QUAN HỆ GIỮA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH: SỰ TIẾP CẬN TỪ
GÓC ĐỘ TỰ DO HÓA
TS. NGUYỄN MINH PHONG
I. Quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế chu kỳ và khủng hoảng tài chính
1. Nhìn suốt quá trình lịch sử triển kinh tế dễ nhận thấy xu hướng rút ngắn lại khoảng
cách giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ TBCN thế giới. Từ trung bình 10 năm ở
thế kỷ XIX, 8 năm cho nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1901; 1907 – 1908; 1920 – 1921;
1929 – 1933; 1937 – 1937), khoảng cách từ 6 – 5 năm cho thời kỳ chiến tranh lạnh (1948
– 1949; 1953 – 1954; 1957 – 1958; 1960 – 1961; 1967 – 1968; 1974 – 1975; 1979 –
1982), và chỉ còn 3 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay (1991 – 1993; 1997 –
1999 và 2008 – 2009). Ngoài ra, trong sự vận động của chu kỳ, ranh giới và khoảng cách
giữa các giai đoạn cũng mờ dần, khó xác định hơn không chỉ giữa giai đoạn tiêu điều và
giai đoạn phục hồi trong một chu kỳ, mà còn ngay cả giữa giai đoạn hưng thịnh của chu
kỳ sau so với giai đoạn trì trệ của chu kỳ trước. Đây là một đặc trưng nổi bật của chu kỳ
TBCN hiện đại khá phổ biến ở các quốc gia và được lý giải bởi những nguyên do sau:
- Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng KH – KT đã rút ngắn thời gian ra đời các
phát minh cải tiến công nghệ mới và cả thời gian ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất
– kinh doanh. Nếu trước thế chiến hai, thời gian đưa một phát minh hay ý tưởng khoa học
– công nghệ vào sản xuất đòi hỏi 30 – 40 năm, những năm sau thế chiến thứ hai là 20 –
15 năm, thập kỷ 70 – 80 là 7 – 10 năm, thì ở thập kỷ 90 chỉ còn một vài năm, thậm chí
một vài tháng.
- Nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá cho phép kinh doanh ngày càng đa dạng hơn về các
sản phẩm (gắn liền với dịch vụ và tiêu dùng tri thức, tinh thần…), chúng có nhu cầu lớn,
phạm vi rộng và biến đổi nhanh hơn những nhu cầu hàng hoá tiêu dùng vật chất cổ điển
vừa kém đa dạng, vừa bị giới hạn cả bởi đặc điểm của nhu cầu tiêu dùng vật chất cá nhân
và bởi thị trường chưa được toàn cầu hoá trước đây.
- Trong khi đó, khả năng cung cấp của các doanh nghiệp và nền sản xuất xã hội nói
chung cũng tăng nhanh do sự tăng nhanh các tiềm lực kinh tế được tích luỹ qua nhiều thế
hệ, do sự phát triển của thị trường vốn, của công nghệ ngân hàng, thị trường thông tin và
hệ thống giao thông vận tải cùng các phương thức giao nhận – thanh toán hiện đại khác
trong bối cảnh tự do hoá… Tất cả cho phép nắm bắt chính xác và nhanh nhạy hơn các tín
hiệu thị trường, đồng thời huy động nhanh, hiệu quả hơn các nguồn lực cần thiết với quy
mô tuỳ ý để tổ chức sản xuất và cung ứng thoả mãn gần như “tức thì” các động thái mới
về cầu trên các thị trường đó, không lệ thuộc thời gian và không gian…
- Ngoài ra, toàn cầu hoá cho phép mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế, làm tăng
vọt nhu cầu về một sản phẩm mới… Do đó, cho phép rút ngắn thời gian khấu hao, đổi
mới máy móc thiết bị mà vẫn bảo đảm thu hồi vốn, có lãi. Đồng thời, cũng tạo nguy cơ
gia tăng thiệt hại từ hao mòn vô hình cho những nhà kinh doanh nào chậm chân trên thị
trường…
Chính sự rút ngắn vòng đời công nghệ, vòng đời sản phẩm và chu kỳ kinh doanh đã rút
ngắn khoảng cách chu kỳ TBCN; đồng thời sự đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh có các
“chu kỳ riêng” khác nhau, có nhu cầu mở rộng nhanh và được đáp ứng nhanh không kém
trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh gay gắt, đã tạo ra tình trạng có sự bù trừ của
việc sa sút nhanh với hồi phục nhanh trên thị trường, từ đó quy định đặc tính “mờ dần”
giữa các giai đoạn chu kỳ trên đây của khủng hoảng chu kỳ TBCN hiện đại.
- Do sự phát triển không đồng đều TBCN, một quy luật vốn có của kinh tế TBCN song
bộc lộ và phát huy tác dụng mạnh hơn trong bối cảnh tự do hoá và suy giảm chiến tranh
lạnh. Sự đa phương hoá và dịch chuyển các tương quan lực lượng kinh tế – chính trị quốc
tế đã tạo ra những trung tâm phát triển mới, nguồn khởi phát những xung năng tạo chu kỳ
và chống chu kỳ mạnh không kém các trung tâm truyền thống trước và ngay sau Thế
chiến hai.
2. Trong bối cảnh tự do hoá và toàn cầu hoá thị trường, một mặt, tác động lan toả của
khủng hoảng nhanh và rộng hơn; mặt khác, khi xảy ra khủng hoảng, tư bản quốc tế sẽ tự
do rút chạy, dồn đến ẩn nấp và tiếp tục hoạt động tại những nơi khả dĩ an toàn hơn, đang
có thuận lợi thị trường hơn. Chính điều này đã cho phép nước tiếp nhận dòng vốn tháo
chạy này có những động lực mới cho sự phát triển của mình, đồng thời góp phần giảm
thiểu tác hại và rút ngắn giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng lại làm tăng vọt
độ sâu sắc hậu quả của khủng hoảng tại nơi xảy ra do tư bản đột ngột ra đi kiểu lũ cuốn
mang tính tâm lý, tự phát. Cuộc khủng hoảng châu Á 1997 đã chứng tỏ rõ điều này. Rõ
ràng, nước Mỹ, nơi trú ẩn tốt nhất khi đó của tư bản quốc tế đã nhận được các xung lực
phát triển tích cực từ sự dồn tụ tư bản quốc tế, tháo chạy từ các nước châu Á. Nhưng
trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay thì nước Mỹ đã đánh mất cơ hội này, trở thành
nền kinh tế có tỷ lệ nợ trên đầu người vào hàng đầu thế giới…
3. Đặc biệt, bối cảnh tự do hóa đã tô đậm hơn bao giờ hết xu hướng ngày càng có sự gắn
kết chặt chẽ và tác động qua lại nhạy cảm và trực tiếp hơn giữa khủng hoảng kinh tế chu
kỳ và khủng hoảng tài chính – tiền tệ.
Do khủng hoảng cơ cấu ngày càng xảy ra nhiều và trên phạm vi rộng trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế, từ sản xuất đến lưu thông… Vì vậy, trong những thập kỷ cuối
của thế kỷ XX, chúng đã có tác động mạnh đến động thái chu kỳ so với trước đó, nhất là
những cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Cơ chế vận động của chu kỳ TBCN vì vậy
cũng đang có nhiều điểm khác trước. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dịch vụ,
mà trong đó, chiếm tỷ trọng đáng kể là các dịch vụ tài chính – ngân hàng và thị trường
vốn, do toàn cầu hoá các công nghệ giao dịch và thương mại quốc tế, do sự tự do hoá,
thương mại hoá và tư nhân hoá các hoạt động kinh doanh – đầu tư theo cơ chế thị trường
mở (kể cả mua, bán nợ), và cũng như do sự thừa nhận và gia tăng ráo riết các hoạt động
đầu cơ trên thị trường tài chính – tiền tệ… tất thảy những điều đó đã khiến các thị trường
tài chính ngày càng đóng vai trò động lực, trái tim và tấm gương hội tụ, phản chiếu toàn
bộ nhạy cảm, trực tiếp và tập trung nhất đời sống kinh tế vĩ mô cũng như vi mô, quốc gia
cũng như quốc tế.
Hơn nữa, trong nền kinh tế hiện đại ngày càng xuất hiện cái gọi là “hiệu ứng của cải”. Có
tới 38% tài sản các hộ gia đình và 56% các quỹ trợ cấp trong các nước TBCN chủ yếu
được đầu tư vào các thị trường chứng khoán. Giá trị tài sản gia đình và doanh nghiệp
ngày càng được đo lường trên thị trường chứng khoán, nơi mà giá trị “thực” và “ảo”
thường ít khi gặp gỡ nhau… Khi thị trường thuận lợi (thậm chí do tâm lý “bầy đàn” và do
cả đầu cơ…), các doanh nghiệp và cả những người nắm giữ cổ phiếu này cứ nghĩ mình
đã giàu có, nên mở rộng chi tiêu hơn… góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh,
thậm chí nóng. Nhưng nếu vì một lý do nhạy cảm nào đó, thậm chí từ yếu tố phi kinh tế,
thị trường chứng khoán suy giảm, tâm lý chi tiêu và kinh doanh của cổ đông sẽ đảo
ngược, góp phần tạo sự suy thoái nhanh và gay gắt hơn các lý do và cơ sở kinh tế thực tế.
Với những quan hệ dây chuyền phức tạp, một sự đổ vỡ thậm chí từ thị trường của nước
ngoại vi cũng có thể tạo ra chuỗi bùng nổ, đổ vỡ nhanh, mạnh trên diện rộng, lan đến
trung tâm thông qua các kênh nợ nần và lưu thông tự do trên thị trường vốn, thị trường
hàng hoá và dịch vụ quốc tế. Khi đó, “hiệu ứng của cải” có khả năng biến suy giảm thị
trường (chẳng hạn, thị trường bất động sản, thị trường điện tử …) thành suy giảm kinh tế.
Đến lượt mình, suy giảm kinh tế làm giảm nhu cầu nhập khẩu và sự bỏ chạy của vốn đầu
tư…, đình trệ thị trường và đình trệ đầu tư hoà quyện vào nhau và tạo ra ma sát cực mạnh
cản trở sự vận động tiến lên một cách bình thường của cỗ máy kinh tế doanh nghiệp và
quốc gia.
Trong cơ chế toàn cầu hoá, một hiện tượng mới mẻ đang xuất hiện là chính quá trình co
rút – bỏ chạy của vốn đầu tư quốc tế ngày càng có vai trò to lớn tạo lên những vận động
chu kỳ TBCN. Nhiều trạng thái mất cân bằng tiềm tàng âm thầm và dường như không
liên quan gì, qua tác động của dòng lưu chuyển vốn đầu tư quốc tế, đã bị kích động mãnh
liệt, hình thành và nhân bội những tác động qua lại giữa chúng, khiến sự mất cân bằng
càng sâu đậm hơn, tạo ra những hậu quả lớn lao vượt hẳn mức độ những nguyên nhân
cấu thành nên quá trình ấy. Ở những nước yếu hơn đặc điểm này càng bộc lộ rõ hơn, mà
cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á vừa qua đã chứng tỏ rất rõ.
Nếu truy tìm căn nguyên, người ta vẫn nhận thấy những gốc gác quen thuộc của chu kỳ,
đó là việc sản xuất hoặc đầu tư tập trung thái quá, gây ra khủng hoảng cơ cấu (như sản
xuất quá nhiều hàng điện tử hay đầu tư tập trung quá mức vào thị trường bất động sản…),
những cơn sốt giá giả tạo và thừa ứ hàng hoá trên thị trường bộ phận do không cân nhắc
đầy đủ sức mua và thị hiếu thị trường đã bị biến đổi nhanh chóng, cũng như do các hành
vi đầu cơ tinh vi ngày càng phát triển đã gây ra những khó khăn thanh toán cho các chủ
đầu tư – kinh doanh, đồng thời cũng là các con nợ. Bất ổn định thị trường bộc lộ và được
khuếch đại do sự lan toả, phổ cập nhanh chóng các thông tin nhiều khi bị bóp méo và sự
cộng hưởng của yếu tố “tâm lý bầy đàn”… Các dòng vốn đổ vào bị chững lại, đổi chiều.
Các hình thức kinh doanh mạo hiểm bị thu hẹp. Sự bán tháo hoặc bỏ chạy của vốn đầu tư,
nhất là các dòng vốn đầu cơ quốc tế, đã khuấy động đến cực đại những dao động thị
trường, làm bùng phát những chuỗi đổ vỡ thị trường theo kiểu dây chuyền giữa các thị
trường, các quốc gia, nhất là lan toả theo các mối quan hệ đô mi nô (con nợ – chủ nợ…).
Đổ vỡ tài chính – tiền tệ kéo theo suy giảm kinh tế thực sự. Cầu thị trường trong nước và
quốc tế trì trệ. Nhập khẩu co lại, còn xuất khẩu cũng không tăng do suy giảm khả năng
thanh toán của các bên liên quan. Giá cả sụt giảm chung theo kiểu bắc cầu; sản xuất suy
giảm, thất nghiệp gia tăng. Khủng hoảng kinh tế thực sự nổ ra và sức phá hoại của nó
nhiều khi vượt quá cái giá phải trả cần thiết cho những sai lầm thị trường ban đầu. Có thể
khẳng định rằng, chính bản thân hệ thống tài chính quốc tế đã cấu thành nên bộ phận chủ
yếu nhen nhóm và truyền dẫn những xung lực của khủng hoảng với gia tốc cực nhanh
mang tính phá hoại ghê gớm nhất trên quy mô toàn cầu. Nói cụ thể hơn, chính sự phát
triển vô hạn độ khả năng tích tụ, dồn nén, vận chuyển những năng lực tài chính toàn cầu
cho các hoạt động đầu tư kinh doanh quốc gia và quốc tế, trong khi thiếu một cơ chế
quốc tế giám sát an toàn cần thiết cho những hoạt động này, còn nhu cầu thị trường vô
cùng linh hoạt, vòng đời sản phẩm rút ngắn hơn và thông tin thị trường chưa được coi
trọng phát triển đúng mức, đồng thời chế độ tỷ giá giữa các nước vừa có sự khác biệt
nhau, vừa thiếu “chuẩn” điều chỉnh… đã, đang và sẽ ngày càng trở thành đầu mối của
những chấn động kinh tế trong xã hội hiện đại và tương lai.
4. Không những vậy, còn một điểm mới đáng chú ý khác nữa trong cơ chế hình thành và
truyền dẫn khủng hoảng kinh tế chu kỳ TBCN hiện đại là: thay vì “sóng xung kích” của
khủng hoảng xuất phát từ các nước trung tâm như mô hình cổ điển trước đây, ngày nay,
khủng hoảng có thể khởi phát và lan truyền từ các nước ngoại vi – mắt xích yếu nhất
trong cơ chế cạnh tranh và kiểm soát thị trường. Quá trình này chia làm 2 giai đoạn. Ỏ