Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phát triển chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.34 KB, 5 trang )

Bài thảo luận

Huy Phạm
Thực trạng chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đơng Bắc và
vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 km
theo đường bộ. Phía đơng giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai
Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
với 203 km đường biên giới. Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao
lớn, mức độ chia cắt mạnh. Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm
sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết
có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và khơng gian. Dân số tồn tỉnh:
674.530 người (số liệu năm 2016). Mật độ dân số bình qn: 106 người/km2.
Lào Cai là tỉnh có đơng dân tộc thiểu số sinh sống (chiếm trên 66,3% dân
số toàn tỉnh). Cùng với các chính sách của Trung ương, hằng năm tỉnh đều dành
trên 70% ngân sách đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào vùng dân
tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc
thiểu số đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Hết năm 2019, thu nhập của người
dân vùng nông thôn đạt 26 triệu đồng/người (năm 2019), tỷ lệ hộ nghèo giảm
bình quân 5 - 6%/năm.
Hiện 100% số xã trên địa bàn có đường ô tô đến trung tâm xã với 142/143
xã có đường kiên cố, gần 100% thơn bản có đường giao thơng với 80% số thơn
có đường bê tơng; 100% các xã trên địa bàn tỉnh đều có trường, lớp học kiên cố;
trên 80% diện tích đất ruộng nước đã chủ động được nước tưới tiêu; 100% số xã,
91,4% thơn có điện lưới quốc gia, 94,3% hộ gia đình có điện sinh hoạt, phục vụ
sản xuất…
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người
dân tộc thiểu số được quan tâm, nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số của tỉnh đã
và đang giữ các chức vụ lãnh đạo ở Trung ương và lãnh đạo chủ chốt trong hệ
thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Số cán bộ người dân tộc thiểu số chiếm trên


29% tổng số cán bộ, cơng chức, viên chức tồn tỉnh, có 3/6 đại biểu Quốc hội là
người dân tộc thiểu số (Mơng, Giáy, Phù Lá)…
Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã từng bước giúp
đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát huy được tiềm năng,
1


Bài thảo luận

Huy Phạm

thế mạnh để phát triển kinh tế; thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm, đẩy mạnh sản
xuất nơng, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập. Triển
khai nghiêm túc Nghị quyết về công tác dân tộc không những nâng cao nhận
thức về công tác dân tộc mà còn tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân
đối với các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, cùng với việc vận dụng, thực hiện tốt các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tỉnh Lào Cai đã ban hành một số
chính sách về phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, về giáo dục,
lao động, việc làm, y tế, văn hóa thơng tin… nhằm giải quyết những khó khăn
trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, tỉnh Lào cai đã tập trung các
nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức
sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số được chú trọng. Trong 5 năm qua, đã
triển khai hơn 5.042 dự án vay vốn, với gần 219,5 tỷ đồng; tạo việc làm cho
77.670 người, trong đó có 47.500 lao động là người dân tộc thiểu số, góp phần
tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cơng tác xóa đói, giảm nghèo có chuyển biến rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo trong

vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 3% - 5%/năm; năm 2018, tồn
tỉnh cịn hơn 27.360 hộ nghèo (chiếm 16,25%), trong đó, hơn 25.400 hộ đồng
bào dân tộc thiểu số (chiếm 25,9%). Đến nay, hầu hết đồng bào các dân tộc đã có
ý thức sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao kinh
tế hộ gia đình.
Cơng tác giáo dục, đào tạo có bước phát triển, trung bình mỗi năm huy
động hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ sự nghiệp giáo dục. Toàn tỉnh hiện có 9/9 trường
phổ thơng dân tộc nội trú có cấp THPT, 128 trường phổ thông dân tộc bán trú với
2.064 lớp, 47.366 học sinh. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú
đã trở thành nòng cốt của giáo dục dân tộc, giáo dục vùng cao.
Bên cạnh đó, chất lượng khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân ngày càng được nâng cao; hệ thống y tế được củng cố, phát triển từ tuyến
2


Bài thảo luận

Huy Phạm

tỉnh đến cơ sở. Toàn tỉnh hiện có 4.835 cán bộ y tế, trong đó có 212/857 bác sỹ là
người dân tộc thiểu số, đạt 11,6 bác sỹ/vạn dân. Vì vậy, đồng bào dân tộc thiểu
số cơ bản được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng bào nghèo được khám
- chữa bệnh miễn phí. Các dịch bệnh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như sốt
rét, bướu cổ... cơ bản được khống chế, giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng...
Văn hóa của các dân tộc trên địa bàn được bảo tồn và phát triển, góp phần
đẩy lùi lạc hậu. Hoạt động đối ngoại tiếp tục mở rộng, đi vào chiều sâu và đặc
biệt là cơng tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới. Hệ thống chính trị cơ sở vùng
dân tộc thiểu số được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát huy hiệu quả. Quốc
phòng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Khối đại

đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường...
Các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ, bản sắc văn hóa các dân
tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy đã tạo động lực cho loại hình du lịch phát
triển. An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội vùng nơng thơn, vùng đồng bào
dân tộc luôn được giữ vững, không để xảy ra các điểm nóng liên quan đến cơng
tác dân tộc.
Tồn tỉnh hiện có hơn 5.820 giáo viên và nhân viên là người dân tộc thiểu
số (chiếm 37,79%); triển khai Chương trình dạy học tiếng Mơng tại 13 trường
tiểu học với hơn 1.300 học sinh tại vùng có đồng bào Mông tại 3 huyện Bắc Hà,
Mường Khương, Si Ma Cai. Đồng thời giai đoạn 2016 - 2020, đã quy hoạch trên
1.230 cán bộ, cơng chức, viên chức, trong đó có 128 người dân tộc thiểu số; tỷ lệ
cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số chiếm gần 30%. Từ năm
2014 - 2018 đã tuyển 410 công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Công tác dân tộc cũng như việc thực hiện các chính sách dân tộc tại tỉnh
Lào Cai hiện cịn gặp nhiều khó khăn như: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên
tai thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân, đặc
biệt là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, vùng cao chưa đồng bộ, chưa đáp
ứng yêu cầu cho sự phát triển. Tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao, tái nghèo còn nhiều;
những vấn đề xã hội như: Xuất cảnh trái phép đi Trung Quốc làm thuê, tình trạng
3


Bài thảo luận

Huy Phạm

tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra. Một số chính sách đầu tư dàn trải,
chồng chéo; khơng có hướng dẫn cụ thể, khó khăn trong việc tham mưu triển
khai thực hiện dẫn đến hiệu quả khơng cao…

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn này, tỉnh Lào Cai đề nghị Chính
phủ tiếp tục ban hành chủ trương tăng cường nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng,
KT-XH có trọng tâm cho vùng đồng bào miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó
khăn. Có chính sách đặc thù với khu vực biên giới nhằm phát triển kinh tế gắn
với bảo đảm an ninh trật tự, giải quyết việc làm… Tăng suất đầu tư từ hỗ trợ trực
tiếp sang hình thức hỗ trợ đầu tư hoặc hình thức cho vay, hỗ trợ lãi suất nhằm
nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên của các đối tượng hưởng
lợi; đồng thời nâng cao tính ổn định, bền vững, hiệu quả của các chính sách.
Ngày 27/4/2020, Tỉnh ủy Lào Cai đã có Văn bản số 2645-CV/TU chỉ đạo
về việc triển khai Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về
cơng tác dân tộc, văn bản cũng đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cụ thể
hóa, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kết luận số 65-KL/TW ngày
30/10/2019 của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết số 88/NQ/2019/QH14 của
Quốc hội về Phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tổ chức triển khai thực hiện bảo
đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình của tỉnh.
Hiện nay các đơn vị, địa phương đang tham gia vào dự thảo của UBND
tỉnh về thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về
cơng tác dân tộc, gắn với thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14.
Ban Dân tộc đã tổ chức họp, bàn đưa ra những ý kiến đóng góp vào bản
dự thảo do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và cũng đã qn triệt tới tồn thể
cán bộ, cơng chức trong đơn vị về việc tham mưu triển khai thực hiện Kết luận
số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc và Nghị
quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội.
Đồng thời, Lào Cai tiếp tục tập trung sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân
tộc thiểu số; tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
nhân dân; thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác y tế và dân số trong tình
hình mới; chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; tiếp tục đổi
4



Bài thảo luận

Huy Phạm

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng
sâu, vùng xa; tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho đồng bào, đặc
biệt là thanh niên dân tộc thiểu số.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công tác tuyên truyền vận động quần
chúng, chủ động bám sát cơ sở với tinh thần đến từng hộ, lắng nghe tâm tư
nguyện vọng của dân, nâng cao chất lượng tiếp xúc, đối thoại với dân. Quyết liệt
trong việc đẩy lùi các phong tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là chống tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống; nâng cao ý thức người dân trong xây dựng đời sống
văn hóa, xây dựng nông thôn mới; xây dựng môi trường sống tốt đẹp. Tăng
cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân;
khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người dân. Cùng với đó
đẩy mạnh quan tâm, sâu sát đời sống nhân dân, kịp thời phát hiện những vấn đề
nảy sinh trong đồng bào các dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách đại đồn
kết các dân tộc góp phần xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển ổn định, bền vững.

5



×