Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.62 KB, 7 trang )

Đặc san giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

TS. LISA TOOHEY *
PGS. COLIN PICKER **

1. Tầm quan trọng của văn hoá pháp luật
Hệ quả của những sự khác biệt trong
pháp luật thương mại như khác biệt về sự
phát triển kinh tế, các quan hệ địa chính trị
và đồng minh, cùng những đặc điểm khác
của hệ thống “pháp luật cứng” đã được
nghiên cứu một cách sâu sắc. Trật tự pháp
luật kinh tế quốc tế vận hành ở cấp độ quốc
tế, liên quốc gia và quốc gia. Bằng cách thức
như vậy, trật tự này đã tập hợp các quốc gia
khác nhau lại, buộc các quốc gia này phải
cùng nhau giải quyết các tranh chấp một
cách hồ bình trong khn khổ chặt chẽ của
trật tự pháp luật kinh tế quốc tế. Tuy nhiên,
cịn có ít cơng trình luật học nghiên cứu về
sự giao thoa giữa pháp luật kinh tế quốc tế
và văn hoá, đặc biệt là văn hoá pháp luật và
các đặc điểm pháp lí- xã hội khác. Thêm vào
đó, những phân tích như vậy đặc biệt phù
hợp với điều kiện hiện nay bởi pháp luật
kinh tế quốc tế đã phát triển ở tầm mức phức
tạp, theo đó những tranh chấp hiện tại và
tương lai tập trung vào những vấn đề “nằm ở
đằng sau của biên giới” - những vấn đề gắn
bó chặt chẽ đến mơi trường pháp lí- xã hội
của các bên tranh chấp.


Khi tương tác trong kinh doanh với cá
nhân ở nền văn hố khác, người ta kì vọng
116

rằng những sự khác biệt về văn hoá sẽ tác
động đến khung quan niệm, nhận thức của
con người và việc cùng cộng tác làm việc sẽ
đòi hỏi phải vượt qua những khác biệt về văn
hoá. Mặt khác, trong phạm vi của pháp luật
thương mại quốc tế, mọi người thường và
cũng là sai lầm khi cho rằng các quốc gia có
cách tiếp cận giống nhau đối với pháp luật và
việc điều chỉnh pháp luật. Song sự thực là dù
có trình độ cao về văn hố phổ thơng nhưng
sự thiếu hiểu biết về văn hố pháp luật cịn
diễn ra trên diện rộng. Những khác biệt trong
cách tiếp cận đối với pháp luật và điều chỉnh
pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế, còn
chưa được nhận thức đầy đủ và điều này đã
trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các nghiên
cứu mang tính chuyên sâu hơn.
Đồng thời, văn hoá pháp luật về các lĩnh
vực pháp luật nội dung (như luật thương
mại) và các thiết chế (như WTO) cũng cần
phải được nghiên cứu.(1) Vì vậy, nghiên cứu
văn hố pháp luật khơng chỉ liên quan đến
việc phân tích văn hố pháp luật của quốc
gia đang phát triển mà cịn là văn hố của tổ
chức mà nó tham gia.(2)
* Giảng v iên chính, Khoa luật ĐHTH New South

Wales, Sydney, Australia
** Khoa luật ĐHTH New South Wales, Sydney, Australia

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 10/2012


Đặc san giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

2. Sự chuyển đổi của pháp luật Việt Nam
và việc tham gia WTO
Trong những năm gần đây, đã có những
chuyển đổi căn bản trong hệ thống pháp
luật Việt Nam. Với cách nhìn thực tế cũng
như mong muốn có được những lợi ích kinh
tế trong thương mại và nhận thức mở về các
vấn đề an ninh, Việt Nam đã trở thành thành
viên của ASEAN (3) và tham gia vào các hiệp
định thương mại song phương, khu vực,
trong đó có những hiệp định thương mại
quan trọng với Hoa Kỳ,( 4) cộng đồng châu
Âu.( 5) Vì vậy, việc Việt Nam gia nhập WTO
vào ngày 11/1/2007 không phải là việc thâm
nhập đơn lẻ vào hệ thống thương mạing
mại Hoa Kỳ đã dẫn đến việc áp dụng các
nghĩa vụ chống bán phá giá. Điều này trước
hết xuất phát từ lí do Việt Nam được coi là
quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường và
Bangladesh được sử dụng làm chuẩn để tính
tốn giá trị thơng thường. Chính phủ Hoa Kỳ
lập luận rằng việc xác định một nền kinh tế

không phải là kinh tế thị trường được cân
nhắc trên cơ sở của hoạt động kiểm soát tiền
tệ, mức độ hoạt động của các đơn vị kinh tế
thuộc sở hữu nhà nước, bản chất của hệ
thống ngân hàng và thực tiễn về việc điều
tiết đất đai. Nội dung thứ hai của tranh chấp
liên quan đến hạn chế được Hoa Kỳ đặt ra.
Theo đó, chỉ loại cá thuộc họ Ictaluridae
mới có thể bán trên thị trường theo danh
mục “cá da trơn” cho dù trên thực tế, về mặt
khoa học, tất cả cá da trơn đều thuộc cùng
một nhóm. Hệ quả của quy định này là tất
cả cá da trơn đến từ bên ngồi Hoa Kỳ đều
khơng được coi là “cá da trơn” theo danh
118

mục và chúng đã được sử dụng tên thay thế
là cá “tra” hoặc cá “basa”.( 8) Trong khi Hiệp
định về hàng rào kĩ thuật đối với thương
mại cung cấp cơ sở pháp lí rõ ràng cho việc
kiện về các yêu cầu liên quan đến việc đặt
tên và dù đã có tiền lệ tích cực từ vụ việc
Peru kiện Cộng đồng châu Âu liên quan đến
hạn chế đặt tên cho các lồi cá mịi( 9) Việt
Nam đã lựa chọn không khởi kiện và hi
vọng ở giải pháp thương lư ợng hoặc thay
vào đó (đây chính là trường hợp xảy ra trên
thực tế ở vụ việc này) sản phẩm của Việt
Nam sẽ chiếm lĩnh trên thị trường Hoa Kỳ
bất chấp trở ngại. Dù không phải chỉ bị tác

động bởi yếu tố văn hoá song các cách tiếp
cận văn hoá pháp luật mà cụ thể là việc ưa
chuộng giải pháp thương lượng đã hiện hữu
trong hệ thống pháp luật Việt Nam, góp
phần hình thành chiến lược “khơng đối đầu”
trong giải quyết tranh chấp.
Thêm vào đó, dù có sự xuất hiện của nhà
tư vấn pháp luật quốc tế White and Case để
trợ giúp các bên của Việt Nam nhưng nhìn
chung khi tham gia vào điều tra chống bán
phá giá tại Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn cịn có
những bỡ ngỡ với các quy trình, thủ tục cụ
thể trong đó có vấn đề văn hoá pháp luật, xa
lạ với cách thức mà theo đó những kết luận
bất lợi có thể được đưa ra do thiếu hoặc
khơng có thơng tin.(10) Các nhà bình luận ghi
nhận rằng vụ tranh chấp cá da trơn là trải
nghiệm quan trọng đối với Việt Nam, mang
lại cho Việt Nam nhiều bài học.( 11) Đối với
các luật sư và ngành thuỷ sản Việt Nam, vụ
việc này đã làm nổi bật tầm quan trọng của
việc hiểu biết về chống bán phá giá và các
TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 10/2012


Đặc san giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

lĩnh vực pháp luật thương mại khác, hiểu
biết về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, kĩ năng
tiếng Anh, cũng như khả năng phân tích để

hiểu được các cách tiếp cận của Hoa Kỳ,
phương pháp điều tra và trình bày các chứng
cứ của Việt Nam một cách phù hợp.(12)
Trong khu vực ASEAN, cũng đã xảy ra
những mâu thuẫn, bất đồng. Với tư cách là
thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tham
gia thương lượng Hiệp định tự do thương
mại toàn diện Trung Quốc - ASEAN (CAFTA),
xem đó là hiệp định chiến lược quan trọng
của quốc gia. Tuy nhiên, vào năm 2003,
việc Trung Quốc và Thái Lan kí kết Hiệp
định thu hoạch sớm đã gần như ngay lập tức
làm giảm đi lượng trái cây xuất khẩu sang
Trung Quốc - thị trường xuất khẩu chính
của Việt Nam về các loại trái cây nhiệt
đới.( 13 ) Dù những lợi ích đổ dồn về phía
Thái Lan chỉ là tạm thời do CAFTA có hiệu
lực thực thi từ ngày 1/1/2010 và theo sau đó
là một vài quan ngại về phía chính quyền
Thái Lan song đây là bài học dù nhỏ nhưng
lại có tầm quan trọng đối với việc nhanh
chóng rút được kinh nghiệm trong q trình
Việt Nam đàm phán, thương lư ợng các điều
ước quốc tế liên quan đến nhiều hệ thống
pháp luật và nền văn hoá khác nhau.
Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến
năm 2011, Việt Nam đã triển khai cách tiếp
cận “vừa làm vừa học” đối với WTO thơng
qua việc tham gia vào q trình giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ WTO. Việt Nam

đã vận dụng “chiến thuật” mà nhiều thành
viên mới của WTO đã sử dụng là tham gia
với tư cách là bên thứ ba trong hàng loạt các
TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 10/2012

tranh chấp. Trong vòng 6 năm, Việt Nam đã
trở thành bên thứ ba của 8 vụ kiện trong
khuôn khổ WTO. Cụ thể là: Hoa Kỳ - Các
biện pháp liên quan đến xuất khẩu tôm từ
Thái Lan (DS 343, 2006); Ấn Độ - Thuế phụ
trội đối với hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ
(DS360, 2007); Cộng đồng châu Âu và các
quốc gia thành viên - Xử lí hàng rào thuế đối
với một số sản phẩm công nghệ thông tin
nhất định (DS375/376/377, 2008); Hoa Kỳ Các biện pháp tác động đến việc nhập khẩu
lốp xe chở khách và xe tải hạng nhẹ từ
Trung Quốc (DS399, 2009); Hoa Kỳ - Sử
dụng biện pháp “quy về số 0” trong các biện
pháp chống bán phá giá đối với các sản
phẩm từ Hàn Quốc (DS402, 2009); Liên
minh châu Âu - Các biện pháp chống bán
phá giá đối đối sản phẩm giày dép nhập từ
Trung Quốc; Trung Quốc - Thuế đối kháng
và chống bán phá giá đối với thép cán điện
luyện định hướng của Hoa K ỳ (DS414,
2010); Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán
phá giá đối với tôm và lưỡi cưa kim cương
của Trung Quốc (DS422, 2011).
Nhìn lại những kinh nghiệm của Việt
Nam trong giai đoạn này, theo chúng tôi việc

tham gia với tư cách là bên thứ ba có ý nghĩa
quan trọng. Những cán bộ quản lí của Việt
Nam trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế
đã có được những hiểu biết sâu sắc về nội
dung pháp luật liên quan đến chống bán phá
giá trong khuôn khổ WTO và quan trọng
hơn là văn hoá của WTO trong giải quyết
các tranh chấp theo cách thức chặt chẽ,
thơng thường khơng bị chính trị hố và định
hướng chuẩn mực, nguyên tắc. Cũng có thể
119


Đặc san giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

đưa ra những so sánh với các nước châu Á
khác mà điển hình là Nhật Bản và Trung
Quốc trong việc thích nghi với văn hoá pháp
luật của WTO. Hai tác giả Pekkanen và Gao
đã lần lượt ghi nhận kinh nghiệm của Nhật
Bản và Trung Quốc đối với việc tham gia
vào tranh chấp thương mại quốc tế. Các tác
giả đều cho rằng cùng với thời gian, cả hai
quốc gia này đều tạo dựng được cách tiếp
cận với WTO, theo đó “cần có chiến lược
tỉnh táo khi mà các quy định pháp luật quốc
tế có thể được sử dụng vừa là “lá chắn” vừa
là “thanh kiếm” trong các tranh chấp thương
mại giữa các quốc gia có chủ quyền”.(14) Dù
thực tiễn này đã xảy đối với những người có

đơi chút kém may mắn của việc mang biệt
danh là “hăng hái tuân thủ pháp luật tuyệt
đối”, nó đã phản ánh rõ bước chuyển trong
cách tiếp cận của các quốc gia này đối với
các tranh chấp thương mại. Theo chúng tôi,
thực tiễn gần đây nhất của Việt Nam đã phản
ánh xu thế tương tự. Giống như Nhật Bản và
Trung Quốc, Việt Nam cũng gặp phải một số
vấn đề về văn hoá pháp luật khi tham gia vào
hệ thống giải quyết tranh chấp do phương
Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng thiết kế.
Như tác giả Araki đã nhận xét từ bối cảnh
của Nhật Bản rằng “quốc gia này là người
đến muộn đối với GATT và căn bản theo
truyền thống pháp luật dân sự nên đã xa lạ
với những thuộc tính pháp lí của hệ thống
giải quyết tranh chấp của GATT vốn dĩ đã
được Hoa Kỳ định hình trong thời gian dài
đồng thời cũng là chuẩn mực của hệ thống
thông luật”.( 15) Tác giả Gao và những đồng
nghiệp khác cũng đã chỉ ra rằng Hàn Quốc
120

là ví dụ khác về việc quốc gia miễn cưỡng
tham gia tranh tụng. Theo đó, “văn hố
Hàn Quốc xem đối đầu về pháp lí như là
việc làm huỷ hoại quan hệ ngoại giao bình
thường với các quốc gia liên quan” và chỉ
khi nào sản phẩm chính của quốc gia như
rượu Soju chẳng hạn bị đe dọa thì mới nên

chính thức tham gia vào những tranh chấp
pháp lí.( 16) Ở thời điểm năm 2005, khi tác
giả Gao thực hiện cơng trình nghiên cứu
của mình, tác giả này đã có cảm nhận rằng
Trung Quốc vẫn chưa tìm thấy được những
cơ sở vững chắc trong cách tiếp cận pháp
luật đối với những tranh chấp nảy sinh
trong khuôn khổ của WTO mà việc tham
gia vào những tranh chấp này chủ yếu là để
tích lũy kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên,
cho đến năm 2011, theo nhận định của tác
giả Toohey, chính sách tham gia vào tranh
chấp với tư cách là bên thứ ba, thử nghiệm
cái mới và tham gia vào hệ thống giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ của WTO ở
mức độ phức tạp của Trung Quốc đã làm
cho quốc gia này trở thành nước tham gia
năng động và tích cực.(17)
Đối với Việt Nam, trong năm 2010 và
2012, trên cơ sở thoả thuận giải quyết tranh
chấp, Việt Nam đã tiến hành khởi kiện một
số vụ việc và đều chống lại Hoa Kỳ về các
biện pháp bán chống phá giá áp dụng đối với
mặt hàng tôm - một trong những mặt hàng
xuất khẩu chính của Việt Nam. Vụ kiện đầu
tiên đã thành công, một lần nữa việc đánh
bại các nội dung liên quan đến các biện pháp
“quy về số 0” được theo sát ở Hoa Kỳ đã
mang lại thêm cho Việt Nam một số bài học
TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 10/2012



Đặc san giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

kinh nghiệm. Một trong số đó là sự cần thiết
phải rõ ràng và chính xác khi đưa ra các điều
khoản tham chiếu trong yêu cầu thành lập
hội đồng giải quyết tranh chấp. Đây có lẽ là
vấn đề văn hố khá thú vị bởi lẽ quá trình
xác lập các điều khoản tham chiếu gần gũi
với văn hố của mơ hình tranh tụng hơn là
mơ hình xét hỏi. Khơng giống như mơ hình
xét hỏi mà ở đó người có thẩm quyền quyết
định thường thiết lập ra các điều khoản tham
chiếu; ở mơ hình tranh tụng, nguyên đơn là
người đưa ra các điều khoản tham chiếu và
việc đưa vào đó những nội dung liên quan
đến yêu cầu khiếu kiện không phải là công
việc dễ dàng do phải tuân thủ yêu cầu của
nguyên tắc công bằng về thủ tục (due
process). Hệ quả là nhiều nội dung mà hội
đồng giải quyết nằm ngoài khung tham chiếu
do các vấn đề này không được quy định chi
tiết trong yêu cầu thành lập hội đồng giải
quyết tranh chấp.
Tháng 2/2012, Việt Nam đã khiếu kiện
Hoa Kỳ và lại liên quan đến nhiều vấn đề
khá quen thuộc là chống bán phá giá đối với
mặt hàng tôm nước ngọt. Từ những thông tin
chính thức có được hiện nay, có thể nhận

định rằng bản chất vụ kiện này là việc tiếp
tục tấn công vào những nội dung “thường bị
ngờ vực” trong pháp luật và thực tiễn về
chống bán phá giá của Hoa Kỳ như “quy về
số 0”, kiểm tra, rà sốt hành chính và “rà
sốt hồng hơn” (sunset reviews).( 18) Dù vậy,
từ góc độ văn hoá pháp luật, thực tiễn này đã
chứng tỏ sự gia tăng về mức độ phức tạp
trong cách tiếp cận pháp lí tỉ mỉ, chi tiết và
Việt Nam đang tiếp bước các “con hổ châu
TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 10/2012

Á” khác trong việc tham gia vào quá trình
giải quyết tranh chấp trong khn khổ WTO
gắn liền với văn pháp luật của thiết chế này.
4. Kết luận
Thông thường, các tranh luận pháp lí về
thương mại quốc tế tập trung vào lĩnh vực
thực định mang tính kĩ thuật - từ những hạn
chế và những biện pháp khuyến khích có
thể xuất hiện ngay từ đầu của giao dịch
thương mại quốc tế cho đến việc giải quyết
các tranh chấp nảy sinh khi các mối quan hệ
phát triển chệch hướng ở tầm cá nhân hay
quốc gia. Tuy nhiên, các tranh luận này cũng
mang tính nhân văn, phù hợp với việc nghiên
cứu, xem xét các khía cạnh mang tính pháp
lí của thương mại quốc tế. Tính nhân văn
này được thể hiện ở văn hố pháp lí- xã hội
hay pháp luật của các bên tham gia tranh

chấp, nội dung sẽ được phản ánh trong các
hành vi pháp lí của cá nhân những người
quản lí kinh doanh, các luật sư, các cơ quan
và cá nhân có thẩm quyền quản lí của nhà
nước, nhân viên và bản thân các tổ chức
quốc tế có liên quan đến các giao dịch và
quan hệ thương mại.
Ở mức độ toàn cầu, những hiểu biết từ
việc nghiên cứu trường hợp của Việt Nam
có thể được áp dụng rộng rãi cho nhiều
quốc gia có nền kinh tế tập trung, trong đó
có các thành viên mới của WTO như Albania,
Armenia, Bulgaria, Cambodia, Cuba, Mongolia,
Romania, Slovenia và Liên bang Nga. Thêm
vào đó, gần một nửa trong tổng số 28 quốc
gia hiện đang đệ đơn để trở thành thành viên
của WTO là các nước chuyển đổi từ nền kinh
tế tập trung. Trong số này có Azerbaijan,
Belarus, Laos, Ukraine và Uzbekistan. Nếu
121


Đặc san giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

khái niệm rộng về chuyển đổi được áp dụng
(theo nghĩa các chế độ chuyển đổi sang một
mơ hình quản lí khác như là chế độ dân chủ
chẳng hạn) thì về thực tế, tất cả các đơn xin
gia nhập hiện nay đều xuất phát từ các quốc
gia chuyển sang hệ thống chính trị và kinh tế

tự do, trong đó phải kể đến Afghanistan,
Algeria, Iraq, Samoa và Yemen. Trong tất cả
những trường hợp này, các nền kinh tế
chuyển đổi tự hội nhập vào trật tự kinh tế
quốc tế phải đối mặt với nhiều vấn đề về văn
hố pháp luật khi hồ nhập với các yêu cầu
về nội dung của pháp luật WTO và xây dựng
năng lực để giải quyết các tranh chấp thương
mại trong khuôn khổ của các thoả thuận giải
quyết tranh chấp ca WTO./.
Ng-ời dịch: ts. Nguyễn văn quang
Ngi hiệu đính: ts. Tô văn hoà

(1). Vớ d, xem Colin B. Picker, A Framework for
Comparative Analyses of International Law and its
Institutions: Using the Example of the World Trade
Organization”, in Comparative Law and Hybrid
Legal Systems , Eleanor Cashin Ritaine, Seán Patrick
Donlan & Mart in Sychold, (eds.), Publ. of Swiss
Instit. Comp. L, 2010.
(2). Ví dụ, xem: Co lin B. Picker, International Trade
& Development Law: A Legal Cultural Critique, 4
LAW & DEVEL . REVIEW NO 2:4, 2011.
(3). Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN vào
tháng 7 năm 1995.
(4). Hiệp định này có hiệu lực thi hành vào năm 2001.
(5). Hiệp đ ịnh hợp tác được kí kết vào nă m 1995 và
Hiệp định thu hoạch sớm có h iệu lực vào năm 2004
(Hiệp định giữa Cộng đồng châu Âu và Việt Nam về
tiếp cận thị trường được xuất bản trên tạp chí chính

thức của Liên minh châu Âu ngày 22/3/2005).
( 6 ).Xem: Albert H. Y. Chen, Toward a Legal
Enlightenment: Discussions in Contemporary China
on the Rule of Law, 17 UCLA PAC. BASIN L.J. 125,
130, 2000 (hầu hết các học giả Trung Quốc đương đại

122

đều đề cập ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo như lấy
đi quyền tự chủ, tự do, cá nhân và yêu cầu bình đẳng
của con người).
(7). “Luật thành văn trong thời kì Trung Hoa cận đại
đều nhấn mạnh về hình sự và các nội dung mang bản
chất dân sự hoặc là bị bỏ qua hoặc là rất hạn chế”
theo Derk Bodde and Clarence Morris, Law in
Imperial China, Ann Arbor: Harvard Un iversity
Press, 1967, tr. 3 - 4.
(8). Điều 10806 của Luật đầu tư nông thôn và an ninh
trang trại năm 2002.
(9). Các cộng đồng châu Âu - Mơ tả thương mại về cá
mịi, 2001, DS231.
(10). Các cộng đồng châu Âu - Mô tả thương mại v ề
cá mòi, 2001, DS231.
(11).Xem: Do Thanh Cong, “Catfish, Shrimp , and th e
WTO: Vietnam Loses Its Innocence”, 2010, 43 Vanderbilt
Journal of Transnational Law, 1235.
(12). Bao Anh Thai, An Analysis of “Lessons Lear ned”
from “Catfish” and “Shrimp”, 2005, online at baolawfirm.co m.vn/dmdocu ments/an_anylysis_of_les
sons_learned_from_antidumping_case.pdf>

(13).Xem: T.N.Ha, „New Agreements Stall Agricu lt
ural Exports‟, Collaboration for Agriculture and Rural
Development Program, Hanoi, 2003.
(14).Xem: Saadia M. Pekkanen, “Aggressive Legalism:
The Ru les of the WTO and Japan‟s Emerg ing Trade
Strategy”, The World Economy 24, 2001, 707-737
(15).Xem: I. Araki, “Beyond Aggressive Legalism:
Japan and the GATT/WTO Dispute”, in M. Matsushita
and D. Ahn (eds), WTO and East Asia: New Perspectives,
Cameron May, London, 2004, 149, tr. 150.
(16).Xem: H Gao, “Aggressive Legalis m: The East
Asian Experience and Lessons for China”, in H.Gao
and D. Lewis (eds), China’s Participation in the WTO,
Cameron May, London, 2005, 315, tr. 320 - 321.
(17).Xem: L Toohey, "China and the World Trade
Organization: The First Decade", 2011, 60, Intern
ational and Comparative Law Quarterly, 788.
(18).Xem: United States – Anti-Dump ing Measures
on Certain Shrimp fro m Viet Nam Request for
Consultations by Viet Nam Request for consultations
by Viet Nam, DS429, 2012.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 10/2012



×