Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu SÁU QUY TẮC VÀNG CỦA TÔI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.17 KB, 2 trang )

6 QUY TẮC VÀNG CỦA TÔI
1. Quy tắc 1:
Đây là quy tắc khó nhất đối với người lãnh đạo. Tôi bản thân chưa chiến thắng hết
“cái tôi”, vì bản ngã của con người luôn đặt cái tôi trên hết , nếu ai đụng đến cái tôi thì
bản thân rất khó kìm chế và hạn chế cái tôi của mình .
Riêng việc lắng nghe nhân viên , tôi có lắng nghe nhưng thật sự nghe hết và hiểu hết
là rất khó vì mọi người không ai thổ lộ cái riêng của mình và phải biết khơi gợi thì họ
mới nói . Tôi chỉ lắng nghe nhưng chưa thấu hiểu hết tâm tư tình cảm của nhân viên,
tuy nhiên khi nghe nhân viên lo lắng công việc thì tôi chia xẻ ngay , gặp ngay để tiếp
nhận và trong khả năng của mình tôi sẽ giải quyết ngay. Cái quyết đóan là cái khó ,
hiểu được hết thì mới đưa ra cách giải quyết . Hành chính Nhân sự là liên quan đến
nhân sự rất nhiều , hiểu hết tâm tư tình cảm nhân sự để giải quyết là mong muốn –
làm được là rất khó vì quyết định về Nhân sự là đụng đến cái tôi của người ta – đòi
hỏi cần sự khéo léo và khôn ngoan .
Tôi chỉ đạt 80% quy tắc này.
2. Quy tắc 2:
Việc áp đặt nhân viên là điều tôi luôn tránh , nếu tôi nhờ nhân viên mà nhân viên đó
không muốn làm thì tôi không nhờ . Tuy nhiên nếu đó là nhiệm vụ của nhân viên đó
mà nhân viên đó thóai thác thì tôi cương quyết xử lý ngay bằng cách báo cáo và bản
thân xử lý nếu có thể . Việc thay đổi hành vi của nhân viên là cần thiết mà lãnh đạo
phải thường xuyên phải làm tuy khó nhưng phải thực hiện.
Tôi chỉ đạt 70% quy tắc này.
3. Quy tắc 3:
Sự thanh minh là đồng nghĩa với sự yếu kém , làm không được thì nhận lỗi ngay mới
là cách sửa sai . Tôi cương quyết xử lý nếu nhân viên cấp dưới sai phạm . Nếu họ
không đưa ra giải pháp để giải quyết thì tôi sẽ hướng dẫn – nhân viên khắc phục tồn
đọng thì lãnh đạo mới giải quyết công việc tốt .
Tôi đạt 70% quy tắc này.
4. Quy tắc 4:
Tôi hay tranh luận với đồng nghiệp về những vấn đề liên quan liên quan đến phòng
ban, nhưng tranh luận để nhìn ra vấn đề là rất khó. Khó ở chỗ, mỗi người đều giữ


quan điểm của mình, tuy nhiên vì cái chung thì có thể tìm ra giải pháp . Tranh luận
đương nhiên sẽ có mâu thuẩn thậm chí là bất hòa, nhưng vì cái chung có thể dẹp cái
riêng qua một bên thì có thể không dẫn đến bất hòa mà còn tốt cho cả đôi bên.
Tôi đạt 60% quy tắc này.
5. Quy tắc 5:
Quy tắc này này là quy tắc xử sự khó thực hiện. Thường thì lãnh đạo sẽ thưởng khi
nhân sự làm tốt công việc cho họ chứ chưa hiểu có lúc phải khôn ngoan chọn thời
điểm thưởng, nó sẽ có tác dụng khích lệ, động viên nhân viên cho dù đang thực hiện
hoặc đã thực hiện, thưởng một phần hoặc thưởng giá trị sẽ khích lệ tinh thần nhân
viên rất lớn, qua đó cũng thể hiện sự quan tâm của sếp đối với nhân viên.
Phạt là điều chẳng đành, phạt có nghĩa là hình thức răn đe cũng là hình thức giáo
dục. Tội phạm thì bị tù tội, con cái hư thì phạt bằng roi đòn, còn nhân viên sai, không
làm tốt thì phạt bằng nhiều hình thức như cúp lương, giảm lương, cắt thưởng ….
Nhưng dưới hình thức nào nhân viên bị phạt sẽ chịu sự thiệt thòi dù ít hay nhiều họ
sẽ có phản ứng: tiêu cực hoặc tích cực. Tiêu cực là họ bất tuân lệnh, chống đối, phản
kháng bỏ việc, lãng công ….Tích cực khi họ hiểu ra vấn đề để nhận lỗi và sửa sai. Do
đó khi phạt nhân viên phải cân nhắc cả tình cả lý cho nên mới gọi là phạt bằng tấm
lòng.
6. Quy tắc 6:
Cái lớn và cái nhỏ trong từng vấn đề khi quản lý nhìn nhận là thể hiện nhân sinh
quan. Được coi là cái lớn thì đáng quan tâm hơn cái nhỏ nhưng cái nhỏ có khi nếu
không quan tâm thì sẽ không làm được cái lớn. Nhưng chi tiết là điều mà nhà quản lý
giỏi phải quan tâm. Chi tiết càng được vạch ra rõ thì vấn đề giải quyết được triệt để
và tránh thiếu sót. Nếu bỏ qua tiểu tiết thì sẽ rơi vào hời hợt. Sự hời hợt sẽ khó
thành công . Nhà quản lý quan tâm càng chi tiết thì càng thành công .
Tôi tâm niệm quy tắc này và mong học hỏi nhiều từ nhà quản lý chi tiết .

×