.6 4.9 8.4 12. SL 34 42 35 45 156. % 47.9 52.5 44.3 55.6 50.2 43. SL 24 29 37 27 117. % 33.8 36.2 46.8 33.3 37.6 42. Yếu SL 4 2 1 5 12. % 5.6 2.5 1.3 6.2 3.8 3. 2.4. Công tác phụ đạo giải quyết đầu yếu Nhà trường tổ chức phụ đạo học sinh yếu, dạy thêm theo nguyện vọng CMHS và HS vào các buổi chiều trong tuần, từng bước khắc phục đầu yếu. 2.5. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường tổ chức chọn đội ngũ học sinh giỏi cấp trường ở tất cả các bộ môn theo quy định, chọn lựa giáo viên có năng lực, nhiệt tình bồi dưỡng học sinh. Lớp 9:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đã tổ chức thi HSG lớp 9 đợt 1 theo KH của PGD. Kết quả như sau: Có 19 HS dự thi (GTMTCT: 04 em; Ngữ văn: 06 em; Hóa học: 06 em; Lý: 03 em); Có 09 em đạt giải: Ngữ văn: 02 Giải Ba; 01 Giải KK; Hóa học: 01 Nhì; 01 Ba; 02 KK; Lý: 01 Nhì; GTMTCT: 01 Ba. Có 06 HS được tham gia tập huấn thi cấp tỉnh vòng 1. Có 02 HS được chọn vào đội tuyển chính thức dự thi cấp Tỉnh. Thi Giải Toán và Tiếng Anh trên mạng: - Toán: Có 11 em (Lớp 6: 05; Lớp 7: 02; Lớp 8: 03; Lớp 9: 01 (Thiếu 01 em). - Đã tổ chức thi Tiếng Anh cấp trường: Có 07 em đạt yêu cầu (Lớp 6: 02; Lớp 7: 02; Lớp 8: 01; Lớp 9: 02), Có 07 HS dự thi cấp huyện (Trong đó có 02 HS lớp 9 dự thi tập trung tại huyện). 2.6. Hoạt động văn nghệ, TDTT: Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ đầu giờ, giữa giờ, thường xuyên luyện tập để biểu diễn văn nghệ trong các ngày lễ. Hoạt động thể dục thể thao được nhà trường và giáo viên dạy thể dục luôn quan tâm và đẩy mạnh. 2.7. Hoạt động Đội.- Hoạt động Đội: Được duy trì đều đặn theo quy chế hoạt đông Đội, có tác dụng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2.8. Hoạt động của TTHTCĐ. - Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng thường xuyên có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của nhân dân. 2.9. Duy trì CQG. Nhà trường được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2013-2018, vào thời điểm tháng 10/2013. Nhà trường tiếp tục xây dựng cảnh quan, hoàn thiện các hạng mục phụ trợ, nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững các tiêu chí trường chuẩn quốc gia. 3. Công tác xây dựng cho điều kiện dạy và học 3.1. Về công tác xây dựng đội ngũ: - Tất cả CB-GV-CNV đều chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, không có CB-GV vi phạm về mặt đạo đức lối sống. Tư tưởng đội ngũ tốt, chấp hành phân công, phân nhiệm của nhà trường. - Ổn định được công tác tư tưởng chính trị, thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Thực hiện tốt phương châm “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và trung thực”. - Tính đến thời điểm, ngày 03/01/2014, trường THCS Vũ Phạm Khải có:. Đảng viên. Trong TS TS. Nữ BGH GV. 33. 25. 2. 26. NV. TS. Nữ. 5. 20. 14. Trình độ đào tạo của BGH-GV Đại học 23. Cao Trung Tin học đẳng cấp A B 4 1 20 1. T.Anh (A.B) 4. TC CT 2. (Trường THCS Vũ Phạm Khải hiện có 01 GV hợp đồng thời vụ: GV dạy Ngữ văn, không tính trong biểu thống kê trên). - 100% CB, GV, NV có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt. - Đa số GV, NV thực hiện tốt quy định, quy chế của nhà trường và của ngành. - Đa số GV, NV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao - Kết quả đánh giá, xếp loại thi đua CB, GV, NV học kì I như sau:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + BGH: Tổng số: 02; Loại Xuất sắc: 02 + Giáo viên: Tổng số: 26; Loại Xuất sắc: 21; Loại Khá: 03; Loại Trung bình: 02 + Nhân viên: Tổng số: 05; Loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 04; Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 01. 3.2) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện trường học: a) Kết quả xây dựng trường lớp trong học kỳ I từ các nguồn kinh phí: Tính đến ngày 31/12/2014, nhà trường có: - 15 phòng học (hiện đang sử dụng 13 phòng) - 05 phòng học bộ môn - 03 phòng phục vụ học tập - 09 phòng thuộc khối phòng hành chính- quản trị 100% các khối phòng trên là nhà cao tầng, kiên cố. Nhà trường đã kết hợp cùng Ban đại diện CMHS sử dụng nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện của CMHS để nâng cấp các hạng mục cơ sở hạ tầng: Sửa chữa bàn ghế; Làm lại biển trường; Mua cờ, băng dôn, khẩu hiệu; sửa chữa nâng cấp một số hạng mục cở sở hạ tầng: quét vôi ve, sửa các phòng bộ môn, phòng truyền thống, bàn ghế học sinh, cánh cửa... Nhà trường đã mua mới 01 máy tính xách tay, 01 máy tính để bàn, 01 máy in. Với tổng số tiền: 35.000.000đ (Từ nguồn ngân sách) Nhà trường được cấp trên đầu tư: 01 phòng học Tiếng Anh; 01 máy chiếu và 45 bộ bàn ghế theo Thông tư 26. b) Kết quả đầu tư xây dựng thư viện, thiết bị từ các nguồn kinh phí Về công tác thư viện: - Số sách hiện có: 3090 cuốn (Trong đó SGK: 572 cuốn, sách tham khảo: 756 cuốn, sách nghiệp vụ: 691 cuốn, Sách thiếu nhi: 1071 cuốn) Báo, tạp chí: 680 Bản đồ, tranh ảnh: 529 - Số học sinh mượn sách, đọc sách trong học kì 1: 231/311HS (70%) - Số sách mua mới trong học kì I: 354 cuốn. Thành tiền: 19.225.500đ (Nguồn ngân sách). Về công tác thiết bị dạy học: Đã mua bổ sung TBDH cho các khối lớp, với tổng số tiền: 8.616.750đ (Nguồn ngân sách). - Nhà trường hiện có 04 bộ TBDH cho 04 khối lớp, được sắp xếp, bảo quản tại kho thiết bị các phòng học bộ môn. - GV sử dụng TBDH thường xuyên và khá hiệu quả. c) Tổng các nguồn thu trong học kì I và việc sử dụng các nguồn thu đó: - Nguồn thu từ Ngân sách nhà nước cấp năm 2013: 2.917.488.000đ. Trong đó đã thực hiện chi: Lương và các khoản đóng góp: 2.748.265.700đ; Chi cho chuyên môn: 104.822.300đ; Chi khác: 34.400.000đ; Mua sắm tài sản: 28.000.000đ; - Nguồn học phí năm 2013: 95.175.000đ. Trong đó, chi: Lương: 38.598.000đ; Chi chuyên môn: 49.127.000đ; Chi khác: 7.450.000đ. - Quỹ Tấm lòng vàng (Do Ban đại diện CMHS quyên góp) để phục vụ công tác XHHGD năm học 2013-2014: Sửa chữa bàn ghế; Làm lại biển trường; Mua cờ,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> băng dôn, khẩu hiệu; sửa chữa nâng cấp một số hạng mục cở sở hạ tầng: quét vôi ve, sửa các phòng bộ môn, phòng truyền thống, bàn ghế học sinh, cánh cửa…). 4. Công tác quản lí của Hiệu trưởng: 4.1. Những giải pháp mới, chuyển biến mới: - Dưới sự lãnh đạo của Ban chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trường trong mọi lĩnh vực chất lượng giảng dạy, công tác và học tập của giáo viên và học sinh từng bước được cải thiện và nâng cao. Các hoạt động về thực hiện quy chế chuyên môn được chỉ đạo thường xuyên và có hiệu quả. - Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học lấy đó làm phương hướng thực hiện cho các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn trong nhà trường trong suốt năm học. - Tiếp tục củng cố xây dựng nề nếp lỷ cương dạy và học, nề nếp hoạt động, xây dựng nhà trường thành môi trường GD hiệu quả, chuẩn mực. 4.2. Việc xây dựng, củng cố và rèn luyện kỉ cương, nền nếp trong nhà trường. - Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra hồ sơ, giáo án, các hoạt động chuyên môn của giáo viên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể. - Kết quả kiểm tra nội bộ học kì I: Số GV được kiểm tra: 11/27 (40.74%) + Kiểm tra toàn diện: 04 đ/c. Xếp loại tốt: 02 đ/c; Loại khá: 02 đ/c + Kiểm tra chuyên đề: 07 đ/c. Xếp loại tốt: 06 đ/c; Loại khá: 01 đ/c + Tổ chức kiểm tra hồ sơ nhà trường, các tổ chức đoàn thể, hồ sơ giáo viên, tổ trưởng và Hội học- Hội giảng lấy thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kết quả cụ thể như sau: 100% thực hiện nề nếp chuyên môn, quy định của ngành, có đầy đủ hồ sơ theo quy định. Số bộ hồ sơ GV: xếp Tốt: 20 ; xếp Khá: 07. + Kiểm tra thường xuyên, nghiêm túc các hoạt động học tập của HS chính khóa và buổi chiều. + Kiểm tra nghiêm túc công tác thư viện, thiết bị, tài chính- tài sản. + Kiểm tra nghiêm túc hoạt động của các tổ chức: Chi Đoàn, Liên Đội, Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng. - Hoạt động của nhà trường được điều hành theo quy chế làm việc của nhà trường và theo các quy định của ngành. 4.3. Việc triển khai Chỉ thị năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị của UBND tỉnh, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo. Triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị của UBND tỉnh, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo. 4.4. Công tác quản lí ngân sách - Sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư: Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, chi trả tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động. - Quản lý và sử dụng các nguồn thu từ học sinh và xã hội có hiệu quả: quỹ khuyến học và các các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân được sử dụng trong việc khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích về các mặt thi đua trong quá trình giảng dạy, học tập..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Công khai tài chính theo Thông tư 09: Thực hiện nghiêm túc theo tinh thần của Thông tư 092009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ giáo dục về thực hiện quy chế công khai của các cơ sở giáo dục và đào tạo. 4.5. Công tác xã hội hoá giáo dục, công tác xây dựng Đảng, Đoàn, Đội, Hội trong nhà trường. - Thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo, ytế, văn hoá và thể dục thể thao, nhà trường đã tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Ban thường trực hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, xã hội nhăm huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Công tác xây dựng Đảng, Đoàn, Đội, Hội trong nhà trường. - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”. Ban chi uỷ nhà trường quan tâm công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên đặc biệt là đảng viên trẻ. 4.6. Thực hiện chế độ báo cáo, thông tin giáo dục theo yêu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Đầu tư hệ thônga máy tính có kết nối mạng internet cho các phòng làm việc của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho bộ phận văn phòng và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ học. - Thường xuyên cập nhật, áp dụng (Website của Sở giáo dục và của Phòng giáo dục) có thể giữ thông tin, liên lạc thông suốt, liên tục. Thực hiện nhận và gửi báo cáo qua các địa chỉ Email của Phòng GD&ĐT Yên Mô. 5. Kết quả thực hiện cuộc vận động và phong trào thi đua. - Ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua đến toàn thể giáo viên, học sinh và nhân dân đã được xã hội đồng tình ủng hộ và kết quả có tiến bộ. - Đối với Phong trào Thi đua xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực: + Trường lớp xanh- sạch- đẹp. + GV tích cực trong ĐMPPDH và KTĐG học sinh. + Học sinh đã có trách nhiệm với việc học tập của mình hơn, không có hiện tượng gian lận trong thi cử. Việc đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện nghiêm túc, công bằng. Thông qua các hoạt động chăm sóc, tìm hiểu di tích lịch sử địa phương, các trò chơi dân gian, học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương, văn hoá dân tộc, các em tự tin hơn trong giao tiếp, chăm chỉ tự giác học tập và lao động. - Đối với việc thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đước Hồ Chí Minh”: + Đối với học sinh: Tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện “ học tập và làm theo tấm gương ddaoj đước Hồ Chí Minh” với nhiều biện pháp và hình thức đa dạng, phong phú về nội dung vào các buổi sáng thứ 2 hàng tuần, dành thời gian cho học sinh kể chuyện về Bác Hồ, kể về những gương người tốt việc tốt tại địa phương. Qua câu chuyện kể có rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, sưu tầm tranh ảnh và các bài hát về Bác, sưu tầm các tư liệu về Bác... từ đó nâng cao ý thức rèn luyện trong học sinh, không sảy ra những tệ nạn xã hội..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Nhà trường tổ chức cho học sinh khối 7 học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tài liệu của Sở GD&ĐT. + Đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên tiếp tục quán triệt chỉ thị số 03CT/TW ngày 15/5/2011 của Bộ Chính trị về “ Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. + Vận động mỗi người phát huy dân chủ, tích cực tham gia ý kiến với tổ chức Đảng, cán bộ giáo viên. + Tổ chức tốt việc dạy tài liệu “ học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh” cho học sinh khối 7 và lồng ghép các bộ môn. + Mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên luôn nêu cao tính giản dị trong lối sống, khoa học, kỷ cương trong tác phong làm việc, đoàn kết đội ngũ, yêu thương và tôn trọng nhân cách học sinh. Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn. + Tiếp tục lồng ghép nội dung cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo các chủ đề vào các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chi bộ Đảng để không ngừng nâng cao ý thức tự rèn luyện của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên”. 6. Đánh giá chung việc thực hiện nhiệm vụ học kì I, năm học 2013-2014 6.1. Những ưu điểm chính. - Mọi cán bộ giáo viên trong nhà trường đã thấu suốt đường lối, quan điểm cảu Đảng, nhiệt tình trách nhiệm. Nề nếp trường luôn được giữ vững, thực hiện nghiêm túc nội quy trường học và quy chế chuyên môn, tăng cường trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng nhà trường, phát huy tinh thần dân chủ, đoàn kết nội bộ. - Việc thực hiện các cuộc vận động lón của ngành được nhà trường thường xuyên quan tâm và triển khai thực hiện có hiẹu quả, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong toàn trường. - Nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt qua học tập trên lớp cũng như các sinh hoạt tập thể, cùng với sự tận tuỵ quan tâm của giáo viên, sự phối kết hợp giữa gia đình-nhà trường giáo dục học sinh do đó nhiều em đó dần dần tiến bộ. Đại bộ phận học sinh đều chăm ngoan lẽ phép không mắc phải các tệ nạn xã hội. 6.2. Những tồn tại, hạn chế. - Chất lượng đại trà còn thấp. Chất lượng học sinh giỏi đi xuống so với cùng kỳ năm trước. - Việc phụ đạo học sinh yếu, kém để nâng cao chất lượng đại trà hiệu quả chưa cao. 6.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. - Một bộ phận học sinh chưa chăm học, phương pháp tự học còn hạn chế, kiến thức bị hổng nhiều và gia đình ít quan tâm. - Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình và ứng dung CNTT vẫn còn nhiều bất cập về cơ sở vật chất trường.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> học; Chưa thực sự thực hiện tốt các tiêu chí cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Một bộ phận nhỏ GV chưa thật sự tích cực, tự giác trong công tác GD học sinh, trong phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. - Biện pháp quản lý của BGH còn có những hạn chế nhất định. 6.4. Nhiệm vụ đã hoàn thành: - Kế hoạch duy trì và phát triển 311/314 đạt 99.04 % - Đội ngũ giáo viên và kết quả thi đua nhà trường: Đạt tốt. - Kết quả giáo dục toàn diện: + Xếp loại hạnh kiểm: 97.7 % học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá. + Xếp loại học lực: Loại khá 50.2%; loại giỏi 8.4%. 7. Những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp lớn trong học kỳ II 7.1/ Nhiệm vụ trọng tâm: - Tiếp tục duy trì sĩ số, đảm bảo chỉ tiêu về về chất lượng giáo dục. Duy trì tốt chất lượng giáo dục. - Không ngừng nâng cao học tập để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. - Chú trọng rèn luyện đạo đức, tác phong sinh hoạt, kỹ năng sống cho học sinh. - Tiếp tục tu sửa hoàn thiện cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung tài sản, trang thiết bị dạy học. - Phấn đấu duy trì các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia. - Tiếp tục Tự đánh giá theo tiêu chuẩn Trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; Phấn đấu được SGD Đánh giá ngoài vào tháng 3/2014. 7.2/ Các giải pháp: - Tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương để làm tốt công tac xây dựng, bôe sung, tu sửa CSVC đảm bảo theo tiêu chuẩn của Trường chuẩn quốc gia. - Triển khai thực hiện dạy chương trình học kỳ II theo đúng tinh thần chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình, quán triệt tới cán bộ, giáo viênthực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/11/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. - Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “ Hai không với bốn nội dung” của ngành giáo dục. Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình SGK theo đúng với PPCT của Bộ, dạy đủ các môn học, không cắt xén, dạy dồn, dạy ép. - Thực hiện đúng tinh thần nội dung phương pháp dạy học mới, tích cực mua sắm thêm thiết bị dạy học cho từng bộ môn, không dạy chay, thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. - Chú trọng giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong cho học sinh, quan tâm con gia đình có công với cách mạng, con thuộc diện gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.... - Tăng cường giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tích cực phụ đạo học sinh yếu kém, đặc biệt là học sinh khối 9 đảm bảo kiến thức thi vào bậc THPT..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Thực hiện có chất lượng các giờ dạy trên lớp; các chuyên đề chuyên môn. - Tăng cường công tác phụ đạo nhằm làm làm dần tỉ lệ học lực yếu, coi việc giảm tỷ lệ yếu là biện pháp và mục tiêu lớn của tập thể cán bộ, giáo vên. Tăng cường sự dự giờ đột xuất, kiểm tra vở ghi chép của học sinh, sắp xếp thời gian để giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém nâng cao chất lượng đại trà, tiếp tục bồi dưỡng học sinh khá, gỏi đảm bảo nâng cao chất lương mũi nhọn. - Tổ chức thực hiện đầy đủ và có chất lượng nội dung các cuộc vận động, phong trào thi đua với các yêu cầu giữ vững các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia, yêu cầu kiểm định chất lượng , thực hiện công khai chất lượng giáo dục. - Xây dựng nề nếp làm việc tốt trong trường học, quản lý chuyên môn đúng điều lệ. Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhất trí cao, thấu suốt đường lối quan điểm của Đảng, nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng và tự chịu trách nhiệm trong cán bộ, giáo viên nhà trường. 8. Những kiến nghị, đề xuất đối với cấp trên: Không. Nơi nhân: - Phòng Giáo dục và Đào tạo; - UBND xã; - Lưu VT.. KT.HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×