Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 8 quy tắc vàng trong nghề PR pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.22 KB, 4 trang )

8 quy tắc vàng trong nghề PR

Nhiều cử nhân và các nhà chuyên nghiệp trẻ thiết tha mong mỏi theo
đuổi con đường công danh sự nghiệp trong nghề PR (quan hệ cộng đồng) và
giao tiếp đoàn thể. Những nghề nghiệp này có thể có nhiều dạng khác nhau và
có thể bao gồm cả vai trò trong các công ty PR hoặc trách nhiệm “giao tiếp”
trong các công ty thông thường khác. Trong cả hai vai trò này, mục đích cuối
cùng đều là tạo vị trí thuận lợi cho một công ty, một sản phẩm hoặc một cá
nhân trong cộng đồng.
Tuy nhiên, chỉ có ít người hiểu được những vị trí này, trong khi nhiệm
vụ của hầu hết những nhà chuyên nghiệp trẻ là phải hiểu một vài quy tắc của
nghề PR để thành công trong bất cứ công ty nào.
8 quy tắc vàng sau sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn khi dấn thân vào nghề
mà bạn lựa chọn:
1. Nghiên cứu bối cảnh
Hãy tìm hiểu thật kĩ, kĩ hơn hơn bất cứ điều gì bạn làm mặc dù những
người khác đã làm chúng rồi. Một vài người thực hiện chúng tốt hơn, một vài
nhanh hơn và một vài táo bạo hơn. Bạn phải hiểu ai khác có thể theo sau bạn
trước khi bạn nhảy vào thị trường. Sự thật của vấn đề là phương tiện truyền
thông sẽ có sức lôi kéo khi đi đầu trong việc truyền đạt một câu chuyện hơn bất
cứ thứ gì khác, vì vậy nếu ai đó đã ở đó và đã làm điều đó, bạn sẽ nhận được
thái độ tiếp nhận dửng dưng của công chúng. Trước khi bạn xác định nội dung
truyền tải của mình, hãy chắc chắn rằng nó có cái gì đó duy nhất, độc đáo để
dành tặng cho công chúng.
2. Xác định điểm nhấn
Khám phá điều gì làm cho nội dung truyền tải của bạn trở nên cuốn hút
có nghĩa là bạn cần xác định một điểm nổi bật để giới thiệu nó. Hãy nhớ rằng
chỉ cùng một câu chuyện có thể mang theo nhiều thông điệp. Hãy chọn lấy một
điểm, nhấn trọng tâm vào đó và để cho người khác tự tìm lấy những thông điệp
còn lại. Bạn nên biết rằng có thể đối tượng của phương tiện truyền thông lại
hiểu nhầm và khác với cái mà bạn có ý định truyền đạt tới họ. Điều này không


làm cho những cố gắng của bạn trở nên vô ích, nhưng nên coi nó như một bài
học cho các chiến dịch tương lai.
3. Chọn thời điểm
Có vài lời khuyên hiển nhiên là tất cả những chuyên gia PR trẻ nên nghe
theo khi cố gắng cho thế giới biết về công ty và sản phẩm của mình. Ví như, có
nhiều ngày thứ hai là ngày bận rộn và như vậy thông điệp của bạn có thể bị
chìm đi. Những lần khác, ngày thứ hai có thể lại là một cơ hội lớn để tiếp xúc
với báo chí. Tương tự, vào các ngày thứ sáu, các nhà báo có thể trong “kì nghỉ
cuối tuần” và vì thế ít quan tâm tới bất cứ thông tin nào. Đây là những yếu tố
mà bạn nên nắm rõ và dùng để xác định thời điểm tốt nhất để đến với công
chúng. Bên cạnh đó bạn cũng nên để ý và tính đến tất cả các phương án giải
quyết nếu có những thay đổi đột xuất để đỡ lúng túng hơn, lảm ảnh hưởng tới
mục đích cuối cùng của mình.
Thêm 5 cách để tạo ra nhiều lời lan truyền nhất có thể
4. Làm chủ lĩnh vực của mình
Một biến số quan trọng cần phải hiểu là người ta cần nghe và đánh giá
cao các nhân vật có uy tín trong từng lĩnh vực của chính họ. Tờ Thế giới đàn
ông chẳng hạn, chỉ có thể giao thiệp và đưa ra những lời bình luận về các vấn
đề của đàn ông nhưng nếu nó cố gắng đề cập tới các chủ đề liên quan đến phụ
nữ thì có thể sẽ không nhận được sự ủng hộ của độc giả.
5. Nói to và rõ ràng
Thông thường người nói to nhất trong phòng sẽ không nhận được sự chú
ý nhất mà người nói lôi cuốn nhất sẽ dành được ân huệ này. Vì vậy khi nói
trước đám đông, hãy nhớ rằng nếu không tạo được sự lôi cuốn bạn sẽ không
nhận được sự chú ý của công chúng.
6. Hãy để trí tưởng tượng bay xa
Phương tiện truyền thông sẽ giúp bạn mở rộng ý tưởng. Nói cách khác,
nếu bạn không để mặc bất cứ thứ gì cho sự tưởng tượng, các phương tiện
truyền thông sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất, sau đó bạn sẽ không đưa
cho chúng được bất cứ lý do gì mà dựa vào đó bạn đưa tin tức sự kiện. Vì vậy

hãy gửi thông điệp có thể gợi sự tưởng tượng ở công chúng.
7. Phong thái tự tin, chững chạc
Các công ty thường tìm kiếm người phát ngôn để giúp họ truyền thông
điệp nhưng tiền thuê người phát ngôn thường rất đắt. Đây là lý do tại sao bạn
cần bỏ qua sự xa xỉ này và cố gắng dùng một phương tiện khác để thay thế.
Phương tiện truyền đạt hay phương tiện thông tin có thể là chính bạn và nếu
như vậy, bạn phải thể hiện là chính mình. Các phương tiện thông tin có thể trợ
giúp bạn nhưng không phải là tất cả.
Và cuối cùng Quy tắc 8 là “luôn luôn khiến cho công chúng thèm khát
những thông tin mà bạn định đưa ra”.

×