Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cách học cho từng loại tính cách docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.97 KB, 5 trang )

Cách học cho từng loại tính cách

Tính cách tự ý thức

- Phương pháp giao tiếp gợi mở: Bạn nên tận dụng phương pháp “Hỏi -
Đáp”, tránh sử dụng phương pháp “Đúng - Sai”, Ví dụ: “Bạn cho rằng đây là
đáp án hay nhất phải không?”, không nên nói: “Đáp án của bạn sai
rồi”...Làm theo phương pháp này sẽ thấy việc dẫn dụ người khác làm theo ý
mình không quá khó.

- Phương pháp làm việc có mục tiêu - động cơ: Cần xác định rõ lí do xây
dựng mục tiêu phấn đấu của mình để trên cơ sở đó có động cơ, có sức mạnh
kiên trì thực hiện đến cùng những mục tiêu đã đề ra bằng các phương pháp
linh hoạt theo hoàn cảnh. Bên cạnh việc xây dựng mục tiêu gần, bạn cũng
cần rèn luyện khả năng xây dựng mục tiêu xa để tránh tham bát bỏ mâm.

-
Phương pháp làm việc có tình có lý: Tình =>Lý =>Pháp, nên thực hiện
theo từng bước, nếu không theo tuần tự thì có thể càng làm càng gặp nhiều
khó khăn. Nên luôn đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ, tính
toán và cảm nhận. Mọi người xung quanh mình được may mắn thì mình
cũng có thể may mắn. Chăm lo cho mọi người tức là chăm lo cho chính
mình. Ví dụ: Trong gia đình có một người nằm viện thì mọi người đều vất
vả.

- Phương pháp khích lệ: Cần có tinh thần đứng lên sau khi ngã, thất bại là
mẹ thành công, càng khó khăn tinh thần càng phải mạnh mẽ. Nên luôn tự
động viên: ‘’Mình không thể thua, mình nhất định sẽ làm được’’

Tính cách mô phỏng


- Học mô phỏng: Bạn nên sử dụng băng hình, phương pháp đóng vai... Bạn
nên quan sát hành vi, động tác của người khác để nắm được cung cách làm
rồi tiến hành bắt chước cho tới khi đạt được thành quả. Về sau hành vi đó sẽ
trở thành hành vi tiêu chuẩn của bản thân bạn.

- Học bằng phương pháp noi gương: Bạn nên lựa chọn đọc các câu chuyện
về những người thành danh, có công đức hoặc các vĩ nhân, người tài giỏi để
làm gương giúp mình học cách nghĩ, cách làm của họ. Bạn nên lấy việc làm
mẫu và lặp đi lặp lại để tạo thành kỹ năng. Sự giáo dục trong quá trình
trưởng thành là mấu chốt của thành công, nếu không có những tấm gương để
bạn noi theo thì học tập và làm việc khó có chiều sâu.

- Học theo hoàn cảnh: Bạn nên tận dụng phương pháp học tập bằng các giác
quan: thị giác- thính giác và xúc giác. Bạn hãy luôn đặt mình vào thực tế
hoặc tưởng tượng, tự mình đang có mặt trong hoàn cảnh đó để học tập, tăng
cường cơ sở của nhận thức. Ngoài ra, bạn cũng nên năng tham gia các
chương trình thực nghiệm, hoạt động đoàn thể...

- Phương pháp học tập theo trình tự: Trước khi làm một việc gì bạn nên xây
dựng kế hoạch. Bạn cần không ngừng tự kiểm tra và đánh giá, rút kinh
nghiệm từng giai đoạn theo kế hoạch đã đề ra. Bạn nên tự khích lệ đồng thời
tạo áp lực thích hợp cho bản thân khi thực hiện một công việc nào đó.

- Phương pháp tự học: Dựa vào hoàn cảnh thực tế của mình, bạn nên có kế
hoạch học tập chủ động từ những đồng nghiệp có kinh nghiệm và năng lực
hơn mình, đồng thời cố gắng đọc thêm các tài liệu từ các nguồn khác nhau
như: Sách vở, mạng…hoặc theo học các lớp bổ túc chuyên môn ngắn hạn do
đơn vị hay các hiệp hội tổ chức.

Tính cách tư duy ngược


- Phương pháp hành động ngược: Khích lệ mình năng dùng tư duy ngược để
từ kết quả lật ngược lại vấn đề xem xét, vì như vậy thì sẽ biết được một cách
rõ ràng cả quá trình và trình tự học tập, giúp bạn có thể tìm hiểu được toàn
diện và tìm ra đáp án mình muốn.

- Khen thưởng kịp thời: Bạn sẽ vui mừng và càng cố gắng hơn vì được
khẳng định. Ngược lại cũng có thể dùng phương pháp thưởng phạt để qui
định các hành vi, phương pháp học tập của chính mình.

- Tự mình quản lý: Bạn nên làm đi làm lại nhiều lần những việc quan trọng,
dần dần thành tiêu chuẩn hành động và có thể đạt tới sự tự ràng buộc và
quản lý bản thân. Bạn nên lập ra bảng quản lý. Ví dụ: những việc gì có thể
quản lý, khi hoàn thành tốt có thể được điểm. Qui định đổi điểm thành phần
thưởng. Nên tăng cường bồi dưỡng EQ, hiệu quả học tập của bạn sẽ càng
tốt.

Tính cách cở mở

- Kiềm chế phản ứng: Bạn nên dùng nhiều yếu tố khác nhau tác động đến
mình để xem cách phản ứng của mình như thế nào, trên cơ sở đó lựa chọn
phản ứng tích cực phân tích và xây dựng mẫu phản ứng hoặc mẫu hành vi
phù hợp nhất để sử dụng nếu có tình huống tương tự xẩy ra.

-
Khống chế hình tượng: Bạn nên tập tưởng tượng, thông qua các cảnh đó để
học tập, thể nghiệm, sáng tạo nhằm tăng cường sự vận động toàn não của thị
giác và khống chế kiểu ghi nhớ của người học. Ví dụ: Khi học văn thì dùng
hình vẽ để diễn đạt thay chữ viết, trong não sẽ hiện ra một bức tranh toàn
cảnh. Khi học lịch sử, tưởng tượng ra các nhân vật, sự vật và sự kiện lịch sử

thời đó để trong não hình thành ra bức tranh lịch sử trong bài.

- Khống chế ngữ âm: Trong quá trình học, bạn cần chú ý các ngữ điệu vui,
buồn, giận...trong bài. Tận dụng nét âm nhạc, ngôn ngữ cố định đó để hình
thành hiệu quả khống chế trí nhớ. Sau này chỉ cần nghe thấy nét âm nhạc đó,
ngôn ngữ đó thì sẽ đánh thức trí nhớ .

- Khống chế động tác: Bạn nên xây dựng phương pháp học tập ở trạng thái
động. Bằng các động tác tay chân mô tả bài học sẽ làm tăng thêm hứng thú,
tăng cường trí nhớ cho mình. Đây là một biện pháp tốt để nâng cao kết quả
học tập cũng như làm việc.

- Khống chế tình cảm: Bạn cần tạo ra niềm vui, hứng thú để tăng cường ý
nguyện và hiệu quả học tập, làm việc. Tránh để mình có tâm lý căng thẳng
hay không vui khi bắt tay vào làm việc mà làm cho kết quả kém đi. Nên tự
mình qui định hoặc đề ra các nguyên tắc làm việc hàng ngày và cố gắng thực
hiện bằng được thì sẽ đảm bảo sự thuận lợi trong công việc. - Học tập và làm
việc theo truyền thống: Cần làm việc theo nhóm hoặc có quân sư bên cạnh
thì làm việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn.


×