Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Chấn thương sọ não (Phần 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.34 KB, 7 trang )

Chấn thương sọ não
(Phần 2)

Thang điểm Glassgow là gì ? Ý nghĩa của thang điểm Glassgow ?
Glassgow đưa ra phương pháp đánh giá mức độ nặng của chấn thương sọ não
dựa vào đáp ứng của 3 dấu hiệu :Mắt (E:Eye), Vận động( M: Mouvement ), lời nói (V:
Vocal). Ngày nay thang điểm này được cả thế giới áp dụng để đánh giá người bệnh bị
chấn thương sọ não.
Thang điểm này được cho như sau :
Ðiểm tối đa của E là 4
Ðiểm tối đa của M là 6
Ðiểm tối đa của V là 5
Người bình thường có tổng số điểm là 15(=4+5+6 ).
Số điểm càng lớn càng có tiên lượng tốt hơn, và ngược lại số điểm càng nhỏ thì
tiên lương càng xấu.
Ðiểm
1
2 3 4 5 6
E
Không mở mắt
hay chớp mắt
mặc dù kích
thích, cấu véo
mạnh




Gọi to không
mở mắt,
nhưng cấu véo


có chớp mắt



Nhắm mắt,
nhưng gọi
to mở mắt
Mở mắt
tự nhiên

M
Nằm yên, không
đáp ứng với mọi
kích thích


Rung giật cơ,
không đáp ứng
với mọi kích
thích
Không có
cử động
tự nhiên,
co cơ khi
kích thích
mạnh
Kích
thích
đau
không

đáp ứng
chính
xác
Kích
thích đau
đáp ứng
chính xác
Cử động
bình
thường
V
Nằm yên, bất
động không có


Không nói, chỉ
nhăn mặt hoặc
Nói
không
Nói
không
Nói tự
nhiên,

cử động môi mặ
dù kích thích
mạnh
mấp máy môi
thành câu,
nói ú ớ.

chính
xác, lúc
đúng lúc
sai
hăọc hỏi
trả lời
chính xác
Chú ý : cách đánh giá theo thang điểm trên không áp dụng cho những đối tượng
sau :
Trẻ em < 7 tuổi.
Người say rượu.
Người mắc bệnh tâm thần.
Người đang dùng thuốc an thần, tâm thần.
Dựa vào bảng đánh giá theo thang điểm Glassgow giúp bác sĩ tiên lượng được
bệnh.
Máu tụ mãn tính là gì ?
Máu tụ mãn tính là tụ máu trong hộp sọ không xảy ra ngay sau chấn thương mà
phải mất hàng tháng mới hình thành khối máu tụ. Khối máu tụ này có thể lớn hoặc có
thể nhỏ. Khi mỗ bác sĩ có thể lấy khối máu tụ này ra mà khối lượng của nó có thể vài
chục đến vài trăm gam. Khối máu tụ này lớn hay nhỏ tuỳ theo vị trí của nó trong não,
tuỳ thuộc vào sức chịu đựng của người bệnh.
Cho đến hiện nay người ta vẫn chưa biết rõ trường hợp nào sẽ bị máu tụ mãn
tính trường hợp nào không bị sau khi chấn thương.. Cách điều trị máu tụ mãn tính
tương đối đơn giản, chỉ cần lấy khối máu tụ ra là người bệnh có thể hồi phục được. Ða
phần máu tụ mãn tính thường nhẹ và dễ giải quyết.
Vai trò của CT Scan và MRI trong chấn thương sọ não như thế nào ?
CT Scan là một kỹ thuật chụp dùng tia X xuyên qua đầu hoặc cơ thể người
bệnh. Tất cả chùm tia, từ nhiều hướng khác nhau sẽ xuyên qua cơ thể bệnh nhân trên
cùng một mặt phẳng. Sau khi các chùm tia bị các cấu trúc hấp thu, chùm tia còn lại sẽ
được các bộ phận phát hiện đặt ở phía đối diện ghi lại. Tập hợp các số liệu này sẽ

truyền về một máy vi tính giúp tái tạo lại cấu trúc.
Người bệnh được cho nằm trên một bàn có thể điều khiển được từ xa. Chụp CT
Scan giúp phát hiện được khối máu tụ trong não, dập não..Muốn biết thêm chi tiết xin
vui lòng đọc bài CTScan.
So với MRI, thì CT Scan không thể phát hiện được những tổn thương nhỏ ở vị
trí đặc biệt trong não. Trong khi đó MRI lại tỏ ra ưu thế hơn, đặc biệt khi có tổn
thương cột sống cổ đi kèm. Nhưng chụp MRI lại đắt tiền hơn chụp CT Scan.
Khi nào thì tôi cần phải chụp CT Scan ? Ai sẽ là người thông báo cho tôi
biết kết quả đó ?
Không phải tất cả các trường hợp chấn thương nào cũng đều chụp CT Scan não.
Quyết định chụp CT Scan là do bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương trong não.
Người bệnh sẽ được cho chụp CT Scan khi có những triệu chứng như : đau đầu rất dữ
không giảm, tri giác không được tỉnh táo, nôn ói rất nhiều, khi trên phim chụp X-
quang sọ thông thường thấy có dấu nứt sọ, lún, lõm sọ, sưng bầm hai mắt hay có bất
kỳ triệu chứng nào khác mà bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ, thì đều có chỉ định chụp CT
Scan.
Chụp CT Scan sẽ do một bác sĩ chuyên khoa X-quang có huấn luyện về CT
Scan đảm trách. Thời gian chụp mất trung bình khoảng 30 phút. Kết quả sẽ in thành
phim, và bác sĩ X-quang sẽ đọc và trả lời trên một tờ giấy. Bác sĩ x-quang có thể thông
báo kết quả sơ bộ chụp cho người bệnh hay người thân của họ. Và kết quả này sẽ được
trả về cho bác sĩ điều trị (người đã ra lệnh cho chụp CT Scan). Chỉ có bác sĩ điều trị là
người mới có thể trả lời chính xác được tình trạng hiện tại của người bệnh sau khi xem
kết quả chụp CT Scan và khám bệnh kỹ lưỡng, và cũng là người đưa ra quết định cuối
cùng cho người bệnh trong việc có nên mỗ hay không.
Chấn thương sọ não được chẩn đoán như thế nào ?
Việc chẩn đoán chấn thương dựa vào triệu chứng của người bệnh như bất tỉnh
sau tai nạn, nôn ói nhiều, đau đầu dữ dội, tri giác người bệnh giảm sút, ngủ gà, hay
những biểu hiện khác mà bác sĩ khám phát hiện được như: chảy máu, chảy dịch trong
ở tai, mũi, hai mắt sưng bầm.Ngoài ra, chụp CT Scan não giúp bác sĩ thấy rõ những
tổn thương ở hộp sọ, mô não do chấn thương gây ra. Chụp này giúp người bác sĩ đưa

ra quyết định đúng đắn trong việc xử lý. Tuỳ theo trường hợp mà bác sĩ có thể cho
chụp lại CT Scan não, nếu như diễn biến bệnh trên lâm sàng không phù hợp với phim
chụp trước, hoặc nghi ngờ tổn thương đang còn tiếp diễn. Trên phim chụp CT Scan,
bác sĩ có thể thấy được khối máu tụ trong não, tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng
cứng, hay dập não.
Chấn thương não ở trẻ em

×