nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 3
TS. Bïi Ngäc C−êng *
ầu như giới nghiên cứu pháp luật đều
nhận xét rằng hiện nay, khoa học luật
kinh tế vẫn chưa có quan niệm thống nhất về
luật kinh tế, trong khi đó lại đi tìm cách xác
định ranh giới về đối tượng điều chỉnh của
nó. Song từ khi xã hội có giai cấp, bao giờ
nhà nước cũng phải có pháp luật để điều
chỉnh các hoạt động kinh tế. Vì vậy, trong
"ngôi nhà chung pháp luật" của chúng ta
luôn luôn hiện diện một bộ phận pháp luật
quan trọng là pháp luật kinh tế.
1. Quan niệm pháp luật kinh tế ở một số
quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển
Nhìn chung, ở các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển vẫn chưa có quan niệm
thống nhất về luật kinh tế. Luật kinh tế được
nhìn nhận từ nhiều góc độ như xem xét luật
kinh tế thuộc luật công hay luật tư, bao gồm
nhiều bộ phận như luật thương mại, luật hợp
đồng, luật cạnh tranh, luật phá sản, luật giải
thể, luật giải quyết tranh chấp
Khi nghiên cứu về luật kinh tế, nhiều học
giả cho rằng đó là khái niệm rộng rất khó
định lượng chính xác về nội dung. Song nhìn
chung, họ thường đề cập hai vấn đề chủ yếu.
Vấn đề thứ nhất là tự do hóa kinh tế, vấn đề
thứ hai là sự can thiệp của quyền lực nhà
nước vào đời sống kinh tế.
Xét cho cùng, lịch sử khoa học luật kinh tế
ở các nước tư bản chủ yếu nghiên cứu về hai
xu hướng, đó là xu hướng tự do hóa kinh tế
và xu hướng tăng cường sự can thiệp của
nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Hai xu
hướng này vừa có tính chất đối lập nhau
nhưng đồng thời nằm trong sự thống nhất
như một quy luật tự nhiên.
(1)
Đại diện tiêu biểu cho trường phái lí
thuyết tự do hóa kinh tế là nhà kinh tế học
nổi tiếng Adam Smith. Là người chịu ảnh
hưởng của thuyết pháp luật tự nhiên, ông cho
rằng tự do trong kinh tế là tự do hành nghề, tự
do sở hữu, tự do cạnh tranh Adam Smith tin
vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường
nên cho rằng nhà nước không nên can thiệp
vào các hoạt động kinh tế. Những tư tưởng
của Adam Smith có những giá trị nhất định
trong khoa học kinh tế cũng như luật học.
Tuy vậy, học thuyết của ông cũng có những
hạn chế nhất định, bởi lẽ, trong bất cứ xã hội
nào, dù có văn minh, dân chủ đến đâu thì cũng
không thể có tự do tuyệt đối. Ông chỉ nhìn
thấy yếu tố tích cực của kinh tế thị trường mà
không thấy được khuyết tật của nó. Chính vì
vậy, bản thân nền kinh tế thị trường (hiểu theo
nghĩa văn minh) phải được điều tiết từ phía
nhà nước. Nhà nước can thiệp vào cơ chế thị
trường để khắc phục, hạn chế những khuyết
tật của nó, để bảo vệ tự do kinh doanh, để
thực hiện mục tiêu kinh tế của bản thân nhà
nước. Công cụ quan trọng nhất để nhà nước
can thiệp vào các quá trình kinh tế đó là
H
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường đại học luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
4 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004
pháp luật kinh tế, như vậy, “khi thể hiện yêu
cầu của công quyền, luật kinh tế khởi sinh từ
trong khu vực luật công, thể hiện thái độ của
công quyền (nhà nước) trước những diễn
biến và vận động của đời sống kinh tế".
(2)
Khi nghiên cứu luật kinh tế, ngoài hai
vấn đề chủ yếu là tự do hóa kinh tế và vai trò
của nhà nước trong quản lí kinh tế, nhiều học
giả còn tiếp cận luật kinh tế từ nguồn luật.
Nghĩa là, ngoài các quy định của nhà nước,
thuộc về luật kinh tế còn phải kể đến các tập
quán, thông lệ thương mại, các điều kiện
nghiệp vụ chung. Đó là những vấn đề liên
quan đến luật hợp đồng. Trong thực tế pháp
lí cũng như trong thực tiễn hoạt động sản
xuất kinh doanh, rất nhiều tập quán, thông lệ
thương mại đã được nhà nước thừa nhận và
đưa nó trở thành các quy phạm pháp luật. Vì
vậy, nhiều học giả cho rằng luật kinh tế, luật
thương mại có nguồn gốc từ các tập quán,
thông lệ thương mại.
GS.TS. F. Kubler khi nghiên cứu về luật
kinh tế, thương mại đã nhận xét rằng: "Một
điều cần chú ý là trước khi có các bộ luật
thương mại hoàn chỉnh, giữa các thương gia
đã tồn tại các tập quán thương mại, các tập
quán thương mại đó tồn tại và phát triển cho
tới ngày nay".
(3)
Chúng tôi cho rằng cách tiếp
cận và quan niệm như trên là hợp lí. Ở nước
ta, các tập quán thương mại, các thông lệ, các
điều kiện nghiệp vụ chung dù có được coi là
nguồn của luật kinh tế, thương mại hay
không thì những vấn đề đó rất có ý nghĩa
trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh
doanh và vì vậy, nó góp phần quan trọng vào
việc hoàn thiện pháp luật kinh tế bảo đảm
quyền tự do kinh doanh.
Trong bài giảng tại Bộ tư pháp Việt Nam
tháng 3 /1997, GS.TS. Depenheuer - Trường đại
học tổng hợp Mahnheim Cộng hòa liên bang
Đức đã đưa ra quan niệm về luật kinh tế như
sau: Hiểu theo cách chung nhất thì luật kinh
tế là tổng thể các quy phạm pháp luật mà với
các quy phạm đó, nhà nước tác động vào các
tác nhân tham gia đời sống kinh tế và các
quy phạm liên quan đến mối tương quan
giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều
chỉnh của nhà nước. Nếu hiểu theo cách đó
thì luật kinh tế một mặt điều chỉnh khả năng,
cách thức mà nhà nước can thiệp vào đời
sống kinh tế, bảo vệ lợi ích chung; mặt khác,
nó thể hiện nguyên tắc tự do kinh doanh,
bình đẳng và bảo vệ lợi ích riêng của các
thành viên tham gia thị trường. Với cách
hiểu như vậy, luật kinh tế là khái niệm có nội
dung rất rộng: "Luật kinh tế bao trùm lên cả
công pháp và tư pháp”.
(4)
2. Quan niệm về pháp luật kinh tế ở
nước ta hiện nay
Theo chúng tôi, khó khăn lớn nhất hiện
nay mà các nhà khoa học pháp lí nước ta
phải giải quyết là xác định được mô hình
pháp luật kinh tế phù hợp với đặc điểm của
nền kinh tế thị trường Việt Nam. Mô hình
này chưa từng tồn tại trong lịch sử để chúng
ta có thể tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm.
Trong thời gian qua, giới khoa học pháp
lí nước ta đã có những cuộc thảo luận, những
công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề
pháp luật kinh tế. Các cuộc thảo luận, các
công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
những vấn đề quan hệ giữa luật dân sự với
luật kinh tế, luật thương mại. Nội dung mới
về khái niệm luật kinh tế, sự khác nhau giữa
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 5
các khái niệm luật kinh tế, pháp luật kinh tế.
Cũng có ý kiến cho rằng trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường nên thay khái niệm
luật kinh tế bằng khái niệm mới là luật kinh
doanh hay luật thương mại. Pháp luật là một
chỉnh thể thống nhất, nó ra đời, phát triển
gắn liền với sự phát triển của xã hội loài
người từ khi xuất hiện nhà nước. Hệ thống
pháp luật luôn luôn có sự thay đổi về nội
dung, cơ cấu (pháp luật phản ánh sự phát
triển của các mối quan hệ xã hội). Vì vậy,
pháp luật luôn vận động và phát triển từ thấp
đến cao, ngày càng đa dạng, phong phú. Xã
hội ngày càng phát triển sẽ nảy sinh những
quan hệ mới có nhu cầu điều chỉnh; và vì
vậy, sẽ xuất hiện những lĩnh vực pháp luật
mới. Sự phát triển của luật dân sự là một ví
dụ điển hình. Lúc mới ra đời, luật dân sự gần
như bao trùm hầu hết các lĩnh vực có liên
quan đến con người, như về tài sản, lao
động, hôn nhân gia đình, thương mại Về
sau, do sự phát triển của các quan hệ xã hội
đã dẫn đến sự tách rời của các quy phạm
pháp luật về hôn nhân gia đình, luật lao
động, luật thương mại và chúng được đối xử
như những ngành luật độc lập. Theo quy luật
đó, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế
luôn vận động, phát triển. Khó có thể hình
dung được rằng luật kinh tế lại quay trở lại
với luật dân sự, trở thành một bộ phận của
luật dân sự. Và thực tế đã chứng minh luật
kinh tế vẫn tồn tại và phát triển. Trong khoa
học pháp lí nước ta, khái niệm pháp luật kinh
tế được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:
Nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Pháp luật kinh tế
điều chỉnh các quan hệ kinh tế; các quan hệ
kinh tế cũng rất đa dạng và phong phú.
Chẳng hạn để sản xuất, con người phải
chiếm hữu tư liệu sản xuất. Chính việc
chiếm hữu đó làm phát sinh quan hệ sở hữu -
một dạng của quan hệ kinh tế nhưng cơ bản
lại thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân
sự. Hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi
phải sử dụng lao động. Từ đó phát sinh quan
hệ giữa nhà kinh doanh (người sử dụng lao
động) và người lao động là quan hệ lao động
- một dạng của quan hệ kinh tế nhưng thuộc
đối tượng điều chỉnh của luật lao động
(khó có thể liệt kê hết những quan hệ kinh tế
nảy sinh trong xã hội). Song chúng ta đều
thấy các quan hệ này khác nhau về tính chất,
nội dung và thành phần chủ thể. Vì vậy, yêu
cầu đặt ra là cần có sự phân định ranh giới
giữa các nhóm quan hệ xã hội nhằm áp dụng
các quy phạm thích hợp để đảm bảo hiệu quả
cao của sự điều chỉnh pháp luật. Điều này
cho thấy pháp luật kinh tế không phải là
ngành luật độc lập. Ngược lại, pháp luật kinh
tế là khái niệm tổng hợp, chỉ tổng thể các
văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau có liên quan đến quá trình vận hành
nền kinh tế. Như vậy, các quan hệ kinh tế
bao gồm những quan hệ xã hội phát sinh
trong tất cả các khâu (từ sản xuất, trao đổi
đến phân phối tiêu dùng) cũng như mọi lĩnh
vực khác nhau của nền kinh tế (công nghiệp,
vận tải, thương mại, xây dựng, ngân hàng ).
Các quan hệ này khác nhau về tính chất, nội
dung, thành phần chủ thể tham gia nên
không thể là đối tượng điều chỉnh của một
ngành luật.
Nhìn một cách khái quát, những quan hệ
mà pháp luật kinh tế điều chỉnh trải rộng trên
nhiều khâu, nhiều lĩnh vực, nhiều giai đoạn
nghiªn cøu - trao ®æi
6 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004
của quá trình tái sản xuất xã hội. Vì vậy, pháp
luật kinh tế là khái niệm tổng hợp, không
thuần nhất, nó là lĩnh vực pháp luật hỗn hợp
bao gồm các quy phạm, các chế định được
quy định trong các văn bản pháp luật thuộc các
ngành luật khác nhau (như các quy định của
luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự,
luật lao động, luật tài chính, luật ngân hàng,
luật đất đai, luật thương mại, luật hình sự ).
Theo PGS.TS. Dương Đăng Huệ thì
quan hệ kinh tế được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng và nghĩa hẹp nên pháp luật kinh
tế cũng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh tế nào
(rộng hay hẹp) thì tạo thành pháp luật kinh tế
theo nghĩa đó. Vấn đề cần phải làm rõ ở đây
là thế nào là quan hệ kinh tế theo nghĩa rộng
và thế nào là quan hệ kinh tế theo nghĩa hẹp.
Cũng theo PGS.TS. Dương Đăng Huệ thì
quan hệ kinh tế theo nghĩa rộng là quan hệ
phát sinh trong tất cả các khâu của quá trình
tái sản xuất xã hội (sản xuất, lưu thông, phân
phối, tiêu dùng) và trong tất cả các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh (xây dựng, vận tải, thương
mại, ngân hàng, bảo hiểm ). Các quan hệ này
giống nhau ở chỗ hoặc là trực tiếp hoặc là gián
tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh. Còn quan hệ kinh tế theo nghĩa hẹp là
quan hệ phát sinh trên cơ sở trực tiếp thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các
chủ thể kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm
lợi nhuận hoặc phái sinh, bắt nguồn từ hoạt
động sản xuất kinh doanh đó. Pháp luật kinh tế
theo nghĩa hẹp (còn gọi là ngành luật kinh tế)
bao gồm bốn chế định cơ bản sau:
- Pháp luật về các chủ thể kinh doanh;
- Pháp luật về hợp đồng kinh tế;
- Pháp luật về tài phán kinh tế;
- Pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
(5)
Trong một công trình nghiên cứu của
mình, PGS.TS. Nguyễn Văn Luyện cho rằng
khái niệm pháp luật kinh tế có nội dung hết
sức rộng lớn, chiếm tỉ trọng đáng kể trong hệ
thống pháp luật nói chung. Pháp luật kinh tế
phải bao quát được toàn bộ hoạt động kinh tế
(dù nó tồn tại dưới hình thức nào) từ kinh
doanh, dịch vụ đến các hoạt động văn hóa -
văn nghệ, thể dục thể thao như các câu lạc bộ
bóng đá chuyên nghiệp, hay các hoạt động
biểu diễn nghệ thuật. Theo PGS.TS. Nguyễn
Văn Luyện thì pháp luật kinh tế điều chỉnh các
nhóm hoạt động sau:
- Các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm;
- Các hoạt động thương mại và dịch vụ;
- Các hoạt động khác nhằm mục đích thu
lợi nhuận.
Ngoài các nhóm trên, các mảng pháp
luật quy định địa vị pháp lí các doanh
nghiệp; các quy định của Nhà nước nhằm hỗ
trợ thúc đẩy hoạt động kinh tế; những quy
định về giải quyết tranh chấp cũng được xếp
vào pháp luật kinh tế.
(6)
Nếu quan niệm pháp luật kinh tế theo
nghĩa rộng như đã trình bày ở trên thì luật
thương mại là một lĩnh vực trong pháp luật
kinh tế. Bởi lẽ, hoạt động thương mại cũng
chỉ là một lĩnh vực của hoạt động kinh tế nói
chung. Theo quy định của Luật thương mại
Việt Nam thì Luật thương mại xác định "địa
vị pháp lí của thương nhân" và "các hành vi
thương mại". Các hành vi thương mại theo
Luật thương mại bao gồm mười bốn hành vi
của thương nhân. Hơn nữa, khái niệm hàng
hóa trong Luật thương mại quy định cũng rất
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 1/2004 7
hn hp (cỏc iu 1, 5, 45 Lut thng mi).
Núi cỏch khỏc, Lut thng mi cú phm vi
iu chnh hp hn so vi lut thng mi
ca cỏc nc. Do ú, nú l mt b phn ca
phỏp lut kinh t. Quan nim v vn ny,
TS. Phm Duy Ngha cho rng: "Mt khỏi
nim tng quỏt hn, khỏi nim phỏp lut
kinh t ó t ra phự hp hn bao hm nhiu
lnh vc ca lut phỏp liờn quan n cỏc
hot ng kinh t, trong ú cú lnh vc phỏp
lut thng mi. Núi cỏch khỏc cú th xem
phỏp lut thng mi l mt tp hp con
trong mt tp hp ln hn, ú l phỏp lut
kinh t.
(7)
Nh vy, phỏp lut kinh t l khỏi nim
tng hp ch tng th cỏc quy phm phỏp
lut thuc nhiu lnh vc phỏp lut khỏc
nhau cú liờn quan n quỏ trỡnh hot ng
sn xut, kinh doanh v qun lớ nn kinh t.
Cn c vo nhng nguyờn tc c trng
mang tớnh quy lut ca s vn ng ca cỏc
quan h kinh t th trng (nguyờn tc tớnh
a dng ca ch s hu; nguyờn tc t do
kinh doanh; nguyờn tc cnh tranh; nguyờn
tc bỡnh ng trong kinh doanh; nguyờn tc
th hin vai trũ iu tit ca nh nc i
vi cỏc hot ng kinh t), cn c vo thc
trng phỏp lut kinh t nc ta, cú th xỏc
nh c cu ca h thng phỏp lut kinh t
Vit Nam trong quỏ trỡnh chuyn i sang c
ch th trng bao gm nhng b phn cu
thnh sau:
1. Phỏp lut v s hu.
2. Phỏp lut v t chc cỏc loi hỡnh doanh
nghip (cỏc ch th kinh doanh).
3. Phỏp lut v hp ng.
4. Phỏp lut v huy ng v s dng cỏc
ngun lc.
Nu da vo tớnh cht, c im ca
nhng quan h m nú iu chnh thỡ b phn
phỏp lut ny cú th phõn thnh cỏc nhúm
ch yu sau:
+ Cỏc quy nh v s dng t ai liờn
quan n hot ng sn xut kinh doanh;
+ Cỏc quy nh v s dng lao ng
phc v cho sn xut kinh doanh;
+ Phỏp lut v khuyn khớch u t trong
v ngoi nc;
+ Phỏp lut v th trng ti chớnh (tin
t, chng khoỏn, ngoi hi );
+ Cỏc quy nh liờn quan n th trng
khoa hc, cụng ngh thụng tin, trong ú phỏp
lut v s hu trớ tu úng vai trũ quan trng;
+ Phỏp lut v ngõn hng, cỏc giao dch
bo m.
5. Phỏp lut v cnh tranh lnh mnh v
chng c quyn.
6. Phỏp lut v gii quyt tranh chp
trong kinh doanh v phỏp lut v phỏ sn
doanh nghip.
7. Phỏp lut iu chnh cỏc quan h trong
hot ng qun lớ v mụ ca Nh nc. H
thng nhng quy nh liờn quan n hot
ng qun lớ v mụ ca Nh nc ch yu
bao gm:
- Cỏc quy nh v m bo ngun thu ca
Nh nc (phỏp lut v thu, phỏp lut ngõn
sỏch nh nc, phỏp lut v phớ v l phớ);
- Cỏc quy nh v kim soỏt giỏ c;
- Cỏc quy nh v tiờu chun cht lng
hng húa;
- Phỏp lut v k toỏn, kim toỏn;
- Nhng quy nh v x lớ vi phm trong
hot ng qun lớ (bao gm cỏc quy nh v
nghiªn cøu - trao ®æi
8 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004
xử lí hành chính; các quy định về xử lí hình
sự; trách nhiệm tài sản);
- Những quy định về bảo vệ môi trường;
- Những quy định về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
Những quy phạm, chế định pháp luật nêu
trên được quy định trong các văn bản pháp
luật như Hiến pháp (1992); Bộ luật dân sự;
Bộ luật lao động; Luật doanh nghiệp nhà
nước; Luật hợp tác xã; Luật doanh nghiệp;
Luật đầu tư nước ngoài; Luật đất đai; các
luật thuế Tất cả các chế định pháp luật
được quy định trong các văn bản pháp luật
khác nhau liên quan trực tiếp đến quá trình
hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lí
kinh tế của Nhà nước tạo thành hệ thống
pháp luật kinh tế.
Như vậy, có thể hiểu hệ thống pháp luật
kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật
do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các
quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá
trình tổ chức, quản lí và tiến hành các hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Các quy phạm
pháp luật đó có mối liên hệ thống nhất với
nhau, được phân chia thành các chế định hay
lĩnh vực (ngành luật) và được thể hiện trong
các văn bản pháp luật dưới những hình thức
nhất định.
Từ quan niệm trên, ta thấy rằng hệ thống
pháp luật kinh tế bao gồm hai phương diện:
Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật và
hệ thống văn bản. Hệ thống cấu trúc bao gồm
các quy phạm, các chế định, các lĩnh vực
pháp luật có liên quan. Hệ thống văn bản
pháp luật bao gồm nhiều nguồn khác nhau
của hệ thống pháp luật kinh tế được biểu hiện
bằng các đạo luật, pháp lệnh, nghị định
Tóm lại, pháp luật kinh tế nước ta đã trải
qua quá trình hình thành và phát triển trong
những bối cảnh khác nhau về chính trị, kinh
tế, xã hội. Hiện nay, pháp luật kinh tế của
nước ta đang tồn tại trong bối cảnh mới, đó
là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và sẽ có những sự biến đổi căn
bản. Pháp luật kinh tế là bộ phận cấu thành
của cơ chế kinh tế và được nhìn nhận ở
những cấp độ khác nhau (nghĩa rộng và
nghĩa hẹp). Trong hệ thống pháp luật ở nước
ta thì pháp luật kinh tế là bộ phận "năng
động nhất", thường xuyên vận động, phát
triển theo sự phát triển của các quan hệ kinh
tế. Dù có những quan niệm khác nhau về tên
gọi, về nội dung song khi nghiên cứu lĩnh
vực pháp luật này bao giờ người ta cũng
quan tâm đến hai vấn đề chính là: Đảm bảo
quyền tự do kinh doanh và hình thức can
thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế./.
(1).Xem: TS. Nguyễn Am Hiểu, "Hoàn thiện luật kinh
tế ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN". Luận án PTS luật học, tr. 27, năm 1996.
(2).Xem: TS. Nguyễn Như Phát, “Luật kinh tế - Mấy
kinh nghiệm và bài học từ nước ngoài", Khoa học
pháp lí, số 8/2001, tr. 36, 40.
(3), (4).Xem: FKubler, "Mấy vấn đề về pháp luật kinh
tế Cộng hòa liên bang Đức", Nxb. Pháp lí, H. 1992,
tr. 22, 223.
(5).Xem: TS. Dương Đăng Huệ, Báo cáo khoa học tại
Bộ tư pháp về các biện pháp xử lí vi phạm pháp luật
kinh tế, năm 1999, tr. 4.
(6).Xem: TS. Nguyễn Văn Luyện, Tạp chí nhà nước
và pháp luật, số 10/1999, tr. 3, 10.
(7).Xem: TS. Phạm Duy Nghĩa, "Mối quan hệ giữa
pháp luật thương mại kinh tế và dân sự", Tạp chí khoa
học Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999, tr.22, 28.