MỞ ĐẦU
Trong thế kỉ 20 bước sang thế kỉ 21, thế giới đã chứng kiến nhiều sự bùng
nổ, vươn lên của các nền kinh tế, đưa con người bước sang một kỉ nguyên mới -
kỉ nguyên của sự hợp tác và phát triển. Liên minh tiền tệ châu Âu EMU và sự ra
đời của đồng tiền chung EURO là một trong những bước tiến quan trọng trong
quá trình hợp tác phát triển của các quốc gia ở châu Âu. Sự thành công và bài
học kinh nghiện của các nước Châu Âu là rất quý giá đối với bất kì một khu vực
, một nền kinh tế nào muốn tạo lập một liên minh tiền tệ của riêng mình. Các
nước trong khu vực Đông Nam Á cũng năm trong số đó. Đặc biệt sau cuộc
khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 1997, lãnh đạo các nước và các nhà kinh
tế học đã thực sự quan tâm tới vấn đề thống nhất tiền tệ ở khu vực này. Asean hi
vọng đồng tiền chung sẽ thúc đẩy nền kinh tế khu vực tăng trưởng ổn định, bền
vững, giảm bớt nguy cơ khủng hoảng và giúp Asean khẳng định được vị trí của
mình trong nền kinh tế thế giới.
Chính vì vậy đề tài “ Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á
thông qua việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Châu Âu “ là một
đề tài mang tính thực tiễn sâu sắc và cũng được nhiều nước trong khu vực Đông
Nam Á cũng như các nhà kinh tế học trên thế giới quan tâm nghiên cứu . Thông
qua việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ các nước Châu Âu, điều kiện
lợi ích cũng như những khó khăn để từ đó xem xét khả năng thống nhất tiền tệ
của khu vực Đông Nam Á, đưa ra lộ trình phù hợp để thực hiện mục tiêu này.
I. Lý thuyết "Khu vực tiền tệ tối ưu"- cơ sở lý luận hình thành liên minh
tiền tệ.
1
Lý thuyết "Khu vực tiền tệ tối ưu" ra đời vào đầu những năm 1960.
Nghiên cứu đầu tiên mang tính tiên phong về lĩnh vực này do các nhà kinh tế
Mỹ R.Mundell (1961) và R.Mc Kinnon (1963) (cùng Ingram 1962) đưa ra,
trong đó nêu lên những đặc tính cơ bản nhất để xác định một "Khu vực tiền tệ
tối ưu". Những nghiên cứu sau này của các nhà kinh tế khác như Grubel (1970),
Corden (1972), Ishiyama (1975) và Tower và Willet (1976) đã chuyển sang tập
trung đánh giá chi phí và lợi ích của việc tham gia một khu vực tiền tệ.Lý thuyết
này giải quyết các vấn đề như lựa chọn một cơ chế tỷ giá cho một nước như thế
nào, vai trò của điều chỉnh tỷ giá khi xảy ra sự mất cân bằng cán cân thanh toán
là gì.Lý thuyết này đã đặt nền móng cho lý thuyết hội nhập về tiền tệ, là cơ sở
cho sự hình thành Liên minh tiền tệ châu Âu cũng như sự ra đời của các liên
minh tiền tệ khác trên thế giới trong tương lai.
1. Khái niệm về khu vực tiền tệ tối ưu:
Khu vực tiền tệ là một khu vực trong đó tỷ giá hối đoái là cố định hoặc
tồn tại một đồng tiền chung. Do đó có thể coi mỗi nước có một đồng tiền riêng
của mình đều là một khu vực tiền tệ. Vấn đề R.Mundell và R.Mc Kinnon đặt ra
là liệu nước đó có phải là một khu vực tiền tệ tối ưu hay không. Và xem xét
xem từng vùng của nước đó có phát triển tốt hơn nếu sử dụng đồng tiền riêng
của vùng hay không.Thứ hai, liệu nước đó có lợi hơn khi tham gia vào một khu
vực tiền tệ lớn hơn thay vì sử dụng đồng tiền riêng củanước mình hay không.
Từ những lý luận đó, Mundell và Kinnon đã phát triển thành lý thuyết
trong đó nêu lên khái niệm và các tiêu chuẩn của một “Khu vực tiền tệ tối ưu”:
Một khu vực tiền tệ tối ưu là một khu vực "tối ưu" về mặt địa lý trong đó
phương tiện thanh toán là một đồng tiền chung hoặc là một số đồng tiền mà giá
trị trao đổi của chúng được neo cố định với nhau với khả năng chuyển đổi vô
hạn cho cả các giao dịch vãng lai và các giao dịch về vốn, nhưng tỷ giá hối đoái
của chúng lại biến động một cách hài hoà với các nước khác trên thế giới.
"Tối ưu" ở đây được xác định về mặt mục tiêu kinh tế vĩ mô là duy trì
cân bằng cả bên trong và bên ngoài. Cân bằng bên trong đạt được tại điểm thoả
hiệp tối ưu giữa lạm phát và thất nghiệp và cân bằng bên ngoài là sự duy trì
trạng thái cán cân thanh toán cân bằng.
2. Các đặc điểm của một khu vực ti ề n tệ tối ư u.
2.1 Sự linh hoạt về giá cả và tiền lương:
Việc liên kết các vùng trong khu vực bằng chế độ tỷ giá cố định là có lợi
cho toàn bộ khu vực vì điều này thúc đẩy tính hữu dụng của tiền tệ nhờ giảm
bớt chi phí giao dịch, loại bỏ rủi ro tỷ giá, tiết kiệm chi phí phòng ngừa rủi ro
tiền tệ, hạ thấp giá cả do giá cả trong toàn bộ khu vực trở nên dễ so sánh hơn.
Khi giá cả và tiền lương không linh hoạt thì sự điều chỉnh về vị trí cân
bằng có thể gây ra thất nghiệp ở một vùng và/hoặc lạm phát ở một vùng khác.
2
Sự linh hoạt tuyệt đối của giá cả và tiền lương sẽ làm cho thị trường luôn
cân bằng.
2.2 Sự hội nhập thị trường tài chính:
Nghiên cứu của Ingram (1962) đã nói lên rằng một khu vực tiền tệ thành
công phải hội nhập chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính, nghĩa là dỡ bỏ mọi rào cản
đối với việc luân chuyển vốn.
Sự hộinhập thị trường tài chính làm giảm nhu cầu thay đổi điều kiện thương mại
giữa các vùng khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái, ít nhất là trong ngắn hạn.
2.3 Sự hội nhập thị trường các yếu tố
Theo Mundell (1961), một khu vực tiền tệ tối ưu được xác định bởi sự tự
do di chuyển các yếu tố bên trong (cả giữa các khu vực và giữa các ngành) và
sự tự do di chuyển các yếu tố bên ngoài.
Sự tự do di chuyển các yếu tố của sản xuất (đặc biệt là lao động)
sẽ làm giảm nhẹ áp lực thay đổi giá cả thực tế của các yếu tố để đối phó với các
cú sốc về cung và cầu. Do đó nhu cầu điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm điều
chỉnh giá cả thực tế của các yếu tố cũng được giảm nhẹ. Điều này cho thấy sự tự
do di chuyển các yếu tố phần nào đóng vai trò là một sự thay thế cho tính linh
hoạt của giá cả-tiền lương. Do thường thấp trong ngắn hạn nên sự tự do di
chuyển các yếu tố giúp giải quyết sự mất cân bằng cán cân thanh toán thường
xuyên trong dài hạn tốt hơn là giải quyết sự mất cân đối cán cân thanh toán tạm
thời.
Như vậy, sự hội nhập thị trường các yếu tố sẽ tạo điều kiện để các nước
không phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm duy trì tình hình cán cân thanh toán
ổn định giữa các vùng trong khu vực.
2.4 Sự hội nhập thị trường hàng hoá
Một khu vực tiền tệ thành công phải có "độ mở" bên trong cao, có nghĩa
là phải buôn bán rộng rãi trong nội bộ khu vực. "Độ mở của một nền kinh tế
được đo bằng tỷ lệ giữa trung bình cộng của xuất khẩu và nhập khẩu chia cho
tổng sản lượng của nền kinh tế đó".
Thoả thuận tiền tệ tối ưu của một nền kinh tế tương đối đóng cửa với bên
ngoài và mở cửa với bên trong sẽ là neo đồng tiền của mình vào một cơ chế tỷ
giá của khu vực để ổn định giá cả bên trong và áp dụng một chế độ tỷ giá linh
hoạt với bên ngoài để cân bằng bên ngoài. Trong trường hợp này, việc áp dụng
chính sách tỷ giá thả nổi hay tham gia vào một khu vực tiền tệ quá lớn đều
không có lợi.
2.5 Sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô và hội nhập về mặt chính trị
Có thể thấy hoạt động hiệu quả của một khu vực tiền tệ phụ thuộc vào sự
tin tưởng tuyệt đối vào tính ổn định của tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi
vô hạn của các đồng tiền các nước thành viên trong nội bộ khu vực đó. Điều này
đòi hỏi các ngân hàng trung ương các nước thành viên phải phối hợp chặt chẽ
với nhau và thậm chí còn phải thiết lập một ngân hàng trung ương siêu quốc gia
để đảm bảo sự phối hợp đó. Cùng với sự phối hợp các chính sách tiền tệ, các
nước thành viên cũng cần phải phối hợp chính sách tài khoá và chính sách thuế.
3
Nguyên nhân là do một cú sốc xảy ra cho toàn khu vực hoàn toàn có thể tác
động với mức độ khác nhau đến các nước khác nhau. Khi đó, việc di chuyển
nguồn lực tài chính từ vùng ít bị ảnh hưởng sang vùng bị ảnh hưởng nặng nề sẽ
có tác dụng làm giảm nhẹ gánh nặng điều chỉnh thực tế hoặc thậm chí còn giải
quyết được cú sốc đó. Hệ thống thuế của khu vực tiền tệ cũng phải có sự đồng
bộ để tránh các tác động tiêu cực của các hoạt động acbit tiến hành để lợi dụng
sự chênh lệch về mức thuế.
Kinh nghiệm của EMS (hệ thống tiền tệ châu Âu) cho thấy rằng sự cam kết về
mặt chính trị có thể là một động lực tốt cho sự phối hợp trong lĩnh vực tiền tệ
cũng như trong các chính sách tài khoá và chính sách thuế.
II. Thống nhất tiền tệ của châu Âu:
1.Tiến trình thống nhất tiền tệ của châu Âu:
Liên minh kinh tế - EU (Europe Union) được thành lập từ 9/5/1950 nhưng mãi
đến năm 1990 EU mới có những bước thực hiện cụ thể cho việc ra đời đồng tiền
chung của khối. Quá trình hình thành và đưa vào sử dụng đồng EURO đã trải
qua 3 giai đoạn:
1.1giai đoạn 1: 1990 – 1993:
Bắt đầu từ 1/7/1990 và kết thúc ngày 31/12/1993.
Nội dung:
- Dỡ bỏ các rào cản còn lại đối với sự di chuyển vốn tự do giữa các nước
trong Cộng đồng châu Âu và giữa Cộng đồng và các nước thứ ba.
- Thực hiện hiệp ước Maastricht: Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi
là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 12 năm 1991 tại Maastricht Hà
Lan , nhằm mục đích:
Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với
một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập.
Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính
sách đối ngoại và an ninh chung.
=>Sau giai đoạn này,việc lưu chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước
trong Liên minh châu Âu.
1.2Giai đoạn 2 (1994-1999)
Bắt đầu ngày 1/1/1994 và kéo dài đến ngày 31/12/1998.
4
Nội dung: tiếp tục chuẩn bị cho các nước thành viên áp dụng đồng tiền
chung.
Trong giai đoạn này đã thành lập tiền thân của ngân hàng trung ương
châu Âu là Viện Tiền tệ châu Âu (EMI).
Nhiệm vụ chính của EMI là:
- cụ thể hoá các khuôn khổ pháp lý, thực hiện các công việc tổ chức và hậu
cần cần thiết khác để ECB thực hiện nhiệm vụ của mình kể từ đầu giai
đoạn 3.
- chịu trách nhiệm củng cố sự phối hợp các chính sách tiền tệ trước khi
hình thành EMU và tư vấn cho các ngân hàng các quốc gia thành viên về
mặt này.
Ngày 2/5/1998, Hội đồng họp với sự tham gia của các nguyên thủ quốc
gia,bỏ phiếu quyết định việc thành viên nào sẽ áp dụng đồng Euro bắt đầu từ
giai đoạn 3. ECB chính thức được thành lập và bắt đầu chuẩn bị cho việc
hoạch định và thi hành một chính sách tiền tệ chung kể từ ngày 1/1/1999.
1.3 Giai đoạn 3: Đồng Euro đi vào lưu thông
Bắt đầu ngày 1/1/1999.
Đồng Euro trở thành đồng tiền theo đúng nghĩa của nó và tỷ lệ chuyển
đổi các đồng tiền quốc gia của các nước thành viên áp dụng đồng Euro được ấn
định không thay đổi. Các đồng tiền quốc gia ban đầu sẽ lưu hành song song với
đồng Euro.
- Đồng Euro sẽ thay thế đồng ECU với tỷ lệ 1:1.
- Một cơ chế tỷ giá mới - gọi là cơ chế tỷ giá 2, ERM2 - gắn đồng tiền các
nước chưa đủ điều kiện gia nhập với đồng Euro cũng sẽ đi vào hoạt động nhằm
thúc đẩy sự hội nhập của các nước chưa đủ điều kiện với các điều kiện kinh tế
vĩ mô của khu vực đồng Euro, đồng thời giúp đảm bảo sự ổn định của tỷ giá
trong Liên minh Châu Âu nói chung.
- Vào 1/1/2002, tiền giấy và tiền xu Euro chính thức được đưa vào lưu thông,
tiền giấy và tiền xu nội tệ bắt đầu rút lui khỏi lưu thông.
- 28/1/2002, Hà Lan là nước đầu tiên hoàn thành việc thay thế toàn bộ đồng
tiền quốc gia cũ bằng đồng tiền chung. Ailen và Pháp cũng kết thúc giai đoạn
tồn tại song song của hai đồng tiền vào ngày 9/2 và 17/2/2002. Với 9 nước còn
lại, thời kỳ này đồng loạt chính thức kết thúc vào ngày 28/2
5
2 .Điều kiện hình thành một liên minh tiền tệ rút ra từ quá trình thống nhất
tiền tệ Châu Âu:
2.1 Hình thành 1 thị trường thống nhất về hàng hóa, vốn và sức lao động:
Nhìn lại lịch sử phát triển của Liên minh tiền tệ châu Âu, chúng ta thấy rằng
Liên minh châu Âu đã tuần tự trải qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao
trước khi đạt tới trình độ của một liên minh kinh tế và tiền tệ. Đó là: khu vực
thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, giai đoạn hài hoà và
phối hợp chính sách kinh tế và cuối cùng là một liên minh kinh tế hoàn chỉnh
với một số chính sách kinh tế được hoạch định ở cấp độ khu vực. Hoàn thành ba
giai đoạn đầu chính là đã hình thành được một thị trường thống nhất về hàng
hoá, vốn và sức lao động.
- Với châu Âu, hai giai đoạn đầu: khu vực thương mại tự do và liên minh
thuế quan được hoàn thành 1 cách nhanh chóng cụ thể :
+ khoảng năm 1960,các nước cam kết cắt giảm ,xóa bỏ hàng rào thuế
quan,phi thuế quan với nhau.
+ Tính đến ngày 1/7/1968, tất cả các hàng rào thuế quan về số lượng đối
với hàng hoá và dịch vụ xuất và nhập khẩu đã được dỡ bỏ, Việc xóa bỏ các
hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, an toàn, kỹ thuật thì
gặp nhiều khó khăn hơn do đó, dỡ bỏ các hàng rào này đòi hỏi phải phối hợp
nhiều chính sách và luật lệ chứ không chỉ đơn giản là cắt giảm thuế như trường
hợp các hàng rào thuế quan. Phải đến giữa những năm 1980, Cộng đồng châu
Âu mới đạt được những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực này.
- Giai đoạn "thị trường chung" (ngoài việc tự do hóa thương mại ,tự do hóa
dịch vụ, bảo hộ đầu tư, thúc đẩy thương mại điện tử,liên minh thuế quan còn
cộng thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động)
giữa các nước thành viên) được coi là chính thức hoàn thành ngày
31/12/1992.Tuy nhiên, kể cả cho tới ngày hôm nay, vẫn còn nhiều lĩnh vực như
dịch vụ tài chính, năng lượng, viễn thông... cần được tiếp tục cải cách để thị
trường của Liên minh châu Âu thực sự là một thị trường chung.
2.2 điều chỉnh kinh tế của các nước thành viên để hội nhập theo tiêu chí
thống nhất:
Hiệp ước Masstricht năm 1991 đã đề ra thời gian biểu chi tiết và những điều
kiện để các nước tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình hội nhập tiền tệ châu
Âu
6
- Mục đích của hiệp ước Masstricht : nhằm hạn chế sự biến động của tỷ giá hối
đoái thực tế giữa các nước thành viên EMU và tránh khả năng một số nước thi
hành chính sách tài khoá lỏng, dẫn đến áp lực lạm phát trong toàn bộ liên minh.
-Nội dung :
. (1) Đạt được mức độ ổn định cao về giá cả, thể hiện ở tỷ lệ lạm phát
(trong 12 tháng trước đó) không quá 1,5% so với tỷ lệ lạm phát của 3 nước
thành viên có tỷ lệ lạm phát thấp nhất.
. (2) Duy trì tỷ lệ lãi suất dài hạn ổn định sao cho trung bình của thời kỳ
mười hai tháng trước đó không quá 2% so với mức trung bình của ba nước
thành viên có giá cả ổn định nhất khu vực.
=>Hai tiêu chí (1) và (2) chủ yếu nhằm mục đích hạn chế sự biến động của tỷ
giá thực tế khi tỷ giá danh nghĩa đã được ấn định.
. (3)Tuân thủ biên độ dao động bình thường mà cơ chế tỷ giá hối đoái của
EMS cho phép cụ thể là một nước thành viên không được chủ ý phá giá đồng
tiền của mình so với tỷ giá trung tâm với một đồng tiền của một nước khác.
=>Tiêu chí (3) sẽ buộc các nước thành viên tương lai khi hoạch định chính sách
tiền tệ phải cân nhắc đến lợi ích của cả khối chứ không chỉ là lợi ích của nước
mình.
. (4) Duy trì tình hình tài chính của chính phủ ổn định, ngân sách
chính phủ thâm hụt không quá 3% GDP và tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP không
vượt quá 60%.
=>Mục đích của tiêu chí (4) là để tránh sự mất cân đối của một nước thành viên
ảnh hưởng tiêu cực đến một nước thành viên khác thông qua áp lực thực hiện
chính sách tiền tệ lỏng quá mức hay thậm chí là cho vay để cứu nguy cho chính
phủ nước đó.
Bên cạnh đó các điều kiện này còn nhằm tạo ra một môi trường ổn định giá cả
và dần dần chuyển các chính sách kinh tế vĩ mô từ phục vụ lợi ích của từng
nước sang phục vụ lợi ích của cả liên minh.
Như vậy, điều chỉnh kinh tế để hội nhập là một tiền đề quan trọng để tránh sự
bất ổn định về kinh tế vĩ mô và do đó, là một yêu cầu quan trọng trong giai đoạn
chuẩn bị cho sự ra đời của một đồng tiền chung.
2.3 Thiết lập 1 cơ chế liên kết tỷ giá
7
Quá trình phát triển của cơ chế liên kết tỷ giá ở châu Âu đã trải qua ba
giai đoạn lớn như sau:
a/ Giai đoạn 1: bắt đầu từ khi thành lập Cộng đồng vào năm 1957 cho đến khi
thiết lập Hệ thống tiền tệ châu Âu năm 1979.
Sự phối hợp trên lĩnh vực tỷ giá hối đoái ở giai đoạn này nhìn chung còn lỏng
lẻo.Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ và cuộc khủng hoảng dầu lửa lần
thứ nhất nổ ra năm 1973, các nước đã không thể thống nhất được về một biện
pháp đối phó chung. Mỗi nước tự đưa ra chính sách tài khoá và tiền tệ riêng của
mình để đối phó và tỷ giá hối đoái càng trở nên bất ổn định. Cuối cùng, các
nước áp dụng chính sách kinh tế vĩ mô lỏng đã buộc phải thả nổi đồng tiền của
mình.
b/ Giai đoạn 2: đánh dấu bằng sự ra đời của Hệ thống tiền tệ châu Âu(ECU)
và kéo dài đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng cơ chế tỷ giá ERM vào năm
1992-1993.
Giai đoạn này, các nước châu Âu dần dần đã đạt được một mức độ phối hợp
đáng kể trong lĩnh vực chính sách tài chính, tiền tệ. Giai đoạn đầu của Hệ thống
tiền tệ châu Âu gặp phải những vấn đề khó khăn, các nước thành viên liên tục
phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Dần dần, với một ngân hàng trung ương độc lập
và chính sách tiền tệ theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả, đồng Mark Đức đã trở
thành nước neo giá danh nghĩa cho đồng tiền các nước trong hệ thống.
Thời kỳ cuối của giai đoạn này đã chứng kiến một cuộc khủng hoảng tỷ giá,
Italia và Anh rời bỏ cơ chế tỷ giá còn biên độ dao động của các nước còn lại
được mở rộng tới ±15%.
c/ Giai đoạn 3: bắt đầu từ năm 1993 và kéo dài cho tới nay.
Đây là giai đoạn phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô thành công với các mục tiêu
chung về các chính sách tài khoá, tiền tệ, và tỷ giá hối đoái theo Hiệp ước
Masstrict. Việc biên độ dao động được mở rộng tới ±15% vào tháng 8/1993 đã
cho phép các nước có được một sự linh hoạt nào đó trong vấn đề tỷ giá hối đoái,
giảm bớt sự căng thẳng của thị trường ngoại hối và nguy cơ các cuộc tấn công
đầu cơ.
Giai đoạn này đem lại một bài học bổ ích cho bất cứ nhóm nước nào xem xét
việc thành lập một liên minh tiền tệ trong tương lai
2.4 Tạo lập một đồng tiền khu vực và hình thành 1 ngân hàng trung
ương độc lập với chính sách tiền tệ thống nhất.
8
- Liên minh tiền tệ không thể tồn tại nếu thiếu một đồng tiền chung. Ở Liên
minh tiền tệ châu Âu, đồng tiền chung với tên gọi đồng Euro đã được phát triển
từ đơn vị kế toán của châu Âu lên thành đơn vị tiền tệ châu Âu,đồng ECU
không chỉ được sử dụng để tính toán mà còn được sử dụng làm giá trị trung tâm
của cơ chế tiền tệ châu Âu, làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch giữa
các NHTW trong Cộng đồng.
- Ngày 1/1/1999 đồng Euro đã chính thức ra đời và tồn tại với đầy đủ các
chức năng của một đồng tiền, nó được thay thế cho đồng ECU với tỷ lệ 1:1 .
Mục tiêu quan trọng nhất của ECB là duy trì sự ổn định giá cả của toàn khu vực
đồng Euro, vì EU cho rằng sự ổn định giá cả sẽ là điều kiện tiên quyết để tạo ra
một môi trường ổn định để khuyến khích các hoạt động kinh tế, tạo công ăn
việc làm, và nói một cách tổng quát là tăng phúc lợi xã hội, do đó, sẽ góp phần
đạt được các mục tiêu chung của Cộng đồng.
- Ngân hàng trung ương của liên minh và hệ thống các ngân hàng trung
ương quốc gia phải đảm bảo sự độc lập trong quá trình hoạch định và thực thi
các nhiệm vụ về chính sách tiền tệ của mình. Chỉ khi có được sự độc lập đó thì
mục tiêu ổn định giá cả mới có thể được thực hiện một cách hiệu quả. Trên thực
tế, hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu đã và đang tồn tại độc lập, không
chịu sức ép của một thế lực chính trị nào nhằm phục vụ cho các mục tiêu và lợi
ích ngắn hạn của họ.
3.L ợi ích của việc thống nhất tiền tệ ở châu Âu:
3.1.Kích thích phát triển thương mại trong nội bộ EU:
Việc dỡ bỏ hàng rào thuế qua khi tham gia EU góp phần kích thích tăng
khối lượng thương mại trong nội bộ EU từ đó đẩy mạnh phồn vinh kinh tế của
các nước thành viên.
Khi Đồng tiền chung ra đời, hạn chế chi phí giao dịch liên quan đến chuyển đổi
đồng tiền khác nhau (bao gồm chi phí thời gian và chi phí hoa hồng trả cho
Ngân Hàng). Theo như tính toán thì khoản tiết kiệm hàng năm từ các giao dịch
này vào khoảng 0,4% GDP của EU.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý khi đồng tiền chung ra đời 1 phần còn làm giảm lợi
nhuận của Ngân Hàng.
3.2.Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả.
9
Trong quá khứ giữa các nước EU do áp dụng các biện pháp kiểm soát chu
chuyển vốn và phân biệt đối xử vốn tài chính làm cho nguồn vốn trong nội bộ
EU không được phân bổ tối ưu.
Khi xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm soát tỷ giá và không có sự biến động
của tỷ giá ( sử dụng đồng tiền chung) làm cho nguồn vốn được phân bổ hiệu
quả hơn nhiều trong nội bộ các nước EU. Khi lương và thu nhập được tính bằng
đồng tiền chung sẽ được phân bổ tốt hơn, người lao động sẽ tự do di chuyển từ
khu vực có năng suất lao động thấp đến khu vực có năng suất lao động cao hơn
3.3.Tiết kiệm dự trữ ngoại hối và lợi ích từ việc phát hành tiền:
Khi đồng tiền chung ra đời các nước EU giảm được ít nhất là số dự trữ
ngoại hối dùng để giao dịch trong nội bộ các nước EU. Hơn nữa so với các đồng
tiền riêng lẻ thì đồng tiền chung có xu hướng biến động ít hơn so với đồng tiền
của nước thứ 3. Điều này xảy ra là vì mức hoạt động trung bình của nền kinh tế
được tính chung bằng 1 đồng tiền thường ổn định hơn so với từng nền kinh tế
đơn lẻ đối với đồng tiền riêng của mình vì vậy nhu cầu dự trữ ngoại hối đối với
các nước sử dụng đồng tiền chung giảm xuống.
Hơn nữa đồng tiền chung của châu Âu chắc chắn sẽ trở thành 1 trong nhưng
đồng tiền chính yếu đồng nghĩa với đó là tăng thành phần EURO trong dự trữ
ngoại hối các quốc gia ngoài EU và Eu thu dc lợi từ việc phát hành EURO.
3.4. Tiết kiệm chi phí hành chính trong kinh doanh:
Tiết kiệm chi phí hành chính trong kinh doanh liên quan tới quản lý rủi ro
ngoại hối và liên quan đén hoạt động kinh doanh sử dụng những đồng tiền khác
nhau của EU.
Với những đồng tiền trong EU khác nhau và sự biến động của chúng bao hàm ý
rằng các công ty phải sử dụng các nguồn lực của mình để kiểm soát rủi ro ngoại
hối và kiểm tra chiến lược giá cả trên thị trường châu Âu khác nhau.
3.5. Tăng cường thanh khoản và hợp lý hóa thị trường tài chính:
Thị trường tài chính bao gồm thị trường trái phiếu chính phủ và thị
trường cổ phiếu công ty.
Mọi khoản vay của chính phủ thành viên đểu được thực hiện bằng đồng tiền
chung EURO làm cho thị trường trái phiếu chính phủ trở nên linh hoạt hơn,
giảm chi phí giao dịch.
10