TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
ĐỀ TÀI 3: Tìm hiểu và phân tích cách thức mạng xã hội Zalo hoạt động và
mang lại lợi ích cho người dùng. Tìm hiểu về thực trạng phát triển của mạng
xã hội tại Việt Nam hiện nay.
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Huyền Trang
Mã lớp học phần: 2083PCOM0111
1
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu được ăn no, mặc đẹp thì nhu
cầu về giải trí của con người cũng ngày được nâng cao. Và sự phát triển của hệ
thống mạng tồn cầu nói chung và mạng xã hội Zalo nói riêng chính là một trong
những yếu tố góp phần đáp ứng nhu cầu ấy. Những năm gần đây, mạng xã hội đã có
bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mạng xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ
biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận
thơng tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tại Việt Nam, các mạng xã hội bắt đầu
du nhập từ những năm 2000 dưới hình thức các trang nhật ký điện tử (blog). Đối
tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất chủ yếu là học sinh, sinh viên và
người lao động. Họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng
internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ cũng
như những trào lưu trên thế giới. Ngày nay, bất kỳ ai chỉ với một chiếc điện thoại
thơng minh, một máy tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối internet đều có thể
tham gia vào mạng xã hội. Với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng,
mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích. Đến nay, Việt Nam có khoảng 600 mạng xã
hội được cấp giấy phép hoạt động với khoảng 35 triệu người dùng, chiếm 37% dân
số. Sự xuất hiện liên tiếp của các mạng xã hội Việt Nam trong năm qua cho thấy xu
thế vùng lên mạnh mẽ của các nền tảng nội trước sức ép cạnh tranh đến từ các
doanh nghiệp nước ngoài. Các mạng xã hội khá phổ biến của Việt Nam như Zalo,
Mocha, Gapo, Lotus… Trong số đó thì Zalo được biết đến là mạng xã hội thân thiện
với người dùng, được nhiều người biết đến và nhiều tầng lớp khác nhau sử dụng
phổ biến một cách rộng rãi.
Nội dung của bài luận sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách thức mạng xã
hội Zalo hoạt động, lợi ích mang lại cho người dùng và thực trạng phát triển của
Zalo tại Việt Nam hiện nay. Trong quá trình thực hiện, do trình độ và thời gian có
hạn cùng với việc lấy thơng tin chính xác cịn nhiều hạn chế, do đó khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm em rất mong nhận được ý kiến của mọi người
để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG XÃ HỘI ZALO
1.1. Giới thiệu về công ty
VNG là công ty Internet tiên phong đầu tiên tại Việt Nam và công nghệ hàng
đầu tại Việt Nam. Trong tập đồn cơng ty của VNG có khoảng 2000 kỹ sư và cùng
các nhân viên hoạt động về những lĩnh vực phát triển cũng như là game, nội dung
số và giải trí trực tuyến, liên kết về cộng đồng phần mềm và tiện ích, các sản phẩm
về cổng thanh tốn…
VNG có cái tên thuở sơ khai là Vinagame,và được thành lập từ năm 2004,sau
khi mà công ty được thành lập thì đã nhanh chóng khai thác được tiềm năng của
mình trong lĩnh vực game, và lúc đó thì lĩnh vực game cịn khá là sơ khai của Việt
Nam, với thời ấy thì bằng cách phân phối game ngoại hoặc nội địa hoá cho game.
Và những dấu ấn về game của họ lúc bấy giờ là Võ lâm truyền kỳ, kiếm thế, Zing
play, Gunny,…mãi đến năm 2010 thì đổi thành VNG để thể hiện tham vọng về đa
ngành nghề của mình.
Cơng ty tập đồn VNG ln mang trong mình một tinh thần là đón nhận
thách thức mới, cùng với đó là một tầm nhìn mang tính dài hạn, VNG sẽ ln tiếp
tục đóng góp cho cộng đồng người Việt Nam nói chung và cộng đồng những người
chơi game, u thích game nói riêng những sản phẩm về internet và những công
nghệ thiết thực nhất.
Đang trên một con đường đó là kiến tạo mang đến lợi ích cho cộng đồng,
VNG luôn luôn sẵn sàng để trao cơ hội của mình cho các bạn trẻ tài năng thể hiện
về khả năng sáng tạo cũng như nguồn trí thức mới dồi dào.
1.2. Giới thiệu chung về Mạng xã hội Zalo
Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di
động và cả máy tính cá nhân với các đặc điểm nổi bật: thực hiện cuộc gọi video và
âm thanh miễn phí cho người dùng Zalo khác, bất kể họ ở đâu trên thế giới, tính
năng thoại trong vòng 5 phút.
Zalo là một dịch vụ OTT (viết tắt của Over the top - là thuật ngữ chỉ những
dữ liệu được cung cấp trên nền tảng Internet nhưng không một nhà cung cấp mạng
hay bất kỳ tổ chức nào có thể can thiệp tới).
Zalo từng lọt top ứng dụng được nhiều người tải về nhất. Cũng như
Facebook, Zalo cho phép người dùng có thể nhắn tin, gọi điện trị chuyện cùng bạn
bè một cách miễn phí ở bất cứ đâu. Đặc biệt ứng dụng này do người Việt tạo ra và
được phát triển bởi Vinagame.
Zalo là từ kết hợp của Zing và Alo (câu thường được nói khi nghe máy ở Việt
Nam).
3
Ứng dụng Zalo xuất hiện trên thị trường vào 08/08/2012 và đến tháng
12/2012 thì ứng dụng nhắn tin thuần Việt này bắt đầu hoạt động ổn định và dần phổ
biến tại thị trường Việt Nam, hạ gục nhiều đối thủ đáng gờm trước đó.
1.3. Tính năng, tiện ích của mạng xã hội Zalo
Zalo cung cấp đầy đủ các tính năng phổ biến của mạng xã hội như : Nhắn
tin, gọi điện ( thoại và video), chia sẻ đa phương tiện trên dịng thời gian, chat
nhóm, thanh tốn qua ZaloPay, tính năng tin nhắn thoại trong vịng 5 phút, gửi
giọng nói, nhãn dán, tin nhắn vị trí miễn phí; cịn có chức năng Nhật ký để người
dùng đăng cảm xúc và tải ảnh….
Bên cạnh đó trong thời gian gần đây, Zalo cũng nâng cấp rất nhiều các tính
năng mới đáp ứng các nhu cầu của người dùng: tùy chọn điều chỉnh giao diện sáng
tối, chơi game mà không cần tải ứng dụng về máy, giải đáp những vấn đề hành
chính nhờ vào những Cổng hành chính cơng của các tỉnh, chia sẻ vị trí trên zalo,
chia sẻ hình ảnh Zalo sang những ứng dụng khác trên smartphone, nâng cấp quyền
riêng tư của người dùng ngày càng cao…
Các tiện ích Zalo cũng cập nhật những cách sử dụng mới như: Đặt mã khóa
Zalo, cập nhật danh bạ, đồng bộ danh bạ với ứng dụng, kết bạn bằng QR Code, sử
dụng Zalo trên nền máy tính hoặc nền Web,..
Các cuộc gọi và tin nhắn hồn tồn miễn phí. Zalo sử dụng kết nối internet
để thực hiện các chức năng, Zalo sử dụng dữ liệu, do đó, có thể phải trả phí nếu bạn
ở nước ngoài và sử dụng chuyển vùng hoặc nếu bạn đã hết dữ liệu trong gói của
mình. Sử dụng Wifi càng nhiều càng tốt để tránh các khoản phí này.
Có thể nói, Zalo đang ngày càng được nâng cấp và đổi mới từng ngày nhằm
mục đích phục vụ nhu cầu của người dùng ngày càng cao và có khả năng gắn bó lâu
dài với sản phẩm.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Lượng người dùng Zalo ngày càng gia tăng và theo số liệu thống kê vào năm
2018, Zalo đã cán mốc 100 triệu người dùng.
Doanh thu chủ yếu của Zalo đến từ quảng cáo, thương mại điện tử và game,
ngoài ra Zalo cịn có nguồn thu từ các dịch vụ công. Theo báo cáo của Giám đốc
phát triển VNG, trong năm 2015, doanh thu quảng cáo chiếm 12% tổng doanh thu
của cả năm, đạt khoảng 250 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy doanh thu của Zalo đang
ngày càng gia tăng và thị trường này ngày càng đạt tiềm năng.
4
5
PHẦN 2: PHÂN TÍCH MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA MẠNG XÃ HỘI
ZALO
2.1. Mục tiêu giá trị
Trong thời kỳ toàn cầu hóa, hàng loạt các cơng cụ và tiện ích về Internet và cơng
nghệ thơng tin nước ngồi đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, thì các sản
phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt ra đời và được rất nhiều bạn trẻ Việt yêu
thích và tin dùng. Trước khi Zalo ra đời, người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đa
phần sử dụng ứng dụng của nước ngoài nên có những bất tiện về cách thức sử dụng
và ngơn ngữ. Do đó Zalo được ra đời và có mục tiêu giá trị chủ yếu là mang lại cho
người dùng Việt Nam một sự thuận tiện vì đây là ứng dụng trị chuyện miễn phí
thuần Việt đa phương tiện trên điện thoại di động, là cơng cụ có thể giao tiếp và kết
nối bạn bè ở mọi lúc mọi nơi. Lí do mà người sử dụng Smartphone tại Việt Nam lựa
chọn Zalo vì nó cung cấp những tính năng từ cơ bản tới nâng cao cho người dùng
như:
Trình nhắn tin miễn phí với tốc độ nhanh và có tính ổn định cao.
Tương thích với các nền tảng dành cho mobile như iOS, Windows Phone và
Android.
• Liên kết khơng giới hạn với các mạng xã hội hàng đầu hiện nay như
Facebook hay Zing Me, Zing…
•
•
•
Sản phẩm dành cho người Việt, từ nội dung, thiết kế, giao diện.
•
Ln có các bản cập nhật mới hỗ trợ vá lỗi, bổ sung tính năng.
2.2. Mơ hình doanh thu
Mơ hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi
nhuận, và mức lợi nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư. Mơ hình doanh thu được coi là
chiến lược quản lí các luồng doanh thu của doanh nghiệp và các nguồn lực cần thiết
cho từng luồng doanh thu đó. Mơ hình doanh thu mà Zalo hướng tới là mơ hình
doanh thu quảng cáo và mơ hình doanh thu liên kết. Cụ thể như sau :
•
Mơ hình doanh thu quảng cáo :
Quảng cáo cho Official Account: tạo quảng cáo hiển thị nhằm tăng lượng quan
tâm, tăng tương tác và giới thiệu trang Zalo của doanh nghiệp, cửa hàng. Quảng cáo
sẽ hiển thị trên Nhật ký của người dùng Zalo và hệ thống network của Zalo.
Quảng cáo giới thiệu sản phẩm: sử dụng với các Official Account đã tạo gian
hàng (shop), hiển thị quảng cáo sản phẩm lên Nhật ký người dùng Zalo và hệ thống.
Quảng cáo shop trên danh mục nổi bật: hiển thị Official Account khi người dùng
bật trình tìm kiếm Official Account trên ứng dụng Zalo.
6
•
Mơ hình doanh thu liên kết :
Quảng cáo cho website: tạo quảng cáo có hình ảnh, nội dung khi người xem
click sẽ dẫn đến website. Quảng cáo sẽ hiển thị trên Nhật ký của người dùng Zalo
và hệ thống network của Zalo.
Hiện tại Zalo tính phí quảng cáo theo lượt nhấp chuột, tối thiểu định giá 290
VNĐ một click chuột vào quảng cáo. Ngân sách có thể được đặt cho toàn chiến
dịch hoặc theo từng ngày.Với sự hoàn thiện của Official Account, quảng cáo trên
Zalo ngày càng được quan tâm hơn và bắt đầu đã có những dấu hiệu chứng tỏ đây là
một mơ hình doanh thu hợp lý.
2.3. Cơ hội thị trường:
- Kích thước thị trường: Tính đến năm 2016, có 36.5 triệu người sử dụng
smartphone, vào năm 2017 tăng thêm khoảng 7.2 triệu người, đưa số người sử dụng
smartphone so với tổng số dân nước ta đạt 45.5%. Đặc biệt smartphone cũng là thiết
bị đứng đầu trong danh sách thiết bị được sử dụng để truy cập internet ( 85% năm
2016 ). Theo báo cáo của Zalo số lượng người dùng đạt mốc 80 triệu người, Zalo là
một trong những ứng dụng có lượt tải nhiều nhất trên cả Android và iOS. Đối tượng
khách hàng trẻ từ 18 – 35 tuổi.
- Mức tăng trưởng tiềm năng: Theo số liệu thống kê Internet Việt Nam 2019, người
dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để hoạt động mạng
Internet, dùng trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, trong đó ngày càng
nhiều các số thuê bao được dùng để đăng kí tài khoản Zalo.
Năm 2014, zalo bước qua năm thứ 2 hoạt động trên nền mobile và sắp cán
mốc 20 triệu người dùng. Zalo dần trở thành mảng kinh doanh cốt lõi của doanh
nghiệp, trong giai đoạn 2013-2017 tốc độ tăng trưởng tới gần 90%
- Đối thủ: Chỉ còn Viber do Line và Kakao tuyên bố rút khỏi thị trường và Wechat
(Trung Quốc) đang dần biến mất sau scandal tích hợp bản đồ “Đường lưỡi bò” vào
sản phẩm hồi tháng 1/2013.
2.4. Chiến lược thị trường
- Tấn công vào phân khúc thị trường đại chúng. Trong khi các đối thủ chỉ tập trung
vào các máy smartphone cao cấp cùng 3G và Wi-Fi, thì Zalo lại quan tâm cả tới
dịng máy điện thoại bình dân của Nokia và cho phép ứng dụng của mình chạy tốt
trên cả 2G và 2,5G, vậy nên vùng phủ sóng rất rộng.
- Thương hiệu ln tạo ra sự khác biệt với những đặc điểm của sản phẩm thuần
Việt, với văn hóa và nội dung đậm chất Việt Nam khi sử dụng.
- Chiến lược marketing, trong thời điểm người dùng phát hiện một ứng dụng nhắn
tin miễn phí của Trung Quốc (We Chat) có tích hợp bản đồ “Đường lưỡi bò”, Zalo
đã chọn biện pháp marketing cùng với niềm tự hào dân tộc để thu hút người dùng
trong nước sử dụng sản phẩm của mình.
7
- Trước các đối thủ mạnh mẽ như Viber, Facebook Mesenger,… việc nắm lấy điểm
mấu chốt là khẳng định thương hiệu Việt để tấn công vào tâm lý của người Việt là
một chiêu thức đúng đắn.
2.5. Môi trường cạnh tranh
Là một trong những ứng dụng nhắn tin và gọi điện “made in Việt Nam” của
tập đoàn VNG, Zalo ngày càng được nhiều người sử dụng và nâng cao hình ảnh
thương hiệu của mình trong lịng người dùng Việt Nam. Khơng những vậy, Zalo cịn
đón nhận những phản hồi tích cực từ cộng đồng người dùng vì tính địa phương hóa
cao, nhắm vào những nhu cầu thiết thực của người dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên,
trong thời điểm hiện nay, zalo bắt đầu phải đối mặt với nhiều đối thủ nặng ký đến từ
các thương hiệu Việt. Điển hình hiện nay có thể kể đến như:
Gapo - mạng xã hội của G-group. Được xây dựng từ tháng 04/2019, thành
lập bởi công ty CP công nghệ Gapo – một công ty thành viên của Cơng ty cổ phần
tập đồn G-Group hiện đang sở hữu nhiều thương hiệu, dịch vụ công nghệ hàng đầu
tại Việt Nam. Mạng xã hội này nhắm đến đối tượng chính là giới trẻ, phát triển dựa
trên những hành vi sử dụng của giới trẻ Việt Nam. Nhìn chung thì GAPO cũng
giống như mạng xã hội Facebook, nhưng ít chức năng hơn, giao diện to hơn, sáng
hơn Facebook. Gapo chiếm trọn sự chú ý của công chúng khi khẳng định hướng
đến mục tiêu 3 triệu người dùng vào năm 2020 và 50 triệu người dùng vào năm
2021. Nói về mặt hiệu năng, ngay trên cả nền tảng web lẫn ứng dụng, GAPO khá
chậm, còn xảy ra rất nhiều lỗi.
Lotus – Mạng xã hội Việt của Vccorp. Mạng xã hội Lotus lấy nội dung và
trải nghiệm người dùng làm trọng tâm, với mục đích chính là tạo nên một nền tảng
hỗ trợ cho các nhà sản xuất nội dung và các cá nhân thỏa sức sáng tạo để tạo ra các
nội dung chất lượng hơn phục vụ người sử dụng. Người dùng sẽ được tự tay sắp
đặt, làm chủ cách đăng bài sinh động và mới lạ (hình ảnh, văn bản và video xen kẽ
nhau) theo mục đích của mình để tạo ấn tượng. Người dùng có thể cá nhân hố và
sắp xếp trang cá nhân theo sở thích chứ khơng gị bó theo khn mẫu cố định của
ứng dụng.
Biztime - mạng xã hội liên kết với ví điện tử dựa trên công nghệ blockchain
và Big Data. Mạng xã hội này lập ra với kỳ vọng… thay thế Facebook trong tương
lai và hiện hỗ trợ các nền tảng website, Android và iOS. Tuy nhiên, đến thời điểm
hiện tại khi truy cập vào mạng xã hội này có thể thấy tham vọng của họ gần như xa
vời. Giao diện sao chép y hệt Facebook, thiếu sự tham gia của người dùng và khơng
có sự mới mẻ nào so với Facebook và các mạng xã hội khác khiến Biztime trở nên
vắng vẻ và lạc lõng.
8
Viber – là một phần mềm nhắn tin nhanh dựa trên giao thức VoIP đa nền tảng
do Viber Media phát triển cho điện thoại thông minh dùng để nhắn tin và thực hiện
cuộc gọi qua Internet, Cùng với văn bản, người dùng có thể trao đổi hình ảnh,
video, âm thanh.
Mặc dù gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng với sự sáng tạo, mới mẻ,
cộng thêm nhiều tính năng là lợi thế độc đáo thì Zalo xứng đáng là một mạng xã hội
điển hình, được nhiều người biết đến hiện nay.
2.6. Lợi thế cạnh tranh
Hoạt động trên nền tảng di động (Ứng dụng OTP) tương tự như Viber,
Whatapp, Line, Wechat,… Zalo được phát triển bởi công ty VNG và ra mắt phiên
bản đầu tiên vào ngày 8/8/2012. Tuy nhiên, tại thời điểm ban đầu, Zalo không gây
được sự chú ý với người sử dụng tại Việt Nam.Sau này, do có những lợi thế so với
các ứng dụng cùng loại khác như tương thích với chất lượng mạng ở Việt Nam nên
đạt được tốc độ nhắn tin, gọi thoại nhanh, liên tục được cải tiến, cộng thêm sự đầu
tư bài bản cho tiếp thị, Zalo nhanh chóng đạt được sự bứt phá và đến tháng 8/2017,
Zalo đạt được con số 80 triệu người dùng, lớn hơn số người dùng Facebook tại
nước ta.
Zalo tập trung vào xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt. Zalo quảng bá
mình thơng qua những hình ảnh thân thiện với văn hóa và nội dung đậm chất Việt
Nam khi sử dụng.
Zalo tích cực tổ chức các sự kiện về cơng nghệ. Điển hình như ngày
21/12/2017 vừa qua, sự kiện Zalo AI Summit – được biết là hội thảo chuyên nghiệp
đầu tiên về AI tại Việt Nam, diễn ra đã gây được ấn tượng với đông đảo mọi người,
đặc biệt là với người u thích cơng nghệ. Ngồi ra, zalo cũng thường xuyên tổ
chức các cuộc thi thu hút giới trẻ, với mong muốn gắn kết và kết nối nhiều hơn với
giới trẻ, tổ chức các buổi họp mặt fan gặp gỡ người nổi tiếng để quảng bá hình ảnh
đến đơng đảo mọi người.
Tổ chức và có mặt trên nhiều mặt trận cũng là một lợi thế cạnh tranh đối với
zalo. Thường xun có nhiều chương trình tri ân đem lại lợi ích cho khách hàng.
Tạo ra những trào lưu mới mẻ, là sân chơi cho người dùng thỏa thích làm những gì
mình muốn.
2.7. Sự phát triển của Zalo
Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di
động. Zalo là một OTT ( Over The Top là giải pháp cung cấp nội dung cho người sử
dụng dựa trên nền tảng Internet) thuần Việt, một sản phẩm của Zing VNG.
9
Năm 2012:
Zalo được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của công ty VNG. Phiên bản đầu tiên
được ra mắt vào ngày 08/08/2012 không nhận được sự quan tâm nhiều từ người
dùng .Ngay từ khi ra đời Zalo gặp rất nhiều trở ngại từ các đối thủ lớn như Skype,
Viber, hay Line. So với các ông lớn tên tuổi thành danh kia thì Zalo khơng là gì cả,
khi đó nhiều người bắt đầu hoài nghi tham vọng của VNG đưa Zalo trở thành ứng
dụng nhắn tin tốt nhất cho người Việt. Bởi lẽ chẳng có một cơ hội nào cho VNG
làm được điều đó.
Tháng 9/2012, Zalo có mặt trên 3 nền tảng iOS, Android và Nokia s40
Khởi động từ tháng 12/2011 và ra mắt phiên bản thử nghiệm vào tháng
8/2012 (nhân dịp kỷ niệm Zing 5 tuổi), nhưng Zalo gặp phải khó khăn từ chính điều
tưởng như là điểm mạnh, như dùng Zing ID để đăng nhập, sử dụng chung nền tảng
chat của Zing Me... Cũng vì thế, phải đến tháng 11/2012, VNG mới hồn thiện
phiên bản chính thức trên 3 nền tảng iOS, Android và Nokia S40.
Tháng 12/2012, Zalo chính thức ra mắt, đi theo mơ hình mobile-first và
nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người dùng Việt Nam nhờ việc sản phẩm
hoạt động tốt, ổn định trên hạ tầng mạng Việt Nam.
Năm 2013:
Ứng dụng thuần Việt có bước nhảy vọt lên vị trí số (1/2013) trên bảng xếp
hạng App Store Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn ra mắt phiên bản chính thức,
khơng phải bằng những điều độc đáo, gây kinh ngạc mà đơn giản bằng tính năng cơ
bản nhất của OTT: nhắn tin miễn phí nhanh và ổn định nhất, ở mọi lúc, mọi nơi.Với
một đội ngũ thiết kế toàn người Việt, ứng dụng này sở hữu hàng loạt các sticker
mang đậm hồn Việt. Zalo cũng cho phép người dùng tìm kiếm bạn bè ở xung quanh,
hoặc đăng ký theo dõi hoạt động của các nhân vật nổi tiếng thông qua tiểu blog.
Ứng dụng này cũng tích hợp tính năng gửi tin nhắn hình ảnh, một điều không thể
thiếu trong thời đại mobile. Chưa hết, việc vận hành ổn định hơn cũng là một ưu thế
của Zalo so với các đối thủ ngoại. Đi kèm với đó, người dùng sẽ khơng phải lo lắng
về yếu tố bảo mật như WeChat, bởi ứng dụng do một cơng ty Việt Nam phát triển.
Ngồi tính năng gửi tin nhắn miễn phí qua mạng, Zalo cũng có tính năng chat
nhóm, phân loại theo các nhóm chủ đề mà người dùng quan tâm, giống như trên các
diễn đàn. Đây là một tính năng khơng được các ứng dụng nước ngồi chú trọng. Tất
cả những ưu điểm ở trên đã giúp Zalo trở thành ứng dụng tin nhắn miễn phí được ưa
chuộng tại Việt Nam, với khoảng hơn 500.000 người dùng (tính đến cuối tháng
1/2013). Tại Việt Nam, Zalo đang đứng số 1 về lượng download với các ứng dụng
tin nhắn và ứng dụng miễn phí trên bảng xếp hạng ứng dụng iOS, dành cho các
dòng iPhone. Trên Google Play, kho ứng dụng dành cho máy dùng hệ điều hành
Android, Zalo đứng thứ 2. Chuyên trang về công nghệ Techinasia nhận định: “Với
bản cập nhật mới nhất của Zalo, có thể dự đoán ứng dụng này sẽ trở thành nền tảng
phổ biến bậc nhất đối với người dùng di động tại Việt Nam”.
10
Tới đầu tháng 2/2013, Zalo tiếp tục có bản cập nhật lớn trên Android, iOS và
Symbian. Theo đánh giá của Techinasia: “Bản cập nhật này giúp ứng dụng vận hành
mượt hơn, thêm dịch vụ theo dõi tiểu blog của các nhân vật nổi tiếng, khắc phục các
lỗi khiến ứng dụng hoạt động không ổn định, và thêm vào một biểu tượng ứng dụng
Retina. Như vậy cuối cùng, Việt Nam cũng đã có một sản phẩm đáng tin cậy, cạnh
tranh với những KakaoTalk, WeChat, Line, WhatsApp hay Viber”.Cũng vào thời
điểm này, Zalo được bình chọn vào top những ứng dụng di động sáng tạo nhất châu
Á trên Techinasia.
Tháng 4/2013, Zalo là một trong sáu sản phẩm trong nhóm cơng nghệ nhận
giải thưởng Sao Khuê 2013. Nhờ tấn công vào những điểm thiết yếu nhất trong nhu
cầu hiện tại của người dùng Việt Nam và chứng tỏ ưu thế của mình so với các đối
thủ, Zalo nhanh chóng thu hút được lượng lớn khách hàng.
Sau khi cán mốc 2 triệu người dùng vào đầu tháng 5/2013 ( khoảng 20 triệu
tin nhắn), ứng dụng thuần Việt đạt khả năng phát tán tự nhiên như Facebook và
chính thức trở thành OTT số 1 Việt Nam. Zalo vượt mốc 5 triệu người dùng
( khoảng 50 triệu tin nhắn) được công bố vào ngày 25/9/2013 và vị trí đứng đầu,
cách xa so với các OTT ngoại như Line, Kakaotalk trên các bảng xếp hạng quan
trọng như App Store, Google Play và cả phiên bản mới của Zalo trên Windows
Phone.
Trong năm 2013 Zalo đã phát triển rộng rãi có mặt khắp 63 tỉnh/ thành phố
trên đất nước Việt Nam. Ngay cả những vùng xa xôi hải đảo như Trường Sa, Hồng
Sa, Bạch Long Vĩ cũng có sự góp mặt của Zalo. Trong năm 2013, OTT này cũng đã
tiến hành hỗ trợ kích hoạt sử dụng ở bên ngoài Việt Nam với số lượng quốc gia/
vùng lãnh thổ lên đến 29.
Năm 2014:
So với con số một triệu người dùng đạt tháng 3/2013, OTT Việt Nam đã tăng
trưởng 10 lần chỉ sau một năm.20/3/2014, Zalo chính thức đạt 10 triệu người dùng,
với 120 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày. So với con số 1 triệu vào
tháng 3/2013, OTT Việt Nam đã tăng trưởng 10 lần chỉ sau 1 năm. Đạt mốc 10 triệu
người dùng, Zalo đã phủ sóng 50% thị trường điện thoại thơng minh ở Việt Nam và
cho thấy sự bắt nhịp của ứng dụng Việt trong bối cảnh OTT đang bùng nổ trên toàn
cầu. Từ khi ra mắt vào cuối 2012, Zalo được người dùng đánh giá cao ở tính năng
tin nhắn thoại cũng như tốc độ gửi tin nhanh, ổn định. OTT này liên tục chiếm vị trí
dẫn đầu các bảng xếp hạng ứng dụng iOS, Android, Nokia đến Windows Phone.
Zalo là ứng dụng Việt Nam duy nhất được cài đặt sẵn trên Nokia X – smartphone
chiến lược ra mắt đầu tháng 3/2014 của hãng điện thoại hàng đầu thế giới. Đến
tháng 11/2014, Zalo cán mốc 20 triệu người dùng, ước tính mỗi ngày Zalo có 400
triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống.
Tháng 11/2015, Zalo đạt mốc 40 triệu người dùng.
11
Tháng 4/2016, Zalo đạt mốc 50 triệu người dùng. Song song với việc phục
vụ tập khách hàng trong nước, Zalo cũng đã phát hành phiên bản thử nghiệm tại thị
trường Myanmar vào tháng 6/2016 và thu hút hơn 2 triệu người sử dụng tại quốc
gia này chỉ trong vòng 4 tháng.
Năm 2017:
Zalo công bố đã chạm mốc 70 triệu người dùng có mặt nhiều quốc gia trên
thế giới như: Việt Nam, Hoa Kỳ, Myanmar, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,
Malaysia, Ả Rập Saudi, Angola, Sri Lanka.... Phần mềm này chỉ mất 10 tháng để có
thêm 20 triệu đăng ký mới. Sau cột mốc này, mục tiêu quan trọng của Zalo vẫn là
tối ưu hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu người dùng Việt. Sắp tới, Zalo tập trung hỗ
trợ việc trao đổi hình ảnh, video trong quá trình liên lạc giữa người dùng với nhau.
Từ khoảng cuối 2016 đến nay, Zalo đã và đang giới thiệu các tính năng liên
quan đến camera như chia sẻ hình ảnh, video hiển thị trong 24 giờ, tin nhắn ảnh tự
huỷ, chụp ảnh, quay video clip đính kèm hiệu ứng, phát trực tiếp video trong
nhóm…Giao diện của sản phẩm cũng được thay đổi rõ rệt với ưu tiên phục vụ xu
hướng này khi biểu tượng “camera” được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, thuận tiện trên
khung cửa sổ nhắn tin. Khu vực hình ảnh, video, giọng nói, check-in được phân
chia rõ rệt. Bên cạnh đó, dù là chụp ảnh, quay video thơng thường hay sử dụng tính
năng Khoảnh khắc trên Zalo, người dùng đều có thể biến tấu tin nhắn ảnh/video của
mình sáng tạo hơn thông qua việc chèn chữ màu sắc, sticker, kho hình nền và phụ
kiện sống động. Các tiện ích đi kèm khơng chỉ gia tăng trải nghiệm mà cịn xoá bỏ
sự nhàm chán trong các cuộc hội thoại nhắn tin thông thường.
Không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, Zalo cịn được người dùng ưa
thích bởi họ có thể tìm thấy nhiều dịch vụ tiện ích cho các nhu cầu thiết yếu hàng
ngày như mua sắm, đi lại, ăn uống, sức khoẻ, điện nước trên nền tảng này (như sự
kiện hàng chục nghìn bà nội trợ đã được hưởng lợi từ chương trình “Tết Việt, nhận
quà khủng” do siêu thị Co.opmart triển khai trên Zalo)
Ngoài ra, Zalo hiện được ứng dụng trong hoạt động của nhiều cơ quan nhà
nước và đang phát huy hiệu quả trong việc tương tác với người dân. Tiếp nối thành
công của Tổng công ty Điện lực TP.HCM với dịch vụ tra cứu và thanh toán tiền
điện, Bộ Y Tế với sổ tiêm chủng và cung cấp thông tin cải thiện sức khoẻ, hiện Tổng
Đài hành chính Cơng Đà Nẵng mở rộng việc sử dụng Zalo sang tra cứu vệ sinh an
toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Đồng Nai đã áp dụng Zalo để phục vụ cho công tác
cải cách quản lý thủ tục hành chính của tỉnh, bắt đầu từ cuối 2016.
Năm 2018:
Zalo chính thức cán mốc 100 triệu người dùng với mục tiêu sắp tới là tối ưu
hóa hệ thống để phục vụ người dùng tốt hơn và mang đến những cập nhật hữu ích.
ứng dụng khơng chỉ đáp ứng nhu cầu liên lạc mà còn là nền tảng được các cơ quan
Nhà nước sử dụng để xây dựng chính quyền 4.0. Đến tháng 5/2018, đã có hơn 20
tỉnh thành gồm Đà Nẵng, Đồng Nai, Tiền Giang, Thái Bình, Đồng Tháp, Quảng
12
Ngãi... chọn Zalo để giải quyết các thủ tục hành chính và tương tác với người dân.
Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực của xã hội khi người dân chỉ cần ngồi
tại nhà với một chiếc smartphone cũng có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng hồ sơ, góp
ý với các cơ quan Nhà nước hoặc cập nhật những thơng tin, chính sách, dự thảo luật
mới nhất.
Người dùng có thể dễ dàng mua sắm trên Zalo Shop với những ưu đãi hấp
dẫn, tra cứu xe bus phục vụ đi lại, tra cứu thông tin thời tiết, mua vé máy bay, tra
cứu vệ sinh an toàn thực phẩm các cửa hàng ăn uống, cập nhật thông tin y tế, đặt
lịch khám, thanh tốn hóa đơn điện nước. Bên cạnh đó, Zalo cũng là kênh tiếp cận
và tương tác với khách hàng hiệu quả. Hàng loạt các thương hiệu lớn như
Sunhouse, Asanzo, Juno… đến từ nhiều ngành hàng khác nhau đang triển khai các
dịch vụ bán hàng trên nền tảng Zalo.
Zalo tiếp tục tối ưu hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu liên lạc của người
dùng Việt cũng như tiếp tục mang đến những tiện ích hữu dụng hơn cho cuộc sống.
Ngồi ra, ứng dụng cũng thêm nhiều tính năng có liên quan đến camera như chia sẻ
hình ảnh tốc độ cao, ra mắt tính năng video hiển thị trong 24h, tin nhắn ảnh tự huỷ,
chụp ảnh, quay video clip đính kèm hiệu ứng, phát trực tiếp video trong nhóm. Các
cải tiến đi kèm khơng chỉ gia tăng trải nghiệm mà cịn xố bỏ sự nhàm chán trong
các cuộc hội thoại nhắn tin thơng thường. Ngồi ra, Zalo cũng sẽ liên tục tích hợp
các dịch vụ của bên thứ 3 lên nền tảng để phục vụ khách hàng.
Sản phẩm này tiếp tục nhận được sự ủng hộ ổn định của người dùng Việt và
đạt mốc 100 triệu người dùng sau 5 năm 5 tháng. Mỗi ngày ứng dụng giúp người
dùng gửi nhận khoảng 900 triệu tin nhắn, 50 triệu phút gọi, 45 triệu hình ảnh. Ngồi
lãnh thổ Việt Nam, Zalo hiện đang là công cụ giao tiếp của cộng đồng người Việt
khắp thế giới.
Sau khi chạm được cột mốc 100 triệu người dùng, cho đến nay, Zalo vẫn
không ngừng cải tiến và đưa tới người sử dụng những phiên bản cập nhật với chức
năng, tiện ích mới, ln ln là một nền tảng được khách hàng tin tưởng sử dụng
phổ biến.
Năm 2019:
Theo thống kê của Viện chiến lược thông tin và truyền thông công bố, vào
đầu năm 2019, Zalo có gần 47 triệu người dùng với thời gian sử dụng là 2,12
giờ/ngày. Nếu kê khai chi tiết, hiện này mỗi ngày trên Zalo, người dùng gửi và nhận
gần 1 tỷ tin nhắn, 50 triệu phút gọi và 45 triệu tấm hình.
Với kết quả này, Zalo chỉ đứng sau Facebook với thời gian sử dụng 3,55
giờ/ngày và 60 triệu người dùng và Youtube là 2,65 giờ/ngày với 50 triệu người
13
dùng. Tuy nhiên, thơng tin từ phía Zalo cho biết, ứng dụng này đã đạt trên 100 triệu
người tải về và đăng ký sử dụng, vượt mặt cả Facebook.
14
PHẦN 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
Trong thời đại bùng nổ công nghệ số 4.0, các mạng xã hội trở nên phổ biến hơn
bao giờ hết. Mạng xã hội khiến mọi thứ chuyển dịch dần từ offline sang online. Hầu
hết các thống kê đều cho rằng giới trẻ là thành phần chính sử dụng mạng xã hội,
hoặc thậm chí là thực trạng nghiện mạng xã hội, sống ảo của những người trẻ….Có
lẽ đã có quá nhiều câu chuyện xoanh quanh về việc sử dụng mạng xã hội của giới
trẻ hiện nay tại Việt Nam. Các bài báo cáo thống kê cũng luôn tập trung và nói rằng
phần trăm sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam phần lớn nằm ở độ tuổi 16 đến 35.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng độ tuổi 16-35 (nằm trong khoảng 15-64 tuổi) có
tỷ lệ lớn vượt trội. Vậy nên, ngồi lý do giới trẻ thường nhanh chóng cập nhất xu
thế mới, thì khơng có gì q kỳ lạ khi họ chiếm phần lớn lượng người sử dụng
mạng xã hội tại Việt Nam.
Ngoài ra giới trẻ hiện nay có xu hướng cá nhân hố cao nên họ cũng thường đặt
nhiều sự quan tâm, chú ý hơn cho chính độ tuổi của mình. Nhưng dễ dàng nhận ra
rằng hầu hết những người lớn trên độ tuổi 35 cũng sử dụng mạng xã hội với tần suất
cao.
Thực tế xét về độ nổi tiếng thương hiệu thì Zalo tại Việt Nam được xếp ngang
ngửa so với Facebook - mạng xã hội của giới trẻ. Bạn không thấy bố mẹ, ông bà sử
dụng Facebook, hoặc họ có nick Facebook nhưng lại khơng hoạt động nhiều? Nếu
coi Facebook là “lãnh địa” của giới trẻ, thì Zalo chính là sân hoạt động của người
lớn tuổi hơn.
15
Một dữ liệu sơ cấp cho thấy rằng có đến khoảng 91% người từ độ tuổi 35 trở
lên sinh sống tại các thành phố lớn thuộc đô thị loại 1 có sử dụng mạng xã hội, phần
cịn lại khơng sử dụng mạng xã hội phần lớn là những người độ tuổi 70-75 trở lên.
Bạn không thấy bố mẹ bạn sử dụng Facebook không đồng nghĩa với việc họ không
sử dụng mạng xã hội. Đúng là họ có thể khơng có tài khoản Facebook, nhưng có lẽ
họ sẽ có tài khoản Zalo và hoạt động online tại đó nhiều hơn.
91% là một con số không hề nhỏ và gần như là tuyệt đối. Dễ dàng nhận thấy việc
thực tế kiểm nghiệm lại giả thuyết đã đưa ra bằng chứng là những con số cụ thể.
⇒
Thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay của người lớn tại Việt Nam cũng
đang trên đà phát triển.
Nhưng khi tâm lý khách hàng thay đổi, và lượng người lớn tuổi sử dụng mạng
xã hội cũng tăng nhanh, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận đến với độ tuổi khách
hàng này qua digital marketing. Cụ thể hơn có thể dùng phương pháp SEO ở những
độ tuổi lớn hơn khi họ có nhiều thời gian rảnh rỗi đọc báo mạng thay vì báo giấy
như xưa.
Nhìn chung, thị trường ln biến động trong mọi hồn cảnh, nhiều người ở thế hệ
trước chúng ta tưởng chừng có vẻ sẽ bị cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bỏ xa họ.
Tuy nhiên, những năm gần đây, người lớn tuổi ở ở Việt Nam cũng đã tăng một
lượng đáng kể trong việc sử dụng mạng xã hội. Tình trạng “sống ảo”, nghiện online
thậm chí cũng có thể xảy ra với người ở độ tuổi này. Vậy nên, các doanh nghiệp
luôn cần phải biết cập nhật xu thế tình hình và nắm bắt thời cơ đối với các sự thay
đổi không lường được của xã hội.
16
KẾT LUẬN
Mạng xã hội Zalo là một phần của xã hội ngày nay, Nó đã, đang và sẽ mang đến
cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao
cũng như sự tối đa hóa các chức năngVới sự phát triển mạnh mẽ trong gần chục
năm trở lại đây ở Việt Nam, các trang mạng xã hội ngày càng thu hút đông đảo
thành viên tham gia, trong đó đại đa số là thanh thiếu niên. Zalo cũng là một trong
số các mạng xã hội đó. Xuất phát điểm là một ứng dụng OTT về truyền thông, Zalo
giờ đât đã trở thành “siêu ứng dụng” với hàng loạt tính năng và dịch vụ như:
Shopping. Gọi xe, đặt thức ăn, tin tức, dịch vụ ngân hàng, cổng thanh toán, game,…
Và Zalo là ứng dụng đa chức năng hoạt động trên nền tảng di động và máy tính,
được sử dụng tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc, Cộng Hòa Séc, Nga,… Có thể nói, mạng xã hội Zalo ra đời là một trong
những bước tiến của các phương tiện truyền thơng mới, bởi thực sư nó đã mang đến
nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu, mục đích vô cùng đa dạng của mỗi cá nhân. Sau
nhiều năm phát triển thì hiện nay Zalo đã chứng minh sự đặc biệt của mình và có
một lượng người dùng đơng đảo. Mặc dù sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến bộ
phận này đang được nhìn nhận theo chiều hướng khác nhau, song dù thế nào cũng
cần thừa nhận những bước tiến khả quan của trang mạng xã hội Zalo ở Việt Nam
với số lượng người sử dụng có thể tiếp tục gia tăng trong tương lai.
17
Nguồntàiliệuthamkhảo :
1. />2. />3. />fbclid=IwAR3iZ31yESgbNohKOQDR6dDD4BRLXOGTfJELUzGUV766KPlIZ_x8m2ti
NSU
4. />5. />6. />fbclid=IwAR3drorNoYZE0JSH_jQ8RI5Malvt6ryL8259ylJaSt9DE598T89ZoYjbgus
18
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2020
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Học phần: Thương mại điện tử căn bản
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Huyền Trang
Đề tài 3: Tìm hiểu và phân tích cách thức mạng xã hội Zalo hoạt động và mang lại
lợi ích cho người dùng. Tìm hiểu về thực trạng phát triển của mạng xã hội Zalo tại
Việt Nam hiện nay.
Nhóm 6 – Buổi thảo luận lần 1
Địa điểm: Nhóm messenger
Thời gian: 12h đến 13h
Thành phần tham gia: 9 thành viên nhóm 6
- Nội dung thảo luận:
+ Nhóm trưởng gửi đề tài và các yêu cầu của bài thảo luận
+ Lựa chọn ứng dụng của Việt Nam
+ Hoàn thành đề cương bài thảo luận
+ Phân công công việc cho các thành viên tiến hành tìm hiểu và phân tích.
- Đánh giá chung:
+ Các thành viên tham gia đầy đủ, tích cực đóng góp ý kiến
+ Tất cả thành viên đều đồng ý nhiệm vụ được phân công
Biên bản thảo luận đã được công khai và thống nhất giữa các thành viên trong
nhóm.
Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Hường
Thư ký
Nguyễn Thị Thu Hường
19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------Hà nội, ngày 17 tháng 9 năm 2020
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Học phần: Thương mại điện tử căn bản
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Huyền Trang
Đề tài 3: Tìm hiểu và phân tích cách thức mạng xã hội Zalo hoạt động và mang lại
lợi ích cho người dùng. Tìm hiểu về thực trạng phát triển của mạng xã hội Zalo tại
Việt Nam hiện nay.
Nhóm 6 – Buổi thảo luận lần 2
Địa điểm: Nhóm messenger
Thời gian: 18h30 đến 19h45
Thành phần tham gia: 9 thành viên nhóm 6
- Nội dung thảo luận:
+ Các thành viên nộp deadline và thảo luận để hồn thiện bài
+ Phân chia cơng việc: Thuyết trình: Nguyễn Cao Huy và Trần Linh Huyền
Powerpoint: Trần Trung Kiên
- Đánh giá chung:
+ Các thành viên tham gia đầy đủ, tích cực đóng góp ý kiến
+ Tích cực nhận công việc: Nguyễn Cao Huy, Trần Linh Huyền
+ Mọi người đều hoàn thành deadline đúng hạn
Biên bản thảo luận đã được công khai và thống nhất giữa các thành viên trong
nhóm.
Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Hường
Thư ký
Nguyễn Thị Thu Hường
20
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT
Họ tên
47
Nguyễn Thị
Hường
48
Nguyễn Thị Thu
Hường
49
Nguyễn Cao
Huy
50
Nguyễn Thị
Khánh Huyền
Trần Linh
Huyền
51
52
Bùi Vân Khánh
53
54
Trần Trung Kiên
Điền Thị Lan
55
Tống Thị Thanh
Lan
Nội dung công việc
- Phần mở đầu, Thực
trạng phát triển mạng xã
hội tại Việt Nam
- Phần kết luận
- Phần mở đầu, Thực
trạng phát triển mạng xã
hội tại Việt Nam
- Phần kết luận
- Giới thiệu về công ty
- Giới thiệu chung về
MXH Zalo
- Thuyết trình
- Cơ hội thị trường
- Chiến lược thị trường
- Giới thiệu về tính
năng, tiện ích của Zalo
- Kết quả hoạt động
kinh doanh
- Thuyết trình
- Sự phát triển của tổ
chức
- Powerpoint
- Mục tiêu giá trị
- Mơ hình doanh thu
- Môi trường cạnh tranh
- Lợi thế cạnh tranh
Nhận xét, đánh giá
Điểm
21