Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chuyen de lop3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.5 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỚP 3</b>
<b>I/ Lí do: </b>


Trong cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta phải giao tiếp bằng ngơn ngữ nói,
trao đổi, trị chuyện,…Từ bài học ở lớp đến những lúc giao lưu sinh hoạt với nhau.
Mọi sinh họat xã hội đều sử dụng ngôn ngữ để làm phương tiện chuyển tải thông tin.
Nhờ ngôn ngữ nên thế hệ sau kế thừa, tiếp nhận di sản văn hóa, khoa học, nghệ thuật
của thế hệ cha ơng. Vì vậy việc rằng kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 là việc làm hết
sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tơi chọn để thực hiện chuyện đề này.


<b>II/Mục tiêu, yêu cầu dạy và học phân môn Tập đọc:</b>


a) Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản nghệ huật, hành
chính, báo chí,…


- Đọc thầm tốc độ nhanh hơn ở lớp 2.


- Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về
một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiets trong bài đọc.


- Học thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa.
b) Phân mơn tập đọc cịn giúp học sinh:


- Phát triển kĩ năng đọc và nghe cho học sinh :
- Đọc thành tiếng; Phát âm đúng.


- Ngắt nghỉ hơi hợp lí.


- Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay đọc lí nhí).



- Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu
70 tiếng/ 1 phút.


- Biết đọc thầm không mấp máy môi.


- Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc) ; nắm được nội dung các
câu, đoạn và ý nghĩa của bài.


- Có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng
đoạn hay từng bài đọc, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hay một vấn đề
trong bài đọc.


<b>III/ Nội dung chủ yếu của phân môn Tập đọc lớp 4:</b>
1)Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh:


- Thông qua 93 bài tập đọc, trong ddos có 30 bài thơ, 63 bài văn xuôi(truyện văn
miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận và văn bản thông thường),18 bài là tác phẩm
văn học nước ngồi hoặc có nội dung về nước ngồi và người nước ngoài.


- Bám sát các chủ điểm, nội dung tập đọc phản ảnh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ gia
đìn, nhà trường, quê hương, các vùng miền và các dân tộc anh em trên đất nước ta
đến ác hoạtđộng văn hóa, khoa học, thể thao và các vấn đề lớn của xã hội như bảo vệ
hịa bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường
sống, chinh phục vũ trụ,…


2) Các hình thức luyện tập :


- Luyện đọc từng từ, từng câu, từng đoạn hay cả bài



- Trả lời câu hỏi nhằm tái hiện các chi tiết trong bài (câu hỏi tái hiện)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>IV/ Hiện trạng thực nay của học sinh:</b>


- Tập đọc lớp 3 có những yêu cầu cao như tốc độ đọc, kĩ năng đọc diễn cảm. Những
vấn đề đó học sinh còn hạn chế.


- Đa số khi đọc các em còn phát âm tiếng địa phương, ở những câu dài các em ngắt
nghỉ khơng thích hợp, đọc lặp từ, đọc ê a, ngắt ngứ. Thậm chí có em dừng lại để đánh
vần.


- Hầu hết các em cho là tiết Tập đọc dễ, nên ít chịu khó đọc và nghiên cứu.
<b>V/ Các biễn pháp dạy tốt môn tập đọc lớp 3:</b>


1. Chuẩn bị cho tiết tập đọc:
a) Đối với giáo viên:


- Đọc bài trước để nắm nội dung bài Tập đọc.


- Xác định giọng điệu chung của cả bài như thế nào.


- VD: Bài Cửa tùng. Đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tràn đầy cảm xúc ngưỡng
mộ, nhấn giộng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.


- Lưu ý từ khó đọc, câu dài.


- Xem xét hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa cho từng đối tượng học sinh.
b) Đối với học sinh:


- Biết chuẩn bị bài, đọc nhiều lần.


- Tìm hiểu các từ ngữ phần chú giải.
- Xác định nội dung của bài học.
- Chú ý ngắt nghỉ những câu văn dài.
2. Các hình thức luyện đọc cho học sinh:


- Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực, giáo viên cần lưu ý một số
điểm có thể điều chỉnh nội dung và phương pháp như sau:


- Khi dạy Tập đọc giáo viên cần tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản đọc đúng, rõ,
rành mạch, rõ ràng, tiến tới đọc lưu loát văn bản, nắm được ý cơ bản của bài tập đọc.
Để đạt yêu cầu này, giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện uốn
nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm, theo cặp để mỗi em được
đọc nhiều lần và được giúp đỡ nhau luyện đọc trong tiết học. Có thể giảm thời gian
cho bước luyện đọc diễn cảm (luyện đọc lại) và hạn chế đọc phân vai nếu khả năng
đọc của học sinh cịn chưa chắc chắn.


- Trong q trình học sinh đọc nối tiếp theo câu, đoạn, giáo viên chú ý theo dõi để
nhận xét, gợi ý tưởng về cách phát âm, nghỉ hơi câu dài hay tốc độ đọc sao cho thích
hợp.


- Đọc thành tiếng để luyện đọc hay (đọc diễn cảm) giáo viên : Cần căn cứ vào nội
dung, phong cách văn bản để dễ dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể
hiện bằng giọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Đối với văn bản khác: giáo viên hướng dẫn học sinh về ngữ điệu, đọc sao cho phù
hợp với mục đích thơng báo, khắc phục những cách đọc nghiên về hình thức hoặc
diễn cảm tùy tiện của học sinh tiểu học.


- Giáo viên lắng nghe học sinh đọc để phát hiện khả năng đọc của mỗi em, từ đó có
cách rèn luyện thích hợp cho từng em ; khuyến khích học sinh đọc trong lớp trao đổi,


nhận xét về chỗ được hay chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để
đọc tốt hơn.


VD: Daỵ bài Tập đọc Bài tập làm văn (tuần 6), giáo viên cần tập trung luyện đọc
sao cho phù hợp với trình độ từng đối tượng : học sinh yếu đọc đoạn 1 (dễ và ngắn),
học sinh trung bình đọc đoạn 2 (tương đối dài), học sinh khá đọc đoạn 3,4. Để tăng
thời gian cho phần luyện đọc đáp ứng yêu cầu cơ bản cho kĩ năng đọc, giáo viên có
thể giảng nhẹ yêu cầu đối với một số câu hỏi ở bài đọc đó.


- Đối với bước tìm hiểu từ ngữ, cần chú ý giải nghĩa thêm những từ khó, từ chưa gần
gũi với học sinh địa phương; giáo viên tận dụng tranh minh họa trong việc giải nghĩa
từ hoặc giải nghĩa từ trong câu văn cụ thể để HS dễ cảm nhận.


- VD: Bài : Nhớ lại buổi đầu đi học, giáo viên cho học sinh đặt câu với từ bỡ ngỡ.
Có như vậy mới giúp học sinh hiểu sâu về từ đó.


3) Phần hướng dẫn tìm hiểu bài:


- Trong quá trình tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý rèn
cho học sinh cách trả lời câu hỏi, cách diễn đạt bằng câu văn gọn, rõ ràng, dùng từ
đúng.


- Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho hs đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung
(có thể kết hợp cho 1 học sinh đọc thành tiếng, những HS khác đọc thầm sau đó trao
đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên nêu ra.


- Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hoặc có thể chia tách thành
1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện.


- VD: Như câu hỏi 4 trong bài Người con của Tây Ngun. “Đại hội tặng dân làng


Kơng Hoa những gì ? Khi xem đồ vật đó thái độ mọi người ra sao?”


- Giáo viên nên tách thành 2 ý nhỏ để HS dễ trả lời.
+ Đại hội tặng dân làng Kơng Hoa những gì?


+ Khi xem đồ vật đó thái độ mọi người ra sao?


- Có thể tổ chức cho HS tìm hiểu bài dưới hình thức:
+ Làm việc cá nhân đối với những câu hỏi đơn giản.
+ Làm việc theo cặp đối với những câu hỏi khó.
VD: Chọn thêm một tên khác cho truyện :


a) Câu chuyện cuối năm
b) Tình bạn


c) Cành mai Tết


- Giáo viên tạo điều kiện cho HS luyện tập một cách tích cực: trả lời câu hỏi, trao
đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ sau đó báo cáo kết quả để nhận xét, giáo viên sơ lược
kết quả ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính.


4) Luyện đọc lại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thức tổ chức học sinh luyện đọc lại và thi đọc (theo nhóm, cá nhân) đọc truyện theo
vai, thi đọc tốt một đoạn hay cả bài, giáo viên có thể giúp HS bước đầu có ý thức đọc
diễn cảm đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau:


+ Thể hiện giọng của từng nhân vật.
+ Thể hiện tình cảm của tác giả.



- Với những bài dạy có yêu cầu HTL, giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ hơn.
<b>VI/ Quy trình một tiết Tập đọc:</b>


1) KIểm tra bài cũ.
2) Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc


Nội dung và trình tự các hoạt động là :
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.


- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu


Học sinh nối tiếp đọc từng câu
+ Đọc từng đoạn trước lớp


Một vài học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài (một hai lượt). Giáo
viên giúp học sinh đọc đúng


Giáo viên giúp học sinh nắm nghĩa của từ mới
+ Đọc từng đoạn trong nhóm


Từng cặp học sinh đọc và góp ý cho nhau về cách đọc. GV theo dõi và hướng
dẫn các nhóm đọc đúng


Một học sinh đọc cả bài
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài


Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi


d. Luyện đọc lại/ học thuộc lòng (nếu trong SGK yêu cầu)


- Giáo viên đọc diễn cảm từng đoạn hoặc cả bài
- Từng học sinh hoặc nhóm thi đọc


- Hướng dẫn HTL
e. Củng cố - dặn dò
<b>VII/ phần kết luận:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trên đây là nội dung chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc mà
tôi đã nghiên cứu. Mong các anh chị trong khối tổ tham khảo và nhận được những ý
kiến đóng góp chân thành để chun đề hồn thiện hơn.


Người viết


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×