Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Phương pháp giảng dạy hóa học ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.04 KB, 4 trang )

Vai trò của hóa học trong việc hình thành
thế giới quan DVBC và nhân sinh quan XHCN
I. Vai trò của hóa học trong việc hình thành thế giới quan DVBC
Việc dạy và học hóa học ở trường PT có thể làm sáng tỏ một số khái niệm quan trong của TGQ DVBC và các
quy luật cơ bản của phép biện chứng. Cụ thể, dạy học hóa học có thể làm sáng tỏ các nội dung sau:
1. Quan niệm: thế giới là vật chất
Theo triết học thế giới là sự tồn tại của vật chất, chúng thống nhất với nhau và luôn vận động theo những quy
luật nhất định, sự tồn tại của vật chất là vĩnh viễn
a. Khái niệm vật chất
Đối tượng của hóa học là chất, hiểu rõ tính chất và cấu tạo của các chất giúp HS hiểu rõ khái niệm vật chất từ
đó khẳng định quan niêm thế giới là vật chất là oàn toàn đúng đắn.
Trong hóa học, các kết quả của thực nghiệm đã chứng minh: mọi vật đều được tạo nên từ các chất hóa học
(khoảng 10 triệu chất), các chất hóa học được tạo nên từ các nguyên tố (110 nguyên tố), các nguyên tố hóa
học đều được cấu tạo nên từ các hạt cơ bản là p, n và e. Nghĩa là chứng minh được sự tồn tại khách quan của
vật chất.
b. Thế giới vật chất có tính thống nhất
Theo triết học DVBC, thế giới vật chất tồn tại trong một thể thống nhất. Tính thống nhất này được thể hiện
trong các nội dung hóa học sau:
VD1: sự thống nhất về các chất:
+ các chất đều do nguyên tử của các nguyên tố tạo nên
+ giữa các chất luôn có mối liên hệ với nhau: ví dụ trong vô cơ, các chất khác nhau có thể thuộc cùng một loại
chất hoặc có thể chuyển hóa lẫn nhau
VD2: sự thống nhất của các nguyên tố:
+ về bản chất nguyên tử của các nguyên tố đều được tạo nên từ các hạt p, n, e; chỉ khác về số lượng các hạt
+ các nguyên tố không độc lập, tách rời mà có liên quan đến nhau: tất cả các nguyên tố đều được xếp chung
vào một bảng theo những nguyên tác nhất định; nguyên tố này có thể chuyển thành nguyên tố khác hay các
nguyên tố có thể kế hợp với nhau tạo thành các phân tử
c. Sự vận động của vật chất
Triết học DVBC cho rằng, vật chất luôn vận động không ngừng teo những quy luật nhất định, xong nó không
tự sinh ra cũng không tự mất đi
Có 5 dạng vận động của vật chất: vận động hóa học, vận động cơ học, vận động lí học, vận động xã hội và


vận động sinh học.
Vận động hóa học thể hiện ở phản ứng hóa học: lúc đầu HS chủ yếu học biểu hiện bên ngoài tức là biết chất
này có thể chuyển thành chất khác, khi học sâu hơn các em sẽ hiểu bản chất của sự biến đổi chất này thành
chất khác là do sự vận động của các nguyên tử, sự chuyển động của các e hóa trị. Phản ứng giữa các chất
không phải xảy ra ngẫu nhiên mà giữa các chất có những đặc tính xác định nào đó, khi các chất có nhứng đặc
tính xác định và trong những điều kiện phù hợp sẽ phản ứng với nhau, không phụ thuộc vào muons chủ quan
của con gười hay đòi hỏi có một sức mạnh huyền bí nào; tức là các phản ứng hóa học xảy ra theo những quy
luật nhất định hay sự vận động của vật chất luôn tuân theo những quy luật nhất định, do bản chất các chất gây
ra.
Theo định luật bảo toàn nguyên tố, cho thấy các chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ
chất này thành chất khác hay sự tồn tại của vật chất là vĩnh viễn
2. Khả năng nhận thức được thế giới
Theo triết học DVBC, con người có khả năng nhận thức được thế giới
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức hóa học đều được rút ra hoặc chứng minh bằng
thức nghiệm, đặc biệt học sinh có thể tự tiến hành nhiều thí nghiệm nên tin tưởng vào sự tồn tại khách quan
của các chất và các hiện tượng hóa học từ đó tin tưởng vào các học thuyết khoa học. Hơn nữa nếu các học
thuyết sẽ càng được tin tưởng khi có ứng dụng thực tiễn.
Ví dụ: khi Menđelêp đưa ra cách sắp xếp các nguyên tố và chỉ ra quy luật biến đổi tính chất trong bảng tuần,
tự tính chất đó ông có dự đoán về sự có mạt và tính chất của một số nguyên tố chưa biết song không được các
nhà khoa học khác tin tưởng lăm thậm chí còn bị công kích, nhưng sau đó nhờ việc tìm ra các nguyên tố mới
theo những dự đoán của ông từ đó sự đúng đắn cuarbangr tuần hoàn mới được xác nhận.
3. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng
- Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập
- Quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
VD1: đơn chất và hợp chất là hai loại đối lập song vẫn thống nhất thể hiệ ở chổ có thể chuyển hóa qua lại.
Tính kim loại và phi kim là hai tính chất đối lập song có thể cùng tồn tại trong một nguyên tố như Ge. Tính
axit và bazơ cùng thể hiện trong một chất như Al(OH)
3
, hay sự oxi hóa và sự khử luôn tồn tại song song đồng
thời trong một quá trình. Hạy trong BTH, các nguyên tố có tính chất khác nhau, có khi đối lập nhưng cùng tồn

tại trong 1 bảng hay một chu kì, một nhóm
VD2: số đơn vị điện tích hạt nhân tăng sẽ tạo ra chất khác hay các chất được tạo nên từ cùng một hay một số
nguyên tố nhưng số nguyên tử mỗi nguyên tô khác nhau sẽ cho nhứng tính chất khác nhau: oxi và ozon, CO
và CO
2
, SO
2
và SO
3
,…
* PHƯƠNG PHÁP :
Từ các cơ sơ hiện tượng hóa học nghiên cứu để tổng quát hóa, phân tích so sánh tìm ra điểm chung và điểm
khác biệt từ đó tìm ra bản chất của các hiện tượng giúp học sinh hiểu đúng bản chất và tính quy luật, tránh
thái độ gò ép
II. VAI TRÒ CỦA DẠY HỌC HÓA HỌC TRONG VIỆC GIÁO DỤC QUAN ĐIỂM VÔ THẦN
KHOA HỌC
1. Từ việc chứng minh sự tồn tại của vật chất là khách quan để vạch trần tư tưởng phản động, giải thích thế
giới theo quan điểm duy tâm thần bí. Ví dụ cho rằng thế giới vật chất do thượng đế sinh ra từ cái hư vô
2. Vạch trần, loại bỏ những luận điệu phản khoa học, biến công trình sáng tạo của nhân dân thành phương
tiện ma thuật
3. Vạch trần loại bỏ những sự kiện phản ứng khoa học như bói toán, phù thủy,…
4. Giải thích các hiện tượng thực tiễn bằng khoa học hóa học để HS thấy vai trò của hóa học trong việc giải
quyết những vấn đề thực tiễn, phân biệt tiên đoán khoa học với những điều mê tín
* PHƯƠNG PHÁP: từ việc hình thành thế giới quan khoa học mà giáo dục quan điểm vô thần
III. GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC, TINH THẦN QUỐC TẾ, PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC (BỒI
DƯỠNG NHÂN SINH QUAN XHCN)
1. Giáo dục lòng yêu nước
Có nhiều biện pháp:
- Giới thiệu nguồn tài nguyên phong phú, giàu có của đất nước (bằng cách đưa ra các số liệu điều tra về dầu
mỏ, than đá, quặng sắt, các cây thuốc,… so với các nước), việc làm này giúp học sinh thêm yêu qu tổ quốc,

tin tưởng vào tương lai
Nói về những hạn chế để có tinh thầ cố gắng vươn lên
- Cho học sinh thấy vai trò của con người trong việc gìn giữ tài nguyên: tài nguyên thiên nhiên sẽ dần hết,
nhưng tài nguyên trí tuệ còn mãi. Vậy việc khai thác và xử lí như thế nào sẽ hiệu quả? (nước ta mỏ dầu nhiều
nhưng chế biến kém nên phảo bán dầu thô với giá rẻ mà mua dầu đã chế biến) từ đó để học sinh thấy được
trách nhiệm của bản thân
- Hay đặt vấn đề, các nước nghèo khoáng sản như Nhật Bản, Hàn Quốc song vẫn là những nước giàu có, phát
triển? vì sao? Họ giáo dục học sinh thức được hoàn cảnh, tiềm năng tự nhiên của nước tà đó có trách nhiệm
nỗ lực phấn đấu phát triển trí tuệ, xây dựng công nghệ,..
- Giới thiệu về công nghệ hóa chất thấy nền sản xuất còn non trẻ, xong có tiềm năng từ đó định hướng nghề
nghiệp
- Giáo dục bảo vệ môi trường: ví dụ nói về tác dụng của oxi, ozon để S có thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ tầng
ozon, nói về tác hại của các khí thải công nghiệp để có thức bảo vệ môi trường, hay cập nhật những thông tin
mới như rác thải bệnh viện tái chế mà không qua xử lí diệt khuẩn
2. Giáo dục tinh thần quốc tế
Trong giai đoạn mới đat nước ra nhập WTO, khả năng hợp tác là quan trọng và hình thành khả năng làm việc
hợp tác qua phương pháp hạy học nhóm,…
Giới thiệu lợi ích của sự hợp tác quốc tê về các ngành công nghiệp hóa chất để thấy sự cần thiết của hợp tác
quốc tế
3. Giáo dục phẩm chất đạo đức, tư cách và trách nhiệm công dân
cần giáo dục HS có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, HS phải thấy được học cho bản thân, phải
yêu lao động, có tính kiên nhẫn sáng tạo. Bản thân giáo viên phải là tấm gương cho HS
* phương pháp:
- khen ngợi kết quả làm việc của học sinh dù là rất nhỏ, liên hệ kiến thức bài học với thực tiễn để các em yêu
tích có hứng thú với môn học
- giới thiệu các tấm gương lao động, nghiên cứu vượT khó của các nhà khoa học
- tổ chức học ngoại khóa
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC
Dạy học hóa học không chỉ cung cấp các kiến thức hóa học mà còn có nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho học
sinh. Để phát triển trí tuệ cần phát triển hoạt động nhận thức cho học sinh

Năng lực nhận thức bao gồm: năng lực tri giác, biểu tượng, chú y, trí nhớ, tư duy, hứng thú nhận thức, óc
thông minh, khả năng sáng tạo trong lao động, … Trong đó, đối với HS, đặc biệt chú y tới trí nhớ và tư duy
Vì sao môn hóa học có nhiều khả năng phát triển trí nhớ và tư duy cho HS?
- Hóa học là môn khoa học thực nghiệm –lí thuyết: từ thí nghiệm cụ thể xây dựng lên lí thuyết, quan điểm,
định luật (tức là phải có khả năng quan sát, phân tích và khái quát hóa). Ngược lại từ lí thuyết, vận dụng vào
nghiên cứu các chất cụ thể theo cách: dự đoán, xây dựng giả thuyết rồi sử dụng thí nghiệm kiểm nghiệm để
kết luận về giả thuyết; hoặc sử dụng thí nghiệm so sánh, đối chứng từ đó hình thành kiến thức mới. Nếu thí
nghiệm không phù hợp với khái niệm, định luật phải xây dựng định luật khía niệm mới, như vậy khái niệm
hóa học luôn phát triển và mở rộng. Sử dụng thao tác tư duy, phán đoán, khái quát hóa để tìm ra ban chất hiện
tượng hóa học
- Đối tượng của hóa học là những hạt vi mô, không nhìn thấy bằng mắt thường cũng như các dụng cụ thông
thường đòi hỏi phải có tư duy trừu tượng
NỘI DUNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHÂN THỨC CỦA HS
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
Chú trọng phát triển các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa và 3 phương pháp phán
đoán mới là suy lí quy nạp, suy lí diễn dịch và suy lí tương tự
1. Phân tích và tổng hợp:
Phân tích là hoạt động TD phân chí một vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố, bộ phận để nghiên cứu
Tổng hợp là những hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, các yếu tố đã được nhận thức để nhận thức cái toàn
bộ.
Đây là hai thao tác tư duy cơ bản nhất, thường sử dụng khí hình thành phán đoán mới và trong khi xây dựng
các thao tác tư duy khác (so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa).
Ví dụ: qua giải bài tập: phân tích các dữ kiện, từ đó tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện, tỏng hợ lại để có cáh
giải, rút ra kết luận từ bài tập
VD2: qua dạy lí thuyết
Dạy một chất: yêu cầu HS nghiên cứu các mặt: cấu tao, tính chất vật lí, hóa học, điều chế, ứng dụng sau đó
kết luận về tính chất đặc trưng, khả năng
VD3: qua dạy thí nghiệm
Quan sát, giải thích hiện tượng (phân tích) rồi kết luận (tổng hợp)
2. So sánh: Là xác định điểm giống và khác của sự vật hiện tượng, khái niệm

Trong dạy học hóa học hay sử dụng hai loại so sánh: so sánh tuần tự và so sánh đối chiếu
So sánh tuần tự: nghiên cứu xong từng đối tượng rồi mới so sánh, thường áp dụng với các chất cùng loại, VD
so sánh Al-Fe, oxi –S, metan-etilen, axetilen,..
So sánh đối chiếu: nghiên cứu hai đối tượng một lúc: thường so sánh khác loại thấy điểm khác, ví dụ so sánh
axit-bazo, P trắng-P đỏ, số oxi hóa, hóa trị, ăn mòn điện hóa – ăn mòn hóa học, so sánh tính chất của axit
sunfuric với các axit khác,…
So sánh giúp phân biệt và làm chính xác hóa các khái niệm giúp nhớ lâu, hiểu đúng
* Có 3 mức ss: ss theo dàn bài,vạn dụng kiến thức tìm nguyên nhân giống và khác nhau, tự lập bảng so sánh
Chia lớp thành 4 nhóm:
- các nhóm tự đặt tên
- mối nhóm thảo luận một trong các nội dung sau
1. Vai trò của dạy học hóa học trong việc hình thành thế giới quan DVBC thể hiện ở những nội dung hóa
học nào? Cho biết phương pháp thực hiện vai trò đó và giáo dục quan điểm vô thần khoa học?
2. Cho biết các phương pháp giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế và phẩm chất đạo đức khi dạy môn
hóa học
3. Trình bày nội dung và biện pháp rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích-tổng hợp, so sánh, khái quát hóa.
Cho ví dụ.
4. Trình bày nội dung và biện pháp rèn luyện ba phương pháp hình thành phán đoán mới: phép qui nạp, phép
suy diễn và phép loại suy. Cho ví dụ.
- thời gian làm việc trong 60-70 phút
- mỗi nhóm trình bày trong khoảng 15 phút (các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, nên đưa ra các yêu cầu đè
nghị mỗi bạn đề xuất n phương án, cả nhóm phân tích đánh giá)
Yêu cầu chuẩn bị bài buổi tiếp theo
1. Nguyên tắc xay dựng chương trình
2. Nghiên cứu chương trình sgk hóa học phổ thông (tóm tắt nội dụng các lớp theo từng ban), chương trình có
đảm bao các quy tắc không
3. xác định các kiến thức cơ bản và kiến thức về các chất
4. Thứ tự các chất được nghiên cứu trong chương trình theo quy luật nào

×