Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Viêm phổi do virus ở trẻ em ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.49 KB, 7 trang )

Viêm phổi do virus ở trẻ em

Viêm phổi do virus gây tổn thương cấp tính, lan tỏa hai bên phổi, gây suy
hô hấp, tiến triển rất nặng. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời,
não sẽ thiếu ôxy nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong hoặc có di chứng nặng nề.
Các loại virus thường gây viêm phổi ở trẻ em là: cúm, thủy đậu, virus hợp bào
hô hấp, corona, H5N1. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ em có thể nhiễm
sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn mắc bệnh 2-3 tuần. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến
bệnh càng nhanh, nặng.
Nguy cơ viêm phổi do virus tăng ở những trẻ có bệnh lý khác kèm theo như suy
dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (trẻ nhiễm HIV/AIDS), một số dị tật bẩm sinh về tim
mạch, phổi, lồng ngực, đẻ thiếu cân. Ở những trẻ này, bệnh thường nặng và khó điều
trị hơn. Mặt khác, do chúng ta không có thuốc đặc hiệu kháng virus nên rất khó khăn
và tốn kém cho điều trị.
Ở giai đoạn sớm, trẻ có thể chỉ sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, ho húng
hắng, chảy nước mắt, mũi, thở khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc... Nếu không được
điều trị đúng và theo dõi sát, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên,
có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi,
tím đầu chi; có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Nghe phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Có
thể có rối loạn tuần hoàn như shock, trụy tim mạch... Tình trạng này kéo dài sẽ gây
thiếu ôxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc kích thích, co giật.
Để chẩn đoán nguyên nhân viêm phổi, cần xét nghiệm máu, chụp X-quang tim
phổi, soi mũi họng, cấy dịch mũi họng... Nếu nghi ngờ viêm phổi do virus thì nên chụp
phổi kiểm tra hằng ngày, thậm chí 2 lần/ngày.
Các trường hợp viêm đường hô hấp cấp do virus nói chung cần được chẩn đoán
và theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế. Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các
loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh, rất khó
khăn cho chẩn đoán và điều trị. Khi phát hiện thì phải được nhập viện và cách ly. Trẻ
cần được chống suy hô hấp, chăm sóc tốt, hạ sốt, cân bằng rối loạn nội môi do sốt và
độc tố của virus gây ra.
Để phòng bệnh, cần bảo đảm cho trẻ có một sức khỏe tốt. Nơi ở phải đầy đủ


ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông, vệ sinh sạch sẽ,
súc miệng hằng ngày với trẻ lớn. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ.
Nhỏ mũi hằng ngày bằng natriclorit 9%o. Cách ly trẻ với người lớn và trẻ khác bị bệnh
để tránh lây lan thành dịch.
Cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như:
ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm
tăng cân. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nơi cư trú khám để được tư vấn và có hướng
điều trị thích hợp, tránh lây lan cho người khác, không nên tự dùng thuốc cho trẻ. Khi
mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, bảo đảm thai nhi phát triển tốt, nên cho trẻ bú
mẹ từ ngay sau khi sinh và kéo dài đến 2 tuổi.
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế (tiêm đủ các loại
vacxin của Chương trình tiêm chủng mở rộng). Ngoài ra, còn có một số loại vacxin
phòng viêm đường hô hấp, nhưng khi tiêm cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y
tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Vắc-xin phòng bệnh viêm phổi thùy

Vắc-xin chống thành phần polysaccharide của phế cầu khuẩn (vắc-xin
phòng bệnh viêm phổi thuỳ).
Phế cầu khuẩn là một loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi và đôi khi gây nhiễm
trùng huyết đe doạ đến tính mạng. Nhiễm phế cầu khuẩn cực kỳ nguy hiểm ở những
người già và những người đã bị cắt lách.

Ðối tượng nào nên chủng ngừa vắc-xin chống phế cầu khuẩn?

Những người từ 65 tuổi trở lên.
Những người có bệnh mãn tính về tim phổi và những bệnh: tiểu đường, bệnh
gan mãn tính, chứng nghiện rượu, u hạch bạch huyết, u tuỷ xương, bệnh thận, người
nhận tạng ghép, rò dịch não tuỷ mãn tính, AIDS và những tình trạng hay phương pháp
điều trị khác làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Những người không còn đầy đủ chức năng của lách như bị thiếu máu hồng cầu

liềm, người không còn lách do phẫu thuật hay do tai nạn.
Dân tộc Alaskan và một bộ phận thổ dân da đỏ ở Mỹ, họ có nguy cơ nhiễm phế
cầu khuẩn cao hơn và dễ bị biến chứng hơn những người khác.

Vắc-xin chống phế cầu khuẩn nên được chủng ngừa ra sao?

Vắc-xin chống phế cầu khuẩn đang được sử dụng hiện nay là loại vắc-xin chỉ
cần chủng ngừa một lần duy nhất. Tuy nhiên, những nhóm người sau đây nên được
tiêm nhắc lại nếu lần tiêm đầu cách đó hơn 5 năm :
Những người được chủng ngừa trước tuổi 65.
Những người suy giảm chức năng lách, bệnh thận mãn tính, suy giảm miễn dịch
hay người đã được ghép tạng.
Vắc-xin có thể được chủng ngừa cùng lúc với văc-xin cúm, nhưng phải được
tiêm ở cánh tay còn lại.

×