Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bảy lời khuyên từ những nhà lãnh đạo hàng đầu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.93 KB, 6 trang )

Bảy lời khuyên từ những nhà lãnh đạo hàng đầu







Tạp chí Fortune đã từng đăng bài viết “Lời khuyên tốt nhất mà tôi từng có”. Đây
là một bài viết tuyệt vời đưa ra nhiều lời khuyên và thủ thuật lãnh đạo nhằm giúp
các doanh nhân gặt hái thành công trong kinh doanh. Rất nhiều người nhờ vào bài
viết trên đã có được động lực mạnh mẽ để “vượt vũ môn” trong lĩnh vực không ít
thách thức này.

Paul B. Thornton, chủ tịch hãng tư vấn Be the Leader Associates, tác giả của bảy
cuốn sách về quản lý và lãnh đạo, là một trong số đó. Bài viết đã khích lệ ông xuất
bản cuốn sách “Lãnh đạo - Lời khuyên tốt nhất mà tôi từng có” (Leadership - Best
Advice I Ever Got), hé lộ những bí quyết đã giúp nhiều CEO, nhà tư vấn, giáo sư,
giám đốc, chủ tịch, nhà chính trị,... trở thành những nhà lãnh đạo thành công và
hiệu quả nhất.
Dưới đây là bảy bí quyết từ bảy nhà lãnh đạo hàng đầu mà theo Thornton là hữu
ích nhất trong hoạt động lãnh đạo và quản lý:

1. Lãnh đạo chính là biến điều gì đó thành hiện thực
Nếu bạn muốn biến điều gì đó thành hiện thực trong cuộc sống của bạn – trong
trường học, trong sự nghiệp hay trong cộng đồng của bạn, thì đừng ngần ngại thực
hiện. Các rào cản nhận thức có thể xói mòn niềm đam mê cháy bỏng. John
Baldoni, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Nhà tư vấn giao tiếp kinh doanh”
(Leadership Communication Consultant) và là sáng lập viên hãng tư vấn Baldoni
Consulting LLC đã chia sẻ lời khuyên này từ người cha của mình - một bác sỹ.


2. Lắng nghe, hiểu rõ và dẫn dắt
Rất nhiều lần, tất cả chúng ta đều được nghe: “Chúa tạo ra cho chúng ta hai chiếc
tai và một cái miệng vì một lý do...” hay như Stephen Covey đã từng nói: “... để
tìm kiếm thay vì để đón nhận sự hiểu biết”. Là một nhà lãnh đạo, đầu tiên bạn phải
lắng nghe để hiểu rõ vấn đề, sau đó mới bắt đầu dẫn dắt và đào tạo nhân viên. Đây
là lời khuyên giá trị nhất của Cordia Harrington, Chủ tịch kiêm CEO của hãng
Tennessee Bun.
3. Trả lời ba câu hỏi chung của mọi nhân viên
Những gì các nhân viên trong công ty đều muốn có từ nhà lãnh đạo của mình là
các câu trả lời cho ba câu hỏi sau: Chúng ta sẽ đi về đâu? Chúng ta sẽ đến đó như
thế nào? Vai trò của tôi là gì? Kevin Nolan, chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn y tế
Affinity Health Systems tin rằng câu trả lời cho ba câu hỏi trên càng rõ ràng bao
nhiêu, kết quả càng tốt đẹp bấy nhiêu.
4. Làm chủ mục tiêu sẽ tạo cơ hội cho bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu trong
thế giới kinh doanh năng động ngày nay

Debbe Kennedy, chủ tịch, CEO và sáng lập viên của Trung tâm Global Dialogue
cùng nhiều công ty giải pháp lãnh đạo khác và là tác giả cuốn Action Dialogues
and Breakthrough đã từng chia sẻ lời khuyên này như một phần thiết yếu trong
việc định hình nên phương hướng hoạt động, tương lai và sự nghiệp của bà. Từ
một nhà quản lý trẻ tại IBM, bà được đề bạt giữ chức vụ giám đốc tiếp thị khu
vực. Vì những lý do mà Kennedy không thể giải thích, một trong những đồng
nghiệp của bà có tên là Bookie đã gọi bà tới văn phòng của ông ta trong khi bà
đang thăm quan nơi làm việc của ông và cho bà những lời khuyên quý giá. Sau đó
ông này bắt đầu đưa ra một lời khuyên mà đến tận giờ đây Kennedy vẫn luôn nhớ
như in. Ông cho rằng công việc, nhiệm vụ, chức danh và bản thân công ty luôn
thay đổi giống như sự năng động của các hoạt động kinh doanh. Ông khuyên
Kennedy không nên đặt trọng tâm hướng tới những yếu tố trên mà hãy làm chủ
những kỹ năng cho phép bản thân làm việc ở bất cứ đâu.


Ông đang nói tới 4 kỹ năng:
- Khả năng xây dựng một ý tưởng;
- Hoạch định hiệu quả để thực thi thành công;
- Làm việc không thua bất cứ ai;
- Đạt được các kết quả tuyệt vời hết lần này đến lần khác.
5. Hiếu kỳ
Sự hiếu kỳ là điều kiện tiên quyết để tiếp tục cải thiện và thậm chí vượt trội. Sau
khi nhận thức được lời khuyên này từ một vị giáo sư danh tiếng, Mary Jean
Thornton, phó chủ tịch kiêm CIO của tập đoàn The Travelers cảm thấy sự thôi
thúc phải nghiên cứu nhiều hơn nữa. Vị giáo sư khiến Mary thấy được sự cần thiết
của tính hiếu kỳ về mặt trí tuệ. Ông thường nhắc Mary thực hiện các quy trình dựa
trên những suy nghĩ. Bà đã học được cách ứng dụng quan điểm hiếu kỳ trí tuệ này
trong suy nghĩ về tương lai của công ty, tìm hiểu về hiện tại và biết tự thách thức
bản thân để có những bước đi sáng tạo nhằm động viên mọi người đến gần hơn
với viễn cảnh chung.
6. Lắng nghe cả hai mặt của cuộc tranh luận
Brian P. Lees, thượng nghị sỹ bang Massachusetts State Senator nhớ lại lời
khuyên vô giá mà ông nhớ mãi từ người thầy của mình, thượng nghị sỹ Edward
W. Brooke III: Hãy lắng nghe tất cả các khía cạnh khác nhau của cuộc tranh luận
trong các ý kiến và của mọi người. Việc chỉ lắng nghe những ai có cùng kiến thức
và suy nghĩ như bạn có thể là một khinh suất lớn. Sự tôn trọng quyền của một ai
đó đối với quan điểm của họ là vô cùng thiết yếu. Lắng nghe và nói chuyện với
nhiều người khác nhau, từ các giáo sư cho đến nhân viên cảnh sát, từ ngài thị
trưởng cho đến các học sinh trung học không chỉ quan trọng để trở thành một nhà
lãnh đạo tốt trong kinh doanh mà còn trở trành một thành viên giá trị trong cộng
đồng của bạn.
7. Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
Thất bại trong sự chuẩn bị đồng nghĩa với chuẩn bị để thất bại. Nếu bạn chuẩn bị
thật sự kỹ lượng và nếu còn có điều gì đó sai sót, thì sức mạnh còn lại của những
gì bạn đã chuẩn bị sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Không có khủng hoảng

hay sợ hãi nào nảy sinh cả. Một trong những lời khuyên tốt nhất mà Dave Hixson,
huấn luyện viên bóng rổ nam trường đại học Amherst, Mỹ từng nhận được và tiếp
tục sử dụng đó là câu châm ngôn vô danh: “Sự chuẩn bị là khoa học của chiến
thắng”. Cùng với lời khuyên này là hai nhận định khác của Rick Pitino, tác giả
cuốn sách “Thành công là một sự lựa chọn” (Sucess is a Choice), tập trung vào

×