Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
122
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN NHIỆT CHU
TRÌNH, CHỌN MÁY NÉN VÀ THIẾT BỊ PHỤ CỦA HỆ
THỐNG LẠNH 1 CẤP
BUILD CYCLE HEAT MATH PACKAGE, CHOOSE 1 BESTOWAL
COMPRESSOR AND ACCESSORY OF REFRIGERATION SYSTEM
SVTH: NGUYỄN HỮU THAO
Lớp: 05N1 Trường Đại Học Bách Khoa
GVHD: PGS. TS. VÕ CHÍ CHÍNH
Khoa Công Nghệ Nhiệt Điện lạnh, Trường ĐHBK, ĐHĐN
Tóm Tắt
Bài báo này trình bày kết quả xây dựng chương trình tính toán chu trình, chọn máy nén lạnh
và thiết bị phụ 1 số hệ thống lạnh thực tế như: kho lạnh, hệ thống máy đá cây, máy đá vảy…
Summary
The content of article states the result of the building of caculation programme with cycle heat,
the choice of machine auxiliary equiments, and some practical cold system: cold storage,
industrial ice generator, cube ice maker, ect.
1. Đặt vấn đề.
Tính toán thiết kế hệ thống lạnh là bài toán đặt ra không chỉ đối với các kỹ sư ngành
nhiệt, mà còn cả ngành hoá kỹ thuật và 1 số ngành liên quan, nếu giải quyết tốt bài toán này
giúp cho người kỹ sư thiết kế và vận hành được tốt 1 số hệ thống lạnh cơ bản. Từ nhu cầu của
sinh viên và kỹ sư về chương trình là rất lớn nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa
học và tính toán thiết kế hệ thống lạnh 1 cấp. Hơn nữa ở việt nam chưa có 1 chương trình nào
đầy đủ cho việc tính toán thiết kế hệ thống lạnh 1 cấp. Hiện nay các đơn vị thiết kế hệ thống
lạnh đề theo 1 quy chuẩn nhất định. Vì vậy tác giả đã lập chương trình “Tính toán thiết kế hệ
thống lạnh 1 cấp” nhằm mục đích trên và giải quyết việc tính toán nhanh một số hệ thống lạnh
1 cấp.
2. Nội dung chương trình.
2.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng chương trình.
Để xây dựng chương trình này tác giả đã dựa vào các cở sở lý thuyết như sau:
- Số liệu thời tiết của các địa phương trên toàn quốc.
- Cở sở lý thuyết về tính cân bằng nhiệt, tính nhiệt chu trình, chọn máy nén lạnh và thiết
bị phụ hệ thống lạnh 1 cấp theo các giáo trình chuyên môn {1,2,3,4}.
- Catalogue các thiết bị máy nén của các hãng cung cấp máy và thiết bị lạnh Mycom,
Bitzer, Copeland…
- Bảng các tính chất nhiệt vật lý của các môi chất lạnh.
2.2. Nội dung chương trình.
Chương trình đã được xây dựng với các nội dung chính sau đây:
- Tính toán thiết kế hệ thống kho lạnh.
- Tính toán thiết kế hệ thống máy đá cây.
- Tính toán thiết kế hệ thống máy đá vảy.
- Bảng quy đổi các đơn vị vật lý.
Sau đây là hình ảnh giao diện của 1 số chương trình.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
123
Hình 1: Chương trình chính.
Hình 2: Thiết kế hệ thống lạnh máy đá vảy.
3. Kết quả tính toán.
Sau đây tác giả lấy 1 ví dụ về tính toán thiết kế hệ thống lạnh máy đá cây.
3.1. Menu chương trình tính:
3.2 Kết quả tổng hợp:
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
124
3.2. Kết quả tổng hợp:
3.3. Xuất kết quả cuối cùng (file.MDI).
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
125
4. Kết luận và nhận xét
4.1. Ưu điểm:
- Chương trình này đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người sử dụng, tránh được 1 số
sai sót do chủ quan(nhầm lẫn, tra thông số nhầm, tâm lý của người sử dụng…).
- Chương trình này có mục *help* giúp cho người sử dụng chương trình 1 cách dễ
dàng.
- Chương trình này cho phép người sử dụng có thể cập nhật cơ sở dữ liệu của các môi
chất, các thiết bị máy nén của các hãng khi thị trường có biến động, cập nhật nhanh chóng
giúp cho chương trình có thể thay đổi cũng như cập nhật theo xã hội.
- Kết quả tính toán được xuất ra *file. MDI* dạng báo cáo, cho phép lưu kết quả và tạo
điều kiện thuận lợi cho người có trách nhiệm kiểm tra.
- Kết quả tính toán của chương trình hoàn toàn phù hợp với thực tế. Điều đó chứng tỏ
chương trình đã xây dựng hoàn toàn đúng và phù hợp.
- Chương trình xây dựng khá nhiều cơ sở dữ liệu về các thiết bị máy nén của các hãng,
bảng thông số môi chất lạnh….
- Hình ảnh minh hoạ khá đầy đủ nó giúp cho người sử dụng thêm trực quan, dễ hình
dung về những gì mình dang làm và sẽ làm gì tiếp theo.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
126
4.2. Hướng mở rộng đề tài.
- Chương trình tiến đến không những thiết kế hệ thống lạnh 1 cấp mà còn có thể thiết
kế hệ thống lạnh 2,3 cấp hoặc nhiều hơn nữa.
- Chương trình không những sử dụng các môi chất quen dùng như: NH3, R22 mà có
thể bổ xung thêm các môi chất lạnh thay thế mới mà thế giới sử dụng như R134a,R407a.v.v.
- Cập nhật thêm một số hình ảnh minh hoạ sao cho chương trình trở nên sinh động dễ
hình dung cho người sử dụng.
- Phần thiết kế sẽ thiết kế nhiều hơn, không chỉ là kho lạnh, máy đá cây, máy đá vảy
mà còn tủ đông, băng chuyền IQF… Tiến đến xây dựng một phần mềm thiết kế cho toàn bộ
các thành phần của ngành kỹ thuật lạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS - TS Võ Chí Chí nh, PGS – TS Đinh Văn Thuậ n; Hệ thố ng má y và thiế t bị lạ nh, Nhà
Xuấ t bả n Khoa họ c và Kỹ thuậ t, Hà Nội 2007.
[2] PGS - TS Nguyễ n Đứ c Lợ i ; Hướ ng dn thiết kế hệ thống lạnh , Nhà Xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội 1999.
[3] PGS - TS Nguyễ n Đứ c Lợ i , PGS – TS Nguyễ n Văn Tù y ; K thut lạnh cơ s , Nhà Xuất
bản Giáo Dục, 1996.
[4] PGS - TS Nguyễ n Đứ c Lợ i , PGS – TS Nguyễ n Văn Tù y ; Bi tp K thut lạnh ; Nhà
Xuấ t bả n Giá o Dụ c, 1997.
[5] PGS – TS Nguyễn Đức Lợi, PGS – TS Nguyễn Văn Tuỳ; Môi chất lạnh, Nhà Xuất Bản
Giáo Dục, 1998.
[6] Và một số tài liệu liên quan về tin học…