Bệnh tự miễn chung
(Phần 1)
Ai bị mắc các bệnh tự miễn?
Đa số các bệnh tự miễn khá hiếm gặp. Tuy nhiên bệnh tự miễn là một nhóm
bệnh có tác động đến hàng triệu người Mỹ. Hầu hết bệnh tự miễn thường tấn công phụ
nữ hơn là nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi làm việc và nuôi dạy con. Một số
bệnh tự miễn thường hiện diện ở một thiểu số dân nhất định. Chẳng hạn như bệnh
lupus thường gặp ở những phụ nữ Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha hơn là phụ nữ da trắng
gốc Âu. Tỉ lệ bệnh viêm khớp dạng thấp và xơ cứng bì ảnh hưởng trên cộng đồng dân
Mỹ bản địa cao hơn là dân Mỹ nói chung. Hơn nữa, bệnh tự miễn tác động đến các
khía cạnh xã hội, kinh tế, sức khỏe không chỉ trên gia đình mà còn trên những ông chủ,
đồng nghiệp, bạn bè.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh tự miễn?
Bệnh tự miễn có lây không? Không có bệnh tự miễn nào được chứng minh là
có thể lây hoặc bị nhiễm cả. Các bệnh tự miễn không lan từ người này sang người kia
như các bệnh nhiễm trùng. Các bệnh này không liên hệ gì đến bệnh AIDS (suy giảm
miễn dịch mắc phải), cũng không phải là một dạng bệnh ung thư ác tính.
Bệnh tự miễn có di truyền không? Bộ gen mỗi người được thừa hưởng từ bố mẹ
góp phần trong tính mẫn cảm mắc bệnh. Một số bệnh nhất định như bệnh vẩy nến
hình thành ở giữa những thành viên trong cùng một gia đình. Điều này gợi ý rằng có
một gen hoặc một tập hợp các gen đặc biệt khiến các thành viên trong gia đình cùng
mắc bệnh vẩy nến. Hơn nữa, một số thành viên trong gia đình mắc bệnh tự miễn lại
thừa hưởng và chia sẻ những gen bất thường đó dù họ có thể mắc các bệnh tự miễn
khác. Chẳng hạn như một em họ thứ nhất bị bệnh lupus, một chị bạn dì khác có thể bị
bệnh viêm bì cơ, và trong hai người mẹ của họ có một người bị bệnh viêm khớp dạng
thấp.
Một số ví dụ về bệnh tự miễn (được liệt kê theo cơ quan đích chính)
Hệ thần kinh
- Xơ cứng rải rác
- Nhược cơ
- Các bệnh lý thần kinh tự miễn như Guillain-Barré
- Viêm màng bồ đào tự miễn
Hệ tiêu hóa
- Bệnh Crohn
- Viêm loét đại tràng
- Xơ gan ứ mật nguyên phát
Huyết học
- Thiếu máu tán huyết tự miễn
- Thiếu máu ác tính
Mạch máu
- Viêm động mạch thoáng qua
- Hội chứng kháng phospholipid
- Các bệnh lý viêm mạch máu như u hạt Wegener
Nội tiết
- Đái tháo đường type 1 hay đái tháo đường qua trung gian tự miễn
- Bệnh Grave
- Viêm giáp Hashimoto
- Viêm tinh hoàn và viêm buồng trứ
ng tự miễn
- Bệnh lý tự miễn của tuyến thượng thận
Nhiều cơ quan, trong đó có cơ xương khớp
*
- Viêm khớp dạng thấp
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Xơ cứng bì
- Viêm đa cơ, viêm bì cơ
- Các bệnh khớp của cột sống như viêm cứng khớp cột sống
- Hội chứng Sjogren
Da
- Vẩy nến
- Viêm da dạng herpes
- Pemphigus thông thường
- Bạch biến
*
Các bệnh này còn được gọi là bệnh lý mô liên kết (cơ, xương, cân, dây
chằng…)
Sự hình thành bệnh tự miễn chịu tác động bởi các gen được thừa hưởng và
cách đáp ứng của hệ tự miễn người ấy đối với các ảnh hưởng của môi trường và một
số yếu tố gây khởi phát nhất định.
Còn yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hình thành bệnh tự miễn?
Một số bệnh tự miễn được biết sẽ khởi phát hoặc nặng hơn nhờ một số yếu tố
khơi mào nhất định như bị nhiễm virus chẳng hạn. Đối với bệnh lupus, ánh nắng
không chỉ là yếu tố khởi phát mà còn làm nặng hơn diễn tiến bệnh. Điều quan trọng là
cần tỉnh táo nhận biết các tác nhân để ngừa hoặc hạn chế mức độ tổn thương của bệnh.
Một số yếu tố tác động đến hệ tự miễn ít được biết đến như tuổi tác, stress mạn tính,
nội tiết tố, thai kỳ.
Hệ tự miễn hoạt động như thế nào?
Hệ tự miễn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân tấn công vào cơ thể mà cơ thể xem
là vật lạ. Đó là hệ thống vô cùng phức tạp. Hệ thống này điều hành cơ thể tùy thuộc
vào mạng truyền thông linh hoạt và kỹ lưỡng giữa nhiều loại tế bào khác nhau của hệ
miễn dịch. Trọng tâm của hệ thống là khả năng nhận diện và đáp ứng với các chất
được gọi là kháng nguyên – là các tác nhân gây nhiễm khuẩn hay một phần của cơ thể
(tự kháng nguyên).
Các tế bào và phân tử của hệ tự miễn bảo vệ chiếc mũi khòi sự tấn công của
virus.
Tế bào T và B
Đa số các tế bào của hệ tự miễn là các bạch cầu gồm nhiều dạng khác nhau.
Lymphocyte là một dạng bạch cầu gồm hai nhóm là tế bào T và tế bào B. Tế bào T là
các tế bào chính của hệ tự miễn giúp tiêu diệt các tế bào xâm nhiễm và phối hợp toàn
bộ tự miễn cùng phản ứng.Tế bào T có một phân tử trên bề mặt được gọi là thụ thể tế
bào T. Thụ thể này tương tác với các phân tử khác gọi là MCH (phức hợp phù hợp mô
chính). Các phân tử MCH nằm trên bề mặt của hầu hết các tế bào cơ thể và giúp tế bào
T nhận diện các mảnh kháng nguyên. Tế bào B có chức năng tạo lập kháng thể. Kháng
thể sẽ gắn vào kháng nguyên và đánh dấu kháng nguyên này để các tế bào của hệ miễn
dịch tiêu diệt. Các loại bạch cầu khác là đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính.