Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.19 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
NHỮNG CẢI TIẾN CỦA QUY TRÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
ƯU ĐIỂM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Môn học

: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

Mã lớp học phần

: 1664ITOM0511

Nhóm thực hiện

: 02

Năm học: 2015 – 2016
DANH SÁCH NHÓM 02


Họ và tên
01

Nguyễn Thị Đông

02



Lê Thị Kim Dung

03

Nguyễn Thùy Dung

04

Nguyễn Việt Dũng

05

Đỗ Thị Thùy Dương

06

Nguyễn Thị Thùy Dương

07

Mai Thị Duyên

08

Đỗ Thị Thu Hà

09

Phạm Thị Hà


10

Phạm Nhật Hạ

Đánh giá

Ký tên

Ghi chú

Nhóm trưởng

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................4
CHƯƠNG I.................................................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ.......................................................................5
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò thủ tục hải quan điện tử.....................................................................5
1.1.1Khái niệm cơ bản hải quan và thủ tục hải quan.........................................................................5
1.1.2 Đặc điểm thủ tục hải quan điện tử.............................................................................................6
1.1.3 Vai trò của thủ tục hải quan điện tử...........................................................................................6
1.2 Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan điện tử.................................................................................7
1.3 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử..............................................................7
1.3.1 Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử.................................................................................8
1.3.2 Đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử..............................................................................8
1.3.3 Hồ sơ hải quan điện tử...............................................................................................................9
1.3.4 Thời gian khai và làm thủ tục hải quan điện tử.......................................................................11

1.3.5 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử...............................11
1.4 Quy trình thủ tục hải quan điện tử..................................................................................................12
1.4.1 Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hải quan...............................................................12
1.4.2

Quy trình khai hải quan điện tử đối với doanh nghiệp....................................................22

2.1 Cải tiến và ưu điểm của thủ tục hải quan điện tử...........................................................................29
a. Điều kiện và đối tượng tham gia thủ tục hải quan điện tử................................................29
b. Cải tiến về đăng ký khai báo hải quan điện tử...................................................................29
c. Cải tiến trong sửa chữa, lưu trữ và quản lý hồ sơ...............................................................30
d. Giám sát kiểm tra thực tế hàng hóa.....................................................................................31
e. Quy định về định giá và đóng thuế hải quan.......................................................................32
g. Cải tiến về thời gian làm thủ tục hải quan...........................................................................32
2.2 Ưu điểm của thủ tục hải quan điện tử đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.......................33
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................36

3


MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ về kinh tế, mang
lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp (DN). Hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng rất nhanh, đặc biệt là xuất khẩu. Để đáp yêu cầu
quản lý lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, trong môi trường kinh tế hội nhập như
thế, Hải quan (HQ) Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải ngày càng hiện đại hoá
thủ tục để đáp ứng nhu cầu thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu của DN. Và việc triển
khai áp dụng thủ tục hải quan điện tử để quản lý, thơng quan nhanh chóng hàng hóa
xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho DN là một nhu cầu tất yếu.
Thủ tục hải quan điện tử sẽ tạo cho DN lợi thế cạnh tranh tốt để vươn ra thị

trường quốc tế. Việc triển khai và thực hiện thủ tục hải quan điện tử là bước phát triển
tất yếu nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh thương
mại hóa tồn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện hải quan điện tử không chỉ
nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, mà còn là giải pháp hữu hiệu để ngành hải
quan nâng cao năng lực xử lý cơng việc của mình.
Chính vì thế, ngày 22/06/2007 Bộ Tài Chính ra quyết định số 52/2007/QĐ-BTC
về việc ban hành quy định thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử thay thế quyết
định số 50/2005/QĐ-BTC; Ngày 25/09/2007 Tổng cục Hải quan ra Quyết định số
1699/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử và Quyết định số
1700/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy chế áp dụng trong quản lý rủi ro trong thí điểm
thủ tục Hải quan điện tử. Vậy hiện nay, hải quan điện tử ở Việt Nam hoạt động ra sao
và đã mang lại lợi ích gì cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu? Để hiểu rõ vấn đề
này nhóm chúng em quyết định lựa chọn và đi sâu nghiên cứu về đề tài: “Quy trình thủ
tục hải quan điện tử, những cải tiến và ưu điểm đối Với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tại Việt Nam”

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò thủ tục hải quan điện tử
1.1.1Khái niệm cơ bản hải quan và thủ tục hải quan
- Hải quan
Hải quan là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chủ quyền quốc gia trong giao
thương quốc tế. Thực hiện đảm bảo an ninh kinh tế, an toàn xã hội bằng việc kiểm tra,
giám sát, kiểm sốt, thu thuế và phí, thơng quan và ngăn ngừa vi phạm pháp luật, gian
lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh hàng hóa, phương
tiện vận tải xuất nhập cảnh và quá cảnh.
- Thủ tục hải quan

Luật Hải quan (Việt Nam) định nghĩa “thủ tục hải quan là các công việc mà người
khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của luật này đối với
hàng hóa, phương tiện vận tải”.
Công ước Kyoto định nghĩa tổng quát: “thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động mà
cơ quan hải quan và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân
thủ pháp luật hải quan”.
- Thủ tục hải quan truyền thống
Thủ tục hải quan truyền thống là thủ tục hải quan được thực hiện bằng hình thức
thủ cơng và bắt đầu có sự ứng dụng cơ giới hóa (bằng fax, điện tín và kiểm tra hành lý,
hàng hóa bằng máy soi đơn giản) trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và
xuất nhập cảnh phương tiện vận tải ở mỗi quốc gia.
- Thủ tục hải quan điện tử
Từ khái niệm thủ tục hải quan quy định tại Điều 4 và Điều 16 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật hải quan, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về thủ tục hải
quan điện tử như sau:
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan, trong đó việc khai báo và gửi hồ sơ
của người khai hải quan và việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải
quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Nói một
cách cụ thể hơn, thủ tục hải quan điện tử là các công việc mà người khai hải quan và
công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, trong đó việc
khai.báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải

5


quan của công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
của hải quan.
1.1.2 Đặc điểm thủ tục hải quan điện tử
- Người khai hải quan và công chức hải quan không phải tiếp xúc trực tiếp khi
thực hiện thủ tục hải mà chỉ cần thơng qua hình thức truyền dữ liệu điện tử.

- Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan sử dụng chữ ký số và
phải có trách nhiệm bảo mật tài khoản sử dụng khi giao dịch với cơ quan hải quan
thông qua Hệ thống khai hải quan điện tử hoặc hệ thống khai hải quan điện tử dự
phòng.
- Các chứng từ đi kèm tờ khai có thể ở dạng điện tử hoặc văn bản giấy. Chứng từ
điện tử có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó thể hiện ở
dạng văn bản giấy. Chứng từ điện tử có thể được chuyển đổi từ chúng từ ở dạng băn
bản giấy nếu đảm bảo các điều kiện sau :
Phản ánh tồn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
Có xác nhận trên chứng từ giấy “ ĐÃ CHUYỂN ĐỔI SANG DẠNG ĐIỆN TỬ”
theo “ Mẫu dấu chứng nhận đã chuyển đổi sang dạng điện tử” về việc đã được chuyển
đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, có chữ ký và họ tên của người khai hải
quan. Trong trường hợp người khai hải quan là pháp nhân thì người đại diện hợp pháp
theo quy định của pháp luật ký trên chứng từ giấy đã được chuyển đổi sang chứng từ
điện tử. Khi thực hiện chuyển đổi, ngoài các chứng từ theo quy định phải có của hồ sơ
hải quan, người khai hải quan phải lưu giữ chứng từ điện tử chuyển đổi theo quy định
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tiếp nhận tờ khai hải quan điện được thực hiện
liên tục vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên việc thực hiện thủ tục hải quan ngồi giờ
hành chính do Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử
xem xét, quyết định trên cơ sở đăng ký truớc của người khai hải quan
- Tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ đi kèm theo tờ khai ở dạng điện tử lưu
giữ tại hệ thống xữ lý dữ liệu điên tử hải quan có đầy đủ giá trị pháp lý để làm thủ tục
hải quan ,xử lý tranh chấp khi được người khai hải quan sử dụng tài khoản truy cập Hệ
thống xữ lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử
1.1.3 Vai trò của thủ tục hải quan điện tử
Đối với hội nhập quốc tế: gắn kết nhanh, xóa bỏ rào cản về địa lý, hiệu lực cao,
hiệu quả tốt của thủ tục hải quan điện tử trong hợp tác và phát triển giao thương giữa
các quốc gia.

6



Đối với công tác quản lý nhà nước: cho phép đơn giản hóa, giảm thiểu số lượng
thủ tục hành chính của ngành hải quan. Cho phép thực hiện triệt để hơn nguyên tắc
quản lý tập trung thống nhất. Tác động và thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước đẩy
nhanh q trình hiện đại hóa
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong thủ tục hành chính. Minh bạch, rõ ràng nên
cho phép tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải
quan.
Đối với doanh nghiệp: tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do cắt giảm chi phí về phí
làm tờ khai hải quan, giảm thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, giảm chi phí lưu kho bãi
hàng hóa, giảm chi phí đưa và nhận hối lộ với công chức hải quan. Tạo nhiều thuận lợi
cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế, xóa bỏ các rào cản quốc gia do thực hiện “một cửa
quốc gia”, “một cửa khu vực”.
1.2 Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Thủ tục hải quan điện tử được tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về tờ khai hải quan, chứng từ hải quan và các
nguyên tắc trao đổi dữ liệu điện tử.
- Dựa trên cơ sở phân tích thơng tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng,
mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật trong quản lý hải quan thông qua hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan.
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là hệ thống tiếp nhận và xử lý các giao dịch
điện tử về hải quan do Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất.
- Doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử trên cơ sở tự nguyện, được cơ quan
hải quan chấp nhận và đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử tại địa bàn nào thì
làm thủ tục hải quan điện tử tại địa bàn đó.
- Doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử tự kê khai, tự nộp thuế và các khoản
thu khác.
- Trong thời gian quy định phải nộp hồ sơ hải quan và lệ phí hải quan theo định kỳ,
nếu doanh nghiệp khơng nộp hoặc nộp khơng đầy dủ thì hệ thống xử lý dữ liệu điện

tử hải quan sẽ tự động từ chối tiếp nhận khai điện tử của doanh nghiệp.
1.3 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử
- Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

7


- Nghị định 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại.
- Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg Sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số
149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử

1.3.1 Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử
Theo Điều 1 Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định về phạm vi áp dụng đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Cụ thể, thủ tục hải quan điện tử được áp
dụng đối với:
(1)

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;

(2)

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia cơng với thương
nhân nước ngồi;

(3)


Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập ngun liệu để sản xuất
hàng xuất khẩu;

(4)

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;

(5)

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;

(6)

Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;

(7)

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;

(8)

Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;

(9)

Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;

(10)

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;


(11)

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan;

(12)

Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.

Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại khác
được thực hiện theo quy định riêng.
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại được
thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành liên quan đến xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hố thương mại trong trường hợp Thơng tư này khơng quy định.

8


1.3.2 Đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Để làm thủ tục hải quan điện tử, cần có tài khoản (account) tại cơ quan hải quan,
tức là đã tham gia thủ tục hải quan điện tử. Sau khi tài khoản này được lập và kích
hoạt, mới có thể truyền và nhận kết quả phản hồi trực tuyến.
Lưu ý rằng, đến đầu năm 2014, hải quan điện tử mới áp dụng cho công ty, chưa sử
dụng cho cá nhân. Nói cách khác, nếu muốn làm thủ tục hải quan cho hàng phi mậu
dịch (cho, biếu, tặng…), thì vẫn cần phải làm theo hình thức truyền thống. Có nghĩa là,
cá nhân sẽ ghi tờ khai bằng tay và làm thủ tục giống như trước đây.
Việc đăng ký tham gia hải quan điện tử cũng khá đơn giản. Cần chuẩn bị những
giấy tờ phải nộp như sau:
1. Đơn đăng ký tham gia thủ tục Hải quan điện tử (theo mẫu): 01 bản gốc

2. Giấy giới thiệu: 01 bản (cho người trực tiếp đi đăng ký).
Nếu muốn đăng ký cho Chi nhánh cơng ty, thì phải kèm thêm Giấy ủy quyền của
Cơng ty cho Chi nhánh.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, cán bộ IT của hải quan sẽ kiểm tra tính chính
xác của cơng ty. Nếu thơng tin sai, người làm hồ sơ về sửa rồi nộp lại. Với hồ sơ chính
xác thì chỉ sau vài tiếng đồng hồ, là có thể sử dụng account để truyền tờ khai.
Khi được chấp nhận, sau khoảng một vài ngày, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy
chứng nhận tham gia hải quan điện tử.
1.3.3 Hồ sơ hải quan điện tử
Hồ sơ hải quan điện tử được quy định tại Điều 8, Thông tư số 196/2012/TT-BTC
hồ sơ hải quan điện tử bao gồm:
-

Tờ khai hải quan điện tử ở dạng điện tử

Trong trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có
thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử được in ra giấy theo mẫu Tờ khai hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu; mẫu Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, mẫu Tờ khai
sửa đổi bổ sung, mẫu Bản kê tại Phụ lục III kèm theo Thông tư (sau đây gọi chung là
tờ khai hải quan điện tử in).
Trường hợp một tờ khai hải quan điện tử in có 01 (một) phụ lục, người khai hải
quan ký tên, đóng dấu trực tiếp lên bản phụ lục. Trường hợp một tờ khai hải quan điện
tử in có nhiều hơn 01 (một) phụ lục thì người khai hải quan ký tên, đóng dấu vào tờ
phụ lục cuối cùng và tồn bộ các tờ phụ lục phải đóng dấu giáp lai.
- Các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan điện tử
9


Là những chứng từ được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật hải quan mà người
khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan. Những chứng từ này có

thể ở dạng chứng từ giấy, chứng từ điện tử, chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy sang
dạng điện tử hoặc ngược lại. Chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan ở dạng điện tử hoặc
chuyển đổi có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó ở dạng
giấy trừ khi pháp luật có quy định khác. Bao gồm:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu:
Hợp đồng mua bán hàng: 01 bản sao (đối với hàng hóa xuất khẩu biên giới thì
khơng phải nộp);
Hố đơn thương mại (đối với hàng có thuế): 01 bản chính.
Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói khơng đồng nhất): 01 bản chính;
01 bản sao;
Giấy phép xuất khẩu (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc
xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu nhận uỷ thác xuất khẩu): 01 bản sao;
Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng (nếu là hàng gia công, sản xuất
xuất khẩu và chỉ nộp một lần đầu xuất khẩu): 1 bản chính.
+ Đối với hàng hố nhập khẩu :
Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao (đối với hàng hóa nhập khẩu biên giới thì
khơng phải nộp)
Hố đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao;
Vận tải đơn : 1 bản sao;
-

Chứng từ nộp thêm

Tuỳ theo tính chất của loại hình nhập khẩu, hoặc để làm rõ những vấn đề có liên
quan đến hàng hố nhập khẩu, theo yêu cầu của cơ quan Hải quan, người khai phải
nộp thêm một số loại hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói khơng đồng nhất): 1 bản chính, 1
bản sao;
Tờ khai trị giá hàng nhập (đối với đối tượng thuộc diện khai tờ khai trị giá): 2 bản

chính
Giấy phép đăng ký kinh doanh

10


Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
hoặc nhập khẩu có điều kiện): 1 bản chính;
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu yêu cầu được hưởng thuế suất ưu đã đặc biệt:
01 bản gốc và 1 bản sao thứ ba;
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng (nếu
hàng thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng): 01 bản chính;
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu nhận ủy thác nhập khẩu): 01 bản chính;
Hạn ngạch nhập khẩu (đối với hàng hóa được áp dụng thuế suất trong hạn ngạch
thuế quan): 01 bản chính.
Chứng thư giám định (nếu hàng được thông quan trên cơ sở kết quả giám định):
01 bản chính.
1.3.4 Thời gian khai và làm thủ tục hải quan điện tử
Theo Điều 7 tại thông tư 196/2012/TT-BTC quy định về thời gian khai và làm thủ
tục hải quan điện tử, cụ thể:
1. Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng
hoá đến cửa khẩu;
2. Hàng hoá xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện
vận tải xuất cảnh;)
Đối với hàng hóa nhập khẩu, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của
cơ quan Hải quan đóng lên bản khai hàng hóa (bản lược khai hàng hóa) trong hồ sơ
phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày
ghi trên tờ khai phương tiện vận tải hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải qua cửa khẩu,
đường sông, đường bộ.
1.3.5 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử

Ngoài các quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Luật Hải quan;
quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế quy định tại Luật Quản lý thuế và các Luật về
chính sách thuế; quyền, nghĩa vụ của đối tượng lựa chọn giao dịch bằng phương tiện
điện tử quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thực hiện. Doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử cịn có quyền và nghĩa
vụ như sau:
- Quyền của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử

11


+ Được cơ quan Hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện
tử và tư vấn trực tiếp miễn phí;
+ Được sử dụng chứng từ điện tử hoặc ở dạng điện tử chuyển đổi từ chứng từ giấy
kèm theo tờ khai hải quan điện tử trong hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm
tra theo yêu cầu;
+ Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quan bằng giấy
trong trường hợp cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan
hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa;
+ Được thơng quan hoặc giải phóng hàng trên cơ sở tờ khai điện tử mà khơng phải
xuất trình hoặc nộp các chứng từ kèm theo tờ khai trong hồ sơ hải quan đối với
những lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực
tế hàng hóa
+ Chỉ phải nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có liên quan đến nội
dung cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra đối với những lô hàng thuộc diện phải
kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa;
+ Được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử (có đóng dấu và chữ
ký của đại diện doanh nghiệp) đối với lô hàng đã được cơ quan Hải quan chấp nhận
thơng quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản trên hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường;

+ Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí làm thủ tục hải quan và các loại phí khác do cơ
quan Hải quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức cho từng tờ khai hải quan hoặc nộp gộp
theo tháng;
+ Được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử
thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai
hải quan điện tử;
+ Thực hiện việc lưu giữ chứng từ hải quan (dạng điện tử, văn bản giấy) theo thời hạn
quy định của Luật Hải quan, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan; đảm bảo tính tồn vẹn về nội dung và hình thức của chứng từ hải
quan được lưu giữ; xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan khi có yêu cầu
của cơ quan Hải quan.
+ Sao chép và lưu giữ bản sao của chứng từ hải quan điện tử, kể cả khi di chuyển
chứng từ hải quan điện tử tới một hệ thống máy tính khác hoặc nơi lưu giữ khác.”
12


1.4 Quy trình thủ tục hải quan điện tử
1.4.1 Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hải quan
BƯỚC 1: TIẾP NHẬN, KIỂM TRA, ĐĂNG KÝ, PHÂN LUỒNG TỜ KHAI
1. Hệ thống tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn cho người khai hải quan
 Tiếp nhận, kiểm tra, cấp số tờ khai hải quan
Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan
và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan.
Công việc của hệ thống trong bước này gồm:
(1)

Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế làm thủ tục hải quan, ân hạn thuế,
chính sách mặt hàng ).


(2)

Kiểm tra tên hàng, đơn vị tính, mã số

(3)

Kiểm tra sự đầy đủ các tiêu chí trên Tờ khai hải quan điện tử: Căn cứ vào tên
hàng và mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, công chức kiểm tra đầy đủ các
tiêu chí cần phải có cho mặt hàng đó như : thông tin giấy phép, thông tin cần
thiết cho thủ tục miễn, hoàn thuế…
 Hướng dẫn xử lý khi doanh nghiệp không đăng ký được tờ khai

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để
hướng dẫn xử lý bằng cách:
- Trường hợp hệ thống xác định trạng thái của doanh nghiệp là “Đang hoạt
động” và doanh nghiệp có chứng từ hợp lệ nhưng không được phép đăng ký
(1)

Chi cục Hải quan Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ do doanh nghiệp nộp/xuất trình.

(2)

Nếu chứng từ hợp lệ, lập Bảng kê với 03 nội dung thông tin gồm: Mã số thuế của
doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp; Nội dung xử lý.

(3)

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ký tên, đóng dấu Chi cục Hải quan trên Bảng
kê, fax Bảng kê và các chứng từ doanh nghiệp nộp về Tổng cục Hải quan. Chi

cục hải quan thực hiện trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai
hải quan cung cấp đủ các chứng từ quy định;

(4)

Sau khi tiếp nhận kiểm tra chứng từ từ Chi cục Hải quan, Ban Quản lý rủi ro tiến
hành kiểm tra, đối chiếu và thông báo đến Tổng cục Thuế, Cục Công nghệ thông
tin và Thống kê hải quan về việc điều chỉnh thông tin của doanh nghiệp (nếu có)
chậm nhất thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm nhận đủ các thông tin từ Chi cục Hải
quan nơi đăng ký tờ khai. Tiếp đó Cục CNTT&TKHQ: cập nhật thông tin điều
chỉnh của doanh nghiệp vào các Hệ thống liên quan
13


Trong thời gian Tổng cục Hải quan cập nhật trạng thái hoạt động của doanh
nghiệp, căn cứ đề nghị của người khai hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan
quyết định cho phép doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan
giấy.
- Không đăng ký được tờ khai do số tiền thuế bảo lãnh trên Bảo lãnh riêng
nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp trên tờ khai và người khai hải quan vẫn có nhu cầu
đăng ký tờ khai
Trường hợp doanh nghiệp chỉ có nhu cầu thơng quan cho số lượng hàng hóa
tương ứng với số tiền thuế bảo lãnh: hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi số lượng hàng
hóa trên tờ khai đảm bảo số tiền thuế phải nộp nhỏ hơn hoặc bằng số tiền thuế bảo
lãnh;
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thơng quan cho toàn bộ lượng hàng trên tờ
khai và chấp nhận nộp số tiền thuế chênh lệch trước khi nhận hàng: hướng dẫn người
khai hải quan thực hiện chuyển tiêu chí mã xác định thời hạn nộp thuế là mã “A”
chuyển thành mã “D”.
2. Nếu thông tin khai báo phù hợp và đầy đủ, hệ thống chấp nhận đăng ký tờ

khai hải quan điện tử, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống và phân luồng
tờ khai
-

Luồng xanh, chuyển sang Bước 3

-

Luồng vàng, chuyển sang bước kiểm tra hồ sơ

-

Luồng đỏ, chuyển sang Bước 2

3. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Khi doanh nghiệp bị phân vào luồng vàng, danh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ cho
hải quan. Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải
quan nộp trực tiếp, Hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, thông báo kết quả kiểm
tra
 Kiểm tra hồ sơ
Cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra các thông tin sau:
- Kiểm tra thông tin khai báo Danh sách container đối với tờ khai nhập khẩu khai
báo phương thức vận chuyển bằng container thông qua tiêu chí “Mã hiệu phương thức
vận chuyển” và/hoặc “Số lượng container”. Nếu thơng tin sai sót đưa ra u cầu người
khai thực hiện khai bổ sung, Nếu thông tin chưa được cập nhật, hoặc sai sót, Hải quan
kết xuất danh sách container đã khai báo để cập nhật vào hệ thống

14



- Kiểm tra tiêu chí khai báo ảnh hưởng đến quản lý hải quan: “Số hiệu, ký hiệu”;
“Chi tiết khai trị giá”; “Phần ghi chú”; “Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp”; “Mơ tả
hàng hóa”; “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”; “Mã loại hình” ...
- Kiểm tra điều kiện chuyển cửa khẩu nếu người khai hải quan có đề nghị
chuyển cửa khẩu tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai;
- Trường hợp mã phân loại kiểm tra là W2 và S2 tiến hành kiểm tra giấy phép,
văn bản thông báo miễn kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành đã khai báo đối
với mã W2 và Kiểm tra bảo hãnh đã khai báo đối với mã S2
-

Kiểm tra, xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế

-

Kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan

- Trường hợp kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Kiểm tra khai báo về thuế và thực hiện chính sách thuế
-

Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế

- Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành: thực
hiện kiểm tra trên cơ sở bản giấy của giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra
chuyên ngành; thực hiện tra cứu thông tin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả
kiểm tra chuyên ngành trên Hệ thống e-Customs
- Kiểm tra kết quả Hệ thống xác định hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong hải
quan
 Xử lý kiểm tra hồ sơ
Sau khi kiểm tra hồ sơ, Công chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm tra lên hệ thống

và xử lý kết quả kiểm tra như sau
- Đối với hồ sơ phát hiện khai khơng đầy đủ hoặc có sự sai lệch
Trường hợp khai không đầy đủ hoặc sai lệch: Thông báo cho người khai hải quan
khai bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan” trường hợp cơng chức có đầy đủ thơng tin
xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ vi phạm cho
cấp có thẩm quyền xử lý.
Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội
dung khai hải quan thì đề nghị người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ
hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy
mẫu (nếu có) tại ơ “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”
- Đối với hồ sơ có vấn đề về kết quả kiểm tra hàng hóa trong q trình xếp
dỡ
15


Nếu kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho,
bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có thơng tin dừng
đưa hàng qua khu vực giám sát
Gửi yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng
quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa bằng hình thức thủ cơng (cơng
chức trực tiếp kiểm tra hàng hóa), lấy mẫu (nếu có). Việc thơng báo chuyển luồng căn
cứ tình hình thực tế phân cơng cho cơng chức thực hiện kiểm tra hàng hoá
- Đối với hồ sơ phù hợp
Trường hợp thơng quan hàng hóa: in “Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy”
Quyết định “ Thông quan” trên Hệ thống; Chuyển tờ khai sang bước 3
Trường hợp giải phóng hàng: Hồn thành việc kiểm tra cho phép giải phóng hàng.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị giải phóng hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ
sở nộp thuế hoặc có số thuế bằng 0, khi người khai hải quan đã hồn thành nghĩa vụ
thuế, cơng chức cập nhật quyết định giải phóng hàng trên Hệ thống
-


Đối với hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa

Cơng chức thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ; cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ
thống; chuyển hồ sơ sang bước 2
- Đối với tờ khai có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản
Trường hợp hành hóa đủ điều kiện bảo quản công chức đề xuất Chi cục trưởng
phê duyệt đưa hàng về bảo quản, Kiểm tra hồ sơ, trong đó ghi nhận cụ thể căn cứ chấp
nhận đưa hàng về bảo quản. Khi nhận được chỉ thị thông báo cho người khai hải quan
cho phép đưa hàng về bảo quản, nội dung thông báo phải ghi cụ thể tên, địa chỉ của địa
điểm cho phép đưa hàng về bảo quản. Cập nhật quyết định “Cho phép đưa hàng về bảo
quản “.
Trường hợp hàng hóa khơng đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo cho người
khai hải quan bằng “Chỉ thị của Hải quan”; đồng thời cập nhật lý do không chấp nhận
đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm
tra thơng tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ.
- Đối với hồ sơ không đủ điều kiện xuất nhập khẩu
Trường hợp hàng hóa phải tái chế: cơ quan hải quan theo dõi thời hạn doanh
nghiệp đăng ký tái chế với cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp hàng hóa sau
khi tái chế đáp ứng điều kiện nhập khẩu, công chức hải quan tiếp tục thực hiện các thủ
tục hải quan theo quy định;

16


Trường hợp hàng hóa phải tái xuất/tiêu hủy: giám sát người khai hải quan thực
hiện việc tái xuất/tiêu hủy hàng hóa theo kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Trường hợp trong một tờ khai bao gồm hàng hóa đạt và không đạt yêu cầu về
kiểm tra chuyên ngành, buộc phải tái xuất/tiêu hủy phần không đạt yêu cầu thì thơng
báo cho người khai hải quan về lượng hàng hóa đạt và khơng đạt. Trường hợp người

khai hải quan có u cầu thơng quan cho lượng hàng đạt u cầu thì hướng dẫn người
khai hải quan khai bổ sung tờ khai chỉ bao gồm lượng hàng hóa đã đạt yêu cầu kiểm
tra chuyên ngành. Trường hợp phải tái xuất thì hướng dẫn người khai hải quan mở tờ
khai hải quan xuất khẩu đối với lượng hàng không đạt yêu cầu kiểm tra chuyên ngành.
Sau khi người khai hải quan thực hiện việc tái xuất/tiêu hủy, công chức hải quan ghi
nhận thông tin về việc đã tái xuất/tiêu hủy hàng hóa tại tờ khai nhập khẩu ban đầu trên
Hệ thống
- Trường hợp đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra tại Chi cục nơi đăng ký tờ
khai
Đối với tờ khai phải kiểm tra thực tế hàng hóa mà địa điểm kiểm tra của Chi cục
Hải quan nơi đăng ký tờ khai nằm ngồi khu vực lưu giữ hàng hóa, cơng chức Bước 2
thực hiện như sau:
Sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ, công chức cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ và
ghi nhận địa điểm yêu cầu người khai hải quan vận chuyển hàng về để thực hiện kiểm
tra thực tế hàng hóa. Nội dung chỉ thị phải nêu rõ tên, mã và địa chỉ địa điểm kiểm tra;
Cập nhật quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng
hóa. Chuyển sang giai đoạn kiểm tra hàng hóa
Lập thơng tin về Biên bản bàn giao để xác định địa điểm hàng hóa sẽ được vận
chuyển đến để kiểm tra trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “Biên bản bàn
giao”.
BƯỚC 2. KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HỐ
Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật
về hải quan; Lựa chọn không quá 1% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro; Theo quy định của pháp luật chuyên
ngành phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
 Nội dung kiểm tra thực tế hàng q
Hình thức kiểm tra: kiểm tra qua máy soi, cân,v.v đối với các Chi cục Hải quan
được trang bị máy soi container hoặc kiểm tra thủ công
Mức độ kiểm tra: kiểm tra tỷ lệ hàng hóa hoặc kiểm tra tồn bộ hàng hóa.
17



Đối với những lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc diện đã
tiến hành kiểm tra trong q trình xếp dỡ thì cơng chức hải quan được sử dụng kết quả
kiểm tra qua máy soi để làm thủ tục hải quan. Trường hợp khi kiểm tra qua máy soi
phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện việc mở kiểm tra trực tiếp hàng hóa;
Đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa
nhưng chưa kiểm tra trong q trình xếp dỡ:
(1) Công chức hải quan sử dụng máy soi kiểm tra hàng hóa;
Căn cứ hình ảnh kiểm tra qua máy soi, thông tin trên tờ khai hải quan và các
thơng tin khác có được tại thời điểm kiểm tra để phân tích, đánh giá và kết luận về
hình ảnh kiểm tra qua máy soi. Tồn bộ dữ liệu hình ảnh kiểm tra được lưu trữ trong
Hệ thống máy soi theo quy định; hình ảnh kiểm tra qua máy soi được in từ Hệ thống
và lưu kèm hồ sơ hải quan trong trường hợp người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan
giấy.
Trường hợp kết quả kiểm tra qua máy soi cho thấy có dấu hiệu khơng đúng nội
dung khai hải quan cần phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan, công chức hải
quan thực hiện kiểm tra qua máy soi báo cáo, đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa bằng
phương pháp thủ cơng trực tiếp;
(2) Ghi nhận kết quả kiểm tra
Trường hợp hàng hóa kiểm tra đúng khai báo, công chức hải quan ghi nhận kết
quả kiểm tra hàng hóa
Trường hợp chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác: trong q trình kiểm tra
theo hình thức, mức độ kiểm tra được chỉ dẫn chưa đủ căn cứ để xác định tính chính
xác của nội dung khai hải quan với thực tế hàng hóa, cơng chức kiểm tra hàng hóa ghi
nhận kết quả kiểm tra, đồng thời cập nhật kết quả kiểm tra, nội dung nghi vấn và đề
xuất xử lý trên Phiếu vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên Hệ thống. Sau
khi có ý kiến phê duyệt của Chi cục trưởng, tiếp tục thực hiện việc kiểm tra hàng hóa
và ghi nhận kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra trên Hệ thống và xử lý kết
quả kiểm tra

Trường hợp trong quá trình kiểm tra phát hiện hàng hóa khơng đúng khai báo,
cơng chức kiểm tra hàng hóa thực hiện một trong 2 cách như sau:
Tiến hành kiểm tra thủ cơng tồn bộ: Cơng chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm
tra hàng hóa ghi cụ thể nội dung sai (như: sai về tên hàng, mã số, lượng hàng, xuất xứ,
chất lượng...) và ghi “các mặt hàng ...xuất khẩu hoặc nhập khẩu sai so với khai của
người khai hải quan về...”; nếu có mặt hàng đúng như khai của người khai hải quan thì
ghi thêm “các mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu còn lại đúng như khai của người
18


khai hải quan”. Cập nhật nội dung ghi nhận trên Phiếu vào ô “Cập nhật ý kiến của
công chức xử lý” trên Hệ thống và xử lý vi phạm trong thẩm quyền quy định.
Tiến hành kiểm tra thủ công tỷ lệ hoặc kiểm tra qua máy soi: Công chức hải quan
ghi nhận kết quả kiểm tra hàng hóa; đề xuất tăng tỷ lệ kiểm tra hoặc hình thức, mức độ
xử lý; Đồng thời cập nhật kết quả kiểm tra, nội dung nghi vấn và đề xuất xử lý trên “
Phiếu ghi kết quả kiểm tra” trên Hệ thống.
Chi cục trưởng xem xét, quyết định, ký tên, đóng trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra.
Công chức căn cứ theo chỉ đạo của Chi cục trưởng để tiếp tục thực hiện việc kiểm tra
hải quan (nếu có) và tiếp tục ghi nhận kết quả kiểm tra vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra,
đồng thời cập nhật nội dung ghi nhận trên Phiếu vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức
xử lý” trên Hệ thống hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận xử lý vi phạm để thực hiện tiếp
các thủ tục theo quy định.
(3) Lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập
Việc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo yêu cầu
của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành; Hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám định theo yêu cầu của cơ
quan hải quan.
-


Thủ tục lấy mẫu

Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải quan
có yêu cầu lấy mẫu để trưng cầu giám định thì khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng,
đại diện cơ quan hải quan và phải lập Biên bản lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Trường hợp lấy mẫu để trưng cầu giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan
thì mẫu phải được niêm phong và có chữ ký của đại diện chủ hàng, cơ quan hải quan.
Khi bàn giao mẫu cho tổ chức giám định phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của
các bên;
Trường hợp lấy mẫu để phân tích, phân loại thì thực hiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa; phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích
để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu;
Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì thủ tục
lấy mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành;
Khi cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành lấy mẫu, người khai hải
quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa và phối hợp trong quá trình lấy mẫu.
19


- Kỹ thuật lấy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để phân tích, giám định thực hiện
theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
- Kỹ thuật lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành thực hiện theo quy định
của pháp luật quản lý chuyên ngành.
- Cơ quan hải quan thực hiện việc lưu mẫu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu lấy mẫu để trưng cầu giám định trong thời hạn 120 ngày đăng ký tờ khai hải
quan.
- Việc trả lại mẫu, hủy mẫu thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về phân loại hàng hóa; phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất
lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

(4) Xử lý kết quả kiểm tra
-

Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp và thuộc trường hợp thông quan

Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp và thuộc trường hợp thông quan thì cơng
chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện: Ghi nhận kết quả kiểm tra đã ghi nhận tại
Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của cơng chức xử lý”;
Hồn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa, Chuyển sang bước 3
-

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu luồng đỏ

Sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, cơng chức hải quan thực hiện:
Niêm phong hải quan nếu hàng hóa niêm phong được
Trường hợp hàng hóa khơng thể niêm phong được thì cơng chức hải quan phải lập
“Biên bản bàn giao” ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh
nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần). In 02 bản Biên bản bàn
giao từ Hệ thống; ký tên, đóng dấu cơng chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và
ghi rõ họ tên. Cơ quan hải quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện
doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.
Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp
hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong nhưng khơng thể niêm phong được) trên Hệ
thống thông qua chức năng “Xác nhận niêm phong hàng hóa”;
Theo dõi thơng tin hàng hóa vận hoặc thơng tin hồi báo thơng qua bản fax Biên
bản bàn giao từ Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đến, chủ trì truy tìm trong trường
hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến đích.
-

Trường hợp tờ khai có đề nghị giải phóng hàng


20


Cơng chức thực theo quy trình giải phóng hàng hóa và chuyển hồ sơ đến các bước
nghiệp vụ tiếp theo để xem xét, quyết định
-

Trường hợp tờ khai có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản

Cơng chức thực hiện theo quy trình đưa hàng hóa về bảo quản và chuyển hồ sơ
đến các bước nghiệp vụ tiếp theo để xem xét, quyết định
-

Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa khơng đúng so với khai báo
của người khai hải quan

Cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện nội dung khai hải quan và hồ sơ hải quan
không phù hợp, thông báo với người khai hải quan và yêu cầu người khai hải quan
phải thực hiện việc khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
của cơ quan hải quan và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
BƯỚC 3: KIỂM TRA HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ
PHÍ
1. Thu thuế
Hệ thống VNACCS tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ
sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.
 Trường hợp Hệ thống VNACCS không tự động xác nhận việc hoàn thành
nghĩa vụ thuế của tờ khai hải quan
Trường hợp người khai hải quan nộp tiền mặt: Cơ quan hải quan viết biên lai thu
tiền thì cập nhật ngay biên lai vào Hệ thống Kế tốn tập trung để Hệ thống tự động

chuyển thơng tin sang Hệ thống VNACCS để thông quan lô hàng;
Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng đã ký Thỏa thuận phối
hợp thu hoặc KBNN nhưng trên Hệ thống Kế tốn tập trung chưa có thơng tin xác
nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của tờ khai chờ thơng quan mà người khai hải quan
xuất trình được chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, Chi cục Hải quan
nơi đăng ký tờ khai tổ chức thực hiện như sau:
Kiểm tra các thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN có xác nhận của Ngân
hàng/KBNN do người khai hải quan cung cấp, đối chiếu với Hệ thống thơng tin
chuyển tiền từ ngân hàng/KBNN. Trường hợp có nghi ngờ về chứng từ nộp tiền thì
liên hệ với KBNN/Ngân hàng chuyển tiền xác minh thông tin về chứng từ nộp tiền do
doanh nghiệp xuất trình. Trường hợp Hệ thống có vướng mắc, sau khi kiểm tra chứng
từ nộp tiền nếu chấp nhận thì thực hiện các bước tiếp theo;
Cập nhật thông tin Giấy nộp tiền vào Hệ thống Kế tốn tập, Chứng từ xác nhận
hồn thành nghĩa vụ thuế” để nhập các thông tin liên quan;

21


Đối với các chứng từ do Ngân hàng cấp phát, đóng dấu xác nhận chứng từ đã được
cơ quan hải quan sử dụng, đề nghị Ngân hàng cấp phát không hủy ngang vào bản
chính và trả người khai hải quan
Lưu chứng từ nộp tiền (bản chụp có xác nhận của người khai hải quan) đã cập nhật
vào Hệ thống Kế toán tập trung.
Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng chưa phối hợp thu
nhưng trên Hệ thống Kế tốn tập trung chưa có thơng tin xác nhận hoàn thành nghĩa
vụ nộp thuế của tờ khai chờ thơng quan, người khai xuất trình giấy nộp tiền có xác
nhận của ngân hàng chuyển tiền và văn bản cam kết không hủy ngang Giấy nộp tiền
vào Ngân sách Nhà nước. Căn cứ tình hình thực tế, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ
khai tổ chức thực hiện như sau:
Kiểm tra bản chính Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước của ngân hàng thương

mại chưa phối hợp thu (liên cấp cho người nộp thuế có xác nhận của ngân hàng
thương mại chưa phối hợp thu có ký tên, đóng dấu trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách
Nhà nước); Lưu bản chụp của Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị ngân hàng thương mại chuyển tiền nộp thuế
nhưng không cùng địa bàn làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, người nộp thuế
có thể xuất trình bản chính giấy nộp tiền cho cơ quan hải quan nơi ngân hàng chuyển
tiền, cơ quan hải quan này có trách nhiệm kiểm tra thơng tin giấy nộp tiền và thông
báo (bằng Email, fax) cho đơn vị hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa để kịp thời thơng quan hàng hóa;
Đóng dấu xác nhận chứng từ đã được cơ quan hải quan sử dụng, đề nghị Ngân
hàng cấp phát khơng hủy ngang vào bản chính và trả người khai hải quan
2. Thu lệ phí hải quan
Các Chi cục Hải quan tổ chức theo dõi và thu lệ phí hải quan theo đúng các đối
tượng phải thu lệ phí hải quan, số lần thu và mức thu quy định
Các Chi cục Hải quan thực hiện điều chỉnh âm lệ phí phải thu thủ công đối với
những tờ khai không thuộc đối tượng phải nộp lệ phí hải quan trên Hệ thống Kế tốn
tập trung.
3. Thu phí thu hộ
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phân công công chức thực hiện việc rà sốt và
xuất thơng báo lệ phí thu hộ các Hiệp hội thủ cơng trên Hệ thống Kế tốn tập trung
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và người khai hải quan rà soát số phải thu và
số đã thu trước ngày 10 tháng sau.
22


BƯỚC 4: QUẢN LÝ, HỒN CHỈNH HỒ SƠ
Cơng chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và
hồn chỉnh hồ sơ đã được “Thơng qua”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản”
mà cịn nợ các chứng từ bản gốc được phép chậm nộp (bao gồm cả kết quả kiểm tra
chuyên ngành) thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc cịn vướng mắc chưa hồn tất thủ tục hải

quan.
Chi cục trưởng phân công công chức tiếp nhận các chứng từ bản gốc chậm nộp, xử
lý các vướng mắc của lơ hàng. Sau khi hồn thành thì chuyển cho cơng chức được
giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo
quy định.
1.4.2 Quy trình khai hải quan điện tử đối với doanh nghiệp
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và thực hiện khai tờ khai hải quan điện
tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khn dạng chuẩn và gửi tới hệ
thống của cơ quan hải quan.
Khi khai báo doanh nghiệp cần lưu ý truyền đúng tới Chi cục hải quan quản lý
cảng hoặc kho CFS nơi giữ hàng của công ty.
❖ Khai thông tin
Người khai hải quan khai các thông tin xuất nhập khẩu trước khi đăng ký tờ khai
nhập khẩu. Người khai cần hoàn thành 133 chỉ tiêu khi khai thông tin. Khi đã khai đầy
đủ các chỉ tiêu, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động
cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã
nhập vào, tự động tính tốn các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại
cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai.
Một số thông tin cần khai như sau:
+ Mã loại hình: Người nhập khẩu theo hồ sơ, mục đích nhập khẩu của lô hàng để
chọn một trong các loại hình nhập khẩu
+ Mã phân loại hàng hố: Tuỳ theo tính chất hàng hố, nhập một trong các mã
sau:
“A”: Hàng quà biếu, quà tặng
“B”: Hàng an ninh, quốc phòng
“C”: Hàng cứu trợ khẩn cấp
“D”: Hàng phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
23



“E”: Hàng viện trợ nhân đạo
“F”: Hàng bưu chính, chuyển phát nhanh
“G”: Hàng tài sản di chuyển
“H”: Hàng hoá được sử dụng cho phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
“I”: Hàng ngoại giao
“J”: Hàng khác theo quy định của Chính phủ
“K”: Hàng bảo quản đặc biệt
+ Mã hiệu phương thức vận chuyển: Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn
một trong các mã sau:
“1” Đường không
“2” Đường biển (container)
“3” Đường biển (hàng rời, lỏng...)
“4” Đường bộ (xe tải)
“5” Đường sắt
“6” Đường sông
“9” Khác
+ Phân loại cá nhân/tổ chức: Tuỳ theo tính chất giao dịch, chọn một trong các mã
sau:
Mã “1”: Cá nhân gửi cá nhân
Mã “2”: Tổ chức gửi cá nhân
Mã “3”: Cá nhân gửi tổ chức
Mã “4”: Tổ chức gửi tổ chức
Mã “5”: Khác
+ Cơ quan Hải quan: Dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan mà doanh
nghiệp xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai
+ Ngày khai báo (dự kiến): Nhập ngày ngày/tháng/năm dự kiến thực hiện nghiệp
vụ IDC. Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động lấy ngày thực hiện nghiệp vụ
này.
+ Thông tin người nhập khẩu: Mã người nhập khẩu và tên người nhập khẩu (đối
với lần khai báo đầu tiên trên hệ thống); Mã bưu chính; Địa chỉ người nhập khẩu; Số

24


điện thoại người nhập khẩu; Mã người uỷ thác nhập khẩu và tên người uỷ thác nhập
khẩu
+ Thông tin người xuất khẩu: Mã người xuất khẩu; Tên người xuất khẩu; Mã bưu
chính người xuất khẩu; Địa chỉ; Mã nước; Tên người uỷ thác xuất khẩu
+ Thơng tin về hàng hóa: Địa điểm giao hàng và phương thức vận chuyển; Ngày
hàng đến; Địa điểm dỡ hàng; Địa điểm xếp hàng; Số lượng container; Phân loại hình
thức hố đơn; Ngày được phép nhập kho đầu tiên; Ngày khởi hành vận chuyển; Địa
điểm đích cho vận chuyển bảo thuế (khai báo gộp); Mã số hàng hóa; Mơ tả hàng hóa;
Mã nước xuất xứ; Số lượng; Trị giá hóa đơn; Đơn giá hóa đơn; Trị giá tính thuế
+ Phương thức thanh tốn: Tùy vào phương thức thanh toán mà doanh nghiệp sử
dụng trong giao dịch, doanh nghiệp sẽ nhập vào tờ khai mã phương thức thanh tốn
tương ứng. Ví dụ, doanh nghiệp thanh tốn bằng tiền mặt thì sẽ phải điền vào tờ khai
mã phương thức thanh toán tiền mặt là “CASH”.
+ Tổng trị giá hoá đơn: Doanh nghiệp khai báo hải quan phải nhập vào giá hóa
đơn hàng, điều kiện giao hàng theo Incoterms, đơn vị tiền tệ và tổng trị giá trên hóa
đơn.
+ Phí vận chuyển: Doanh nghiệp phải khai báo mã phân loại phí vận chuyển, đơn
vị tiền tệ của phí vận chuyển và số tiền phí vận chuyển.
+ Phí bảo hiểm: Doanh nghiệp phải nhập mã phân loại bảo hiểm: “A”: Bảo hiểm
riêng; “B”: Bảo hiểm tổng hợp; “D”: Không bảo hiểmvà đơn vị tiền tệ phí bảo hiểm
trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là Bảo hiểm riêng (mã “A”), số tiền
phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là “A”:
+ Người nộp thuế: Doanh nghiệp phải khai báo người nộp thuế là ai? Người nhập
khẩu hoặc là đại lý hải quan.
Doanh nghiệp khai báo hải quan được tự sửa chữa các thông tin đã đăng ký trước
trên Hệ thống và không giới hạn số lần sửa chữa.
❖ Đăng ký tờ khai nhập khẩu

Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai do hệ thống phản hồi, người khai hải
quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính
tốn. Nếu khẳng định các thơng tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ
khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thơng tin
khai báo khơng chính xác, cần sửa đổi thì phải gọi lại màn hình khai thơng tin nhập
khẩu để sửa các thơng tin cần thiết và thực hiện các công việc như trên.
25


×